1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG NÔNG THÔN MỚI XÃ AN THẠNH 1 HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG

132 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo các tiêu chí về nông thôn mới, xác định được mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới.. DAN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

***********************

ĐOÀN THỊ BÌNH MINH

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG NÔNG THÔN

MỚI XÃ AN THẠNH 1 - HUYỆN CÙ LAO DUNG

Trang 3

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG NÔNG THÔN MỚI

XÃ AN THẠNH 1 – HUYỆN CÙ LAO DUNG – TỈNH SÓC TRĂNG

ĐOÀN THỊ BÌNH MINH

Hội đồng chấm luận văn:

1 Chủ tịch: TS NGUYỄN VĂN TÂN

Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2 Thư ký: TS TRẦN THANH HÙNG

Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh

3 Phản biện 1: TS ĐÀO THỊ GỌN

Hội Khoa học đất Việt Nam

4 Phản biện 2: PGS TS HUỲNH THANH HÙNG

Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

5 Ủy viên: TS TRẦN HỒNG LĨNH

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 4

Tháng 9 năm 2008 theo học Cao học ngành Quản lý đất đai tại trường đại học Nông Lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Điạ chỉ liên lạc: Chi nhánh Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất phía Nam Số 42 Mạc Đĩnh Chi – Phường Đa Kao – Quận 1 – TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0989.515.082

Email: doanbinhminh567@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Bình Minh

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp

đỡ tận tình, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Tôi trân trọng cảm ơn đến:

- TS Trần Hồng Lĩnh – Giám đốc Chi nhánh Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất phía Nam, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn

- Tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý đất đai - Bất động sản và phòng Đào tạo sau Đại học trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

- Ủy ban nhân dân huyện Cù Lao Dung; phòng Tài nguyên và Môi trường huyện; phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện; Ủy ban nhân dân xã An Thạnh 1 đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn

- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, tập thể lớp Cao học Quản lý đất đai 2008 Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 7

TÓM TẮT

Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức, quản lý sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và hiệu quả Là đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất, cấp xã ngày càng phát huy vai trò thế mạnh của mình trong việc phát triển kinh tế, xã hội Công tác quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã đã góp phần phân bổ đất đai hợp lý, phù hợp với mục đích sử dụng Hiện tại, Chính phủ

đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới với tiêu chí đầu tiên

là quy hoạch và thực hiện quy hoạch, được áp dụng ở các xã nông thôn trên phạm

vi cả nước Qua nghiên cứu, có nhiều tiêu chí của nông thôn mới đặt ra cho các quy hoạch ngành phải đáp ứng như quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng

Đề tài "Quy hoạch sử dụng đất theo hướng nông thôn mới xã An Thạnh

1 - huyện Cù Lao Dung - tỉnh Sóc Trăng" được thực hiện từ tháng 10 năm 2010

đến tháng 8 năm 2011 đã sử dụng các phương pháp chủ yếu: phương pháp điều tra, thu thập thông tin được áp dụng trong quá trình làm việc tại các phòng ban của Huyện Cù Lao Dung và ủy ban nhân dân xã An Thạnh 1 Phương pháp so sánh nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới; đánh giá hiện trạng sử dụng đất với các tiêu chí nông thôn mới Phương pháp định mức được áp dụng để xây dựng một số định mức về công trình cơ sở hạ tầng trong quy hoạch nông thôn mới vào quy hoạch sử dụng đất cấp xã

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo các tiêu chí về nông thôn mới, xác định được mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất

và quy hoạch nông thôn mới Trên cơ sở đó đề xuất áp dụng định mức theo tiêu chí về nông thôn mới trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã và các giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất theo hướng nông thôn mới

Phương án quy hoạch sử dụng đất theo hướng nông thôn mới xã An Thạnh 1- huyện Cù Lao Dung - tỉnh Sóc Trăng dự kiến kết quả đạt được các tiêu chí về nông thôn mới như sau:

Trang 8

Dự kiến đến cuối năm 2011 sẽ thực hiện đạt gần 90% các tiêu chí quốc gia

về nông thôn mới, cụ thể:

- Cuối năm 2010 sẽ đạt các tiêu chí 1; 8; 13; 15; (gồm: Quy hoạch; Bưu điện; Hình thức tổ chức sản xuất; Y tế)

- Cuối năm 2011 sẽ đạt các tiêu chí 2; 6; 7; 16 (gồm: Giao thông; Cơ sở vật chất văn hóa; Chợ nông thôn; Văn hoá) Có 05 tiêu chí cơ bản đạt là tiêu chí 3; 4; 5; 9; 14 (gồm: Thủy lợi; Điện; Trường học; Nhà ở dân cư; Giáo dục) và các tiêu chí này sẽ phấn đấu đạt trong năm 2012

- Tiêu chí 17 (môi trường) sẽ phấn đấu đạt vào cuối năm 2012

Trang 9

ABSTRACT

Land use planning is a system of state measures on the organization and management of full, rational, scientific and effective land use Commune is the smallest unit of administrative management, this level is increasing its role in developing economy and society The land use planning at the commune level have contributed to land distribution, with the intended use Currently, the Government has issued the national criteria for new rural construction with the important criteria is land use planning and implementation of planning, be applied

in rural communities across the country Through research, many new rural criteria set for the plan to meet the agricultural planning, land use planning, infrastructure planning

Subject: "land use planning towards new rural communes in An Thanh 1 commune - Cu Lao Dung district - Soc Trang province," was conducted from October 2010 to August 2011 have used the main method: survey, information collection which were used in the process of working with commune and district levels Comparison Method was used to find the relationship between land use planning and new rural planning, the status of land use and the new rural criteria Qualitative methods are applied to build some norms on infrastructure projects in the planning of new rural land use planning at commune level

The results of the research have assessed the status of land use according to the criteria for new rural and determine the relationship between land use planning and new rural planning Depending on that basis, the norm with the criteria for new rural land use planning in the commune was proposed and the solutions to complete the planning of land use towards a new countryside

The plan for land use planning towards new rural comunes in An Thanh 1 commune – Cu Lao Duong district – Soc Trang province is expected to achieve to the of new rural criteria as follows:

Expected end of 2011 will perform at nearly 90% of nation’s criteia for new rural, specifically:

Trang 10

- End of 2010 will meet the criteria 1, 8, 13 and 15 ( including planning, post, organizational form of production and Health)

- End of 2011 will meet the criteria 2, 6, 7, 16 (including: Transport; facility, Cultural and rural market) There are 05 criteria mostly to reach: criterion

3, 4, 5, 9, 14 (including: Irrigation, electricity, school, housing and education) and these criteria will completely achieve in 2012

- Criteria 17 (environment) will reach at the end of 2012

Trang 11

MỤC LỤC

Trang tựa TRANG

Trang tựa

Trang Chuẩn Y i

Lý Lịch Cá Nhân ii

Lời Cam đoan .iii

Lời cảm ơn iv

Tóm tắt v

Mục lục vii

Danh sách các chữ viết tắt x

Danh sách các bảng, sơ đồ xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

Chương 1: TỔNG QUAN 5

1.1 Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất 5

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất 5

1.1.2 Vai trò, vị trí và chức năng của quy hoạch sử dụng đất 7

1.1.3 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 10

1.1.4 Phân loại hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 11

1.2 Tổng quan về nông thôn mới 18

1.2.1 Khái niệm, chức năng nông thôn mới 18

1.2.2 Nguồn gốc, động lực xây dựng nông thôn mới 21

1.2.3 Nội dung xây dựng nông thôn mới 23

Trang 12

1.2.4 Cơ sở pháp lý của quy hoạch nông thôn mới 26

1.3 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới 30

1.3.1 Tính tất yếu khách quan của mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng 30

1.3.2 Nội dung chủ yếu của mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng 30

1.3.3 Chất lượng của quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng 31

1.3.4 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cấp xã và quy hoạch nông thôn mới 32

1.4 Định mức sử dụng đất áp dụng đối với mỗi loại quy hoạch 34

1.4.1 Định mức sử dụng đất áp dụng trong quy hoạch sử dụng đất 34

1.4.2 Định mức sử dụng đất áp dụng trong quy hoạch nông thôn mới 34

1.4.3 Gắn kết quy hoạch hạ tầng trong quy hoạch nông thôn mới với quy hoạch sử dụng đất cấp xã 34

1.4.4 Một số chỉ tiêu của nông thôn mới được áp dụng trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã 38

1.5 Nhận xét chung về công tác quy hoạch nông thôn mới 39

1.5.1 Khó khăn trong lập quy hoạch 39

1.5.2 Khó khăn trong thực hiện quy hoạch 40

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1 Nội dung nghiên cứu 41

2.2 Phương pháp nghiên cứu 42

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45

3.1 Giới thiệu chung về huyện Cù Lao Dung, công tác lập các loại quy hoạch trên địa bàn huyện 45

3.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã An Thạnh 1 - huyện Cù Lao Dung - tỉnh Sóc Trăng 46

3.2.1 Điều kiện tự nhiên 46

Trang 13

3.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 51

3.3 Tình hình quản lý sử dụng đất đai xã An Thạnh 1 64

3.3.1 Tình hình quản lý đất đai 64

3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất 66

3.4 Đánh giá tiềm năng đất đai 74

3.4.1 Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai phù hợp với từng loại đất, mục đích sử dụng đất 74

3.4.2 Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành 74

3.5 Phương án QHSDĐ theo hướng nông thôn mới của xã An Thạnh 1 77

3.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất 77

3.5.2 Phương án QHSDĐ theo hướng nông thôn mới xã An Thạnh 1 80

3.5.3 Đánh giá tác động của phương án QHSDĐ đến kinh tế - xã hội 90

3.5.4 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất 91

3.5.6 Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện QHSDĐ 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 14

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BXD: Bộ Xây dựng

BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

GTVT: Giao thông vận tải

HTX: Hợp tác xã

KT-XH: Kinh tế - xã hội

NĐ: Nghị định

MT: Môi trường

MTQG: Mục tiêu quốc gia

QHSDĐ, KHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất QHNTM: Quy hoạch nông thôn mới

QHCT: Quy hoạch chi tiết

VH-TT-DL: Văn hóa thể thao du lịch

TT: Thông tư

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 15

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa QHSDĐ cấp xã và QH NTM 32

Bảng 1.2 So sánh một số quy định về QHSDĐ cấp xã với QHNTM 33

Bảng 1.3 Định mức sử dụng đất trong QHNTM và QHSDĐ đối với đất giáo dục 35

Bảng 1.4 Định mức sử dụng đất trong QHNTM và QHSDĐ đối với đất y tế, văn hóa, thể dục - thể thao 36

Bảng 1.5 Định mức sử dụng đất trong QHNTM và QHSDĐ đối với đất ở, đất trụ sở cơ quan 36

Bảng 1.6 Định mức SDĐ trong QHNTM và QHSDĐ đối với đất chợ, điểm bưu chính viễn thông 37

Bảng 1.7 Định mức sử dụng đất trong QHNTM và QHSDĐ đối với đất nghĩa trang nhân dân, khu xử lý chất thải rắn 37

Bảng 1 8 Định mức sử dụng đất trong QHNTM và QHSDĐ đối với đất giao thông 38

Bảng 3 1 Phân bổ dân số theo các ấp 54

Bảng 3.2 Hiện trạng trường, lớp năm 2010 xã An Thạnh 1 57

Bảng 3.3 So sánh hiện trạng sử dụng đất với tiêu chí NTM (QH và thực hiện QH) 59 Bảng 3.4 So sánh hiện trạng sử dụng đất với tiêu chí NTM (giao thông, thủy lợi) 60

Bảng 3.5 So sánh hiện trạng SDĐ với tiêu chí NTM (giáo dục, văn hóa, y tế) 61

Bảng 3.6 So sánh hiện trạng sử dụng đất với tiêu chí NTM (chợ, bưu điện, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất) 62

Bảng 3.7 So sánh hiện trạng sử dụng đất với tiêu chí NTM (môi trường) 63

Bảng 3.8 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 67

Bảng 3.9 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 69

Bảng 3.10 So sánh biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2010 70

Bảng 3.11 So sánh biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005-2010 71

Bảng 3.12 Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 82

Bảng 3.13 Diện tích đất phi nông nghiệp đến năm 2020 83

Trang 16

Bảng 3.14 Diện tích sử dụng đất phát triển hạ tầng đến năm 2020 88

Bảng 3.15 Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch 93

Bảng 3.16: Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp trong kỳ quy hoạch 94

Bảng 3.17 Kế hoạch sử dụng đất theo từng năm trong kỳ kế hoạch 95

Bảng 3.18 Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất theo từng năm 96

DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 1.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất trong quản lý đất đai 9

Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống văn bản áp dụng trong lập quy hoạch sử dụng đất 11

Hình 1.3 Sơ đồ phân loại hệ thống Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 11

Hình 1.4 Sơ đồ các bước lập QHSDĐ, kế hoạch SDĐ kỳ đầu cấp xã 16

Hình 1.5 Sơ đồ về trình tự các bước lập quy hoạch nông thôn mới 29

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức, quản lý sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và hiệu quả Hiến pháp năm 1992, quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định “Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất” là một trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển Tuy nhiên, một thời gian dài công tác lập quy hoạch sử dụng đất không được các địa phương quan tâm đúng mức Chỉ sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới bước đầu được triển khai thực hiện đồng bộ ở các cấp hành chính

Là đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất, cấp xã ngày càng phát huy vai trò thế mạnh của mình trong việc phát triển kinh tế, xã hội Công tác quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã đã góp phần phân bổ đất đai hợp lý, phù hợp với mục đích sử dụng Hiện tại, Chính phủ đã Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới với tiêu chí đầu tiên là quy hoạch và thực hiện quy hoạch, được áp dụng ở các xã nông thôn trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2020 và hướng đến năm 2030 Qua nghiên cứu, có nhiều tiêu chí của nông thôn mới đặt ra cho các quy hoạch ngành phải đáp ứng như quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng

Để phát huy những yếu tố tích cực trong mối quan hệ giữa các loại quy hoạch, khắc phục các mâu thuẫn, bất cập và nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch thì việc nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất cấp xã theo hướng nông thôn mới

vô cùng quan trọng và phù hợp với yêu cầu thực tế Do đó, đề tài: “Quy hoạch sử

Trang 18

dụng đất theo hướng nông thôn mới xã An Thạnh 1 - huyện Cù Lao Dung – tỉnh Sóc Trăng” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Trong một đơn vị hành chính cùng với quy hoạch sử dụng đất còn có các loại quy hoạch khác, do cơ chế quản lý khác nhau và do quy phạm giữa các Bộ, ngành không thống nhất nên có sự chồng chéo và khác nhau về chỉ tiêu xác định các loại đất Đề án nông thôn mới của Chính phủ đã và đang được triển khai rộng ở các xã nông thôn trên phạm vi cả nước, trong quá trình thực hiện đề án có nhiều nội dung liên quan tới định mức quy hoạch sử dụng đất Xuất phát từ vấn đề nêu trên, để phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã được xây dựng mang tính khả thi cao, đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương, đề tài “Quy hoạch sử dụng đất theo hướng nông thôn mới xã An Thạnh 1 - huyện Cù Lao Dung - tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học của công tác lập quy hoạch sử dụng đất Qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã hiện nay

2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Thực tế cho thấy, hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất các cấp còn thấp, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã với các nguyên nhân chủ yếu:

- Quy hoạch bố trí các công trình không hợp lý (về vị trí và quy mô)

- Quy hoạch chạy theo chỉ tiêu mà không quan tâm tới các yếu tố khác như tính khả thi của phương án quy hoạch, nguồn vốn, nhà đầu tư, nhu cầu sử dụng đất

- Quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã thường được lập theo ý muốn chủ quan của lãnh đạo địa phương, do đó nhiều công trình tới cuối kỳ quy hoạch vẫn chưa được thực hiện ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người sử dụng đất

- Tiến độ lập quy hoạch sử dụng đất còn chậm (theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, quy hoạch sử dụng đất phải được lập trong năm cuối của kỳ quy hoạch kế tiếp nhưng hầu hết các địa phương đều không thực hiện đúng)

