Vì thế, công tác quản lý, sử dụng TBDH ở trường THPT Ngô Sĩ Liên thời gian qua gặp nhiều khó khăn docông tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT chưa khoa học, tổ chức
Trang 1SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: HOÀNG VĂN BẮC
2 Ngày tháng năm sinh: 09/03/1964
8 Nhiệm vụ được giao: Quản lý hoạt động dạy và học
9 Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất: Thạc sỹ
- Năm nhận bằng: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Quản lý giáo dục
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy toán THPT
- Số năm có kinh nghiệm: 24
- Quản lý trường THPT Số năm quản lý: 9 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Một số biện pháp giảm thiểu
tỷ lệ học sinh bỏ học ở trường THPT Ngô Sĩ Liên (2011 – 2012) Một số biện pháp quản lý giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém ở trường THPT Ngô Sĩ Liên (2012-2013)
Một số giải pháp tổ chức ôn thi tốt nghiệp ở trường THPT Ngô Sĩ Liên (2013 -2014)
Một số giải pháp tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Ngô Sĩ Liên ( 2014 – 2015) Một số giải pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinhtrường THPT Ngô Sĩ Liên (2015-2016)
Trang 2MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI.
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang bước vào một giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành HĐH để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nghịquyết hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ:
CNH-“Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục và Đào tạo,phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”
Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh
“Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường: lớp học, sân chơi,bãi tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập giảng dạy hiện đại, các phòngthực hành thí nghiệm, phòng thực hành chức năng, thư viện ”
Để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ xa xưa con người đãtìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo đó, cơ sởvật chất và TBDH phục vụ cho phương pháp dạy học cũng ra đời và phát triển TBDHđóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình Dạy – Học Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thìchúng ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, huy động được đa sốngười học tham gia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thứcdưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực Như vậy TBDH phải đủ và phùhợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả TBDH là bộphận quan trọng của nội dung và phương pháp dạy học, chúng có thể vừa là phươngtiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức Để đạt được mụctiêu nêu trên trong thực tế các trường phổ thông nói chung và trường THPT Ngô SĩLiên nói riêng thì vấn đề TBDH đã được quan tâm song vẫn còn có nhiều bất cập vàkhó khăn Việc đánh giá thực trạng những việc đã làm được và những khó khăn đặt
ra, cần phải có những giải pháp cụ thể để nhà trường làm tốt hơn nữa công tác quản
lý, đồng thời phát huy có hiệu quả về TBDH hiện có chính là nhiệm vụ quan trọng màmỗi nhà quản lí phải hết sức quan tâm
Nhằm thực hiện tốt nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợpvới lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp vớigiáo dục gia đình và giáo dục xã hội”
Chương IV Điều lệ trường trung học về Quy chế thiết bị giáo dục trường họcquy định cụ thể việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học “Tất cả các thiết bị giáo dụccủa một cơ sở giáo dục, phải được sắp xếp khoa học, ”." Thiết bị dạy học phải được
Trang 3dùng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp đượcquy định trong chương trình giáo dục” "Thiết bị giáo dục phải được làm sạch và bảoquản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tưtiêu hao” "Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước vềquản lý tài sản”.
Công tác quản lý và sử dụng TBDH trong các trường THPT hiện đang là một trong những vấn đề được lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà rất quan tâm Trong giai đoạn hiện nay, xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngày càng diễn ra mạnh mẽ, TBDH được xem như là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiệnnhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng được những đòi hỏi trước mắt và lâu dàicủa sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
Trong thực tiễn giáo dục không thể đào tạo con người toàn diện nếu không cóTBDH tương ứng TBDH là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đếnquá trình dạy học Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý, sử dụng thiết bịdạy học tại trường THPT Ngô Sĩ Liên huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” để nghiêncứu và ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
Quản lý nói chung là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan
Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợpqui luật của chủ thể quản lý giáo dục đến hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thốnggiáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đượccác tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy học - giáo dục, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu đặt ra, tiến tới trạng tháimới về chất
Quản lý, sử dụng TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xâydựng, phát triển, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hệ thống TBDH, phục vụ đắc lựccho công tác đào tạo Quản lý, sử dụng TBDH là sự tác động của nhà quản lý, sửdụng TBDH đến GV, HS và các lực lượng khác trong xã hội nhằm đạt được các mụctiêu đề ra
Quá trình giáo dục là một quá trình bao gồm hai hoạt động thống nhất biệnchứng: hoạt động giáo dục của nhà trường và hoạt động tự giáo dục của người đượcgiáo dục dưới sự tổ chức, lãnh đạo của nhà giáo dục Người được giáo dục tự giác,tích cực tự giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất của người công dân
Trang 4Như vậy, quản lý hoạt động dạy - học thực chất là những tác động của chủ thểquản lý vào quá trình dạy học nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhâncách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường Trong quá trình quản lý của nhàquản lý thì hoạt động lãnh đạo và quản lý tổ chuyên môn là vô cùng quan trọng đểthực hiện mục tiêu giáo dục.
CSVC - TBDH là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào việc giảng dạy - học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác
để đạt được mục đích giáo dục CSVC - TBDH bao gồm các công trình xây dựng (lớphọc, phòng học bộ môn…), sân chơi, bãi tập, trang thiết bị chuyên dùng, TBDH của các môn học, các phương tiện nghe, nhìn … Đây chính là hệ thống đa dạng và phongphú về chủng loại
TBDH là toàn bộ những máy móc, dụng cụ được sử dụng cho các hoạt độngdạy học trong nhà trường TBDH bao gồm hệ thống tăng âm, loa, micro; ti vi và cácđầu đọc VIDEO, VCD, DVD; các loại máy chiếu phim dương bản, máy chiếu quađầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính, bảng tương tác; các loại tranh, ảnh, sáchgiáo khoa, bản đồ, bảng biểu; các loại mô hình, vật thật; các dụng cụ, thiết bị thínghiệm; máy móc, thiết bị, dụng cụ dạy học thực hành, nhà truyền thống, v.v
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, TBDH là một trong những điềukiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên cùng học sinh thực hiện mục tiêu giáo dục
Hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức chongười học, đảm bảo quá trình dạy học được sinh động, thuận tiện, chính xác TBDHgóp phần kích thích hứng thú học tập cho người học, tạo điều kiện thuận lợi cho quátrình lĩnh hội kiến thức của người học TBDH giúp người học tăng cường trí nhớ, làmcho việc học tập được lâu bền TBDH Là phương tiện giúp người học hình thành vàrèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cả thao tác trí tuệ lẫn thao tác vật chất Cung cấp thêmkiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống
TBDH luôn được coi là một yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học và luôn
là một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục
TBDH chỉ phát huy được tác dụng tốt trong dạy học khi được quản lý tốt Do đó đi đôi với việc đầu tư, trang bị thì điều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lý, sử dụng TBDH trong nhà trường Do TBDH là một lĩnh vực vừa mang đặc tính kinh tế - giáo dục; vừa mang đặc tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học; Mặt khác, cần tuân thủ các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục Như vậy có thể nói quản lý TBDH là một trong những công việc của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường
Một trong những điều kiện quyết định thành công mục tiêu của giáo dục - đàotạo là phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học TBDH là một trong những
Trang 5thành tố không thể thiếu trong quá trình dạy học Để nâng cao chất lượng dạy học thìvai trò của TBDH là rất quan trọng TBDH là các phương tiện thực nghiệm, trựcquan, thực hành giúp người học gắn lý luận với thực tiễn, giúp cho quá trình nhậnthức của người học trở nên hiệu quả hơn, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học Đổi mới PPDH là việc sử dụng có hiệu quả các TBDH,đưa người học vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức Để TBDH phát huy đượcvai trò, vị trí của nó thì công tác quản lý, sử dụng TBDH trong các nhà trường là hếtsức quan trọng
Quản lý TBDH ở trường phổ thông là một bộ phận không thể thiếu đối vớicông tác quản lý về GDĐT, góp phần quan trọng vào việc tạo lập một trình tự quản lýkhoa học ở mỗi trường học phổ thông của những nhà quản lý giáo dục Do đó quản lýTBDH sao cho hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới giáo dục hiệnnay là điều tất yếu
2 Cơ sở thực tiễn
Trước yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phảiđổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo Để phát triển được giáo dục phảichuẩn bị nhiều điều kiện song hành, trong đó TBDH và công tác quản lý, sử dụngTBDH là điều kiện quan trọng trong quá trình dạy học
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các trườngTHPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng như các trường THPT trên toàn quốc đã vàđang thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa, đồng thời tiếp nhận trang thiết bịphục vụ cho công tác dạy và học của nhiều chương trình dự án cấp quốc gia Trênthực tế, hiệu quả quản lý đã có những chuyển biến tích cực đáng kể, góp phần nângcao chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học, trong đó có các trường THPT
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác quản lý, sử dụng TBDH ởcác trường THPT, thực tiễn vẫn còn những hạn chế trở ngại trong việc quản lý nhànước về TBDH ở trường THPT từ cơ chế quản lý, chính sách chưa hợp lý; tổ chức bộmáy và cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện hiện nay Vì thế, công tác quản
lý, sử dụng TBDH ở trường THPT Ngô Sĩ Liên thời gian qua gặp nhiều khó khăn docông tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học ở các trường THPT chưa khoa học, tổ chứcthực hiện chưa đồng bộ, công tác kiểm tra, đánh giá chưa được tiến hành thườngxuyên, xử lý vi phạm chưa kiên quyết, việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạyhọc chưa mang tính chiến lược, đầu tư mua sắm, chất lượng thiết bị không đảm bảo,công năng sử dụng còn nhiều bất cập vừa thừa vừa thiếu, công tác bảo dưỡng định kìchưa được thực hiện tốt, sử dụng, quản lý TBDH của giáo viên còn nhiều hạn chế
Đây là cơ sở thực tiễn nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Ngô Sĩ Liên để đáp ứng yêu cầu đổi mới và
Trang 6"Một số giải pháp quản lý, sử dụng thiết bị dạy học tại trường THPT Ngô Sĩ Liên huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”.
3 Khái quát về trường THPT Ngô Sĩ Liên
Huyện Trảng Bom ở vị trí trung tâm của tỉnh Đồng Nai, giáp gianh với thànhphố Biên Hòa, có tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam đi qua Là huyện Côngnghiệp, với 4 khu công nghiệp tập trung và 3 cụm công nghiệp địa phương, kinh tếphát triển nhanh Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương vàngười dân rất quan tâm đến giáo dục, ý thức và tinh thần học tập của các em học sinhtrên địa bàn khá cao, đại đa số các em đều hăng hái, năng động và nhiệt tình với cáchoạt động giáo dục và học tập
Trường trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên được thành lập từ năm 1991, tọa lạctại trung tâm Thị trấn Trảng Bom Tổng số cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên hiệnnay của nhà trường là 83 người Trong đó cán bộ quản lý 03 người, giáo viên 71người, nhân viên 9 người; 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn giáo viên THPT trong đócó 07 cán bộ, giáo viên có trình độ trên chuẩn, 16 giáo viên được công nhận là giáoviên dạy giỏi cấp tỉnh, 2 cán bộ, giáo viên được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh,hàng năm có khoảng 15% giáo viên được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Cán bộ quản lý gồm 01 hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng; Chi bộ Đảng có 37đảng viên Trường có 07 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng
Về chất lượng giáo dục trong năm học 2015 – 2016:
Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của 1184 học sinh (năm học 2015- 2016):
1184 75 6,33 712 60,14 366 30,91 30 2,53 1 0,08
Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của 1184 học sinh ( năm học 2015- 2016):
Trang 7Nhà trường đã mua đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo cũng như trang thiết
bị, đồ dùng dạy học cho các khối lớp, cho giáo viên và học sinh theo đúng quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục Nhà trường có đầy đủ phòng học, phòng chức năng
để đáp ứng nhu cầu dạy - học, với tổng số 33 phòng, trong đó: 26 phòng học đủ đểhọc 2 ca Số phòng làm việc, hội đồng, phòng họp, hội trường: 07 phòng Thư viện 01phòng, phòng thí nghiệm và phòng bộ môn: 03 phòng Phòng vi tính: 02 phòng 2phòng tin học với 55 máy vi tính phục vụ giảng dạy Trang bị mạng internet phục vụcông tác chuyên môn, quản lí và hoạt động dạy - học của nhà trường Với quy môtrường lớp, trang TBDH hiện nay tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu dạy và học
Trong các năm học vừa qua được sự quan tâm của Sở Giáo Dục và Đào tạoĐồng Nai, chú trọng đầu tư nâng cấp và tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ chocông tác giảng dạy và học tập ở các cấp học nói chung và cho trường THPT Ngô SĩLiên nói riêng Hiệu trưởng đã chỉ đạo xây dựng phát triển các phòng học bộ môn nhưphòng thực hành Lý, phòng thực hành Hóa, phòng thực hành Sinh học,… các phòngchức năng như phòng học Tiếng Anh, phòng trình chiếu, phòng máy tính để dạy Tinhọc, phòng dạy học bằng thiết bị tiến tiến nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vàphương tiện hiện đại vào quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường Năm 2016 được Ủy ban nhân dân huyện quan tâm đầu tư xây dựng cho nhàtrường nhà truyền thống với diện tích hơn 100m2
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin nên đã cónhững thiết bị hiện đại được đưa vào sử dụng trong nhà trường tạo điều kiện tối đacho việc dạy và học Được sự quan tâm, phối hợp của chính quyền địa phương, cácBan ngành đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong giáo dục học sinh
Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, tốtnghiệp đại học sư phạm, cả Hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng đều có trình độ thạc sĩchuyên ngành và quản lý giáo dục Cán bộ quản lý đã được tham gia các lớp bồidưỡng quản lý giáo dục, tập huấn quản lý TBDH
Đội ngũ giáo viên của nhà trường đạt trình độ chuẩn và một số trên chuẩn, đa
số có tuổi đời còn khá trẻ nên rất năng động tích cực sử dụngTBDH, nhất là TBDHtiên tiến Có 02 nhân viên phụ trách TBDH tốt nghiệp đại học chuyên ngành Vật lý,Hóa học Hàng năm đều được cấp kinh phí để mua sắm TBDH Đã được trang bị cácphòng học bộ môn như phòng thực hành Hóa học, phòng thực hành Sinh học, phòngthực hành Vật lý - Công nghệ, phòng học tiếng Anh, 2 phòng học tin học, Ba bộ thiết
bị dạy học tiên tiến
Tuy nhiên, hiện nay chưa có trường Đại học đào tạo giáo viên thiết bị có trình
độ Đại học, do đó các trường hoặc là tuyển trung cấp, cao đẳng, hoặc là tuyển giáoviên Lý, Hóa, Sinh làm giáo viên phụ trách thiết bị, nên việc tổ chức, quản lý, sử dụngTBDH của họ cũng hạn chế, thiếu chuyên môn Một số trang thiết bị được cấp không
Trang 8phù hợp với nhu cầu thực tế của nhà trường, chất lượng không đảm bảo chỉ sử dụng ítlần là hỏng, có thiết bị không sử dụng được Kinh phí để sửa chữa, bảo quản, bổ sungphương tiện dạy học đã hư hỏng nặng cần thay thế còn nhiều khó khăn do thủ tụchành chính, kinh phí hạn hẹp Chương trình dạy học còn nặng về lý thuyết, cách thứckiểm tra và đánh giá chưa thực sự đổi mới nên việc sử dụng TBDH của giáo viên rấtkhó thực hiện Sự hỗ trợ của xã hội trong việc mua sắm TBDH của nhà trường còn ít.
Đội ngũ làm công tác quản lý, sử dụng CSVC và TBDH trường THPT baogồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và nhânviên chuyên trách TBDH Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, sử dụng TBDH gặpnhiều khó khăn vì không được đào tạo bài bản, chủ yếu là mới được tập huấn, vẫnphải quản lý, sử dụng dựa vào kiến thức, kinh nghiệm bản thân thông qua thực tiễn tựbồi dưỡng
Nhân viên phụ trách TBDH chưa được đào tạo bài bản, công tác quản lý, khaithác sử dụng TBDH của nhân viên phụ trách TBDH còn hạn chế Nhân viên phụ tráchTBDH chưa thực sự hiểu biết về công tác TBDH Việc quản lý, sử dụng TBDH chưakhoa học, thiếu hệ thống, rời rạc, hiệu quả chưa cao Một số GV ít chịu khó học hỏi,tham khảo, nghiên cứu sử dụng Việc học tập bồi dưỡng về chuyên môn, về quản lý
và sử dụng TBDH còn sơ sài Đa số Giáo viên chưa phát huy được việc tự làm đồdùng dạy học cho bộ môn của mình Trang thiết bị của các phòng học bộ môn đượcquan tâm đầu tư, nhưng các phòng bộ môn chưa được xây dựng đúng theo yêu cầu.Phòng thực hành Hoá học, Sinh học chưa có hệ thống xử lí hoá chất an toàn Học sinhcòn lúng túng trong việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, do đó dễ dẫn đến hư hỏng,lãng phí
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Với vai trò là Hiệu trưởng, tôi nhận thấy công tác quản lý, sử dụng TBDH làmột hoạt động cần được duy trì để nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường, làđiều kiện để nhà trường phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáodục trong giai đoạn hiện nay Dưới đây là một số giải pháp đã thực hiện thành côngtrong công tác quản lý TBDH tại trường THPT Ngô Sĩ Liên
Giải pháp 1 Nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn cho đội ngũ tham gia quản lý TBDH ở trường.
Tăng cường nhận thức cả về lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, tầm quantrọng của TBDH trong trường học cho toàn thể giáo viên, nhân viên Bằng nhiềunguồn kinh phí tập trung mua sắm trang bị TBDH đủ, hiện đại theo trường chuẩnquốc gia, phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng dạy học Nâng cao một bước
về trình độ, kỹ năng thói quen sử dụng cho toàn thể giáo viên, kĩ năng quản lý, sửdụng TBDH cho cán bộ quản lý từ tổ chuyên môn và GV phụ trách thiết bị
Trang 9Hiệu trưởng quy định nhiệm vụ rõ ràng cho phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sởvật chất -TBDH, nhân viên phụ trách TBDH, giáo viên, bảo vệ, học sinh trong quản
Lập sổ giao nhận thiết bị dạy học, nhằm theo dõi việc giao nhận giữa các đơn vịcung ứng với nhà trường, theo dõi việc quản lí, sử dụng cơ sở vật chất nhà trường vớicác phòng thí nghiệm thực hành, theo dõi số lượng, chủng loại, tình trạng của cácthiết bị có tại trường, phục vụ cho công tác kiểm kê tài sản cố định hàng năm Khigiáo viên có nhu cầu cần sử dụng đồ dùng dạy học, các giáo cụ trực quan, hóa chất thínghiệm, giáo viên ghi phiếu mượn đồ dùng dạy học ở nhân viên các phòng thực hànhhoặc nhân viên phụ trách TBDH
Lập sổ báo giảng tiết thực hành để theo dõi việc thực hiện các tiết thực hành tạicác phòng thực hành của giáo viên bộ môn
Lập sổ đăng kí sử dụng phòng dạy học TBDH tiên tiến, để theo dõi việc thựchiện các tiết dạy giáo án điện tử có sử dụng TBDH tiên tiến
Các loại hệ thống hồ sơ sổ sách này được phó Hiệu trưởng lên kế hoạch kiểm trađịnh kỳ (1 lần / học kì) và kiểm tra đột xuất như kiểm tra hồ sơ sổ sách của các tổchuyên môn
Hiệu trưởng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở giáo viên phát huy hiệu quả vàcông năng của TBDH trong giảng dạy và giáo dục Nhắc nhở trong cuộc họp liên tịch,trong họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt tổ chuyên môn
Giải pháp 2 Xây dựng kế hoạch quản lý, bổ sung, mua sắm TBDH
a Thực hiện công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu danh mục thiết bị giáo dục
Trang 10Sau mỗi năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo điều tra về số lượng, chất lượng, chế độbảo quản thiết bị của từng môn học, từng phòng thực hành nhằm đánh giá mức độtrang thiết bị dạy học so với yêu cầu của từng bộ môn để nắm rõ hiện có những thiết
bị nào để phục vụ cho công tác giảng dạy của bộ môn Đầu năm học mới tổ chức chocác tổ bộ môn cùng nhân viên phụ trách TBDH kiểm tra, rà soát và đề nghị bổ sungcác thiết bị để phục vụ cho dạy và học của năm học mới
Hiệu trưởng lập tổ kiểm tra TBDH với thành phần gồm phó Hiệu trưởng phụtrách cơ sở vật chất, ban thanh tra nhân dân, các tổ trưởng chuyên môn cùng với nhânviên phụ trách TBDH Tổ kiểm tra phải đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất và trangthiết bị và phải đủ nhân lực thực hiện kiểm tra
Tổ kiểm tra các TBDH phân loại ra những thiết bị nào còn sử dụng được hay
hư hỏng sửa chữa được, những thiết bị không còn sử dụng được Lập danh mục cácthiết bị còn sử dụng được theo từng bộ môn Lập danh mục những thiết bị cần muasắm, bổ sung
Xác định hiệu quả khai thác các TBDH hiện có thông qua việc thống kê cáclượt sử dụng thiết bị của mỗi tổ, mỗi giáo viên trong từng tháng, từng học kỳ so vớiyêu cầu của chương trình, từ đó xây dựng kế hoạch bảo quản, sửa chữa và mua sắmthiết bị cho các năm học sau
Số lượng TBDH nhiều, việc xác định tình trạng của thiết bị khó khăn, một sốthiết bị không thể xác định được do không có chuyên môn Tổ trưởng không hệ thốnghết được số lượng các TBDH phục vụ cho các bộ môn trong tổ Nên cần phải sắp xếpthời gian hợp lý để có thể kiểm tra hếtTBDH Mời chuyên gia để xác định tình trạngcủa một số thiết bị có giá trị Tổ trưởng phối hợp với giáo viên bộ môn để rà soát lại
hệ thống TBDH cần phục vụ cho môn học Phân công cho các giáo viên rà soát lạidanh mục TBDH theo từng khối khối lớp
Đối với những TBDH hư hỏng không sửa chữa được, tổ kiểm tra lập biên bản
đề nghị thanh lý Căn cứ các quy định về quản lý tài sản hiện hành, Hiệu trưởng quyếtđịnh cho thanh lý đối với những TBDH thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên chothanh lý đối với những TBDH thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên
Hiệu trưởng chỉ đạo cho các tổ chuyên môn so sánh, đối chiếu các thiết bị đã có
và danh mục thết bị cần thiết để lập kế hoạch mua sắm thiết bị phục vụ cho dạy vàhọc của tổ
Hiệu trưởng yêu cầu phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và nhân viên phụtrách TBDH theo dõi và kịp thời báo cáo với hiệu trưởng các thông tin về danh mụcthiết bị do Công ty thiết bị giáo dục của Bộ Giáo dục ban hành, và yêu cầu các Tổchuyên môn đối chiếu, so sánh để lập kế hoạch mua sắm thiết bị cần thiết cho nămhọc mới phù hợp với yêu cầu và điều kiện của nhà trường
Trang 11b Xác định mức kinh phí mua sắm TBDH.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã giao kinh phí mua sắm trang thiết bịgiáo dục tối thiểu cho trường THPT Ngô Sĩ Liên, trong tổng kinh phí hoạt độngthường xuyên hàng năm Từ đó trường được phép chủ động mua sắm thiết bị bằngvốn nhà nước theo nhu cầu của đơn vị Hiệu trưởng chỉ đạo cho phó Hiệu trưởng phụtrách cơ sở vật chất căn cứ vào đề xuất của tổ kiểm tra, rà soát lại sau đó tổng hợp lậpdanh mục các thiết bị cần mua sắm bổ sung Hiệu trưởng giao cho nhân viên phụtrách TBDH cùng với kế toán dự trù kinh phí để mua Nhân viên phụ trách TBDH và
kế toán phải tìm hiểu kỹ thông tin, tìm hiểu rõ về trị giá cụ thể của từng TBDH
c Xây dựng kế hoạch quản lý TBDH trong năm học.
Đầu năm học, Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho phó Hiệu trưởng phụ tráchCSVC căn cứ vào kết quả quản lý, sử dụng TBDH năm học trước, định hướng pháttriển nhà trường và chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo để xây dựng kế hoạch Hiệutrưởng xây dựng kế hoạch có nội dung, tiêu chí rõ ràng; mục tiêu, lộ trình cụ thể Nộidung kế hoạch đủ cơ sở để Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra Kếhoạch có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng cho từng thành viên Có tiêuchí đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc quản lý, sử dụng TBDH và đưaviệc sử dụng TBDH của giáo viên vào tiêu chí thi đua xếp loại viên chức năm học
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng TBDH, một số điều kiện vàbiện pháp thực hiện phải phù hợp với điều kiện của trường Kế hoạch tổ chức thựchiện của các bộ phận phải khả thi Việc lập kế hoạch của giáo viên phải thống nhấttrong từng tổ bộ môn tránh chồng chéo
Kế hoạch quản lý, sử dụng TBDH của nhà trường đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụthể, rõ ràng trên cơ sở đó giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện cho bộ môn củamình, phù hợp với từng lớp và từng đối tượng học sinh
Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC căn cứ vàokết quả quản lý, sử dụng TBDH năm học trước, định hướng phát triển nhà trường vàchỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo để xây dựng bản kế hoạch dự thảo Tổ chức cuộchọp đủ các thành phần: Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, một số giáo viên cókinh nghiệm, nhân viên phụ trách TBDH Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC chủ trìcuộc họp, phổ biến dự thảo kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến góp ý Hiệu trưởng tổ chứchọp hội đồng triển khai kế hoạch, thống nhất kế hoạch và tổ chức thực hiện
d Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa TBDH.
Đầu năm học, để chuẩn bị mua sắm thiết bị cho năm học mới, hiệu trưởng xemxét đề xuất của tổ kiểm tra kết hợp với báo cáo kiểm tra tình trạng TBDH hiện có củacác tổ chuyên môn trên cơ sở đó lập kế hoạch mua sắm cho phù hợp tránh trùng lặp
Trang 12Hiệu trưởng xây dựng được kế hoạch sửa chữa mua sắm mới, bổ sung TBDH cầnthiết cho năm học
Hiệu trưởng phân công trách nhiệm hợp lý, rõ ràng Hiệu trưởng chỉ đạo phóHiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất kết hợp với các tổ, bộ phận tài vụ của nhà trườngchủ động trong việc lập kế hoạch, lập hồ sơ mua sắm TBDH, thường xuyên theo dõi,kiểm tra việc sử dụng, bảo quản TBDH Hiệu trưởng duyệt cấp kinh phí cho hoạtđộng mua sắm bổ sung Khi nhu cầu vượt quá mức kinh phí cho phép thì Hiệu trưởnghuy động từ nguồn xã hội hóa giáo dục
Để tránh chất lượng trang thiết bị của nhà cung cấp không đảm bảo thì cần phảitìm hiểu các nhà cung cấp có uy tín, tham khảo ý kiến đánh giá chất lượng TBDH củacác đơn vị đã sử dụng trước khi quyết định mua sắm TBDH
e Giáo viên lập kế hoạch cá nhân sử dụng, quản lý TBDH.
Dựa vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên về việc bảo quản, sử dụng TBDH
GV lập kế hoạch cá nhân trong đó thể hiện rõ các tiết dạy có sử dụng TBDH Giáoviên bám sát kế hoạch dạy học, số lượng TBDH của tổ để xây dựng kế hoạch sử dụngTBDH hợp lý Tổ chức họp tổ chuyên môn để thảo luận thống nhất những tiết dạy có
sử dụng TBDH và xây dựng kế hoạch chi tiết về thực hành, sử dụng TBDH
Tổ trưởng chuyên môn và phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn kiểm tra việclập kế hoạch và thực hiện Sắp xếp thời gian hợp lý để kiểm tra hết kế hoạch cũng nhưthực hiện của giáo viên
Giải pháp 3 Tuyên truyền, giáo dục giáo viên, cán bộ, nhân viên học sinh
có ý thức bảo quản, sử dụng TBDH
Hiệu trưởng cung cấp các văn bản, tài liệu hướng dẫn cho các tổ chuyên môn,giáo viên, triển khai trong các cuộc họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt giờ chào cờ.Giáo viên chủ nhiệm đưa nội dung vào sinh hoạt chủ nhiệm
Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, đưa vào nội dung thi đua.Lập pa nô, áp phích trang bị tại các phòng thực hành, thí nghiệm để tuyêntruyền về tác dụng và hiệu quả của TBDH trong dạy học Trích dẫn các câu nói củadanh nhân, của các triết gia về TBDH
Xây dựng quy chế sử dụng và bảo quản TBDH, phổ biến đến toàn thể cán bộ,giáo viên, nhân viên và học sinh để thực hiện
Việc sử dụng TBDH đã được tất cả thầy cô giáo tham gia, trong đó có các thầy
cô đã sử dụng thường xuyên và đem lại hiệu quả cao, tạo nhiều hứng thú học tập cho
Trang 13học sinh như cô Cao Thị Mỹ Phượng, cô Nguyễn Thị Mộng Tuyền, thầy Lê ThanhToàn, cô Lê Thị Linh…
Giải pháp 4 Ban hành qui định sử dụng TBDH và tổ chức cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên tập huấn kỹ năng sử dụng và bảo quản TBDH.
Hiệu trưởng ban hành qui định trong việc sử dụng TBDH và sử dụng phòngthực hành đúng mục đích, qui định cụ thể về việc sử dụng TBDH và nội qui phòngthực hành đối với GV và HS
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của cấp trên Hiệu trưởng chỉ đạo soạn thảoquy định và đóng góp ý kiến về quy định sử dụng TBDH, sử dụng phòng thí nghiệmthực hành Hiệu trưởng cùng với phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC và nhân viên phụtrách TBDH thảo luận để xây dựng nội qui, nội qui được gửi cho các tổ để giáo viênđóng góp ý kiến
Thông qua trong Hội nghị Cán bộ, giáo viên, nhân viên đầu năm và bắt đầu ápdụng cho năm học mới, trong quá trình thực hiện tiếp tục rà soát và bổ sung cho phùhợp với thực tiễn và đem lại hiệu quả cao
Hiệu trưởng phân công cho phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất chuẩn bịtài liệu tập huấn, báo cáo viên Dự trù kinh phí Phân công giáo viên có kinh nghiệmviết báo cáo tham luận về sử dụng và bảo quản có hiệu quả TBDH và báo cáo tại buổitập huấn
Tổ chức các tiết dạy thực hành sử dụng TBDH, sử dụng TBDH tiên tiến để toànthể giáo viên dự rút kinh nghiệm
Giải pháp 5 Tổ chức bảo trì, bảo dưỡng thiết bị dạy học Thực hiện các chuyên đề về việc sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học của các tổ bộ môn.
Hiệu trưởng hợp đồng với chuyên viên có năng lực, có kinh nghiệm và uy tín
để sửa chữa, bảo trì TBDH Nhân viên phụ trách TBDH chịu trách nhiệm theo dõi,kiểm tra trong thời gian bảo trì, sửa chữa Kế toán chịu trách nhiệm chi trả kinh phí.Chọn mua các thiết bị, máy móc có linh kiện thay thế để tránh trường hợp một số thiết
bị không có linh kiện thay thế
Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phân công mỗi tổ thực hiện báo cáomột chuyên đề về việc sử dụng hiệu quả TBDH Tổ hoàn thành chuyên đề Đại diệncác tổ báo cáo chuyên đề trước hội nghị giáo viên toàn trường Thực hiện hỗ trợ chogiáo viên báo cáo chuyên đề về thời gian, kinh phí Khen thưởng, động viên kịp thờicác chuyên đề hay, hiệu quả Có biện pháp chế tài đối với các tổ không thực hiệnchuyên đề Hiệu trưởng phân công sắp xếp thời khóa biểu, công tác khác hợp lý để cóthời gian cho giáo viên toàn trường tham dự buổi báo cáo chuyên đề
Trang 14Tổ chức cho giáo viên tham dự các chuyên đề, các tiết dạy sử dụng TBDH đạthiệu quả cao trong các đợt thi giáo viên giỏi, thi giáo viên ứng dụng công nghệ thôngtin giỏi trong dạy học.
Giải pháp 6 Tổ chức quản lý sử dụng thiết bị dạy học.
Hiệu trưởng thành lập tổ kiểm tra cơ sở vật chất thực hiện kiểm tra hiện trạng
cơ sở vật chất Hiệu trưởng xây dựng nội qui sử dụng và bảo quản thiết bị cho từngphòng chức năng Bố trí, phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, đối với nhân viên phụtrách TBDH
Thiết bị hàng năm được mua sắm, bổ sung tương đối đầy đủ và kịp thời phục
vụ tốt cho công tác dạy và học của trường Các phòng học bộ môn được quan tâmtrang bị, sửa chữa theo yêu cầu thực tế
Đầu năm học trong các buổi họp Hội đồng sư phạm, họp tổ trưởng chuyênmôn, Hiệu trưởng đã triển khai kế hoạch quản lý, sử dụng TBDH trong năm học mới,thông báo các loại danh mục thiết bị hiện có của trường đến từng giáo viên, có hệthống thành từng môn, theo từng khối tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tìm hiểu và
Phó Hiệu trưởng lập kế hoạch dự giờ dựa trên kế hoạch cá nhân của giáo viên
về sử dụng TBDH để đánh giá được hiệu quả sử dụng TBDH của tất cả các bộ môn.Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn kết hợp với tổ trưởng chuyên môn và cácthành viên trong lãnh đạo nhà trường dự giờ theo kế hoạch trong cả năm học
Nhân viên phụ trách TBDH lập sổ theo dõi về quản lý, sử dụng TBDH như:xuất – nhập thiết bị, kiểm kê thiết bị, sổ theo dõi việc mượn – trả thiết bị và sử dụngphòng học bộ môn, số tiết dạy thực hành của từng giáo viên
Giáo viên lên lịch báo giảng tiết thực hành hoặc tiết có thí nghiệm biểu diễn,minh họa tại lớp ( theo phân phối chương trình và sự thống nhất của tổ chuyên môn ).Nhân viên phụ trách phòng thực hành chuẩn bị TBDH Giáo viên bộ môn ký sổmượnTBDH, ghi rõ ngày mượn, tên TBDH cần mượn, phục vụ cho tiết dạy ở lớp.Thực trạng TBDH trước khi mượn
Trang 15Mỗi tổ chuyên môn lên kế hoạch nghiên cứu để sử dụng thành thạo TBDHhiện có cũng như tự làm những đồ dùng có thể làm được được để nâng cao việcchuyển tải kiến thức và kỹ năng của bài dạy Qua các phong trào hội giảng, hội thảo,kiểm tra chuyên môn, dự giờ thăm lớp…đều có theo dõi nhận xét đánh giá việc sửdụng TBDH
Giáo viên ký trả TBDH, ghi rõ ngày, tháng năm trả và thực trạng TBDH khitrả Nội quy, quy định khá chặt chẽ, rõ ràng, thuận lợi cho việc quản lí, sử dụngTBDH và quản lí các bộ phận chuyên môn trong vấn đề thực hiện chương trình củagiáo viên cũng như việc phát huy vai trò của TBDH trong giảng dạy Hiệu trưởnggiáo dục cho học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường, trong đó có giáo dục ý thứcbảo vệ tài sản, cơ sở vật chất, TBDH Những học sinh vi phạm có biện pháp xử línghiêm khắc
Sổ ghi tên thiết bị:
2
Sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học:
Thứ- Ngày Họ và tênCBGV Môn Lớp Tên thiết bị Dạytiết Kýmượn Ngàytrả Kýtên
Giải pháp 7 Tổ chức thi tự làm đồ dùng dạy học trong giáo viên Thực hiện kiểm tra, đánh giá việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học
Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn Tổ chức hộithảo giới thiệu sản phẩm dự thi của giáo viên nhân dịp chào mừng 26/3 Thành lậpban giám khảo gồm các thành viên trong BGH, BCH Công đoàn và giáo viên có kinhnghiệm để chấm sản phẩm và phát thưởng cho các sản phẩm đạt giải cao Cán bộ