ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.5.1. Các phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp chung có tính chất phương pháp luận như duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
• Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Thông tin và số liệu được thu thập chủ yếu từ các báo cáo kiểm toán của Công ty trong 3 năm từ 2005 đến 2007 làm nguồn số liệu chính để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và lao động của Công ty. Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của 2 công trình Nhà hiệu bộ trường bán công Bùi Thị Xuân, Nhà làm việc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh TT- Huế chúng tôi sử dụng các số liệu thứ cấp từ các chứng từ gốc do phòng kế toán của Công ty cung cấp; các số liệu về dự toán chi phí trong quy hoạch thiết kế của hai công trình nhằm làm cơ sở đối chiếu so sánh giữa dự toán ban đầu với thực tế thực hiện.
• Phương pháp phân tích và đánh giá
- Phương pháp thống kê kinh tế dùng để tính toán các chỉ tiêu bình quân, tốc độ tăng, các chỉ tiêu cơ cấu và phân tổ số liệu theo một số tiêu thức nghiên cứu chính.
- Phương pháp so sánh, được dùng để đánh giá mức độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và các yếu tố nguồn lực khác của Công ty; so sánh giữa dự toán ban đầu với thực tế thực hiện của từng công trình.
- Phương pháp phân tích nhân tố để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả kinh doanh của từng công trình nói riêng.
- Phương pháp phân tích dòng tiền theo thời gian để đánh giá hiệu quả của các công trình thông qua các chỉ tiêu NPV (giá trị hiện tại ròng) và IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ).