NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG NÔNG THÔN MỚI XÃ AN THẠNH 1 HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 57 - 61)

2.1. Nội dung nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu của đề tài “Quy hoạch sử dụng đất theo hướng nông thôn mới xã An Thạnh 1 - huyện Cù Lao Dung - tỉnh Sóc Trăng” bao gồm các vấn đề nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định:

- Khái quát về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội, tình hình quản lý, sử dụng đất đai của xã An Thạnh 1 - huyện Cù Lao Dung - tỉnh Sóc Trăng: Phần này tập trung nêu và phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã An Thạnh 1 có liên quan tới việc lập quy hoạch sử dụng đất.

- Phân tích hiện trạng sử dụng đất ở địa phương và so sánh với các tiêu chí nông thôn mới đối với các công trình có liên quan tới quy hoạch sử dụng đất: Giao thông; thủy lợi - đê điều (hệ thống thủy lợi, hệ thống đê điều, công trình bờ bao);

giáo dục - đào tạo; y tế; cơ sở vật chất văn hóa; chợ; công trình bưu chính viễn thông; cấp điện, nước; Trong quá trình so sánh tác giả sẽ đánh giá tỷ lệ đạt được so với tiêu chí nông thôn mới và biện pháp thực hiện bằng cách áp dụng theo các định mức quy định của Bộ xây dựng về quy hoạch nông thôn mới để đạt được các tiêu chí đề ra.

- Đánh giá tiềm năng đất đai (trong quá trình đánh giá thích nghi đất đai tác giả không đi sâu vào phân tích tính thích nghi mà chỉ đánh giá ở mức độ phù hợp hay không phù hợp với các loại cây trồng nông nghiệp. Đối với đất phi nông nghiệp đánh giá ở mức độ có đáp ứng được nhu cầu bố trí công trình cơ sở hạ tầng theo tiêu chí về nông thôn mới).

- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất theo hướng nông thôn mới xã An Thạnh 1- huyện Cù Lao Dung - Tỉnh Sóc Trăng (áp dụng bộ khung của quy

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Được áp dụng trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ tại các phòng, ban của huyện Cù Lao Dung và UBND xã An Thạnh 1 ở các nội dung:

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên, thực trạng môi trường);

- Số liệu về thực trạng phát triển kinh tế xã hội (tăng trưởng kinh tế, thực trạng phát triển các ngành kinh tế, dân số lao động việc làm và thu nhập, thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn);

- Tình hình quản lý, sử dụng đất đai, hiện trạng sử dụng đất, các quy hoạch ngành do cấp trên phân bổ thuộc địa bàn xã An Thạnh 1 (được khoanh định trên bản đồ dã ngoại trong quá trình điều tra);

- Đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các ngành trên địa bàn xã An Thạnh 1 (kèm theo dự kiến kế hoạch thực hiện và bản trích lục vị trí công trình).

Phương pháp thu thập thông tin làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng, phát hiện ra sự trùng lắp trong việc bố trí các công trình; là số liệu nền để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.

2.2.2. Phương pháp điều tra thực địa

Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được sẽ tiến hành khảo sát đối chiếu ngoài thực địa để kiểm chứng lại kết quả, các công trình quan trọng. Kết quả điều tra thực địa sẽ so sánh đối chiếu trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 để có sự điều chỉnh phù hợp.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới về các nội dung như: Hiện trạng sử dụng đất; mục tiêu của mỗi loại quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất; xây dựng phương án quy hoạch...

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã An Thạnh 1 và so sánh với các tiêu chí về nông thôn mới (đạt hay chưa đạt so với QĐ số 491/QĐ-TTg của TTCP). Các tiêu chí được tác giả đánh tại mục 3.2.2.4 thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn và mục 3.2.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, được thể hiện qua các bảng 3.3 đến bảng 3.7).

1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

+ QHSDĐ và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ;

+ QH phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới.

+ QH phát triển những khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

2. Giao thông

+ Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặt bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT;

+ Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT;

+ Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.

+ Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.

3. Thủy lợi

+ Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sx và dân sinh.

+ Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa.

4. Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non; tiểu học; THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.

5. Cơ sở vật chất văn hóa

+ Nhà Văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL.

+ Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.

6. Chợ nông thôn

7. Bưu điện: Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; Có Internet đến thôn 8. Nhà ở dân cư

9. Hình thức tổ chức sản xuất 10. Y tế: Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia.

11. Môi trường: Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.

Ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh trong việc phân tích biến động đất đai giai đoạn 2005-2010 và so sánh số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010 với số liệu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn xã.

2.2.4. Phương pháp bản đồ

Sử dụng phần mềm Microstation trong quá trình biên tập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của xã An Thạnh 1.

2.2.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất có liên quan tới công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới bởi hệ thống các văn bản hiện hành để đưa ra những nhận xét, đánh giá về nội dung và bản chất của mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới.

Các số liệu, tài liệu thu thập được sử dụng để tiến hành phân tích, xử lý và thể hiện thông qua các sơ đồ, tỷ lệ phần trăm được minh họa trong báo cáo.

Sử dụng phần mềm Excel trong tính toán xử lý số liệu theo hệ thống mẫu biểu của Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.2.6. Phương pháp định mức

Áp dụng định mức theo quy hoạch của Bộ Xây dựng đối với các công trình trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã hướng tới sự phù hợp với các tiêu chí về nông thôn mới của Chính phủ đối với các loại đất: đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, đất chợ, đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất bãi thải xử lý chất thải, nhà ở dân cư...

Chương 3

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG NÔNG THÔN MỚI XÃ AN THẠNH 1 HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)