1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển hà nội qua ba năm 2003 2005

77 397 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 464,5 KB

Nội dung

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trải qua gần 20 năm vận động theo cơ chế thị trường, nền kinh tế nước

ta đã đạt được những bước phát triển vượt bậc, nhất là tốc độ tăng trưởng kinh

tế cao trong năm 2005 (8,5%) Chủ trương của Đảng về việc chuyển nền kinh

tế từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường là mộtbước chuyển cơ bản đưa đất nước phát triển theo xu hướng phồn vinh và bềnvững Trong đó việc thực hiện quyền tự chủ trong kinh doanh đã tạo điều kiệncho các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, ngày càng phát huy tốt vai tròcủa mình Tuy nhiên nền kinh tế thị trường với đặc tính cạnh tranh của nóluôn đòi các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả nếu muốn tồn tại vàphát triển Vấn đề hiệu quả kinh doanh được đặt ra với mọi tổ chức kinhdoanh bất luận thuộc thành phần kinh tế nào

Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội là một doanh nghiệpNhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá, kinh doanh và phânphối phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước Trong quátrình hoạt động, Công ty ngày càng có được những chuyển biến tích cực nhưtốc độ tăng trưởng cao, chất lượng bộ máy quản trị cao, trang thiết bị máymóc ngày càng hiện đại, chất lượng phân bón và chất lượng phục vụ kháchhàng ngày càng tốt,… Vậy làm thế nào để Công ty tiếp tục nâng cao được vịthế cạnh tranh và xây dựng tiềm lực thành công của mình trên thị trường phânbón hiện nay? Đây là một câu hỏi mà không dễ gì giải quyết được trong mộtsớm một chiều; nhất là thời gian gần đây đã xuất hiện một số doanh nghiệpsản xuất phân bón với những thế mạnh về vốn đã tạo nên sự cạnh tranh gaygắt trong ngành, hơn nữa trong bối cảnh phân bón nhập khẩu vào nước ta vớichất lượng tốt hơn nhưng giá lại thấp so với giá phân bón trong nước, và cùngvới việc Việt Nam đang trên tiến trình ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giớiWTO Do đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được banlãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm

Trang 2

Xuất phát từ thực tế trên, trong thời gian thực tập tại Công ty, chúng tôi

đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài : “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội qua ba năm 2003- 2005” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình Mục đích nghiên cứu của đề

tài nhằm phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thờigian qua, đồng thời phát hiện và tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh doanh của Công ty, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đểnâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương phápnghiên cứu duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra để thu thập số liệu và những thông tin cần thiết

- Phương pháp tổng hợp thống kê để xử lý và hệ thống hoá số liệu điềutra

- Phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh doanh để xác địnhcác nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nguồn số liệu chính lấy

từ các báo cáo tài chính, các kế hoạch,… của Công ty

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

* Về mặt nội dung: Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của Công ty dựatrên phân tích giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh

* Về mặt không gian: Nghiên cứu tại Công ty Phân lân nung chảy VănĐiển- Hà Nội

* Về mặt thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong thời gian ba năm(2003- 2005)

Bố cục của đề tài gồm ba phần:

Phần một: Đặt vấn đề

Phần hai: Nội dung nghiên cứu

Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Chương II: Một số tình hình cơ bản của Công ty Phân lân nung chảyVăn Điển- Hà Nội

Trang 3

Chương III: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Phânlân nung chảy Văn Điển- Hà Nội.

Phần ba: Kết luận và kiến nghị

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh

Trong cuộc sống do các giới hạn về tài nguyên, nhân lực, thời gian, nên buộc con người phải đặc biệt quan tâm đến hiệu quả của công việc Xãhội ngày càng phát triển, phạm trù hiệu quả ngày càng được chú trọng Trongkinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh được xem là thước đo phản ánhnăng lực trình độ, khả năng phát triển của một tổ chức kinh doanh Nâng caohiệu quả kinh doanh được xem là cách thức duy nhất và quan trọng nhất đểdoanh nghiệp tồn tại và phát triển

“ Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh với các chi phí thấp nhất”

Như vậy hiệu quả kinh doanh trước hết được xem là một đại lượng sosánh, so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh và kếtquả thu được Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí laođộng xã hội, còn kết quả ở đây phải là một kết quả tốt, một kết quả có ích Từ

đó ta thấy bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội, đượcxác định bằng cách so sánh giữa kết quả hữu ích cuối cùng thu được vớilượng hao phí lao động xã hội đã bỏ ra Do vậy thước đo hiệu quả là sự tiếtkiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hoá kếtquả hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên nguồn lực sẵn có

1.1.2 Phân biệt hiệu quả kinh doanh với kết quả kinh doanh

Giữa kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh có mối liên hệ mậtthiết với nhau, tuy nhiên đó không phải là hai đại lượng giống nhau Kết quảchỉ phản ánh về đại lượng mục tiêu đạt được thông qua những con số cụ thể,không thể hiện được chi phí tạo ra kết quả đó cũng như cách thức để đạt đượcmục tiêu Kết quả là cơ sở để xác định hiệu quả khi nó đựơc xét đến chi phí

để tạo ra nó Do đó không nên đồng nhất giữa hiệu quả và kết quả

Trang 5

Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặtthời gian, không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nềnkinh tế quốc dân Hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giaiđoạn, từng thời kỳ và trong cả quá trình không được giảm sút Điều đó đòi hỏidoanh nghiệp không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài trong thực

tế kinh doanh, điều này rất dễ xảy ra khi con người khai thác sử dụng tàinguyên môi trường không hợp lý

Về mặt không gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể xem là đạt được tốtkhi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị đều mang lại hiệu quả

Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh dược thể hiện ở mối tươngquan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi Nghĩa là tiết kiệm tối đachi phí kinh doanh để tạo ra một đơn vị sản phẩm, đồng thời với khả năng sẵn

có làm ra nhiều sản phẩm có ích nhất

Về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh không chỉ thể hiện qua các con

số cụ thể mà nó còn thể hiện nguyên nhân mang tính định tính để đạt đượcnhững con số đó Cụ thể hiệu quả kinh tế đạt được sẽ phản ánh sự thống nhất

và khả năng đóng góp của các mục tiêu bộ phận nào trong mục tiêu chung,biểu hiện hiệu quả về mặt xã hội Hiệu quả được thể hiện qua hình ảnh, uy tíncủa doanh nghiệp đó đối với khách hàng, vấn đề môi trường, tạo việc làm cholao động địa phương,

1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh:

Bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh

doanh đều mong muốn đạt những kết quả hữu ích cụ thể nào đó Kết quả đạtđược trong kinh doanh mà cụ thể là trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, lưuthông chỉ mới đáp ứng được phần nào nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xãhội Tuy nhiên kết quả đó được tạo ra ở mức nào, với giá nào là vấn đề cầnxem xét vì nó phản ánh chất lượng của hoạt động tạo ra kết qủa Măt khácnhu cầu tiêu dùng của con người bao giờ cũng lớn hơn khả năng tạo ra sảnphẩm của họ Bởi vậy con người luôn quan tâm tới việc làm sao với khả nănghiệu có lại làm ra được nhiều sản phẩm nhất Do đó phải xem xét lựa chọnphương thức để tạo ra kết quả lớn nhất

Trang 6

Không ngừng nâng cao hiệu quả không chỉ là mối quan tâm hàng đầucủa bất kỳ xã hội nào, mà còn là mối quan tâm của bất kỳ ai khi làm bất cứviệc gì Đó cũng là vấn đề bao trùm xuyên suốt thể hiện chất lượng của toàn

bộ công tác quản lý kinh tế; bởi vì suy cho cùng, quản lý kinh tế là để bảođảm tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất của mọi quá trình, mọi giai đoạn, mọihoạt động kinh doanh Tất cả những cải tiến đổi mới về nội dung, phươngpháp và biện pháp áp dụng trong quản trị chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi vàchỉ khi làm tăng được kết quả kinh doanh mà qua đó làm tăng được hiệu quảkinh doanh

Đối với doanh nghiệp, kết quả kinh doanh không những là thước đochất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đềsống còn của doanh nghiệp.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sựcạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệpmuốn tồn tại và vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả.Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện để mở mang

và phát triển kinh tế, đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện kinh doanh,

áp dụng các tiên bộ khoa học kỹ thuật và các quy trình công nghệ mới, cảithiện và nâng cao đồi sốn của người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối vớiNgân sách Nhà nước

Mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp đều là nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả Trong đó hiệu quả kinh doanh ngày càng cao là biểuhiện trung tâm, bởi lẽ hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nângcao năng suất lao động và chất lượng quản lý

1.1.4 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sản xuất nói riêng là sựbiểu hiện của việc kết hợp theo một tương quan xác định kể cả về lượng vàchất của các yếu tố trong quá trình kinh doanh Hiệu quả của doanh nghiệpchỉ có thể thu được trên cơ sở các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanhđược sử dụng có hiệu quả Nhận thức đúng đắn điều này có ý nghĩa quantrọng trong việc phân tích các nhân tố phản ánh ảnh hưởng của điều kiện kinh

Trang 7

doanh đến kết quả kinh doanh Trên cơ sở đó xác định những biện pháp hữuhiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh

Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một đòihỏi bức thiết đối với các cấp quản lý cũng như đối với doanh nghiệp nhằmhướng doanh nghiệp quan tâm khai thác những tiềm năng để nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh Trên cơ sở đó tăng cường tích luỹ để tái đầu tưkinh doanh cả chiều sâu và chiều rộng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tếcho toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Ngoài ra phân tích hiệu quả kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp tạolập vị thế chiến lược của mình Bởi vì qua quá trình phân tích này, doanhnghiệp thấy được điểm mạnh hay yếu của mình từ đó có thể xác lập vị thếchiến lược của mình trên thương trường so với đối thủ cạnh tranh

1.1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Như chúng ta đã biết, đối tượng của phân tích kinh doanh là những kếtquả kinh doanh và thông qua những kết quả này giúp chúng ta có thể đánh giáđược là doanh nghiệp đó làm ăn có hiệu quả hay không Tuy nhiên, như đã đềcặp ở phần trước, không nên đồng nhất giữa hiệu quả và kết quả Một doanhnghiệp làm ăn có kết quả chưa hẳn đã là một doanh nghiệp hoạt động có hiệuquả mà nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nữa Do đó đòihỏi doanh nghiệp phải nắm vững được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xuhướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh để từ đó tìm ra cácbiện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình

Có nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh, chúng ta có thể phân loạitheo từng tiêu thức khác nhau:

* Theo nội dung kinh tế của các nhân tố, bao gồm hai loại nhân tố sau:+ Những nhân tố về điều kiện kinh doanh: Như số lượng lao động, khốilượng vật tư tiền vốn, Loại nhân tố này ảnh hưởng đến quy mô sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

+ Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: Thường có ảnh hưởngdây chuyền từ khâu đầu vào đến đầu ra và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tàichính của doanh nghiệp

Trang 8

* Theo tính tất yếu của nhân tố, bao gồm hai loại:

+ Nhân tố chủ quan: Phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh là

do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, chẳng hạn như giảm chi phí sảnxuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thời gian lao động, tiết kiệm hao phí nguyênvật liệu, Điều này tuỳ thuộc vào sự nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp

+ Nhân tố khách quan: Phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanhnhư là một sự tất yếu ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp như thuếsuất, giá cả thị trường, biến động của nền kinh tế,

Việc phân tích kết quả kinh doanh theo sự tác động của nhân tố chủ quan vàkhách quan giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn những nỗ lực của bản thân

và tìm hướng tăng nhanh hiệu quả kinh doanh

* Theo tính chất của nhân tố, bao gồm hai loại:

+ Nhân tố số lượng: Phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanhnhư số lượng lao động, vốn kinh doanh, doanh thu bán hàng, khối lượng sảnphẩm hàng hoá sản xuất hay tiêu thụ được ,

+Nhân tố chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh nhưng giá thành đơn vị sản phẩm mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất lợi nhuậnlớn,

Phân tích kết quả kinh doanh theo hướng tác động của các nhân tố chấtlượng và số lượng vừa giúp cho việ đánh giá phương hướng kinh doanh vừa

có tác dụng trog việc xác định trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tínhtoán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh

* Theo xu hướng tác động của nhân tố, có 2 loại :

+ Nhân tố tích cực tác động làm tăng quy mô, kết quả kinh doanh

+ Nhân tố tiêu cực: Phát sinh và tác động làm giảm quy mô, kết quảkinh doanh

Phân tích kết quả kinh doanh theo hướng tác động của các nhân tố tíchcực và tiêu cực giúp cho doanh nghiệp chủ động tìm ra biện pháp để phát huynhững nhân tố tích cực, tăng nhanh kết quả kinh doanh đồng thời hạn chế tối

đa những nhân tố tiêu cực có ảnh hương xấu đến kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp

Trang 9

Tóm lại, việc phân loại nhân tố phải tuỳ thuộc vào mối quan hệ cụ thể

của nhân tố với các chỉ tiêu phân tích Sự phân biệt giữa chúng chỉ có ý nghĩatươngđối và chún có thể chuyển hoá cho nhau

1.1.6 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp.Ngoài ra do đặcđiểm của từng lĩnh vực kinh doanh mà có thể xây dựng một số chỉ tiêu đạcbiệt dể phản ánh đầy đủ chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

(Kết quả đầu ra) (Đầu vào)

1.1.6.2 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

+ Chỉ tiêu lãi thuần:

Lãi thuần của doanh nghiệp biểu hiện kết quả cuối cùng của các hoạtđong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp ngay` càngphải tích cực tìm ra các phương hướng phát triển, cách thức sản suất có năngsuất cao cũng như xúc tiến quá trình tiêu thụ nhanh chóng.Các hoạt dộng nàynhằm mục đích cuối cùng là không ngừng nâng cao lợi nhuận.Qua các hoạtđộng này các doang nghiệp sẽ tìm ra mặt mạnh hay yếu của mình để khôngngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế tối đa những nhân tố làmgiảm lợi nhuận

Lãi thuần = Tổng lãi các hoạt động - Thuế thu nhập

của DN trong DN DN

Trong đó:

Tổng lãi các hoạt = Lãi thuần từ + Lãi từ hoạt + Lãi từ hoạt độngđộng trong DN hoạt động KD động tài chính bất thường

Trang 10

+ Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

Lợi nhuận là mục tiêu, là động cơ của hoạt động sản xuất kinh doanh.Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường chiếm một tỷtrọng rất lớn trong tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là điều kiệntiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích luỹ cho tái đầu tư sản xuất kinh doanh

mở rộng Đồng thời đấy cũng chính là điều kiện để lập ra các quỹ khenthưởng; phúc lợi, là điều kiện tiền đề để không ngừng nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho người lao động

Việc phân tích, đánh giá các nhân tố và mức độ tác động của chúng làrất cần thiết, từ đó có chính sách thích hợp để khai thác triệt để mọi nguồn lựcsẵn có một cách có hiệu quả, áp dụng công nghệ mới, tìm biện pháp hạ giá

thành sản phẩm, để thu được lợi nhuận cao nhất

Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm (P) = ∑ Qi ( G i – Z i – T i ), (i = 1÷ n)

Trong đó:

Qi : khối lượng sản phẩm i tiêu thụ được

Gi : Giá bán sản phẩm i

Zi : Giá thành sản phẩm i

Ti : Thuế suất trên sẩn phẩm i

Ngoài ra để đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách chính xác ta cần sửdụng thêm một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = x100 %

D L

- Tỷ suất lợi nhuận giá thành = x100 %

Tgt L

- Tỷ suất lợi nhuận vốn = x100 %

V L

Trang 11

Vvlđbq : Vốn lưu động bình quân.

V bq = V cđbq + V lđbq

+ Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường:

- Xác định lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là xác định lãi (lỗ) từ cáchoạt động liên quan đến vốn của doanh nghiệp, bao gồm: lãi (lỗ) từ các hoạtđộng liên doanh, các hoạt động về tiền gửi, tièn vay, mua bán ngoại tệ, cổphiếu, trái phiếu,

Lợi nhuận từ hoạt = Tổng thu từ hoạt - Tổng chi từ hoạt động tài chính động tài chính động tài chính

- Xác định lợi nhuận từ hoạt động bất thường: là những khoản lợinhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài dự tính hoặc có tính đến nhưnh ít cókhả năng thực hiẹn được, hoặc những khoản lợi nhuận thu được có tính chấtkhông thường xuyên như: thu phạt hợp đồng kinh tế, thanh lý, nhượng bán tàisản cố định, thu từ nợ khó đòi, nợ không xác định được chủ,

Lợi nhuận từ hoạt = Tổng thu từ hoạt + Tổng chi từ hoạt

động bất thường động bất thường động bất thường

1.1.6.3 Nhóm chỉ tiêu về tình hình tiêu thụ

* Chỉ tiêu về doanh thu tiêu thụ sản phẩm:

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh quy

mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1 1

P Q

P Q

: Chỉ số chung về giá cả

Trang 12

Iq =

0 0

0 1

P Q

P Q

: Chỉ số chung về lượng sản phẩm tiêu thụ

Ipq =

0 0

1 1

P Q

P Q

: Chỉ số chung về mức tiêu thụ hàng hoá

Trong đó: P1 , Q1 : Giá bán và khối lượng hàng hoá kỳ báo cáo

P0 Q0 : Giá bán và khối lượng hàng hoá kỳ gốc

* Chỉ tiêu tổng khối lượng bán ra theo nhóm hàng:

Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hoá sản phẩm củadoanh nghiệp theo từng ngành hàng, nhóm hàng Qua chỉ tiêu này sẽ cungcấp cho doanh nghiệp những thông tin về thị trường của người tiêu dùng, từ

đó cho phép doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất cũng như thu mua của mìnhcho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất

Khối lượng bán ra theo nhóm hàng được xác định theo công thức:

Td + Mmv = B + Te

Trong đó:

Td : Khối lượng tồn đầu kỳ ( tính theo giá trị hoặc hiện vật)

Mmv : Khối lượng hàng hoá sản xuất hay mua vào trong kỳ

B : Khối lượng hàng hoá bán ra trong kỳ

Te : Khối lượng tồn kho cuối kỳ

* Tỷ lệ hoàn thành khối lượng tiêu thụ cho mặt hàng chủ yếu (Tq):

Tq = 100 %

0 0

0

1 x G Q

G Q i i

i i

Qoi : Khối lượng tiêu thụ sản phẩm i năm trước

Goi : Giá bán sản phẩm i năm trước

Chỉ tiêu này đánh giá xem tỷ lệ hoàn thành về tiêu thụ sản phẩm chính,tìm ra nguyên nhân để khắc phục những điểm yếu, tạo điều kiện thuận lợi choviệc tiêu thụ được tốt hơn

1.1.6.4 Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn:

Trang 13

Phân tích hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chấtlượng quản lý kinh doanh, vạch ra khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữakết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất.

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quảtổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn Đó chính là sự tối thiểu hoá sốvốn cần sử dụng và tối đa hoá kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh trong một giới hạn về nguồn lực phù hợp với hiệu quả kinh tế nóichung

- Sức sinh lợi của vốn (M): M =

- Mức doanh lợi vốn cố định (Mvcđ) : Mvcđ =

cd V

Vldbq : Vốn lưu động bình quân

- Số lần luân chuyển vốn lưu động =

LD

V D

- D : Doanh thu thuần

- Số ngày luân chuyển vốn lưu động =

M

SN tk

Trang 14

SNtk : Số ngày trong kỳ

M : Số lần luân chuyển

Trong đó:

Vcdbq = Vốn cố định + Vốn cố định bình quân + Vốn cố định đầu năm tăng trong năm giảm trong năm

Vldbq = Vld0/2Vld1Vld42Vld3Vld4/2

Trong đó: Vld0 : Số dư vốn lưu động vào đầu quý I

Vld1 → Vld4 : Số dư vốn lưu động cuối quý I → quý IV

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Vai trò, vị trí của ngành phân bón trong đời sống sản xuất

Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình, nông dân Việt Nam dã đúc kết

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Câu nông giao trên đã khẳng địnhvai trò, vị trí của phân bón trong hệ thống liên hoàn tăng năng suất cây trồng Trong mấy thập kỷ qua, năng suất cây trồng đã không ngừng tăng lên,ngoài vai trò của giống mới thì phân bón cũng có tác dụng nhất định Giốngmới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao khi đượcbón phân đầy đủ và hợp lý

Trong nền nông nghiệp Thế Giới cũng vậy, việc ra đời và sử dụng phânhoá học đã làm năng suất cây trồng của các nước Tây ÂU tăng 50% so vớinăng suất đồng ruộng luân canh cây bộ đậu Đến thời kỳ 1970- 1985 năngsuất lại tăng gấp đôi so với năng suất trước đại chiến lần thứ nhất

Điều đó thể hiện rõ ở nước Ấn Độ, là một nước trong những năm 1950,hầu như không dùng phân bón Đến năm 1983- 1984, lượng phân bón đượctiêu thụ đều đặn đến mức 7,8 triệu tấn chất dinh dưỡng, nhờ vậy sản lượngngũ cốc từ 50 triệu tấn những năm 1950 tăng đến 140 triệu tấn những năm

1984, giải quyết và chấm dứt nạn đói triền miên của Ấn Độ

Tổ chức FAO tổng kết: Cứ mỗi tấn chất dinh dưỡng sẽ sản xuất được

10 tấn ngũ cốc, con số này khẳng định vai trò và vị trí to lớn của phân bón đốivới tăng năng suất cây trồng, nhưng sử dụng quá mức, bất hợp lý sẽ gây taihại đến chất lượng nông sản, gây tác hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng,

Trang 15

gây ô nhiễm môi trường Do vậy việc bón phân cho cây trồng đòi hỏi phảiquan tâm nhiều đến đặc điểm của từng loại cây trồng, từng thời kỳ phát dụccủa cây trồng để từ đó ta có những phương hướng bón phân hợp lý.

1.2.2 Đặc điểm sản xuất và kinh doanh phân bón trong thời kỳ hiện nay

Sau 10 năm liên tục tăng trưởng ở mức cao, từ nửa cuối nhưng năm

2001 đến nay, tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón trong nước đang rơi vàotình trạng trì trệ nhất, bộc lộ nhiều điểm yếu cần được giải quyết và khắc phục

dó là:

* Tồn kho ngày càng tăng, sản lượng sản xuất mức tiêu thụ giảm Cuối

2001 đầu năm 2002 một loạt các nhà máy sản xuất phân trong nước đã phảicắt giảm sản lượng sản xuất Nhà máy super phot phat Long Thành tồn khotới 31.500 tấn super lân, bằng 30 % sản lượng và gấp 3 lần mức sản lượng dựtrữ cho phép, Các công ty liên doanh như: phân bón Việt- Nhật, Baconco(Pháp) cũng chỉ phát huy được 30- 40 % công suất Hầu hết các doanhnghiệp kinh doanh phân bón đều gặp những khó khăn với các khoản nợ đọng

do bán hàng trả chậm cho ngông dân lên tới hàng ngàn tỷ đồng Vòng quayvốn bình quân của các công ty đều giảm, chẳng hạn vòng quay vốn bình quâncủa công ty phân bón miền Nam giảm 50 % xuống còn 3 vòng / năm

* Hơn nữa, với lộ trình thuế nhập khẩu bắt đầu giảm theo tiến trình hộinhập, NPK từ 5 % xuống còn 3 %, phân nung chảy từ 10 % xuống còn 5 %thì các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nnước nói chung và công typhân lân nung chảy Văn Điển - Hà Nội nói riêng không thể cạnh tranh nổi vớihàng nhập cùng loại

Trong khi đó, chi phí đầu vào của sản xuất phân bón trong nước (điện,than, apatit ) không ngừng tăng lên, do đó phân bón nhập khẩu đang chiếm

ưu thế về chất lượng và giá cả

Chính vì thế mà tình hình nhập khẩu phân bón diễn ra tràn lan Khảosát của Tổng công ty hoá chất Việt Nam cho thấy nhiều năm trở lại đây,lượng phân các loại nhập khẩu và sản xuất trong nước thường cao hơn nhucầu Năm 1999, nhu cầu phân lân chế biến là 990.000 tấn, sản xuất được

Trang 16

1.040.000 tấn Năm 2000, nhu cầu là 1.100.000 tấn thì sản xuất được1.200.000 tấn và nhập khẩu 20.000 tấn Năm 2001, nhu cầu là 900.000 tấnthìsản xuất 973.000 tấn và nhập khẩu 30.000 tấn Với phân đạm, nnăm 2000 nhucầu là 1.900.000 tấn thì sản xuất 70.000 tấn và nhập khẩu 2.108.000 tấn Năm

2001, nhu cầu là 1.600.000 tấn thì sản xuất 99.000 tấn và nhập khẩu1.700.000 tấn

*Đặc điểm thứ ba là tình hình sản xuất phân bón trong nước còn rấtnhiều lộn xộn, đặc biệt là việc sản xuất NPK và phân hưu cơ sinh học Hiệnnay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón không đảm bảo chất lượng, hàmlượng chất dinh dưỡng đạt thấp hơn đăng ký, độ ẩm cao, số lượng vi sinh vậtthấp Theo kết quả kiểm tra mới đây ở 15 Tỉnh đối với 61 mẫu phân NPK và

47 mẫu phân hữu cơ sinh học cho thấy có 72 % mẫu vi sinh và 54 % mẫuphân hỗn hợp NPK không đạt tiêu chuẩn Chính do sự lộn xộn trong sản xuấtdẫn đến giá cả các loại phân bón cũng đang là vấn đề nổi cộm Đứng trướctình hình như hiện nay với những khó khăn đã nêu trên Đặc biệt cùng với sựchuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm diện tích trồng lúa sang nuôitrồng thuỷ sản đã vượt 40 % so với dự kiến Một số vùng ven biển miềnTrung đã chuyển từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa, đặc biệt là các tỉnh đồng bằngsông Cửu Long đã làm cho sản lượng phân bón tiêu thụ giảm mạnh

Nằm trong thực trạng chung của ngành phân bón, Công ty phân lânnung chảy Văn Điển - Hà Nội cũng gặp không ít những khó khăn trong quátrình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh trong thời kỳ hiện nay là những “bài toán khó” mà công

ty đang cố gắng tìm lời giải đáp

Trang 17

CHƯƠNG II MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY PHÂN LÂN NUNG

CHẢY VĂN ĐIỂN- HÀ NỘI 2.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty phân lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội

Nhà máy Phân Lân Văn Điển ( Công ty Phân Lân NungChảy Văn Điển ngày nay) đã được thành lập do Trung Quốcviện trợ và đầu tư, thì vào tháng 2 năm 1960 công trình đượckhởi công Rất nhanh chóng, tháng năm đó, Ban chuẩn bị sảnxuất được thành lập Đến tháng 9, lán trại đã xây dựng xong,

150 cán bộ công nhân viên đã được tập trung và bồi dưỡngnghiệp vụ, đào tạo công nhân sản xuất và chuẩn bị các côngviệc quản lý, điều hành công ty trong tương lai Nhà máy đượcxây dựng trong vòng một năm Đến năm 1961 đã hoàn thành

về cơ bản việc xây lắp các xưởng sản xuất chính Từ đây nhàmáy đi vào sản xuất trong thời kỳ đầu tiên Sản phẩm củaCông ty được sản xuất theo công nghệ lò cao với nguyên liệu

là quặng cục loại I, quặng serpentin và than cốc Dưới đây làmột số giai đoạn chính đánh dấu sự phát triển của Công ty từkhi được thành lập đến nay:

* Thời kỳ 1965- 1975 thời kỳ vừa sản xuất vừa chiến đấuchống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ

* Thời kỳ 1975- 1986 thời kỳ khôi phục và phát triển kinh

tế sau hoà bình thống nhất đất nước

* Thời kỳ 1986- 1990 công cuộc thực hiện việc giao quỹlương và giá thành chế biếntừng công đoạn mở rộng quyền tựchủ cho quản đốc và tập thể phân xưởng để giảm số người bốtrí lao động cho hợp lý kết quả là đã rút lại được 42 người rakhỏi sản xuất so với định biên Công ty cũng đã giảm số

Trang 18

xưởng từ 7 xuống còn 4 và số phòng ban từ 6 xuống còn 3.Thời kỳ này cũng có nhiều giải pháp công nghệ như sáng kiến

ép bánh quặng mịn, than cám và cải tiến lò cao

* Thời kỳ 1991- 1995, nhờ có những giải pháp đồng bộ

có hiệu quả, công ty đã vượt qua mọi khó khăn và ngày càngphát triển Từ sản lượng gần 39 nghìn tấn năm 1990, đã đưalên gần 58 nghìn tấn và liên tục tăng nhanh đến năm 1995đạt mức 110 nghìn tấn, tăng hơn 2,8 lần so với năm 1990,bình quân hàng năm tăng khoảng 14,2 %.Bắt đầu từ năm

1994, công ty đã sản xuất và tiêu thụ được 92 nghìn tấn, vượtcông suất sau lần mở rộng thứ 2 (90 nghìn tấn) Và cũng từnăm 1994, công ty đã bắt đầu xuất khẩu 1840 tấn phân lânnung chảy sang Malaysiavà ôxtrâylia với trị giá 20960 đô laMỹ

* Thời kỳ 1996- 2000, mặc dù gặp nhiều khó khăn ngay

từ những tháng đầu của kỳ kế hoạch nhưng công ty vẫn ổnđịnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định Sảnlượng phân lân nung chảy năm 1996 đạt 120.200 tấn tăng 10

% so với năm 1995 (năm đạt sản lượng cao nhất thời kỳ 1995) Tiếp sau đó từ năm 1998 trở đi sản lượng phân bónliên tục tăng với tốc độ bình quân năm khoảng trên 20 % Thunhập bình quân của người lao động trong công ty khá cao sovới mức sống trung bình trong nước hiện nay từ 1,128 triệuđồng/người tháng của năm 1996 đã tăng liên tiếp đến trên 2triệu đồng vào năm 1999- 2000

1991-* Thời kỳ 2000- 2005, là thời kỳ đánh dấu sự phát triển lớn mạnh củaCông ty cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm Thời kỳ này sản phẩm củaCông ty tiếp tục được thị trường chấp nhận và liên tục tăng với tốc độ cao,đây cũng là thời kỳ mà doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty đạt được là

Trang 19

cao nhất Thu nhập bình quân của người lao động tiếp tục được nâng lên(2,350 triệu đồng/người/tháng), năm 2005 thu nhập bình quân đạt 3,230 triệuđồng/người/tháng; đồng thời lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công tyđạt được là 15.179 triệu đồng năm 2005.

2.2 Chức năng, nhiệm vụ và mặt hàng kinh doanh của Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội

2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty

Đối với Công ty phân lân nung chảy cũng xây dựng cho mình một sốchức năng, nhiệm vụ để bảo đảm mục tiêu cho sự phát triển bền vững tronghiện tại cũng như trong tương lai, đó là:

+ Tổ chức sản xuất kinh doanh những sản phẩm đúng theo đơn đăng kýkinh doanh Đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước bằng chínhnhững sản phẩm của Công ty sản xuất

+ Tổ chức lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường, đảm bảo cạnhtranh lành mạnh đúng Pháp luật của Nhà nước

+ Không ngừng nâng cao năng lực sản xuất giải quyết tốt công ăn việclàm cho người lao động, tăng thu nhập, tích luỹ cho Công ty góp phần xâydựng một nền sản xuất tiên tiến hiện đại

+ Bên cạnh việc tổ chức sản xuất, lưu thông thì Công ty luôn quan tâmđến tái tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên, cân bằng sinh thái,đảm bảo môi sinh cho người sản xuất, cũng như những khu vực xung quanh

+ Công ty luôn quan tam đến chiến lược kinh doanh mà chiến lược đó

có thể giúp cho Công ty sử dụng các nguồn lực của Công ty và của xã hội mộtcách tiết kiệm và hiệu quả nhất

+ Mục tiêu cơ bản và quan trọng của Công ty là nâng cao chất lượngsản phẩm và hạ giá thành sản phẩm Từ đó giúp cho sản phẩm của Công ty cósức cạnh tranh lớn, mạnh mẽ trên thị trường tiêu thụ

Để hoàn thiện các nhiệm vụ đó, Công ty đã dần dần tạo cho mình mộtđội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụsản phẩm, quản lý hợp lý

2.2.2 Mặt hàng kinh doanh của công ty

Trang 20

Công ty phân lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội đượcTrung Quốc giúp đỡ xây dựng từ năm 1960, là một doanhnghiệp nhà nước chuyên sản xuất phân bón, đến nay có tổngcông suất trên 400.000 tấn/năm Các sản phẩm công ty gồmcó:

* Phân lân nung chảy Văn Điển: Là loại phân lân đơn

ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) như supe Lâm Thao,còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng

và cải tạo đất như vôi (canxi), manhê, silic, đồng, bo, mangan,kẽm, môlíp đen, cô ban…Phân lân nung chảy Văn Điển có tínhkiềm (pH 8- 8,5), không độc hại, không tan trong nuớc mà chỉtan trong môi trường axít yếu do rễ cây tiết ra, nên khi bónxuống ruộng không bị rửa trôi, cung cấp chất dinh dưỡng chocây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ Nếu cây sử dụng không hếtthì phân lân nung chảy Văn Điển vẫn còn giữ lại trong đất sửdụng cho vụ sau Phân lân nung chảy Văn Điển sử dụng tốtcho hầu hết các loại cây trồng ở Việt Nam như lúa, ngô, khoai,sắn, đậu lạc, các loại rau, các loại cây công nghiệp như cao su, cây bông, cà phê, hồ tiêu, mía, dứa, chè, dâu tằm, và cácloại cây ăn quả, cây cảnh, cây rừng… Phân lân nung chảy VănĐiển thích hợp cho nhiều vùng đất, đặc biệt đối với các vùngđất chua, lầy lụt, chiêm trũng, đất đồi dốc… mang lại hiệuquả cao hơn hẳn các loại phân lân khác Bón phân lân nungchảy Văn Điển có tác dụng cải tạo đất làm cho đất tơi xốp,hạn chế rong rêu, không làm đất chai cứng như các loại phânhoá học khác Cay trồng được bón phân lân nung chảy VănĐiển không những mang lại năng suất cao, chất lượng nôngsản tốt mà còn tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và sựkhắc nghiệt của thời tiết Do có nhiều ưu điểm nổi bật, phân

lân nung chảy Văn Điển đã được tặng giải thưởng Bông Lúa

Vàng Việt Nam và hai Huy Chương Vàng Hội Chợ Quốc

Trang 21

Tế Từ năm 1994, sản phẩm đã được xuất khẩu sang

Ôxtrâylia, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản…

* Phân lân Supe- Téc mô là loại phân lân hỗn hợp gồm

50% phân lân supe Lâm Thao và 50% phân lân nung chảyVăn Điển Loại phân này phát huy được ưu điểm của 2 loạiphân: Supe Lâm Thao tan ngay để cây hấp thụ thời kỳ đầu.Lân nung chảy tan chậm để cung cấp chất dinh dưỡng chothời kỳ sau và cải tạo đất, loại phân bón này thích hợp chonhững cánh đồng vàn, đồng không chua Mức bón và cáchbón như phân lân nung chảy Văn Điển

* Phân tổng hợp đa yếu tố- NPK Văn Điển: Công ty

phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất nhiều loại phân Đa yếutố- NPK có thể sử dung chung cho nhiều loại cây, hoặc chuyêndùng chung cho từng loại cây, loại đất, như phân chuyêndùng cho lúa, cho ngô, cho khoai tây, cho cây dứa, mía, cholạc, cho chè, phân bón cho cây công nghiệp và cây ăn quả lâu

năm… Các loại phân Đa yếu tố NPK Văn Điển đều được

sản xuất từ đạm urê, kali và phân lân nung chảy dạng hạt có màu đen như than và óng ánh như thuỷ tinh Ưu

điểm khác biệt giữa phân đa yếu tố- NPK Văn Điển so với cácloại phân NPK thông thường khác là ngoài các chất dinh

chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng như canxi,manhê, silic, lưu huỳnh, bo, kẽm, đồng, cô ban, môlíp đen…

Sử dụng phân đa yếu tố- NPK Văn Điển có ưu điểm là câykhoẻ, phát triển cân đối, lúa cứng cây, hạn chế sâu bệnh, chịuhạn chịu rét tốt và mang lại năng suất cao

2.3 Một số nguồn lực chính

2.3.1 Bộ máy quản lý của Công ty

* Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong Công ty, quyết địnhmọi ván đề trong Công ty như: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, sắp xếp tổ

Trang 22

chức, vạch ra đường lối chính sách và chiến lược trong kinh doanh, trực tiếpchỉ đạo các phòng ban và các phó giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trướcTổng giám đốc Công ty hoá chất Việt Nam về tất cả các hoạt động của Công

ty mình

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

Quan hệ Trực tuyến Qua hệ Chức năng

* Phó giám đốc tổ chức hành chính: Quản lý trức tiếp phòng tổ chứchành chính, giúp giám đốc tổ chức và giải quyết mọi công việc về hành chínhcũng như vạch ra đường lối các hoạt động của Công ty hoặc được uỷ quyềnkhi giám đốc vắng mặt

* Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: Trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động cóliên quan đến kỹ thuật sản xuất trong quá trình sản xuất của Công ty, quản lýtrực tiếp phòng kỹ thuật sản xuất và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty

Giám Đốc

P.GĐ Tổ chức

hành chính

P.GĐ Kỹ thuật sản xuất

Trang 23

* Phó giám đốc kinh tế: Trực tiếp quản lý phòng kinh tế, chỉ đạo mọihoạt động kinh doanh, vạch ra phương hướng sản xuất kinh doanh, mở rộngthị trường, thị trường cạnh tranh và xúc tiến bán hàng của Công ty mình, chịutrách nhiệm trước giám đốc Công ty.

* Phòng tổ chức hành chính: Quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viêncủa Công ty bao gồm văn phòng, nhà ăn, bảo vệ (bảo vệ, lực lượng tự vệ, bánhàng), y tế, nhà trẻ Có chức năng hướng dẫn nghiệp vụ lao động tiền lương,

áp dụng và khuyến khích phương pháp trả lương tiên tiến nhằm nâng cao hiệusuất, hiệu quả lao động, giải quyết công tác sự vụ như văn thư, bảo mật, hưutrí, tiếp khách, nhận hồ sơ tuyển dụng,…

* Phòng kỹ thuật: Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và phó giámđốc kỹ thuật sản xuất của Công ty, phụ trách các vấn đề điều hành máy móc

và công nhân trong quá trình sản xuất Nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật củatừng công nghệ để đưa ra các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu haonguyên vật liệu và động cơ, nghiên cứu xây dựng và đề xuất các giải pháphữu ích về công nghệ nhằm nâng cao công suất hoạt động của máy móc vàtiết kiệm nguyên vật liệu Phòng kỹ thuật quản lý trực tiếp bộ phận nguyênliệu, lò cao, sấy nghiền và cơ điện, giữa các bộ phận này thì có sự liên hệchức năng qua lại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của đơn vị mình

*Phòng kinh tế: Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và phó giámđốc kinh tế, chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của Công ty nhưtài vụ, thị trường, đầu tư xây dựng cơ bản, triển khai các hoạt động liên quanđến khách hàng, mở rộng thị trường, thị trường cạnh tranh và được phó giámđốc uỷ quyền khi vắng mặt

Tóm lại, nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ta thấy

đây là kiểu tổ chức bộ máy trực tuyết- chức năng nên nó phát huy được ưuđiểm của hai kiểu tổ chức trực tuyến và chức năng, đồng thời nó cũng hạn chếđược nhược điểm của hai kiểu tổ chức trên

2.3.2 Tình hình lao động của công ty qua ba năm (2003- 2005)

Qua bảng 1 ta thấy tình hình lao động của công ty qua ba năm 2005) có sự biến động sau: Tổng số lao động năm 2004 so với năm 2003 tăng

Trang 24

(2003-lên 21 người chiếm 5,08 %, năm 2005 so với năm 2004 tăng 8 người chiếm1,84 %.

Để thấy rõ hơn ta xem xét tình hình lao động của Công ty theo cơ cấu sau:

- Theo cơ cấu về chức năng ta thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ trọnglớn và tăng lên qua các năm: Năm 2004 so với năm 2003 tăng 21 người chiếm6,50 %; năm 2005 so với năm 2004 tăng 8 người chiếm 2,33 % Trong khi đólao động gián tiếp ba năm qua lại không có sự thay đổi và biến động nào cả vềmặt số lượng, ba năm qua số lao động này vẫn là 90 người

- Theo cơ cấu về giới tính: Giới tính nam năm 2004 so với năm 2003tăng 4 người chiếm 1,33 %, năm 2005 so với năm 2004 tăng 6 người chiếm1,97 % Giới tính nữ, năm 2004 so với năm 2003 tăng 17 người chiếm 15.04

% năm 2005 so với năm 2004 tăng 2 người chiếm 1,54 %

- Theo cơ cấu về trình độ chuyên môn:

+ Đại học và cao đẳng: Năm 2004 so với năm 2003 tăng 2 người chiếm3,64% năm 2005 so với năm 2004 không có sự biến đổi nào về số lượng cũngnhư cơ cấu

+ Trung cấp: Năm 2004 so với năm 2003 tăng 2 người chiếm 6,25 %năm 2005 so với năm 2004 cũng không có sự thay đổi

+ Sơ cấp và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn và cũng tăng lên quacác năm: Năm 2004 so với năm 2003 tăng 17 người chiếm 5,31 % năm 2005

so với năm 2004 tăng 8 người chiếm 2,37 %

Trang 25

+ Sau trình độ đại học trong ba năm qua không có sự biến động nào về

số lượng cũng như cơ cấu tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động của Công ty Qua đây ta thấy tình hình lao động của Công ty tương đối ổn định Đâycũng là một tín hiệu rất tốt trong công tác quản lý, tuyển dụng nhân sự màcông ty đang thực hiện

2.3.3 Tình hình tài sản cố định của Công ty qua ba năm 2005)

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, nó phản ánh

năng lực sản xuất kinh doanh hiện có của doanh nghiệp Việc trang bị TSCĐ

Trang 26

đầy đủ kịp thời phù hợp với tình hình kinh doanh của mình và phù hợp với xuthế của thời đại là điều kiện cơ sở để một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Để thấy được tình hình này tại Công ty ta xem xét bảng 2 :

Số liệu bảng trên cho ta thấy TSCĐ của Công ty trong ba năm quakhông ngừng tăng lên: Năm 2003 giá trị của TSCĐ là 17.837 triệu đồng, năm

2004 là 18.044 triệu đồng tăng 207 triệu đồng so với năm 2003 tương ứngtăng 1,16% Sự tăng lên này chủ yếu là do giá trị của TSCĐ là phương tiệnvận tải tăng lên trong 2004, so với năm 2003 giá trị phương tiện vận tải tăng

883 triệu đồng tức tăng 24,32% Nguyên nhân là do Công ty đã đầu tư thêmphương tiện vận tải, đó là Công ty đã mua thêm xe chở hàng có trọng tải 8-10tấn phục vụ cho việc vận chuyển phân bón tới nơi tiêu thụ Các TSCĐ khác

có chiều hướng giảm xuống Trong đó, TSCĐ là nhà, vật kiến trúc năm 2004giảm 415 triệu đồng (-6,00%) so với năm 2003; máy móc, thiết bị năm 2004giảm 211 triệu đồng (-4,73%) so với năm 2003 và TSCĐ là dụng cụ quản lýnăm 2004 giảm 50 triệu đồng (-7,63%) so với năm 2003 Nguyên nhân giảmnày là do năm 2004 Công ty không đâu tư, mua sắm, xây dựng thêm nên giátrị của chúng đã bị giảm sút so với năm 2003 Qua đây cũng thấy được sự ổnđịnh về tình hình TSCĐ của Công ty trong năm 2004

Năm 2005, giá trị TSCĐ của Công ty là 20.347 triệu đồng tức tăng12,76% so với năm 2004 (+2.303 triệu đồng) Sự tăng lên này là do hầu hếtcác TSCĐ trong tổng TSCĐ của Công ty đều tăng lên Trong đó, TSCĐ là

Trang 27

nhà, vật kiến trúc tăng 702 triệu đồng (+10,79%) là do Công ty đã đầu tư xâydựng thêm một nhà hành chính 2 tầng; TSCĐ là máy móc, thiết bị năm 2005tăng 1.417 triệu đồng (+33,33%) là do Công ty đã mua thêm hệ thống tuầnhoàn nước và pa lăng điện; TSCĐ là phương tiện vận tải năm 2005 tăng 161triệu đồng (+3,57%) là do Công ty đầu tư mua thêm xe ô tô SuZuKi Window

7 chỗ; TSCĐ là dụng cụ quản lý năm 2005 tăng 23 triệu đồng (+3,80%) sovới năm 2004 là do Công ty lắp đặt thêm máy điều hoà General và mua themmáy in laze Còn TSCĐ khác năm 2005 so với năm 2004 không thay đổi vềmặt giá trị

Trang 28

Về cơ cấu TSCĐ của Công ty, ta thấy bộ phận TSCĐ là nhà, vật kiếntrúc; máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là ba bộ phận chiếm tỷ trọng lớntrong tổng TSCĐ Năm 2003 tỷ trọng nhà, vật kiến trúc là 38,81%, năm 2004

là 36,06% và năm 2005 chiếm 35,43% trong tổng TSCĐ Việc nhà, vật kiếntrúc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ của Công ty là điều hợp lý đối vớiđặc điểm kinh doanh của Công ty; đó là hệ thống nhà hành chính, nhà ăn, nhàtrẻ, nhà xưởng và các kho chứa hàng Tỷ trọng của máy móc, thiết bị trongnăm 2003 là 25,02%, năm 2004 là 23,56% và năm 2005 là 27,86% Tỷ trọngcủa phương tiện vận tải năm 2003 là 20,36%, năm 2004 tăng lên 25,02% vànăm 2005 giảm xuống chỉ còn 22,98%, còn các bộ phận TSCĐ khác chiếm tỷtrọng nhỏ hơn trong tổng TSCĐ của Công ty

Tóm lại, giá trị TSCĐ của Công ty có xu hướng tăng lên về mặt giá trị

trong ba năm qua và cơ cấu TSCĐ là khá hợp lý, phù hợp với quy mô kinhdoanh của Công ty Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải không ngừng đầu tưhơn nữa và kết hợp với việc xác định cơ cấu hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầucủa Công ty cũng như của khách hàng để có khả năng cạnh tranh với các đốithủ khác có thế mạnh về vốn trên thị trường hiện nay

2.3.4.Tình hình vốn của công ty trong ba năm qua (2003- 2005)

* Cơ cấu vốn qua ba năm qua (2003- 2005):

Trong nền kinh tế thị trường, tiền đề để một doanh nghiệp thực hiện cáchoạt động kinh doanh là phải có một lượng vốn nhất định Quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụngcác quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, khichuyển sang hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết củaNhà nước, hoạt động tài chính của doanh nghiệp càng trở nên quan trọng vàảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại, phát triển và hiệu quả của doanh nghiệp.Trong một thời điểm nhất định, vốn ở trạng thái và hình thức khác nhau Đểhiểu hơn về tình hình vốn của Công ty ta xem xét bảng sau:

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Vốn của Công ty trong năm 2004 so vớinăm 2003 tăng 19.556 triệu đồng với tốc độ tăng 20,38% Sự tăng lên này chủyếu là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (TSLĐ và ĐTNH) tăng 20.308

Trang 29

triệu đồng tương ứng tăng 22,44% Sở dĩ TSLĐ và ĐTNH tăng lên là do cáckhoản mục trong TSLĐ và ĐTNH đều tăng Có thế nói đây là một dấu hiệutốt mà Công ty càng phải cố gắng duy trì Trong khi đó tài sản cố định và đầu

tư dài hạn (TSCĐ và ĐTDH) giảm 752 triệu đồng ứng với tốc độ giảm13,68% là do các nguồn vốn chi phí xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang khôngcòn nữa, điều này cho ta biết dấu hiệu của sự ổn định về tình hình cơ sở hạtầng nhất là việc đầu tư XDCB dở dang đã ổn định Mặt khác 2004, ta lại thấyCông ty vẫn tiếp tục đầu tư và nâng cấp TSCĐ làm cho TSCĐ tăng 431 triệuđồng hay tăng 9,99% so với năm 2003

Năm 2005 so với năm 2004, vốn của Công ty tiếp tục tăng 41.915 triệuđồng với tốc độ tăng 36,28% Sự tăng lên này là do TSLĐ và ĐTNH cùng vớiTSCĐ và ĐTDH đều tăng lên Trong đó TSLĐ và ĐTNH tăng 40.383 triệuđồng hay tăng 36,45%, còn TSCĐ và ĐTDH tăng 1.532 triệu đồng hay tăng32,28% Sự gia tăng này là điều hoàn toàn phù hợp với điều kiện cũng nhưquy mô của Công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Xét về mặt kết cấu từng khoản mục trong TSLĐ của Công ty ta thấy tương đối hợp lý: Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng tương đối lớn và ít có sự biến động lớn qua các năm từ 25,93% năm 2003 và 21,97% năm 2004 lên 28,81% năm 2005 Điều này làm tăng khả năng thanh toán của Công ty và tăng mức

độ chủ động về mặt tài chính trong kinh doanh Các khoản phải thu cũng giảm dần về mặt tỷ trọng, từ 36,32% năm 2003 xuống 34,47% năm 2004 và chỉ còn 30,67% năm 2005

Trang 30

Điều này chứng tỏ Công ty đã giảm được lượng vốn bị khách hàngchiếm dụng Trong khi đó, hàng tồn kho của Công ty lại có tỷ trọng lớn vàtăng giảm thất thường qua các năm, từ 31,25% năm 2003 lên 37,74% năm

2004 và giảm xuống 34,92% năm 2005 Đây cũng là điều dễ hiểu bởi đặcđiểm kinh doanh của mặt hàng phân bón là phải cung cấp kịp thời vào cácthời điểm khác nhau trong năm cho bà con nông dân đồng qua đây cũng thấyrằng vào thời điểm nào Công ty cũng có thể chủ động về mặt khối lượng sảnphẩm hàng hoá để cung cấp cho khách hàng của mình Đồng thời đây cũng làdấu hiệu không tôt bởi lẽ hàng tồn kho lớn sẽ làm ứ đọng vốn của Công ty

Trang 31

Cũng về mặt tỷ trọng thì TSCĐ và ĐTDH chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có

xu hướng giảm dần, từ 5,73% năm 2003 xuống 4,11% năm 2004 và chỉ còn3,99% năm 2005 Điều này giúp Công ty ổn định sản xuất và giảm thiểu rủi

ro trong kinh doanh

*Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua ba năm (2003- 2005):

Vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu

từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay ( Vay ngắn hạn và vay dài hạn) Là mộtdoanh nghiệp Nhà nước, công ty Phân lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội cónguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước là chủ yếu Ngoài ra trong quá trình kinhdoanh, Công ty còn có nguồn vốn tự bổ sung mà chủ yếu là từ phần lợi nhuận

để lại của doanh nghiệp, đồng thời để tạo thêm nguồn vốn kinh doanh công ty

có thể vay thêm trong và ngoài nước Nguồn vốn càng lớn thì năng lực hoạtđộng của doanh nghiệp càng mạnh Những nguồn vốn do Ngân sách Nhànước cấp hoặc có nguồn gốc từ Ngân sách và do Công ty tự tích luỹ, bổ sung

là những khoản vốn được Nhà nước giao cho Công ty quản lý và sử dụng,Công ty có thách nhiệm pháp lý là bảo toàn và phát triển vốn Để hiểu rõthêm tình hình nguồn vốn của Công ty ta đi vào phân tích bảng số liệu sau:

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2004tăng 19.556 triệu đồng hay tăng 20,38% so với năm 2003, năm 2005 tăng41.965 triệu đồng hay tăng 36,28% so với năm 2004 Nhìn chung nguồn vốncủa Công ty hiện tăng và có xu hướng tăng lên vào các năm tới Nguyên nhânchủ yếu là do nguồn vốn nợ phải trả tăng: Năm 2004 so với năm 2003 tăng

Trang 32

47,66% (+12.803 triệu đồng, năm 2005 so với năm 2004 tăng 87,73%(+34.796 triệu đồng) Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 so vớinăm 2003 tăng 9,77% (+6.753 triệu đồng), năm 2005 so với năm 2004 tăng9,38% (+7.119 triệu đồng) Qua đây ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tương đối

ổn định chứng tỏ Công ty rất cố gắng trong việc bảo toàn và phát triển vốn.Còn nguồn vốn nợ phải trả lại tăng cao trong cơ cấu nguồn vốn của Công tyđiều này cho thấy hàng năm Công ty phải chi trả các khoản nợ khá lớn, nhất

là đối với khoản nợ ngắn hạn

Trang 33

Về mặt cơ cấu từng khoản mục trong tổng nguồn vốn, ta lại thấy nguồnvốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn so với nguồn vốn nợ phải trả nhưng lại có

xu hướng giảm dần, từ 72,01% năm 2003 xuống 65,67% năm 2004 và chỉ còn52,71% năm 2005 Điều có thể nói Công ty làm ăn hiệu quả, nhưng đồng thờicũng là một dấu hiệu không tốt đối với Công ty trong việc bảo toàn và pháttriển vốn cũng như chủ động về nguồn vốn tự có của Công ty Công ty cần cónhững biện pháp tích cực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trongthời gian tới, nhất là đối với nguồn vốn chủ sở hữu

Trong khi đó, nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng lại

có xu hướng tăng, từ 27,99% năm 2003 lên 34,33% năm 2004 và tăng lên47,29% năm 2005 Nhìn tổng quát về mặt tỷ trọng thì cơ cấu nguồn vốn củaCông ty tương đối hợp lý bởi lẽ dù nguồn vốn nợ phải trả trong ba năm quatăng lên nhưng vẫn ở mức dưới 50% (47,29%)trong tổng cơ cấu nguồn vốn,trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn (52,71%) vàgiữ vị trí chủ chốt trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty

2.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm 2005)

Qua bảng số liệu trên ta thấy qua ba năm qua Công ty đều đạt đượcnhững kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh của mình Cụ thể là: Doanh thu thuần đạt được trong ba năm qua không ngừng tăng lên:Năm 2003 doanh thu thuần đạt được là 178.539 triệu đồng, năm 2004 là247.993 triệu đồng tăng 69.454 triệu đồng tương ứng tăng 38,90% so với năm

Trang 34

2003 và sang năm 2005 là 312.175 triệu đồng tăng 64.182 triệu đồng tươngứng tăng 25,88% so với năm 2004

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty cũng không ngừngtăng lên qua ba năm: Năm 2004 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công

ty đạt được là 12.447 triệu đồng tăng 1.430 triệu đồng tương ứng tăng 12,98%

so với năm 2003, năm 2005 lợi nhuận này đạt được là 15.179 triệu đồng tứctăng 2.732 triệu đồng hay tăng 21,95% Có được lợi nhuận như trên thì cáckhoản chi phí là giá vốn hàng bán và chi phí nghiệp vụ kinh doanh cũngkhông ngừng tăng lên mà Công ty hàng năm phải bỏ ra

Trang 35

Mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty cóthể nói là cao Năm 2003 là 2,492 triệu đồng, năm 2004 là 2,980 triệu đồng vànăm 2005 là 3,230 triệu đồng Đây là mức thu nhập bình quân cao so với thunhập bình quân của toàn xã hội cũng như đối với các đơn vị kinh doanh khác.

Về tình hình nộp Ngân sách Nhà nước: Công ty luôn thực hiện tôtnghĩa vụ nộp Ngân sách và các khoản nộp Ngân sách của Công ty hàng năm

là rất lớn Năm 2003, nộp Ngân sách là 4.398 triệu đồng, năm 2004 là 4.277

triệu đồng và năm 2005 là 5.442 triệu đồng

Tóm lại, qua bảng số liệu trên ta thấy một số kết quả mà Công ty đạt

được trong ba năm qua là khả quan, qua đây cũng thấy được tình hình hoạtđộng kinh doanh của Công ty trong ba năm qua đang trên đà đi lên Có thểnói đây là một tín hiệu tốt mà Công ty cần cố gắng duy trì và phát huy Trongtương lai Công ty có thể mở rộng hơn nữa quy mô kinh doanh cả về chiềurộng lẫn cả chiều sâu trong chiến lược kinh doanh của mình

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

TY PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN- HÀ NỘI

3.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua ba năm (2003- 2005)

Bảng 6a: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo sản lượng

của công ty qua ba năm (2003- 2005):

ĐVT:Tấn

Trang 36

178.891

21.358

115,33

18.196

111,32

69.765

81.290

21.475

144,47

11.525

116,52 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình tiêu thụ sảnphẩm của công ty qua ba năm có sự tăng, giảm giữa các sảnphẩm Cụ thể là:

* Đối với phân lân nung chảy Văn Điển thì tình hình tiêuthụ qua ba năm qua đều tăng lên đáng kể: Năm 2004 đạt160.695 tấn tăng 21.358 tấn tuơng ứng tăng 15,33 % so vớinăm 2003, năm 2005 tiêu thụ đạt 178.891 tấn tăng 18.196tấn tương ứng tăng 11,32 % so với năm 2004

* Đối với phân super téc mô thì tình hình tiêu thụ trong

ba năm qua có xu hướng giảm: Năm 2004 tiêu thụ đạt 1.860tấn giảm 184 tấn tương ứng giảm 9,00% so với năm, năm

2005 tiêu thụ đạt 1.027 tấn giảm 833 tấn tương ứng giảm44,78 % so với năm 2004

* Đối với phân ĐYT- NPK thì tình hình tiêu thụ của mặthang này đều tăng: Năm 2004 tiêu thụ đạt 69.765 tấn tăng21.475 tấn tương ứng tăng 44,47 %, năm 2005 tiêu thụ đạt81.290 tấn tăng 11.525 tấn tương ứng tăng 16,52 % so với

năm 2004

Tóm lại, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty có sự

tăng, giảm không giống nhau cho tất cả các mặt hàng:Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng ổn định và tăng sản

Trang 37

lượng tiêu thụ của mặt hàng là Phân lân nung chảy Văn Điển

và Phân ĐYT- NPK là do:

+ Nhu cầu về lượng phân bón (Phân lân nung chảy VănĐiển và Phân ĐYT- NPK) ngày càng nhiều

+ Sản lượng cây lương thực ngày càng cao và giá trịtăng, đây cũng là nguồn cung cấp tài chính nhằm bù đắp chiphí bỏ ra và tái đầu tư cho vụ sau của các nông hộ Do vậy

mà trong những năm gần đây, người dân có điều kiện đểquan tâm đúng mức đến cây trồng

+ Công ty ngày càng giữ được vị thế cạnh tranh và đượckhách hàng chấp nhận cả về giá cả và chất lượng

+ Mạng lưới phân phối và tiêu thụ của Công ty ngàycàng được mở rộng

Nguyên nhân làm sụt giảm sản lượng của mặt hàng Phânsuper téc mô: Chủ yếu là do tình trạng cạnh tranh khắc nghiệtcủa nhiều Công ty đang kinh doanh mặt hàng này, trong khi

đó nhãn hiệu hàng hoá Công ty kinh doanh lại có sức cạnhtranh yếu, chưa thuyết phục người tiêu dùng

Trong chiến lược Công ty cần có những biện pháp cảitiến mẫu mã, nhãn hiệu và nâng cao chất lượng hơn nữa củamặt hàng này nhằm tăng khả năng cạnh tranh của nó trên thịtrường để mang lại doanh thu tiêu thụ cũng như lợi nhuận caohơn cho Công ty đối với mặt hàng là Phân super téc mô

Nhìn vào bảng 6b ta có nhận xét về tình hình tiêu thụsản phẩm theo giá trị của Công ty qua ba năm (2003- 2005)như sau: Đối với sản phẩm phân lân nung chảy Văn Điển, năm

2004 so với năm 2003 tình hình tiêu thụ sản phẩm theo giá trịcủa Công ty tăng 24.235 triệu đồng tương ứng tăng 20,91%;năm 2005 so với năm 2004 tăng 23.908 triệu đồng tương ứngtăng 17,06% Đối với sản phẩm là phân super téc mô, năm

2004 so với năm 2003 giảm 69 triệu đồng tương ứng giảm

Trang 38

4,22%; năm 2005 so với năm 2004 giảm 650 triệu đồng 41,51%) Đối với sản phẩm là phân ĐYT- NPK, năm 2004 sovới năm 2003 tăng 45.288 triệu đồng (+74,25%); năm 2005

(-so với năm 2004 tăng 40.924 triệu đồng (+38,50)

Để thấy rõ hơn về tình hình tiêu thụ sản phẩm theo giá trị ta xem xét sựbiến động và những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động đó ở 3.2

Bảng 6b: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo giá trị của Công ty qua ba

2005(DThu)

do không bù đắp được chi phí

Doanh thu là kết quả của quá trình tiêu thụ, là biểu hiện giá trị của toàn

bộ sản phẩm bán ra Đây là chỉ tiêu mà mọi doanh nghiệp cần phải tính toán

để đo lường kết quả của hoạt động kinh doanh; đồng thời là cơ sở để tính lợinhuận mà doanh nghiệp đạt được và một số chỉ tiêu tài chính khác Doanh thu

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển  hà nội qua ba năm 2003  2005
Sơ đồ t ổ chức bộ máy quản lý của công ty: (Trang 22)
Về tình hình nộp Ngân sách Nhà nước: Công ty luôn thực hiện tôt nghĩa vụ nộp Ngân sách và các khoản nộp Ngân sách của Công ty hàng năm là rất lớn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển  hà nội qua ba năm 2003  2005
t ình hình nộp Ngân sách Nhà nước: Công ty luôn thực hiện tôt nghĩa vụ nộp Ngân sách và các khoản nộp Ngân sách của Công ty hàng năm là rất lớn (Trang 35)
Để thấy rõ hơn về tình hình tiêu thụ sản phẩm theo giá trị ta xem xét sự biến động và những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động đó ở 3.2 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển  hà nội qua ba năm 2003  2005
th ấy rõ hơn về tình hình tiêu thụ sản phẩm theo giá trị ta xem xét sự biến động và những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động đó ở 3.2 (Trang 38)
Bảng 6b: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo giá trị của Công ty qua ba năm (2003- 20050): - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển  hà nội qua ba năm 2003  2005
Bảng 6b Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo giá trị của Công ty qua ba năm (2003- 20050): (Trang 38)
Bảng 11 : Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty:                                                                                      ĐVT: Triệu đồng - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển  hà nội qua ba năm 2003  2005
Bảng 11 Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty: ĐVT: Triệu đồng (Trang 53)
Bảng 11 : Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển  hà nội qua ba năm 2003  2005
Bảng 11 Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty: (Trang 53)
Để hiểu rõ hơn về tình hình tỷ suất lợi nhuận của Công ty, ta đi vào phân tích bảng sau: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển  hà nội qua ba năm 2003  2005
hi ểu rõ hơn về tình hình tỷ suất lợi nhuận của Công ty, ta đi vào phân tích bảng sau: (Trang 58)
Bảng 13 : Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của Công ty qua ba năm  (2003- 2005): - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển  hà nội qua ba năm 2003  2005
Bảng 13 Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của Công ty qua ba năm (2003- 2005): (Trang 58)
Bảng 1 4: Hiệuquả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong ba năm qua (2003- 2005): - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển  hà nội qua ba năm 2003  2005
Bảng 1 4: Hiệuquả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong ba năm qua (2003- 2005): (Trang 61)
Bảng 14 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong  ba năm qua (2003- 2005): - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển  hà nội qua ba năm 2003  2005
Bảng 14 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong ba năm qua (2003- 2005): (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w