Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã An Thạnh 1 - huyện Cù
3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện đổi mới cơ cấu kinh tế, Đảng bộ và nhân dân xã An Thạnh 1 không ngừng nỗ lực phấn đấu từng bước vượt qua nhiều khó khăn hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả đáng phấn khởi, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra. Trong cơ cấu ngành kinh tế thì nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tốc độ phát triển kinh tế năm 2010 là 8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 600 USD/năm. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng bình quân tăng đều qua các năm. Những năm qua, xã đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản; tăng cường các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh; đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại, dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường.
Thu ngân sách và các loại quỹ
- Từ đầu nhiệm kỳ đến nay tổng thu: 1 tỷ 014 triệu đồng.Trong đó: Thu ngân sách được 372,082 triệu; Công thương nghiệp 274 triệu đồng, Nhà đất 72,732 triệu đồng, phí lệ phí 25,350 triệu đồng.
Tổng thu các nguồn quỹ được 642,582 triệu. Trong đó; Giao thông nông thôn 101,258 triệu đồng, Quỹ người nghèo 140,329 triệu đồng, An ninh quốc phòng 64,258 triệu đồng, quỹ đền ơn đáp nghĩa 75,249 triệu đồng, Lao động công ích 42,140 triệu đồng, Phòng chống lụt bão 43,604 triệu đồng, khuyến học 99,640 triệu đồng.
3.2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp được xem là khu vực kinh tế chủ đạo, Đảng bộ xã xác định chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế.
Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương Bảy khóa X về “nông nghiệp, nông thôn, nông dân”. Đảng uỷ, UBND xã đã tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã kết quả đạt trong năm 2010 như sau:
* Về trồng trọt: Tổng diện tích sản xuất 1.302,46 ha trong đó: Diện tích mía 317 ha; màu 201,96 ha; diện tích vườn cây ăn quả được 783,5 ha , đạt 153,40 % kế hoạch nghị quyết, tăng 20,54 ha so với đầu nhiệm kỳ, chủ yếu trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: dừa cao sản, xoài, ổi Đài Loan, mận An Phước... Ngoài ra xã đang xây dưng một số mô hình trồng xen như vườn dừa kết hợp vườn cây ăn trái, nuôi thủy sản…
* Về chăn nuôi: Từng bước tăng dần tỷ trọng trong chăn nuôi, vận động nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình kinh tế, để nhân rộng trên phạm vi toàn xã. Đến nay đàn bò 737 con, đạt 210 % kế hoạch nghị quyết, đàn heo 6.668 con, đạt 167% kế hoạch nghị quyết, Đàn gia cầm do bị ảnh hưởng dịch cúm H5N1. Tổng đàn gia cầm 13.978 con, đạt 139,78 % kế hoạch nghị quyết. Nhìn chung, trong lĩnh vực chăn nuôi đều đạt và vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, nhưng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, do nhân dân tự phát nuôi trong phạm vi gia đình, chưa phát triển nuôi công nghiệp thành đàn tập trung.
b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn có 25 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với giá trị sản xuất bình quân khoảng 2 tỷ đồng/năm, tập trung vào các ngành chủ yếu như: sản xuất bún, bánh hỏi, sản xuất rượu, may mặc, cưa xẻ gỗ.
Hầu hết các cơ sở đều nhỏ, sản xuất theo kinh nghiệm, với hệ thống thiết bị máy móc lạc hậu, người lao động chưa được đào tạo bài bản (lao động thủ công đến 90%), mặt bằng sản xuất chật chội, hệ thống xử lý nước thải chưa được xây dựng hoàn chỉnh... là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh.
c. Thương mại – du lịch
Toàn xã có trên 50 điểm kinh doanh thương mại - dịch vụ là một trong những nơi tập trung mua bán, tạo điều kiện thúc đẩy giao thương giữa các khu vực lân cận với tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên 70 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, xã cũng phát triển các loại hình cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến tham quan với nhiều loại khác nhau, tạo đà cho việc hình thành các khu du lịch sinh thái miệt vườn.
d. Hình thức tổ chức sản xuất
Nhân dân trên địa bàn xã hiện nay sản xuất còn nhỏ lẻ, hình thức tự phát, từ đó hiệu quả chưa cao, thiếu đồng bộ, chưa phát huy được các mô hình kinh tế hợp tác. Hiện tại trên địa bàn xã có 02 trang trại nuôi heo tư nhân, 03 Hợp tác xã gồm Hợp tác xã giống cây trồng, Hợp tác xã cây màu (vốn điều lệ 100 triệu) và Hợp tác xã Thủy sản. Thời gian gần đây do sản xuất thua lỗ nên có khả năng phải giải thể Hợp tác xã Thủy sản, chuyển sang hình thức khác. Đảng Ủy, UBND xã đang vận động tổ chức hình thành 01 Hợp tác xã cây ăn quả và 3 tổ hợp tác cây Mía.
3.2.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số hiện trạng toàn xã: 8.025 dân, với 2026 hộ, trong đó: nữ là 4.093 người, chiếm 51%, nam là 3.932 người, chiếm 49%; mật độ dân số bình quân là 255 người/km2, cao hơn so với mật độ dân số bình quân của toàn huyện. Dân tộc Kinh chiếm 99,78% tổng dân số xã, đồng bào dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ khoảng 0,22%.
Nguồn lao động của xã tương đối dồi dào, số người trong độ tuổi lao động khoảng 4.417 người, chiếm 55% tổng số dân
Dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 30,00%;
Dân số mất sức lao động chiếm 15,00%.
Tuy nhiên, lực lượng lao động của xã hiện nay phần lớn chưa qua đào tạo (chiếm tới 90%), chủ yếu là lao động chân tay, làm việc trong các ngành nông nghiệp, thủy sản.
Bảng 3. 1. Phân bổ dân số theo các ấp
TT Tên ấp Nhân
khẩu
Trong đó
Số hộ Nam (người) Nữ (người)
1 Ấp An Thường 3.694 1.839 1.855 938
2 Ấp An Trung 2.402 1.172 1.230 605
3 Ấp An Trung A 1.929 9.21 1.008 483
Tổng 8.025 3.932 4.093 2.026
(Nguồn: UBND xã An Thạnh 1) 3.2.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Do đặc điểm và tập quán sinh sống được hình thành từ lâu, dân cư phát triển ven các tuyến sông rạch trong nội địa và các tuyến giao thông đường bộ, tạo thành dạng phân bố dân cư theo tuyến. Từ đặc điểm phân bố dân cư trên, các trung tâm dân cư hình thành ở những nơi thuận lợi về giao thông thủy, bộ thu hút các hoạt động mua bán, dịch vụ. Dân cư xã An Thạnh 1 sống tập trung chủ yếu dọc theo tỉnh lộ 933B và các trục giao thông nông thôn, mật độ dân cư tập trung đông nhất ở khu vực trung tâm xã. Phần còn lại bố trí rải rác dọc theo các tuyến kênh rạch và các trục giao thông nông thôn.
Hiện trạng nhà ở của các hộ gia đình được thống kê như sau:
- Số nhà tạm, dột nát 587 căn, tỷ lệ 32,16%
- Số nhà kiên cố và bán kiên cố 1.238 căn, tỷ lệ 67,84%.
So với tiêu chí 9: Nhà tạm chiếm 32,16%; tỷ lệ kiên cố và bán kiên cố theo tiêu chí là 70%: Hiện trạng 67,83% => Không đạt.
3.2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông
- Hệ thống giao thông đường bộ: Do địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt nên việc đi lại của nhân dân trong vùng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay hệ thống giao thông bộ của xã đã hình thành khá rõ nét. Với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, xã đã phát triển hệ thống giao thông nông thôn, nhiều tuyến đường đã lót đan, trải nhựa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và
đi lại của người dân. Đến năm 2010 trên địa bàn xã có 32,59 km đường bộ được phân cấp trong đó:
Đường tỉnh quản lý 8,50 km (Quốc lộ 60 dài 1,5 km; tỉnh lộ 933 B dài 7 km);
Đường huyện quản lý 5,50 km;
Đường xã quản lý 18,59 km;
Toàn xã có 31 cây cầu. Trong tổng số 32,59 km thì đường giao thông đã được cứng hóa (theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT) và xe cơ giới có thể đi lại thuận tiện 22,59 km; so với tổng số đạt 64,18%;
So với tiêu chí 2.1 về NTM đạt 100%: Đạt 100% cứng hóa; tuy nhiên, hiện trạng tại xã An Thạnh 1 đạt 64,18% => Chưa đạt.
So với tiêu chí 2.2 về NTM đạt 50%: Tuy nhiên hiện tại tỷ lệ km đường thôn xóm đạt 100% cứng hóa, nhưng bề mặt đường chưa đạt (quy định 3,0m; hiện chỉ có 2,0m và xuống cấp) => Không đạt.
- Đường xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa 10 km, so với tổng số đạt 100%.
So với tiêu chí 2.3 đạt 100% và cứng hóa 30%: Hiện trạng không có đường ngõ.
Hiện chưa có đường trục chính nội đồng.
So với tiêu chí 2.4 đạt 50%: Hiện trạng không có => Chưa đạt.
Để đạt được tiêu chí về nông thôn mới cần đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn đạt lộ giới 6,5m.
- Hệ thống giao thông đường thủy: Chủ yếu là giao thông trên sông Hậu và các tuyến kênh rạch được phân bố đều khắp trong xã. Huyện Cù Lao Dung đã quan tâm đầu tư kinh phí nạo vét luồng, lạch, làm mới một số tuyến kênh rạch, nên đã tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân trên địa bàn xã và các vùng lân cận đi lại cũng như phục vụ chuyên chở nông sản, hàng hóa. Toàn xã có 02 bến phà hoạt động (phà Kênh Đào – Đại Ngãi và phà Rạch Miễu – Cầu Quang).
Cầu nông thôn: Toàn xã có 31 cầu giao thông trong đó: có 4 cầu có chiều rộng lớn hơn 4 m dành cho xe 4 bánh, còn lại 20 cầu có kích thước nhỏ hơn 4 m và 7 cầu tạm.
b. Thủy lợi, đê điều
* Hệ thống thủy lợi: Toàn xã có 20 rạch là hệ thống giao thông thủy phục vụ nhân dân đi lại và vận chuyển hàng hóa đồng thời cung cấp và tiêu thoát nước phục vụ sản xuất rất thuận lợi. Hệ thống kênh mương hiện có với tổng chiều dài 52,5 km và 17 cống, bọng.
Ngoài hệ thống đê bao xã còn đầu tư 1 hệ thống đê sông (đê Tả - Hữu Cù Lao Dung) chiều dài trên 20 km bao bọc xung quanh xã, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông liên ấp, liên xóm đồng thời tạo cơ sở cho việc quy hoạch các khu du lịch sinh thái, phát triển các dịnh vụ thiết yếu nhằm nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, hệ thống công trình thủy lợi vẫn chưa phát huy và phục vụ tốt cho việc chuyển đổi mục đích khai thác theo hướng đa mục tiêu kết hợp nuôi trồng thủy sản. Mức độ bê tông hóa kênh mương còn chậm tình trạng thất thoát nước còn lớn, cần đẩy mạnh đầu tư hơn nữa để phục vụ cho yêu cầu chuyển đổi cơ cấu trong ngành nông nghiệp trên địa bàn.
* Hệ thống đê điều: Toàn xã có 14 hệ thống đê điều, chiều dài 52,2km, đê bao từng khu vực xóm ấp, chủ yếu do nhân dân tự xây dựng để ngăn nước thủy triều phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
So với tiêu chí 3.1: Đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh => Hiện trạng đạt.
So với tiêu chí 3.2 tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 45%: Hiện trạng không đạt.
Hướng khắc phục: Do là một xã nông nghiệp, các công trình thủy lợi có vai trò hết sức quan trọng đối với An Thạnh 1. Trong thời gian tới, để tạo được sự thông thoáng lưu thông hàng hoá bằng đường thủy cùng với sự cung cấp đủ lượng nước tưới tiêu cũng như việc thoát nước cho các vùng sản xuất thì cần phải nạo vét một số tuyến kênh, rạch: rạch Trường Tiền lớn, Rạch Trường Tiền nhỏ, Rạch Xu, Rạch Gừa.....
* Về công trình bờ bao:
Với vị trí khá đặc biệt, An Thạnh 1 đã hoàn thành hệ thống đê bao Sông Hậu trải dài từ phía Tây sang Đông của xã.
c. Giáo dục – đào tạo: Hiện tại toàn xã có 03 điểm trường chính, 05 điểm trường lẻ, trong đó có 02 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy: 76 giáo viên, trong đó: cấp tiểu học là 49 giáo viên, cấp trung học cơ sở là 27 giáo viên. Toàn xã chưa có trường mầm non, mà được bố trí chung trong các điểm lẻ của trường tiểu học.
So với tiêu chí 5 đạt 70%: Hiện trạng đạt khoảng 10% => Không đạt.
Bảng 3.2. Hiện trạng trường, lớp năm 2010 xã An Thạnh 1
STT Tên trường Địa chỉ
Số phòng
học
Diện tích khuôn viên (m²)
1
Trường Tiểu học An Thạnh 1A 1.1. Điểm trung tâm
1.2. Điểm Rạch Đôi 1.3. Điểm Thầy Phó
Ấp An Thường Ấp An Thường Ấp An Thường
5 3 2
1.913 493 166,6
2
Trường Tiểu học An Thạnh 1B 2.1. Điểm trung tâm
2.2. Điểm Rạch Vượt 2.3. Điểm Long Ẩn 2.4. Điểm Rạch Sâu
Ấp An Trung Ấp An Trung Ấp An Trung Ấp An Trung
4 2 3 5
711 200 501 2.108 3 Trường Trung học cơ sở An Thạnh 1 Ấp An Thường 10 3.355
(Nguồn: UBND xã An Thạnh 1) d. Y tế: Sự nghiệp y tế có nhiều chuyển biến tích cực trong việc chăm lo sức khoẻ của nhân dân. Cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cao. Đội ngũ cán bộ được đào tạo bồi dưỡng cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Về cơ sở vật chất, hiện trên địa bàn xã có một Trạm quân dân y kết hợp với quy mô 500 m2. Hiện tại đội ngũ cán bộ trạm y tế xã có 07 cán bộ (03 y sĩ, 02 dược tá, 01 đều dưỡng, 01 cán bộ phụ trách dân số).
So với tiêu chí 15.1 đạt 20%: Hiện trạng đạt 69,5% => Đạt.
So với tiêu chí 15.2: Hiện trạng đạt.
e. Cơ sở vật chất văn hóa
Hoạt động văn hóa – thể dục, thể thao luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn xã.
+ Về các hoạt động văn hóa: Toàn xã có 01 trạm truyền thanh và 04 tổ truyền thanh ấp. Nhà văn hóa xã vừa được đưa vào sử dụng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Toàn xã có 1 khu dân cư xuất sắc, 2 khu dân cư tiên tiến, 1.591 hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. Tuy nhiên hiện nay các ấp chưa có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
+ Về các hoạt động thể dục, thể thao: Xã đã tích cực đưa vận động viên tham gia các hội thi, các giải đấu giao lưu do tỉnh, huyện tổ chức nhân các ngày lễ lớn.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất thể dục, thể thao trên địa bàn xã kém phát triển, hiện xã chưa có sân vận động, các sân bóng chuyền chủ yếu là sân đất, không đủ tiêu chuẩn, chưa đáp ứng đủ yêu cầu rèn luyện thân thể và các hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn xã.
So với tiêu chí 6.2: Hiện trạng đang triển khai xây dựng => Chưa đạt.
So với tiêu chí 6.3 đạt 100%: Hiện trạng 0% => Chưa đạt.
f. Điện, nước
* Hiện trạng mạng lưới điện:
Địa bàn xã An Thạnh 1 được cung cấp từ lưới điện chung của tỉnh Sóc Trăng, hệ thống lưới điện đã phủ khắp toàn xã. Hiện có khoảng 98,70% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia (số hộ câu đuôi chiếm 3,7%). Theo báo cáo của ngành điện, trên địa bàn xã có 22 trạm biến áp 01 pha với tổng dung lượng khoảng 533kVA. Về hệ thống đường dây, xã có 8.808 m dây trung thế 03 pha và 32.534 m dây hạ thế 01 pha.
So với tiêu chí 4.1: Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện => Hiện trạng đạt.
So với tiêu chí 4.2 đạt 98%: Có 98,7% hộ được sử dụng điện => Hiện trạng đạt.
* Hệ thống cấp thoát nước
Toàn xã chưa có trạm cấp nước tập trung, có 1.770 hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh chiếm 94,95% tổng số hộ toàn xã, chủ yếu là sử dụng nước giếng khoan.
So với tiêu chí 17.1: Chưa có trạm cấp nước tập trung => Hiện trạng không đạt.
g. Chợ: Trên địa bàn xã có 01 điểm mua bán tập trung tại khu vực ấp An Thường, hình thức tự phát với quy mô nhỏ.
So với tiêu chí 7: Hiện trạng chưa có => Không đạt. Trong kỳ quy hoạch sử dụng đất có dự kiến bố trí chợ đạt theo tiêu chí của nông thôn mới.
h. Bưu điện: Có 01 bưu điện văn hóa xã và 05 điểm truy cập Iternet.
So với tiêu chí 8: Có điểm phục vụ bưu chính => Đạt; không truy cập Internet đến ấp => Không đạt.
Qua phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ở xã An Thạnh 1, đã so sánh với các tiêu chí của NTM và đưa ra giải pháp thực hiện, cụ thể:
Bảng 3.3. So sánh hiện trạng sử dụng đất với tiêu chí NTM (QH và thực hiện QH)
TT Nội dung tiêu chí Hiện
trạng
Tỷ lệ đạt theo hiện trạng
Theo tiêu
chí NTM
Cải tạo và QH
QH và thực hiện quy hoạch 1.1. QHSDĐ và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất NN, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
chưa có
chưa đạt Đạt Bổ sung: QH sử dụng đất
1.2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới
chưa có
chưa đạt Đạt Bổ sung QH
1.3 QH phát triển những khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
chưa có
chưa đạt Bổ sung: QH phát triển khu dân cư