Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế (Trang 38)

2.1.3.1. Nguồn nhân lực của Công ty

Nguồn nhân lực trong Công ty luôn được coi là nhân tố trọng tâm quyết định đến khả năng cạnh tranh của Công ty.

- Xét về mặt số lượng

Theo số liệu báo cáo, nếu không tính số lượng lao động tại các đơn vị thành viên là các Công ty con do các đơn vị trực thuộc đã chuyển đổi sang Công ty cổ phần trong các năm gần đây thì lực lượng lao động tại Công ty là 1.735 lao động. Nếu xét về số lượng lao động thì nguồn nhân lực của Công ty nhiều hơn so với một số đối thủ cạnh tranh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. Tuy nhiên, so với qui mô sản xuất của Công ty thì lực lượng lao động đó mới chỉ đáp ứng đủ cho giai đoạn hiện tại.

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty ĐVT : người 2005 2006 2007 Năm 2007/năm 2005 ± % Tổng số lao động 1.700 1.689 1.650 -50 97,1 1. Phân theo HĐ a. HĐ có thời hạn 345 339 290 -55 84,1 b. HĐ thời vụ 1.355 1.350 1.360 5 100,4 2. Theo tính chất SX a. LĐ gián tiếp 235 226 210 -25 89,4 b. LĐ trực tiếp 1.465 1.463 1.440 -25 98,3 3. Phân theo trình độ a. Đại học 120 125 116 -4 96,7 b. C/Đ, T/C 60 54 51 -9 85,0 c. CN kỹ thuật 1.300 1.300 1.230 -70 94,6 d. LĐ Phổ thông 235 210 253 18 107,7

Nguồn: Phòng lao động Công ty

- Xét về chất lượng lao động

Qua phân tích số liệu nguồn nhân lực tại Công ty đang quản lý có thể nhận thấy một số đặc điểm sau:

+ Bộ máy quản lý và lãnh đạo của Công ty đa số là người có trình độ đại học và trên đại học, được đào tạo đúng chuyên ngành, có kinh nghiệm, thâm niên công tác lâu năm, gắn bó và am hiểu Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty chiếm 3,06%, đây là một tỷ lệ phù hợp (tỷ lệ bộ máy quản lý đối với doanh nghiệp yêu cầu dưới 5%). Tuy nhiên, nếu tính tỷ lệ lao động gián tiếp trên toàn bộ tổng số lao động là 13,14% thì đây là một tỷ lệ khá cao. Bộ máy gián tiếp cồng kềnh vừa làm giảm hiệu quả quản lý vừa làm tăng chi phí quản lý trong cơ cấu giá thành của Công ty. Đây là một yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty.

+ Lực lượng công nhân kỹ thuật lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Lao động có trình độ tay nghề bậc cao (trên bậc 4) chiếm 37,84%, lao động được chuyên môn hoá sâu theo ngành nghề phù hợp với tính chất phức tạp của sản xuất xây dựng

và vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty. Nhờ vậy, chất lượng công trình và sản phẩm vật liệu xây dựng do lực lượng công nhân kỹ thuật đảm nhiệm luôn đạt yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật cũng như tiến độ và năng suất ngày một nâng cao.

+ Nếu chỉ tính riêng lực lượng lao động có trình độ từ trung cấp trở lên thì số lao động có thâm niên trên 10 năm chiếm tỷ lệ 21,3%. Đây là một thế mạnh của Công ty, bởi vì với bề dày kinh nghiệm như vậy thì đây nguồn nhân lực để bổ sung vào lực lượng quản lý nhằm phục vụ cho công tác phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường của đơn vị trong thời gian đến.

+ Về máy móc thiết bị và công nghệ

Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc thù, chu kỳ sản xuất thường kéo dài, khối lượng công việc thi công lớn và phức tạp đòi hỏi phải có nhiều loại máy móc thiết bị. Do đó để tham gia vào thị trường xây dựng, Công ty đã trang bị nhiều máy móc thiết bị, công nghệ cả về số lượng, chủng loại, chất lượng phù hợp với trình độ tiên tiến trong ngành. Do có sẵn máy móc thiết bị nên trong quá trình lập hồ sơ đấu thầu thi công công trình, Công ty có thể đưa ngay ra các phương án bố trí thiết bị thi công hợp lý với chi phí rẻ, có thể tính toán chính xác chi phí sử dụng máy móc thiết bị trên một đơn vị xây lắp, chất lượng công tác tính toán giá dự thầu được đảm bảo. Đây là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty trong đấu thầu thi công công trình.

Không chỉ chú trọng trong công tác thi công, Công ty còn đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác quản lý văn phòng, tư vấn thiết kế và các nghiệp vụ khác. Hệ thống thiết bị phục vụ cho Phòng thí nghiệm chuyên ngành Las XD114 đã được đầu tư vừa để phục vụ cho công tác kiểm tra nội bộ vừa hoạt động kinh doanh. Các phòng ban và cán bộ lãnh đạo cấp trưởng phòng trở lên của Công ty đều được trang bị điện thoại cố định và di động, văn phòng Công ty đã được nối mạng nội bộ (LAN). Công ty đã sử dụng các phần mềm chuyên dụng như các phần mềm tính toán thiết kế và đồ họa để trang bị cho cán bộ làm công tác tư vấn thiết kế và quản lý kỹ thuật, các phần mềm kế toán, tính dự toán công trình, phần mềm quản lý nhân sự... nhằm nâng cao chất lượng quản lý và rút ngắn thời gian thực hiện các hoạt động nghiệp vụ.

2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY2.2.1. Doanh thu và kết cấu doanh thu của Công ty 2.2.1. Doanh thu và kết cấu doanh thu của Công ty

Công ty Xây Lắp Thừa Thiên Huế là một đơn vị hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Trước năm 2005 khi Công ty chưa thực hiện cổ phần hóa các đơn vị thành viên, hoạt động kinh doanh của Công ty rất đa dạng. Từ năm 2005, thực hiện chủ trương sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Công ty đã cổ phần hóa 5 đơn vị thành viên, năm 2006 đến năm 2007 cổ phần hóa 9 đơn vị thành viên. Một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh như tư vấn khảo sát thiết kế, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm, ống buy li tâm, gạch tuynen, sản xuất men Frít, kinh doanh các lọai đồ gỗ trong nước và xuất khẩu, thi công xử lý nền móng.. đã được Công ty chuyển sang các công ty con đảm nhiệm. Chính vì vậy không khó hiểu khi Công ty vẫn tăng trưởng, các chỉ tiêu về lợi nhuận vẫn đảm bảo..nhưng doanh thu của Công ty ngày càng giảm. Hiện nay hoạt động chính của Công ty là: Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, công trình công cộng, công trình thể thao, công trình giao thông, thủy lợi và các công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và hoạt động đầu tư tài chính..

Để thấy rõ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, cần xem xét doanh thu và kết cấu doanh thu của Công ty qua các năm, thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Doanh thu và kết cấu doanh thu theo lĩnh vực hoạt động

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2007-2005

tr.đ % tr.đ % tr.đ % ± %

Tổng doanh thu 286.536 100,00 220.023 100,00 193.349 100,00 -93.187 67,48

Xây lắp 163.720 57,14 157.007 71,36 148.593 76,85 -15.127 90,76 KD nhà đất, hạ tầng 18.358 6,41 17.237 7,83 16.797 8,69 -1.561 91,50 Đầu tư tài chính 13.661 4,77 7.357 3,34 9.301 4,81 -4.360 68,08 SXKD VLXD 66.030 23,04 31.128 14,15 14.872 7,69 -51.158 22,52 Hoạt động KD khác 24.767 8,64 7.294 3,31 3.786 1,96 -20.981 15,29

Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy doanh thu của Công ty giảm đều qua các năm. Năm 2007 doanh thu chỉ bằng 67% năm 2005, đó là vì số lượng đơn vị thành viên đã giảm do cổ phần hóa. Các đơn vị thành viên đã cổ phần hóa hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng như: Công ty cổ phần bê tông, các công ty sản xuất gạch tuynen, sản xuất đá ...nên khi xét theo lĩnh vực hoạt động so với năm 2005, doanh thu sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng năm 2007 chỉ bằng 23%. Lĩnh vực kinh doanh nhà đất, hạ tầng và hoạt động đầu tư tài chính chủ yếu do văn phòng Công ty đảm nhận nên doanh thu không thay đổi nhiều qua các năm.

Hiện tại, từ xí nghiệp xây lắp 1 đến xí nghiệp xây lắp 10, các đội xây dựng, xí nghiệp Vật liệu xây dựng Đá số 3 và xí nghiệp Gốm cổ còn hạch toán phụ thuộc tại Công ty nên khi xét doanh thu theo từng xí nghiệp cho thấy, doanh thu qua các năm không biến động nhiều (bảng 2.3).

Trong các xí nghiệp xây lắp, xí nghiệp xây lắp 5 là xí nghiệp có doanh thu lớn nhất. Doanh thu của xí nghiệp luôn chiếm tỷ lệ từ 12 đến 20% so với tổng doanh thu toàn Công ty. Là một xí nghiệp có bề dày về kinh nghiệm và đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhất trong Công ty vì thế xí nghiệp thường được Công ty và các chủ đầu tư chọn giao thi công những công trình lớn như: Trung tâm Tim mạch, Khoa Nhi, Khoa Huyết học..trong đó Trung tâm Tim mạch là công trình y tế được xem là lớn nhất khu vực với trị giá 8,3 triệu USD và phần xây lắp do Xí nghiệp thi công có giá trị 36.568 triệu đồng.

Văn phòng Công ty, nơi tập trung các phòng ban chức năng, điều hành việc sản xuất kinh doanh toàn Công ty, là nơi có doanh thu cao nhất. Ngoài lĩnh vực xây lắp, văn phòng Công ty còn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà đất, hạ tầng và đầu tư tài chính. Tại đây có riêng 1 phòng dự án chuyên lập và thực hiện các dự án đổi đất lấy hạ tầng, xây dựng chung cư...Bên cạnh đó do có nguồn vốn dồi dào nên Công ty cũng hỗ trợ các đơn vị trực thuộc trong việc vay vốn và là cổ đông chính của các công ty con. Điều này giải thích tại sao tại văn phòng Công ty lại có doanh thu lớn như vậy và tăng trưởng qua các năm. So với năm 2005 doanh thu năm 2007 của văn phòng Công ty lớn hơn 2,49 lần.

Bảng 2.3: Doanh thu và kết cấu doanh nghiệp theo xí nghiệp trực thuộc Chỉ tiêu 2,005 2,006 2,007 2007-2005 tr.đ % tr.đ % tr.đ % ± % Tổng doanh thu 286.536 100,00 220.023 100,00 193.349 100,00 -93.187 67,48 Xí nghiệp Xây lắp 1 10.178 3,55 16.700 7,59 7.434 3,84 -2.745 73,04 Xí nghiệp Xây lắp 2 13.407 4,68 15.741 7,15 18.687 9,66 5.279 139,38 Xí nghiệp Xây lắp 3 11.841 4,13 12.465 5,67 10.708 5,54 -1.133 90,43 Xí nghiệp Xây lắp 4 3.805 1,33 6.216 2,83 14.177 7,33 10.371 372,55 Xí nghiệp Xây lắp 5 35.562 12,41 20.990 9,54 38.983 20,16 3.421 109,62 Xí nghiệp Xây lắp 6 15.158 5,29 13.603 6,18 11.774 6,09 -3.384 77,67 Xí nghiệp Xây lắp 7 16.441 5,74 24.134 10,97 13.089 6,77 -3.352 79,61 Xí nghiệp X.lắp 10 12.486 4,36 14.348 6,52 12.805 6,62 319 102,56 Các đội xây dựng 10.158 3,55 10.754 4,89 9.878 5,11 -280 97,24 XN VLXD Đá số 3 2.753 0,96 2.588 1,18 2.737 1,42 -17 99,40 XN Gốm cổ 730 0,25 994 0,45 336 0,17 -394 45,98

Ban QLDA Nam Vĩ Dạ 18.358 6,41 27.556 12,52 16.797 8,69 -1.561 91,50

Xí nghiệp X.lắp 11 1.618 0,56 0,00 0,00 XNXử lý nền móng & CKĐN 19.934 6,96 0,00 0,00 XN Xe máy 64 0,02 0,00 0,00 XN Bê tông 22.138 7,73 0,00 0,00 XN gạch Tuynen số 2 5.354 1,87 0,00 0,00 XN gạch Tuynen số 3 10.167 3,55 6.737 3,06 0,00 XN VLXD Đá số 1 3.606 1,26 2.085 0,95 0,00 XN VLXD Đá số 2 915 0,32 23 0,01 0,00 XN Sản xuất VLXD số1 3.978 1,39 2.240 1,02 0,00 XN chế biến gỗ Phú Bài 16.389 5,72 4.880 2,22 0,00 XN kinh doanh VLXD 37.048 12,93 0,00 0,00

Ban quản lý dự án Nam Vĩ Dạ là một bộ phận thuộc văn phòng Công ty do phòng Quản lý dự án đảm trách. Ngoài các chức năng như các phòng ban khác, ban quản lý dự án Nam vĩ dạ có một kế toán riêng để hạch toán các dự án mà Công ty làm chủ đầu tư, gồm các dự án Nam vĩ dạ 1,2,3,6. Doanh thu của Ban quản lý này chiếm tỷ lệ khá cao (chỉ sau văn phòng Công ty) từ 6,4% đến 12,5% so với tổng doanh thu của Công ty. Tuy nhiên, xu hướng biến động không đều.

Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy, doanh thu của Công ty trong những năm vừa qua biến động theo xu hướng giảm dần mà nguyên nhân chính là do quá trình cổ phần hoá một số công ty con được chia tách. Trong cơ cấu, doanh thu từ xây lắp chiếm tỷ lệ lớn nhất.

2.2.2 Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty

Là loại hình công ty cổ phần lại kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có lĩnh vực đòi hỏi đầu tư chi phí cao, ngược lại có lĩnh vực lại ít đòi hỏi về vốn đầu tư. Vì vậy, ngoài việc phân tích tình hình đầu tư chi phí theo yếu tố và khoản mục chi phí như các doanh nghiệp thông thường thì việc phân tích chi phí theo lĩnh vực sản xuất nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của từng lĩnh vực là cần thiết.

Bảng 2.4: Chi phí sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực hoạt động

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 07/05

tr.đ % tr.đ % tr.đ % ± %

I. Tổng chi phí 279.411 100,00 209.737 100,00 186.606 100,00 -92.804 66,79

Xây lắp 157.752 56,46 152.994 72,95 145.444 77,94 -12.307 92,20 Kinh doanh nhà đất, hạ tầng 18.194 6,51 16.224 7,74 15.940 8,54 -2.254 87,61 Hoạt động đầu tư tài chính 12.974 4,64 3.732 1,78 7.404 3,97 -5.570 57,07 Sản xuất kinh doanh VLXD 66.460 23,79 31.145 14,85 14.880 7,97 -51.580 22,39 Hoạt động KD khác 24.030 8,60 5.641 2,69 2.937 1,57 -21.093 12,22

Kết quả xử lý số liệu ở bảng 2.4 cho thấy: Trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty, đầu tư chi phí cho lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng. Nếu năm 2005, tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực này chỉ chiếm 56,46% thì đến năm 2007 đã tăng lên 77,94%.

Hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng là lĩnh vực thứ hai đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Tuy nhiên, tỷ trọng của nó có xu hướng giảm dần. Năm 2005 chi phí cho lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 23,79% thì đến năm 2007 nó giảm xuống chỉ còn chiếm 7,97%. Nguyên nhân như chúng tôi đã trình bày ở phần trước là do từ 2005 đến 2007 đã có 3 xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được cổ phần hoá, hiện chỉ còn lại 1 xí nghiệp vật liệu đá số 3 còn là thành viên của Công ty.

Đầu tư tài chính là hoạt động đòi hỏi chi phí thấp nhất. Qua 3 năm, đầu tư cho lĩnh vực tài chính chỉ chiếm khoảng 1,78% - 4,64% và có xu hướng giảm về mặt giá trị (Năm 2007, chi phí cho hoạt động này giảm 5.570 triệu đồng hay giảm 42,93% so với năm 2005)

Xét về xu hướng, nhìn chung chi phí của tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều có xu hướng giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do quá trình cổ phần hoá, một số lĩnh vực và xí nghiệp được chia tách và chuyển đổi. Tuy nhiên, xét cụ thể các lĩnh vực chúng tôi thấy Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và Hoạt động kinh doanh khác có tốc độ giảm nhanh nhất (Sản xuất kinh doanh VLXD giảm 77,61%, Hoạt động kinh doanh khác giảm 87,78%). Lĩnh vực xây lắp và kinh doanh nhà đất, hạ tầng giảm không đáng kể (Xây lắp giảm 7,8%, kinh doanh nhà đất giảm 12,4%).

Việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực hoạt động mới chỉ cho ta thấy bức tranh tổng quát về đầu tư chi phí cho từng lĩnh vực hoạt động. Nó chưa chỉ ra cho người quản lý thấy được những nguyên nhân làm tăng chi phí để từ

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w