1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 – 2015) XÃ LONG SƠN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

114 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

QHSDĐ là một công tác đặc biệt quan trọng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở pháp lý để quản lý việc sử dụng đất, giao đất, cho

Trang 1

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

: : : :

NGUYỄN KHOA LUÂN

08124044 DH08QL

2008 – 2012 Quản Lý Đất Đai

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012-

Trang 2

BỘ MÔN QUY HOẠCH



NGUYỄN KHOA LUÂN

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 – 2015) XÃ

LONG SƠN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Duy Hùng

(Địa chỉ cơ quan: Bộ môn Quy hoạch, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản Trường

Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

Ký tên: ………

-Tháng 7 năm

Trang 3

2012-LỜI CẢM ƠN

Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và thử thách Con đường thành công không phải lúc nào cũng thẳng tấp và trải đầy hoa hồng Từ khi được sinh ra cho đến nay con đã được học rất nhiều điều trong cuộc sống nói chung và học tập nói riêng Con xin cảm ơn tất cả mọi người đã luôn bên con và giúp đỡ con để con học được nhiều điều và vững vàng khi đứng trước khó khăn, thử thách

Để được sống và học tập cho đến ngày hôm nay con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cha Mẹ, người đã sinh thành, nuôi dạy, luôn bên cạnh an ủi và động viên con khi con gặp khó khăn và vắp ngã Công ơn to lớn này con xin khắc khi

Em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản

và toàn thể thầy cô giáo đã tận tụy hết lòng dạy dỗ, dìu dắt và truyền đạt những kinh nghiệm hết sức quý bấu dể làm hành trang cho em bước vào cuộc sống Em xin chân thành cảm ơn

Đặc biệt em xin gửi lời tri ân đến Th.S Trần Duy Hùng,

thầy đã nhiệt tình quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ dẫn cho em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị cán bộ làm việc trong UBND Xã Long Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng thời gởi lời cảm ơn đặc biệt đến các anh chị địa chính Xã đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ cho em trong thời gian thực tập tại địa bàn phường

Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Quản Lý Đất Đai khóa

34, và những người bạn thân đã luôn giúp đỡ và chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập cũng như sinh hoạt tại trường

Em xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc đến tất cả mọi người

Tp HCM, ngày 20 tháng 7 năm 2012

Sinh viên

Nguyễn Khoa Luân

Trang 4

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Duy Hùng, Bộ môn Quy hoạch, Khoa Quản

lý Đất đai và Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

QHSDĐ là một công tác đặc biệt quan trọng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở pháp lý để quản lý việc sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay

Long Sơn là một xã duy nhất trong trực thuộc thành phố Vũng Tàu Phía Đông giáp sông Dinh, phía Nam giáp xã Tân Hải - huyện Tân Thành, phía Bắc và Tây giáp biển Nằm ở phía Bắc TP Vũng Tàu với diện tích 92 km2, trong đó có đến 54km2 là đất liền, còn lại là đất mặn Xã được bao bọc 4 bề bởi kênh rạch, sông biển Xã gồm

11 thôn với tổng diện tích đất là 92km2 Ngân sách xã hàng năm khoảng 8.225.542 tỷ đồng, trong đó, doanh thu của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt doanh thu khoảng 29 tỷ đồng ; thương mại - dịch vụ- du lịch và công nghiệp đạt doanh thu 159

tỷ đồng Để khai thác các thế mạnh hiện có và phát triển những tiềm năng kinh tế, sử dụng hợp lý quỷ đất của Xã Xuất phát từ nhu cầu đó từ nhu cầu đó, đề tài được thực hiện nhằm xác định tổng hợp nguồn lực đất đai, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-

xã hội và hiện trạng sử dụng đất của Xã, làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015

Trong qua trình thực hiện đề tài các phương pháp được sử dụng như: phương pháp điều tra; phương pháp thống kê, xử lý số liệu; phương pháp dự báo, phương pháp kế thừa; phương pháp bản đồ, đồng thời thực hiện theo hướng dẫn của thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Phương án quy hoạch sử dụng đất đưa ra sẽ là phương án tối ưu, đem lại hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội-môi trường, phù hợp với xu thế phát triển của địa phương hiện tại và trong tương lai

Phương án quy hoạch sử dụng đất đưa ra sẽ là phương án tối ưu, đem lại hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội-môi trường, phù hợp với xu thế phát triển của địa phương hiện tại và trong tương lai

Trang 5

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1

PHẦN I: TỔNG QUAN 3

I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

I.1.1 Cơ sở khoa học 3

I.1.2 Cơ sở pháp lý 7

I.1.3 Cơ sở thực tiễn 8

I.2 Khái quát địa bàn Xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu 9

I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện 10

I.3.1 Nội dung nghiên cứu 10

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu 10

I.3.3 Quy trình thực hiện 10

I.4 Dự kiến kết quả đạt được 11

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12

II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 12

II.1.1 Điều kiện tự nhiên 12

II.1.2 Các nguồn tài nguyên 16

II.1.3 Thực trạng môi trường 19

II.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 19

II.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 19

II.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 20

II.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 21

II.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 23

II.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 23

II.2.6 An ninh – quốc phòng 24

II.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 31

II.4 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI XÃ LONG SƠN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 33

II.4.1 Tình hình quản lý đất đai 33

II.4.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất 38

II.4.3 Đáng giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước 51

II.5 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI XÃ LONG SƠN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 55

II.5.1 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp 55

II.5.2 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn 55

II.5.3 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch 56

Trang 6

II.5.4 Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng 56

II.6 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 XÃ LONG SƠN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 56

II.6.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch 56

II.6.2 Phương án quy hoạch sủ dụng đất 64

II.6.3 Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất 77

II.6.4 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất 78

II.6.5 Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 81

II.6.6 Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

DTTN Diện tích tự nhiên

TSCQ, CTSN Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1: Lượng mưa theo tháng trong năm Trang 13

Bảng 2: Tổng lượng mưa năm theo tần suất 14

Bảng 3: Nhiệt độ không khí 14

Bảng 4: Tốc độ gió trung bình trong năm 14

Bảng 5: Tốc độ gió cực đại theo tần suất 14

Bảng 6: Tổng hợp các yếu tố khí hậu xã Long Sơn 15

Bảng 7: Số giờ nắng 15

Bảng 8: Độ cao trung bình theo mùa 16

Bảng 9: Lưu tốc dòng triều của các luồng lạch quanh đảo 16

Bảng 10: Hệ thống thuỷ văn Long Sơn 17

Bảng 11: Tình hình dân số Xã Long Sơn 22

Bảng 12: Cơ cấu dân số lao động Xã Long Sơn 22

Bảng 13: Công trình văn hoá, di tích của Xã Long Sơn 23 Bảng 14: Hiện trạng các công trình hạ tầng công cộng 24

Bảng 15:Mạng lưới thống giao thông Xã Long Sơn 25

Bảng 16 : Số đường hẻm Xã Long Sơn 25

Bảng 17:Danh mục các trạm biến áp hạ thế 27

Bảng 18: Hiện trạng cơ sở giáo dục 28

Bảng 19: Hiện trạng cơ sở y tế 29

Bảng 20: Cơ sở văn hoá-thông tin 30

Bảng 21: Thống kê diện tích đo đạc thành lập bản đồ địa chính 34

Bảng 22: Thống kê tình hình đăng ký cấp giấy của xã Long Sơn so với các phường xã khác 36

Bảng 23: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 39

Bảng 24: Hiện trạng sử dụng đất Phi Nông nghiệp năm 2011 40

Bảng 25: Thống kê diện tích đất theo đối tượng sử dụng và quản lý 41

Bảng 26: Biến động đất đai năm 2005 – 2011 43

Bảng 27: Phân tích biến động đất đai năm 2005-2011 45

Bảng 28: Cơ cấu sử dụng đất xã Long Sơn năm 2011 49

Bảng 29: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất năm 2011 52

Bảng 30: Dự báo dân số trong thời kỳ quy hoạch 59

Bảng 31: Chỉ tiêu các công trình dịch vụ đô thị 62

Bảng 32: Quy hoạch sử dụng 3 nhóm đất chính đến năm 2020 66

Bảng 33: Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 67

Bảng 34: Diện tích các loại đất phi nông nghiệp đến năm 2020 68

Bảng 35: Các dự án phát triển Đất ở đô thị Xã Long Sơn đến năm 2020 69

Trang 9

Bảng 36: Các công trình xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đến năm

2020 70

Bảng 37: Danh mục các công trình Quốc phòng đến năm 2020 70

Bảng 38: Chi tiết sử dụng đất khu công nghiệp dầu khí đến năm 2020 71

Bảng 39: Chi tiết sử dụng đất khu công nghiệp địa phương đến năm 2020 72

Bảng 40: Danh mục công trình cơ sở sản xuất kinh doanh quy hoạch đến 2020 72

Bảng 41: Thống kê diện tích các loại đất phát triển hạ tầng đến năm 2020 73

Bảng 42: Danh mục các công trình năng lượng đến năm 2020 74

Bảng 43: Danh mục các công trình giao thông đến năm 2020 74

Bảng 44: Danh mục công trình văn hóa quy hoạch đến năm 2020 75

Bảng 45: Danh mục chợ quy hoạch đến năm 2020 75

Bảng 46: Danh mục công trình thể dục thể thao quy hoạch đến năm 2020 75

Bảng 47: Danh mục các khu du lịch quy hoạch đến năm 2020 76

Bảng 48: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép trong kỳ QH 76

Bảng 49: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ QH 77

Bảng 50: Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các MĐSD trong kỳ QH 78

Bảng 51: Phân kỳ diện tích đất chuyển MĐSD trong kỳ QH 80

Bảng 52: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm 83

Bảng 53: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng theo từng năm kế hoạch 84

Bảng 54: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích 85

Bảng 55: Danh mục các công trình dự án trong kỳ kế hoạch 2011-2015 85

DANH SÁCH BIỂU Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất xã Long Sơn năm 2011 Trang 38 Biểu đồ 2: Biến động 3 nhóm đất chính năm 2005 so với năm 2011 43

Biểu đồ 3: Kết quả thực hiện KHSDĐ thời kỳ 2005-2011 so với KH được duyệt 51

Biểu đồ 4: Cơ cấu sử dụng đất xã Long Sơn đến năm 2020 66

Biểu đồ 5: Cơ cấu nhóm đất nông nghiệp đến năm 2020 68

Biểu đồ 6: Cơ cấu nhóm đất phi nông nghiệp đến năm 2020 69

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quá trình khai thác sử dụng đất đai luôn gắn liền với quá trình phát triển của

xã hội Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao, trong khi đó đất lại

có hạn và ngày càng trở nên quý giá Chính vì vậy mà việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và hoạch định khoa học Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu đất đai dùng để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, cụm khu công nghiệp, phát triển cơ sở

hạ tầng,… là rất quan trọng

Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy

định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm

sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” Đồng thời Luật đất đai năm 2003 đã nêu

rõ: “Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản

lý nhà nước về đất đai” Do vậy, công tác lập QH, KHSDĐ là một trong những nội

dung quản lý nhà nước về đất đai để giải quyết vấn đề trên

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những vùng kinh tế quan trọng và năng động dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong cả nước Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh Mặt còn lại giáp biển Đông với hơn 200 km bờ biển, có hơn 40 km là bãi tắm Long Sơn là một

xã duy nhất trực thuộc thành phố Phía đông giáp sông Dinh, phía Nam giáp xã Tân

Hải - huyện Tân Thành, phía Bắc và Tây giáp biển Nằm ở phía bắc TP Vũng Tàu

Xã gồm 11 thôn với tổng diện tích đất là 92km2 trong đó, diện tích đất đã được sử dụng tính đến năm 2003 là 57 km2 Số nhân khẩu: 13.558 nhân khẩu Ngân sách xã hàng năm khoảng 8.225.542 tỷ đồng, trong đó, doanh thu của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt doanh thu khoảng 29 tỷ đồng ; thương mại - dịch vụ- du lịch

và công nghiệp đạt doanh thu 159 tỷ đồng Hiện nay trên địa bàn Xã đang hình thành khu công nghiệp hóa dầu

Để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá thì công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải giữ vai trò rất quan trọng Quy hoạch sử dụng đất đai ở các cấp nói chung và cấp xã nói riêng đều nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của nhà nước, nó mang tính tổng quát và bao hàm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều đối tợng sử dụng đất với các mục đích khác nhau việc quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, làm cơ sở cho các ngành tiến hành quy hoạch của ngành mình, như vậy mới khắc phục được những tồn tại trong quá trình sử dụng đất đai

Từ nay đến năm 2020, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá trên địa bàn TP.Vũng Tàu nói chung và xã Long Sơn nói riêng diễn ra khá nhanh đồng thời với quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã gây áp lực lớn trong

Trang 11

việc bố trí sử dụng đất đai, nhu cầu sử dụng đất tương ứng với sự phát triển kinh tế -

xã hội của xã trong thời gian tới, đòi hỏi phải có một chiến lược bố trí sử dụng đất đai một cách hợp lý, thì việc lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 -2015) của xã Long Sơn là việc làm cần thiết

Xuất phát từ những lý do trên, được sự chấp thuận của Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản - Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cùng UBND TP Vũng Tàu

và UBND Xã Long Sơn, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011 - 2015) xã Long Sơn TP.Vũng Tàu”

 Mục tiêu nghiên cứu đề tài:

- Nắm rõ thực trạng sử dụng đất, sử dụng quỹ đất của xã hiệu quả nhất, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và định hướng trong tương lai

- Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai, xác định nhu cầu xây dựng phương án của

xã Long Sơn

- Làm căn cứ pháp lý để Nhà Nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất hay chuyển mục dích sử dụng đất, phục vụ công tác quản lý quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất

 Đối tượng nghiên cứu:

- Đất đai: Bao gồm tất cả các loại đất theo mục đích sử dụng (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) thuộc địa giới hành chính của Phường và các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

- Đối tượng sử dụng đất, các quy luật phát triển kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cở sợ hạ tầng

Trang 12

PHẦN I: TỔNG QUAN I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

I.1.1 Cơ sở khoa học

1 Các khái niệm

- Đất đai (land): là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng

(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như hoạt động sống của xã hội loài người

- Đất (soil): là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt trái đất có độ sâu giới hạn<3m Có các

thành phần vô cơ, hữu cơ, các thành phần này quyết định độ phì của đất

- Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân bố,

bố trí, sắp xếp, tổ chức

- Kế hoạch: là việc sắp xếp, bố trí, phân định, phân bổ, chi tiết hóa công việc theo

thời gian và không gian nhất định

- Quy hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế

của nhà nước về tổ chức, quản lý sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học

và có hiệu quả, thông qua việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích, các ngành và tổ chức sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai

- Kế hoạch sử dụng đất: là sự chia nhỏ, chi tiết hóa QHSDĐ về mặt nội dung và

thời kỳ, được lập theo cấp hành chính

KHSDĐ nếu được duyệt thì vừa mang tính pháp lý vừa mang tính pháp lệnh mà nhà nước giao cho địa phương hoàn thành trong giai đoạn kế hoạch Kế hoạch sử dụng đất được lập theo quy hoạch sử dụng đất ở 4 cấp: Toàn quốc, tỉnh, huyện, xã KHSDĐ có thể là kế hoạch dài hạn (5 năm), hay kế hoạch ngắn hạn (1 năm)

+ Cấp toàn quốc, tỉnh: Lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm

+ Cấp huyện, xã: Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm

- Phân khai: Chỉ tiêu phân khai là chỉ tiêu định hướng của QHSDĐ cấp trên phân

bổ cho QHSDĐ của đơn vị hành chính cấp dưới

- Phân kỳ: chỉ tiêu các loại đất đã xác định trong phương án quy hoạch sử dụng

đất được phân chia cho kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối

2/ Các nguyên tắc trong QHSDĐ

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh

- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; QH, KHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp với

QH, KHSDĐ của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với QHSDĐ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt

- QH, KHSDĐ của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Bảo vệ, tái tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh

Trang 13

- Dân chủ và công khai

- QH, KHSDĐ mỗi kỳ phải được xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó

4/ Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Điều 22 Luật Đất đai năm 2003, nêu các căn cứ để lập QH, KHSDĐ như sau:

- Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất gồm 7 căn cứ

+ Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương

+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường

+ Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất

+ Định mức sử dụng đất

+ Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất

+ Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

- Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất gồm 5 căn cứ

+ Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt + Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Nhà nước

+ Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

+ Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

+ Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất

5/ Nội dung của QH, KHSDĐ cấp xã

Trình tự nội dung lập QH, KH SDĐ các cấp (quốc gia, tỉnh, huyện, xã) gồm:

- Xác định diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất của cấp Huyện

- Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của xã, bao gồm: đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã; đất nghĩa trang, nghĩa địa do Xã quản lý; đất sông suối; đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác

- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của Xã

- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp Xã

- Giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Trang 14

6/ Lược sử công tác lập QHSDĐ

a) Công tác QHSDĐ ở 1 số nước trên thế giới

Các nước đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất từ rất sớm:

- Ở các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, gần đây là các nước Thái Lan, Malayxia, Philippin đã ứng dụng các quy phạm vào công tác điểu tra, đánh giá quy hoạch

- Ở các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia nhìn chung công tác quy hoạch đã phát triển và hình thành bộ máy quản lý đất đai tương đối tốt nhưng mới chỉ dừng lại cho phần quy hoạch tổng thể cho các ngành

- Ở Liên Xô cũ: Hệ thống quy hoạch ở Liên Xô ra đời rất sớm, bắt đầu từ thập niên

30 và phát triển liên tục không ngừng Đã hình thành hệ thống tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương Hệ thống QHSDĐ gồm có 4 cấp:

+ Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn liên bang

+ Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và nước cộng hòa

+ Quy hoạch vùng và huyện

+ Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp

Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã soạn thảo nội dung và các bước tiến hành QHSDĐ

Bước 1: Xác định các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Bước 2: Tổ chức và xây dựng kế hoạch thực hiện

Bước 3: Tổ chức điều tra, phân tích xác định các lợi thế và hạn chế chính

Bước 4: Xác định các loại hình sử dụng đất

Bước 5: Đánh giá khả năng thích nghi đất đai

Bước 6: Đánh giá các phương án quy hoạch

Bước 7: Chọn lựa phương án tối ưu

Bước 8: Soạn thảo quy hoạch sử dụng đất đai

Bước 9: Thực hiện QHSDĐ

Bước 10: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai

Thực tế cho thấy các quy trình, các phương pháp về điều tra quy hoạch sử dụng đất của FAO áp dụng ở nước ta bước đầu mang lại những thành tựu hết sức thiết thực

b) Công tác QHSDĐ ở nước ta

Công tác QHSDĐ được thực hiện theo lãnh thổ hành chính, từ cấp toàn quốc cho đến tỉnh, huyện, xã và theo quy hoạch ngành: các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp… Công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành từ năm 1961, trải qua các giai đoạn:

 Giai đoạn 1: 1961-1975

Trước ngày giải phóng cả 2 miền Nam và Bắc chưa có khái niệm về QHSDĐ

- Ở miền Bắc: Bộ nông trường đã tiến hành chỉ đạo cho các nông trường lập quy

hoạch sản xuất, những quy hoạch này đáp ứng được cho công tác bố trí sản xuất cho các nông trường quốc doanh nhưng các phương án quy hoạch không được phê duyệt nên tính khả thi và tính pháp lý không cao

- Ở miền Nam: Chế độ cũ có xây dựng dự án phát triển kinh tế hậu chiến với ý đồ

là dự án sẽ tiến hành quy hoạch phát triển sau chiến tranh, kết quả là ở miền Nam hình thành khu công nghiệp Biên Hòa 1

Trang 15

 Giai đoạn 2: 1975-1980

- Tiến hành phân vùng quy hoạch kinh tế cho toàn quốc đáp ứng cho yêu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân sau ngày giải phóng Nhà nước thành lập ban chỉ đạo phân vùng kinh tế nông lâm trung ương và ban phân vùng kinh tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Kết quả là đã tiến hành quy hoạch nông lâm nghiệp cho 7 vùng kinh tế và quy hoạch nông lâm 44 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Hạn chế: Đối tượng đất đai trong quy hoạch chủ yếu là đất nông lâm nghiệp,

tình hình tài liệu điều tra cơ bản thiếu và không đồng bộ, nội hàm quy hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm Thời kỳ này chưa nghe quy hoạch sử dụng đất

Hạn chế: Chỉ có quy hoạch cấp toàn quốc, cấp tỉnh; riêng quy hoạch cấp huyện,

xã chưa được đề cập đến

 Giai đoạn 4: từ 1987 đến trước luật đất đai 1993

- Trong luật đất đai 1987 có quy định: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung trong quản lý nhà nước về đất đai, tạo cơ sở pháp lý cho công tác lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất

- Giai đoạn này công tác lập quy hoạch im vắng do những nguyên nhân: Vì qua một thời kỳ quy hoạch rầm rộ, rộng khắp đã thực hiện ở cấp toàn quốc, vùng, tỉnh và với sự sụp đổ của Đông Âu, Liên Xô tan rã làm cho Việt Nam định hướng phát triển kinh tế theo thị trường có sự điều tiết nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên không cần thiết phải lập quy hoạch

- Tổng Cục quản lý ruộng đất ban hành Thông Tư 106/KH-RĐ hướng dẫn công tác lập QH, KHSDĐ cấp xã (kết quả đã lập quy hoạch khoảng 300 xã)

 Giai đoạn 5: từ 1993 đến trước luật đất đai 2003

- Luật đất đai 1993 ra đời làm cơ sở pháp lý cho QHSDĐ, thuận lợi đặc biệt là các văn bản dưới luật được ban hành (NĐ34/CP: Xác định chức năng của Tổng cục địa chính, hình thành một hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương; NĐ68/CP: Đây

là nghị định lần đầu tiên của Việt Nam Chính phủ ban hành chỉ đạo công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; Thông tư 1814/TCĐC: Hướng dẫn công tác lập

QH, KHSDĐ của cấp tỉnh, huyện, xã; Thông tư 1842/TCĐC: Hướng dẫn công tác lập

QH, KHSDĐ các cấp thay cho Thông tư 1814)

Trang 16

- Thời kỳ này thuận lợi về mặt pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình và nội dung phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất các cấp, đã xúc tiến công tác lập QHSDĐ rộng khắp

- Kết quả đạt được đã lập KHSDĐ 5 năm của cả nước, lập QHSDĐ định hướng toàn quốc đến năm 2010

Hạn chế: Quy trình, nội dung phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất chỉ dừng

lại ở hướng dẫn trình tự các bước tiến hành không phải là quy trình kinh tế kỹ thuật chặt chẽ, các định mức về chỉ tiêu sử dụng đất chưa thống nhất chung cho toàn quốc

mà vẫn còn vận dụng định mức của các bộ ngành Đối với khu vực đô thị có sự chồng chéo tranh chấp giữa 2 loại hình quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng) và khu vực nông thôn

 Giai đoạn 6: từ năm 2004 đến năm 2009

- Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực ngày 01/07/2004

- Văn bản dưới luật: Nghị định 181/2004/NĐ-CP; Nghị định 69/2009/NĐ-CP; Thông tư 30/2004/TT-BTNMT; Thông tư 04/2006/TT-BTNMT; Thông tư 19/2009/TT-BTNMT; Thông tư 06/2010/TT-BTNMT; Quyết định 04/2004/QĐ-BTNMT; Quyết định 10/2004/QĐ-BTNMT

Nội dung mới:

+ Hệ thống lập quy hoạch sử dụng đất chia làm 5 cấp

+ Thời kỳ lập quy hoạch sử dụng đất là 10 năm

+ KHSDĐ 5 năm thống nhất tất cả các cấp và gắn liền với QHSDĐ

+KHSDĐ phân kỳ 2 giai đoạn: KHSDĐ(5 năm đầu), KHSDĐ(5 năm cuối) + Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Đa phương án

Kết quả: Đã lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm cả nước; lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp

 Giai đoạn 7: từ năm 2009 (TT 19/2009/TT-BTNMT ngày 02-11-2009) đến nay

- Ngày 02/11/2009 Bộ TN&MT đã ban hành thông tư số 19/2009/TT-BTNMT thay thế thông tư số 30/2004/TT-BTNMT Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thông tư số 19 mới ban hành có nhiều sự khác biệt so với thông tư 30 trước đây Bao gồm các nội dung khác biệt sau:

1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

2 Về quan hệ giữa QHSDĐ của đơn vị hành chính cấp trên với QHSDĐ của đơn

vị hành chính cấp dưới

3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

4 Về hồ sơ, biểu mẫu và bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5 Về trình tự, nội dung lập và điều chỉnh QH, KHSDĐ

Trang 17

I.1.2 Cơ sở pháp lý

- Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992

- Luật đất đai năm 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 19/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003

- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/5/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thông tư 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quyết định 10/2005/BTNMT về việc ban hành qui định lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

- Công văn 5850/UBND-VP của UBND Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 16 tháng 09 năm 2009 về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng dụng đất đến năm 2020

và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 cho 3 cấp trên địa bàn Tỉnh

- Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (kèm theo công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

- Quy hoạch các ngành: Xây dựng, Công nghiệp, Giao thông-Vận tải, Du lịch, Giáo dục- Đào tạo, Y tế, Thể dục Thể thao, Thương mại-Dịch vụ, Nông nghiệp, Môi trường đến năm 2020

I.1.3 Cơ sở thực tiễn

- Phương án điều chỉnh QHSDĐ TP.Vũng Tàu đến năm 2010

- Phương án điều chỉnh QHSDĐ xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu đến năm 2010

- Dự thảo phương án QHSDĐ TP.Vũng Tàu đến năm 2020

- Phương án QHSDĐ đến năm 2020 và kế họach sử dụng đất 5 năm 2011-2015 tỉnh

Bà Rịa Vũng Tàu

Trang 18

- Niên giám thống kê của TP.Vũng Tàu

- Hệ thống biểu mẫu lập quy hoạch sử dụng đất của cả nước, thành phố, huyện, xã (kèm theo thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất)

- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 của xã Long Sơn

- Văn kiện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Long Sơn TP.Vũng Tàu nhiệm kỳ

2011 – 2015

- Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội xã Long Sơn đến năm 2020

- Quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn TP có liên quan đến phường: ngành Nông Lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, quy hoạch phát triển thương mại – dịch vụ, du lịch, văn hoá – thể dục thể thao, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng

- Số liệu thống kê đất đai năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 xã Long Sơn và thành phố Vũng Tàu

- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 và BĐHTSDĐ xã Long Sơn và TP.Vũng Tàu

- Hệ thống Bản đồ QHSDĐ Thành phố Vũng Tàu

- Hệ thống bản đồ địa chính xã Long Sơn

- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005-

2010 và định hướng kế hoạch giai đoạn 2010-2020 TP.Vũng Tàu

I.2 Khái quát địa bàn Xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu

Xã Long Sơn là một trong những đơn vị hành chính thuộc TP.Vũng Tàu, Nằm

trong vùng phát triển của khu tứ giác kinh tế phía nam, Long Sơn có vị trí quan trọng

về anh ninh quốc phòng trong khu vực.Với tiềm năng hiện có xã có khả năng phát triển thành đặc khu kinh tế của vùng Tổng diện tích đất tự nhiên theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010 là 5716,62 ha chiếm 38,11% diện tích tự nhiên toàn thành phố, trong đó đất nông nghiệp là 3636,12 ha chiếm khoảng 63,61%, đất phi nông nghiệp là 2039,83 ha chiếm khoảng 35,68% Gồm 11 thôn với 14.194 nhân khẩu, 3.698 hộ và khoảng 8771 lao động Trong đó lao động chủ yếu là nuôi trồng thuỷ hải sản và diêm nghiệp Bình quân 5người/hộ Mật độ dân số tương đối 248 người/km2 Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người đạt 4.027,5m2/người; Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người: 2.561,73m2/người; Bình quân đất phi nông nghiệp trên đầu người đạt 1.437,1m2/người

Cơ cấu kinh tế của phường chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người (“Hải sản- Thương mại- Dịch vụ- Tiểu thủ công nghiệp- Nông nghiệp”) Ngân sách xã hàng năm khoảng 8.225.542 tỷ đồng, trong đó, doanh thu của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt doanh thu khoảng 29 tỷ đồng, thương mại - dịch vụ- du lịch và công nghiệp đạt doanh thu 159 tỷ đồng Mức tăng trưởng của nền kinh tế tăng bình quân hàng năm trên 19% năm đã tạo môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh trên địa bàn, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần, thực hiện việc thu chi ngân sách được phương luôn đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích

Trang 19

I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện

I.3.1 Nội dung nghiên cứu

1 Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Long Sơn

2 Đánh giá tình hành quản lý, hiện trạng sử dụng đất và tình hình thực hiện quy hoạch, tiềm năng đất đai

3 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

4 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ 2011-2015

5 Các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu

1/ Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê: sử dụng trong quá trình thu thập, tổng hợp các số liệu về

tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất

- Phương pháp điều tra thực địa: sử dụng trong quá trình đối soát thực địa chỉnh

lý những biến động về đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010

- Phương pháp bản đồ: thành lập các loại bản đồ trung gian và bản đồ thành quả

của quy hoạch sử dụng đất đai

- Phương pháp dự báo: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất trong thời kỳ

quy hoạch và dự trữ cho các giai đoạn phát triển tiếp theo

- Phương pháp so sánh: so sánh sự biến động đất đai qua các giai đoạn

- Phương pháp chuyên gia: thu thập những ý kiến của những người, những

chuyên gia trong lĩnh vực QHSDĐ

- Phương pháp định mức

I.3.3 Quy trình thực hiện

Áp dụng Thông tư 19/2009/ TT- BTNMT về việc ban hành quy trình, nội dung lập QHSDĐ cấp tỉnh, quốc gia, huyện, xã, gồm 5 bước:

Bước 1: Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ

Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí

hậu; hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai

Bước 3: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

Bước 4: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trang 20

I.4 Dự kiến kết quả đạt được:

(1) Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011 - 2015) của xã Long Sơn TP.Vũng Tàu (kèm theo bản đồ thu nhỏ, sơ đồ, bảng biểu số liệu phân tích)

(2) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Long Sơn, tỷ lệ 1/5.000

(3) Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Long Sơn, tỷ lệ 1/5.000 (4) Các bản đồ chuyên đề có liên quan

(5) ĐĩaCD lưu trữ các file sản phẩm trên

Trang 21

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

II.1.1 Điều kiện tự nhiên

1/ Vị trí địa lý

- Long Sơn là một đảo nằm phía Tây Bắc Thành Phố Vũng Tàu với diện tích 5.716,62 ha, có tứ cận:

+ Phía Bắc: giáp xã Long Hương và Hội Bài

+ Phía Tây: giáp huyện Tân Thành

+ Phía Đông: giáp Phường 12 và xã Long Hương

+ Phía Nam: giáp vịnh Gành Rái

- Nằm trong vùng phát triển của khu tứ giác kinh tế phía Nam, Long Sơn có vị trí quan trọng về anh ninh quốc phòng trong khu vực.Với tiềm năng hiện có Xã có khả

năng phát triển thành đặc khu kinh tế của vùng

2 Địa hình, địa mạo

- Xã Long Sơn gồm 2 khu vực: đảo Long Sơn và đảo Gò Găng với các dạng

địa hình đặc trưng riêng biệt Long sơn có địa hình đa dạng, xen kẽ lẫn nhau, bao

gồm: Núi, đồng bằng và vùng đầm lầy

Trang 22

- Khu đảo Long Sơn: Khu vực trung tâm đảo có Núi Nứa và đồi 84 và khu vực cao nhất có điểm cao là 180 m, với diện tích chiếm khoảng 5%, Núi Nứa nằm về phía đông của đảo, dài trên 6km, bề ngang chỗ rộng nhất là 2km Đây là đoạn cuối cùng nhô ra của biển của dãy núi Phước Hoà, với 3 đỉnh núi thế chân vạc, đỉnh cao nhất là Đỉnh Bà Trao cao 183m, đỉnh Hố Rồng cao 120m và phía Nam có đỉnh Hố Vông cao trên 100m Khu vực chân núi phía Đông là cụm dân cư lớn nhất của đảo với Nhà thờ lớn là công trình chính Trên đỉnh đồi Đồi 84 hiện có chùa Ông Đội và khu căn cứ quốc phòng

 Nổi bật với ba dạng địa hình chính: đồi núi, bình nguyên và sình lầy ngập mặn ven biển Trong đó bao gồm:

 Núi Nứa: có địa hình cao dần từ Tây Bắc sang Đông Bắc, gồm ba đỉnh chính

ở phía Đông và độ cao các đỉnh là: +183,3m; +135,2m; +118,7m; đỉnh thấp nhất có

độ cao +50m Quần thể Núi Nứa Long Sơn chiếm 80% diện tích toàn đảo với:

+ Núi Bà Lài nằm phía Tây Bắc Núi Nứa

+ Núi Bà Mên ở phía Nam Núi Dài chạy theo hướng Bắc Nam đảo Long Sơn + Đồi 84 nằm phía Tây, có đỉnh cao nhất là 84 m

 Vùng bình nguyên có độ cao trên 2 m và dốc dần về bốn phía

 Vùng sình lầy ven biển có độ cao từ 0,2 - 0,5m

 Khu đảo Gò Găng: có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm hai dạng chính:

 Khu vực cao được tích tụ do gió cát tạo thành có độ cao từ 1,8 – 2,2m, hiện được sử dụng để trồng điều và cây ăn quả (nhãn)

 Khu vực trũng là rừng ngập mặn và ruộng muối

 Khu vực đồng bằng: Bao quanh các ngọn núi trên, có cao độ cao nhất 15m Cao độ trung bình 57m Cao độ thấp nhất 2,5m

 Khu đầm lầy: Bao quanh đảo và giáp với biển, Sông Chà và, sông Rạng có cao độ từ 0,21,0m

 Địa chất công trình

- Trừ dãy Núi Nứa và dãy đồi 84, vùng bình nguyên là đất cát bồi lắng lâu đời

có pha sét thuận lợi cho xây dựng Vùng đất sình lầy ven biển có nền đất yếu, ít thuận lợi cho xây dựng Nhiều khu vực Đảo Long sơn chưa khoan thăm dò địa chất công trình - địa chất thuỷ văn, vì vậy khi xây dựng công trình ở đây cần khoan thăm dò địa chất công trình - địa chất thuỷ văn để xử lý nền móng

3 Khí hậu

- Nhiệt độ: Long Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa

rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm tương đối cao, khoảng 27-280C

Bảng 1: Lượng mưa theo tháng trong năm (mm)

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 Tháng 7 8 9 10 11 12 Năm

Cực đại 4 4 44 330 339 382 441 324 336 373 96 36 1895 Cực tiểu 0 0 0 0 126 102 142 103 124 41 0 0 1152

TB 2 1 19 91 206 237 287 199 227 222 46 11 1518

(Nguồn: Thống kê TP Vũng Tàu 2010)

Trang 23

Bảng 2: Tổng lượng mưa năm theo tần suất

H max (mm) 2014 1878 1810 1715 1538

(Nguồn: Thống kê TP Vũng Tàu 2010)

- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn, khoảng 3 – 40C,

nhiệt độ trung bình tháng cực đại là 28,20C (tháng 5) và tháng cực tiểu là 25,20C

(tháng 1)

Bảng 3: Nhiệt độ không khí ( 0 C) Tháng Cực đại Cực tiểu Trung bình

(Nguồn: Thống kê TP Vũng Tàu 2010)

 Gió: với hai hướng gió chủ đạo trong năm

 Gió mùa khô, thổi theo hướng Đông và Đông-Bắc từ tháng 12 – 4

 Gió mùa mưa thổi theo hướng Tây Nam từ tháng 5 – 11

 Tốc độ gió trung bình khoảng 4,1m/s

Bảng 4: Tốc độ gió trung bình trong năm (m/s)

(Nguồn: Thống kê TP Vũng Tàu 2010)

Bảng 5: Tốc độ gió cực đại theo tần suất

(Nguồn: Thống kê TP Vũng Tàu 2010)

 Bão: Do nằm trong khu vực vĩ độ thấp nên sự xuất hiện của bão là rất ít

Mùa bão thường tập trung vào 4 tháng cuối năm (tháng 9 đến tháng 12 ) với tần

suất 64,2%, tháng nhiều bão nhất là tháng 10 & 11 (chiếm 18%) Hàng năm, số

lượng các cơn bão thay đổi rất lớn, có năm xảy ra vài ba cơn bão nhưng có năm

không xảy ra cơn bão nào Hướng di chuyển chính của bão là Tây Bắc & Tây Nam

Trang 24

 Độ ẩm không khí: Thời kỳ ẩm ướt trùng với mùa mưa, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, độ ẩm trung bình 8385% Tháng ẩm nhất là tháng 9, độ ẩm có thể đạt tới 87%

Bảng 6: Tổng hợp các yếu tố khí hậu xã Long Sơn

1 Nhiệt độ trung bình năm

- Tối cao

- Tối thấp

27,1oC

34,7 o C 18,8 o C

2 Tổng tích ôn

3 Lượng mưa trung bình năm 1.518mm

4 Số giờ nắng trung bình theo tháng

- Cực đại

- Cực tiểu Lượng bốc hơi trung bình năm

301 (giờ)

180 (giờ)

6 Tốc độ gió trung bình năm 4.1m/s

(Nguồn: Thống kê TP Vũng Tàu 2010)

 Số giờ nắng: Trung bình mỗi tháng có 180 đến 301 giờ nắng Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3 và tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 6

Bảng 7: Số giờ nắng (giờ) Tháng

Gành Rái, phần hạ lưu sông rộng khoảng 500-600m, sông chịu ảnh hưởng của triều

- Chế độ thuỷ triều: Do giáp biển nên Long Sơn có chế độ bán nhật triều không

đều (trong nột ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống)

+Cao độ cực đại: Hmax = +157 cm +Cao độ cực tiểu: Hmin = -319 cm +Cao độ trung bình: Htb= -17 cm Mực nước ở đây biến đổi rất ít theo mùa:

Trang 25

Bảng 8: Độ cao trung bình theo mùa (cm)

(Nguồn: Thống kê TP Vũng Tàu 2010)

Bảng 9: Lưu tốc dòng triều của các luồng lạch quanh đảo (m/s)

(Nguồn: Bản đồ thuỷ văn TP Vũng Tàu)

II.1.2 Các nguồn tài nguyên

1/ Tài nguyên đất

- Với kiến tạo địa chất phức tạp và địa hình phân cắt mạnh tài nguyên đất đai ở

Long sơn khá phong phú và đa dạng Bao gồm bốn nhóm đất chính:

a) Nhóm đất xám (Acrisols)

- Có diện tích 808,66 ha chiếm 14,05% DTTN, được phân bố chủ yếu ở đảo Long Sơn, có tầng đất rất dày, thành phần cơ giới nhẹ, có dấu hiệu tích tụ sét ở tầng dưới

Đất của Long Sơn có độ phì thấp Vì vậy, muốn sản xuất có hiệu quả thì phải đầu tư

cao về phân bón và kỹ thuật cũng như giống cây trồng Một số vùng đất xám Gley

được dùng để trồng lúa nhưng không hiệu quả và người dân chuyển sang trồng dưa và trồng rừng tràm

b) Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols)

- Có diện tích khoảng 153,10 ha chiếm 2,66% DTTN tập trung ở khu vực các núi

đá Granite của Long Sơn Độ dày tầng đất < 30 cm, độ dốc >150, rất nhiều đá lộ đầu Loại đất này chỉ thích hợp để trồng rừng nhằm bảo vệ đất, ngăn chặn sự xói mòn, tăng khả năng giữ nước, nâng cao mực nước ngầm của khu vực ven chân núi trong mùa khô

c) Nhóm đất cát (Arenosols)

- Có diện tích 247,8 ha chiếm 4,3% DTTN, phân bố ở đảo Gò Găng Địa hình của vùng đất này kiểu tích tụ, bề mặt lượng sóng thấp, hơi nghiêng về phía biển Đây

là loại đất nghèo dinh dưỡng Một số vùng có tích nhiều mùn ở tầng mặt Ngoài ra, ở

vùng giáp ranh với đất ngập mặn thì ở tầng B có phèn tiềm tàng

- Đất cát có tỷ lệ cấp hạt cát cao (76-85%), cấp hạt cát mịn (0.25-0.05 mm) chiếm

tỷ trọng lớn nhất trong các cấp hạt (47-53%) Tỷ lệ cấp hạt sét và limon rất thấp 17%) trong đó cấp hạt sét (< 0,002mm) chỉ có (0,2-5,8%)

(15-d) Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols)

- Có diện tích 2.830 ha chiếm 49,95% DTTN, phân bố ở vành đai của hai đảo Long Sơn và Gò Găng Đây là loại đất giàu mùn và có phèn tiềm tàng do xác bã thực vật mangro bị bồi lấp Loại đất này chỉ thích hợp với việc nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng Một số vùng xa biển có bờ ngăn mặn được khai thác đẻ trồng lúa nước Trong mùa mưa có thể trồng lúa một vụ nhưng năng suất không cao chỉ có 2-2,5 tấn/ha Loại đất này có hàm lượng sét rất cao (41-55%); đất chua ở tầng mặt (pH < 5); các tầng dưới tầng canh tác từ ít chua đến trung bình và đạt chỉ số 6,5-7 ở độ sâu

Trang 26

100 cm Các chỉ tiêu về độ phì ở mức trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao

vào loại giàu 2,5-3,5% Đạm và kali tương đối cao, lân thì rất nghèo

- Đất mặn ở vùng Long Sơn có độ phì tương đối cao, cation kiềm trao đổi, CEC khá cao, thành phần cơ giới nặng Hạn chế chủ yếu của đất này là yếu tố mặn nhưng khi có tưới thì khả năng ngọt hoá nhanh

2/ Tài nguyên nước

 Tài nguyên nước mặt

- Sông ngòi ở đây rất phong phú tạo nên nét riêng cho xã Long Sơn trong phát triển kinh tế cũng như du lịch Bao gồm:

+ Vịnh Gành Rái có độ sâu 10 – 18m, là tuyến hàng hải quan trọng nối liền giữa

“chùm cảng” Vũng Tàu với “chùm cảng” Thị Vải Đồng thời đây cũng cửa ngõ vào sông Sài Gòn về phía Đông Nam, đặc biệt có khả năng thông thương với các tuyến hàng hải quốc tế về phía Nam và phía Đông của vùng biển Đông Nam Á

+ Rạch Bến Gỗ: nằm phía Tây Đảo Long Sơn

+ Rạch Đá Giăng :nằm phía Bắc Đảo Long Sơn

+ Sông Chà Và nằm phía Nam Đảo Long Sơn có độ sâu khoảng 4,5m phía thượng nguồn và sâu 1,5m – 2,5m về phía hạ lưu và tại cửa sông, chảy theo hướng Bắc Nam nằm giữa hai khu đảo

+ Sông Mũi Giui nằm phía Đông Đảo Long Sơn

+ Vùng ven biển ven bờ phía Nam đến Tây Nam đảo Long Sơn trên một dãy rộng hơn 1,5km là vùng nước nông Ở đây, độ sâu khoảng 0.6 - 2.0m

 Hệ thống sông rạch Long Sơn hầu như bao chiếm tất cả hệ thống sông rạch chính của Thành phố Vũng Tàu như sau:

Bảng 10: Hệ thống thuỷ văn Long Sơn

(Nguồn: Bản đồ thuỷ văn TP Vũng Tàu)

TT Tên sông, rạch, vịnh Độ sâu trung bình (m) Vị trí

1 Vịnh Gành Rái 10.0 – 18.0 Phía Tây Nam Đảo Long Sơn

7 Vùng Nước Nông 0.6 – 2.0 Phía Tây Nam Đảo Long Sơn

Trang 27

- Nguồn nước ngọt ở Long Sơn chủ yếu do nước mưa tích tụ trong năm, xã có một hồ chứa nước ngọt duy nhất là hồ Mang Cá với tổng diện tích 10,87 ha bên cạnh

đó còn có hệ thống giếng đào nhưng trữ lượng không lớn

- Nhìn chung sông ngòi kênh rạch bao quanh Long Sơn là những dòng chảy giữa một vùng đầm lầy nước mặn, do đó có một hệ thống rạch nhỏ có tên và không tên Hai bên sông rạch, nhiều loại sú vẹt bần sinh sôi phát triển Sông ngòi nước lợ Long Sơn là môi trường thích hợp cho nhiều loại hải sản phát triển, nhất là các loại ốc, sò, tôm, cua… Đây là đặc điểm thuận lợi cho phát triển du lịch biển và nuôi trồng thủy sản

 Tài nguyên nước ngầm

- Mực nước ngầm chủ yếu xuất hiện trong lớp cát pha, lớp bùn có chứa nước nhưng không đều Độ sâu mực nước ngầm trung bình từ 0,5-1,5 m Khu vực có cao độ nền từ 0,3 – 0,5m, mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 2,0 – 3,0 m Song mực nước ngầm thay đổi theo mùa Cụ thể là mùa khô mực nước rất sâu (4-5m) dưới mặt đất, còn mùa mưa dâng cao hơi so với độ sâu chỉ khoảng 1– 2m dưới mặt đất thiên nhiên

- Về mùa mưa mực nước ổn định, có độ kiềm kém hoặc thành phần không ăn mòn bê tông ít

- Về mùa khô nước có thành phần acid yếu đến kiềm yếu ăn mòn bê tông Do đó gây ảnh hưởng địa chất công trình yếu

3 Tài nguyên rừng

- Với diện tích đất lâm nghiệp là 982.10 Ha Long Sơn là xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất TP Vũng Tàu Tất cả diện tích trên được dùng để trồng rừng phòng

hộ và được bảo vệ nghiêm ngặt

4 Tài nguyên khoáng sản

- Do đặc trưng của địa hình nên tài nguyên khoáng sản của Xã Long Sơn không nhiều, chủ yếu là vật liệu xây dựng (cát và đá) được khai thác trên một khu vực khoảng 5 ha ở thôn 1

5 Tài nguyên nhân văn

- Long Sơn vốn nổi tiếng với di tích Nhà Lớn, nơi đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử vì những công trình kiến trúc cổ và những phong tục tập quán xưa cũ khá độc đáo vẫn còn được người dân ở đây lưu giữ lại Nhà lớn Long Sơn, hay dân gian còn gọi là Đền ông Trần là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ bề thế,

uy nghi đã thu hút khá đông khách du lịch đến tham quan Di tích tọa lạc tại số du khách, Nhà Lớn còn là nơi tập trung sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của tín đồ tin theo ông Trần Khu nhà Lớn là một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín với nhiều công trình như: dãy nhà phố, chợ, lầu dài, nhà máy đèn… Không chỉ nổi tiếng với những công trình kiến trúc, đạo ông Trần còn nổi tiếng với những phong tục tập quán khá đặc sắc và mang biểu trưng của nhiều đạo giáo khác nhau: đạo Phật, đạo Lành, đạo Nho, đạo thờ ông bà tổ tiên… Đặc biệt, tín ngưỡng đạo ông Trần không có kinh kệ, chuông mõ, cũng không có ăn chay hay kiêng kị gì, chỉ có lời dạy của ông Trần được truyền khẩu trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác Một chuyện khá thú vị của đạo ông Trần đó là tục lệ tổ chức ma chay, cưới hỏi, lễ lạt đơn giản và tiết kiệm Xưa

Trang 28

kia, việc cưới xin cho người trong đảo thường được tổ chức vào ngày 30 mồng 1 và

15, 16 hàng thàng, không tính ngày giờ, không đặt ra những lễ nghi tục lệ phiền phức; Khi tổ chức chỉ nấu xôi chè cúng ông bà, không cỗ bàn linh đình Đám tang cũng đơn giản, người chết bó chiếu đặt trong một quan chung bằng tre, gỗ sơn đỏ và khiêng đi chôn ngay trong ngày, có kéo dài lắm cũng không quá 24 tiếng; không chôn theo hàng lối, không bia mộ nhân thân và xả tang ngay tại huyệt

II.1.3 Thực trạng môi trường

- Do kiến tạo đặc biệt của địa hình nên Long Sơn hội đủ những điều kiện tốt để phát triển du lịch sinh thái, với địa hình đồi núi lượn sóng có đảo, kênh rạch phong phú giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn Tuy nhiên, môi trường ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các hoạt đông công nghiệp và sinh họat Do đó, đi đôi với việc phát triển kinh tế xã hội cần có biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái bền vững

II.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

II.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1/ Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Thế mạnh của xã đó là phát triển nghành thủy – hải sản Xã Long Sơn có diện tích đất nông nghiệp rất lớn, chiếm 63,61% diện tích toàn Xã, với diện tích là 3.636,16 Ha Trong đó mặt nước nuôi trồng thủy sản khá cao chiếm 20,26% Do Xã nằm cách xa trung tâm thành phố nên các ngành dịch vụ, thương mại chưa được phát triển mạnh mẽ, song tốc độ phát triển ổn định về kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10% đến 29% năm, cụ thể như sau: + Ngân sách xã hàng năm khoảng 8.225.542 tỷ đồng, trong đó, doanh thu của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt doanh thu khoảng 29 tỷ đồng, thương mại - dịch vụ- du lịch và công nghiệp đạt doanh thu 159 tỷ đồng

- Tổng doanh thu các ngành thương mại, dịch vụ, công ngiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã:

+ Năm 2004: 248 tỷ đồng, tăng 10,58% so với năm 2003

+ Năm 2005: 293 tỷ đồng, tăng 18,14% so với năm 2004

+ Năm 2006: 355 tỷ đồng, tăng 21,16% so với năm 2005

+ Năm 2007: 418 tỷ đồng, tăng 17,74% so vớí năm 2006

+ Năm 2008: 502 tỷ đồng, tăng 20,09% so với năm 2007

+ Năm 2009: 620tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2008

+ Năm 2010: 795 tỷ đồng, tăng 28,22% so với năm 2009

2/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Long sơn có diện tích đất nông nghiệp khá lớn 3.636,12 ha chiếm 63,61 % DTTN Nhưng nông nghiệp không phải là thế mạnh của Long Sơn Tuy có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhưng nguồn nước tưới của xã Long sơn phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên Đất đai bạc màu, năng xuất lại không cao, chủ yếu là trồng trọt nhỏ lẻ Do

đó đất nông nghiệp Long Sơn phần lớn là đất trồng cây lâu năm và đất trồng rừng phòng hộ Nhờ có hệ thống sông ngòi và kênh rạch dày đặc với diện tích Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 1.749,18 ha chiếm 30.60 % DTTN, trong đó diện tích Đất nuôi trồng thuỷ sản là 1.180,94 ha chếm 20,66 % đã tạo nên cho vùng thế mạnh của vùng là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Giá trị sản lượng từ năm 2005 –

2010 đạt 317,3 tỷ đồng/15.492 tấn (Bình quân hàng năm đạt 63,46 tỷ đồng/3.098 tấn,

Trang 29

đạt 102,70% kế hoạch đề ra) Bên cạnh đó tỷ trọng về thương mại- dịch vụ có những phát triển rất khả quan, tổng doanh thu trong 5 năm từ 2005 – 2010 là 1.127 tỷ đồng (Bình quân hàng năm đạt 225,4 tỷ đồng, đạt 104,7% kế hoạch) Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 33% (Nghị quyết đề ra từ 10%-> 12%) Giá trị sản phẩm từ tiểu thủ công nghiệp năm 2005 là 12 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch, đến năm 2009 là 54,2 tỷ đồng, đạt 98,54% kế hoạch Sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng như: đồ gỗ, cửa sắt, nhôm Giá trị sản phẩm nông nghiệp năm 2005, đạt khoảng 3,7 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch, đến năm 2009 đạt 18,32 tỷ đồng, đạt 68%

kế hoạch Về diêm nghiệp, được nhân dân tiếp tục đầu tư vốn, từng bước đổi mới phương thức sản xuất, giá trị sản lượng sản xuất trong 5 năm đạt 91,6 tỷ đồng/114.550 tấn (Bình quân hàng năm đạt khoảng 22.910 tấn, đạt 111% kế hoạch đề ra)

- Cơ cấu kinh tế của địa phương là “Hải sản- Thương mại- Dịch vụ- Tiểu thủ công nghiệp- Nông nghiệp” Hàng năm, Đảng ủy xã đã cụ thể hóa nghị quyết đại hội lần thứ IV của Thành phố và nghị quyết đại hội khóa XII của Đảng bộ xã thành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội để lãnh đạo cả hệ thống chính trị ở địa phương tổ chức thực hiện

II.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

1/ Khu vực kinh tế nông nghiệp

a) Về trồng trọt

- Long Sơn là một nông nghiệp nhưng việc trồng trọt nhỏ lẻ, năng suất đạt thấp, do đất đai bạc màu, không có hệ thống thuỷ lợi, Long Sơn có hệ thống sông rạch dày đặc nhưng nguồn nước chính ở đây là nước lợ nên không thể sử dụng cho nông nghiệp lệ thuộc vào thiên nhiên Các loại cây trồng chính nhãn, vải, xoài và mãng cầu Nhưng năng xuất thường đạt thấp

c) Lâm nghiệp

- Công tác bảo vệ rừng được thực hiện tốt, cơ bản đã phủ xanh đồi trọc, tạo được môi trường sinh thái Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống cháy rừng Kịp thời huy động lực lượng tham gia ngăn chặn cháy rừng, trong những năm qua không xảy ra tình trạng cháy rừng ở mức độ lớn

UBND xã kết hợp cùng với ban quản lý dự án trồng rừng của Tỉnh giao khoán 175ha cho 28 hộ dân trồng tự quản lý và bảo vệ phát triển rừng

d) Diêm nghiệp

- Về diêm nghiệp, được nhân dân tiếp tục đầu tư vốn, từng bướcđổi mới phương thức sản xuất Giá trị sản lượng năm 2005 đạt 7,30 tỷ đồng/24.000 tấn, đến năm 2010 đạt 11 tỷ đồng/22.500 tấn, giá trị sản lượng sản xuất trong 6 năm từ 2005 - 2011 đạt

Trang 30

102,6 tỷ đồng/137.050 tấn (Bình quân hàng năm đạt khoảng 22.840 tấn, đạt 110% kế hoạch đề ra) Hiện nay tổng diện tích làm muối trên toàn xã đạt khoảng 265 ha

e) Hải sản

- Đây là ngành kinh tế chủ đạo của người dân xã Long Sơn với 30% diện tích tự nhiên là đất có mặt nước Ngành hải sản cơ bản giữ được sự phát triển ổn định, vốn đầu tư và giá trị sản lượng bình quân hàng năm đều tăng Trong thời gian qua, các lớp khuyến ngư được tổ chức thường xuyên, do vậy các hộ dân có thêm những kiến thức mới, áp dụng được một số tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xử lý ao, đùng, đồng thời đầu tư đa dạng vào các nghề nuôi như: đùng, bè, lồng … nên giá trị sản lượng hàng năm đều tăng, cụ thể năm 2005 đạt 14,8 tỷ đồng/2.900 tấn, bằng 98,7% kế hoạch năm, đến năm 2010 tổng sản lượng ước khoảng 104 tỷ đồng/4.000 tấn đạt 104,16% kế hoạch năm Trong 6 năm ước đạt 421 tỷ đồng/19.492 tấn (Bình quân hàng năm đạt 70

tỷ đồng/3.248 tấn, đạt 105,2% kế hoạch đề ra)

- Hiện nay trên địa bàn xã có 1.142 phương tiện đánh bắt hải sản gần bờ và 1.365 hộ nuôi trồng thủy hải sản với tổng diện tích khoảng 1.433,73 ha, trong đó: + Nuôi hàu là 714 hộ với diện tích 7,73 ha

+ Nuôi sò huyết là 103 hộ với diện tích 32,5 ha

+ Làm đùng là 548 hộ với diện tích 1.394 ha

f) Về kinh tế tập thể:

- Xã đã tổ chức thành lập 03 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản nhưng hoạt động không hiệu quả Nguyên nhân chưa được Tỉnh, Thành phố giao hoặc cho thuê mặt nước để sản xuất và chế biến thủy sản

2/ Khu vực thương mại- dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp

- Thương mại dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng với các loại hình như: vận tải, ăn uống, nhà trọ, phòng trọ, khám chữa bệnh ngoài giờ và các cửa hàng kinh doanh với nhiều loại hàng hóa, đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu cho đời sống và sản xuất của người dân, góp phần cải thiện đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương Năm 2005 doanh thu về thương mại, dịch vụ đạt

122 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch, đến năm 2009 đạt 385 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, tổng doanh thu trong 5 năm là 1.127 tỷ đồng (Bình quân hàng năm đạt 225,4 tỷ đồng, đạt 104,7% kế hoạch) Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 33% (Nghị quyết đề

ra từ 10%-> 12%)

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, đã có mức đầu tư về quy mô

và đa dạng ngành nghề Giá trị sản phẩm từ tiểu thủ công nghiệp năm 2005 là 12 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch, đến năm 2009 là 54,2 tỷ đồng, đạt 98,54% kế hoạch Sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng như: đồ gỗ, cửa sắt, nhôm,…

- Số hộ lao động công ngiệp – tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của xã năm 2010 là 189 hộ với số lao động là 276 người

- Giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công ghiệp ngoài quốc doanh năm

2010 của xã 29,16 tỷ đồng

II.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

1/ Dân số: Theo Niên giám thống kê năm 2010 TP Vũng Tàu, dân số trung bình

của xã là 14.194 nhân khẩu với 3.698 hộ Bình quân gần 5-6 nhân khẩu trong một hộ Mật độ dân số trung bình khoảng 248 người/km2 Với 11 thôn và 112 tổ dân phố

Trang 31

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,26% Tỷ lệ tăng dân số cơ học là 1,32% Tỷ lệ

tăng dân số chung năm 2010 là 2,58%

Bảng 11: Thực trạng dân số Xã Long Sơn

T.Bến Điệp

số 1523 1806 668 1026 2250 1887 1477 1654 856 1047

(Nguồn: niên giám thống kê 2010)

2/ Lao động

- Mật độ dân số trung bình là 248 người/km2 Dân cư nông thôn chủ yếu sống

bằng sản xuất nông nghiệp và đánh bắt nuôi trồng thủy sản Tổng số lao động trên

đảo là 8.771 người chiếm 68% tổng dân số Cơ cấu lao động bao gồm: nông, ngư

nghiệp (6.702 người), dịch vụ hành chính sự nghiệp 1.000 người và công nghiệp,

xây dựng là 1.070 người

Bảng 12: Cơ cấu dân số lao động Xã Long Sơn

Cơ cấu Số Lượng Tỷ lệ (%)

+Công nhân, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 1.070 11,80

(Nguồn: niên giám thống kê 2010)

3/ Dân tộc

- Đại bộ phận ở xã là người Kinh chiếm 95,3% dân số, phần còn lại là các dân

tộc khác chiếm 4,7%.Dân tộc thiểu số có 10 hộ với 18 nhân khẩu, trong đó có 01

hộ với 07 nhân khẩu tạm trú theo diện KT3

4/ Tôn giáo

- Tôn giáo: Hiện nay trên địa bàn xã có 15 cơ sở tôn giáo, thờ tự đăng ký hoạt

động theo Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ, trong đó có

nhóm Tin Lành hoạt động tại thôn 2 gồm 11 hộ với 31 tín đồ

- Số người theo đạo ông Trần chiếm tỷ lệ cao Đây là hình thức tín ngưỡng dân

gian, xuất phát từ lòng thành kính tri ân và sự tôn thờ đối với một nhân vật lịch sử của

xã Long Sơn, Ông Lê Văn Mưu, người đã có công “khẩn hoang lập ấp”, quy tụ và tổ

chức dân chúng để gây dựng nên thôn xã Đạo Ông Trần là một nét độc đáo trong đời

sống văn hoá – truyền thống của người dân trên đảo nó đã được gìn giữ, kế thừa qua

hàng trăm năm nay

- “Đền Ông Trần” hiện là khu vực trung tâm của Xã Long Sơn Nơi đây hàng

năm diễn ra 2 ngày lễ hội lớn như ngày Vía Ông (ngày giỗ của Ông Trần) và ngày

Trùng cửu (mùng 9 tháng 9 âm lịch) Mỗi năm, hai ngày lễ hội này là dịp thu hút và

quy tụ một lực lượng đông đảo khách tham quan cũng như những người hành hương

Trang 32

đến viếng và hành lễ tại Đền Ông Trần Hiện nay, đền này là một quần thể các công

trình kiến trúc đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hoá

- Đạo Ông Trần chiếm 73% dân số, đạo Phật chiếm 17,6%, Thiên chúa 5,4% và

đạo khác chiếm 4%

Bảng 13: Công trình văn hoá, di tích của Xã Long Sơn

TT Danh mục Diện tích ( m2) địa điểm

(Nguồn : UBND Xã Long Sơn)

II.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

- Đảo Long Sơn được bao bởi biển Đông ở phía Nam, sông Rạng ở phía Tây và

phía Bắc, sông Chà Và ở phía Đông Hiện nay trên đảo Long Sơn có 11 thôn dân cư

đang sinh sống Các khu dân cư, công trình công cộng được xây dựng trên các cao độ

khác nhau, tùy thuộc vào từng khu vực và không bị úng ngập Các công trình được

xây dựng ở cao độ 2,5m Nhà ở do dân tự xây, chủ yếu là nhà vườn Khu vực dân cư

phân bố tập trung ở ven sườn núi Nứa, khu vực đồng bằng dưới chân đồi 84 và dọc

các trục đường giao thông trên đảo

- Dân cư sống tại đảo Long Sơn thành 02 khu vực Long Sơn và Gò Găng, trong

đó tập trung chủ yếu ở Đảo Long Sơn Năm 2010 có tổng số 3.698 hộ, 14.194 dân

người chia thành 11 thôn Mật độ dân số trung bình là 248 người / km2 Dân cư nông

thôn chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp và đánh bắt nuôi trồng thủy sản

II.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

1/ Xây dựng cơ bản

- Ngân sách tỉnh đầu tư: Xây dựng trụ sở UBND xã; trường THCS Bạch Đằng

và trường tiểu học Long Sơn 1

- Ngân sách thành phố: Đường liên thôn 1 – Bến Điệp; cải tạo cảnh quan Hồ

Mang Cá; xây dựng Bộ phận tiếp nhận & trả kết quả; xây dựng sân vườn, hàng rào,

nhà để xe UBND xã; sửa chữa trường Long Sơn 1 (cơ sở Bến Điệp), trường Long Sơn

2 và trường mẫu giáo tuổi thơ; xây dựng nhà thi đấu đa năng trường THCS Bạch

Đằng

- Các công trình vốn phân cấp của xã: xây dựng đường đường giao thôn nông

thôn với tổng chiều dài khoảng 12,5 km, chiều rộng từ 3,5 đến 5 m Xây dựng trụ sở

trụ sở ban điều hành thôn và sửa chữa chữa nhỏ nhiều công trình khác với tổng kinh

phí 11.582.924.889 đồng, cụ thể như sau:

Trang 33

+ Đường quanh Hồ Mang cá, đường Đông Hồ Mang cá, đường Tây Hồ Mang

cá, đường hẻm thôn 1 đoạn nhà ông Tư Bê, đường hẻm thôn 1 nối dài, đường chùa Long Sơn Tự, đường hẻm tổ 14 thôn 1

+ Đường Bến Ông Bảo thôn 7 và 03 đường hẻm thôn 7

+ Đường Bến Ông Kiêu, đường Bến Ông Lữ thôn 8

+ Đường liên thôn 1- Rạch Già; đường liên thôn 5 – 8; đường hẻm liên thôn 4 –

5, đường hẻm liên thôn 5 – 6, đường hẻm liên thôn 6 – 7

+ Ngoài ra còn xây dựng trụ sở và lắp đặt nhà tiền chế cho Ban điều hành thôn

1, 2, 8 và thôn 9

Bảng 14: Hiện trạng các công trình hạ tầng công cộng

( m2) Tình trạng Địa điểm

1 UBND xã Long Sơn 6.700 kiên cố Tại thôn 1

2 Trụ sở đồn biên phòng 526 32.000 Cấp IV Tại thôn 2

7 Trung tâm văn hóa 10.400 Cấp IV Tại thôn 5

12 Trường tiểu học Long Sơn 1 5.060 kiên cố Tại thôn 1

13 Trường tiểu học Long Sơn 1 (cơ sở Bến Đá) 2.180 kiên cố Tại thôn 2

14 Trường tiểu học Long Sơn 2 1.650 Cấp IV Tại thôn 6

15 Trường THCS Bạch Đằng 9.260 kiên cố Tại thôn 1

(Nguồn : UBND Xã Long Sơn)

* Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật :

+ Hệ thống đường giao thông: toàn xã có 61 km đường; trong đó: đường nhựa

26 Km; đường cấp phối và đường đất các loại 35 km

+ Hệ thống lưới điện trên địa bàn: Tổng công suất đang sử dụng là 1.500 KVA; tổng chiều dài đường dây tải điện 45 km; tỷ lệ hộ dùng điện lưới đạt 95%

+ Hệ thống thông tin liên lạc: có thông suốt các thôn, hiện có 1.800 máy điện thoại cố định

+ Hệ thống cung cấp nước sạch: hiện nay chưa có nhà máy nước ngầm, tổng

Trang 34

chiều dài đường ống là 65 Km, hộ sử dụng nước sạch khoảng 2.855 hộ, tỷ lệ đạt trên

90%

+ Hệ thống giáo dục có 04 trường học trong đó; 01 trường Trung học cơ sở, 02

trường Tiểu học và 01 trường Mầm Non

+ Thiết chế văn hóa: trên địa bàn có 1 Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng đồng

với diện tích 1.200 m2, nhà truyền thống, phòng đọc sách và đền thờ liệt sỹ của xã

(đang xây dựng)

+ Về y tế: có 01 trạm y tế và 01 phân trạm Gò Găng

+ Về thương mại: có 113 hộ kinh doanh cố định, trong đó tại chợ 24 hộ có quy

mô 04 m2 là chợ loại 4 với hộ kinh doanh cố định

+ Về du lịch: có 04 khu du lịch và các dự án đang triển khai phê duyệt

2/ Về giao thông

 Đường bộ

Đường Xã

- Mạng lưới giao thông ở xã Long Sơn có tổng chiều dài là 7.778 m, với 45

đường hẻm, hầu hết là đường đất, ở tình trạng khá tốt

Bảng 15: Mạng lưới giao thông ở Xã Long Sơn

(phân theo độ rộng đường)

Bảng 16: Số đường hẻm Xã Long Sơn

DVT: Hẻm

Rộng 1-2 m Rộng 2-3 m Rộng 3-4 m Rộng 4-6 m

(phân theo độ rộng của hẻm)

- Xã có Cảng cá Bến Đá với diện tích 1,2 ha, chiều dài cầu cảng là 70 m

- Hiện nay Xã đang tiến hành triển khai xây dựng đường đi bộ nội Gò Găng

và đường quanh đảo Long Sơn

 Đối ngoại

- Hiện nay tuyến đường bộ duy nhất nối đảo Long Sơn với đất liền là tuyến

đường Láng Cát – Long Sơn, tuyến nối đảo với Quốc lộ 51 với thị xã Bà Rịa, đô thị

Phú Mỹ và các khu vực phụ cận khác Tổng chiều dài tuyến 4 km, bề rộng 35 m Trên

tuyến có 1 cầu bê tông dự ứng lực (cầu Ba Nanh), chiều dài cầu 348 m Tuyến đường

đưa vào sử dụng năm 1999 đã góp phần phát triển kinh tế xã hội và giao lưu văn hoá

của đảo Long Sơn với đất liền

 Đường thủy

- Đảo Long Sơn nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hiện nay tuyến vận tải thuỷ

trên địa bà tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã xác định có hoạt động trên 2 sông là sông

Rạng ở phía Tây và phía Bắc, sông Chà Và ở phía Đông của đảo Chiều sâu lòng

sông Rạng và sông Chà Và trung bình từ 8-10m

- Trên đảo chưa có cảng biển Một số cảng sông, bến thuyền hoạt động chuyên

chở hàng hoá, bốc dỡ thủy sản đánh bắt của dân cư trên đảo Bến Đá tại khu vực

Tây Bắc đảo hoạt động như là bễn chính của đảo, có quy mô nhỏ Tuy nhiên cảng

Trang 35

bến chưa được nạo vét thường xuyên và xây dựng cầu tàu nên hoạt động của cảng

còn phụ thuộc vào thuỷ triều

- Ngoài ra còn một số các bến đò được sử dụng cho nhu cầu đi lại và sinh hoạt

của người dân trên đảo có khoảng cách gần với khu dân cư hiện hữu

3/ Mạng lưới điện

- Khu đảo chính Long Sơn có lưới điện trung thế từ thành phố với tổng chiều

dài 18 km, lưới điện hạ thế với tổng chiều dài là 26 km có khả năng cung cấp với

tổng công suất lên đến 800 KW phân bố dọc theo tuyến trục chính của xã

- Xã có một trạm máy phát điện Diesel, hoạt động 3 giờ mỗi tối, chủ yếu để

phục vụ cho khu dân cư tập trung (các thôn 5, 6, 7) Số hộ sử dụng điện sinh hoạt

tại xã còn hạn chế

- Hiện nay, đảo Long Sơn được cấp điện 22 KV bằng lộ 472 của trạm 110 KV

Phú Mỹ với thông số đường dây 3AC95+1AC70 Hiện tại phụ tải chính của đảo Long

Sơn chủ yếu là phụ tải sinh hoạt

Bảng 17: Danh mục các trạm biến áp hạ thế

Cầu Long sơn 25 Đèn đường cầu Long Sơn 25

Trang 36

- Với tổng số 27 trạm có tổng dung lượng 1.155KVA cấp cho hệ thống dân

cư đảo Long sơn như hiện nay, nói chung đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện của đảo Hệ thống dân cư không tập trung khiến cho dung lượng các trạm hạ áp

có công suất khá nhỏ ( Chủ yếu là 25KVA) làm tăng suất đầu tư

4 Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

 Cấp thoát nước

- Hiện tại đảo Long Sơn đã được cấp nước sạch tập trung

- Nguồn nước lấy từ nhà máy nước sông Dinh có công suất 4.5000 m3/ngđ, cấp cho đảo Long Sơn công suất 1800 m3/ngđ lấy từ đường ống 800 mm trên quốc lộ

51

 Đoạn qua cầu Ba Nanh có đường kính 400 mm dài 375,3m

 Đoạn từ đầu cầu Ba Nanh đến ngã ba đường đi hồ Mang Cá có đường kính 200 mm và đi đồn biên phòng có ống 150 mm, đi bến Điệp là đoạn ống 100 mm

 và các ống nhánh cấp cho các khu dân cư trong khu vực

- Nhìn chung hệ thống nước máy cung cấp cho xã chỉ ở mức độ tương đối, phần còn lại sử dụng chủ yếu là nước mưa và nước ngầm với trữ lượng thấp Số hộ sử dụng nước máy chiếm khoảng 60% số hộ còn lại sử dụng nước mưa

- Thoát nước đảo Long Sơn có nhiều nhánh kênh rạch dày đặc, bắt nguồn từ sông Dinh và sông Ăn Thịt nên việc thoát nước chủ yếu là tuyến trục chính với chiều dài đường cống rãnh là 4.200 m

 Vệ sinh môi trường

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh đường phố, nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá Vận động 90% hộ dân ở khu tập trung đăng ký đổ rác, tổ chức việc thu gom rác, đảm bảo việc đổ rác kịp thời, vệ sinh

- Hệ thống thoát nước thải đều chưa được xây dựng Nước thải (của các khu dân

cư, các công trình công cộng) một phần tự thấm, phần còn lại chảy tràn xuống các khu vực trũng, các suối nhỏ và chảy ra các sông Rạng, Chà Và

- Chất thải rắn (CTR) của xã được tổ chức thu gom (tại các trục đường chính) và tập trung tại điểm trung chuyển chất thải rắn của xã (tại khu vực hõm núi Nứa) sau đó

xe ô tô sẽ vận chuyển đến khu chôn lấp CTR của thành phố để xử lý

- Tuy chưa có số liệu thống kê của xã nhưng nhà vệ sinh chủ yếu thường dùng của nhân dân là hình thức tự thấm Với hình thức sử dụng này nếu nước thải từ các khu vệ sinh không có biện pháp thu gom và xử lý thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất, nước ngầm mạch nông

- Mai táng chủ yếu được đưa đến nghĩa trang của tỉnh “Nghĩa trang Long Hương” được xây dựng tại thị xã Bà Rịa Tuy nhiên rải rác tại các thôn vẫn có những khu mộ được chôn cất xen kẽ vào các khu ở, hoặc trong đất vườn của các hộ gia đình Đó cũng là những phong tục tập quán đã có từ lâu đời

- Hiện tại môi trường khu vực thiết kế chưa có dấu hiệu ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt của khu dân cư còn ở mức độ quy mô nhỏ

- Tuy nhiên tại một số các khu vực nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất hải sản tư nhân đang phát triển tự phát cũng chưa được kiểm soát Đối với các nguồn thải này phải được tập trung để xử lý trước khi thải ra môi trường tự nhiên

Trang 37

5/ Giáo dục - đào tạo

- Được sự quan tâm của UBND tỉnh, UBND thành phố Vũng Tàu, từ năm 2004 đến năm 2010, trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 01 trường trung học cơ sở và 01 trường tiểu học theo chuẩn quốc gia, đồng thời cải tạo sửa chữa

cơ sở vật chất cho trường Mẫu giáo tuổi thơ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở

cơ sở

- Phong trào giáo dục ở địa phương ngày càng được phát triển, số học sinh được học nghề ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học ngày càng tăng Trẻ em trong độ tuổi vào tiểu học đạt 100% Chất lượng học sinh được xét tốt nghiệp duy trì ở mức cao, bậc tiểu học từ 96% - 98%, bậc trung học cơ sở từ 93% - 97%

- Các chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt nhiều kết quả tích cực Từ năm 2004 – 2010, đã phổ cập cho hơn 400 lượt học sinh tham gia theo học các lớp, hiện nay xã Long Sơn đã hoàn thành phổ cập bậc tiểu học và trung học cơ sở

- Hàng năm hội khuyến hộc xã vận động hàng trăm phần quà tặng và học bổng tặng cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Bảng 18: Hiện trạng cơ sở giáo dục Đặc điểm Mẫu giáo – nhà trẻ Tiểu học THCS ΣTổng

(Nguồn: niêm giám thống kê 2010)

- Trên địa bàn xã trong năm năm qua đã xây dựng mới một trường tiểu học dạng kiên cố, nâng cấp sửa chữa trường Long Sơn 2, trường THCS Bạch Đằng và tu sửa 30 phòng học đáp ứng đủ nhu cầu học tập của các em, có chính sách khuyến khích đối với các giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo Tuy nhiên, hiện nay xã vẫn chưa có trường cấp 3, đây là một khó khăn cần được khắc

phục trong thời gian tới

- Việc thi tuyển học sinh vào lớp 1 và lớp 6 thực hiện theo đúng quy chế và chỉ tiêu Công tác giáo dục mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cơ sở vật chất và trang thiết bị trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành, một số phòng học đã xuống cấp nghiêm trọng cần được xây dựng mới cũng như chất lượng học tập của học sinh được đánh giá qua các kỳ thi tốt nghịêp của các trường đạt không

cao

6 Y tế

- Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt, bình quân hàng năm trạm y tế xã khám và điều trị cho khoảng 10.000 lượt người, đạt trên 95% nhu cầu Các chương trình y tế quốc gia và chương trình lồng ghép khác trong những năm qua đều được thực hiện tốt, ngăn chặn được các dịch

Trang 38

- Hàng năm tổ chức lớp truyền thông dinh dưỡng cho bà mẹ có con dưới 02 tuổi

02 lần/qúy Triển khai kế hoạch chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ độ

từ 15 – 49 tuổi, thực hiện tốt công tác KHHGĐ đạt tỷ lệ 100%, tỷ lệ sinh con thứ 3

giảm rõ rệt, chương trình uống Vitamin A phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ từ 0

đến 5 tuổi đạt 100%

- Trạm y tế xã được công nhận chuẩn quốc gia vào năm 2006 Hiện nay trạm có

12 cán bộ, công nhân viên Trình độ chuyên môn có: 01 bác sĩ, 04 y sĩ, 01 điều dưỡng,

04 nữ hộ sinh, 01 xét nghiệm viên trung cấp, 01 trung học dược Trạm cũng đã trang

bị được 01 máy siêu âm trắng đen, 01 máy hấp sấy dụng cụ y tế phục vụ nhân dân

- Công tác Chữ thập đỏ: hàng năm công tác vận động hiến máu nhân đạo trên

địa bàn xã luôn đạt và vượt chỉ tiêu so với trên giao, từ năm 2006 – 2010 hội chữ thập

đỏ xã đã vận động được 211 đơn vị máu, bình quân 35 đơn vị máu/năm

- Từ năm 2004-2010 trên địa bàn xã tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 12,45%-

14,5%, mức giảm sinh từ 0,35-0,8%, mức giảm sinh con thứ 3 từ 0,2-0,5%, số người

áp dụng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trên 4.300 lượt người

Bảng 19: Hiện trạng cơ sở y tế

STT Tên công trình Diện tích

(m 2 )

Mật độ xây dựng (%)

Số tầng cao Chất lượng

Năm xây dựng

Loại hình sở hữu

01 Trạm y tế 2.000 70 Trệt Bê tông cốt thép 2002 Nhà nước

02 Trạm y tế ở Gò Găng 850 20 Trệt Cấp 4 1994 Nhà nước

03 Trạm y tế ở thôn 2 60 100 Trệt Cấp 4 1991 Nhà nước

(Nguồn: Thống kê xã Long Sơn)

7 Văn hoá thông tin - thể dục thể thao

- Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao với các loại hình

phong phú, đa dạng, thu hút được nhiều lượt người tham gia, tạo điều kiện nhiều đoàn

nghệ thuật về biểu diễn tại địa phương

- Duy trì họat động thường xuyên hệ thống trạm truyền thanh của xã (có hơn 15

cụm truyền thanh không dây đang hoạt động) và đã bảo đảm phát thanh thường xuyên

phân trạm ở thôn 9 (Gò găng) Hàng năm kết hợp với các ngành chức năng tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú, hoạt động chào mừng các ngày lễ,

tết nguên đán, ngày đại hội Đảng bộ, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các

cấp trên địa bàn xã

- Trung tâm văn hóa đã tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn nghệ mừng

Đảng mừng xuân và nhiều hội thi như; hội diễn Hoa phượng đỏ, hội thi kể chuyện

sách, hội thi giáo viên thanh lịch nhân ngày 20/11 đã thu hút nhiều lượt người tham

gia và đến xem cổ vũ Trung tâm đã mở 05 lớp vi tính, 03 lớp khiêu vũ Kết hợp với

trung tâm khuyến công thành phố Vũng Tàu mở trên 40 lớp dạy nghề ngắn hạn đã thu

húc được khỏang 900 học viên tham dự

- Các chỉ tiêu về văn hóa của người dân trong nhiệm kỳ 2004 – 2011 đã được

nâng lên đáng kể, trung bình hàng năm mức thụ hưởng văn hóa là từ 32–35 lần/người/năm, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt chuẩn văn hóa từ 92-95%, tỷ lệ thôn văn hóa

đạt tiêu chuẩn là 63,6%, tỷ lệ người tham gia tập thể dục thường xuyên là 22-28%

- Trong thời gian xúc tiến xây dựng hoàn thành trung tâm văn hoá- học tập

cộng đồng Nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao

Trang 39

Động viên mọi người phát huy tinh thần làm chủ trong việc xây dựng gia đình văn

hoá, thôn văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với việc xây dựng xã Long

Sơn xanh, sạch, đẹp và trật tự kỷ cương Phấn đấu năm 2015, có 98% hộ đạt gia đình

văn hoá, từ 85%-> 90% thôn văn hoá, tiến tới xây dựng xã văn hoá

Bảng 20: Cơ sở văn hoá-thông tin

Danh mục Số lượng Khả năng phục vụ

Trạm điện thoại (bưu điện, bưu cục) 1 Quốc tế, liên tỉnh

(Nguồn: Thống kê xã Long Sơn)

- Mở rộng hệ thống truyền thanh để đẩy mạnh công tác tuyên truyền thật sâu

rộng đến các khu dân cư

- Củng cố, kiện toàn đội liên ngành 814 để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm

soát, quản lý tốt các dịch vụ văn hoá trên địa bàn

- Phong trào thể dục thể thao được chú trọng, hàng năm đều tổ chức các giải

lớn về bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, tổ chức giao lưu các nơi và tham dự hội thao

cấp Thành phố Phong trào thể dục thể thao rèn luyện thân thể ngày càng được đông

đảo nhân dân hưởng ứng Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa

được phát động đến từng hộ gia đình, bình xét hàng năm đạt từ 95%-> 98% gia đình

văn hóa

II.2.6 An ninh – Quốc phòng

 Quốc phòng: Lực lượng dân quân tự vệ trong nhiệm kỳ qua đã từng bước

được củng cố, Ban chỉ huy quân sự xã đã phát huy vai trò tham mưu cho cấp ủy,

UBND xây dựng phong trào quốc phòng toàn dân, nâng cao ý thức cảnh giác trong

nhân dân, sẳn sàng chiến đấu trong mọi tình huống để bảo vệ địa bàn

- Công tác tuyển chọn thanh niên lên đường nhập ngũ hàng năm điều đạt so

với kế hoạch đề ra Hiện nay lực lượng dân quân 11 thôn đã được củng cố và từng

bước hoàn thiện, hàng năm đều tham gia các lớp huấn luyện thường xuyên, xây dựng

được lực lượng dân quân cơ động tại chỗ với quân số thường trực từ 07 – 10 người

trực tại trụ sở UBND xã

 An ninh: Công tác phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong thời

qua được thực hiện thường xuyên, liên tục Ban chỉ huy công an xã đã kết hợp Ban chỉ

huy quân sự, đồn Biên phòng 526 và công an thành phố Vũng Tàu mở nhiều đợt tấn

công trấn áp tội phạm, giữ vững địa bàn luôn được ổn định, bảo vệ an toàn các ngày lễ

lớn, các đợt sinh hoạt chính trị quan trọng như đại hội Đảng các cấp, bầu cử đại biểu

Quốc hội thành công tốt đẹp

- Thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/2007 của Chính phủ về

một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông và

chỉ thị số 10/2007/CT/VP ngày 12/04/2007 của UBND Tỉnh về tăng cường thực hiện

đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy Lực lượng công an kết hợp với các nhành

chức năng tuần tra, kiểm tra các tuyến đường trọng điểm của xã từ năm 2007 đến năm

2010 đã xử lý vi phạm trên 1.929 trường hợp, thu phạt với tổng số tiền là 272.205.000

đồng

Trang 40

II.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Có tiềm năng xây dựng cảng nước sâu liên kết với hệ thống cảng Phú Cái Mép và hệ thống hàng hải quốc tế

Mỹ Nguồn nhân lực trình độ cao tại thành phố Vũng Tàu và các vùng lân cận

- Hệ thống cơ sở vật chất và các cơ sở chế biến dầu khí đã có tại thành phố

- Khí hậu đảo Long Sơn mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều và nắng cũng nhiều, ít xảy ra thiên tai và thời tiết bất thường

- Khu vực Đảo Long Sơn có diện tích đất đầm lầy bao quanh trải đều dọc ven sông Chà Và, sông Rạng lớn và vịnh Gành Rái lớn Là khu vực giao nhau giữa Cửa sông và biển nên hệ sinh thái ở đây rất dồi dào Khu vực ở phía Bắc và Đông Nam của đảo ít chịu ảnh hưởng của gió biển được khai thác vào các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản rất tốt Các hệ lạch, suối nhỏ đều có chức năng thoát nước mặt ra sông và vịnh Khu vực ở phía Bắc và Đông Nam của đảo ít chịu ảnh hưởng của gió biển nên dân cư sinh sống và các hoạt động dân sinh chủ yếu được bố trí tại đây

- Hệ thống sông ngòi dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

 Khó khăn

- Nền đất thấp, yếu, địa hình bị chia cắt do hệ thống sông ngòi vùng cửa sông Chà Và và sông Rạng Khi xây dựng cần phải gia cố nền móng và san lấp

- Nguồn nước ngọt tại chỗ hạn chế, chủ yếu lệ thuộc vào thiên nhiên

- Chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho phát triển công nghiệp như cảng, đường giao thông, bễn bãi

- Liên kết với đất liền thông qua hệ thống đường cầu Ba Nanh với quốc lộ 51

- Nguồn nước mặt bị hạn chế, nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, phải qua xử lý nhiều lần mới có thể sử dụng nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân cũng như trong sản xuất

 Điều kiện kinh tế – xã hội

 Thuận lợi

- Mức tăng trưởng của nền kinh tế tăng bình quân hàng năm trên 19% năm đã tạo môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh trên địa bàn, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần, thực hiện việc thu chi ngân sách được phương luôn đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích

- Trong những năm qua, xã đã đầu tư xây dựng khá nhiều các công trình giao thông trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế

Ngày đăng: 29/05/2018, 17:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w