Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế (Trang 45 - 49)

Là loại hình công ty cổ phần lại kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có lĩnh vực đòi hỏi đầu tư chi phí cao, ngược lại có lĩnh vực lại ít đòi hỏi về vốn đầu tư. Vì vậy, ngoài việc phân tích tình hình đầu tư chi phí theo yếu tố và khoản mục chi phí như các doanh nghiệp thông thường thì việc phân tích chi phí theo lĩnh vực sản xuất nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của từng lĩnh vực là cần thiết.

Bảng 2.4: Chi phí sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực hoạt động

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 07/05

tr.đ % tr.đ % tr.đ % ± %

I. Tổng chi phí 279.411 100,00 209.737 100,00 186.606 100,00 -92.804 66,79

Xây lắp 157.752 56,46 152.994 72,95 145.444 77,94 -12.307 92,20 Kinh doanh nhà đất, hạ tầng 18.194 6,51 16.224 7,74 15.940 8,54 -2.254 87,61 Hoạt động đầu tư tài chính 12.974 4,64 3.732 1,78 7.404 3,97 -5.570 57,07 Sản xuất kinh doanh VLXD 66.460 23,79 31.145 14,85 14.880 7,97 -51.580 22,39 Hoạt động KD khác 24.030 8,60 5.641 2,69 2.937 1,57 -21.093 12,22

Kết quả xử lý số liệu ở bảng 2.4 cho thấy: Trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty, đầu tư chi phí cho lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng. Nếu năm 2005, tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực này chỉ chiếm 56,46% thì đến năm 2007 đã tăng lên 77,94%.

Hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng là lĩnh vực thứ hai đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Tuy nhiên, tỷ trọng của nó có xu hướng giảm dần. Năm 2005 chi phí cho lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 23,79% thì đến năm 2007 nó giảm xuống chỉ còn chiếm 7,97%. Nguyên nhân như chúng tôi đã trình bày ở phần trước là do từ 2005 đến 2007 đã có 3 xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được cổ phần hoá, hiện chỉ còn lại 1 xí nghiệp vật liệu đá số 3 còn là thành viên của Công ty.

Đầu tư tài chính là hoạt động đòi hỏi chi phí thấp nhất. Qua 3 năm, đầu tư cho lĩnh vực tài chính chỉ chiếm khoảng 1,78% - 4,64% và có xu hướng giảm về mặt giá trị (Năm 2007, chi phí cho hoạt động này giảm 5.570 triệu đồng hay giảm 42,93% so với năm 2005)

Xét về xu hướng, nhìn chung chi phí của tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều có xu hướng giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do quá trình cổ phần hoá, một số lĩnh vực và xí nghiệp được chia tách và chuyển đổi. Tuy nhiên, xét cụ thể các lĩnh vực chúng tôi thấy Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và Hoạt động kinh doanh khác có tốc độ giảm nhanh nhất (Sản xuất kinh doanh VLXD giảm 77,61%, Hoạt động kinh doanh khác giảm 87,78%). Lĩnh vực xây lắp và kinh doanh nhà đất, hạ tầng giảm không đáng kể (Xây lắp giảm 7,8%, kinh doanh nhà đất giảm 12,4%).

Việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực hoạt động mới chỉ cho ta thấy bức tranh tổng quát về đầu tư chi phí cho từng lĩnh vực hoạt động. Nó chưa chỉ ra cho người quản lý thấy được những nguyên nhân làm tăng chi phí để từ đó có biện pháp quản lý cho phù hợp nhằm tránh thất thoát. Để đạt được mục đích này, chúng ta đi sâu phân tích chi phí theo khoản mục chi phí.

+ Chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục chi phí

Xét cơ cấu các loại chi phí theo khoản mục chi phí, bảng 2.5 cho thấy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất (trên dưới 60%) so với tổng chi phí. Đứng thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu là chi phí nhân công, chiếm 12 đến 15% so với tổng chi phí. Nguyên nhân là do các công trình xây lắp của Công ty hiện nay chủ yếu thi công theo phương pháp thủ công. Trong khi đó, chi phí máy thi công chiếm tỷ lệ nhỏ (2 – 3%) do các công trình chỉ sử dụng máy móc trong việc khoan khảo sát, đào móng, ép cọc, đổ bê tông.

Bảng 2.5: Chi phí sản xuất của công ty theo khoản mục chi phí

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007/2005

trđ % trđ % trđ % ± %

NVL trực tiếp 171.668 61,4 124.841 59,5 111.159 59,6 -60.510 64,8 Nhân công trực tiếp 35.781 12,8 30.933 14,7 28.951 15,5 -6.830 80,9 Chi phí máy thi công 8.734 3,1 5.886 2,8 3.971 2,1 -4.763 45,5 Chi phí SX chung 38.135 13,6 28.319 13,5 27.732 14,9 -10.403 72,7 Chi phí quản lý 25.092 9,0 19.757 9,4 14.793 7,9 -10.299 59,0 Tổng 279.411 100,0 209.737 100,0 186.606 100,0 -92.804 66,8

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Chiếm tỷ trọng tương đương chi phí nhân công là chi phí sản xuất chung của Công ty. Khoản chi phí này chiếm khoảng 13 - 14% so với tổng chi phí toàn Công ty. Đặc biệt năm 2007 chi phí sản xuất chung chiếm gần 15%. Đây là một tỷ lệ khá cao do đó ảnh hưởng lớn đến thu nhập của Công ty. Để thấy rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến quy mô của khoản chi phí này ta quan sát bảng 2.6.

Bảng 2.6: Chi phí sản xuất chung của công ty

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005

trđ % trđ % trđ % ± %

Lương nhân viên PX 752 2,0 893 3,2 1.021 3,7 269 135,8 Chi phí vật liệu 877 2,3 1.127 4,0 2.157 7,8 1.279 245,8 Dụng cụ sản xuất 1.534 4,0 3.106 11,0 6.551 23,6 5.017 427,1 Khấu hao tài sản TSCĐ 3.421 9,0 2.350 8,3 1.367 4,9 -2.054 40,0 Dịch vụ mua ngoài 10.802 28,3 9.558 33,8 9.763 35,2 -1.039 90,4 Chi bằng tiền khác 20.748 54,4 11.286 39,9 6.873 24,8 -13.875 33,1 Tổng 38.135 100,0 28.319 100,0 27.732 100,0 -10.403 72,7

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Mặc dù chi phí chung qua các năm của Công ty giảm nhưng các khoản mục trong chi phí chung lại có sự tăng giảm không đồng đều. Trong khi khấu hao tài sản

cố định, chi phí bằng tiền và dịch vụ mua ngoài có xu hướng giảm thì ngược lại lương nhân viên phân xưởng, chi vật liệu và chi dụng cụ sản xuất lại tăng, đặc biệt 2 khoản mục có tốc độ tăng nhanh là chi phí vật liệu (tăng 145,8%) và chi phí dụng cụ sản xuất (tăng 327%). Nguyên nhân chính làm cho các khoản mục này tăng nhanh trong khi quy mô sản xuất của Công ty ngày càng giảm là do trong những năm qua Công ty đã tăng lương đáng kể cho bộ phận công nhân kỹ thuật nhằm giữ chân họ trong tình hình các doanh nghiệp xây lắp khác trong địa bàn cũng đang thu hút lực lượng này, bên cạnh đó giá cả của các loại vật liệu xây dựng ngày càng tăng mạnh cũng làm cho chi phí vật liệu tăng. Trong những năm gần đây do có sự hỗ trợ của Công ty về vốn để đầu tư giàn giáo coffa thép nhằm tăng tính cạnh tranh nên các xí nghiệp trực thuộc đã đồng loạt đầu tư mua sắm chính vì vậy nên dụng cụ dùng cho sản xuất tăng mạnh trong những năm 2005, 2006 và năm 2007.

Trở lại bảng 2.5. ta thấy, khoản mục chi phí quản lý chỉ chiến tỷ trọng 8- 9% so với tổng chi phí toàn Công ty và có xu hướng giảm cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Để thấy rõ tình hình sử dụng chi phí quản lý của Công ty ta đi sâu phân tích chi tiết bảng 2.7.

Bảng 2.7: Chi phí quản lý của công ty

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2007/2005

trđ % trđ % trđ % ± %

Lương cán bộ quản lý 7.023 28,0 5.895 29,8 5.248 35,5 -1.775 74,7

Chi phí vật liệu quản lý 268 1,1 177 0,9 0,0 -268 0,0

Chi phí đồ dùng văn phòng 749 3,0 600 3,0 389 2,6 -360 51,9 Chi phí khấu hao tài sản TSCĐ 579 2,3 488 2,5 425 2,9 -154 73,4

Thuế, phí và lệ phí 475 1,9 330 1,7 265 1,8 -210 55,8

Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.293 9,1 1.278 6,5 1.137 7,7 -1.156 49,6 Chi phí bằng tiền khác 13.705 54,6 10.989 55,6 7.330 49,5 -6.375 53,5 Tổng 25.092 100,0 19.757 100,0 14.793 100,0 -10.299 59,0

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Nhìn vào số liệu bảng 2.7 ta thấy, chi phí bằng tiền khác là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng chi phí quản lý của Công ty (năm 2005 là 54,6%, đến 2007 là 49,5%). Đây là khoản chi phí tiếp khách, chi công tác phí, chi hội nghị, chi cho lao động nữ và đặc biệt là khoản chi hoa hồng. Mặc dù không có một quy

định cụ thể nào cho việc chi hoa hồng này nhưng thực tế các doanh nghiệp xây lắp vẫn phải bỏ ra để chi cho chủ đầu tư. Khoản tiền này chiếm tỷ lệ lớn và gần như bắt buộc mà nhà thầu không thể tiết kiệm được.

Đứng thứ 2 sau chi phí bằng tiền khác là chi phí lương nhân viên quản lý. Nếu năm 2005, chi phí lương nhân viên quản lý là 7.023 triệu đồng thì đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 5.248 triệu đồng giảm 25,3%. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng so với tổng chi phí khoản mục này lại có xu hướng tăng, năm 2005 chiếm 28% thì đến năm 2007 đã tăng lên 35,5%. Tính bình quân một nhân viên quản lý có mức thu nhập 2,3 triệu đồng/người/tháng. Theo quan điểm của chúng tôi mức thu nhập này là tương đối thấp so với các doanh nghiệp khác hiện nay trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w