Sản xuất nông nghiệp Tập trung chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân sản xuất, hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ để tăng nâng suất cây trồng, thực hi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất
5 năm kỳ đầu 2011-2015 xã Hố Nai 3 - huyện Trảng Bom -
tỉnh Đồng Nai
SVTH LỚP KHÓA NGÀNH
: : : :
Nguyễn Đăng Luận DH08QL
2008 - 2012 Quản Lý Đất Đai
-TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012-
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt và là đối tượng sản xuất của ngành, các ngành Đất đai đóng vai trò quan trọng trong môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các công trình xây dựng phục vụ việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện Đi đôi với việc phát triển đó nhu cầu sử dụng đất trong sinh hoạt và sản xuất là rất cần thiết Việc khai thác tài nguyên đất đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Tuy nhiên, không tránh khỏi làm chất lượng môi trường biến động theo chiều hướng không
có lợi cho cuộc sống Do vậy, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt để sắp xếp quỹ đất cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, chống sự chồng chéo, gây lãng phí trong sử dụng, hạn chế sự hủy hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái Đây là một nội dung quan trọng để quản lý Nhà nước về đất đai, được thể chế hóa
trong Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992: “Nhà nước
thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”
Thực hiện yêu cầu trên vào năm 2000 xã Hố Nai 3 lần đầu lập quy hoạch sử dụng đất Đến năm 2005, xã tiến hành điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm kỳ cuối 2006 - 2010 Đến nay, xã Hố Nai 3 tiếp tục thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất cho xã thời kỳ mới, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015, nhằm chi tiết hóa chỉ tiêu sử dụng đất đã được cấp trên phân bổ trên địa bàn, đồng thời bố trí sử dụng đất hợp lý phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của khoa Quản lý đất đai & Bất động sản cùng sự hướng dẫn của giảng viên Dương Thị Tuyết Hà em xin thực hiện
nghiên cứu đề tài “ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 xã Hố Nai 3 - huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai”
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai của địa bàn làm cơ sở phân bổ, sử dụng đất hợp lý, khoa học, hiệu quả và bền vững
Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của địa phương, phân bổ lại nguồn lực đất đai cho phù hợp với nhu cầu của các sở, ban ngành, tổ chức, cá nhân sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường
Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2010 – 2020
Đối tượng nghiên cứu
Đất đai: Bao gồm tất cả các loại đất theo mục đích sử dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất
Trang 3Đối tượng sử dụng đất: Các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các quy luật phát triển kinh tế - xã hội; các điều kiện về cơ sở hạ tầng của xã và của khu vực; chủ sử dụng đất với mục đích sử dụng đất của chủ sử dụng đất
Trang 4
Phần I TỔNG QUAN
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1 Cơ sở khoa học
Động thái biến đổi điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
Quy luật phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
Ngoài ra còn có một số cơ sở khoa học như:
+ Đất đai: là một vùng không gian đặc trưng có giới hạn, theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác) Ngoài ra, còn các hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện tại và triển vọng trong tương lai
+ Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân
bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức
+ Kế hoạch: là việc bố trí, sắp xếp, phân định phân bổ, chi tiết hóa công việc
theo thời gian và không gian nhất định
+ Quy hoạch sử dụng đất: quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp
kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy
đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích, cho các ngành và tổ chức sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của
xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường
+ Kế hoạch sử dụng đất: là sự chia nhỏ, chi tiết hóa quy hoạch sử dụng đất về
một nội dung và thời kỳ Kế hoạch sử dụng đất nếu được phê duyệt thì vừa mang tính pháp lý vừa mang tính pháp lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương hoàn thành trong giai đoạn kế hoạch
+ Phân kỳ: chỉ tiêu các loại đất đã xác định trong phương án quy hoạch sử dụng
đất được phân chia cho kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng
+ Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới
+ Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả
+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Trang 5+ Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
+ Dân chủ và công khai
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó
Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT, ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/05/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 quy định về định mức kinh
tế, kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/03/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Chỉ thị số 03/CT-BTNMT ngày 01/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Các văn bản pháp luật có liên quan quy định về định mức, quy chuẩn xây dựng,
I.1.3 Cơ sở thực tiễn
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Nghị quyết của Đảng bộ xã Hố Nai 3 về định hướng phát triển kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng giai đoạn 2011 - 2015 của xã
Văn kiện đại hội Đảng và Nghị quyết Đảng bộ của xã nhiệm kỳ 2010 – 2015 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, chỉ tiêu loại đất trên địa bàn xã
Các văn bản, chủ trương của UBND tỉnh, của huyện Trảng Bom liên quan đến nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn xã Hố Nai 3
Trang 6Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010
Và các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan
I.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Xã Hố Nai 3 nằm ở phía Tây huyện Trảng Bom, cách thị trấn Trảng Bom 9 km theo Quốc lộ 1A Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.901,55 ha, chiếm 5,87% diện tích
tự nhiên của huyện Trên địa bàn xã có đường Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài 4 km, là trục cửa ngõ vào thành phố Biên Hoà, do vậy vị trí của xã rất thuận lợi trong việc lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội Nhìn chung đất ở xã Hố Nai 3 có đặc điểm địa
hình vùng trung du, hình thành 2 dạng địa hình bằng phẳng và đồi thoải lượn sóng
Địa giới hành chính xã được phân định chủ yếu dựa vào đường giao thông, kênh, mương và bờ hồ Ranh giới được xác định bởi các cột mốc địa giới hành chính
và theo địa giới hành chính 364/TTg của Thủ tướng Chính phủ Toàn xã chia làm 5 ấp:
ấp Thanh Hóa, ấp Ngũ Phúc, ấp Thái Hòa, ấp Lộ Đức và ấp Đông Hải
I.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, QUY TRÌNH THỰC HIỆN I.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hố Nai
3
- Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất,
mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của xã
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2020
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội
và môi trường
- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thực địa: Nhằm thu thập, cập nhật, bổ sung tài liệu, số
liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai và quản
lý sử dụng đất đai tại địa phương
Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan đến
quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn
Phương pháp thống kê: Phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và tương
đối để phân tích và đánh giá biến động đất đai, là cơ sở đánh giá chu chuyển đất đai hiện trạng, chu chuyển đất đai kế hoạch, …
Phương pháp bản đồ và công cụ GIS: Dùng bản đồ thể hiện thực trạng hay một
kết quả, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn tính, tiến hành chồng xếp trên cơ sở mối quan hệ giữa các bản đồ để đưa ra một bản đồ thành quả chung
Trang 7Phương pháp dự báo: Dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số
lượng như: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất
Phương pháp chuyên gia: Được thể hiện từ công tác tổ chức,báo cáo chuyên đề
đóng góp ý kiến, … đều thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm
Phương pháp định mức: Sử dụng các tiêu chuẩn định mức, tổng hợp và xử lý
thống kê kết hợp với các dự báo đưa ra các loại đất chiếm dụng trong giai đoạn thực hiện
Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: Nhằm xác định tiềm năng đất đai,
góp phần đưa ra định hướng sử dụng đất đai hợp lý
Phương pháp tổng hợp: Dùng phần mềm Excel để xử lý và dự báo các số liệu
điều tra
Phương pháp so sánh, phân tích: So sánh sự biến động đất đai qua các giai
đoạn, so sánh các phương án quy hoạch, căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường để lựa chọn một phương pháp tối ưu nhất
I.3.3 Các bước thực hiện
Thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009, quy hoạch sử dụng đất xã Hố Nai 3 được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ
Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng sử
dụng đất; biến động các loại đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai
Bước 3: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
Bước 4: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trang 8Phần II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
II.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
II.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1 Vị trí địa lý
Xã Hố Nai 3 nằm ở phía Tây huyện Trảng Bom, cách thị trấn Trảng Bom 9 km theo Quốc lộ 1A Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.901,55 ha, chiếm 5,87% diện tích
tự nhiên của huyện Ranh giới tiếp giáp với:
+ Phía Đông giáp xã Bắc Sơn
+ Phía Tây giáp phường Hố Nai - thành phố Biên Hòa
+ Phía Bắc giáp xã Thiện Tân, xã Tân An - huyện Vĩnh Cửu
+ Phía Nam giáp xã Bình Minh và xã Phước Tân - thành phố Biên Hòa
Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Hố Nai 3 - huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai
Trên địa bàn xã có đường Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài 4 km, là trục cửa ngõ vào thành phố Biên Hoà, do vậy vị trí của xã rất thuận lợi trong việc lưu thông hàng hoá,
phát triển kinh tế - xã hội
2 Địa hình, địa mạo
Nhìn chung đất ở xã Hố Nai 3 có đặc điểm địa hình vùng trung du, hình thành 2 dạng địa hình bằng phẳng và đồi thoải lượn sóng
Trang 9Địa hình bằng phẳng chiếm 53% diện tích tự nhiên của xã, phân bố tập trung ở phía Bắc và phía Nam của xã thuộc các ấp Đông Hải, Lộ Đức và Thanh Hóa, bao gồm những đồi đất bazan và đồi phù sa
Phần còn lại phân bố khu vực trung tâm xã thuộc các ấp Lộ Đức và Thanh Hóa
Độ dốc trung bình từ 30 - 80 (cấp II)
3 Khí hậu
Xã Hố Nai 3 nói riêng, huyện Trảng Bom nói chung nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, phù hợp với khí hậu vùng Đông Nam Bộ và được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô
Mùa mưa kéo dài 6 tháng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm trên 85% lượng mưa cả năm, lượng mưa bình quân 2.000 mm/năm và tập trung theo mùa
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm
Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình 250C - 260C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 (210C), tháng có nhiệt độ cao nhất khoảng từ 340C - 350C
Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80 - 85% Độ ẩm trung bình hàng năm cao nhất
là 90 - 93%, thấp nhất là 20 - 28%
4 Thuỷ văn
Trên địa bàn xã có một số suối nhỏ chảy từ khu vực trung tâm về phía huyện Vĩnh Cửu, có tác dụng tiêu thoát nước vào mùa mưa, khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt rất hạn chế, phụ thuộc vào khả năng dự trữ nước của hồ Thanh Niên và
hồ 3/2 Tuy nhiên nguồn nước ngầm khá phong phú, nếu khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất
II.1.1.2 Các nguồn tài nguyên
1 Tài nguyên đất
Bảng 1: Phân loại đất xã Hố Nai 3 - huyện Trảng Bom
STT Tên loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%) Phân bố
( Nguồn: UBND xã Hố Nai 3 )
Trên địa bàn xã có 3 nhóm đất chính: đất gley, đất tầng mỏng trên đá chua và đất xám, trong đó chủ yếu là đất xám chiếm 81,12% diện tích tự nhiên của xã Các nhóm đất có nhiều hạn chế khi sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nhưng đối với rừng trồng và mục đích phi nông nghiệp lại có nhiều thuận lợi do có nền địa chất
Trang 10vững chắc Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển cơ sở
hạ tầng của xã
Đa số đất vùng này có địa hình tương đối cao nên thuận lợi cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng và trồng các loại cây chịu ngập úng kém; riêng đất gley có địa hình trũng, thấp nên dễ ngập úng trong mùa mưa Đất vùng này thường có thành phần cơ giới nhẹ từ thịt nhẹ đến cát pha, nghèo mùn, chất dinh dưỡng thấp đòi hỏi phải có sự đầu tư cao và chế độ tưới tiêu tốt mới có hiệu quả nên gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp
Hiện tại đất ở đây một phần đang được sử dụng trồng cây lúa, mì, bắp và các loại cây trồng khác Trong tương lai cần được khai thác sử dụng mở rộng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây trồng lâu năm có hiệu quả kinh tế cao
2 Tài nguyên nước
Nhìn chung nguồn nước mặt của xã Hố Nai 3 còn hạn chế, phụ thuộc chủ yếu vào hồ Thanh Niên và hồ 3/2 được xem là nguồn nước mặt chủ yếu phục vụ cho sản xuất của xã Do phụ thuộc chủ yếu vào hồ Thanh Niên và hồ 3/2 nên gây khó khăn nhất định cho việc sản xuất và sinh hoạt của xã Vì vậy, cần phải có kế hoạch khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước mặt, để đảm bảo cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt
Tuy nhiên, nguồn nước ngầm trên địa bàn xã có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng nước tốt, nước ngầm tầng sâu có lưu lượng khá hơn vì vậy cần có biện pháp sử dụng và cải tạo tốt nguồn tài nguyên nước để sử dụng bền vững
3 Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 xã Hố Nai 3 có diện tích 392,92 ha gồm đất rừng sản xuất với các loại cây như tràm, bạch đàn và đất rừng phòng hộ (thuộc trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa), tỷ lệ che phủ khoảng 27,33% (gồm cả cây rừng và cây lâu năm), tập trung chủ yếu ở ấp Lộ Đức và ấp Thanh Hóa
4 Tài nguyên nhân văn
Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, chất lượng dạy và học ngày càng nâng lên
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 99,8%, tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 96,2%
Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng tăng để phục vụ, đáp ứng nhu cầu về sức khỏe cho nhân dân
Bộ máy công an đã được xây dựng đủ số lượng hoạt động hiệu quả Với số lượng nguồn nhân văn ngày càng cao, trình độ dân trí ngày càng tăng
II.1.1.3 Thực trạng môi trường và xu thế biến đổi khí hậu
Hiện nay, trên địa bàn xã chưa có hệ thống thoát nước, nước thải chủ yếu là tự thấm, xả ra suối hoặc xả tràn tự do Do đó làm ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân cũng như làm cho tình hình môi trường ngày càng xấu đi
Vấn đề ô nhiễm môi trường trong địa bàn xã là vấn đề bức xúc của nhiều bộ phận dân cư, nhất là nước thải do chăn nuôi Lượng nước thải từ chăn nuôi chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ do đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước mặt, về lâu dài làm giảm chất lượng nguồn nước dưới đất Lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày chủ yếu thải ra sông suối, tự chôn lấp trong vườn hoặc đốt, chưa có bãi rác tập trung
Trang 11Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đang được xem là một trong những hiểm họa nghiêm trọng nhất đối với môi trường và tự nhiên, sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế - xã hội
Quá trình sử dụng đất phục vụ phát triển hạ tầng và công nghiệp ở khu vực nông thôn đã làm giảm đáng kể tỷ lệ cây xanh và mặt nước, việc quy hoạch sử dụng đất phải được gắn kết với sự thay đổi này, đảm bảo sự thích nghi cũng như tránh được những ảnh hưởng đến việc gia tăng nhiệt độ
Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thường đi liền với các hiện tượng thời tiết bất thường, dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi Hạn hán, thiếu nước vào mùa khô, ngập úng, lũ lụt vào mùa mưa, lốc xoáy,… dẫn đến nhiều thiệt hại về của cải và mùa màng, đời sống của nông dân gặp không ít khó khăn Do đó việc quy hoạch vừa phải đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vừa phải ứng phó với xu thế biến đổi khí hậu xảy ra trong tương lai
II.1.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
II.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế
1 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ
Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các ngành khác, nhìn chung ngành công nghiệp của xã đang trên đà phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp đem lại chủ yếu từ các khu công nghiệp Trong những năm qua tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ của xã không ngừng tăng trưởng, nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của xã Hố Nai 3 nói riêng, huyện Trảng Bom nói chung
Tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng, sản xuất kinh doanh vẫn ổn định và phát triển cả về quy mô lẫn số lượng cơ sở và chất lượng hàng hóa Đến nay, toàn xã có 539 hộ sản xuất kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó có 70 doanh nghiệp tư nhân, còn lại 469 hộ kinh doanh vận tải và dịch vụ
Trong tương lai xã Hố Nai 3 tiếp tục tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Nhận xét chung về tình hình phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ:
Ưu điểm: Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật trong những năm gần đây được đâu
tư phát triển, mạng lưới các trung tâm thương mại và hệ thống chợ được quy hoạch tạo điều kiện xúc tiến các hoạt động thương mại và dịch vụ
Vị trí địa lý của xã nằm gần thành phố Biên Hòa là trung tâm kinh tế, văn hóa,
xã hội của tỉnh Đồng Nai nên có tác dụng thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, thuận lợi trong lưu thông hàng hóa và giao dịch
Khuyết điểm: Xã Hố Nai 3 vốn vẫn là xã thuần nông nên việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của xã vẫn tồn tại những mặt tiêu cực Trình độ lao động chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của xã, chưa đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm, ổn định tái định cư cho một bộ phận nhân dân hoạt
Trang 12động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiêp bị thu hồi đất do xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp
Mặc dù có bước tăng trưởng cao nhưng do việc phát triển thị trường nông thôn nên vẫn còn chậm với những hình thức kinh doanh thương mại hiện đại, tiên tiến
2 Sản xuất nông nghiệp
Tập trung chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân sản xuất, hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ để tăng nâng suất cây trồng, thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn theo hướng tăng vụ và canh tác các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao Tuy nhiên trong những năm qua do việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa nên khu vực nông nghiệp đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 770 ha Trong đó: diện tích lúa 501 ha;
mì, bắp, rau, đậu các loại diện tích khoảng 269 ha Sản lượng quy thóc năm 2009 đạt 2.183 tấn, đạt 101,51% kế hoạch huyện giao, cây điều 25 ha; ao cá 17 ha Công tác khuyến nông được coi trọng; thường xuyên mở các lớp học phổ biến, hướng dẫn các tiến bộ về khoa học kỹ thuật cho nhân dân
Về chăn nuôi: Trong những năm qua xã đã làm tốt công tác khuyến nông, việc chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm tương đối phát triển Tuy nhiên, do dịch bệnh bùng phát, giá cả luôn biến động nên ảnh hưởng không ít đến việc chăn nuôi Năm 2005, đàn heo có 8.458 con, đàn bò có 423 con, đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) 9.938 con Năm 2010, đàn heo có 5.634 con giảm 2.824 con, đàn bò có 192 con giảm 231 con và đàn gia cầm 24.920 con tăng 14.982 con so với năm 2005
Trong tương lai ngành sản xuất nông nghiệp sẽ dần giảm tỷ trọng nhằm mục đích phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã, tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm
tỷ trọng nông nghiệp, nhằm phát huy thế mạnh của xã Hố Nai 3
Nhận xét chung về tình hình phát triển ngành nông nghiệp
Ưu điểm: Công tác khuyến nông được thực hiện tốt, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cây trồng, vật nuôi và giống mới đến người dân, phục
vụ tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Mặc dù giảm tỷ trọng nông nghiệp nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt, cơ cấu sản xuất từng bước chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên của xã, an ninh lương thực được đảm bảo
Công tác thú y, bảo vệ thực vật được thực hiện thường xuyên đạt hiệu quả, đảm bảo cho đàn gia súc, gia cầm và các loại cây trồng; công tác phòng,ngừa, khống chế dịch bệnh được quan tâm, chú trọng
Khuyết điểm: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đúng hướng, song chủng loại ngành sản xuất nông nghiệp còn đơn điệu, sản xuất manh mún không tập trung vì vậy sức cạnh tranh của hàng nông sản còn hạn chế
Sản xuất nông nghiệp một số sản phẩm còn mang tính tự phát, bị chi phối bởi biến động giá cả và thị trường tiêu thụ, ảnh hưởng tiêu cực đến quy hoạch chung của
xã
Trang 13Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của xã, công tác khuyến nông được thực hiện tốt song việc nghiên cứu ứng dụng các biện pháp công nghệ sinh học còn hạn chế
Chưa có những biện pháp cụ thể nhằm tạo ra sự liên kết giữa nhà nông, Nhà nước và nhà doanh nghiệp
II.1.2.2 Thực trạng phát triển xã hội
Toàn xã chia làm 5 ấp (ấp Thanh Hóa, ấp Ngũ Phúc, ấp Thái Hòa, ấp Lộ Đức và
ấp Đông Hải), dân cư tập trung chủ yếu ở ấp Thanh Hóa, Ngũ Phúc, Thái Hòa, hai bên đường Quốc lộ 1A, đường sắt và phân bố rải rác khắp các ấp
Theo niên giám thống kê năm 2010 của huyện Trảng Bom, dân số xã Hố Nai 3
là 35.324 người với 9.123 hộ, trong đó nam là 17.543 người chiếm 49,66% và nữ là 17.781 người chiếm 50,34% Dân số so với toàn huyện được đánh giá là khá cao với mật độ 1.858 người/km2 (mật độ dân số toàn huyện là 795 người/km2), hầu hết là dân tộc Kinh
Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp không cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác, chủ yếu là lực lượng phổ thông chưa qua đào tạo, lực lượng lao động phổ thông chưa đáp ứng được nguồn lực cho sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực từ nông - lâm nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ
Toàn xã có 5 tôn giáo, chiếm 82,35% dân số, trong đó Thiên chúa giáo chiếm 78%, 07 dân tộc thiểu số gồm 136 hộ và 677 nhân khẩu chiếm 4,59% dân số toàn xã
II.1.2.3 Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân xã Hố Nai 3 không ngừng được cải thiện Hệ thống cơ sở vật chất của xã ngày càng được nâng cao để đáp ứng cho sự phát triển đi lên của xã, phục
vụ tốt cho đời sống và sản xuất của nhân dân
Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã cơ bản đã thông suốt với các xã lân cận, hệ thống giao thông đang từng ngày được cải thiện để phục vụ cho việc đi lại
và vận chuyển hàng hóa được thuận lợi Tuy nhiên, tỷ lệ đường được nhựa hóa còn hạn chế so với nhu cầu của nhân dân và xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa của
xã, gây hạn chế cho sự phát triển của xã
Hiện nay, mạng lưới điện đã được phủ hết trong địa bàn xã, tỷ lệ sử dụng điện đạt 98,9% Tuy nhiên nguồn điện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt gia đình, sử dụng điện cho sản xuất vẫn chưa được chú trọng
Trạm y tế xã với trang thiết bị còn hạn chế nhưng đã làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch, thường trực cấp cứu và thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Toàn xã có 8 trường học và trường dạy nghề với tổng diện tích 18,9 ha Ngoài việc phát triển cơ sở vật chất, chất lượng dạy cũng từng bước được nâng cao, học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm 96,2%, hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt 99,8%
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững và ổn định, nội bộ đoàn kết thống nhất cao
Trang 14Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, các lĩnh vực dịch vụ, thương mại chậm phát triển Đội ngũ cán bộ, quản lý chưa đáp ứng tốt với nhiệm vụ hiện nay Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn là đối tượng làm thuê, việc làm không ổn định
II.1.2.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Dân cư nông thôn sinh sống khá tập trung, chủ yếu là khu vực dọc Quốc lộ 1A, quanh chợ, các ấp Thanh Hóa, ấp Ngũ Phúc, ấp Thái Hòa do thuận lợi về cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông,… mật độ dân số cao hơn các ấp còn lại và một phần nhỏ sống rải rác trong các khu đất canh tác, hầu hết manh mún và mang tính tự phát, tỷ lệ nhà kiên cố - bán kiên cố chiếm 98%, phần còn lại là nhà tạm
Những năm gần đây, tốc độ phát triển các khu dân cư khá nhanh, nhất là các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, các khu dân cư hầu hết là tự phát, một số khu xây dựng theo dự án phục vụ công nhân hoặc bố trí tái định cư nhưng tiến độ còn chậm Do đó đời sống người dân thuộc các khu dân cư nông thôn còn thấp, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu vực này còn có những hạn chế nhất định
II.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
II.1.3.1 Thuận lợi
Xã Hố Nai 3 là cửa ngõ phía Tây của huyện Trảng Bom, giáp thành phố Biên Hòa, gần các khu công nghiệp lớn và gần các trung tâm kinh tế lớn, có Quốc lộ 1A chạy qua là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện cả về công nghiệp, dịch vụ và nông lâm nghiệp
Xã Hố Nai 3 nằm trong vùng thời tiết thuận lợi, rất ít khi phải hứng chịu những bất lợi của thiên nhiên như bão lụt, ngập úng hay hạn hán nghiêm trọng Đây là một lợi thế không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành nông nghiệp
Địa hình xã Hố Nai 3 khá bằng phẳng, đất đai chủ yếu là đất xám, đất gley và đất tầng mỏng nên thích hợp cho việc bố trí xây dựng nhà ở, công nghiệp, sản xuất kinh doanh và phát triển cơ sở hạ tầng Tạo điều kiện thúc đẩy các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân đối với xã
Giao thông trên địa bàn xã đang từng bước được quan tâm đầu tư giúp cho quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ thuận tiện hơn, thúc đẩy cho các ngành kinh tế phát triển
Trong những năm qua kinh tế của xã vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp Sản xuất tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mạnh, hiệu quả sản xuất nông nghiệp nâng cao, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã, nhất là về y tế, giáo dục, văn hóa… đã được đầu tư bước đầu và sẽ tiếp tục được đầu tư nhằm khai thác các tiềm năng kinh tế của xã, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân
Trang 15II.1.3.2 Những khó khăn và hạn chế
Tuy có địa hình bằng phẳng nhưng phần lớn diện tích xã có độ cao so với mặt nước biển thấp, khu vực cao nhất chỉ có 2,4m so với mặt nước biển nên những nơi có đất gley thường xuyên bị ngập úng, nhất là vào tháng 8 - 10 trong năm
Trong những năm gần đây cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được hình thành gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống, ảnh hưởng đến chất lượng sống và sức khỏe của nhân dân
Mặc dù kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng một số lĩnh vực phát triển còn chưa cân đối và chưa đồng bộ, nhất là lĩnh vực thương mại - dịch vụ Ngành dịch vụ phát triển còn chậm so với tiềm năng và lợi thế của địa phương
Trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm và thiếu ổn định, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chưa cao, chất lượng còn thấp, công tác ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế
Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển,
số lượng lớn lao động phổ thông chưa đáp ứng được trình độ Do đó vấn đề giải quyết việc làm còn khó khăn, cần mở các lớp đào tạo nghề cho công nhân vào làm việc trong các khu công nghiệp và tổ chức các lớp dạy nghề nhằm nâng cao trình độ, văn hóa cho người lao động
II.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
II.2.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
II.2.1.1.Tình hình công tác quản lý Nhà nước về đất đai, những kết quả đạt được
Bộ phận địa chính xã kết hợp với các ban ngành có trách nhiệm phổ biến các văn bản pháp luật đất đai trong nhân dân và tiến hành xử lý các vi phạm phát sinh trong việc quản lý, sử dụng đất
2 Quản lý đất đai theo địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Việc đo đạc và thành lập bản đồ địa chính là công việc quan trọng, giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai một cách dễ dàng và hiệu quả hơn Ranh giới hành chính xã được xác định theo chỉ thị số 364/TTg của Thủ tướng Chính phủ, bản
đồ địa giới hành chính xã đã được xây dựng trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 diện tích tự nhiên của xã là 1.901,55 ha, chiếm 5,87% diện tích tự nhiên của huyện
3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Trang 16Từ sau Luật Đất đai 2003, công tác địa chính đã tập trung chủ yếu cho việc đo đạc bản đồ và kê khai đăng ký nhằm phục vụ cho công tác đăng ký xét cấp GCNQSDĐ
Đánh giá đất cho xã đã được thực hiện nhằm đánh giá số lượng và chất lượng đất đai của xã Hố Nai 3 - huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đó đề xuất việc
sử dụng đất một cách hợp lý và một số biện pháp thâm canh nhằm nâng cao nâng suất cây trồng
Xã Hố Nai 3 đã được đo đạc, lập bản đồ địa chính ở các loại tỷ lệ 1/1.000, 1/2.000 và 1/5.000 Bản đồ địa chính của xã Hố Nai 3 là cơ sở để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và là tiền đề cho quá trình thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Hố Nai 3 đến năm 2020
4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Hiện xã đã lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm (2005 – 2010) và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 Ngoài ra,
xã cũng đã lập quy hoạch xây dựng và quy hoạch khu dân cư hiện hữu, nên việc quản
lý, sử dụng đất đai đã được thực hiện đúng theo các quy hoạch trên
5 Quản lý việc giao, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất
Trong những năm qua, công tác giao đất, thu hồi đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; công tác chuyển mục đích sử dụng đất chưa tốt do nhân dân tự
ý chuyển mục đích sử dụng đất, sang nhượng đất trái pháp luật
Hiện nay, đất nông nghiệp đã được giao cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài, đối với các loại đất chuyên dùng cũng đã được tiến hành giao hoặc cho thuê sử dụng theo đúng pháp luật quy định
6 Đăng ký quyền sử dụng đất; lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định pháp luật Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, tập trung giải quyết
hồ sơ cấp giấy chứng nhận nhà và đất ở, chỉnh sửa, cấp mới cho nhân dân UBND xã
đã thành lập ban chỉ đạo và ban hành kế hoạch cụ thể, lên lịch tiếp nhận, phân loại hồ
sơ xin cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất theo đúng luật định
Xã Hố Nai 3 đã thực hiện và tiến hành triển khai công tác rà soát quy chủ các thửa đất chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đến nay toàn xã đã cấp được 3.699 giấy tương ứng 1.001,03 ha; số giấy đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 3.653 giấy/775,29 ha và số giấy đã cấp cho tổ chức là 46 giấy/225,74 ha
7 Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê đất đai được thực hiện theo định kỳ hàng năm, kiểm kê đất đai thực hiện định kỳ 5 năm và theo đúng thời hạn quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm (2000, 2005, 2010) được thực hiện thống nhất theo 3 cấp tỉnh – huyện – xã nhìn chung có chất lượng bảo đảm, phản ánh được thực trạng sử dụng đất vào thời điểm kiểm kê
Trang 178 Quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Tổng số tiền thu từ các khoản đều được nộp vào kho bạc Nhà nước theo đúng quy định về tài chính Các nguồn thu này đã được điều tiết lại để xây dựng, củng cố, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng của xã
Đối với công tác giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ,… đều thông qua các đơn vị quản lý cấp huyện và tỉnh nên bảo đảm đúng các trình tự thủ tục và tài chính, không để tình trạng chậm trễ hay tiêu cực xảy ra
9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Do ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa nên thị trường bất động sản những năm gần đây rất sôi động, xã đã tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển, nhằm hạn chế tình trạng chuyển nhượng trái phép, không đúng theo quy định của pháp luật
10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Trong thời gian qua, công tác quản lý về đất đai đã được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành tập trung, kịp thời của các cấp chính quyền xã, huyện, tỉnh và của cơ quan chuyên môn nên kết quả thu được tốt, đã giải quyết dứt điểm một số tranh chấp, khiếu kiện xảy ra và làm giảm những tranh chấp, khiếu kiện phát sinh mới Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn nữa công tác về quản lý đất đai cần phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật về đất đai, đồng thời phải tạo điều kiện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tham mưu về đất đai trước sự phát triển nhanh chóng kinh tế - xã hội và của thị trường đất đai trong bối cảnh mới
11 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai được xã tiến hành thường xuyên để đưa công tác quản lý, sử dụng đất ở địa phương đúng mục đích và có hiệu quả
Từ năm 1997 căn cứ vào NĐ số 04/NĐ-CP ngày 10/01/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai UBND xã đã thành lập đoàn kiểm tra đất đai tại địa phương nhằm xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai Tổ chức kiểm tra đất đai tại địa phương luôn nhận thông tin từ các ban ấp hoặc trong nhân dân cung cấp thông tin Khi nhận được thông tin đoàn tiến hành đến tại chỗ để lập biên bản đình chỉ và hướng dẫn chủ sử dụng đất đến làm thủ tục theo đúng quy định
12 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các quy phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Tranh chấp đất đai luôn là một trong những vấn đề phức tạp và khó khăn trong công tác quản lý đất đai Do vậy, ban địa chính xã thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng giải quyết các vụ tranh chấp về ranh Tuy nhiên, việc xác minh nguồn gốc đất hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nên kết quả xác minh thường thiếu cơ sở pháp lý vững chắc
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được xử lý dứt điểm theo từng năm Nhìn chung việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai thực hiện tốt, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn
Trang 1813.Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Việc thực hiện đăng ký sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế Hiện tượng tùy tiện chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất vẫn còn diễn ra những năm trước đây Tình hình trên đã có chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây khi xã triển khai thực hiện cơ chế “ một cửa”, đơn giản thủ tục hành chính và do mức thu thuế chuyển quyền sử dụng đất đơn giản, hợp lý hơn
Bộ phận địa chính đã trực tiếp tiếp dân tại bộ phận nhận và trả kết quả, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành đo vẽ, tách thửa khi nhân dân có yêu cầu Dưới sự chỉ đạo của UBND xã, công tác giải tỏa, đền bù được thực hiện tốt, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
II.2.1.2 Đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã
xã hội với hiệu quả sử dụng ngày một được nâng cao
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quan tâm thực hiện theo đúng quy trình do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành theo đúng thời gian quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
2 Những tồn tại cần được khắc phục
Việc thực hiện hậu kiểm sau khi thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thường xuyên nên chậm phát hiện các tổ chức, đơn vị sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kém hiệu quả, sai mục đích để xử lý
Việc cập nhật hồ sơ địa chính và chỉnh lý biến động đất đai chưa được thực hiện triệt để, nên một số vị trí khu đất đã giao, cho thuê, hoặc có sự biến động nhưng chưa được cập nhật lên bản đồ để quản lý
Thị trường chuyển quyền sử dụng đất diễn ra tương đối mạnh mẽ, tuy nhiên đối với các giao dịch không hợp lệ (thông qua hợp đồng viết tay) đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Đặc biệt là xã rất khó khăn trong việc giải quyết một số tranh chấp đất đai do không xác định được nguồn gốc đất
Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất trái phép làm ảnh hưởng đến quy hoạch chung của xã, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai
II.2.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất
II.2.2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, xã Hố Nai 3 có tổng diện tích tự nhiên
là 1.901,55 ha, chiếm 5,87% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó:
Trang 19+ Đất nông nghiệp 1.055,96 ha chiếm 55,53% diện tích tự nhiên
+ Đất phi nông nghiệp 845,59 ha chiếm 44,47% diện tích tự nhiên
+ Đất chưa sử dụng: không còn trên địa bàn xã
Biểu đồ 1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã Hố Nai 3
1 Đất nông nghiệp
Hố Nai 3 là một trong những xã có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra
nhanh, trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do áp lực của các
ngành kinh tế khác Theo số liệu kiểm kê 2010 diện tích đất nông nghiệp là 1.055,96
ha chiếm tỷ lệ 55,53% tổng diện tích tự nhiên Trong đó:
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010
(ha)
Cơ cấu (%)
Trang 20- Ðất lúa nước: diện tích 292,36 ha, chiếm 27,69% đất nông nghiệp, trong đó
đất chuyên trồng lúa nước 186,34 ha và đất trồng lúa nước còn lại 106,03 ha
- Đất trồng cây hàng năm còn lại: diện tích 158,19 ha chiếm 14,98% đất nông
nghiệp
- Ðất trồng cây lâu năm: diện tích 126,7 ha, chiếm 12% diện tích đất nông
nghiệp
- Đất rừng phòng hộ: diện tích 5,61 ha, chiếm 0,53% đất nông nghiệp
- Đất rừng sản xuất: diện tích 387,31 ha, chiếm 36,68% diện tích đất nông
nghiệp Chủ yếu là rừng tràm, bạch đàn do người dân trồng
- Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích năm 2010 là 40,02 ha, chiếm 3,79% diện
tích đất nông nghiệp
2 Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua, trong đó
chiếm diện tích lớn là đất khu công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh và đất phát triển
hạ tầng
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
2.3 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,26 0,03
2.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 0,08 0,01
2.10 Đất di tích danh thắng DDT
2.11 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA
Trang 212.16 Đất phát triển hạ tầng DHT 91,88 10,87
3 Đất khu dân cư nông thôn DNT 356,78 18,76
(Nguồn: Số liệu kiểm kê xã Hố Nai 3 năm 2010)
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 845,59 ha, chiếm 44,47% tổng diện
tích tự nhiên Bao gồm:
- Đất ở nông thôn: diện tích là 223,87 ha, chiếm 26,47% diện tích đất phi nông
nghiệp
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: diện tích 0,26 ha, chiếm
0,03% đất phi nông nghiệp
- Đất khu công nghiệp: diện tích là 375,87 ha, chiếm 44,45% đất phi nông
nghiệp
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 90,78 ha, chiếm 10,74% diện tích đất phi nông
nghiệp
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: diện tích 0,08 ha, chiếm 0,01% đất
phi nông nghiệp
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: diện tích 16,92 ha, chiếm 2% diện tích đất phi nông
nghiệp
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích 9,9 ha, chiếm 1,17% đất phi nông nghiệp
- Đất sông suối: diện tích năm 2010 là 36,05 ha, chiếm 4,26% diện tích đất phi
nông nghiệp
- Đất phát triển hạ tầng: diện tích 91,88 ha, chiếm 10,87% đất phi nông nghiệp
Trong đó đất giao thông có diện tích lớn nhất với 72,73 ha, đất thủy lợi 0,02 ha, đất
công trình năng lượng 0,11 ha, đất cơ sở y tế 0,03 ha, đất giáo dục - đào tạo 18,9 ha và
đất chợ 0,09 ha
3 Đất khu dân cư nông thôn
Chủ yếu tập trung dọc tuyến Quốc lộ 1A, diện tích là 356,78 ha chiếm 18,76%
tổng diện tích tự nhiên của huyện, các khu dân cư này đã hình thành từ lâu và ngày
càng được mở rộng
II.2.2.2 Phân tích, đánh giá biến động các loại đất
Diện tích tự nhiên xã Hố Nai 3 năm 2010 là 1.901,55 ha, tăng 10,92 ha so với
năm 2000 do quá trình hoàn thiện bản đồ địa chính đã có điều chỉnh diện tích đúng với
thực tế theo địa giới hành chính
Tình hình biến động các loại đất đai như sau:
Trang 22
Bảng 4 : Biến động đất đai giai đoạn 2000 - 2010
Năm 2000 Năm 2010 Tăng (+),
giảm (-) (ha)
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
1 Đất nông nghiệp NNP 1.188,96 62,89 1.055,96 55,53 -133,00
2 Đất phi nông nghiệp PNN 381,36 20,17 845,59 44,47 464,23
2.2 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 16,43 4,31 0,26 0,03 -16,17
4 Đất khu dân cư nông thôn DNT 246,72 13,05 356,78 18,76 110,06
(Nguồn: số liệu kiểm kê xã Hố Nai 3 năm 2000, 2005, 2010)
1 Đất nông nghiệp
Giảm 133 ha so với năm 2000, trong đó đất trồng lúa giảm mạnh với 265,86 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 19,26 ha, đất rừng sản xuất giảm 44,58 ha Đồng thời đất trồng cây hàng năm còn lại tăng 114,07 ha, đất rừng phòng hộ tăng 5,61 ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 32,25 ha và đất nông nghiệp khác tăng 45,77 ha Cụ thể:
Đất lúa nước: diện tích năm 2000 là 558,22 ha, đến năm 2010 giảm 265,86 ha Trong đó: giảm 452,06 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp 58,28 ha và chu chuyển
Trang 23thời tăng 186,2 ha từ các mục đích khác Trong giai đoạn này, diện tích đất lúa nước của xã giảm mạnh chủ yếu để chuyển sang đất trồng màu, trồng cây lâu năm, rừng sản xuất, phát triển các khu dân cư và khu công nghiệp sản xuất kinh doanh
Đất trồng cây hàng năm còn lại: diện tích năm 2010 là 158,19 ha, tăng 114,07
ha so với năm 2000, trong đó tăng 185,93 ha chủ yếu từ đất trồng lúa không đạt năng suất cao 82,45 ha, khai thác từ đất chưa sử dụng 50,31 ha và các loại đất còn lại Đồng thời trong giai đoạn 2000 - 2010, diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại giảm 71,86
ha do chuyển sang đất rừng sản xuất 12,74 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 43,45 ha và các loại đất còn lại
Đất trồng cây lâu năm: diện tích năm 2010 là 126,7 ha, chiếm 12% đất nông nghiệp, giảm 19,26 ha so với năm 2000, trong đó tăng 117,14 ha từ đất nông nghiệp (đất lúa nước 54,2 ha, đất rừng sản xuất 23,96 ha, các loại đất còn lại 6,88 ha), khai thác từ đất chưa sử dụng 47,07 ha, Đồng thời, giảm 196,4 ha chủ yếu chuyển sang đất trồng rừng sản xuất, đất nông nghiệp khác và các mục đích phi nông nghiệp
Đất rừng phòng hộ: Diện tích năm 2010 là 5,61 ha chủ yếu thuộc rừng phòng
hộ của Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa, khai thác từ đất chưa sử dụng 3,34 ha và các loại đất khác 2,27 ha
Đất rừng sản xuất: diện tích năm 2010 là 387,31 ha, giảm 44,58 ha so với năm
2000, chủ yếu là rừng cây tràm phục vụ cho việc khai thác để sản xuất gỗ, giấy Trong
đó tăng 136,23 ha từ đất lúa nước 43,7 ha, đất trồng cây lâu năm 44,72 ha, đất chưa sử dụng 22,8 ha và các loại đất còn lại 25,01 ha, giảm 180,81 ha do chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản: tăng 31,25 ha so với năm 2000 Diện tích tăng sử dụng chủ yếu từ đất lúa, đất mặt nước chuyên dùng
Đất nông nghiệp khác: Tăng 45,77 ha do việc hình thành các chuồng trại chăn nuôi Diện tích tăng từ đất cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất chưa sử dụng
2 Đất phi nông nghiệp
Giai đoạn 2000 - 2010, xã Hố Nai 3 phát triển mạnh công nghiệp và thương mại
- dịch vụ, do đó diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhanh, chủ yếu là việc hình thành các khu, cụm công nghiệp và các khu dân cư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ hiệu quả cho quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của xã Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 845,59 ha tăng 464,23 ha so với năm 2000
Cụ thể:
Đất ở nông thôn: diện tích năm 2010 là 223,87 ha, tăng 110,06 ha so với năm
2000 do nhu cầu về đất ở của nhân dân tăng cao với sự gia tăng dân số ngày càng tăng trong xã
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: diện tích năm 2010 là 0,26 ha, giảm 16,17 ha so với năm 2000 Thực tế, diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp vẫn được sử dụng ổn định Diện tích đất giảm là do theo quy định của bộ Tài nguyên
và Môi trường tại Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 thì chỉ thống kê đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đối với đất xây dựng các công trình trụ sở của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và công trình sự nghiệp của Nhà nước
Trang 24Đất khu công nghiệp: việc hình thành, phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn xã Hố Nai 3 chủ yếu diễn ra trong giai đoạn này Diện tích đất khu công nghiệp năm 2010 là 375,87 ha, chiếm 44,45% đất phi nông nghiệp, tăng 333,95
ha so với năm 2000
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: tăng 89,58 ha, nâng tổng diện tích loại đất này lên 90,78 ha vào năm 2010, diện tích tăng chủ yếu do việc phát triển các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: diện tích năm 2010 là 0,08 ha, giảm 35,29 ha do chuyển mục đích một số khu khai thác vật liệu xây dựng sang đất khu công nghiệp và thống kê các lò gạch sang đất sản xuất kinh doanh
Đất tôn giáo, tín ngưỡng: tăng 6,94 ha so với năm 2000 Thực tế, diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn xã trong giai đoạn 2000 - 2010 tăng do việc xây dựng, mở rộng một số nhà thờ, dòng tu Diện tích tăng sử dụng từ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và khai thác từ đất chưa sử dụng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích năm 2010 là 9,9 ha giảm 1,69 ha Diện tích giảm để thực hiện các công trình phát triển hạ tầng và sản xuất kinh doanh
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: giảm 30,17 ha so với năm 2000, diện tích giảm do sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, diện tích nằm trong các khu công nghiệp
Đất phát triển hạ tầng: diện tích năm 2010 là 91,88 ha, tăng 19,17 ha so với
năm 2000 Diện tích tăng để thực hiện các công trình về giao thông, xây dựng trường học
Đất phi nông nghiệp khác: chuyển toàn bộ 12,13 ha sang các mục đích khác như đất nông nghiệp khác 4,31 ha; đất ở 7,64 ha và đất phát triển hạ tầng
3.Đất chưa sử dụng
Giai đoạn 2000 - 2010, xã Hố Nai 3 đã khai thác triệt để đất chưa sử dụng với diện tích 320,31ha Trong đó sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 145,04 ha (trồng cây hàng năm 50,31 ha; cây lâu năm 47,07 ha; đất lâm nghiệp 26,14 ha; các mục đích nông nghiệp khác 21,52 ha); đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 168,07 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng 3,65 ha…
4 Đất khu dân cư nông thôn
Diện tích 356,78ha, chiếm 18,76% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, đất khu dân
cư nông thôn luôn tăng qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở và sinh hoạt cho người dân
II.2.2.3 Phân tích nguyên nhân biến động các loại đất
1 Nguyên nhân biến động đất nông nghiệp
So với năm 2000 diện tích đất nông nghiệp là 1.188,96 ha giảm 133 ha chuyển qua đất phi nông nghiệp nhằm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
Theo hiện trạng sử dụng đất 2010 cho thấy xu hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của xã đang có sự thay đổi rõ rệt giảm diện tích đất lúa nước và cây lâu năm, tăng diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại và nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao nâng
Trang 25Mặt khác do đất của xã ít thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên lại thuận lợi cho việc bố trí xây dựng nhà ở, công nghiệp, sản xuất kinh doanh và phát triển hạ tầng nên việc giảm tỷ trọng đất nông nghiệp là phù hợp với sự phát triển chung của xã trong giai đoạn hiện tại
2 Nguyên nhân biến động đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp của xã có xu hướng tăng nhanh là do đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xã trong giai đoạn hiện tại Diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao trong sản xuất công nghiệp, sản xuất kinh doanh và sinh sống của người dân So với năm 2000 tăng nhiều nhất là đất khu công nghiệp tăng 333,95 ha, đất ở nông thôn tăng 110,06 ha và đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 89,58
ha
Cho thấy giai đoạn hiện tại xã đang tập trung phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nhằm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp nhằm phát huy vai trò quan trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại trong giai đoạn mới Tăng diện tích đất phi nông nghiệp phù hợp với điệu kiện kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của xã Hố Nai 3 nói riêng và của huyện Trảng Bom nói chung
3 Nguyên nhân biến động đất chưa sử dụng
Giai đoạn 2000 – 2010 đất chưa sử dụng chuyển hết sang cho đất nông nghiệp
và phi nông nghiệp nhằm khai thác triệt để quỹ đất, để sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng
phí
II.2.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất
1 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất
Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 55,53% diện tích tự nhiên, trong đó: chủ yếu là đất rừng sản xuất, đất lúa nước, đất trồng cây màu và cây lâu năm Đối với các loại hình sử dụng đất này ngoài việc góp phần ổn định lương thực (đất trồng lúa 292,36 ha
và đất trồng hoa màu 158,19 ha), còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao độ che phủ, chống xói mòn và bảo vệ đất (đất trồng cây lâu năm và đất rừng 514,01 ha) Ngoài ra đất nuôi trồng thủy sản đã góp phần đáng kể làm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai trên địa bàn xã
Đất phi nông nghiệp hàng năm đều tăng lên tương ứng theo xu hướng giảm của đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trong đó tăng mạnh nhất là đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển hạ tầng Đất phi nông nghiệp tăng là xu thế tất yếu, phù hợp với mục tiêu phát triển của xã Hố Nai 3 nói riêng và huyện Trảng Bom nói chung theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp
2 Tính hợp lý của việc sử dụng đất
Nhìn chung đất đai trên địa bàn xã Hố Nai 3 đã được khai thác sử dụng khá triệt
để, cơ cấu sử dụng đất được bố trí hợp lý, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng diện tích đất phi nông nghiệp và giảm dần diện tích nông nghiệp, khai thác có hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng để đáp ứng yêu cầu thực hiện các công trình, dự án nhằm phục
vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã
Trang 26Đất nông nghiệp có xu hướng giảm chủ yếu do chuyển sang đất phi nông nghiệp (do việc hình thành các khu dân cư, các khu công nghiệp và phát triển hạ tầng) Đồng thời đất nông nghiệp cũng được khai thác từ đất chưa sử dụng 145,04 ha Diện tích đất nông nghiệp giảm là phù hợp và có tính tích cực, góp phần vào việc sử dụng đất đai tại địa phương mang tính hiệu quả và triệt để hơn Tuy nhiên, trong thời gian tới cần hạn chế việc giảm diện tích đất lúa nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lương thực của địa phương và quốc gia
Đất phi nông nghiệp tăng dần qua các năm cho thấy định hướng chiến lược của
xã, phát triển có kế hoạch đề ra, nhằm phát triển xã Hố Nai 3 theo hướng công nghiệp
- dịch vụ - nông lâm nghiệp
Đất chưa sử dụng: những năm qua diện tích này đã được khai thác khá triệt để 320,31 ha, diện tích hiện nay không còn, đây là yếu tố tích cực góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn xã
3 Những tồn tại trong việc sử dụng đất
Từ khi Luật Đất Đai 2003 đi vào thực tiễn cuộc sống, tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn có những chuyển biến rất tích cực Các nội dung quản lý Nhà nước theo Luật được thực hiện khá chặt chẽ, đồng bộ và ổn định Tuy nhiên, thực
tế vẫn tồn tại một số vấn đề mà địa phương cần quan tâm như:
+ Việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất không đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn xảy ra và chưa được xử lý triệt để
+ Nhiều dự án công trình đã giao đất, cho thuê đất nhưng vẫn chậm tiến độ thực hiện gây lãng phí đất đai
+ Việc phát triển mạnh các chuồng trại chăn nuôi gần các khu dân cư nhưng việc xử lý chất thải, nước thải còn chưa triệt để, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước
+ Việc lạm dụng các loại phân bón, thuốc hóa học trong nông nghiệp làm ảnh hưởng đến chất lượng đất, làm suy thoái đất
Vì vậy cần có những biện pháp khắc phục những tình trạng tiêu cực trong việc
sử dụng đất như:
+ Cần quy hoạch ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở mô hình
“ nông thôn mới” trên cơ sở phù hợp với tiềm năng đất đai của từng khu vực, thực hiện đầu tư thâm canh theo chiều sâu
+ Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; tăng cường thu hút vốn bằng những chính sách hợp lý, cũng như ưu tiên vốn cho các công trình, dự án trọng điểm của xã
+ Tăng cường quản lý, đảm bảo sự chuyển đổi hợp lý đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác
+ Đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý đất đai của các tổ chức và đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thuận lợi hơn
Trang 27II.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ
TRƯỚC
II.3.1 Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
Kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của xã Hố Nai 3 đến năm
2010 đạt được một số kết quả như sau:
Bảng 5: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2010
Diện tích So với năm 2000 Diện tích
So với năm
2000
TỔNG DIỆN TÍCH 1.890,63 1.901,55 10,92 1.901,55 10,92
1 Đất nông nghiệp 1.188,96 955,97 -232,99 1.055,96 -133,00
(Nguồn: UBND xã Hố Nai 3)
II.3.1.1 Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp: điều chỉnh quy hoạch được duyệt là 955,97 ha, thực hiện năm
2010 là 1.055,96 ha, đạt 110,46% vượt chỉ tiêu của xã đưa ra Đất nông nghiệp vượt
chỉ tiêu trong kỳ trước là do được chuyển sang 145,04 ha từ đất chưa sử dụng, thực tế
tỷ lệ đất nông nghiệp có xu hướng giảm Trong đó:
+ Đất trồng lúa điều chỉnh quy hoạch được duyệt là 398,61 ha, thực hiện được
292,36 ha, đạt 73,34% so với kế hoạch
+ Đất trồng cây hàng năm còn lại điều chỉnh quy hoạch được duyệt 57,96 ha,
thực hiện được 158,19 ha, đạt 272,93% vượt xa chỉ tiêu kế hoạch đưa ra
+ Đất trồng cây lâu năm điều chỉnh quy hoạch được duyệt 148,28 ha, thực hiện
được 126,70 ha, đạt 85,45% so với kế hoạch
+ Đất rừng phòng hộ điều chỉnh quy hoạch được duyệt 3,34 ha, thực hiện được
5,61 ha, đạt 167,97%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đưa ra
+ Đất rừng sản xuất điều chỉnh quy hoạch được duyệt 307,16 ha, thực hiện
được 387,31 ha, đạt 126,10% vượt chỉ tiêu so với kế hoạch
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản điều chỉnh quy hoạch được duyệt 19,76 ha, thực hiện
được 40,02 ha, đạt 202,53% vượt xa chỉ tiêu so với kế hoạch