1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá.docx

79 1,1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 142,99 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD 7

I Khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD 7

1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh 7

2 Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 7

3 Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD 8

3.1 Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp 8

3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD 9

4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 10

1.1 Các nhân tố bên ngoài 10

4.2 Các nhân tố bên trong 13

5 Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD 16

III Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD 17

1 Chỉ tiêu doanh lợi 17

2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh kinh tế 18

3 Hiệu quả sử dụng vốn 18

4 Hiệu quả sử dụng lao động 20

5 Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu 20

III Tác động của CPH đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 21

1 Những tác động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD 21

1.1 CPH huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào hoạt động SXKD 21

1.2 CPH tạo ra doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu 21

1.3 CTCP tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp .22 1.4 CTCP tạo ra cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động, linh hoạt 23

2 Những vấn đề còn vướng mắc phát sinh trong CTCP làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 23

2.1 Những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa CTCP và Nhà nước 23

2.2 Những bất cập trong quản trị doanh nghiệp 24

2.3 Những vấn đề tồn đọng của quá trình CPH 25

2.4 Những vấn đề về tài chính và lao động 26

Trang 2

Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC 27

I Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 27

1 Lịch sử hình thành và phát triển 27

2 Tình hình lao động trong Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 29

3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 29

3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 30

3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 31

4 Đặc điểm cơ cấu vốn, cổ phần, cô phiếu và cổ đông 33

5 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 36

5.1 Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty 36

5.2 Các hình thức kinh doanh cụ thể 37

II Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH 39

1 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty 39

1.1 Năng lực nội bộ công ty 39

1.2 Nhu cầu của thị trường đối với các lĩnh vực SXKD của công ty 40

2 Thực trạng hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sau CPH 42

3 Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH 45

3.1 Kết quả hoạt động SXKD giai đoạn hậu CPH 45

3.2 Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động SXKD 50

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC 60

I Phương hướng hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc năm 2006 60

1 Về tổ chức và lao động 61

2 Kế hoạch SXKD, các chế độ chính sách đối với nhà nước 62

3 Kế hoạch phương tiện 63

4 Kế hoạch SXKD của Xí nghiệp Dịch vụ sửa chữa năm 2006 64

5 Kế hoạch kinh doanh trung tâm đào tạo năm 2006 65

Trang 3

II Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở Công ty Cổ

phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 66

1 Giải pháp về phía công ty 66

1.1 Giải pháp về vốn và tài chính 66

1.2 Giải pháp về lao động 68

1.3 Tối thiểu hoá các chi phí nhằm tăng lợi nhuận tương quan 70

2 Giải pháp về phía Nhà nước và các cấp ngành có liên quan 71

2.1.Giải pháp về vốn 71

2.2 Các giải pháp nhằm đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp 72

2.3 Một số giải pháp khác 73

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu hành đầu , quyết định sự tồntại của mỗi doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn tồn tạiphải làm ăn “có lãi”, nhất là những doanh nghiệp đã tiến hành CPH bước vào hoạtđộng với tư cách là CTCP, vận hành theo cơ chế thị trường tự chịu trách nhiệm vớicông việc sản xuất kinh doanh của mình Nâng cao hiệu quả SXKD là nhiệm vụchủ đạo của mỗi doanh nghiệp

- CPH đang bước vào giai đoạn mở rộng và sẽ được thực hiện mạnh mẽ vàquyết liệt trong thwòi gian tới nhằm đáp ứng với lộ trình hội nhập mà cụ thể là mụctiêu ra nhập WTO vào năm nay của chúng ta Nhưng để làm tốt công vịêc đó thì vấn

đề rất được quan tâm là hoạt động của những doanh nghiệp sau CPH mà yếu tốđược đặt lên hàng đầu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanhnghiệp đó Làm rõ được vấn đề hiệu quả SXKD sẽ thấy được những mặt chủ yếu đãđạt được và những tồn tại vướng mắc cần giải quyết, rút kinh nghiệm để áp dụngvào giai đoạn sau

- Tham gia thực tập ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc sau một thờigian tìm hiểu đã nhận thấy một vấn đề nổi bật là trước đây do sức ép của cơ chế thịtrường có rất nhiều lực lượng vận tải mới thành lập, tư nhân và cả các cá nhân cóphương tiện đưa ra hoạt động Hơn nữa, phương tiện vận tải của các ngành khácnhư xây dựng, năng lượng, dịch vụ cũng được chủ phương tiện vận dụng khai tháctối đa khai thác tối đa vào thị trường vận tải Các doanh nghiệp vận tải ô tô trong đó

có công ty vận tải ô tô Vĩnh Phúc muốn tồn tại và phát triển và khẳng định mìnhphải nhanh chóng thay đổi cơ chế trước hết là đổi mới công tác tổ chức và quản lý

Để thực hiện điều này, doanh nghiệp đã tiến hành CPH từ năm 2000 Thực trạnghoạt động và kết quả kinh doanh trong thời gian sau CPH đã có nhiều biến chuyểntheo hướng tích cực khẳng định sự đúng đắn trong quyết định đổi mới, song không

Trang 5

vì vậy mà không có những tồn tại thiếu sót cần phát hiện và sửa đổi kịp thời đểcông ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Là sinh viên tham gia thực tập ở công ty Công ty Cổ phần Vận tải ô tô VĩnhPhúc, được sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng Tổ chức hành chính của công ty

và sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, em đã chọn đề tài “Một

số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá” cho

luận văn tốt nghiệp của mình và mạnh rạn đưa ra một số giải pháp khắc phục nhữngtồn tại của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD Do thời gian thực tập vàtrình độ nhận thức có hạn, em mong được sự nhận xét góp ý và sửa chữa để báo cáođược hoàn thiện

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nhằm đưa ra những lý luận chung về hiệu quả hoạt động SXKD trongdoanh nghiệp Làm rõ được ý nghĩa và mục tiêu tăng hiệu quả hoạt động SXKDcủa các doanh nghiệp Thấy được những yếu tố quyết định cũng như ảnh hưởng tớihiệu quả SXKD nhất là với các doanh nghiệp sau khi CPH

- Phản ánh thực trạng kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sauCPH nước ta nói chung và thực trạng kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cổphần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc nói riêng giai đoạn sau CPH Thấy được những biếnchuyển tích cực về mặt hiệu quả SXKD, đặc biệt rút ra được những tồn tại yếu kémgây cản trở việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD giai đoạn hậu CPH ở cácdoanh nghiệp nói chung và ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc nói riêng

Trang 6

4 Quan điểm nghiên cứu

- Hiệu quả hoạt động SXKD đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của một doanh nghiệp

- Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp nhất là các CTCP muốn tồn tạithích nghi với những biến đổi của thị trường cần có chiến lược kinh doanh thíchhợp, dựa vào nội lực của mình để vươn lên nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả hoạtđộng SXKD

- Việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD gắn với kết hợp hài hoà giữa ba lợiích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân Trong đó người lao động làđộng lực trực tiếp quyết định hiệu quả hoạt động SXKD

5 Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho quá trình viết báo cáo, trong thời gian tìm hiểu, thu thập dữliệu em đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng; duy vậtlịch sử; phương pháp thống kê- so sánh; phương pháp phân tích- tổng hợp

6 Nội dung nghiên cứu

Luận văn với đề tài “ Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động SXKD ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH”đưa ra nội dung chủ yếu là vấn đề hiệu quả hoạt động SXKD ở các doanh nghiệpsau CPH nói chung và ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc nói riêng Nêubật được thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh, những chỉ tiêu đo lường, nhữngnhân tố ảnh hưởng, vai trò và bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp

Qua nghiên cứu những vấn đề trên để thấy được những mặt đã đạt được vàquan trọng hơn là thấy được những tồn tại yếu kém ảnh hưởng tới hiệu quả hoạtđộng SXKD cần khắc phục góp phần đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơnnữa hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trong thời gian tới Hơn nữa

là sự tổng kết kinh nghiệm cho giai đoạn CPH mở rộng thời gian tới của Đảng vàNhà nước ta đáp ứng nhu cầu hội nhập thông qua kết quả hoạt động của các doanhnghiệp đã CPH

Trang 7

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD

I Khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD

1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụluôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sảnphẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó Đểđược như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khă năng kinh doanh

“ Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụthể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tếnhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường”1

Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:

+ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh

có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp

+ Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệmật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào,với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước Các mối quan hệ này giúpcho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp củamình này càng phát triển

+ Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết địnhcho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh.Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động + Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận

2 Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của cácdoanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận Môi trường kinh

1 Giáo trình Lý thuyết quản trị doanh nghiệp TS.Nguyễn Thị Hồng Thuỷ và PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1998, trang 5

Trang 8

doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanhthích hợp Công việc kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy,biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược Hiệu quả hoạt động SXKD luôn gắn liềnvới hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ Để hiểu được kháiniệm hiệu quả hoạt động SXKD cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng.

“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trùkinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiềnvốn) để đạt được mục tiêu xác định”2, nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữakết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chấtlượng của hoạt động kinh tế đó

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểuhiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quảthu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đạilượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhấtvới lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sảnphẩm đối với nhu cầu của thị trường

3 Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD

3.1 Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp 3

Để tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD nào con người cũng cần phải kết hợpyếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợp với ý đồtrong chiến lược và kế hoạch SXKD của mình trên cơ sở nguồn lực sẵn có Để thựchiện điều đó bộ phận quản trị doanh nghiệp sử dụng rất nhiều công cụ trong đó cócông cụ hiệu quả hoạt động SXKD Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt độngSXKD không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn chophép các nhà quản trị tìm ra các nhân tố để đưa ra những các biện pháp thích hợp

2 Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp GS.TS Ngô Đình Giao NXB Khoa học kỹ thuật,

Hà Nội- 1997, trang 408.

3Được tóm tắt từ giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Đình Giao NXB

Khoa học kỹ thuật, Hà nội- 1997, trang 412- 413

Trang 9

trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng caohiệu quả.

Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD là phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệuhoạt động SXKD quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phântích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu tối đa hoálợi nhuận Với vai trò là phương tiện đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu quả hoạtđộng SXKD không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ

sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh giá được trình độ sử dụngtừng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như đánh giá được từng bộphận của doanh nghiệp

3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD

Mọi nguồn tài nguyên trên trái đất đều là hữu hạn và ngày càng cạn kiệt, khanhiếm do hoạt động khai thác, sử dụng hầu như không có kế hoạch của con người.Trong khi đó mật độ dân số của từng vùng, từng quốc gia ngày càng tăng và nhucầu sử dụng sản phẩm hàng hoá dịch vụ là phạm trù không có giới hạn- càngnhiều,càng đa dạng, càng chất lượng càng tốt Sự khan hiếm đòi hỏi con người phải

có sự lựa chọn kinh tế, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, khi đó con người pháttriển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng cácyếu tố sản xuất Điều kiện đủ là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngàycàng có nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ, cho phép cùngnhững nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩmkhác nhau, sự phát triển kinh tế theo chiều dọc nhường chỗ cho sự phát triển kinh tếtheo chiều sâu: sự tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cảitiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, côngnghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế Nói một cách khái quát lànhờ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD

Trang 10

Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất cái gì, sảnxuất cho ai và sản xuất như thế nào được quyết định theo quan hệ cung cầu, giá cảthị trường, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải tự đưa ra chiến lược kinhdoanh và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, lúc này mục tiêu lợinhuận trở thành mục tiêu quan trọng mang tính chất quyết định Trong điều kiệnkhan hiếm các nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là tất yếu đốivới mọi doanh nghiệp Mặt khác doanh nghiệp còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt, đểtồn tại và phát triển được, phương châm của các doanh nghiệp luôn phải là khôngngừng nâng cao chất lượng và năng suất lao động, dẫn đến việc tăng năng suất làđiều tất yếu.

4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp

4.1 Các nhân tố bên ngoài

a Môi trường pháp lý

"Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹthuật sản xuất Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đểu tác động trựctiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp"4 Đó là các quyđịnh của nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt độngSXKD của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trườngkinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những quy địnhđó

Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động cho doanh nghiệp, một môitrường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi cáchoạt động SXKD của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theohướng chú trọng đến các thành viên khác trong xã hội, quan tâm đến các mục tiêukhác ngoài mục tiêu lợi nhuận Ngoài ra các chính sách liên quan đến các hình thứcthuế, cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD củadoanh nghiệp

4 Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Đình Giao NXB Khoa học kỹ thuật,

Hà Nội- 1997, trang422.

Trang 11

Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi doanhnghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mình.

Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp Nếu môi trường kinhdoanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn,ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính,sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về bảo

vệ môi trường làm hại tới xã hội

b Môi trường chính trị, văn hoá- xã hội

Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định cácchính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạtđộng SXKD của các doanh nghiệp Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thuhút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốnlớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động SXKD của mình Ngược lại nếu môitrường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác SXKDvới các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động SXKDcủa doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn

Môi trường văn hoá- xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tụctập quán, trình độ, lối sống của người dân Đây là những yếu tố rất gần gũi và cóảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp Doanhnghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp vớinhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hànhhoạt động sản xuất Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường vănhoá- xã hội quy định

c Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quảSXKD của doanh nghiệp Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế củaChính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền

Trang 12

kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại luôn là các nhân tố tácđộng trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả

va hiệu quả hoạt động SXKD của từng doanh nghiệp5 Là tiền đề để Nhà nước xâydựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đãivới các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư ảnh hưởng rất cụthể đến kế hoạch SXKD và kết quả SXKD của mỗi doanh nghiệp

Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ cạnhtranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình.Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng pháttriển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả SXKD của mình Tạo điều kiện để các cơquan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạtđộng và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp

d Môi trường thông tin

Trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra mạnh

mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật Để làm bất kỳ một khâu nào củaquá trình SXKD cần phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực, thôngtin để điều tra khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuậtsản xuất, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ cạnhtranh, thông tin về kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanhnghiệp đi trước Doanh nghiệp muốn hoạt động SXKD của mình có hiệu quả thìphải có một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác Ngày nay thông tinđược coi là đối tượng kinh doanh, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thông tinhoá

Biết khai thác và sử dụng thông tin một cách hợp lý thì việc thành công trongkinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh nghiệp xácđịnh phương hướng kinh doanh tận dụng được thời cơ hợp lý mang lại kết quảkinh doanh thắng lợi

5 Đoạn này được tóm tắt từ Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Đình

Giao NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 424

Trang 13

e Môi trường quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc tế cósức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp Các xu hướng,chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị, những cuộcbạo động, khủng bố, những khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm

ăn của các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hoá có liên quan đến hoạtđộng của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, không chỉ với những doanh nghiệp Môi trường quốc tế ổn định là cơ

sở để các doanh nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của mình

4.2 Các nhân tố bên trong

Ngoài các nhân tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đã nói ở trên, hiệu quả hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp được quyết định bởi các nhân tố bên trong doanhnghiệp, đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanhnghiệp

a Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức

Hoạt động SXKD của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị củadoanh nghiệp Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinhdoanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, kế hoạch, chiếnlược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra,đành giá và điều chỉnh các quá trình trên, các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụvới nhà nước Vậy sự thành công hay thất bại trong SXKD của toàn bộ doanhnghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò điều hành của bộ máy quản trị

Bộ máy quản trị hợp lý, xây dựng một kế hoạch SXKD khoa học phù hợp vớitình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể giữa cácthành viên trong bộ máy quản trị, năng động nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tiếpcận thị trường bằng những chiến lược hợp lý, kịp thời nắm bắt thời cơ, yếu tố quantrọng là bộ máy quản trị bao gồm những con người tâm huyết với hoạt động củacông ty sẽ đảm bảo cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao

Trang 14

Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phòng ban, các chức vụ trong doanh nghiệp,

sự sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng bộ phận và của từng cánhân được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là lớn nhất, khi đó không khí làmviệc hiệu quả bao trùm cả doanh nghiệp Không phải bất lỳ một doanh nghiệp nàocũng có cơ cấu tổ chức hợp lý và phát huy hiệu quả ngay, việc này cần đến một bộmáy quản trị có trình độ và khả năng kinh doanh, thành công trong cơ cấu tổ chức

là thành công bước đầu trong kế hoạch kinh doanh

b Nhân tố lao động và vốn

Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp, kết hợpcác yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, để doanh nghiệphoạt động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là vấn đề laođộng Công tác tuyển dụng được tiến hành nhằm đảm bảo trình độ và tay nghề củangười lao động Có như vậy thì kế hoạch sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt độngSXKD mới thực hiện được CPH Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần

để tiến hành hoạt động SXKD và công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ

để doanh nghiệp tiến hành hoạt động SXKD có hiệu quả cao

Lực lượng lao động là nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất laođộng, trình độ sử dụng các nguồn lực khác như vốn, máy móc thiết bị, nguyên vậtliệu nên tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD Ngày nay hàm lượngkhoa học kỹ thuật kết tinh trong sản phẩm ngày càng lớn đòi hỏi người lao độngphải có mộ trình độ nhất định để đáp ứng được các yêu cầu đó, điều này phần nàocũng nói lên tầm quan trọng của nhân tố lao động

Bên cạnh nhân tố lao động của doanh nghiệp thì vốn cũng là một đầu vào cóvai trò quyết định đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp Doanh nghiệp

có khả năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạtđộng SXKD ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bịtiếp thu công nghệ sản xuất hiện đại hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao những

Trang 15

mặt có lợi, khả năng tài chính còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp, nâng cao tínhchủ động khai thác và sử dụng tối ưu đầu vào.

c Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật

Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và đổimới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sảnxuất của doanh nghiệp mình Vấn đề này đóng một vai trò hết sức quan trọng vớihiệu quả hoạt động SXKD vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động vàchất lượng sản phẩm Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗđứng trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụcùng loại khác

Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình đểtận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụhay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trwn thị trườngnâng cao hiệu quả kinh doanh

d Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên liệu của doanh nghiệp

Vật tư, nguyên liệu và hệ thống đảm bảo vật tư nguyên liệu là bộ phận đóngvai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động SXKD, nó đóng vai trò đầu vào khôngthể thiếu, nhất là những doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất trực tiếp ra sảnphẩm Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài những yếu tố nền tảng cơ

sở thì nguyên liệu đóng vai trò quyết định, có nó thì hoạt động SXKD mới đượctiến hành

Kế hoạch SXKD có thực hiện thắng lợi được hay không phần lớn phụ thuộcvào nguồn nguyên liệu có được đảm bảo hay không Nguồn nguyên liệu được đảmbảo thì kế hoạch sản xuất kinh doanh mới được tiến hành đúng kế hoạch đề ra vàngược lại

5 Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD

Trang 16

Thực chất khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD là biểu hiện mặt chất lượngcủa các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nguyênvật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùngcủa mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD chúng ta có thể dựa vàoviệc phân biệt hai khái niệm kết quả và hiệu quả6:

+ Kết quả của hoạt động SXKD là những gì mà doanh nghiệp đạt được saumột quá trình SXKD nhất định, kết quả là mục tiêu cần thiết của mỗi doanh nghiệp.Kết quả hoạt động SXKD có thể là những đại lượng cụ thể có thể định lượng cânđong đo đếm được cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh được mặt chấtlượng hoàn toàn có tính chất định tính như thương hiệu, uy tín, sự tín nhiệm củakhách hàng về chất lượng sản phẩm Chất lượng bao giờ cũng là mục tiêu củadoanh nghiệp

+ Trong khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp đã sử dụng cảhai chỉ tiêu là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó (cả trong lýthuyết và thực tế thì hai đại lượng này có thể được xác định bằng đơn vị giá trị hayhiện vật) nhưng nếu sử dụng đơn vị hiện vật thì khó khăn hơn vì trạng thái hay đơn

vị tính của đầu vào và đầu ra là khác nhau còn sử dụng đơn vị giá trị sẽ luôn đưađược các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị Trong thực tế người ta sử dụnghiệu quả hoạt động SXKD là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất cũng cónhững trường hợp sử dụng nó như là một công cụ để đo lường khả năng đạt đếnmục tiêu đã đặt ra

III Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD

Một số khái niệm

Doanh số bán

6 Đoạn này được tóm tắt từ Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Đình Giao.

NXB Khoa học kỹ thuât, Hà Nội- 1997, trang 409.

Trang 17

Chi phí biến đổi Lãi gộp

Chi phí biến đổi Chi phí cố định Lợi nhuận trước thuế

Tổng chi phí sản xuất Thuế Lợi nhuận thuần túy (lãi

ròng)

- Doanh số bán: Tiền thu được từ bán hàng hoá dịch vụ

- Vốn sản xuất bao gồm giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình, tài sản

cố định, tài sản lưu động và tiền mặt dùng cho sản xuất

- Chi phí sản xuất = chi phí cố định + chi phí biến đổi

- Lãi gộp là phần còn lại của doanh số bán sau khi trừ chi phí biến đổi

- Lợi nhuận sau thuế hay lãi ròng = lợi nhuận trước thuế - các khoản thuế

Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động SXKD

1 Chỉ tiêu doanh lợi

- Chỉ tiêu doanh lợi đồng vốn7 : có thể tính cho toàn bộ vốn kinh doanh hoặcchỉ tính cho vốn tự có của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của sốvốn kinh doanh, phản ánh mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của số vốn mà doanhnghiệp đã sử dụng Đây có thể coi là thước đo mang tính quyết định đánh giá hiệuquả kinh doanh

VKD: Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ tiêu doanh lợi tính cho số vốn của doanh nghiệp được tính tương tựnhưng thay đại lượng VKD (vốn kinh doanh) bằng đại lượng VTC (vốn tự có)

7 Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp GS.TS Ngô Đình Giao NXB Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội- 1997, trang 426

Trang 18

- Doanh lợi doanh thu bán hàng8 : chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanhthu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước và sau thuế.

Ddt: Doanh lợi của doanh thu trong một thời kỳ nhất định

TR: Doanh thu trong thời kỳ đó

2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh kinh tế

- Hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh:9

HCPKD: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh, tính theo đơn vị %

QG : Sản lượng kinh doanh tính theo giá trị

CTC : Chi phí tài chính

3 Hiệu quả sử dụng vốn10

- Số vòng quay toàn bộ vốn:

SVV = TR/VKDVới SVV là số vòng quay của vốn, chỉ tiêu này cho biết lượng vốn của doanhnghiệp quay được bao nhiêu vòng trong chu kỳ, chỉ tiêu này cnàg lớn thì hiệusuất sử dụng càng lớn

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

HTSCĐ (%) = ∏R¿ ¿ /TSCĐGTrong đó:

8 Như chú thích 7

9 Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp GS.TS Ngô Đình Giao NXB Khoa học kỹ

thuật, Hà Nôi- 1997, trang427.

10 Xem chú thích 9, (trang 428)

Trang 19

TSCĐ: Tài sản cố định

HTSCĐ: hiệu quả sử dụng tài sản cố địnhTSCĐG: Tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ được tính theogiá trị còn lại của tài sản cố định tính đến thời điểm lập báo cáo

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

HLĐ = ∏R¿ ¿ /VLĐTrong đó:

HLĐ: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

VLĐ: Vốn lưu động bình quân năm

- Số vòng luân chuyển vốn lưu động:

SVLĐ = TR/VLĐTrong đó:

SVLĐ: số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm, cho biết trongmột năm vốn lưu động quay được mấy vòng, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệuquả sử dụng vốn càng lớn

- Hiệu quả sử dụng vốn góp trong CTCP được xác định bởi tỷ suất lợi nhuậncủa vốn cổ phần:

DVCP (%) = ∏R¿ ¿ / VCPTrong đó:

DVCP: Tỷ suất lợi nhuận vốn cổ phần

VCP : Vốn cổ phần bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết bỏ ra 1 đồng vốn cổ phần bình quân trong kỳ thì thu vềđược bao nhiêu đồng lợi nhuận

Ta tính chỉ tiêu vốn cổ phần bình quân trong kỳ VCP = SCP ¿ CP, trong đó SPC

là số lượng bình quân cổ phiếu đang lưu thông; CP là giá trị mỗi cổ phiếu

- Chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu:

CP¿∏R¿ ¿ / SCPTrong đó ∏CP¿ ¿ : thu nhập cổ phiếu

Trang 20

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu:

DCP(%) = ∏CP¿ ¿ 100/CP

Với DCP: là tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu

4 Hiệu quả sử dụng lao động11

- Năng suất lao động bình quân năm:

APN =

Q AL

Trong đó:

APN: năng suất lao động bình quân năm

Q : Sản lượng tính bằng đơn vị hiện vật hay giá trị

AL : Số lao động bình quân trong năm

- Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động:

BQ¿ ¿ =

BQ¿

L ¿

Trong đó:

BQ: Lợi nhuận do một lao động tạo ra

L : Số lao động tham gia

Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong một thời

kỳ nhất định

5 Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu 12

- Vòng luân chuyển nguyên vật liệu:

SVNVL =

NVL SD NVL DT

Trong đó:

SVNVL: Số vòng luân chuyển nguyên vật liệu

11 Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Đình Giao NXB Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội- 1997, trang 431

12 Giáo trình Quản tri kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, PGS.TS Ngô Đình Giao NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997,trang 432.

Trang 21

NVLSD: Giá vốn nguyên vật liệu đã dùng

NVLDT: Giá trị nguyên vật liệu dự trữ trong kỳ

Các chỉ tiêu này cho biết khả năng khai thác nguồn nguyên liệu, vật tư củadoanh nghiệp, giá trị chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã giảm được chiphí cho nguyên vật liệu dự trữ, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi nguyên vật liệu, giảmbớt sự ứ đọng của nguyên vật liệu, tăng vòng quay của vốn lưu động

III Tác động của CPH đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp

1 Những tác động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD

1.1 CPH huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào hoạt động SXKD

Nhờ đó doanh nghiệp có vốn đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển kinh doanhtheo chiều sâu “Thực hiện CPH, doanh nghiệp đã thu hút được một lượng vốn lớnrất quan trọng từ cán bộ công nhân viên làm việc trong doanh nghiệp và trong dân

cư để đầu tư phát triển”13

Doanh nghiệp có thể vừa bán cổ phần cho lao động trong doanh nghiệp vừabán cho tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp thu hút lượng vốn đáng kể Cónhư vậy thì các chỉ tiêu về SXKD mới đạt và vượt kế hoạch đề ra làm lợi cho doanhnghiệp Từ trước đến nay lượng vốn nhàn rỗi trong dân bị lãng phí, tuy rằng nhữngngười có tiền họ vẫn có thể gửi tiết kiệm thu lãi xuất hàng tháng Nhưng lượng vốn

đó nếu được các chủ thể tận dụng làm vốn kinh doanh phát triển sản xuất thì lợinhuận sẽ lớn hơn rất nhiều Vấn đề này được giải quyết khi tiến hành CPH DNNNnhất là những DNNN có xu hướng làm ăn có lãi sẽ thu hút được sự quan tâm củanhiều cá nhân và tổ chức trong xã hội tham gia đầu tư

1.2 CPH tạo ra doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu

Chủ sở hữu trong CTCP bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanhnghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp CTCP là tổ chức có tư cách pháp nhân và các

13 Kinh tế nhà nước và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, PGS.TS Ngô Quang Minh NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội- 2001, trang 174.

Trang 22

cổ đông chỉ được hưởng phần lợi nhuận và chịu trách nhiệm tài chính phát sinhhoặc các rủi ro khác trong phạm vi phần vốn góp của mình Tuỳ vào mức cổ phầncủa mình trong công ty, cổ đông được hưởng mức lợi nhuận hay trách nhiệm tàichính hoặc các khoản nợ khác nhau tạo ra một sự phân tán rủi ro.

Người đầu tư vốn cũng tự chủ trong việc chọn công ty mà mình đầu tư, thậmchí có thể đầu tư mua cổ phần và trở thành người chủ đồng sở hữu ở nhiều công tytrong cùng thời điểm vì vậy họ cảm thấy an tâm và hạn chế được độ rủi ro cho phầnvốn của mình CTCP tập hợp được nhiều lực lượng khác nhau trong hoạt độngchung của công ty nhưng vẫn tôn trọng sở hữu riêng đối với từn cổ đông cả về tráchnhiệm và quyền lợi theo mức vốn góp của mình Mở rộng sự tham gia của các cổđông thu hút được lượng vốn đầu tư cho hoạt động SXKD, phát triển công ty

1.3 CTCP tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp

Chủ trương của Đảng và Nhà nước về CPH DNNN là tạo điều kiện cho ngườilao động trong doanh nghiệp tham gia mua cổ phần và khẳng định quyền làm chủcủa mình Cổ đông trong doanh nghiệp từ chỗ làm chủ hình thức sang làm chủ thực

sự sau khi doanh nghiệp CPH

“Chỉ khi có vốn tham gia mua cổ phiếu, tham gia chọn các thành viên trongHĐQT (là cơ quan thay mặt mình để quản lý doanh nghiệp) thì lúc đó người laođộng mới có quyền thực sự, không bị một sức o ép nào”14 Khi đã trở thành cổđông, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp nếu muốn, trở thành người chủ của doanh nghiệp thì ngườilao động sẽ có trách nhiệm với công ty hơn Có như vậy thì kết quả SXKD củacông ty mới thực sự có hiệu quả, họ mới được hưởng lợi nhuận cao xứng đáng vớisức lao động mà mình bỏ ra,

1.4 CTCP tạo ra cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động, linh hoạt

14 Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, PGS.PTS Hoàng Công Thi và PTS Phùng Thị Đoan NXB

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1992, trang 30.

Trang 23

“CPH DNNN là chuyển doanh nghiệp từ chỗ chịu sự quản lý trực tiếp củaNhà nước sang Nhà nước quản lý thông qua chính sách, pháp luật”15 Hoạt độngcủa doanh nghiệp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường Điều này đã tạo cho doanhnghiệp sự thay đổi trong hoạt động quản trị từ tư tưởng dựa dẫm sang ý thức tự lực,

dễ thích ứng với sự thay đổi của cơ chế thi trường, lời ăn, lỗ chịu

Bộ máy quản lý của doanh nghiệp được bố trí tinh giản, gọn nhẹ thực sự là đạidiện cho cổ đông Mọi hoạt động của công ty được tiến hành theo điều lệ và quyđịnh chặt chẽ của công ty Nhiều CTCP đã rà soát lại và xây dựng mới quy chế tàichính, lao động, tuyển dụng; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của ban lãnh đạo

và cổ đông, tổ chức hợp lý các bộ phận kinh doanh Mọi hoạt động của doanhnghiệp như giải quyết vấn đề nhân sự, ra quyết định quản lý hay kinh doanh, xâydựng chiến lược đầu tư nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả SXKDcủa doanh nghiệp

Doanh nghiệp được chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm máy mócthiết bị phù hợp với yêu cầu SXKD Việc mua xắm máy móc thiết bị, công nghệđược HĐQT bàn và quyết định trên cơ sở tính toán xem doanh nghiệp cần mua gì,đổi mới gì có phù hợp với điều kiện SXKD và tình hình tài chính của công tykhông Quá trình tính toán và quyết định diễn ra khẩn trương, dứt khoát đáp ứngyêu cầu về thời gian, tiến độ mà không cần phải trông chờ vào sự phê duyệt của bất

cứ một ai Đây là một thuận lợi rất cơ bản để tự chủ nắm bắt cơ hội mở rộng sảnxuất kinh doanh không phải lệ thuộc chờ đợi tạo điều kiện nâng cao chất lượng sảnphẩm, khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường

2 Những vấn đề còn vướng mắc phát sinh trong CTCP làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp

2.1 Những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa CTCP và Nhà nước

CPH từ chỗ chuyển doanh nghiệp từ chỗ chịu sự quản lý trực tiếp của nhànước về mọi mặt sang hình thức quản lý gián tiếp bằng pháp luật và chính sách

15 Kinh tế nhà nước và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, PGS.TS Ngô Quang Minh NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội- 2001, trang 176.

Trang 24

Chúng ta vẫn chưa xác định rõ cơ quan nào là đầu mối để đứng ra chịu trách nhiệmtổng hợp, giải quyết những vấn đề vướng mắc cho doanh nghiệp, hay chuyên làmnhiệm vụ cung cấp thông tin, phổ biến chính sách tuyên truyền các vấn đề liên quanđến CPH và hậu CPH để doanh nghiệp tổ chức hoạt động SXKD theo đúng phápluật.

Ngoài ra doanh nghiệp còn chịu sự can thiệp quá sâu của cơ quan chủ quản.Những kiểu quan hệ can thiệp quá sâu thường bắt nguồn từ mối quan hệ giữa công

ty mẹ và công ty thành viên tiến hành CPH nhưng có cổ phần chi phối trong công

ty mẹ hoặc giữa tổng công ty với với các CTCP nhưng vẫn chịu sự chi phối củaTổng công ty Đây là thực trạng “bình mới rượu cũ”, không ít doanh nghiệp CPHvẫn vận dụng chính sách, cơ chế điều hành như ở DNNN, bộ máy không đổi mới.Vấn đề khác là người đại diện của nhà nước trong CTCP, so với Nghị định 73,vai trò của người đại diện có nhiều điều chưa đúng Trong thực tế vẫn xảy ra tìnhtrạng người đại diện có sự can thiệp quá sâu vào mọi hoạt động của công ty làmtính chủ động sáng tạo trong điều hành hoạt động kinh doanh của bộ máy quản lý bịhạn chế rất nhiều ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD

2.2 Những bất cập trong quản trị doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp, các hoạt động quản lý trong CTCP đều đượcthực hiện bởi đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát và bộ máy điều hành.Ngưng vấn đề đặt ra là đa số cổn phần bán ra đều do người lao động trong công ty

cũ mua lại Trong nhiều trường hợp, người lao động không thấy được vai trò sở hữuthực sự của mình, vẫn giữ thái độ e ngại đối với ban lãnh đạo; trong nhiều trườnghợp cổ đông không được cung cấp đầy đủ thông tin Điều này có thể dẫn đến tìnhtrạng lạm dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân do thực quyền chi phối doanh nghiệpnằm trong tay một số ít người có trách nhiệm

Cán bộ quản lý ít thay đổi: Các doanh nghiệp sau CPH còn hiện tượng sửdụng hầu như toàn bộ hệ thống cán bộ quản lý thuộc bộ máy cũ, nguyên nhân doquá trình CPH chủ yếu thuộc về cán bộ công nhân viên nên thiếu những cổ đông

Trang 25

bên ngoài doanh nghiệp có cổ phần lớn và có đầu óc kinh doanh chiến lược Việcnày làm giảm sức sáng tạo, tinh thần kinh doanh trong doanh nghiệp Nói cách khác

tư duy, trình độ quản lý ít thay đổi vẫn có sự chây ì, phụ thuộc làm ảnh hưởng tiêucực đến hoạt động SXKD

Về tổ chức bộ máy quản trị: Nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanhlại không hoạt động theo điều lệ công ty, vẫn duy trì bộ máy quản trị như trước khiCPH, một số chỉ thay đổi chức danh, mà vẫn áp dụng những nguyên tắc và quyđịnh của DNNN đã không còn phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp thời kỳ đổimới

2.3 Những vấn đề tồn đọng của quá trình CPH

Quá trình CPH diễn ra rất phức tạp và để lại không ít hậu quả không tốt đốivới hoạt động của CTCP, nhất là tiến hành CPH trong giai đoạn đầu còn nhiều bấtcập và chưa có kinh nghiệm

Nhiều doanh nghiệp tiến hành CPH xong nhưng rất nhiều vấn đề doanhnghiệp cũ để lại cần giải quyết làm ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch SXKD như vấn

đề thanh toán nợ của doanh nghiệp chưa xong và quy tình xử lý cũng rất phức tạp

vì quyền hạn và trách nhiệm với khoản nợ ấy đã thay đổi so với trước, người đứng

ra nhận trách nhiệm cũng không rõ ràng mà hay đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộphận với nhau (khó khăn trong vấn đề đòi nợ, trả lãi)

Vấn đề xác định quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp sau CPH cũng gâynhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp thuộc quyền tổngcông ty, như các vấn về đất đai, nhà xưởng có liên quan trước khi CPH gây ra sựlúng túng cho doanh nghiệp trong việc bố trí kế hoạch SXKD khi tiến hành CPHviệc chuyển giao tiến hành chưa dứt điểm, gây ra tình trạng quyền sở hữu không rõkhiến các CTCP rất khó khăn trong việc triển khai kế hoạch mở rộng, liên doanh,hợp tác kinh doanh với các đối tác16

2.4 Những vấn đề về tài chính và lao động

16 Đoạn này được tóm tắt từ Tạp chí kinh tế và dự báo, số tháng 11/2005, trang 16

Trang 26

Sau CPH doanh nghiệp cần rất nhiều vốn để tiến hành hoạt động SXKD, đầu

tư mở rộng sản xuất dưới mô hình hoạt động mới, doanh nghiệp phải trông chờ vàocác nguồn tín dụng khác kể cả tín dụng phi chính thức tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi

ro Chính sách của nhà nước mới chỉ là đưa ra những ưu đãi chứ chưa có những chếđịnh cụ thể để đảm bảo cho doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi này

Một vấn đề khác phát sinh cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp sau CPH làbất cập trong chế độ hạch toán, kế toán của CTCP, chưa có hướng dẫn cụ thể về cơchế tài chính nên công tác hạch toán ở CTCP vẫn gặp nhiều vướng mắc, vướng mắctrong việc hạch toán, quản lý phần vốn nhà nước cũng như phần vốn của các cổđông như thế nào cho phù hợp, các khoản thuế được miễn giảm, hay phần lợi nhuận

để lại để bổ sung vốn, điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp như thế nào cho phùhợp với chiến lược kinh doanh của công ty, vấn đề trích lập các loại quỹ, phân phốilợi nhuận sao cho phù hợp

Chính sách ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp CPH đã đượcban hành nhưng lại tiến hành thay đổi thường xuyên nên khi khắc phục được mâuthuẫn này lại nảy sinh mâu thuẫn khác Giai đoạn đầu người lao động mua một cổphần trả bằng tiền thì được mua chịu một cổ phần vì vậy làm xuất hiện trạng ngườigiàu được hưởng nhiều hơn người nghèo Sau đó lại thay đổi lại là ưu đãi theo thâmniên và chất lượng công tác và được nhà nước bán chịu trong 5 năm với lãi xuất ưuđãi làm nảy sinh vấn đề người mua cổ phần không có quyền sở hữu số cổ phần nhànước cấp mà chỉ được hưởng lợi tức Những người lao động nghèo cũng chịu tìnhtrạng không công bằng gây tình trạng tâm lý bất ổn cho người lao động.17

17 Đoạn này được tóm tắt từ Kinh tế nhà nước và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, PGS.TS Ngô Quang Minh.NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2001, trang 190.

Trang 27

Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC

I Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc tiền thân là Công ty vận tải ô tô và dịch vụ

cơ khí Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 172/QĐ- UB ngày 01/02/1997của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc “về việc chuyển Đội xe từ công ty Vận tải ô tô VĩnhPhú chuyển về nhập vào xí nghiệp dịch vụ cơ khí Nông nghiệp Tam Đảo và chuyểngiao doanh nghiệp cho Sở Giao thông quản lý” và được chuyển đổi doanh nghiệpNhà nước sang CTCP theo quyết định số 1589/QĐ-UB ngày 03/07/1999 củaUBND Tỉnh Vĩnh Phúc và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/2000

Công ty đi vào hoạt động với18:

- Tên công ty : Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc

- Hình thức : Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là doanh nghiệpđược thành lập dưới hình thức chuyển từ DNNN thành CTCP được tổ chức và hoạtđộng theo Luật doanh nghiệp do Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam khoá X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999

- Trụ sở chính của công ty đặt tại phường Liên Bảo- Thị xã Vĩnh Yên- TỉnhVĩnh Phúc

- Điện thoại: 0210 862 708

Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc có tư cách pháp nhân đầy đủ theoquy định của pháp luật Việt Nam; có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tàikhoản tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước theo quy định của phápluật; có điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty; chịu trách nhiệm hữu hạn đối vớicác khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ; tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt độngkinh doanh, được hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính; có bảng cân đối

18 Điều lệ tổ chức hoạt động Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc thông qua ngày 09/03/2000, trang 01.

Trang 28

kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của Luật doanh nghiệp và nghị quyếtcủa Đại hội cổ đông.

Là đơn vị được thành lập sau khi tái lập Tỉnh Vĩnh Phúc (năm 1997), cơ sởvật chất hầu như không có gì, các phương tiện ô tô- là công cụ hoạt động chủ yếucủa công ty thì cũ nát với các nhãn hiệu lâu đời không đảm bảo an toàn để hoạtđộng Tất cả được nhận từ Công ty Vận tải ô tô Vĩnh Phú bàn giao về cùng với mộtvài phương tiện và nông cụ của Xí nghiệp dịch vụ Nông nghiệp Tam Đảo sáp nhậpvào Nhà cửa vật kiến trúc nhỏ bé, đã bị xuống cấp sắp phải thanh lý với tổng tàisản nguyên giá là trên 6 tỷ đồng với giá trị còn lại trên sổ sách được bàn giao là:3,432 tỷ đồng Nguồn vốn hoạt động ít ỏi, thiếu nguồn cung cấp vốn trầm trọng.;lực lượng lao động trong công ty hầu hết là có điều kiện sống khó khăn, điều kiện

đi lại không thuận tiện do gia đình đều ở thành phố Việt Trì, hoạt động SXKD củacông ty gặp không ít khó khăn Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, công ty đã đivào sản xuất kinh doanh bất chấp những khó khăn ban đầu Đây có thể nói là giaiđoạn khó khăn nhất mà công ty trải qua và đó được coi như thử thách lớn ban đầu

mà toàn thể cán bộ công nhân viên lao động đã cùng nhau vượt qua để duy trì hoạtđộng của công ty

Cuối năm 1999, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ và UBND Tỉnh VĩnhPhúc, kế hoạch Sở Giao thông vận tải, đơn vị lại đi đầu trong tiến trình đổi mớiDNNN, bắt tay vào triển khai công tác CPH công ty Mặc dù trong lúc triển khai kếhoạch CPH doanh nghiệp còn nhiều khó khăn Nhưng với sự lãnh đạo trực tiếp củaBan chấp hành Đảng bộ , lãnh đạo đơn vị và các đoàn thể quần chúng đã quán triệtcho cán bộ công nhân viên lao động được học tập nghiên cứu các chế độ chính sáchđối với người lao động theo nghị định số 44/NĐ-CP/1998 ngày 29/06/1998 nên chỉtrong 09 tháng triển khai kế hoạch CPH, công ty đã tiến hành đại hội cổ đông lầnthứ nhất ngày 09/03/2000

Trang 29

Sau CPH đơn vị vần gặp không ít khó khăn nhưng toàn thể cán bộ công nhânviên lao động trong công ty đã quyết tâm xây dựng công ty ngày một vững mạnh hơnvới mục tiêu chủ đạo là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2 Tình hình lao động trong Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 19

Lao động đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động SXKD của doanhnghiệp, nhìn chung quy mô lao động của công ty còn nhỏ, trình độ lao động chưacao Cụ thể, số lao động hiện có là 145 người, trong đó lao động gián tiếp là 29người chiếm 20%, lao động trực tiếp là 116 người Do đặc điểm SXKD của công tynên lao động nữ chiếm chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ bao gồm 12 người, chiếm 8,3% bộ phậnnày chủ yếu là lao động gián tiếp hoặc hoạt động trong bộ phận dịch vụ bán xăngdầu, mỡ Lao động trực tiếp đều là nam giới

Số lao động tăng giảm không đáng kể, năm 2004 tăng 16 người, giảm 24người, năm 2005 tăng 55 người, giảm 24 người Lao động tăng do tiếp nhận mới,giảm do chuyển công tác, nghỉ chế độ hay cắt hợp đồng lao động

 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

- Đại học: 18 người

- Trung cấp: 13 người

- Công nhân kỹ thuật: 105 người

- Lao động phổ thông: 09 người

 Trình độ chính trị:

- Trung cấp: 04 người

- Sơ cấp: 13 người

3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc

Khi chuyển sang CTCP cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo môhình chung của các CTCP, các chức năng nhiệm vụ của các bộ phận là tương tự

19 Trích từ Báo cáo kết quả hoạt động SXKD và phong trào thi đua năm 2005, ngày 27/12/2005.

Trang 30

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

ĐỘI XEIII

ĐỘI XEII

3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc

Trang 31

3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 20

Đại hội cổ đông: Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất mọi vấn

đề có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của công ty, Đại hội cổ đông thành lập

có nhiệm vụ bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, thảo luận và thông qua điều

lệ, thông qua phương án SXKD

- Đại hội cổ đông thường niên mỗi năm họp một lần do Chủ tịch Hội đồngquản trị triệu tập thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt độngcủa và kết quả kinh doanh, báo cáo của các kiểm soát viên; thông qua đề nghị củaHội đồng quản trị về quyết toán năm tài chính, phương án phân phối, sử dụng lợinhuận, chia cổ tức và trích lập sử dụng các quỹ; quyết định phương hướng, nhiệm

vụ SXKD và đầu tư của năm tài chính mới; Quyết định về việc tăng giảm vốn điều

lệ, gọi vốn cổ phần và phát hành cổ phiếu; xem xét sai phạm và quyết định hìnhthức xử lý đối với thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát gâythiệt hại cho công ty; ấn định mức thù lao và quyền lợi của Hội đồng quản trị vàkiểm soát viên; thông qua điều lệ bổ xung sửa đổi nếu cần

- Đại hội cổ đông bất thường được triệu tập khi phát sinh những vấn đề bấtthường ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của công ty, Đại hội cổ đông thôngqua nghị quyết tại các phiên họp hoặc bằng văn bản có chữ ký của tất cả các cổđông hoặc bằng hỏi ý kiến thông qua thư tín

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa hai kỳ

đại hội cổ đông; HĐQT có 5 thành viên do Đại hội cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm

- HĐQT quyết định chiến lược phát triển, quyết định phương án đầu tư,chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từngloại, huy động vốn theo hình thức khác; quyết định giải pháp phát triển thị trường;quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, mua cổ phần của doanhnghiệp khác

20 Trích từ Điều lệ tổ chức hoạt động Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc thông qua ngày 09/03/2000, chương IV,trang 9

Trang 32

- Thành viên HĐQT là những người có trình độ học vấn, có năng lực kinhdoanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp; có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, cóhiểu biết pháp luật.

Chủ tịch HĐQT để lãnh đạo hoạt động của HĐQT, là người đứng đầu

HĐQT được bầu ra theo cách các thành viên HĐQT lựa chọn trong số họ để bầumột người làm chủ tịch HĐQT

Chủ tịch HĐQT là người được các cổ đông uỷ quyền thực hiện các chứcnăng và quyền hạn của chủ sở hữu đối với công ty, toàn quyền đứng ra bảo vệnhững quyền lợi hợp pháp của công ty Là người đại diện của công ty trước phápluật và các cơ quan nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm chấp hành các nghĩa vụcủa công ty đối với Nhà nước Là người chịu trách nhiệm chuẩn bị các chươngtrình nghị sự , tổ chức xây dựng và dự thảo nội dung các văn bản , nghị quyết củađại hội đồng cổ đông và HĐQT, triệu tập và điều hành hoạt động của đại hội đồng

cổ đông và các cuộc họp của HĐQT Chỉ đạo giám đốc điều hành chuẩn bị báo cáo

về tình hình và kết quả hoạt động SXKD, báo cáo về tài chính, về phương hướnghoạt động kinh doanh của công ty để trình đại hội đồng cổ đông và hội nghị củaHĐQT

Phó chủ tịch HĐQT có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ do chủ

tịch phân công, thay mặt chủ tịch thực thi công việc được uỷ quyền trong thời gianchủ tịch đi vắng Thành viên HĐQT trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã được HĐQTphân công, không uỷ quyền cho người khác, họ có nhiệm vụ nghiên cứu đánh giátình hình , kết quả hoạt động và góp vốn vào việc xây dựng phương hướng pháttriển, kết quả hoạt động SXKD của công ty trong từng thời kỳ

 Các phòng ban:

a Phòng tổ chức hành chính: gồm 5 người có chức năng và nhiệm vụ

giúp việc cho giám đốc và ban lãnh đạo công ty Thực hiện tốt công tác quản lý vềnhân sự, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và an ninh trật tự an toàn xã hội trong

Trang 33

công ty và khu vực quản lý lao động, tiền lương Định mức kế hoạch của công ty,

an toàn lao động, bảo hiểm xã hội theo chế độ chính sách của Nhà nước

b Phòng tài vụ: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 01 kế toán, 01 thủ

quỹ Là bộ phận giúp việc cho Giám đốc về mặt tài chính hàng năm trên cơ sởSXKD đồng thời kiểm tra thực hiện kế hoạch SXKD của công ty

c Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 02

nhân viên có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch SXKD cho toàn công ty , trình lên banđiều hành và những người có thẩm quyền phê duyệt Đôn đốc, giám sát, điều hànhthực hiện kế hoạch đã phê duyệt Nghiên cứu cơ chế thị trường để kịp thời điềuchỉnh mực khoán cho từng đầu xe từng luồng tuyến sao cho hợp lý và hiệu quả,vận chuyển hành khách đúng thời điểm, trả khách đúng tuyến, nơi quy định, khaithác triệt để các luồng đường Đảm bảo thủ tục cho các phương tiện hoạt động trênđường hợp lệ Phối hợp với bộ phận kỹ thuật vật tư nắm rõ tình trạng của từng xe,kiểm tra định kỳ nhằm đưa ra kế hoạch sửa chữa kịp thời, hợp lý đảm bảo chạy xe

an toàn đúng tiến độ và chỉ tiêu được giao đối với từng phương tiện và từng luồngtuyến

d Các đội xe:

- Đội xe 01: quản lý các xe chạy tuyến cố định

- Đội xe 02: quản lý các xe chạy hợp đồng và du lịch

- Đội xe 03: quản lý tuyến xe bus (Vĩnh Yên- Khu công nghiệp Quang Minh)

e Hai đơn vị trực thuộc:

- Trung tâm dạy nghề: 01 giám đốc, 01 kế toán, 01 thủ quỹ có nhiệm vụ đàotạo lái xe mô tô hạng A1; đào tạo nghề; liên kết mở các lớp đại học tại chức

- Xí nghiệp sửa chữa chuyên tu sửa chữa xe ô tô, bảo dưỡng các phương tiệnđảm bảo phục vụ hoạt động SXKD của công ty và một phần phục vụ thị trườngbên ngoài công ty Kinh doanh xăng dầu, mỡ chuyên dùng trong ngành vận tải

4 Đặc điểm cơ cấu vốn, cổ phần, cô phiếu và cổ đông

Trang 34

Khi chuyển sang CTCP, cơ cấu vốn của công ty đã khác biệt so với trước.Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc tự chủ về tài chính, tự lo liệu tìm kiếm cácnguồn vốn bổ sung tự chịu trách nhiệm, có quyền quyết định đối với phần vốn củamình và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động SXKD hiệu quả hoạt động SXKD củacông ty.

Vốn điều lệ được góp bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc bằng hiện vật

và được hạch toán theo một đơn vị thống nhất là việt nam đồng Vốn điều lệ củaCông ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là + 4,185 tỷ đồng (Bốn tỷ một trăm támlăm triệu đồng việt nam) hiện nay vốn điều lệ được bổ sung là: + 6,185 tỷ đồng(Sáu tỷ một trăm tám mươi lăm triệu đồng việt nam) trong đó bao gồm vốn gópbằng tiền là chủ yếu, ngoài ra còn góp vốn bằng vàng, quyền sở hữu trí tuệ vàchuyển giao công nghệ

Việc tăng giảm vồn điều lệ do đại hội cổ đông quyết định và cơ quan nhànước có thẩm quyền chấp nhận thủ tục Vốn điều lệ chỉ được sử dụng cho hoạtđộng SXKD như: mua sắm tài sản cố định, máy móc trang thiết bị mở rộng quy môhoạt động của công ty; phát triển kỹ thuật nghiệp vụ; mua cổ phiếu, trái phiếu, gópvốn liên doanh; các dự trữ cần thiết về động sản, bất động sản; kinh doanh theo nộidung hoạt động của công ty Không sử dụng vốn điều lệ để chia cho cổ đông dướibất kỳ hình thức nào

Cổ phần, cổ phiếu: Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh

Phúc được chia thành nhiều phần bằng nhau, giấy chứng nhận quyền sở hữu cổphần do công ty phát hành gọi là cổ phiếu, số tiền ghi trên cổ phiếu là giá trị cổphiếu của cổ đông mua cổ phần

Vốn điều lệ của công ty được chia thành 60.000 cổ phần, mỗi cổ phần trịgiá 100 Việt nam đồng Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc cónhiều mệnh giá, mệnh giá tối thiểu của một cổ phiếu bằng 100.000 Việt nam đồng,mỗi cổ phần có giá trị ngang nhau về mọi mặt

Trang 35

Hình thức cổ phiếu: Cổ phiếu của công y được phát hành theo mẫu

thống nhất của Bộ Tài chính, mọi cổ phiếu đều phải có chữ ký của Chủ tịch hộiđồng quản trị và được đóng dấu công ty

Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc phát hành hai loại cổ phiếu:

- Cổ phiếu ghi danh, là cổ phiếu thuộc các chủ sở hữu là nhà nước, thành viênhội HĐQT, người lao động nghèo trong công ty được mua với giá ưu đãi trả dầntrong 10 năm không phải trả lãi suất có ghi rõ số cổ phiếu, loại cổ phiếu và số tiềnđóng góp; việc chuyển nhượng các cổ phiếu ghi danh phải tuân thủ các điều kiệncủa bản điều lệ công ty và các quy định khác của pháp luật

- Cổ phiếu không ghi danh, là cổ phiếu phát hành cho các cổ đông không phải

là các đối tượng trên

Quy định chung về cổ đông: Cổ đông của Công ty Cổ phần Vận tải ô

tô Vĩnh Phúc là những pháp nhân hoặc cá nhấn sở hữu một hoặc nhiều cổ phần,được công nhận chính thức khi đã đóng đủ tiền mua cổ phiếu và được ghi tên vào

sổ đăng ký cổ đông lưu trữ tại công ty Người đại diện phần vốn nhà nước tại Công

ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc do UBND Tỉnh Vĩnh Phúc cử và trúng cử chủtịch HĐQT nếu được Đại hội cổ đông bầu Cổ đông được chia cổ tức tương ứng vớiphần vốn góp, được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần,được mua bán, chuyển nhượng và thừa kế cổ phần theo điều lệ công ty và phù hợpvới pháp luật; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thôngtrong thời hạn ít nhất 6 tháng có quyền đề cử người vào HĐQT hay Ban kiểm soát;khi công ty giải thể được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với cổ phần củamình; được thông tin thường xuyên hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của côngty; cổ đông được ứng cử vào HĐQT khi là đại diện pháp nhân có từ 25% vốn điều

lệ trở lên hoặc ít nhất 0.5% vốn điều lệ

Trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông: Thanh toán đủ số cổ phần đã

cam kết mua và chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công tytrong phạm vi số vốn đã góp Căn cứ vào tình hình công ty người lao động làm việc

Trang 36

phải có ít nhất số cổ phần theo quy định đã được quy địnhc cụ thể tại điều lệ côngty.

Người lao động tại công ty được mua cổ phần với giá ưu đãi, 1 năm làm việccho nhà nước được mua tối đa 10 cổ phần, với mức giảm giá 30%; Người lao độngnghèo trong công ty được mua cổ phần trả dần từ nguồn vốn nhà nước theo giá ưuđãi, không được chuyển nhượng nó

5 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

5.1 Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc được chuyển đổi từ DNNN và chínhthức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/2000 với mục tiêu huy động và sử dụng vốn cóhiệu quả trong việc SXKD về vận tải hành khách, hành hoá, và các lĩnh vực khácnhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người laođộng, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triểncông ty ngày càng lớn mạnh

Ngành nghề kinh doanh của công ty: Kinh doanh vận tải hàng hoá và hànhkhách bằng ô tô và đường bộ; đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ;kinh doanh các loại thiết bị, vật tư, phụ tùng, xăng dầu, mỡ chuyên dùngcho ngànhvận tải đường bộ và ngành nông nghiệp; dịch vụ đại lý bán xe ô tô, xe máy các loại;kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy địnhcủa pháp luật Thời gian hoạt động của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là

20 năm (kể từ ngày ghi trong quyết định chuyển thể từ DNNN sang CTCP củaUBND tỉnh Vĩnh Phúc) Việc chấm dứt hay gia hạn thời kỳ hoạt động của công ty

do đại hội cổ đông quyết định nhưng không trái với Luật doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của công ty luôn gắn với thị trường, làm phát huy thếmạnh của bản thân công ty, giành ưu thế cạnh tranh Hơn cả là chiến lược phải cụthể, có tính thực thi cao, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp ở từnggiai đoạn, từng thời kỳ với mục đích đạt hiệu quả tối đa

Trang 37

Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận lênhàng đầu bằng các chiến thuật để tăng doanh thu từng bộ phận SXKD Phươngchâm lớn của công ty là hoạt động SXKD an toàn, phục vụ hành khách chu đáo,dùng chiến thuật về giá và sự phục vụ của công nhân viên lao động nhất là bộ phậnlái xe và phụ xe trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.

5.2 Các hình thức kinh doanh cụ thể

Kinh doanh vận tải hành khách là hoạt động chủ yếu tạo doanh thu

cho công ty Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động công ty đã xác định lĩnhvực vận chuyền hành khách là nhiệm vụ trọng tâm và đã được đầu tư phát triểntrong suốt quá trình hoạt động của công ty Công ty đã không ngừng mở rộng địabàn hoạt động của các xe bằng việc mở mới thêm các luồng tuyến, đầu tư lắp rápmới phương tiện vận chuyển nâng cao chất lượng phục vụ hành khách Đến naycông ty đã có hệ thống xe khách phủ kín nhiều tỉnh thành, các tuyến xe chạy Bắcnam, hệ thống xe bus (tuyến khu công nghiệp Quang Minh- Vĩnh Yên), đội xe dulịch chất lượng tương đối tốt đưa khách đi lữ hành dài ngày nội địa và đang có kếhoạch mở rộng các tuyến du lịch quốc tế

18 Yên Lạc- Sơn Dương19.Yên Lạc- Lục Yên20.Yên Lạc- Phù Yên21.Vĩnh Yên- Lào Cai22.Vĩnh Yên- Sơn Dương23.Vĩnh Yên- Sài Gòn24.Phúc Yên- Hà Giang25.Phúc Yên- Mỹ Đình

Trang 38

13.Vĩnh Tường- Lào Cai

14.Vĩnh Tường- Giáp Bát

26.Phú Thọ- Hà Nội27.Việt Trì- Thái Bình28.Phú Thọ- Sài Gòn

 Hệ thống xe khoán gọn:

1- Chi nhánh Hà Nội

2- Công ty Bắc Hà

3- Du lịch Quảng Ninh

 Hệ thống xe du lịch gồm các đội xe du lịch thuộc đội xe III quản lý

 Hệ thống xe bus chạy tuyến Khu công nghiệp Quang Minh- Vĩnh Yên

tiện vận tải Hoạt động này chủ yếu phục vụ nhu cầu của công ty vì số lượng xe củacông ty tương đối lớn, nhu cầu sửa chữa là thường xuyên Định kỳ đóng mới vỏ xe,duy tu bảo dưỡng tạo ra một lượng công việc rất lớn cho bộ phận này Hoạt độngcủa bộ phận này đã giảm được một lượng chi phí rất lớn so với việc công ty mangthực hiện bên ngoài Bộ phận này của công ty cũng rất được chú trọng đầu tư nângcấp và mua mới thiết bị sửa chữa, tiến hành cho công nhân viên học tập tiếp thutiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề Doanh thu sửa chữa hàng năm là trên

Trang 39

nhiên liệu này là rất lớn tuy rằng phải đối đầu với sự cạnh tranh rất lớn từ các đơn

vị tư nhân

Đại lý bảo hiểm, dịch vụ đào tạo nghề bao gồm các hoạt động bảo

hiểm, đào tạo lái xe hạng A1, liên kết mở lớp đại học tại chức Đây là lĩnh vực kinhdoanh liên quan đến hoạt động chính của công ty là vận chuyển hành khách, mụcđích chủ đạo vẫn là tăng doanh thu hàng năm cho công ty, nâng cao trình độ chocán bộ công nhân viên trong công ty, tạo ra lực lượng bổ sung có trình độ, doanhthu hàng năm là trên 300 triệu đồng

II Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH

1 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty

Bước sang hoạt động là CTCP, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đã cónhững bước chuyển biến hết sức tích cực về hiệu quả hoạt động SXKD so với khicòn là DNNN, có nhiều nhân tố tác động đến sự biến chuyển này, quy về nhữngnhân tố sau:

1.1 Năng lực nội bộ công ty

Thực hiện CPH là chuyến sang hình thức quản lý hiện đại hơn, năng động hơn.Trong CTCP tính tự chịu trách nhiệm được đề cao Công ty Cổ phần Vận tải ô tôVĩnh Phúc khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức mới đã xác định rõ để công tytồn tại và hoạt động có hiệu quả thì toàn thể cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhânviên lao động trong toàn công ty phải thực sự nhận thức được vai trò của bản thânmình đối với việc xây dựng công ty

Sự nhiệt tình trong công việc toàn tâm lo cho sự phát triển của công ty của độingũ lãnh đạo và lao động trong công ty là một động lực đáng kể nâng cao hiệu quảhoạt động SXKD cho công ty Công ty luôn cố gắng xác định rõ các chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận, tránh sự chồng chéo giữa các chức năng và

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Tình hình tài chính của công ty các năm sau CPH: - Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá.docx
Bảng 3 Tình hình tài chính của công ty các năm sau CPH: (Trang 48)
Bảng 6: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn - Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá.docx
Bảng 6 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn (Trang 54)
3. Kế hoạch phương tiện: - Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá.docx
3. Kế hoạch phương tiện: (Trang 64)
Bảng 13; 14: Kế hoạch phương tiện của công ty - Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá.docx
Bảng 13 ; 14: Kế hoạch phương tiện của công ty (Trang 64)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w