Trang 19

- Chưa có sự thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng

- Quy hoạch chưa được phổ biến sâu rộng đến người dân, công tác tuyên truyền còn hạn chế

Quy hoạch nông thôn mới hiện nay được áp dụng cho các xã nông thôn trên phạm vi cả nước, đây là một điểm mới mà quy hoạch xây dựng từ trước nay chưa có (đối với xã chỉ có quy hoạch điểm dân cư nông thôn) Giữa nội dung của quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới có nhiều điểm chung, có mối quan hệ tương hỗ với nhau; quy hoạch sử dụng đất được coi là tiêu chí đầu tiên

và quan trọng nhất để đánh giá các tiêu chí nông thôn mới Từ các vấn đề nêu trên, tác giả đã dựa trên bộ khung của quy hoạch nông thôn mới trong việc bố trí các công trình hạ tầng để áp dụng vào quy hoạch sử dụng đất cấp xã nhằm có cơ

sở khoa học hơn trong việc quy hoạch bố trí công trình và đáp ứng được các tiêu chí nông thôn mới

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp xã hiện nay

- Nghiên cứu các tiêu chí về nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

- Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cấp xã và quy hoạch nông thôn mới

- Đề xuất áp dụng định mức sử dụng đất theo các tiêu chí nông thôn mới trong quy hoạch sử dụng đất xã An Thạnh 1

Trang 20

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống Quy hoạch sử dụng đất các cấp hiện nay, trong đó tập trung chủ yếu nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất cấp xã

- Các tiêu chí, định mức sử dụng đất áp dụng trong quy hoạch nông thôn mới

và quy hoạch sử dụng đất hiện tại

- Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cấp xã với quy hoạch nông thôn mới

4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất theo hướng nông thôn mới được áp dụng tại các xã nông thôn Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung đánh giá một số tiêu chí trọng tâm liên quan tới việc bố trí sử dụng đất trong 19 tiêu chí về nông thôn mới (đất phát triển hạ tầng: giao thông, thủy lợi, trường học, văn hóa, y tế, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư)

Trong đề tài này tác giả áp dụng kết quả nghiên cứu tại xã An Thạnh 1 - huyện Cù Lao Dung - tỉnh Sóc Trăng

Trang 21

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

1.1.1.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước (thể hiện đồng thời 3 tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất

Như vậy về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường

1.1.1.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:

a Tính lịch sử xã hội

Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo 2 mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ xã hội, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội

Trang 22

b Tính tổng hợp

Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai biểu hiện ở 2 mặt: Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Quy hoạch sử dụng đất đai đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường sinh thái…

c Tính dài hạn

Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn

Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế -

xã hội Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách và biện pháp sử dụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn

d Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô

Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất

Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như:

- Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng

- Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành

- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bổ đất đai trong vùng

- Phân định ranh giới và các hình thức quản lý và sử dụng đất đai trong vùng

- Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất

Trang 23

e Tính chính sách

Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách

xã hội Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế

- xã hội Tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái

1.1.2 Vai trò, vị trí và chức năng của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện để khai thác sử dụng tài nguyên đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững Tính đầy đủ thể hiện ở chỗ mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định; Tính hợp lý thể hiện ở việc bố trí sử dụng đất về vị trí, diện tích, đặc điểm tự nhiên phù hợp với các yêu cầu sử dụng cho các mục đích; Việc áp dụng các thành tựu khoa học

- kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến trong sử dụng đất thể hiện tính khoa học; Việc sử dụng đất phải đạt hiệu quả đồng bộ cả ba lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trường

Từ những phân tích nêu trên cho thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài Căn

Trang 24

cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch trong việc sử dụng đất phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2.2 Chức năng của quy hoạch sử dụng đất

Như đã nêu, quy hoạch sử dụng đất thực chất là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và

tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất, bảo vệ môi trường Như vậy, có thể nói quy hoạch sử dụng đất có chức năng quản lý và chức năng sử dụng

- Về quản lý: Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng

để thực hiện điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai, điều tiết đất đai theo hướng có lợi nhất Thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất, tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai được bảo đảm; Nhà nước nắm được quỹ đất đai nói chung, từng loại đất nói riêng, nhờ đó đã có những chính sách quản lý đất đai hiệu quả; Đảm bảo cơ sở khoa học và pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác

- Về sử dụng: Quy hoạch sử dụng đất trước hết là việc hoạch định sử dụng đất trong tương lai Quy hoạch sử dụng đất xác định cơ cấu sử dụng đất của một đơn vị hành chính, vùng lãnh thổ, mối liên hệ giữa các mục đích sử dụng đất với nhau, tạo điều kiện để khai thác sử dụng đất đai một cách chủ động và hiệu quả vào các mục đích đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai Chức năng sử dụng của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở các khía cạnh:

+ Cung cấp “khuôn khổ” cho việc sử dụng đất, tạo tiền đề để xác định phạm

vi, quy mô sử dụng đất cho nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng đô thị, phát triển cơ

sở hạ tầng và các mục đích sử dụng khác Trong đó, việc xác định phạm vi sử dụng đất cho mỗi mục đích đều căn cứ vào yêu cầu phát triển, dựa trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể để hình thành một cách bền vững;

Trang 25

+ Quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện để khai thác tiềm năng vị trí của đất phục vụ cho các chức năng sử dụng khác nhau cần cho sự tồn tại và phát triển của con người Đối với khu vực đô thị và khu dân cư nông thôn, đất đai được chia theo các chức năng sử dụng như nhà ở, dịch vụ công cộng, giao thông, các công trình hạ tầng khác

+ Quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện để đưa đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra lợi nhuận bằng các hoạt động phát triển với tư cách là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt, là một loại bất động sản; làm nổi bật đất đai là tài sản đặc biệt của Quốc gia, là nguồn nội lực quan trọng, là nguồn vốn to lớn của đất nước Việc thay đổi mục đích sử dụng làm cho đất đai tăng thêm giá trị và giá trị sử dụng theo nhu cầu phát triển của xã hội

Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất trong quản lý đất đai được thể hiện theo hình 1.1

Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Đấu giá quyền sử dụng đất

Thông tin, lưu trữ Định giá đất

Cấp GCNQSDĐ Quy hoạch sử dụng

đất

Trang 26

1.1.3 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:

- Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 18 Hiến

pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”

- Luật Đất đai năm 2003 quy định các nội dung cơ bản về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 21); Căn

cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 22); Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 24); Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 25); Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 26); Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 27); Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 28); Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 29); Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 30)

- Các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất + Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (Điều 12 đến Điều 29)

+ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Điều 3 đến Điều 10)

- Các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường

+ Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của BTN&MT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/3/2010 của BTN&MT quy định

về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của BTN&MT về ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của BTN&MT quy định

về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Trang 27

Hệ thống văn bản được áp dụng trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất được thể hiện theo hình 1.2

Hình 1 2 Sơ đồ hệ thống văn bản áp dụng trong lập quy hoạch sử dụng đất 1.1.4 Phân loại hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Hình 1 3 Sơ đồ phân loại hệ thống Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

19/2009/TT-TT số 06/2010/19/2009/TT-TT-

06/2010/TT-BTNMT

QĐ số BTNMT

04/2005/QĐ-Định mức

KTKT QH sử dụng đất

TT số BTNMT

04/2006/TT-QĐ số 23/2007/04/2006/TT-QĐ-BTNMT;

TT số 13/2011/TT-BTNMT

Quy trình lập QH

Đơn giá lập QH

Quy phạm thành lập bản đồ

Luật Đất đai năm

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã

Trang 28

Hệ thống quản lý hành chính nước ta được phân chia làm 4 cấp: cả nước (cấp Quốc gia), cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp mà quy hoạch sử dụng đất có nội dung, yêu cầu và ý nghĩa khác nhau Quy hoạch sử dụng đất cả nước và cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược, dùng để khống chế

vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô, là cấp cuối cùng được lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch ngành Quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi mô, làm cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết Cụ thể quy hoạch ở từng cấp như sau:

1.1.4.1 Quy hoạch sử dụng đất cả nước

Quy hoạch sử dụng đất cả nước là chỗ dựa của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ

sử dụng đất cả nước nhằm điều hòa quan hệ sử dụng đất giữa các ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; đề xuất các chính sách, biện pháp, để khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng cao hệ số sử dụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy hoạch

* Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia (theo quy định tại Nghị định

số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009) gồm

a Xác định diện tích đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, trong đó làm

rõ diện tích đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất khu bảo tồn thiên nhiên;

b Xác định diện tích đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, trong đó làm rõ diện tích đất quốc phòng; đất an ninh; đất đô thị; đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại; đất khu công nghiệp; đất phát triển hạ tầng có tầm quan trọng quốc gia; đất di tích danh thắng;

c Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia;

d Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Trang 29

Chính phủ trình Quốc hội quyết định các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia

1.1.4.2 Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và quy hoạch vùng Cụ thể hóa các chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch toàn quốc kết hợp với đặc điểm đất đai và phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi của tỉnh

* Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được quy định tại Điều 4 Mục 1 chương II, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP bao gồm

a Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn tỉnh đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia;

b Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, bao gồm: đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cấp tỉnh; đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh; đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại; đất cho hoạt động khoáng sản; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa do tỉnh quản lý; đất

di tích danh thắng, đất khu du lịch;

c Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của tỉnh;

d Xác định diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng;

đ Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

e Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất

UBND cấp tỉnh trình Chính phủ xét duyệt các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp mình

1.1.4.3 Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Được xây dựng trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai căn cứ vào đặc tính nguồn tài nguyên đất, mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện cụ thể khác của huyện; đề xuất các chỉ tiêu và phân bố sử dụng các loại đất; xác định các chỉ tiêu đối với quy hoạch ngành

và xã, phường trong huyện Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là cấp cuối cùng thực hiện lập quy hoạch ngành, quy hoạch giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao

Trang 30

* Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định tại Điều 5 Mục

1 chương II, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP bao gồm

a Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn huyện đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh;

b Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của cấp huyện, bao gồm: đất nuôi trồng thủy sản không tập trung; đất làm muối; đất khu dân cư nông thôn; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cấp huyện; đất

để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại; đất cơ sở sản xuất kinh doanh; đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ; đất phát triển hạ tầng cấp huyện; đất có mặt nước chuyên dùng; đất nghĩa trang, nghĩa địa do huyện quản lý;

c Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của huyện;

d Xác định diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng;

đ Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện;

e Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất

* UBND cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

1.1.4.4 Quy hoạch sử dụng đất cấp xã

Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là quy hoạch vi mô, là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch đất đai, được xây dựng dựa trên khung các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất cấp huyện Mặt khác quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn là cơ sở để chỉnh

lý quy hoạch đất đai của cấp vĩ mô Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã xác định mục đích sử dụng, kế hoạch sử dụng của từng thửa đất trên cơ sở tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực; là cơ sở giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật Nó có vai trò quan trọng trong việc xác định và phân bổ quỹ đất cho các công trình, hạng mục thiết yếu như quy hoạch khu trung tâm xã, trường học, trạm y tế, đường giao thông

a Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã

Điều 6 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, nêu rõ quy hoạch sử dụng đất cấp xã bao gồm 5 nội dung chủ yếu:

Trang 31

- Xác định diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện;

- Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của xã, bao gồm: đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã; đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý; đất sông suối; đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác;

- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của xã;

- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã;

- Giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất

* UBND xã trình Ủy ban nhân dân huyện xét duyệt các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị

* UBND cấp huyện trình UBND cấp tỉnh xét duyệt các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị

b Trình tự nội dung lập QHSDĐ, KHSDĐ cấp xã

* Trình tự nội dung lập QHSDĐ, KHSDĐ kỳ đầu

1 Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã

2 Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

3 Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng

đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã

4 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

5 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội

6 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

7 Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch

sử dụng đất kỳ đầu

* Trình tự, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp xã

1 Điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu

Trang 32

2 Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

3 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối

4 Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối

* Trình tự, nội dung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã

1 Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

2 Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất

Theo thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất thì nội dung các bước lập quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp

xã được thể hiện:

Hình 1 4 Sơ đồ các bước lập QHSDĐ, kế hoạch SDĐ kỳ đầu cấp xã

1.1.4.5 Các nội dung còn bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý đưa công tác quản lý đất đai dần vào nề nếp, việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn Để phù hợp với yêu cầu của thực tế trong quá trình phát triển, đã có nhiều văn bản liên quan tới lĩnh vực đất đai cũng được xem xét, điều chỉnh Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 đã điều chỉnh một số điều của Nghị định

Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ Bước 1

Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu Bước 4

Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trang 33

số 181/2004/NĐ-CP; thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 thay thế

TT số 30/2004/TT-BTNMT

Theo hướng dẫn tại TT số 19/2009/TT-BTNMT, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt QHSDĐ cấp trên chỉ phê duyệt các chỉ tiêu mang tính định hướng, quan trọng, phần còn lại giao cho chính quyền cấp dưới xem xét quyết định một cách linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Cụ thể:

- Quốc hội phê duyệt 13 chỉ tiêu QHSDĐ cấp quốc gia

- Chỉnh phủ xét duyệt 21 chỉ tiêu QHSDĐ cấp tỉnh

- UBND cấp tỉnh phê duyệt 26 chỉ tiêu QHSDĐ cấp huyện

- UBND cấp huyện (hoặc tỉnh) phê duyệt 32 chỉ tiêu QHSDĐ cấp xã

* Những hạn chế của Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo TT số 19/2009/TT-BTNMT hiện nay

có những đối tượng quan sát, nghiên cứu và quản lý đặc thù về nhu cầu sử dụng đất nên các chỉ tiêu thống kê khác nhiều so với hệ thống chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai đang được thực hiện theo TT số 08/2007/TT-BTNMT, điều này gây khó khăn cho cả người thống kê và cơ quan quản lý

Các chỉ tiêu đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn được thống kê, tính toán trong hệ thống biểu hiện trạng và biểu quy hoạch sử dụng đất Tuy nhiên, hiện tại

Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có hướng dẫn cụ thể về cách xác định đất khu dân cư nông thôn và ranh giới khu dân cư nông thôn Theo hướng dẫn của TT số 19/2009/TT-BTNMT, “đất khu dân cư nông thôn là đất chủ yếu để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống, các công trình công cộng, đất nông nghiệp gắn liền với nhà ở và các loại đất khác thuộc phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn trong địa giới hành chính các xã Ranh giới khu dân cư nông thôn được xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của thôn, làng, bản, buôn, phum sóc

và các điểm dân cư tương tự” Theo đó để áp dụng tại vùng Đồng bằng Sông Cửu

Long thì rất khó xác định ranh khu dân cư nông thôn

Trang 34

Bên cạnh đó, quy hoạch của cấp dưới phải so sánh với sự phân bổ quy hoạch của cấp trên, điều này gây khó khăn khi cấp trên chưa lập quy hoạch, cấp dưới đã tổ chức lập quy hoạch

1.2 Tổng quan về nông thôn mới

1.2.1 Khái niệm, chức năng nông thôn mới

1.2.1.1 Khái niệm nông thôn mới

Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2010 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ;

hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”

Ngày 28/10/2008 Chính phủ đã có Nghị quyết 24/2008/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nội dung của Nghị quyết này cụ thể hoá đường lối trên với 3 chương trình mục tiêu quốc gia, 9

dự án quy hoạch và 36 đề án phát triển và các chính sách liên quan… được xây dựng sát với tình trạng thực tế của nông thôn nước ta

Để có cơ sở thực tiễn cho chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020

Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2015: 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên tổng số 9.121 xã hiện nay của cả nước

Tại Điều 1 TT số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn có nêu “nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở

Trang 35

là Uỷ ban nhân dân xã” Do đó, nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn,

không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, với 5 đặc điểm: làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; đời sống về vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn

an ninh tốt và dân chủ

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã và đang được triển khai ở các xã nông thôn trong phạm vi cả nước nhằm phát triển nông thôn toàn diện với nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở, có những yêu cầu riêng đối với từng vùng sinh thái, vùng kinh tế - xã hội khác nhau

Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 gồm: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp

lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa

1.1.1.2 Chức năng nông thôn mới

a Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại

Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại

Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là biến nông thôn trở thành thành thị Nếu áp dụng mô hình phát triển của thành thị vào xây dựng nông

Trang 36

thôn sẽ làm mất những giá trị tự có của nông thôn và không giữ vững, phát triển được bản sắc riêng của nông thôn

b Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc

Bản sắc văn hóa làng quê cũng đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc, giữ gìn

nó là giữ gìn văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc, của từng quốc gia Làng quê nông thôn Việt Nam khác so với các nước xung quanh, ngay cả ở Việt Nam, làng quê của mỗi dân tộc cũng khác nhau Việc xây dựng nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch

sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà còn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống

c Chức năng bảo đảm môi trường sinh thái

Nền văn minh nông nghiệp được hình thành từ những tích luỹ trong suốt một quá trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với thiên nhiên, lợi dụng, cải tạo thiên nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng chịu các ảnh hưởng xấu và cuối cùng là tôn trọng tự nhiên Trong nông thôn truyền thống, con người và tự nhiên sinh sống hài hoà với nhau, chức năng người tôn trọng tự nhiên, bảo vệ tự nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến những

ô nhiễm trong môi trường nước và không khí Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái Các cảnh quan tự nhiên tươi đẹp cùng với môi trường sinh thái có thể đáp ứng được nhu cầu trở về với tự nhiên của con người Nông thôn có thể bù đắp được những thiếu hụt sinh thái của thành thị Môi trường tự nhiên yên tĩnh có thể điều hoà cân bằng tâm lý con người Môi trường sinh vật phong phú khiến con người có thể cảm thụ được những điều tốt đẹp từ cuộc sống Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các khu du lịch sinh thái xung quanh các khu đô thị ngày càng phát triển rầm rộ Do vậy, phải nên xây dựng nông thôn mới với những đóng góp tích cực cho

Trang 37

sinh thái Có thể coi chức năng sinh thái là một tiêu chí để đánh giá nông thôn mới Đồng thời phải phân biệt rõ không được lẫn lộn ranh giới giữa nông thôn với thành thị Một thực tế hiện nay ở nước ta là nhiều làng quê cũng đã dần gạch hóa, bê tông hóa, đang phố hóa, từng ngày phá vỡ đi môi trường sinh thái Đã đến lúc chúng ta phải lấy chức năng bảo vệ môi trường sinh thái làm thước đo cho sự hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở Việt Nam

1.2.2 Nguồn gốc, động lực xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là một trong những chủ trương lớn, mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước nhằm từng bước xây dựng nông thôn Việt Nam khang trang, tạo điều kiện phát triển mọi mặt, nâng cao đời sống của người dân nông thôn Để xây dựng nông thôn mới trước nhất cần khẳng định đó là một nhu cầu khách quan trong quá trình phát triển của đất nước nhằm đảm bảo tính bền vững

và giảm bớt sự tụt hậu của nông thôn so với thành thị về mức sống và thu nhập cũng như thụ hưởng các thành quả của sự phát triển Để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, các tiêu chí phát triển nông thôn không những tập trung vào tiêu chí nâng cao mức sống và thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn mà còn phải giữ gìn, khôi phục và phát huy những giá trị đặc biệt của nông thôn mà đô thị không thể có được Những giá trị đó là cảnh quan và đặc điểm sinh thái của môi trường nông thôn, là nơi mà những mối quan hệ xã hội đậm đà tình cảm con người với dòng họ và tình làng nghĩa xóm, là nơi sản sinh ra những giá trị văn hóa tinh thần của người Việt, cũng là nơi giữ gìn của tâm hồn người Việt trước những ngột ngạt của nếp sống đô thị Những giá trị này ngày càng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –

2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2015: Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp 1,8 - 2 lần so với hiện tại; Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức nghề các loại đạt trên 30%, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dưới 50%; Xây dựng được cơ bản hệ thống giám sát ô nhiễm môi trường nông thôn, cơ bản xử

lý và ngăn chặn ô nhiễm ở các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Xây dựng trên 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

Trang 38

Tuy nhiên, xây dựng nông thôn mới nếu chỉ dựa vào nguồn đầu tư từ Nhà nước hay chỉ tiến hành trong nội bộ nông thôn sẽ không tạo ra được động lực cũng như tính linh hoạt, mà cần phải đặt nó trong bối cảnh phát triển thành thị và nông thôn đồng hành với nhau, dựa trên những quan điểm chỉ đạo mở cửa và hệ thống

Do đó nông thôn mới phải được xây dựng từ ít nhất 3 nguồn động lực sau, các động lực này có mối quan hệ tương hỗ nhau:

1.2.2.1 Động lực đến từ công nghiệp hóa và đô thị hóa

Xuất phát từ thực tế phát triển nông thôn, các vấn đề về nông nghiệp cần phải được giải quyết thông qua phát triển công nghiệp, các vấn đề về nông dân phải giải quyết thông qua phi nông hóa, phát triển nông thôn phải song hành cùng phát triển thành thị Điều này cũng có nghĩa là việc giải quyết các vấn đề “tam nông” không thể chỉ bó hẹp trong nội bộ nông thôn và nông nghiệp, mà cần phải xây dựng trên quan niệm phát triển thành thị và nông thôn song hành với nhau, xóa bỏ mọi ngăn cách giữa thể chế nông thôn với thành thị, phải đưa vấn đề phát triển nông nghiệp vào trong bố cục phát triển kinh tế quốc dân, đưa tiến bộ nông thôn vào tiến

bộ chung của toàn xã hội Phải xem xét mục tiêu gia tăng thu nhập nông dân trong

hệ thống phân phối và tái phân phối thu nhập quốc dân Từ ý nghĩa này có thể thấy, các công trình xây dựng cải tạo nông thôn cho dù cũng rất quan trọng, nhưng không thể coi đó là động lực đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới Xây dựng NTM cần phải kết hợp chặt chẽ với đô thị hóa và công nghiệp hóa mới có sức mạnh và đảm bảo tính liên tục

Ý nghĩa của công nghiệp hóa không chỉ ở hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp,

mà còn ở chỗ cung cấp ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn Do vậy, đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, Nhà nước cần phải ra các chính sách nhằm gia tăng sức thu hút của thành thị, xóa bỏ các chính sách gây cản trở đến sự chuyển dịch lao động và ngành nghề sang khu vực thành thị, không nên cố định các ngành nghề công nghiệp tại các khu vực nông thôn

1.2.2.2 Động lực đến từ nông dân phi nông hóa

Trang 39

Quá trình đi lên hiện đại hóa của một quốc gia cũng chính là quá trình chuyển dịch từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại, đồng thời cũng

là quá trình người nông dân tự do chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, thương mại, dịch vụ Trong quá trình này, nguồn lực lao động sẽ chuyển dịch không ngừng từ nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, từ nông thôn sang thành thị, đó cũng chính là quá trình phi nông hóa người nông dân Giải phóng thân phận phi nông hóa của nông dân là yêu cầu để phát triển nông thôn, đồng thời cũng là nhu cầu tất yếu của chính bản thân người nông dân Giải quyết vấn đề việc làm cho người nông dân là một sự nghiệp lớn, bên cạnh các biện pháp khai thác tiềm năng cung cấp cơ hội việc làm từ chính trong nội bộ nông thôn còn phải tích cực đẩy mạnh chuyển dịch nông dân sang thành cư dân thành thị

Do vậy, xây dựng nông thôn mới cần đẩy mạnh đầu tư cho nguồn lực lao động nông thôn, hoàn thiện hệ thống giáo dục trong nông thôn, phổ cập rộng rãi khoa học kỹ thuật, truyền bá rộng rãi các tư tưởng khoa học, tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh cải thiện nông nghiệp cũng như thân phận nông dân của chính mình Xây dựng nông thôn mới phải lấy việc đẩy mạnh dịch chuyển nông dân làm cơ sở, chứ không phải lấy việc cố định người nông dân làm mục tiêu

1.2.2.3 Động lực từ hiện đại hóa nông nghiệp và các tổ chức hợp tác

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng NTM là phát triển hiện đại hóa nông nghiệp Hiện đại hóa nông nghiệp ở đây phải được hiểu là ngoài các điều kiện sản xuất hiện đại như thủy lợi, đường xá giao thông, viễn thông thông tin… trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông thôn hay tổ chức các hệ thống dịch vụ xã hội hóa cũng như tham gia vào sản xuất nông sản phẩm, tổ chức đào tạo xã viên để nâng cao tố chất cho người nông dân Tất cả các quá trình này, tổ chức hợp tác nông dân phát huy vai trò không thể thay thế

1.2.3 Nội dung xây dựng nông thôn mới

Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 491/QĐ-TTg xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên 5 nhóm quy hoạch; hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa – xã hội – môi trường; hệ

Trang 40

thống chính trị với 19 tiêu chí bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư; thu nhập; hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế; văn hóa; môi trường; hệ thống tổ chức xã hội vững mạnh; an ninh trật tự

xã hội

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010) gồm 11 nội dung Tuy nhiên, trong phạm vi báo cáo này tác giả chỉ nghiên cứu những nội dung có liên quan tới quy hoạch sử dụng đất

1.2.3.1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

a Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước làm

cơ sở đầu tư xây dựng NTM, thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020;

1.2.3.2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

a Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;

b Nội dung:

- Nội dung 1: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hoá);

- Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí NTM và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;

Ngày đăng: 14/03/2019, 10:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010. Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới (cấp xã). Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới (cấp xã)
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
11. Bộ Xây dựng, 2008. Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng
21. Lê Gia Chinh, 2009. Nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1. Ban Chấp hành Trung ương, 2008. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009. TT số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM Khác
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010. TT số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM Khác
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, 2011. TT liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 14/4/2011 hướng dẫn một số nội dung thực hiện QĐ số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Khác
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006. Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh QH,KHSDĐ (kèm theo công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25/12/2006 của BTNMT) Khác
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. TT số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định QH,KHSDĐ Khác
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. TT số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/3/2010 quy định về định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh QH,KHSDĐ Khác
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. TT số 13/2010/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 Quy định về bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Khác
10. Bộ Xây dựng, 2008. TT số 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng Khác
12. Bộ Xây dựng , 2009. TT số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn Khác
13. Bộ Xây dựng, 2009. TT số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn Khác
14. Bộ Xây Dựng, 2010. TT số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã NTM Khác
15. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2004. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai Khác
16. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2005. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng Khác
17. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2008. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 Ban hành chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác
18. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2009. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Khác
19. Đảng ủy xã An Thạnh 1, 2010. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã An Thạnh 1 lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w