1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

104 1,2K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 533,5 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH–––––––––––––––––––––––

ĐẶNG VĂN HÙNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG

HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤCCHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60.14.05

Vinh 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo nhàtrường, khoa Sau Đại học trường Đại học Vinh; Các thầy, cô giáo đã tận tìnhgiảng dạy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được học tập, nghiên cứunâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ mới,

Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn, ngoài sự cố gắng củabản thân, còn có sự giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan đã tạo nhiều điềukiện thuận lợi trong công tác để tôi có nhiều thời gian tập trung đầu tư choluận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đến:

Hội đồng đào tạo; Hội đồng khoa học trường Đại học Vinh; Sở Giáo dụcvà Đào tạo Thanh Hóa; Các thầy cô, đội ngũ cán bộ quản lý của các trườngTHPT huyện Nông Cống; cùng đông đảo đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ,cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở thực tiễn, đóng góp những ýkiến quý báu cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Hà Văn Hùng,người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức, phương phápnghiên cứu, năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thànhluận văn này.

Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện, luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót Tôi kính mong nhận được những lời chỉ dẫn của các thầy cô; ýkiến trao đổi của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân cảm ơn !

Vinh, tháng12 năm 2011.

Trang 3

Đặng Văn Hùng

Trang 4

MỤC LỤC

1.2 Trường trung học trong hệ thống giáo dục 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN NỒNG CỐNG – TỈNH

3.2 Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường THPT

Trang 5

MỤC LỤC

1.2 Trường trung học trong hệ thống giáo dục 7

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN NỒNG CỐNG – TỈNH

3.2 Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường THPT

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trang bị trang thiết bị dạy học và quản lý thực hiện sử dụng thiết bị dạyhọc của giáo viên cũng như ở các trường phổ thông hiện nay là một nhu cầucấp thiết, đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học

Ngày nay, thiết bị dạy học đóng một vai trò quan trọng đối với việc đổimới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng nhưđánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương thức đổi mới mà toànĐảng, toàn dân tích cực tham gia Thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bịdạy học trong thời gian tới là một tiêu chí hàng đầu trong việc truyền đạt kiếnthức cho người giáo viên, đồng thời cũng rất cần thiết trong việc lĩnh hội trithức cho học sinh Thiết bị dạy học đã được nhiều ngành, nhiều người, nhiều

Trang 7

cấp lãnh đạo quan tâm và thu được nhiều kết quả đáng kể trong việc ứng dụngdạy học ở các trường phổ thông Một trong những vấn đề được quan tâm hiệnnay đó là trang bị phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính,…Tuy nhiên, sự đồngbộ cũng như trang bị thiết bị dạy học hiện nay thì “ cầu vượt cung “ còn làmột khoảng cách khá lớn

Căn cứ chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo đã xác định: Thiết bị dạy học là một trong những thành tố quantrọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học Thiết bị dạy học phải là nhữngthiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình và sách giáokhoa mới; phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộgiáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm; từng bước ứng dụng Công nghệthông tin vào giảng dạy ở các trường phổ thông.

Yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học (TBDH) trongtrường Trung học phổ thông (THPT) là vấn đề quan trọng và cấp thiết trongGiáo dục và Đào tạo hiện nay nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vàhội nhập quốc tế.

Do đó một số vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu hiện nay là việccung cấp, bảo quản, sử dụng trang bị thiết bị dạy học nhằm đáp ứng nhu cầunói trên Mặc dù vậy nhưng cho đến nay ở huyện Nông Cống chưa có một đềtài nào nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này.

Từ nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của việc đổi mới giáo dục phổ thông

nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Một số giải pháp quản lýcông tác thiết bị dạy học ở các trường THPT Huyện Nông Cống – ThanhHóa”.

2 Mục đích nghiên cứu.

Trang 8

Đề ra một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trườngTHPT huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, qua đó góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục phổ thông huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Khách thể Hoạt động quản lý công tác thiết bị dạy học của các

trường THPT tỉnh Thanh Hóa.

3.2 Đối tượng Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các

trường THPT huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

3.3 Phạm vi nghiên cứu.

Do nguồn lực và thời gian có hạn, đề tài nghiên cứu hạn chế trongphạm vi ở các trường Trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện NôngCống, tỉnh Thanh Hóa và đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý công tác thiếtbị dạy học trong thời gian hai năm: 2009 – 2010 và 2010 - 2011.

4 Giả thuyết khoa học Có thể xây dựng được các giải pháp quản lý công

tác thiết bị dạy học và từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cáctrường THPT huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng quản lý côngtác thiết bị dạy học ở các trường THPT.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiện nay về quản lý công tác thiết bị dạyhọc ở các trường THPT huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học.

- Vận dụng các giải pháp đã xây dựng vào thực tiễn quản lý công tácthiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

6 Phương pháp nghiên cứu.6.1 Nghiên cứu lý luận.

Trang 9

- Nghiên cứu văn bản quy phạm: văn bản, nghị quyết, chính sách củaĐảng và Nhà nước, tài liệu lưu trữ,…

- Nghiên cứu tài liệu tham khảo.

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phân tích và tổng hợp lý thuyết.

6.2 Nghiên cứu thực tiễn.

- Phương pháp điều tra, thăm dò.

- Phương pháp kiểm tra, so sánh, đánh giá.- Phương pháp thống kê, tổng hợp.

- Phương pháp quan sát, trắc nghiệm, chuyên gia.- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.

- Vận dụng kết quả của đề tài trong việc nâng cao hiệu quả quản lý côngtác thiết bị dạy học ở các trường THPT Huyện Nông Cống, góp phần nângcao chất lượng dạy học của tỉnh Thanh Hóa.

8 Cấu trúc luận văn.

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đượcphân thành 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương II: Thực trạng quản lý công tác TBDH ở các trường THPThuyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Trang 10

Chương III: Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở cáctrường THPT huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Giáo dục và Đào tạo ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều

hơn, “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhànước và của toàn dân” Mặt khác, Đảng và Nhà nước cũng đòi hỏi giáo dục

phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớpnhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rènluyện những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng công nghiệphoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế.

Trang 11

Nghị quyết Trung Ương 4 khoá VII đã xác định phải “Khuyến khích tựhọc”, phải “Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng chohọc sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”[9].

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định, “Phải đổi mớiphương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyệnthành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháptiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện vàthời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học” [7].

Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc Hội có nêu: “Đổi mới chươngtrình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ vớiviệc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử chuẩnhoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.

Trong Luật Giáo dục, Điều 24.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp vớiđặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềmvui, hứng thú học tập cho học sinh” [13].

Giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua đã rất coi trọng nguyên tắc trựcquan trong quá trình dạy học – giáo dục trong nhà trường Vì vậy, ngoài chủtrương ưu tiên tăng cường trang bị thiết bị dạy học (TBDH) của Đảng và Nhànước cho tất cả các cơ sở giáo dục; nhiều nhà khoa học cũng đã quan tâmnghiên cứu về vấn đề này và đã góp phần xây dựng nên hệ thống lý luận vềvai trò TBDH, là một trong những thành tố cơ bản trong quá trình dạy học –giáo dục hiện nay.

