Hoàn thiện hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong nội bộ phục

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế (Trang 89)

việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Để giúp cho tổng giám đốc có những thông tin đầy đủ chính xác nhằm phục vụ cho việc ra quyết định, hệ thống thông tin trong nội bộ cần được cải thiện theo hướng:

- Cần có các chế tài cụ thể để buộc các đơn vị thành viên phải báo cáo kết quả công tác tiếp thị cho ban giám đốc Công ty nhằm đưa tất cả các dự án về một đầu mối quản lý duy nhất là Công ty.

- Có thể thấy kiểm toán nội bộ là một công cụ quan trọng giúp giám đốc giám sát kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động trong Công ty một cách kịp thời, đầy đủ.Vì thế, để cho bộ phận kiểm toán của Công ty làm việc có hiệu quả, tổng giám đốc Công ty cần đưa những quy định cụ thể, rõ ràng về việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong Công ty; Yêu cầu tất cả các bộ phận, các đơn vị trong Công phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin mà bộ phận kiểm toán yêu cầu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Từ phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh của Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau:

1.Với mô hình hoạt động '' Công ty mẹ- Công ty con'' được áp dụng từ năm 2006 đến nay, Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã có một hệ thống tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh gồm 14 Công ty cổ phần hạch toán độc lập. Bắt đầu từ hoạt động chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, ngày nay, Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã mở rộng hoạt động kinh doanh đa dạng từ lĩnh vực tư vấn, khảo sát thiết kế và thi công các công trình thuộc các chuyên ngành khác nhau, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, các khu dân cư, khu đô thị mới cho đến các hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh du lịch, xuất nhập khẩu...

2.Tổng lao động của Công ty tính đến cuối năm 2007 là 1.650 lao động; trong đó có đến 80% lao động là hợp đồng thời vụ; đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề từ bậc 4 trở lên chiếm 37,8% tổng lao động trực tiếp.

3. Từ 2005 đến nay Công ty đã thực hiện cổ phần hoá 12 đơn vị thành viên vì thế doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn nghiên cứu giảm 32,6%; trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ hoạt động xây lắp chiếm 76,8%, kinh doanh nhà đất chiếm 16,7%. Trong các xí nghiệp xây lắp, xí nghiệp xây lắp 5 là xí nghiệp có doanh thu cao nhất chiếm 12 - 20% tổng doanh thu của toàn Công ty.

4.Do quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, chi phí sản xuất của Công ty có xu hướng giảm. Trong giai đoạn nghiên cứu, chi phí của Công ty giảm 33,2%. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của toàn Công ty là hoạt động xây lắp; Theo khoản mục chi phí là chi nguyên vật liệu và chi phí lao động trực tiếp.

5.Trong cơ cấu chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý, lương của nhân viên quản lý và hành chính gián tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, thu nhập bình quân một nhân viên quản lý, gián tiếp sản xuất chỉ 2,3 triệu đồng/tháng. Điều này đặt

ra cho Công ty cần giải quyết hai vấn đề song song là sắp xếp lại bộ máy quản lý và cải tiến chế độ tiền lương cho đội ngũ trên.

6.Lợi nhuận của Công ty trong những năm qua có nhiều biến động; lợi nhuận năm 2006 đạt cao nhất; trong cơ cấu lợi nhuận, lợi nhuận từ lĩnh vực xây lắp đạt cao nhất; đứng thứ hai là lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính; Kinh doanh vật liệu xây dựng nhìn chung là không hiệu quả. Xét cơ cấu lợi nhuận theo đơn vị, lợi nhuận tập trung chủ yếu ở văn phòng Công ty và Ban quản lý dự án Nam Vĩ dạ; các đơn vị thành viên khác hoặc là lỗ hoặc là đem lại lợi nhuận không đáng kể.

7.Năng suất lao động thấp và có xu hướng giảm. Nếu năm 2005, một đồng chi phí lương công nhân trực tiếp tạo ra 8,1 đồng doanh thu thì đến năm 2007 chỉ còn 6,68 đồng.

8.Tổng tài sản của Công ty đến 2007 là 293 tỷ đồng. Trong cơ cấu tài sản, tài sản lưu động tỷ lệ khá cao từ 58 đến 71%. Trong cơ cấu tài sản lưu động, khoản phải thu từ khách hàng và chi phí sản xuất dở dang chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là những nhân tố ảnh hưởng chính đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung của Công ty.

9.Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thấp, một đồng vốn đầu tư chỉ tạo ra được 0,02 đến 0,03 đồng lợi nhuận, trong khi đó suất hao phí vốn lên đến 1,42 đồng.

10. Đánh giá hiệu quả kinh doanh 2 công trình tiêu biểu cho thấy do kéo dài thời gian thi công nên các chỉ tiêu NPV và IRR của cả 2 công trình đều có giá trị rất thấp (Giá trị NPV tương ứng của Công trình Trường PTTH Bùi Thị Xuân và nhà làm việc của UBND tỉnh là – 1.739 triệu đồng và - 354 triệu đồng), các chỉ tiêu IRR là – 2,7% và 2,1%.

11. Chính sách nhà nước, môi trường kinh doanh, giá cả thị trường, sự phát triển của khoa học kỹ thuật là những nhân tố vĩ mô chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Trình độ tổ chức và quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cơ chế quản lý, nguồn lực của Công ty và hệ thống thông tin quản trị là những nhân tố thuộc môi trường bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

12. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới đề tài đề xuất quan điểm, định hướng và 5 nhóm giải pháp chủ yếu đó là: Mở rộng quy mô

hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất, Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách trong nội bộ và hoàn thiện hệ thống trao đổi, xử lý thông tin. Trong các giải pháp trên, mở rộng quy mô kinh doanh là giải pháp có tính chất quyết định đến sự phát triển của Công ty; Tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là những giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và hệ thống trao đổi xử lý thông tin là các công cụ quan trọng giúp thực hiện các mục tiêu trên.

II. KIẾN NGHỊ

Để các giải pháp đề xuất ở trên có thể thực hiện được, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị sau:

1. Đối với công ty

+ Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa toàn Công ty, lúc đó tất cả cán bộ công nhân viên đều là cổ đông của Công ty, sự gắn kết chặc chẽ giúp họ toàn tâm toàn lực cho sự phát triển bền vững của công ty

+ Phát huy thế mạnh của Công ty và khắc phục yếu điểm của Công ty bằng cách thu hút nhân tài trong các lĩnh vực xây dựng, thiết kế.. nhằm đứng vững trong thị trường mở hiện nay.

2. Đối với nhà nước

- Cơ chế điều hành giá cả thị trường, đặc biệt là thị trường vật tư xây dựng, cần linh hoạt hơn, tránh những sự biến động đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng.

- Hoàn thiện thể chế và năng lực quản lý của bộ máy quản lý các cấp nhằm hạn chế đến mực thấp nhất những tổn thất, lãng phí do công tác thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng chậm chễ.

- Đổi mới trong quy chế đấu thầu nhằm hạn chế tối đa tiêu cực trong lĩnh vực này, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động chân chính có cơ hội tồn tại phát triển và phát huy hết năng lực của mình.

- Đối với các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách cần có kế hoạch bố trí vốn kịp thời nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do chậm trả gây ra cho các doanh nghiệp xây dựng.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Chí Bảo (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimet TT- Huế,Luận văn Thạc sỹ Kinh tế.

2. Bộ xây dựng (2007),Chỉ thị số 01/2007/CT-BXD về một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng trong hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Trần Thị Kim Chi (2005), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế.

4. Trương Đình Chiến (2002), Quản trị Marketing trong doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. GS.TS Nguyễn Văn Chọn (1999), Quản lý Nhà nước về kinh tế và Quản trị kinh doanh trong xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội

6. Vũ Kim Dũng, Cao Thúy Xiêm (2003), Giáo trình kinh tế quản lý, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. PGS.TS Nguyễn Thành Độ, TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2001), Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp tập 1,2, trường Đại học Kinh tế Quốc dân,Trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh tổng hợp, Bộ môn quản trị kinh doanh, NXB thống kê Hà Nội

8. TS Phạm Văn Được- Đặng Kim Cương (2003), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Định mức vật tư và định mức dự toán công tác sữa chữa trong xây dựng cơ bản (2007). Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

10. PGS.TS Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội

11. TS Phùng Thị Hồng Hà, Quản trị sản xuất, Trường Đại học kinh tế Huế 12. PGS.PTS Nguyễn Đăng Hạc (1998), Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng, NXB Xây Dựng, Hà Nội.

13. PTS Vũ Duy Hào- Đàm Văn Nhuệ,ThS Nguyễn Quang Minh (1997),

Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội

14. PGS.TS Hoàng Hữu Hòa, Giáo trình Quản trị thương mại, Trường Đại học Kinh tế Huế

15. Nguyễn Văn Long (2006), Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần xe khách TT- Huế, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế.

16. Luật Doanh nghiệp 2005

17. Nghị định 153/2004/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ- công ty con

18. Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây đựng và các nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000, số 07/2003/NĐ-CP về việc sử đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý dầu tư và xây dựng

19. PGS.TS Đàm Văn Nhuệ(1998), Lựa chọn công nghệ thích hợp, NXB Chính trị quốc gia

20. Cục thống kê TT Huế (2007), Niên giám thống kê năm 2008.

21. Bùi Xuân Phong (2001), Quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông, NXB Bưu điện Hà Nội

22. PGS.TS Lê Văn Tâm(2000), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội.

24. Tạp chí xây dựng (số 4 2008)

25. ThS Nguyễn Văn Tạo (2006), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, http://www.na.gov.vn

26. TS Nguyễn Văn Thuận (2001), Quản trị tài chính, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống kê.

27. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

28. PGS.TS Bùi Văn Yêm (1999), Phương pháp định giá sản phẩm xây dựng, NXB xây dựng, Hà Nội

Phụ lục 1

CÔNG TRÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

STT VẬT LIỆU ĐVT THEO DỰ TOÁN THEO THỰC TẾ CHÊNH LỆCH SL ĐG TH.TIỀN SL ĐG TH.TIỀN SL TH.TIỀN

1 Xi măng KĐ kg 296.184 687 203.473.672 286.000 671 191.913.750 10.184 11.559.922 2 Xi măng LT kg 485.267 664 322.218.161 539.000 651 350.634.432 -53.733 -28.416.271 3 Thép fi 6-8 kg 94.856 6.064 575.202.424 62.152 5.972 371.193.297 32.704 204.009.127 4 Thép fi 10-28 kg 141.838 5.972 847.051.672 173.888 5.876 1.021.815.734 -32.050 -174.764.062 5 Gạch kính viên 959 24.547 23.541.029 866 26.000 22.516.000 93 1.025.029 6 Cát vàng m3 3.752 38.064 142.815.969 4.208 39.998 168.320.000 -456 -25.504.031 7 Gạch các loại viên 951.335 552 525.018.944 999.702 546 546.253.851 -48.367 -21.234.907 8 Sạn ngang m3 213 102.031 21.681.587 169 96.305 16.304.500 43 5.377.087 9 Đá 1*2 m3 600 162.509 97.505.572 752 128.572 96.647.225 -152 858.347 10 Thép buộc kg 4.033 7.174 28.932.671 3.935 8.593 33.815.010 98 -4.882.339 11 Đinh CL kg 2.123 6.655 14.129.071 1.873 8.771 16.427.635 250 -2.298.564 12 Vật liệu C/L đồng 947.231.257 0 941.941.749 0 5.289.508 13 Vật liệu điện đồng 736.544.530 0 624.922.703 0 111.621.827 14 Gạch Đồng tâm đồng 45.881.080 0 0 0 45.881.080

16 Gạch lá nem viên 9.189 1.118 10.276.895 8.498 1.174 9.977.520 691 299.375 17 Tôn đỏ đồng 8.626.049 0 1.439.429 0 7.186.620 18 Gạch TAICERA viên 16.360 2.791 45.661.597 1.020 49.917 50.915.042 15.340 -5.253.445 19 Thép hình đồng 86.990.556 0 86.282.653 0 707.903 20 Gạch chống trượt viên 4.020 2.893 11.629.643 0 0 4.020 11.629.643 21 Đá granit m2 872 539.379 470.122.881 4.419 198.506 877.240.609 -3.548 -407.117.728 22 Gỗ N2 m3 72 7.087.838 510.487.321 60 9.524.264 573.646.426 12 -63.159.105 23 Ngói G.đáy viên 99.096 2.746 272.104.501 101.668 2.275 231.274.875 -2.572 40.829.626

24 Gỗ Pơmu m3 26 13.189.490 343.863.191 0 0 26 343.863.191 25 Gạch Cosevco viên 12.763 28.537 364.214.007 0 0 12.763 364.214.007 26 Bê tông TP m3 866 682.024 590.496.747 843 568.798 479.655.882 23 110.840.865 27 Khung đèn đồng 203.636.351 0 99.900.054 0 103.736.297 28 Coffa m3 255 2.640.493 674.503.390 9 1.600.000 15.040.000 246 659.463.390 Tổng cộng 8.410.773.000 7.095.156.558 0 1.315.616.442

Phụ lục 2

CÔNG TRÌNH NHÀ HỌC VÀ HIỆU BỘ TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG BÙI THỊ XUÂN

STT VẬT LIỆU ĐVT THEO DỰ TOÁN THEO THỰC TẾ CHÊNH LỆCH SL ĐG TH.TIỀN SL ĐG TH.TIỀN SL TH.TIỀN

1 Khung cửa đồng 0 47.078.975 - -47.078.975 2 Xi măng PC30 kg 477.002 680 324.427.720 461.500 640 295.240.941 15.502 29.186.779 3 Thép fi 6-8 kg 31.339 8.078 253.152.887 26.835 7.765 208.366.708 4.504 44.786.179 4 Thép fi 10-28 kg 63.356 7.885 499.562.930 63.868 7.645 488.291.237 (512) 11.271.693 5 Cát vàng m3 1.548 46.299 71.670.586 1.888 40.975 77.360.000 (340) -5.689.414 6 Gạch các loại viên 452.868 510 230.962.874 315.211 609 192.066.839 137.657 38.896.035 7 Sạn ngang m3 270 105.398 28.457.455 200 111.350 22.270.000 70 6.187.455 8 Đá 1*2 m3 805 162.815 131.066.118 795 161.168 128.128.383 10 2.937.735 9 Thép buộc kg 1.529 9.060 13.852.844 800 10.487 8.389.600 729 5.463.244 10 Đinh CL kg 830 7.829 6.498.299 830 10.299 8.548.545 - -2.050.246 11 Vật liệu C/L đồng 236.772.130 0 188.590.350 - 48.181.780 12 Vật liệu điện đồng 119.168.938 0 155.321.545 - -36.152.607 13 Gạch 6 lỗ viên 44.160 844 37.260.819 (44.160) -37.260.819 14 Vật liệu nước đồng 49.545.733 0 45.771.848 - 3.773.885 15 Tôn màu đồng 1.505 56.426 84.920.521 779 107.370 83.641.389 726 1.279.132 16 Cửa gỗ N2 đồng 1.511.475 0 153.076.494 - -151.565.019 17 Thép hình đồng 57.244.936 0 56.569.895 - 675.041 18 Gỗ N3 m3 135.820.204 0 159.005.388 - -23.185.184 19 Cửa sắt đồng 41.899.149 0 66.990.780 - -25.091.631 20 Coffa m3 383.600.201 277.014.077 - 106.586.124 Tổng cộng 2.670.135.000 2.698.983.813 -28.848.813

Phụ lục 3

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ VÀ KHÓI LƯỢNG VẬT LIỆU DẾN TỔNG CHI PHÍ VẬT LIỆU

Giá thép phi 6-8 VND %

-1.315.616.442 6.064 5.972 Do giảm KL -198.315.553 97,21

Thép fi 6-8 Khối lượng 94.856 -1.315.616.442 -1.306.926.944 Do giá giảm -5.693.574 2,79 62.152 -1.117.300.889 -1.111.607.315 Do 2 yếu tố trên -204.009.127 100,00

Giá coffa

-1.315.616.442 2.640.493 1.600.000 Do giảm KL -650.738.952 98,58

Coffa Khối lượng 255 -1.315.616.442 -1.049.826.652 Do giá giảm -9.364.438 1,42

9 -664.877.490 -655.513.052 Do 2 yếu tố trên -660.103.390 100,00 Giá đá granit

-1.315.616.442 539.379 198.506 Do tăng KL 1.913.512.317 470,01

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây lắp TT huế (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w