Giải pháp về vốn và tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá.docx (Trang 66 - 68)

I. Phương hướng hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ôtô Vĩnh Phúc

5. Kế hoạch kinh doanh trung tâm đào tạo năm 2006

1.1. Giải pháp về vốn và tài chính

Cũng như hầu hết các CTCP khác sau khi CPH vấn đề lớn đặt ra đối với Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là vốn để phục vụ cho hoạt động SXKD. Không như khi còn là DNNN, việc thu hút vốn nhất là nguồn vốn vay khó khăn hơn nhiều, nguồn vốn kinh doanh thì chưa thể đáp ứng được các hoạt động SXKD, nhất là khi muốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới. Vậy để đảm

số biện pháp sau:

Từng bước cơ cấu lại hoạt động SXKD bằng việc thay đổi cơ cấu doanh thu theo nguyên tắc đầu tư vốn theo hướng chú trọng phục vụ những luồng tuyến đem lại doanh thu cao hơn, làm tỷ suất lợi nhuận tăng và ổn định đổi mới phương tiện vận tải hiện đại phục vụ cho những luồng tuyến này nhằm thu hút hơn lượng hành khách đi xe, nhằm tăng doanh thu, điều chỉnh luồng tuyến, cơ sở vật chất và nhà xưởng cho phù hợp. Không nên đầu tư quá ràn trải, hơn nữa còn gây thất thoát một lượng vốn lớn mà kết quả lại không cao, chất lưọng phương tiện vận tải, trang thiết bị phục vụ hoạt động SXKD không được cải thiện nhiều. Tóm lại cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn, thực hiện nghiệp vụ quản lý thu chi tiền tệ, đảm bảo thúc đẩy các hoạt động SXKD.

Thực hiện tốt hơn nữa công tác kế toán, hoàn thành tốt việc tổng hợp tốt kết quả SXKD, phản ánh đúng kết quả đạt được trong từng kỳ hạch toán. Lập báo cáo kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, theo rõi chặt chẽ việc thực hiện để đảm bảo cân đối giữa kế hoạch và những điều kiện, nguồn lực hiện có của công ty trong thời kỳ đó. Ghi chép phản ánh kịp thời có hệ thống diễn biến nguồn vốn cung cấp, vốn vay, công tác này của công ty còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng cán bộ không nắm rõ tình hình thực hiện kế hoạch đến đâu, nguồn vốn có được sử dụng đúng và thật sự hiệu quả không. Bên cạnh đó cần theo dõi chặt chẽ công nợ của công ty, phản ánh đề suất thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. Nắm được tình hình công nợ là rất quan trọng, cần thiết cho việc xác định tình hình vốn của công ty phục vụ cho hoạt động SXKD như thế nào. Để mục tiêu cuối cùng đạt được là tiết kiệm tới mức có thể, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.

Công ty nên tham thị trường chứng khoán để thu hút vốn thông qua thị trường cứng khoán làm lượng vốn cổ phần của công ty được tăng lên có thể mở rộng hoạt động SXKD qua đó tăng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cổ phần. Ngoài ra khi niêm yết trên thị trường chứng khoán công ty còn được hưởng một số ưu đãi

nhất định như được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm sau khi niêm yết; dễ dàng huy động được lượng vốn lớn để đầu tư cho hoạt động SXKD, đây là cái lợi lớn nhất mà công ty đạt được và đây cũng là mục tiêu chủ đạo của các công ty khi niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra hình ảnh và thương hiệu của công ty được quảng bá, khả năng liên doanh liên kết được mở rộng. Tất cả các yếu tố đó cũng góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu suất sử dụng lao động.

Phát hành cổ phiếu khi có điều kiện thích hợp, đây là một biện pháp mà hầu hết các CTCP tiến hành khi muốn thu hút thêm nguồn vốn. Hoạt động này của công ty hầu như là không có hoặc có bán ra thì các thành viên trong công ty đều mua luôn lượng cổ phiếu đó, hoặc có phát hành ra ngoài công ty cũng rất ít.

Bên cạnh đó, công ty nên tích cực xây dựng mối quan hệ với các ngân hàng hoạt động trong tỉnh, nhất là những ngân hàng mà công ty tiến hành hoạt động vay vốn như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc; Ngân Hàng Công thương bằng các hành động cụ thể như trả lãi đúng và đủ thời hạn, cung cấp thông tin tài chính lành mạnh và minh bạch, tạo lòng tin cho các ngân hàng thì việc vay vốn sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá.docx (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w