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những trọng tâm của đổi mớichương trỉnh và sách giáo khoa giáo dục phổ thông, thực hiện dạy học dựavào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và

Trang 12

hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạogóp phần hình thnh phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡnghứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập, muốn thực hiệnđược điều đó thì không thể thiếu TBDH.

Thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng trong quá trình dạy học nó vừalà nội dung vừa là phương tiện chuyển tải thông tin, giúp giáo viên tổ chức vàđiều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh hứng thú học tập,rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động, kỹ năng thực hành, hình thànhphương pháp học tập chủ động tích cực, sáng tạo; thiết bị dạy học trở thànhcông cụ nhận thức, là một bộ phận hữu cơ của cả phương pháp và nội dungdạy học.

Việc đổi mới quản lý TBDH trong nhà trường là điều tất yếu Tuy nhiên,trên thực tế việc trang bị, quản lý, khai thác sử dụng và bảo quản TBDH củacác trường phổ thông nói chung và các trường trung học phổ thông (THPT)nói riêng còn chưa được quan tâm đúng mức Đối với các trường THPT tỉnhThanh Hóa việc quản lý, sử dụng và bảo quản TBDH của các trường THPTđã và đang được thực hiện một cách thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều bấtcập, không đồng bộ, chưa được quan tâm đúng mức và chưa mang lại hiệuquả cao cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

1.2 Trường trung học trong hệ thống giáo dục.

1.2.1 Vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục

- Trường trung học bao gồm: trường trung học cơ sở, trường trung họcphổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung, bậc học nối tiếpbậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổthông Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học.

Trang 13

Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác củaChương trình giáo dục phổ thông;

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điềuđộng giáo viên, cán bộ, nhân viên;

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quảnlý học sinh theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng;

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục;

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quyđịnh của Nhà nước;

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội;- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáodục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.

1.2.3 Hệ thống trường trung học.

a Trường trung học có loại hình công lập và loại hình tư thục.

- Trường công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thànhlập và Nhà nước trực tiếp quản lý Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất vàkinh phí cho chi thường xuyên, chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo;

- Trường tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chứckinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chophép Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trườngtư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

b Các trường phổ thông gồm:

- Trường tiểu học và trung học cơ sở;

Trang 14

- Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;

- Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

c Các trường trung học chuyên biệt gồm:

Các loại trường theo qui định tại Mục 3 Chương III của Luật Giáo dục[13].

1.3 Một số khái niệm cơ bản.

1.3.1 Khái niệm về TBDH.

- Thiết bị dạy học không thể thiếu được trong quá trình dạy học Trướcđây người ta thường nói đến các từ: giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học, thiếtbị dạy học,… Ngày nay các chuyên gia nghiên cứu về thiết bị giáo dụcthường quen gọi thiết bị dạy học Vậy thiết bị dạy học là gì? Vị trí của thiết bịdạy học

- Theo Lotx Klinbơ (Đức) thì TBDH (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiếtbị dạy học, dụng cụ,…) là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết chogiáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành sử dụng hợp lý, có hiệu quả trongquá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học.[12, 78]

- Theo PGS.TS Trần Kiểu và PGS.TS Vũ Trọng Rỹ: TBDH là thuậtngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viênsử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của họcsinh, còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức giúp học sinh lĩnh hội cáckhái niệm, định luật, thuyết khoa học,… hình thành ở học sinh các kỹ năng,kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục.[3, tr 4]- Theo TS Thái Văn Thành: TBDH bao gồm: vật liệu, mẫu vật môhình, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ lao động dạy nghề, hoáchất, vật liệu, phim đèn chiếu, băng đĩa ghi âm, ghi hình, phần mềm dạy học,vườn trường,… [20, tr 90]

Trang 15

Theo bách khoa toàn thư Việt Nam: “ Thiết bị dạy học là một vật thểhoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trìnhdạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội kháiniệm, định luật, … hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết”.

Theo điều 1 về quy chế thiết bị giáo dục của Bộ Giáo dục (41/2000/QĐ-BGD-ĐT): “ Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và họcở tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc –họa và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyềnthống Nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phầnthực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện

Như vậy, có thể hiểu: Thiết bị dạy học là hệ thống đối tượng vật chất vàtất cả những phương tiện kỹ thuật được giáo viên, học sinh sử dụng trong quátrình dạy học, nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu của bài học.

1.3.2 Phân loại TBDH.

Thiết bị dạy học bao gồm 2 loại:

a Thiết bị dạy học truyền thống:

+ Tranh, ảnh giáo khoa, biểu đồ,… + Bản đồ, lược đồ giáo khoa,… + Mô hình, mẫu vật, hoá chất,…

+ Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học,…

Các thiết bị dạy học này được giáo viên và học sinh khai thác trực tiếplượng thông tin chứa dựng trong thiết bị.

b Phương tiện kỹ thuật dạy học:

+ Phim đèn chiếu, phim bản trong,…

+ Đèn chiếu qua đầu (overhead), đèn chiếu đa năng (projector),… + Băng đĩa ghi âm, băng đĩa ghi hình,…

+ Cassette, đầu đĩa, tivi,…

Trang 16

+ Phần mềm dạy học, máy tính,…

Giáo viên và học sinh muốn khai thác lượng thông tin chứa đựng trongcác thiết bị trên phải có thêm máy móc, thiết bị chuyên dùng,…người ta gọi làphương tiện kỹ thuật dạy học (hay còn gọi là phương tiện nghe nhìn) So vớicác thiết bị dạy học truyền thống thì các phương tiện kỹ thuật dạy học có mộtsố đặc điểm khác, đó là:

- Mỗi phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm 2 khối: khối mang thôngtin, khối chuyển tải thông tin tương ứng.

Khối mang thông tin Khối chuyển tải thông tin tương ứng

- Muốn sử dụng phải có điện lưới quốc gia.

- Đắt tiền gấp nhiều lần so với thiết bị dạy học thông thường.- Phải có trình độ sử dụng và bảo quản tốt.

- Phải có phòng ốc chuyên biệt để lắp đặt, sử dụng và bảo quản.

1.3.3 Vị trí, vai trò TBDH trong quá trình dạy học.

Theo quan điểm của lý luận dạy học hiện đại thì TBDH là 1 trong 4thành tố chủ yếu của quá trình dạy học [3, tr 5]

MỤC TIÊU

THIẾT BỊ DẠY HỌC

Trang 17

- Thiết bị dạy học chịu sự chi phối của nội dung và phương pháp dạyhọc Nội dung dạy học qui định những đặc điểm cơ bản của TBDH bởi lẻTBDH phải tính đến một cách toàn diện các đặc điểm của nội dung, chươngtrình.

- Mỗi TBDH phải cân nhắc, lựa chọn phù hợp để đáp ứng được nội dungchương trình đồng thời cũng phải thoả mãn các yêu cầu về khoa học, sưphạm, kinh tế, thẩm mỹ và an toàn cho giáo viên và học sinh khi sử dụngnhằm đạt kết quả mong muốn.

- Trong thời đại bùng nổ thông tin, phương pháp day học phải theo xuhướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh, năng lực thực hành,năng lực tự nghiên cứu Muốn đạt được điều đó thì không có cách nào khác làphải tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, trongđó chú trọng các phương tiện nghe nhìn và ứng dụng công nghệ thông tin vàoquá trình dạy học [6].

- Những thành tựu khoa học công nghệ làm xuất hiện nhiều loại thiết bịdạy học mới, hiện đại, giúp việc đổi mới phương pháp dạy học thêm thuậnlợi.

- TBDH đóng vai trò là công cụ quan trọng trong hoạt động nhận thứccủa học sinh nhất là các thiết bị dạy học có ứng dụng những thành tựu củacông nghệ thông tin, công nghệ hiện đại.

- Mỗi TBDH đều có thể phục vụ cho việc hình thành những tri thức kinhnghiệm, tri thức lý thuyết, kỹ năng, kỹ xảo thực hành,…

- TBDH đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các khái niệm, định luật,thuyết khoa học, các kỹ năng theo chương trình môn học và các phương phápđã học được.

1.3.4 Các chức năng của TBDH trong quá trình dạy học.

Trang 18

* Theo lý luận dạy học [3] [6]:

Các chức năng của TBDH trong quá trình dạy học thể hiện ở nhữngđiểm:

1 Sử dụng TBDH đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin về các hiệntượng, đối tượng nghiên cứu, do đó làm cho chất lượng dạy học cao hơn.

2 Sử dụng TBDH nâng cao được tính trực quan, cơ sở của tư duy trừutượng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng và hiện tượng.

3 Sử dụng TBDH giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích lòng ham muốnhọc tập, nghĩa là phát triển hứng thú nhận thức của học sinh.

4 Sử dụng TBDH giúp gia tăng cường độ lao động, học tập của họcsinh, cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa.

5 Sử dụng TBDH cho phép học sinh có điều kiện tự lực chiếm lĩnh trithức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo; có khả năng tự nghiên cứu, tự lắp ráp thínghiệm, làm thí nghiệm, tìm thông tin, lựa chọn câu trả lời, vận dụng,…

6 Sử dụng TBDH hợp lý hoá quá trình dạy học, tiết kiệm được thờigian để mô tả; ví dụ: mô hình động cơ đốt trong, mô hình nguyên tử,…

7 Sử dụng TBDH gắn bài học với đời sống thực tế, học gắn với hành,nhà trường gắn với xã hội.

8 Sử dụng TBDH giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinhquan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học [22] [26].

* Theo lý thuyết hoạt động nhận thức: Chức năng của TBDH trong

hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh [11] [24] :1 TBDH hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh.

2 Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.3 Kích thích hứng thú hoạt động nhận thức.

4 Hợp lý hoá quá trình hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động dạycủa học sinh

Trang 19

5 Rèn luyện kỹ năng thực hành và thói quen làm việc có khoa học.6 Giáo dục thế giới quan, hình thành nhân cách của người lao độngmới.

Trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học, giáo viên cần nghiên cứu thậtsâu nội dung sách giáo khoa môn học, căn cứ vào số lượng thiết bị dạy họcđược trang bị và tự làm mà định ra phương pháp khai thác thông tin cụ thể vớitừng loại thiết bị dạy học nhằm nâng cao được hiệu quả sử dụng thiết bị dạyhọc cao nhất trong quá trình dạy học.

1.3.5 Những yêu cầu về TBDH của trường THPT.

Thiết bị dạy học của trường THPT cần đảm bảo:

a Tính khoa học sư phạm.

- TBDH đảm bảo học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, thái độtương ứng nội dung chương trình học, giúp giáo viên truyền đạt cho học sinhnhững kiến thức cần thiết phù hợp với nội dung, chương trình học, nội dungsách giáo khoa, đảm bảo đúng đặc trưng của từng môn học, tâm lý lứa tuổicủa học sinh; giúp học sinh phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.

- Hình thức, nội dung và cấu tạo của thiết bị dạy học đảm bảo các đặctrưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản.

- TBDH phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảngdạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu của học sinh Các TBDH tập hợp thành bộ,phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục, hình thức trong đó mỗi loạidụng cụ, TBDH trong mỗi bộ có vị trí, vai trò phù hợp.

- Tính khoa học sư phạm của TBDH là luôn bám sát đối tượng sử dụng.- TBDH phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đạivà các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến [1] [3] [24].

b Tính trực quan.

- TBDH dùng biểu diễn trước học sinh phải đủ lớn để học sinh ở xa và

Trang 20

gần đều nhìn thấy được Thiết bị dạy học dùng cho cá nhân (thiết bị thínghiệm biễu diễn) phải phù hợp vị trí, tính chất thực hành.

- TBDH phải phù hợp tâm lý lứa tuổi, thị lực của giáo viên và học sinh.Vi dụ: TBDH để giáo viên mô tả, thực hành biểu diễn cho học sinhxem không quá nhỏ, quá nặng.

- Hệ thống kí hiệu trên TBDH phải đủ lớn, rõ ràng, màu sắc rực rỡ,đẹp, có độ tương phản mạnh và phù hợp với kí hiệu các thiết bị trong thực tế.

- Màu sắc thiết bi dạy học phải hài hoà, dịu mắt; trên một thiết bị cónhiều chi tiết giống nhau phải bố trí các màu khác nhau để dễ quan sát.

Ví dụ: Thiết bị, dụng cụ điện phải bố trí nhiều màu phù hợp đặc điểmkỹ thuật để học sinh lắp đặt dễ dàng và đúng kỹ thuật.

- TBDH phải đảm bảo tính an toàn lao động, thực hành cho giáo viênvà học sinh trong quá trình dạy học.

c Tính thẩm mỹ.

- TBDH thể hiện được bố cục hợp lý, trình bày đẹp.

- TBDH phải gây hứng thú cho học sinh sử dụng, học tập, kích thích sựsay mê làm việc với thiết bị dạy học, kích thích sự yêu môn học; tạo sự hứngthú trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.

d Tính khoa học kỹ thuật.

- Thiết bị dạy học đảm bảo tính chính xác của cơ sở toán học, khoa họckỹ thuật, số liệu phải phù hợp với thực tiễn.

- Chất lượng thiết bị phải đảm bảo tính năng kỹ thuật, độ bền.

- TBDH phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật,tương xứng, phù hợp nội dung, sự kiện, hiện tượng, thực tiễn, … và các cơ sởngoài xã hội.

Trang 21

- TBDH phải có cấu trúc hợp lý, kết cấu khoa học phù hợp với mônhọc, dễ vận chuyển, lắp ráp dễ dàng [6] [11].

đ Tính kinh tế.

- Nội dung và đặc tính kết cấu của TBDH sao cho chi phí thấp nhất mà hiệu quả sử dụng cao nhất.

- Giá thành rẻ, phù hợp kinh phí.

- TBDH đảm bảo độ bền cao, chắc chắn và chi phí bảo quản ít nhất.

1.4 Công tác quản lý nhà trường.

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: quan hệ giữa conngười với con người, giữa con người với thiên nhiên, giũa con người với xãhội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân của mình xuất hiện theo.Điều này làm nảy sinh nhu cầu quản lý Trải qua tiến trình lịch sử phát triểntừ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất, tổ chức điều khiển xãhội cũng phát triển theo Đó là tất yếu của lịch sử.

Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng quản lý trở thành nhân tố của sựphát triển xã hội Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọilĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người Các Mác coi quản lý làmột đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội.

1.4.1 Khái niệm về quản lý.

Khái niệm “quản lý” là khái niện rất chung, tổng quát Nó dùng choquá trình quản lý xã hội (xí nghiệp, trường học,…), quản lý giới vô sinh (hầmmỏ, máy móc,…) cũng như quản lý giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng,…) Cónhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý [27]:

- Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thểquản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức nhằm đạtmục đích nhất định.

Trang 22

- Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động,phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vậtlực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằmđạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [12].

- Theo tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ: Quản lý là hoạt độngthiết yếu nẩy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thểvào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thựchiện các mục tiêu chung của tổ chức [8]

1.4.2 Các chức năng quản lý.

Chức năng quản lý là một loại hoạt động quản lý đặc biệt, sản phẩmcủa quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá trong quản lý, tiêu biểubởi tính chất tương đối độc lập của những bộ phận của quản lý.

Quản lý có 4 chức năng:- Kế hoạch hoá;

Chu trình quản lý, biểu diễn theo sơ đồ:

Kế hoạch hoá

Tổ chứcKiểm tra, đánh

Thông tin

Chỉ đạo thực hiện

Trang 23

Kế hoạch hoá: Kế hoạch hoá là xác định mục tiêu, chương trình hànhđộng, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trongmột khoảng thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý; conđường, biện pháp, cách thức đạt đến mục tiêu của tổ chức.

Kế hoạch hoá là khâu quan trọng đầu tiên của một quá trình quản lý,chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý Người quản lý, nếukhông có kế hoạch sẽ không thể biết cách tổ chức nhân lực và các nguồn lựccủa đơn vị như thế nào Không có kế hoạch, người quản lý không thể tổ chứcsắp xếp đơn vị, không thể lãnh đạo người thuộc quyền hành động một cách cóhiệu quả theo mục tiêu của đơn vị được, công việc kiểm tra trở thành khôngcó cơ sở đối chiếu.

- Tổ chức: Là quá trình phân công, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra Đó là quá trình hình thành nên cấu trúc,các quan hệ của các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằmthực hiện thành công các kế hoạch và đạt được các mục tiêu tổng thể của tổchức.

- Điều khiển (chỉ đạo thực hiện): Là quá trình tác động gây ảnh hưởngđến các thành viên trong tổ chức để công việc của họ làm hướng đến các mụctiêu đã đề ra Các nhà quản lý phải có khả năng truyền đạt và thuyết phục vềcác mục tiêu bằng các biện pháp khác nhau.

Chỉ đạo quá trình nhằm đảm bảo mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộmáy điều hành Quá trình sản xuất hoặc hoạt động xã hội khác đều thông quachức năng phối hợp, nhằm tổ chức hợp lý mọi quan hệ hướng tới mục tiêu

Trang 24

nâng cao hiệu quả hoạt động Phối hợp còn có tác dụng liên kết các chức năngquản lý với nhau để cùng tác động đến đối tượng quản lý.

Chỉ đạo điều hành , theo dõi sự vận động của đối tượng để phát hiện kịpthời mọi lệch lạc và uốn nắn kịp thời trong hoạt động, động viên khen thưởngvề vật chất và tinh thần; đồng thời khiển trách, kỷ luật đối với cá nhân làm tổnhại đến quá trình hoạt động.

- Kiểm tra, đánh giá: Là khâu cuối cùng của quá trình quản lý, là chứcnăng rất quan trọng của công tác quản lý, thông qua đó cá nhân, bộ phận hoặctổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động phát hiện những sai sót,lệch lạc nảy sinh trong quá trình thực hiện để tìm nguyên nhân và các biệnpháp khắc phục, sửa chữa kịp thời nhằm hướng các công việc tiến đến việchoàn thành tốt kế hoạch

Kiểm tra là hoạt động quan sát kiểm nghiệm mức độ phù hợp quá trìnhhoạt động của đối tượng bị quản lý với các quyết định quản lý đã lựa chọn.

Kiểm tra, đánh giá có thể xem là quá trình tự điều chỉnh [12] [14].

1.4.3 Quản lý trường học.

Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, nó được hiểu theocác cấp độ khác nhau tuỳ theo việc xác định đối tượng quản lý Nếu hiểu giáodục là các hoạt động giáo dục diễn ra trong xã hội, nói chung quản lý giáo dụclà quản lý mọi hoạt dộng giáo dục của xã hội, khi đó quản lý giáo dục hiểutheo nghĩa rộng nhất.

Khi nói đến hoạt động của ngành giáo dục và đào tạo diễn ra ở các cơ sởgiáo dục và đào tạo được hiểu là quản lý một cơ sở giáo dục và đào tạo

Nếu hệ thống giáo dục bao gồm ngành giáo dục và đào tạo với toàn bộhệ thống giáo dục quốc dân, các tổ chức giáo dục và đào tạo ở địa bàn, lãnhthổ như quản lý giáo dục và đào tạo cấp tỉnh, huyện (thị)… đó chính là quảnlý một hệ thống giáo dục và đào tạo theo nghĩa hẹp.

Trang 25

Có nhiều cách định nghĩa quản lý giáo dục, chúng tôi trình bày một sốđịnh nghĩa:

Theo tác giả Trần Kiểm có hai nhóm khái niệm tương ứng: quản lý hệthống giáo dục (quản lý cấp vĩ mô), quản lý một nhà trường (quản lý vi mô)[12].

Đối với cấp vĩ mô:

- Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, cómục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tấtcả các mắc xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cấp cơ sở giáo dục lànhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triểngiáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục.

- Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi (emergence) củahệ thống; sử dụng một cách tối ưu tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằmđưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cânbằng với môi trường luôn luôn biến động.

- Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huyđộng, tổ chức, điều phối, điều chỉnh giám sát,… một cách có hiệu quả cácnguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triểngiáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Đối với cấp vi mô:

- Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ýthức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lýđế tập thể giáo viên, nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lựclượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệuquả mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Trang 26

- Quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vàoquá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh với sự hỗtrợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Theo tác giả Thái Văn Thành [18]:Quản lý giáo dục:

- Quản lý giáo dục nằm trong quản lý văn hoá-tinh thần.

- Quản lý hệ thống giáo dục là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ýthức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả cácmắc xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hìnhthành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quiluật chung của xã hội cũng như các qui luật của quá trình giáo dục, của sựphát triển thể lực và tâm lý trẻ em.

Quản lý nhà trường:

- Quản lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là một hệ thống con của quảnlý vĩ mô: Quản lý giáo dục; quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuổi tácđộng hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức-sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác,phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trìnhnày vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến.

- Quản lý nhà trường bao gồm hai loại:

+ Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường.

+ Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường [20].

1.5 Công tác quản lý TBDH của trường THPT.

Quản lý TBDH là một trong những công việc của người cán bộ quản lý,là đối tượng quản lý trong nhà trường.

Trang 27

a Yêu cầu của việc quản lý TBDH.

Người quản lý trường THPT cần nắm vững:- Cơ sở lý luận và thực tiển về lĩnh vực quản lý.

- Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp với nộidung quản lý, các mặt quản lý (trường học, thư viện, sách báo, TBDH,…)

- Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện vật chấtđể thực hiện chương trình.

- Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng đổi mới bằng một kế hoạchkhả thi.

- Biết huy động mọi tiềm năng có thể có của tập thể và cộng đồng chocông việc.

- Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thốngnhất là đảm bảo cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượnggiáo dục.

b Nguyên tắc quản lý TBDH.

- Nguyên tắc về tính mục đích: Quản lý TBDH phải hướng đến việc thựchiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạyhọc và giáo dục trong nhà trường.

- Nguyên tắc về việc đảm bảo tính hai mặt giữa hành chính và chuyênmôn: cần phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác quản lý hành chính và quản lýchuyên môn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của TBDH đồng thời khaithác và phát huy một cách khoa học tiềm năng của TBDH để thực hiện mụctiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường.

- Nguyên tắc về tính đầy đủ và đồng bộ TBDH: Cần phải có sự đồng bộgiữa trường sở và phương thức dạy học, chương trình sách giáo khoa và thiết

Trang 28

bị dạy học, thiết bị và điều kiện sử dụng, trang bị và bảo quản, mua sắm và tựlàm, giữa các thiết bị với nhau,

+ Trang bị và tiếp nhận đầy đủ TBDH phủ hợp với điều kiện cơ sở vậtchất của nhà trường, đồng bộ trường sở-phương thức tổ chức dạy học, chươngtrình, sách giáo khoa, điều kiện sử dụng của giáo viên và học sinh, trang thiếtbị bảo quản, tính đồng bộ giữa các thiết bị,…

+ Bố trí hợp lý các cơ sở vật chất lắp đặt, chứa đựng TBDH trong khutrường, trong lớp học, trong phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng thựchành,…

- Nguyên tắc về tính khoa học và hiệu quả:

+ Đảm bảo thực hiện tốt nội dung chương trình và phương pháp dạyhọc.

+ Sử dụng đúng tính năng, đúng mục đích, hợp lý + Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động giáo dục.

+ Tổ chức bảo quản trường sở, bảo quản, tu sửa hợp lý TBDH và cácphương tiện vật chất, kỹ thuật của nhà trường

c Nội dung cơ bản của quản lý TBDH.

- Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thốngTBDH hoàn chỉnh:

+ Bố trí trường sở, phòng ốc, khối công trình, hệ thống phòng học phùhợp với yêu cầu của các phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, phòng thực hành,… đảm bảo khai thác TBDH với hiệu quản tốt nhất phục vụ tốt quá trình dạyvà học.

+ Tiếp nhận, mua sắm TBDH theo yêu cầu của chương trình và kếhoạch trang bị của Sở và của nhà trường.

+Tổ chức thường xuyên phong trào tự làm đồ dùng dạy học, TBDHvà sưu tầm TBDH đặc sắc, hiệu quả sử dụng cao.

Trang 29

+ Trang bị TBDH cần có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện của nhàtrường, có trọng tâm, có tính chiến lược.

+ Có kế hoạch xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, TBDH trước mắt vàlâu dài bằng các nguồn lực khác nhau: ngân sách Nhà nước, đóng góp củanhân dân, giáo viên và học sinh tự làm.

- Duy trì bảo quản TBDH:

+ Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của Nhà nước: thực hiện chếđộ trách nhiệm, theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểmtra.

+ Bảo quản theo chế độ đối với thiết bị, vật tư, hoá chất, khoa học kỹthuật: cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ,… đến các dụng cụ tinh vi, đắt tiền (như hoá chất, dụng cụ quang học, máytính, thiết bị điện tử,…) cần có kinh phí để mua vật tư, dụng cụ phục vụ choviệc bảo quản.

- Sử dụng TBDH:

Chúng ta khó thực hiện được quá trình dạy học khi thiếu cơ sở vật chấtvà thiết bị dạy học Thực tế mỗi thiết bị dạy học đều phải thông qua việc sửdụng vào mục tiêu giáo dục, dạy học mới phát huy hiệu quả Để sử dụng tốtTBDH cần có một số điều kiện:

+ Cơ sở vật chất và TBDH phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng,đảm bảo được bảo quản tốt và đặc biệt là tổ chức quản lý sử dụng hợp lý.

+ Các điều kiện đảm bảo về kỹ thuật, môi trường (điện, nước, trang trínội thất,…).

+ Việc sử dụng TBDH có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyênmôn nghiệp vụ và thói quen của người sử dụng Đã không ít trường hợp giáoviên không chịu sử dụng TBDH trong khi giảng bài hoặc cán bộ quản lý

Trang 30

không quan tâm chỉ đạo việc xây dựng, khai thác, sử dụng TBDH trong khinhà trường đã trang bị đầy đủ TBDH

Do vậy, để khai thác, sử dụng tốt và hiệu quả cần giải quyết một số vấnđề quản lý như: đầu tư trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sửdụng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật, kỹ năng thực hành TBDH cho giáo viên, thực hiện nghiêm túc về các qui định chuyên môn,…

- Nội dung cụ thể của việc quản lý thiết bị dạy học:

+ Đạt được một hệ thống trang bị hoàn chỉnh cho dạy và học là mộtviệc làm lâu dài và tốn kém Phải xây dựng từ ít tới nhiều, từ đơn giản đếnhiện đại, bám sát vào chương trình sách giáo khoa, việc thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học,…mới có thể thực hiện được Mặt khác, phải dựa vàonhiều nguồn lực khác nhau: Nhà nước, nhân dân, thầy và trò mua sắm và tựlàm TBDH, tận dụng những máy móc, vật liệu phế thải trong đời sống nhưngcòn có ích cho nhà trường.

+ Nâng dần tính trực quan của bài học và tỉ lệ bài học có thực nghiệmtheo qui định của chương trình, tăng cường việc thực hành của học sinh nhằmtạo ra một nền tảng thực nghiệm của tri thức, làm ngắn lại con đường đạtđược sự hiểu biết.

+ Bằng thực nghiệm và trực quan, thực hành tạo ra hoạt động toàndiện (vận động, tư duy) và tính tích cực của người học, giúp học sinh tự tìm racác vấn đề của chính mình một cách chủ động theo triết lý “tôi làm, tôi hiểu”và phương pháp “tập phát minh”, khám phá khoa học.

+ Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục nhấtthiết các trường THPT phải có càng nhiều càng tốt các điều kiện:

Phòng TBDH, phòng thực hành.

Phòng thí nghiệm hoặc hệ thống phòng học bộ môn đủ chuẩn.

Trang 31

Các thiết bị, đồ dùng, tài liệu trực quan (tranh, ảnh, bản đồ, bảng biểu,hình ảnh trên phim bản trong,…)

Các mô hình mẫu vật tự nhiên, nhân tạo.

Các dụng cụ thực nghiệm (tái tạo sự vật, qui luật, hiện tượng tự nhiêncũng như sự vận động của chúng).

Các phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp, hiện đại,…

Những điều kiện hỗ trợ khác như: hệ thống điện nước, phòng chuẩnbị, kho chứa thiết bị, giá để thiết bị,…

Kết luận chương 1:

Trong chương này chúng tôi đã hệ thống các lý luận cơ bản về công tácquản lý thiết bị dạy học, phần đầu của chương là lý do và mục đích cũng nhưnhững nhiệm và phương pháp cơ bản để tiến hành đề tài nghiên cứu Phầntiếp theo trình bày tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và một số khái niệmcó liên quan cũng như chủ trương của Đảng, Ngành trong việc tăng cườngquản lý thiết bị dạy học Đây chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất các giải phápnâng cao chất lượng hoạt động quản lý này.

Trang 32

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌCỞ CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN NỒNG CỐNG – TỈNH THANH HÓA2.1 Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội huyện Nông Cống, tỉnh ThanhHóa.

2.1.1 Vị trí địa lý.

Nông Cống là một huyện nằm ở phía Tây – Nam của tỉnh Thanh Hóa,thành lập năm 1965; diện tích tự nhiên là 28.710ha với dân số gần 182.300người Vùng đồng bằng châu thổ của huyện khá lớn chiếm 63% diện tích, xenvới nhiều dãy núi đá vôi, đồi nhỏ; vùng đồng bằng tương đối trũng thườngxuyên bị ngập lụt vào mùa mưa lũ trong năm Phía Tây giáp huyện Triệu Sơnvà huyện Như Thanh, phía Nam giáp huyện Tĩnh Gia, phía Đông giáp huyệnQuảng Xương, phía Bắc giáp huyện Đông Sơn Huyện lỵ Nông Cống nằmcách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 22km; có đường sắt thống nhấtvà đường quốc lộ 45 chạy qua

2.1.2 Kinh tế

Với khoảng 87,6% dân số làm nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng GDPbình quân hàng năm đạt 8,63%(từ 2005 đến 2010) Tuy tốc độ còn chậm vàphát triển không đồng đều song những năm gần đây cơ cấu kinh tế tiếp tụcchuyển dịch theo hướng tích cực, tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế xã hội pháttriển

Cơ cấu đầu tư có nhiều chuyển biến, chú trọng vào các chương trìnhtrọng điểm, thiết yếu và giải quyết kịp thời những yêu cầu bức xúc về pháttriển kinh tế của huyện Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên; công nghiệp –xây dựng tăng trưởng khá; thương mại – dịch vụ phát triển theo hướng phục

Trang 33

vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân Tổng thu ngân sáchnhà nước trên địa bàn huyện tăng lên hang năm.

2.1.3 Văn hóa – xã hội.

Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, được Đảng bộ, chínhquyền, nhân dân hết sức quan tâm; thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực ytế, giáo dục, các chính sách xã hội, sự đóng góp của nhân dân ngày càng tăng;hoàn thành các chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần ổn định và nâng cao đờisống vật chất tinh thần của nhân dân.

Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập được đầu tư và xây dựngmới, bê tông hóa đường vào trường học, học sinh không còn nghỉ học vàomùa lũ

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được duy trì, thực hiện tốt cácchương trình y tế quốc gia, 100% trạm y tế có bác sĩ phục vụ Công tác dân sốkế hoạch hóa gia đình và chăm sóc bảo vệ trẻ em có nhiều chuyển biến tíchcực.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phongphú hơn, hình thành nhiều mô hình vui chơi giải trí lành mạnh, phục vụ tốtnhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần trong nhân dân Chất lượng, hiệu quảcuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có nâng lên.Hàng năm có trên 80% số hộ và 90% công sở được công nhận đạt tiêu chuẩnvăn hóa.

2.2 Một số nét về giáo dục các trường THPT huyện Nông Cống, tỉnhThanh Hóa.

2.2.1 Quy mô trường, lớp, CSVC phục vụ dạy và học:

* Quy mô trường, lớp.

Trong 5,6 năm gần đây, tốc độ phát triển trường,lớp ở bậc THPT củahuyện Nông Cống đã dần đi vào ổn định về số lượng Đó là do sự gia tăng

Trang 34

dân số trong những năm qua tương đối ổn định Từ năm học 2011- 2012 trở đichỉ có hệ thống công lập và Tư thục, quy mô phát triển sẽ ổn định Năm học2011 – 2012 cấp THPT huyện Nông Cống có 5 trường: THPT Nông Cống I,THPT Nông Cống II, THPT Nông Cống III, THPT Nông Cống IV, THPTNông Cống V, THPT Tư thục Nông Cống Để theo dõi về quy mô phát triểngiáo dục THPT huyện Nông Cống trong những năm qua ta dựa vào bảng sốliệu sau:

Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp, học sinh THPT huyện Nông Cống 2 từ Năm học 2007 –2008 đến năm học 2010 – 2011.

Trường THPT

Năm học

2007 – 2008 2008 – 2009 2009 – 20102010 – 2011

Số họcsinh

* Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy.

Hiện nay, các trường THPT trên địa bàn huyện Nông Cống có 2/3 trườngcó phòng học kiên cố, số trường có phòng thí nghiệm thực hành 1/3 trường,tất cả 5 trường chưa có phòng học bộ môn Phòng thiết bị của các trường từ

Trang 35

trước đến nay chưa được quan tâm đúng mức, phòng TBDH này gần giốngnhư một nhà kho chứa tất cả các thiết bị, đồ dùng dạy học, tranh ảnh, …

Nhìn chung cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa đáp ứng được trướcyêu cầu dạy và học hiện nay

2.2.2 Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý TBDH.

Bảng số liệu sau đây cho ta tham khảo thêm tình hình về số lượng vàchất lượng đội ngũ cán bộ quản lý TBDH các trường THPT huyện NôngCống, tỉnh Thanh Hóa:

Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ quản lý công tác thiết bị dạy học của 5 trườngTHPT huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Tính đến 20/5/2011).

Trường THPTĐảngviên

1– 2năm

3– 5năm

6– 8năm

Trang 36

Tuy nhiên, một số cán bộ quản lý(Hiệu trưởng) sẽ nghỉ hưu trong 1, 2

năm tới; một số cán bộ quản lý còn trẻ tuổi nghề và tuổi đời, chưa có nhiềukinh nghiệm, thiếu chủ động sáng tạo trong công việc quản lý thiết bị dạyhọc, chủ yếu dựa vào sự chỉ đạo của cấp trên, rập khuôn theo khuôn khổ từcấp trên chỉ đạo Quản lý chủ yếu dựa vào thông tư văn bản chỉ đạo của cấptrên chưa được trao dồi thông qua kinh nghiệm và sự học hỏi của cá nhân, họchỏi các trường bạn Với tuổi đời dưới 40 và tuổi nghề giáo mới hơn 5 năm,tuổi quản lý vài ba năm tất yếu kéo theo lãnh chỉ đạo không kịp thời và khôngtránh khỏi nhiều hạn chế Vì vậy, số cán bộ quản lý này thâm niên còn quáhạn chế, học hỏi trường bạn còn quá khiêm tốn, tính tất yếu quản lý kết quảgiảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh chưa cao, chưa kể đến việcquản lý và tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, chất lượng quản lý chắc hẳnchưa tốt

Năm học 2007 – 2008, cùng với chủ trương của cả quốc gia, cấp THPThuyện Nông Cống tiếp tục thực hiện phân ban đại trà, chương trình, sách giáokhoa mới lớp 10, 11 Từ các số liệu trong bảng chúng ta thấy kết quả 2 mặtgiáo dục học sinh các trường THPT huyện Nông Cống trong những năm thựchiện chương trình, sách giáo khoa mới có chiều hướng tăng lên (hạnh kiểm tốtvà học lực giỏi)

Trang 37

Năm học 2007–2008 tỉ lệ đậu tốt nghiệp là 89,8%; thi đậu Đại học, caođẳng 23,9%; số học sinh đạt giải học sinh giỏi tỉnh là 140 em – các chỉ số nàytăng lên trong những năm sau Đặc biệt có học sinh 2 lần được giải thưởngcủa Vifotect(cuộc thi sáng tạo trẻ dành cho thanh thiếu nhi toàn quốc tham giado Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội khoa học kỹthuật Việt Nam đồng tổ chức) Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh yếu kém về học lựccũng còn cao, học sinh xếp loại yếu về mặt hạnh kiểm đang chiếm một tỉ lệcần phải được giảm xuống nhiều hơn nữa.

2.3 Thực trạng quản lý công tác TBDH các trường THPT huyện NôngCống, tỉnh Thanh Hóa.

2.3.1 Thực trạng đội ngũ quản lý TBDH.

Đội ngũ cán bộ quản lý công tác TBDH là tất cả những người tham giaquản lý TBDH: từ Hiệu trưởng đến phó Hiệu trưởng; cán bộ quản lý TBDH;tổ trưởng chuyên môn; giáo viên

Đa phần đội ngũ cán bộ quản lý TBDH chưa qua trường lớp đào tạo vềchuyên môn nghiệp vụ quản lý TBDH theo yêu cầu mới, nhìn chung chỉthông qua môi trường sư phạm mà quen dần và hình thành Kiến thức quản lýTBDH chưa được bồi dưỡng hoặc có bồi dưỡng nhưng chưa được cập nhậtthường xuyên, chưa thật sự phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới về quản lýTBDH so với các yêu cầu về quá trình dạy học hiện nay Đa số giáo viên cũngnhư cán bộ quản lý giáo dục vẫn xem quản lý TBDH là nhiệm vụ quan trọngcòn bình diện trên lý thuyết, số đông giáo viên vẫn xem việc quản lý TBDH làmột công việc tạm thời, nhiệm vụ của người khác không phải là trách nhiệmcủa bản thân họ, họ thường lơ là, không xem THDH là tài sản vô giá của Nhàtrường và của bản thân mỗi giáo viên, việc quản lý tốt TBDH là góp một phầnquan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ trẻhiện nay học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải đi đôi với thực tế, không còn

Trang 38

phương pháp học tập chỉ theo phương pháp tiếp thu lý thuyết kinh điển Đểnắm rõ hơn nhiệm vụ và trách nhiệm của những người tham gia công tác quảnlý thiết bị các trường THPT trong huyện Nông Cống, chúng tôi xin giới thiệuđôi nét về thực trạng đó.

2.3.1.1 Thực trạng quản lý TBDH của Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường có đầy đủ tư cách pháp nhânquản lý toàn bộ cơ sở vật chất – TBDH của nhà trường, chịu trách nhiệmtrước nhà nước về mọi mặt hoạt động của nhà trường nói chung, đồng thờiphát huy triệt để hiệu quả của công tác quản lý TBDH nói riêng

Nhìn chung các vị Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện Nông Cống cótinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện chỉ đạo của cấp trên: phân côngchuyên môn, lập kế hoạch,…Tuy nhiên, việc kiểm tra định kỳ vẫn còn trên lýthuyết, chưa có sổ sách quản lý chặt chẽ, chưa mạnh dạn kiểm tra thườngxuyên, chưa quy trách nhiệm triệt để đến từng giáo viên,…Chúng tôi xin nêumột số ưu, khuyết điểm trong quản lý về TBDH ở các trường THPT như sau.

* Ưu điểm

Trước khi chuẩn bị khai giảng năm học mới, quí Hiệu trưởng các trườngthường tổ chức quán triệt cho toàn thể giáo viên nhận thức sâu sắc tầm quantrọng của việc thực hiện kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quảsử dụng thiết bị dạy học trong quá trình giáo dục và giảng dạy cho học sinh.Tất cả các giáo viên phải thấy rõ trách nhiệm của mình đối với trường, đối vớilớp và đối với nhu cầu của xã hội Đặc biệt, nhất là từ năm học 2007 trở đi lấyphương châm công nghệ hóa thông tin trong trường học,…

Hiệu trưởng nhà trường phân công giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, bố tríngười phụ trách công tác thiết bị giáo dục, bố trí phòng kho chứa thiết bị, bảoquản thiết bị, mua sắm tủ, kệ ngăn nắp rõ ràng.

Trang 39

Quan tâm, chỉ đạo giáo viên khai thác tối đa công năng của thiết bị dạyhọc, nâng cao chất lượng dạy và học với công nghệ dạy học hiện đại.

Tuy nhiên, trong quá trình lãnh, chỉ đạo thực hiện quản lý TBDH ở cáctrường vẫn còn nhiều bất cập, chúng tôi xin nêu ra một số hạn chế có khảnăng khắc phục trong thời gian tới.

* Hạn chế.

a Công tác lập kế hoạch.

Kế hoạch hóa công tác TBDH là một trong những chức năng quan trọngcủa công tác quản lý TBDH Tuy nhiên các trường THPT ở huyện NôngCống hiện nay chưa lập kế hoạch riêng, cụ thể cho việc sử dụng và bảo quản

TBDH

Kế hoạch về công tác TBDH bao gồm:

- Kế hoạch đầu tư, mua sắm: Chưa khả thi, chưa sát với tình hình thực tế.- Kế hoạch sử dụng, khai thác TBDH: Còn lấp lững, chưa cụ thể,chưachi tiết

- Kế hoạch bảo quản, sửa chữa TBDH: Kiểm tra chưa theo kế họach.

b Công tác tổ chức.

Ngay từ đầu năm học, các Hiệu trưởng đã triển khai công tác quản lýthiết bị dạy học phục vụ nhu cầu cho việc đổi mới phương pháp dạy học, quántriệt công tác quản lý TBDH với việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường làmột nhiệm vụ rất quan trọng

Tuy nhiên một số cán bộ quản lý của các trường THPT huyện NôngCống chưa thật sự quan tâm đến công tác thiết bị dạy học, còn nặng về hìnhthức, chưa tạo sức bật trong công tác quản lý thiết bị dạy học phục vụ nhu cầucho việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa gắn công tác quản lý TBDH vớiviệc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường là một nhiệm vụ rất quan trọng.Trong công tác đôi khi còn buông lỏng, xem nhẹ; với cơ sở vật chất còn thiếu

Trang 40

thốn, cán bộ quản lý nhà trường chưa linh hoạt, nhạy bén … tổ chức côngviệc chưa thật hợp lý, thật khoa học Trách nhiệm của cán bộ quản lý thiết bịdạy học là: quản lý thiết bị dạy học và chuẩn bị thiết bị dạy học cho giáo viênbộ môn là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, có tác động sâu sắc đến hiệu quảtiết dạy, đến chất lượng giảng dạy của bộ môn, ảnh hưởng đến chất lượng đàotạo của nhà trường Tuy nhiên, Ban giám hiệu nhà trường chưa quán triệt triệtđể tư tưởng về trách nhiệm quản lý TBDH cho toàn thể cán bộ, giáo viên vàhọc sinh, trách nhiệm của cán bộ quản lý thiết bị dạy học là: quản lý thiết bịdạy học và chuẩn bị thiết bị dạy học cho giáo viên bộ môn là nhiệm vụ quantrọng, cần thiết, có tác động sâu sắc đến hiệu quả tiết dạy, đến chất lượnggiảng dạy của bộ môn, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

Triển khai kế hoạch, tổ chức, thực hiện công tác quản lý công tác thiết bịdạy học còn chồng chéo lên nhau, không đồng bộ với kế hoạch giảng dạy;công tác kiểm tra, công tác đánh giá việc sử dụng, khai thác và việc thực hiệnđầy đủ số tiết trong phân phối chương trình qui định có sử dụng thiết bị dạyhọc, chưa được thường xuyên hoặc thực hiện có tính chất chiếu lệ qua loa.

Nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc tập huấn cho cán bộ quản lý TBDH và tập huấn cho giáo viên sử dụng thiết bị dạy học, trao đổikinh nghiệm, học tập nâng cao tay nghề giữa các giáo viên cùng bộ môn, khácbộ môn, giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học.

Chưa chủ động huy động nguồn kinh phí xã hội hóa giáo dục để trangbị bổ sung thiết bị dạy học, vẫn còn mang nặng tư tưởng trông chờ từ nguồncung cấp của cấp trên, chưa mạnh dạn lập kế họach hay mua sắm bổ sungđầy đủ hóa chất, dụng cụ,… chưa tập hợp được nguồn lực giáo viên, chưaphát động mạnh mẽ được phong trào làm đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học.TBDH của các nhà trường hiện nay vẫn còn nhiều thiếu, thừa cục bộ, vẫncòn dưới dạng hình thức, có một số TBDH ứng dụng không khả thi vào quá

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông (môn Vật lý), Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông (môn Vật lý)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004, Tài liệu tập huấn công tác quản lí và bảo dưỡng cơ sở vật chất và thiết bị trường trung học phổ thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn công tác quản lí và bảo dưỡng cơ sở vật chất và thiết bị trường trung học phổ thông
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007, Tài liệu hướng dẫn công tác Sách-Thiết bị giáo dục năm học 2007-2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn công tác Sách-Thiết bị giáo dục năm học 2007-2008
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006, Báo cáo giải trình của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo giải trình của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007, Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
8. PGS.TS Trần Hữu Cát, TS Đoàn Minh Duệ, 1999, Đại cương về khoa học quản lý, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về khoa học quản lý
9. Chính phủ, 2002, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
10. Vũ Cao Đàm, 2006, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
11. Tô Xuân Giáp, 1997, Phương tiện dạy học, Hà Nội, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện dạy học
Nhà XB: NXB Giáo dục
12. Trần Kiểm, 2004, Khoa học quản lý giáo dục-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
13. Luật Giáo dục, 2006, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
14. Lưu Xuân Mới, 1998, Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục
15. Thái Xuân Nhi, 2002, Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vinh
16. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, 2011, Tài liệu hội nghị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20011-2012 bậc trung học, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hội nghị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20011-2012 bậc trung học
17. Trần Xuân Sinh, 2006, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
18. Thái Văn Thành, 2007, Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Huế
19. Thái Văn Thành và ThS. Chu Thị Lục, 2000, Giáo dục học II, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học II
20. Nguyễn Đình Thước, 2004, Lý luận dạy học đại học, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học đại học
21. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Đổi mới sự nghiệp phát triển con người, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới sự nghiệp phát triển con người
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
22. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, tháng 09/2005, Cơ quan Hiệp hội Thiết bị Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Thiết bị Giáo dục

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp, học sinh THPT huyện Nông Cống 2 từ  Năm học 2007 – 2008 đến năm học 2010 – 2011. - Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1 Quy mô trường, lớp, học sinh THPT huyện Nông Cống 2 từ Năm học 2007 – 2008 đến năm học 2010 – 2011 (Trang 33)
Bảng số liệu sau đây cho ta tham khảo thêm tình hình về số lượng và  chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý TBDH  các trường THPT huyện Nông  Cống, tỉnh Thanh Hóa: - Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng s ố liệu sau đây cho ta tham khảo thêm tình hình về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý TBDH các trường THPT huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: (Trang 34)
Bảng 2.4: Kết quả điều tra công tác tổ chức quản lý TBDH các trường  THPT huyện Nông Cống - Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.4 Kết quả điều tra công tác tổ chức quản lý TBDH các trường THPT huyện Nông Cống (Trang 40)
Bảng 2.6: Kết quả điều tra công tác kiểm tra – đánh giá quản lý TBDH  của tổ trưởng chuyên môn ở các trường THPT huyện Nông Cống - Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6 Kết quả điều tra công tác kiểm tra – đánh giá quản lý TBDH của tổ trưởng chuyên môn ở các trường THPT huyện Nông Cống (Trang 46)
Bảng 2.7: Kết quả điều tra công tác quản lý TBDH đối với cán bộ TBDH  các trường THPT huyện Nông Cống. - Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.7 Kết quả điều tra công tác quản lý TBDH đối với cán bộ TBDH các trường THPT huyện Nông Cống (Trang 50)
Bảng 2.8: Tổng hợp giáo viên có sử dụng đồ dùng dạy học hoặc thí  nghiệm biểu diễn của các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học các - Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.8 Tổng hợp giáo viên có sử dụng đồ dùng dạy học hoặc thí nghiệm biểu diễn của các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học các (Trang 54)
Bảng 3.1: Kết quả điều tra tính khả thi của các giải pháp quản lý công  tác thiết bị dạy học ở các trường THPH huyện Nông Cống. - Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.1 Kết quả điều tra tính khả thi của các giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường THPH huyện Nông Cống (Trang 95)
Bảng 3.2: Kết quả điều tra tính cần thiết của các giải pháp quản lý  công tác thiết bị dạy học ở các trường THPH huyện Nông Cống. - Một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện nông cống, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.2 Kết quả điều tra tính cần thiết của các giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường THPH huyện Nông Cống (Trang 96)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w