Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp thương mại quảng bình

132 179 0
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên đề, luận văn, khóa luận, đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU 1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Qua hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt, dần dần đi vào nề nếp, các chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống luật pháp của Nhà nước đã và đang phát huy tác dụng. Trong sự nghiệp đổi mới đó, việc cải cách kinh tế được xem là một khâu quan trọng nhằm thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song thực tế cho thấy, còn có nhiều khó khăn lúng túng trong việc định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của WEF đối với tất cả các doanh nghiệp, năm 2004, Việt Nam được vị trí 77 trong 104 quốc gia được khảo sát [7, 22] . Theo WB, các DNNN năng lực cạnh tranh được xếp thứ 87/104 nước được điều tra trong năm 2004 [7], [22] . Điều đó cho thấy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất yếu kém trước ngưỡng cửa hội nhập. Nguyên nhân là do hiệu quả SXKD chưa cao, số doanh nghiệp thua lỗ ngày càng gia tăng. Đến nay, trải qua nhiều giai đoạn đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và sắp xếp lại, nhưng hiệu quả của các DNNN vẫn chưa có triễn vọng tốt đẹp, thậm chí trong những năm 1996 trở lại đây, hiệu quả SXKD lại có xu hướng giảm đi. Các DNNN chỉ mới có thể sử dụng được khoảng 60% nguồn lực hiện có, với tính hiệu quả khoảng 25% do mất động lực [37] . Sau bốn năm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, đặc biệt sau Nghị quyết lần thứ 3 BCHTƯ khoá IX, hệ thống DNNN đã có những bước chuyển biến cơ bản, trên 50% số lượng DNNN được sắp xếp lại. Trong bốn năm qua đã sắp xếp được 2.569 DNNN trong đó cổ phần hoá được 1.630 DNNN, bình quân mỗi năm cổ phần hoá trên 400 DNNN. 1 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trước mắt là triển khai Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và chuẩn bị gia nhập WTO, hàng rào và “phao cứu sinh” của các doanh nghiệp sẽ không còn, đây là một thách thức lớn đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt là đối với các DNNN đòi hỏi phải “lột xác”, tăng cường sức cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD để đứng vững trên thương trường. Đạt hiệu quả SXKD và nâng cao hiệu quả SXKD luôn là một vấn đề quan tâm hàng đầu và nó trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình là một trong số các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn nhất của tỉnh. Những năm qua, Công ty đã nổ lực phấn đấu không ngừng để đảm bảo cho hoạt động SXKD của đơn vị dần đi vào ổn định và tạo ra được chổ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, những năm trở lại đây các doanh nghiệp nói chung và Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đó là sự thu hẹp của thị trường do sản phẩm của Công ty bị cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó, việc nâng cao hiệu quả SXKD là mục tiêu sống còn cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Công ty. Nhận thức được điều này, với mong muốn góp một phần vào sự phát triển của Công ty, tạo cho Công ty chiếm được chổ đứng vững chắc trên thị trường, tôi đã chọn đề tài: "Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình" để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn từ việc nghiên cứu thực trạng hoạt động sẽ đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD tại Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình. 2 2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn "Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình" được lựa chọn nhằm giải quyết các mục tiêu cơ bản sau: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng hoạt động SXKD, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của Công ty Công nghiệp -Thương mại Quảng Bình. - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty trong thời gian tới. 3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến hiệu quả SXKD của Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình. 3.2- Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty. - Phạm vi về thời gian: Để đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty, luận văn tập trung vào giai đoạn từ năm 2003- 2005. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi thị trường, địa bàn hoạt động của Công ty ở tỉnh Quảng Bình. 4- NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN 4.1- Luận văn góp phần hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả SXKD, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. 4.2- Đưa ra những kết luận có tính khoa học trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình. 3 4.3- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình 5- BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, danh mục các hình vẽ và các phụ lục, nội dung luận văn gồm có 4 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Phân tích kết quảhiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình. Chương 4: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1- HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1- Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mọi doanh nghiệp hoạt động SXKD đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này trước hết, mọi doanh nghiệp phải xác định cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với những biến động của thị trường. Đồng thời, phải tiến hành đồng bộ các hoạt động quản trị nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào, trong quá trình đó phải luôn kiểm tra xem liệu phương án kinh doanh đang tiến hành có hiệu quả hay không? Muốn kiểm tra tính hiệu quả của toàn bộ hoạt động SXKD cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận công tác, doanh nghiệp không thể không chú ý đến việc tính toán hiệu quả kinh tế của hoạt động SXKD. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp chính là hiệu quả hoạt động SXKD, vì đó là điều kiện quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để làm rõ hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp, cần phải xem xét một số quan điểm của các nhà kinh tế học về hiệu quả hoạt động SXKD. 1.1.1.1- Các quan điểm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiện nay, đã có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh tế phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế. Sau đây xin đưa ra một vài quan điểm mang tính chất đại diện: - Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không thể cắt giảm sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó” 5 [11] . Thực chất của quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bố có hiệu quả về các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. - Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần gia tăng chi phí" [11] . Theo quan điểm này thì hiệu quả kinh tế chỉ được xét tới phần kết quả tăng thêm (bổ sung) với phần chi phí tăng thêm (bổ sung) mà không xem xét sự vận động của cả tổng thể gồm có cả yếu tố sẵn có và yếu tố tăng thêm. Xét trên quan điểm triết học Mác - Lê Nin thì các sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ. Hoạt động SXKD là một quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm có quan hệ mật thiết với các yếu tố sẵn có, chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả kinh doanh thay đổi. - Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanhhiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó". So với quan điểm thứ hai thì quan điểm này có ưu điểm hơn, nó đã xem xét hiệu quả kinh tế