tìm hiểu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của htx nông nghiệp hương hồ i-hương trà-thừa thiên huế

46 450 1
tìm hiểu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của htx nông nghiệp hương hồ i-hương trà-thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết Hợp tác xã (HTX) là một loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh đã có mặt từ rất lâu ở nước ta. Qua nhiều lần đổi mới, hợp tác xã ngày càng thể hiện rõ những thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế cũng như trong việc cải thiện đời sống của xã viên, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm qua, với chính sách đổi mới và hội nhập của Đảng và Nhà nước, khu vực kinh tế hợp tác, HTX đã có những bước phát triển, ngày càng xuất hiện nhiều HTX, liên hiệp HTX mạnh về kinh tế - sản xuất, kinh doanh, dịch vụhiệu quả. HTX đã thực hiện tốt vai trò "hợp tác" thúc đẩy kinh tế hộ phát triển bằng việc thực hiện tốt cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho xã viên, như thủy lợi, quản lý và phân phối điện năng, cung ứng vật tư, khuyến nông, làm đất, bảo vệ thực vật, tiêu thụ nông sản… Một số HTX đã hướng đến các dịch vụ mới như: thu gom xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh, cung ứng nước sạch, quản lý chợ, bảo hiểm chăn nuôi. Vì vậy,trong những năm qua,HTX đã dần khẳng định vị trí thương hiệu của mình trên thị trường, phục vụ đắc lực cho sản xuất, đời sống của xã viên và phát triển cộng đồng bền vững. Hương Hồ là một xã nông nghiệp có địa hình bán sơn, là lợi thế cho người dân ở đây da dạng hóa hình thức sản xuất nông lâm kết hợp cũng giúp cho HTX phát triển thêm mô hình sản xuất kinh doanhdịch vụ. Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các ban ngành liên quan của Tỉnh và Huyện, cán bộ và xã viên của HTX nông nghiệp Hương Hồ I đã không ngừng phấn đấu đẩy mạnh và phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, ra sức chống hạn, chống mặn, nỗ lực khắc phục bão lụt, từng bước sản xuất củng cố sản xuất ổn định và phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho HTX thì vẫn còn rất nhiều vướng mắc làm hạn chế hoạt động phát triển của HTX. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX nông nghiệp Hương Hồ I-Hương Trà-Thừa Thiên Huế” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX Hương Hồ I - Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ của HTX - Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX Hương Hồ I - Đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX Hương Hồ I Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Khái niệm về hợp tác xã (HTX) - Theo nhà kinh tế học A.V Traianop : “ Hợp tác nông nghiệp là sự phân bổ sung cho kinh tế hộ nông dân, phục vụ cho nó và vì thế thiếu kinh tế hộ nông dân thì HTX không có ý nghĩa gì cả” và “ chỉ những HTX do chính những người nông dân điều hành theo sáng kiến của họ và lợi ích của các HTX ấy được kiểm nghiệm trên thực tế mới có giá trị” - Luật HTX năm 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2003 của Việt Nam định nghĩa: HTX là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh của tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất , tinh thần, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy, và các vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật. 2.2. Khái niệm về HTX nông nghiệp Hợp tác xã nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tố hơn nhu cầu về đời sống của các thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc, luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân. HTXNN có các đặc trưng chủ yếu về tổ chức và hoạt động sau: + Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTXNN. + Các thành viên HTXNN đều bình đẳng với nhau trong việc tham gia quản lí, kiểm tra giám sát và có quyền ngang nhau trong biểu quyết, dù cổ phần đóng góp không giống nhau. + Tự quản, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. + Có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật. + Mục đích thành lập HTXNN chủ yếu là phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. 2.3. Khái niệm dịch vụ, kinh doanh Theo Kotler và Armstrong (1991) : Một dịch vụ là một hoạt động hay một lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đến sự chuyển giao sở hữu nào cả Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá,gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình ( bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ ) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác , nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất 2.4. Đặc trưng của dịch vụ nông nghiệp - Dịch vụ nông nghiệp mang tính chất thời vụ: Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ , vì vậy hoạt động dịch vụ phục vụ nó cũng mang tính thời vụ rõ nét. Việc cung ứng dịch vụ chỉ xuất hiện vào những thời điểm hiện tại trong năm, đặc biệt thể hiện rõ nhất ở ngành trồng trọt. Do đó, muốn cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất các đơn vị phải biết cách nắm bắt chắc chắn lịch thời vụ, để tổ chức dự trữ hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu người nông dân. - Dịch vụ nông nghiệp được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính chất cạnh tranh cao: Trong thị trường dịch vụ nông thôn, các thành phần kinh tế khác nhau tham gia dịch vụ ngày càng đông đảo, do đó cạnh tranh giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường ngày càng gây gắt. Các đơn vị muốn mở rộng dịch vụhiệu quả thì phải tìm cách cạnh tranh thắng lợi, phù hợp với thế mạnh của mình - Dịch vụ nông nghiệp chỉ có hiệu quả cao khi thực hiện trên phạm vi rộng lớn: Các loại hình dịch vụ đòi hỏi tính hợp tác trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ, để dễ dàng thực hiện cung ứng và giảm chi phí sản xuất của người sản xuất. Muốn làm điều này, phải phát triển các HTX nông nghiệp dịch vụ, để huy động sự tham gia của xã viên vào quá trình cung cấp dịch vụ 2.5. Tình hình hoạt động cơ bản của kinh tế hợp tác và HTX ở Việt Nam thời kỳ 1997- 2009 2.5.1. Về số lượng HTX Theo Liên minh HTX trong số này có khoảng 5.800 HTX thành lập mới (riêng lĩnh vực nông nghiệp khoảng 2139 HTX, chiếm tỷ lệ 37%); khoảng 8.400 là các HTX chuyển đổi từ mô hình cũ sang. Các HTX chuyển đổi và thành lập mới chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, như vùng trung du miền núi phía Bắc có 4.034 HTX( 28%); vùng đồng bằng sông Hồng 5.063 HTX(36%); ở các vùng phát triển của sản xuất hàng hoá cao như Đông Nam Bộ số lượng HTX chỉ có 642 HTX (4,5%). 2.5.2. Về xã viên và lao động Theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo tổng kết kinh tế hợp tác và HTX( năm 2001) thì số lượng xã viên của 4.876 HTX đã chuyển đổi và thành lập mới có báo cáo là 3.171.576 người, chiếm khoảng 8% lực lượng lao động của cả nước. Số lượng xã viên ở các loại hình HTX cũng rất khác nhau. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là nơi thu hút nhiều xã viên nhất(trung bình 960 xã viên/QTDND); tiếp đó là HTX nông nghiệp (953 xã viên/HTX) và ít nhất là HTX thương mại (43 xã viên/HTX). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê từ kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm 2001, lao động làm việc trong các HTX nông nghiệp là 213.383 người. 2.5.3. Về vốn hoạt động Theo điều tra của Ban Kinh tế TW tháng 8 năm 2001, đến 31/12/2000 tổng số vốn của 5.052 HTX có báo cáo là 5.018.994 triệu đồng (hơn 5 nghìn tỉ đồng), trong đó gần 2.000 tỉ đồng là vốn tự có của các HTX. Số liệu tổng hợp của Viện QLKTTƯ từ báo cáo của 51 Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố đến 31/6/2002 cho kết quả về quy mô vốn hoạt động trung bình như sau: HTX dịch vụ thương mại-438,7triệuđồng/HTX (thấp nhất); QTDND-2684,5 triệu đồng (cao nhất). 2.5.4. Kết quả sản xuất, kinh doanh Giá trị sản xuất bình quân của các HTX chuyển đổi đã tăng 2,18 lần trong giai đoạn 1997-2002; các HTX thành lập mới chỉ tăng 1,3 lần (năm 2001 so với năm 1997).Tỷ lệ các HTX thua lỗ, làm ăn kém hiệu quả đã giảm nhưng chưa nhiều, vẫn còn khoảng 45-50% số HTX được thống kê hoạt động không có lãi. Đối với các HTX có lãi thì số lãi cũng không lớn. Tổng số lãi của 1.998 HTX từ tất cả các ngành được thống kê đến 31/12/2000 là 106.841 triệu đồng, bình quân mỗi HTX lãi khoảng 60,5 triệu đồng/năm. 2.5.5. Phân phối lãi và thu nhập của xã viên Hầu hết các HTX đã thực hiện phân phối lãi theo đúng Luật quy định. Ngoài khoản thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước, các HTX đã phân phối lãi theo quy định của luật: như trích quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phòng và chia lãi cho xã viên theo vốn góp, chia theo mức độ sử dụng dịch vụ. Theo số liệu tổng hợp của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ 51 tỉnh/thành phố, thu nhập bình quân của xã viên đạt khoảng 4 triệu đồng/năm. Trong đó các ngành công nghiệp, xây dựng, GTVT có mức thu nhập cao nhất (khoảng từ 5 đến 9 triệu đồng), các ngành nông nghiệp, tín dụng và thuỷ sản mức thu nhập thấp nhất (từ trên 1 triệu đến dưới 3 triệu đồng). Tuy nhiên, có một bộ phận HTX đã bảo đảm được mức thu nhập ổn định cho xã viên từ 300 đến 500 nghìn đồng/tháng đối với các HTX nông nghiệp, và từ 500 đến 1.000 nghìn đồng/xã viên/tháng đối với các HTX phi nông nghiệp. 2.5.6 Đóng góp của kinh tế hợp tác và HTX vào tăng trưởng kinh tế Nhìn chung, hàng năm tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của khu vực KTTT đóng góp vào GDP của cả nước khoảng 8%. Trong đó các HTX của ngành GTVT có đóng góp nhiều nhất so với các ngành khác. Năm 2001, khối lượng hành khách do KTTT vận chuyển chiếm 27,4% tổng khối lượng hành khách luân chuyển của cả nước, khối lượng hành hoá luân chuyển chiếm 18,5% . Trong các ngành khác như thương mại, công nghiệp, khu vực KTTT đóng góp không nhiều, trung bình dưới 1% GDP của từng ngành. Trong lĩnh vực nông nghiệp HTX không trực tiếp làm ra các sản phẩm hàng hoá, mà làm dịch vụ đầu vào đầu ra cho các hộ nông dân là xã viên và cả các hộ nông dân không là xã viên HTX trong sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia tăng sản lượng hàng hoá nông lâm thuỷ sản, vì vậy có thể coi sự đóng góp của KTTT vào tăng trưởng nông nghiệp và vào nền kinh tế nói chung là rất quan trọng. 2.6. Tình hình hoạt động của HTX nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế Trong thời gian qua, tình hình HTX đã có xu hướng phát triển về mặt số lượng, điển hình là HTX nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có 343 tổ hợp tác, 293 Hợp tác xã, trong đó HTX nông nghiệp chiếm 162 HTX còn lại là: 15 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 17 HTX giao thông, 47 HTX tiêu thụ điện nông thôn, 5 HTX xây dựng, 38 HTX thủy sản, 7 quỹ tín dụng nhân dân, 2 HTX thương mại - dịch vụ. Nhìn chung, các HTX trên địa bàn tỉnh hoạt động ngày càng có hiệu quả, các dịch vụ phục vụ xã viên được mở rộng hơn; vai trò của cán bộ quản lý, điều hành HTX ngày càng tăng. Trong nông nghiệp, vai trò HTX thể hiện rõ, nhất là việc dịch vụ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, việc tiếp nhận nguồn vốn ngân sách và huy động đóng góp của nhân dân để hoàn thành các chương trình kiên cố kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể. Trực tiếp tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiện nghị quyết 13 về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể của mình” của tỉnh nhà. Liên minh HTX đã chú trọng tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế tập thể thông qua các hội nghị, hội thảo, phát thanh truyền hình, xuất bản 3 kỳ đặc san kinh tế hợp tác, HTX. Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy Văn phòng Liên minh HTX tỉnh, nâng cao năng lực điều hành quản lý, gắn hoạt động với cơ sở, chú trọng vận động kết nạp thành viên.Tổ chức được 60 lớp đào tạo cho gần 1.350 lượt người tham gia, trong đó 3 lớp trung cấp kế toán, 10 lớp kế toán tin học, các lớp bồi dưỡng chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng HTX, cán bộ quản lý HTX và trên 1000 lao động được đào tạo nghề, trong đó có 6 lớp công nhân điện bậc 3/7 với 200 học viên. Liên minh HTX tỉnh còn thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác như hướng dẫn các HTX xây dựng dự án vay vốn từ các chương trình kinh tế xã hội đã được cấp thẩm quyền xét duyệt cho 20 dự án vay vốn với tổng số tiền 1,8 tỷ đồng. Về công tác đối ngoại: xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư từ các tổ chức nước ngoài, đến nay đã có 3 dự án được hỗ trợ không hoàn lại với số tiền trên 500 triệu đồng. Ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Sở Thương mại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuẩn bị ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Sở Công nghiệp, thông qua việc ký kết các chương trình phối hợp hoạt động. Liên minh HTX tỉnh đã ký kết hợp tác với Liên hiệp HTX tiêu dùng Thụy Điển về phát triển thương mại dịch vụ trong những năm 2001 - 2005 đã kết thúc và tiếp tục phát triển thương mại dịch vụ trong các HTX nông nghiệp trong những năm 2006 - 2010; ký kết với tổ chức hỗ trợ phát triển Đức (DED) từ năm 2004 - 2006; tổ chức SNV của Hà Lan về chuyển giao công nghệ; tổ chức Norpadele về thị trường, xin cấp chứng chỉ chất lượng gạo nhằm xúc tiến xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ( thủy lợi, cung ứng vật tư, khuyến nông, bảo vệ thực vật, tiêu thụ nông sản…) của HTX nông nghiệp Hương Hồ I 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian thực tập từ 03/01/2011 đến 06/05/2011(4 tháng) - Phạm vi không gian: tại HTX nông nghiệp Hương Hồ I-Hương Trà-Thừa Thiên Huế 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX Hương Hồ I + Đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX + Đặc điểm cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ + Đặc điểm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ + Đặc điểm lao động phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ + Hình thức và quy mô của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX nông nghiệp Hương Hồ I - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX nông nghiệp Hương Hồ I + Hiệu quả của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ + Hiệu quả của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh đối với quá trình sản xuất nông nghiệp - Xác định những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp Hương Hồ I + Yếu tố về nguồn nhân lực + Yếu tố về vốn + Yếu tố về sự hợp tác của xã viên + Yếu tố về thị trường + Yếu tố về chính sách + Yếu tố mùa màng 3.4. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin thứ cấp + Thu thập thông tin từ sách báo, internet + Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu thông qua các báo cáo, tài liệu của HTX - Thu thập thông tin sơ cấp + Tiến hành phỏng vấn sâu(phỏng vấn cán bộ HTX bao gồm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán và các cán bộ khác có liên quan) + Phỏng vấn hộ(tiến hành phỏng vấn 15 hộ sản xuất nông nghiệp có sử dụng dịch vụ của HTX bằng bản hỏi bán cấu trúc) [...]... các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX Đây là những chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX hoặc hoàn thành những công việc nhất định Loại chi phí này được tính vào giá thành theo phương pháp phân bổ trực tiếp, nó tồn tại hoặc mất đi cùng với sự tồn tại và mất đi của hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 8: Chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. .. phục vụ của HTX ở mức độ bình thường là 40% và có 60% số người cho là tốt Đây là kết quả cho nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của HTX và cũng là động lực thúc đẩy cho toàn bộ cán bộ HTX để hoàn thiện tốt hơn các hoạt động dịch vụ của HTX 4.5 Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX nông nghiệp Hương Hồ I 4.5.1 Những thuận lợi Hoạt động sản xuất. .. 4.3.8 Tình hình về lãi và phân phối lãi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX Lãi của HTX chính là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, đây là chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của HTX Sau khi tính toán được phần lãi thu được của năm trước, HTX tiếp tục tính toán việc phân phối lãi cho từng dịch vụ kinh doanh của mình để sinh lời Việc phân phối lãi không dơn thuần... bàn xã và có sử dụng một hoặc nhiều hơn trong số những hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp Hương Hồ Bảng 12 : Tình hình sử dụng các dịch vụ của HTX STT Hoạt động Hộ sử dụng (n=15) Tỉ lệ(%) 1 Dịch vụ thủy lợi 15 100 2 Dịch vụ BVTV 6 40 3 4 5 Dịch vụ làm đất Lâm nghiệp Dịchvụ VTNN 15 4 100 26,7 6 Dịch vụ máy gặt 15 100 Qua bảng 12, hoạt động thủy lợi, làm đất, máy gặt luôn chiếm toàn bộ số... gia vào HTX Chính vì vậy, HTX phải có biện pháp để kịp thời điều chỉnh nhằm nâng cao mức lãi suất lên để thu hút sự tham gia của xã viên 4.4 Thực trạng sử dụng dịch vụ của các hộ khảo sát và hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp Hương Hồ I Bảng 11: Khả năng phục vụ sản xuất của HTX Loại hình dịch Đơn vị tính Số hộ sử dụng Tỉ lệ (%) đạt vụ mức Dịch vụ thủy lợi Hộ 987 100 Dịch vụ BVTV... thức để quỹ HTX và do đại hội xã viên quyết định Theo điều lệ HTX có các quỹ sau đây: + Qũy phát triển sản xuất kinh doanh: chiếm 20% trong tổng số lãi thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của HTX + Qũy dự phòng(phòng ngừa thiên tai,hạn hán, các rủi ro gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh) : chiếm 10% trong tổng số lãi thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của HTX + Qũy... bộ HTX, tạo công bằng trong cộng đồng xã viên HTX 4.3.4 Tình hình tài sản sở hữu của HTX Tài sản của HTX là toàn bộ cơ sở vật chất và những tư liệu sản xuấtHTX đang quản lý và sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, bao gồm các công trình kiến trúc, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm, vốn bằng tiền và tài sản thanh toán… Bảng 5: Thống kê tài sản của HTX nông. .. nhập HTX phải góp vốn tối thiểu theo quy định của Điều lệ HTX Đây là số vốn tự có ban đầu để có thể thành lập và thực hiện các hoạt động của HTX Thời gian đầu thành lập HTX, nguồn vốn được dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX một phần được huy động từ vốn góp của xã viên HTX, một phần là nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn phát triển của Nhà nước hoặc HTX sẽ nhờ vào vốn vay của Ngân... hình về nguồn vốn của HTX phục vụ cho hoạt động kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn của HTX Nguồn vốn này quyết định đến sự phát triển và duy trì HTX Bảng 3: Nguồn vốn được thống kê trong năm 2010 của HTX ĐVT: đồng Hạng mục Số lượng Tỉ lệ(%) Tổng vốn 1.350.668.664 100 Vốn cố định 1.105.432.174 81,84 245.236.490 18,16 Vốn lưu động Qua bảng 3, ta... xuất kinh doanh của HTX trong những năm qua đã có những chuyển biến và phát triển mạnh nhờ vào những thuận lợi sau: - Xã Hương Hồ là vùng chuyên sản xuất nông nghiệp( diện tích đất nông nghiệp là 2352,43ha, chiếm 69,7% trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã), đại đa số người dân ở đây đều sống dựa vào nghề nông là chính Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng của . hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX nông nghiệp Hương Hồ I - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX nông nghiệp Hương Hồ I + Hiệu quả của mỗi hoạt động sản xuất kinh. tại HTX nông nghiệp Hương Hồ I -Hương Trà-Thừa Thiên Huế 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX Hương Hồ I + Đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX . Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX Hương Hồ I - Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ của HTX - Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần 1

  • MỞ ĐẦU

  • Phần 2

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • Phần 3

  • ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Phần 4

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  • Phần 5

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  • 5.1. Kết luận:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan