Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

109 324 0
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên đề, luận văn, khóa luận, đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phán ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵncủa DN để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Hiệu quả là vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực như hiện nay, để có thể tiết kiệm các nguồn lực bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả sản xuất kinh doanh lúc này không chỉ là phương châm hành động cho các doanh nghiệp nói riêng nữa mà cho cả toàn bộ hoạt động của cả nền kinh tế - xã hội nói chung. Để có thể tồn tại và phát triển, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải xem xét hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí mà mình đã bỏ ra và hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành mục tiêu tổng quát của các doanh nghiệp. Muốn đạt hiệu quả kinh doanh, DN không những chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh của DN, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình. Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế được thành lập năm 1976. Sau ba thập kỷ không ngừng phấn đấu, đến nay Công ty đã trở thành một doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực từ hoạt động chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp đến lĩnh vực tư vấn, khảo sát thiết kế và thi công các công trình thuộc các chuyên ngành khác nhau, sản xuấtkinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, các khu dân cư, khu đô thị mới cho đến các hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh du lịch, xuất nhập khẩu . 1 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ 2005 đến 2007, báo cáo kiểm toán cho thấy nhìn chung kết quảhiệu quả kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ giảm từ 286 tỷ năm 2005 xuống còn 193 tỷ năm 2007 (giảm 32%), lợi nhuận giảm từ 7,1 tỷ năm 2005 xuống còn 6,1 tỷ năm 2007 (giảm 14%). Có nhiều nguyên nhân cả bên trong lẫn bên ngoài làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty như vấn đề cạnh tranh giữa Công ty với các công ty khác trên địa bàn, về nguồn lực và hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Những vấn đề trên đã đặt ra một tất yếu khách quan là cần thiết phải có một nghiên cứu toàn diện về tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài " Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xây Lắp TT Huế" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Xây Lắp Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Xây Lắp TT- Huế trong giai đoạn 2005 – 2007. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Xây Lắp TT- Huế trong thời gian tới. 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xây Lắp TT- Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung : Tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Xây Lắp Thừa Thiên Huế. + Phạm vi về thời gian: Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty, luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 2005-2007. 4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng luận về hiệu quả của doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích kết quảhiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Lắp Thừa Thiên Huế. Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Xây lắp TT- Huế. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh Hiệu quả là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hiệu quả. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, do hình thái quan hệ sản xuất khác nhau, người ta có quan niệm khác nhau về hiệu quả . - Quan niệm thứ nhất cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá." Ở đây hiệu quả đồng nhất với kết quả kinh doanh. Tuy nhiên chúng ta thấy rõ khi mở rộng các nguồn lực sản xuất nghĩa là chi phí tăng lên, khi đó kết quả sản xuất kinh doanh cũng tăng lên nhưng điều đó không đồng nghĩa với tăng hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn đầu, khi mới đầu tư. Quan điểm này cũng cho thấy nếu cùng một kết quả nhưng có hai mức chi phí khác nhau sẽ cùng một hiệu quả. - Quan điểm thứ hai cho rằng: " Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí". Quan điểm này đã biểu hiện được quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí tiêu hao. Tuy nhiên xét trên quan điểm Mác-Lênin thì sự vật và hiện tượng có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẽ. Trong khi đó kinh doanh là một quá trình mà các yếu tố tăng thêm có sự liên kết mật thiết với các yếu tố có sẳn, chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm thay đổi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm này kết quả sản xuất kinh doanh chỉ xét đến phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung [3]. - Quan điểm thứ ba cho rằng: " Kết quả kinh doanhhiệu số giữa kết quả thu 4 về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó". Như vậy quan điểm này đã đồng nhất được hiệu quả và lợi nhuận, phản ánh được sự tương quan chặc chẽ của hiệu quả và trình độ sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan niệm này chưa biểu hiện được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí [1]. - Quan điểm thứ tư cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó". Xét về mặt định lượng, định nghĩa này phản ánh toàn diện hơn. Mặc khác, xét về mặt định tính kết quả cũng có thể phản ánh thông qua những chỉ tiêu phi tài chính khác mà chi phí bỏ ra để đạt được [1]. Từ những quan điểm trên, theo quan điểm của tác giả: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẳncủa doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh về mặt chất lượng trình độ quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận cao nhất. Hiệu quả kinh doanh cũng chính là thước đo đánh giá chất lượng của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiểu rõ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh mới xác định đúng các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu, các yêu cầu đối với việc đề ra các mục tiêu và các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [3] . Chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai khái niệm hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh. Trong đó kết quả kinh doanh phản ánh những gì mà một doanh nghiệp thu được sau một chu kỳ kinh doanh nhất định. Kết quả kinh doanh thường được biểu hiện bằng hiện vật hay giá trị có thể xác định rõ được như số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, doanh thu bán hàng .Bên cạnh đó hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẳncủa doanh nghiệp để mang lại lợi nhuận cao nhất. 5 Hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra. Lúc đó hiệu quả kinh doanh được biểu thị bằng công thức dưới đây: Với công thức trên, H càng lớn chứng tỏ hiệu quả càng cao [25]. Để tăng hiệu quả H đòi hỏi chúng ta phải tiết kiệm các yếu tố đầu vào và tăng kết quả đầu ra . Như chúng ta đã biết, nhu cầu của con người bao giờ cũng lớn hơn khả năng thực tế, do đó chúng ta phải làm thế nào để với khả năng hiện có của mình có thể tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và đạt kết quả cao nhất. Chính điều này nảy sinh vấn đề làm thế nào để có thể đạt được kết quả cao nhất.Vì vậy sự nhầm lẫn giữa kết quảhiệu quả là không thấy rõ xuất xứ của phạm trù hiệu quả. Nếu hiệu quả kinh doanh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được thì kết quả kinh doanhcông cụ để tính toán và phân tích hiệu quả kinh doanh. Tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh doanh là vừa phải nâng cao năng suất lao động vừa phải tiết kiệm lao động xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp cũng như của xã hội Khi nghiên cứu hiệu quả kinh doanh chúng ta phải xem xét một cách toàn diện cả mặt định tính và định lượng. - Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh phải được xem xét trong mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được. Như theo công thức (1) chúng ta đã thấy chúng ta chỉ thu được hiệu quả kinh doanh cao khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào, hiệu quả càng cao khi kết quả càng cao, chi phí càng nhỏ và ngược lại. - Về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, qua đó cho phép chúng ta nắm được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được sử dụng khi không thể định lượng được. 6 Kết quả đầu ra H = Chi phí đầu vào 1.1.3. Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến nhiều nguồn lực và phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đó nên khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải quán triệt các yêu cầu sau: * Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tính thực tiễn Khi doanh nghiệp xác định mục tiêu, chiến lược kinh doanh của mình phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, của ngành và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể. Chỉ có như vậy mới có đủ cơ sở thực tiễn chắc chắn để người lao động tin tưởng và yên tâm, hạn chế tối đa những rủi ro và tổn thất trong sản xuất kinh doanh. * Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các lợi ích Người lao động là nhân tố trực tiếp trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì vậy khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của người lao động, trong đó lợi ích của người lao động được xem là động lực trực tiếp. * Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh phải xem xét lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài Để có thể phát triển bền vững, doang nghiệp không chỉ chú trọng vào lợi ích trước mắt mà phải quan tâm đến lợi ích lâu dài. Đối với những doanh nghiệp mới thâm nhập vào thị trường hoặc muốn chiếm lĩnh một thị trường mới, nếu chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt sẽ là điều không tưởng vì khi đó các chi phí cho đầu tư ban đầu như xây dựng mới còn khấu hao lớn, chi phí quảng cáo và tiếp thị lớn có thể làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp rất thấp thậm chí bị thua lỗ trong một thời gian. Tuy nhiên về lâu dài khi đã chiếm lĩnh được thị trường doanh nghiệp mới có hiệu quả [15]. 7 * Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinh doanh Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Theo đó, với nhiệm vụ kinh tế và chính trị mà nước giao cho mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuấtkinh doanh phải đảm bảo tuân theo những quy định là chỉ được sản xuất kinh doanh những loại hàng hoá dịch vụ mà Đảng và nhà nước cho phép. 1.1.4. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp Để có thể cạnh tranh và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải kinh doanhhiệu quả. Trong nền kinh tế mở như hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước mà còn phải chịu sức ép của các doanh nghiệp nước ngoài với nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Lúc này doanh nghiệp nào sản xuất kinh doanh hàng hoá, sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá cả phải chăng, có dịch vụ hậu mãi tốt hơn sẽ tồn tại và phát triển. Chính quá trình cạnh tranh lành mạnh này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí hơn, tăng năng suất lao động hơn và tất yếu hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng được tăng lên. Với nguồn lực ngày càng khan hiếm, buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc việc quản lý và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó như thế nào để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Vì lẽ đó đặt cho các nhà quản lý vào vị trí phải sử dụng các nguồn lực đó làm thế nào để có hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Đây chính là nguyên nhân để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong các nguồn lực của doanh nghiệp, con người là nhân tố có vai trò quyết định trong việc tạo ra hiệu quả. Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay trên cả nước đã xảy ra tình trạng "săn đầu người", trong đó những người tài giỏi được mời trả lương với mức rất cao với mong muốn thu hút được họ. Ở những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì việc thu hút người tài thông qua chế độ đãi ngộ và từ đó có thể đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.Vì vậy, nâng cao hiệu quả là tất yếu, là cơ sở để nâng cao thu nhập cho người lao động nói riêng, nâng cao mức sống cho người dân nói chung. 8 Tóm lại, nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cơ bản, quan trọng, là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn, với thời gian ngắn và sự tác động của nó đến việc thực hiện hiệu quả kinh tế- xã hội càng mạnh thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Chính điều này mà vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm và hiệu quả kinh doanh được xem là công cụ quản trị kinh doanh quan trọng. Để việc sản xuất kinh doanh được phát triển bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng các yếu tố sản xuất để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sẳn có. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được coi là công cụ để đạt được mục tiêu đó. Hiệu quả kinh doanh không những giúp cho các nhà quản trị biết được trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình mà còn là cơ sở để họ phân tích, phát hiện các nhân tố ảnh hưởng từ đó có thể đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giảm tối đa chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT XÂY DỰNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH NGÀNH XÂY DỰNG 1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng Sản phẩm xây dựng là những công trình xây dựng, vật kiến trúc .có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài. So với các sản phẩm sản xuất khác, sản phẩm xây dựng có những đặc điểm sau: - Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất, thuỷ văn, khí hậu. Chính đặc điểm này đòi hỏi phải điều tra, khoan thăm dò, khảo sát kỹ càng tình hình thực tế để việc thi công cũng như việc tiêu thụ được tiến hành thuận lợi. - Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Do đặc điểm này mà thời gian thi công của sản phẩm xây lắp thường rất dài, đôi lúc kéo dài nhiều năm nên cần phải có kế hoạch vốn cũng như sử dụng vốn có hiệu quả tránh ứ đọng, lãng phí vốn bằng cách đẩy nhanh tiến độ thi công và nghiệm thu khi công trình đã hoàn thành, có biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, tránh tình trạng phá đi làm lại. 9 - Sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc, riêng lẽ. - Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngành khác - Về phương diện sử dụng sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành, vùng địa phương như các đường giao thông, quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt, cảng biển - Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, văn hoá nghệ thuật và quốc phòng. 1.2.2. Đặc điểm của sản xuất xây dựng - Địa điểm sản xuất không ổn định Như đã nói ở phần trên, do sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc, riêng lẻ, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp nên không giống như các sản phẩm công nghiệp sản xuất có tính hàng loạt, vị trí sản xuất , máy móc thiết bị cũng như lao động cố định, sản phẩm lưu động khi tiêu thụ. Sản phẩm xây dựng thì khác hoàn toàn ở chỗ sản phẩm và nơi tiêu thụ là cố định, địa điểm sản xuất lại luôn di động. Địa điểm sản xuất sản phẩm thay đổi tuỳ thuộc vào quy hoạch hay nhu cầu. Có những công trình (sản phẩm) cách xa nhau hàng trăm km. Mỗi khi thi công một công trình mới lại phải làm lại từ đầu từ khâu giải phóng mặt bằng, khảo sát, thiết kế và đặc biệt máy móc thiết bị và con người phải di chuyển đến một địa điểm mới. Vấn đề này làm nảy sinh các chi phí liên quan như chi phí vận chuyển lao động và máy móc. Do đặc điểm này đòi hỏi nhà sản xuất cần chú ý chủ động lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt là tận dụng lao động phổ thông tại nơi sản xuất giảm chi phí vận chuyển đến mức thấp nhất. - Chu kỳ sản xuất dài Sản phẩm xây dựng khi hoàn thành chủ yếu là tài sản cố định nên thời gian sản xuất thường dài, có khi kéo dài hàng năm. Đây cũng là những khó khăn của nhà sản xuất vì thời gian dài sẽ làm ứ đọng vốn, nếu chủ đầu tư thanh toán không đúng tiến độ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả do tăng chi phí lãi vay và đặc biệt là sự trượt giá nguyên vật liệu Vì vậy đòi hỏi công tác đấu thầu cũng như quản lý tài chính cần phải lưu ý để hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất không đáng có. 10 . và thực tiễn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Xây Lắp TT- Huế trong giai đoạn. trạng sản xuất kinh doanh của Công ty, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Xây Lắp Thừa Thiên Huế. 2.2.

Ngày đăng: 22/08/2013, 23:08

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.1.

Tình hình lao động của công ty Xem tại trang 39 của tài liệu.
Để thấy rõ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, cần xem xét doanh thu và kết cấu doanh thu của Công ty qua các năm, thể hiện ở bảng 2.2. - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

th.

ấy rõ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, cần xem xét doanh thu và kết cấu doanh thu của Công ty qua các năm, thể hiện ở bảng 2.2 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.3: Doanh thu và kết cấu doanh nghiệp theo xí nghiệp trực thuộc - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.3.

Doanh thu và kết cấu doanh nghiệp theo xí nghiệp trực thuộc Xem tại trang 43 của tài liệu.
Là loại hình công ty cổ phần lại kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có lĩnh vực đòi hỏi đầu tư chi phí cao, ngược lại có lĩnh vực lại ít đòi hỏi về vốn đầu tư - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

lo.

ại hình công ty cổ phần lại kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có lĩnh vực đòi hỏi đầu tư chi phí cao, ngược lại có lĩnh vực lại ít đòi hỏi về vốn đầu tư Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.6: Chi phí sản xuất chung của công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.6.

Chi phí sản xuất chung của công ty Xem tại trang 47 của tài liệu.
Trở lại bảng 2.5. ta thấy, khoản mục chi phí quản lý chỉ chiến tỷ trọng 8- 9% so với tổng chi phí toàn Công ty và có xu hướng giảm cả về giá trị lẫn tỷ trọng - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

r.

ở lại bảng 2.5. ta thấy, khoản mục chi phí quản lý chỉ chiến tỷ trọng 8- 9% so với tổng chi phí toàn Công ty và có xu hướng giảm cả về giá trị lẫn tỷ trọng Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.8: Lợi nhuận sản xuất kinh doanh của Công ty phân theo lĩnh vực hoạt động và theo xí nghiệp - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.8.

Lợi nhuận sản xuất kinh doanh của Công ty phân theo lĩnh vực hoạt động và theo xí nghiệp Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.9..

Hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.10: Quy mô cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.10.

Quy mô cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty Xem tại trang 56 của tài liệu.
Tuy nhiên, khi xét đến cơ cấu của các loại tài sản này, số liệu của bảng 2.10 cũng cho thấy, tỷ trọng của các khoản phải thu vẫn còn rất lớn - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

uy.

nhiên, khi xét đến cơ cấu của các loại tài sản này, số liệu của bảng 2.10 cũng cho thấy, tỷ trọng của các khoản phải thu vẫn còn rất lớn Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2.12. Quy mô, cơ cấu khoản mục hàng tồn kho - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.12..

Quy mô, cơ cấu khoản mục hàng tồn kho Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.13.

Hiệu quả sử dụng vốn của công ty Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 2.14: So sánh chi phí dự toán và chi phí thực tế 2 công trình - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.14.

So sánh chi phí dự toán và chi phí thực tế 2 công trình Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 2.15: Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của 2 công trình Chỉ tiêu ĐVT THPH Bùi Thị Xuân Nhà làm việc UBND tỉnh  PP hạch toán kế toán  - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.15.

Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của 2 công trình Chỉ tiêu ĐVT THPH Bùi Thị Xuân Nhà làm việc UBND tỉnh PP hạch toán kế toán Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 2.16: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.16.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Xem tại trang 69 của tài liệu.
Trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất trong những năm qua, đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả  sản xuất kinh doanh  tổng hợp của Công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

r.

ên cơ sở phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất trong những năm qua, đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Công ty Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 2.17: Ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu  của công trình nhà làm việc của UBND tỉnh - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.17.

Ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu của công trình nhà làm việc của UBND tỉnh Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng 2.18. Tỷ lệ trích nộp cho Công ty phân theo loại công trình - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

Bảng 2.18..

Tỷ lệ trích nộp cho Công ty phân theo loại công trình Xem tại trang 76 của tài liệu.
19 Thép hình đồng 86.990.556 86.282.653 707.903 - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

19.

Thép hình đồng 86.990.556 86.282.653 707.903 Xem tại trang 98 của tài liệu.
17 Thép hình đồng 57.244.936 56.569.89 5- 675.041 - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế

17.

Thép hình đồng 57.244.936 56.569.89 5- 675.041 Xem tại trang 99 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan