Hiệu quả các yếu tố sản xuất kinh doanh chính của Công ty

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế (Trang 53 - 63)

2.2.4.1. Hiệu quả sử dụng lao động

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là chủ yếu nên việc sử dụng lao động của Công ty mang tính thời vụ cao và có những nét đặc thù riêng nên chính sách sử dụng lao động của Công ty cũng có những nét khác biệt so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh khác. Công ty chỉ duy trì một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Đối với lao động giản đơn Công ty thuê theo thời vụ hoặc ký hợp đồng ngắn hạn để tiết kiệm chi phí.

Xuất phát từ thực tế trên nên chúng tôi không thể sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động như các doanh nghiệp khác mà phải thay vào đó là các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 đồng lương trực tiếp sản suất để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp.

Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 So sánh (%)

06/05 07/06

Doanh thu tr.đ 286.535,79 220.022,86 193.348,75 76,8 87,9 Lợi nhuận tr.đ 7.125,07 10.285,92 6.742,36 144,4 65,5 Tổng chi phí tiền lương tr.đ 43.556,25 37.721,23 35.220,69 86,6 93,4 Lương CN trực tiếp tr.đ 35.781,46 30.933,45 28.951,41 92,7 91,0

Dthu/chi phí lương lần 6,58 5,83 5,49 88,7 94,1

Dthu/chi phí lương trực tiếp lần 8,01 7,11 6,68 82,8 96,6 Lương CNTT/tổng chi phí % 12,8 14,7 15,5 114,8 105,4 Lợi nhuân/1 đồng lương lần 0,16 0,27 0,19 166,7 70,2 Lợi nhuân/1 đồng lương

CNTT

lần

0,20 0,33 0,23 155,7 72,0

Tiền lương b.quân 1 CN trực tiếp

tr.đ

2,2 2,1 1,9 92,8 92,5

Nguồn: Phòng kế toán và lao động công ty

Như phần trên đã trình bày, do tính chất của ngành nghề nên Công ty chỉ sử dụng cố định một lượng nhỏ lao động, chiếm tỷ lệ từ 18 đến 20% tổng lao động, số còn lại chiếm khoảng 80% là hợp đồng theo thời vụ.

Thông thường, các công việc của công trình xây dựng khi mới khởi công thường sử dụng nhiều lao động giản đơn; khi công trình gần hoàn thành có nhiều công việc phức tạp mới sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao. Chính vì thế nếu ngay từ đầu Công ty sử dụng lao động có tay nghề cao nhiều sẽ không kinh tế khi phải trả lương cao cho các công việc giản đơn. Bên cạnh đó, nếu Công ty sử dụng cố định một bộ phận lao động sẽ phải trả các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cũng như các khoản đãi ngộ khác, dẫn đến giá thành sẽ cao.Tuy chính sách này của Công ty không hoàn toàn ưu việt cho việc huy động nhân công khi thời vụ sản xuất nông nghiệp lên cao, số lượng lao động bị giảm mạnh do tập trung cho sản xuất nông nghiệp hoặc khi công trình cần hoàn thành gấp rút. Tuy nhiên, để giảm chi phí nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty thì chính sách sử dụng lao động thuê ngoài hiện nay của Công ty theo chúng tôi là phù hợp.

Mặc dù vậy, trong những năm qua do giá cả thị trường sức lao động có xu hướng tăng cộng với những bất cập trong chính sách quản lý sử dụng lao động của Công ty nên hai chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty là doanh thu bình quân một đồng chi phí lương có xu hướng giảm và chi phí tiền lương công nhân trực tiếp so với tổng chi phí của toàn công ty có xu hướng tăng. Nếu năm 2005, tỷ trọng chi phí tiền lương công nhân trực tiếp chỉ chiếm 12,8% tổng chi phí sản xuất thì đến năm 2007 tỷ trọng này đã tăng lên 15,5% . Ngược lại, doanh thu trên 1 đồng chi phí lương công nhân trực tiếp lại có xu hướng giảm. Năm 2005 một đồng chi phí tiền lương công nhân trực tiếp chỉ tạo ra được 8,01 đồng doanh thu thì đến năm 2007 chỉ còn 6,68 đồng giảm 16,6%.

Ngược lại với 2 nhóm chỉ tiêu trên, chỉ tiêu lợi nhuận bình quân 1 đồng lương công nhân trực tiếp lại có xu hướng tăng không ổn định. Nếu năm 2005, 1 đồng chi phí lương công nhân trực tiếp tạo ra 0,20 đồng lợi nhuận thì đến năm 2006 tăng lên 0,33 đồng (tăng 55,7%) và đến năm 2007 là 0,23 đồng (giảm 28%).

Những phân tích trên cho thấy, hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp của Công ty trong những năm qua thấp. Vì thế cần thiết phải tìm ra được nguyên nhân để có

giải pháp phù hợp. Phần này sẽ được chúng tôi phân tích kĩ ở phần đánh giá hiệu quả của một số công trình cụ thể.

2.2.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn

Phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty sẽ cho ta cơ sở đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn. Số liệu bảng 2.10 cho thấy:

- Tổng tài sản của Công ty biến động không đều qua 3 năm. So sánh năm 2006 với 2005, tổng tài sản giảm từ 331.359 triệu đồng xuống còn 255.556 triệu đồng (giảm 75.803 triệu đồng hay giảm 22,8%), nhưng đến 2007, tổng tài sản lại tăng lên 293.048 triệu đồng so với 2006, hay tăng 14,67%).

- Trong cơ cấu tài sản, tài sản lưu động chiếm tỷ lệ khá cao từ 58 đến 71%. Tuy nhiên, loại tài sản này có xu hướng giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng. So sánh năm 2007 với năm 2005, loại tài sản này giảm 64.903 triệu đồng, giảm 27,66 %

- Ngược lại với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn của Công ty có xu hướng tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng so với tổng tài sản. So sánh 2007 với 2005, tổng giá trị tài sản dài hạn tăng 26.592 triệu đồng hay tăng 27,5%.

Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng tài sản của Công ty, ta tiến hành phân tích tình hình sử dụng của từng loại tài sản.

Đối với tài sản ngắn hạn

Trong những năm qua, Công ty đã có nhiều biện pháp giảm hợp lý nhu cầu về vốn lưu động. Vì thế hầu hết các loại tài sản ngắn hạn của Công ty đều có xu hướng giảm, trong đó giảm nhiều nhất là hàng tồn kho (giảm 41.256 triệu đồng, giảm 47,4% so với năm 2005). Đặc biệt, các loại tài sản lưu động khác giảm đến 80% so với 2005. Điều này thể hiện sự cố gắng của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Bảng 2.10: Quy mô cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2007-2005 tr.đ % tr.đ % tr.đ % ± % TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 234.670,03 70,82 167.960,83 65,72 169.766,78 57.93 -64,903.24 72.34 I. Tiền 10.551,63 3,18 3.120,36 1,22 7.873,62 2.69 -2,678.01 74.62

II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn

III. Các khoản phải thu 124.829,50 37,67 118.834,93 46,50 113.662,58 38.79 -11,166.93 91.05 IV. Hàng tồn kho 87.040,57 26,27 41.566,22 16,27 45.784,38 15.62 -41,256.19 52.60 V. Tài sản ngắn hạn khác 12.248,33 3,70 4.439,33 1,74 2.446,21 0.83 -9,802.12 19.97

B. Tài sản dài hạn 96.688,82 29,18 87.594,75 34,28 123.281,36 42.07 26,592.53 127.50

I. Các khoản phải thu dài hạn

II. Tài sản cố định 43.280,19 13,06 28.033,50 10,97 36.475,76 12.45 -6,804.43 84.28 III. Bất động sản đầu tư

VI. Các khoản đầu tư TC dài hạn 53.204,56 16,06 57.597,80 22,54 82.697,80 28.22 29,493.24 155.43 V. Tài sản dài hạn khác 204.07 0,06 1.963,44 0,77 4.107,80 1.40 3,903.72 2,012.90

NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 154.023,14 46,48 102.063,17 39,94 136.087,45 46.44 -17,935.69 88.36 I. Nợ ngắn hạn 135.522,07 40,90 100.723,43 39,41 126.560,16 43.19 -8,961.92 93.39 II. Nợ dài hạn 18.501,06 5,58 1.339,75 0,52 9.527,29 3.25 -8,973.77 51.50 B. Vốn chủ sở hữu 177.335,71 53,52 153.492,41 60,06 156.960,69 53.56 -20,375.02 88.51 I. Vốn chủ sở hữu 167.367,76 50,51 136.834,89 53,54 136.459,43 46.57 -30,908.33 81.53 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 9.967,95 3,01 16.657,52 6,52 20.501,26 7.00 10,533.31 205.67

Tuy nhiên, khi xét đến cơ cấu của các loại tài sản này, số liệu của bảng 2.10 cũng cho thấy, tỷ trọng của các khoản phải thu vẫn còn rất lớn. Năm 2007, khoản mục này vẫn còn chiếm 38,79% tổng giá trị tài sản. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Công ty. Xem xét chi tiết khoản mục này, số liệu bảng 2.11 cho thấy:

Bảng 2.11. Quy mô, cơ cấu các khoản phải thu của công ty

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005

trđ % trđ % trđ % ± %

Phải thu của

khách hàng 116.494 93,3 79.448 66,9 87.896 77,3 -28.598 75,5 Trả trước cho người bán 1.688 1,4 6.600 5,6 5.167 4,5 3.479 306,1 Phải thu về cổ phần hóa 148 0,1 167 0,1 19* 113,2 Phải thu khác 10.457 8,4 32.638 27,5 20.433 18,0 9.976 195,4 Dự phòng phải thu khó đòi -3.809 -3,1 0,0 Tổng 124.830 100,0 118.835 100,0 113.663 100,0 -11.167 91,1

Nguồn: Phòng kế toán công ty (*): So sánh 2007/2006

Phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị các khoản phải thu. Năm 2005 giá trị của khoản mục này là 116.494 triệu đồng đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 87.896 triệu đồng, giảm 24,5%. Tuy nhiên, nó vẫn còn chiếm đến 77,3% tổng giá trị các khoản phải thu. Nguyên nhân chính làm cho khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn là các công trình được đầu tư từ vốn ngân sách trong những năm qua được giải ngân rất chậm, có những công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng 4 đến 5 năm vẫn còn nợ rất lớn như công trình nhà khách Liên đoàn lao động, công trình sản xuất Bánh đa nem..

Phải thu khác là khoản mục phải thu từ cá nhân, cổ tức và các đơn vị trực thuộc có xu hướng tăng nhanh cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Nếu năm 2005, giá trị của khoản mục này chỉ 10.457 triệu đồng chiếm 8,4% thì đến năm 2007 nó đã tăng lên đến 20.433 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18% ( tăng 95,4% so với 2005). Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này là trước khi các đơn vị trực thuộc được cổ phần hóa các khoản công nợ nội bộ giữa Công ty và đơn vị hạch toán vào tài khoản Phải thu nội bộ, nhưng khi các đơn vị này được cổ phần hóa, toàn bộ công nợ nó trên được chuyển sang theo dõi ở tài khoản Phải thu khác.

Năm 2006 và 2007 khoản phải thu của Công ty phát sinh thêm khoản mục Phải thu về cổ phần hoá. Mặc dù khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng qua 2 năm. Nguyên nhân là do 2 năm 2006 và 2007 số lượng các đơn vị trực thuộc cổ phần hóa gia tăng.

Từ những phân tích trên cho thấy, cho dù chịu ảnh hưởng đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng nhưng nếu Công ty có những biện pháp thích hợp thì có thể giảm bớt các khoản phải thu nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau khoản phải thu (chiếm 16% tổng giá trị tài sản của Công ty năm 2007). Trong cơ cấu của loại tài sản này, chi phí sản xuất dở dang chiếm từ 73% - 85% (bảng 2.12).

Do đặc điểm của ngành xây dựng là các công trình xây dựng với quy mô càng lớn, thời gian thi công càng dài thì giá trị của khoản mục này sẽ cao. Tuy nhiên, giá trị khoản mục này càng lớn thì ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Vì thế, đẩy nhanh tiến độ thi công, nhanh chóng nghiệm thu, bàn giao công trình là biện pháp quan trọng đối với ngành xây dựng. Đối với Công ty, công tác nghiệm thu hiện nay vẫn còn chậm do các xí nghiệp chỉ mải lo thi công mà không chú trọng đến việc hoàn chỉnh các thủ tục giấy tờ liên quan đến khối lượng phát sinh nên khi công trình đã hoàn thành vẫn không quyết toán được do phần khối lượng phát sinh này chưa được cấp có thẩm quyên phê duyệt.

Bảng 2.12. Quy mô, cơ cấu khoản mục hàng tồn kho

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005

trđ % trđ % trđ % ± %

Hàng mua đang đi đường 32 0,1

Nguyên nhiên vật liệu 5.954 6,8 1.368 3,3 4.166 9,1 -1.787 70,0

Công cụ, dụng cụ 390 0,4 127 0,3 130 0,3 -260 33,4 Chi phí SXKD dở dang 74.182 85,2 30.285 72,9 38.669 84,5 -35.514 52,1 Thành phẩm tồn kho 5.097 5,9 1.293 3,1 1.303 2,8 -3.794 25,6 Hàng hóa tồn kho 1.242 1,4 221 0,5 1.516 3,3 274 122,1 Hàng hóa bất động sản 0,0 8.241 19,8 Hàng gửi đi bán 176 0,2 Tổng 87.041 100,0 41.566 100,0 45.784 100,0 -41.256 52,6

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Đối với tài sản dài hạn

Trong cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty, các khoản đầu tư dài hạn chiếm tỷ lệ lớn và có xu hướng tăng qua các năm. So với năm 2005, tổng giá trị khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2007 tăng lên 29.493 triệu đồng, tăng 55,4%. Đây là khoản tiền Công ty đầu tư, góp vốn tại các công ty con. Lợi nhuận của Công ty trong những năm này phần lớn do khoản đầu tư tài chính này mang lại. Cụ thể năm 2005 Công ty đầu tư góp vốn vào công ty con 36.665 triệu đồng, 15.630 triệu đồng đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, 909 triệu đồng đầu tư dài hạn khác. Năm 2006 đầu tư tiếp 4.393 triệu đồng vào công ty con, năm 2007 đầu tư 25.100 triệu đồng vào công ty con. Năm 2006 Công ty được chia cổ tức 3.625 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 6,29% trên tổng số các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Năm 2007 Công ty được chia cổ tức 4.687 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5,67% trên tổng số các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

Trong khi khoản đầu tư tài chính có xu hướng tăng thì đầu tư cho tài sản cố định lại ít được chú trọng. Giá trị của tài sản cố định chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và xu hướng tăng giảm không ổn định. Nếu năm 2005, tổng giá trị tài sản cố định là 43.280 triệu đồng thì đến năm 2007 chỉ còn lại 36.475 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12%.

Nguyên nhân chính làm cho giá trị TSCĐ giảm là do khi cổ phần hoá TSCĐ của Công ty được chuyển về cho các công ty con quản lý và sử dụng. Mặt khác, do phần lớn các công việc trong ngành xây lắp làm bằng thủ công, chỉ một số công việc như khoan đổ trụ, trộn bê tông là cần sử dụng máy, thời gian sử dụng máy cho các công việc này không thường xuyên. Vì thế, Công ty không chú trọng vào việc mua sắm máy móc thiết bị, mà áp dụng chiến lược thuê gia công bên ngoài. Đây chính là lý do làm cho giá trị TSCĐ của Công ty nhỏ.

Trên cơ sở những phân tích trên, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Kết quả được trình bày ở bảng 2.13.

- Đối với vốn lưu động: Số vòng quay vốn lưu động qua 3 năm có sự cải thiện đáng kể. Nếu năm 2005, số vòng quay vốn lưu động chỉ đạt 2,88 lần thì đến năm 2007 đã tăng lên 3,5 lần. Nhờ đó, mức đảm nhiệm vốn lưu động cũng có xu hướng giảm dần. Nếu năm 2005 để tạo ra 1 đồng doanh thu cần đầu tư 0,35 đồng vốn lưu động thì đến năm 2007 chỉ còn 0,29 đồng.

Mặc dù vốn lưu động bình quân và lợi nhuận 3 năm đều có xu hướng giảm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận (13,6%) thấp hơn nhiều so với tốc độ giảm của vốn lưu động (giảm 44,5%) nên hệ số sinh lợi vốn lưu động có xu hướng tăng đều qua 3 năm. Năm 2005 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,07 đồng lợi nhuận thì đến năm 2007 đã tăng lên 0,11 đồng.

- Đối với vốn cố định: Những số liệu tính toán trong bảng 2.13 cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn cố định có xu hướng giảm, nếu năm 2005 một đồng vốn cố định tạo ra 1,13 đồng doanh thu thì đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 0,88 đồng. Hệ số sinh lời vốn cố định không ổn định. Năm 2005 một đồng vốn cố định tạo ra được 0,03 đồng lợi nhuận, năm 2006 tăng lên 0,04 đồng và đến năm 2007 giảm xuống 0,03 đồng.

Về hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Công ty: Kết quả tính toán cho thấy,

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w