trong sự vận động của tổng thể các yếu tố sản xuất. Nó đã gắn kết được hiệu quả với chi phí, coi hiệu quả kinh tế là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn chưa biểu hiện được tương quan giữa mặt lượng và mặt chất đối với kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. - Quan điểm thứ tư cho rằng: "Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định”. Quan điểm này đã khái quát hoá được hiệu quả kinh tế, nó là đại lượng biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo đó, mối quan hệ giữa kết quả và chi phí biểu hiện một cách chặt chẽ hơn. Nếu theo quan điểm thứ ba thì mối quan hệ giữa kết quả và chi phí thể hiện bằng giá trị tuyệt đối là lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận chỉ biểu hiện độ lớn tuyệt đối mà chưa nói rõ để thu được một đồng kết quả phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Do đó, theo quan điểm thứ tư, xét 6 về mặt lượng, định nghĩa này phản ánh toàn diện hơn. Mặt khác, xét về mặt định tính kết quả cũng có thể phản ánh thông qua những chỉ tiêu phi tài chính khác mà chi phí bỏ ra để đạt được. 1.1.1.2- Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Xuất phát từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế được trình bày theo các quan điểm trên, có thể hiểu hiệu quả hoạt động SXKD như sau: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định [11] Công thức xác định: C K H = [11] Trong đó: - H là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh - K là kết quả thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh. - C là chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Từ khái niệm trên cho thấy, hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong từng thời kỳ nhất định. 1.1.2- Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả hoạt động SXKD là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn, là vấn đề cốt lõi của mọi hoạt động trong các doanh nghiệp. Nó được đề cập và lý giải trong rất nhiều tài liệu, đặc biệt là trong giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp hiện đại và trong nhiều số ra của tạp chí Tài chính. Luận văn coi đó là những cơ sở lý luận, nền tảng và xuất phát quan điểm để nghiên cứu bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD. 7 Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả hoạt động SXKD, cần phải phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động SXKD. Hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả trực tiếp và gián tiếp mà các chủ thể kinh tế thu được với các chi phí trực tiếp và gián tiếp mà chủ thể kinh tế phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả hoạt động SXKD có thể hiểu là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình hoạt động nhất định, nó có thể là những đại lượng có thể cân, đong, đo đếm được như: số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần . và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như: uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm . Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Xét về hình thức hiệu quả hoạt động SXKD luôn là một phạm trù so sánh, thể hiện mối tương quan giữa cái đã bỏ ra và cái thu được, còn kết quả kinh doanh chỉ là yếu tố và là phương tiện để tính toán và phân tích hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đòi hỏi việc khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Xét đến cùng thì bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm hao phí lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Hiệu quả hoạt động SXKD cần được hiểu một cách toàn diện trên cả hai mặt, đó là mặt chất và mặt lượng. - Về mặt chất: Hiệu quả hoạt động SXKD phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong một doanh nghiệp (trong một hệ thống). Hiệu quả hoạt động SXKD phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa kết quả thực hiện những mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị, xã hội. - Về mặt lượng: Hiệu quả hoạt động SXKD biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Doanh nghiệp chỉ thu được hiệu quả 8 hoạt động SXKD khi nào kết quả lớn hơn chi phí, chi phí này càng nhỏ thì hiệu quả càng cao và ngược lại. Hiệu quả hoạt động SXKD được đo lường bằng một hệ thống các chỉ tiêu nhất định. 1.1.3- Phân biệt một số loại hiệu quả Thực tế cho thấy, hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế và kỹ thuật. Ngoài hiệu quả SXKD còn có các loại hiệu quả khác: - Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định [11] : giải quyết công ăn, việc làm; xây dựng cơ sở hạ tầng; nâng cao phúc lợi xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; đảm bảo và nâng cao sức khoẻ cho người lao động; cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường, . Hiệu quả xã hội thường gắn liền với mô hình kinh tế hỗn hợp và trước hết được đánh giá và giải quyết ở gốc độ vĩ mô. - Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Hiệu quả kinh tế thường được nghiên cứu ở giác độ quản lý vĩ mô. - Hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội trong một thời kỳ nhất định. Nó gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở gốc độ quản lý vĩ mô. - Hiệu quả SXKD tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả SXKD của toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định. - Hiệu quả SXKD bộ phận là hiệu quả SXKD chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp và chỉ phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động đó chứ không phản ánh một cách đầy đủ về hiệu quả toàn bộ hoạt động có trong doanh nghiệp. - Hiệu quả SXKD ngắn hạn là hiệu quả hoạt động SXKD được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn (tuần, tháng, quý hoặc năm). 9 - Hiệu quả SXKD dài hạn là hiệu quả hoạt động SXKD được xem xét, đánh giá trong khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn. Đây là hiệu quả lâu dài, gắn với quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. 1.1.4- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan Hiệu quả hoạt động SXKD là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là một đòi hỏi tất yếu khách quan của toàn bộ nền KTQD cũng như của mỗi doanh nghiệp, nó xuất phát từ các lý do cơ bản sau: - Xuất phát từ sự khan hiếm của các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuất theo chiều rộng bị giới hạn, do đó việc phát triển sản xuất theo chiều sâu là một tất yếu khách quan. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là điều không thể không đạt ra đối với bất kỳ hoạt động SXKD nào. Nó chính là phát triển kinh tế theo chiều sâu, nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả. - Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp phải thu được kết quả đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả hoạt động SXKD xét về số tuyệt đối chính là lợi nhuận, do đó cơ sở của việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là phải giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận. - Trong nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh đó nhiều doanh nghiệp trụ vững và phát triển, nhưng không ít doanh nghiệp đã bị thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như vậy, các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín . Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu và trở thành điều kiện sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. 10 . và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình. Chương 4: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản. xuất kinh doanh của Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Ngày đăng: 22/08/2013, 23:08

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý của Công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Hình 2.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý của Công ty Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2003-2005 - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Bảng 2.1.

Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2003-2005 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình 2.2: Biểu đồ sự biến động nguồn vốn của Công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Hình 2.2.

Biểu đồ sự biến động nguồn vốn của Công ty Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Bảng 2.2.

Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Công ty Xem tại trang 48 của tài liệu.
Tình hình trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho toàn bộ hoạt động của Công ty cũng ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

nh.

hình trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho toàn bộ hoạt động của Công ty cũng ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 3.1: Tỷ lệ chính phẩm, phế phẩm tại Nhà máy nhôm ASIAVIN A. - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Bảng 3.1.

Tỷ lệ chính phẩm, phế phẩm tại Nhà máy nhôm ASIAVIN A Xem tại trang 57 của tài liệu.
Theo số liệu ở Bảng 3.2 cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh tuy có quy mô không lớn nhưng lại  có chiến lược kinh doanh năng động, linh hoạt - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

heo.

số liệu ở Bảng 3.2 cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh tuy có quy mô không lớn nhưng lại có chiến lược kinh doanh năng động, linh hoạt Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Bảng 3.3.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 3.4: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Bảng 3.4.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 3.5: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công ty qua các năm - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Bảng 3.5.

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công ty qua các năm Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 3.6: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Bảng 3.6.

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Xem tại trang 74 của tài liệu.
Bảng 3.7: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của Công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Bảng 3.7.

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của Công ty Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 3.8: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Bảng 3.8.

Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Xem tại trang 79 của tài liệu.
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp tình hình về yếu tố sản xuất và các   chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Bảng 3.9.

Bảng tổng hợp tình hình về yếu tố sản xuất và các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 3.11: Chất lượng lao động giai đoạn 2003-2005 trong toàn Công ty - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

Bảng 3.11.

Chất lượng lao động giai đoạn 2003-2005 trong toàn Công ty Xem tại trang 86 của tài liệu.
Theo số liệu ở Bảng 3.13 cho thấy rằng tỷ lệ chi phí so với doanhthu trong ba năm  từ 2003 đến 2005 có xu hướng tăng, giảm thất thường - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty công nghiệp   thương mại quảng bình

heo.

số liệu ở Bảng 3.13 cho thấy rằng tỷ lệ chi phí so với doanhthu trong ba năm từ 2003 đến 2005 có xu hướng tăng, giảm thất thường Xem tại trang 90 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan