MỤC LỤC
Tổ chức FAO tổng kết: Cứ mỗi tấn chất dinh dưỡng sẽ sản xuất được 10 tấn ngũ cốc, con số này khẳng định vai trò và vị trí to lớn của phân bón đối với tăng năng suất cây trồng, nhưng sử dụng quá mức, bất hợp lý sẽ gây tai hại đến chất lượng nông sản, gây tác hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường. * Hơn nữa, với lộ trình thuế nhập khẩu bắt đầu giảm theo tiến trình hội nhập, NPK từ 5 % xuống còn 3 %, phân nung chảy từ 10 % xuống còn 5 % thì các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nnước nói chung và công ty phân lân nung chảy Văn Điển - Hà Nội nói riêng không thể cạnh tranh nổi với hàng nhập cùng loại.
Công ty cần có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới, nhất là đối với nguồn vốn chủ sở hữu. Nhìn tổng quát về mặt tỷ trọng thì cơ cấu nguồn vốn của Công ty tương đối hợp lý bởi lẽ dù nguồn vốn nợ phải trả trong ba năm qua tăng lên nhưng vẫn ở mức dưới 50% (47,29%)trong tổng cơ cấu nguồn vốn, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn (52,71%) và giữ vị trí chủ chốt trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Có được lợi nhuận như trên thì các khoản chi phí là giá vốn hàng bán và chi phí nghiệp vụ kinh doanh cũng không ngừng tăng lên mà Công ty hàng năm phải bỏ ra.
Về tình hình nộp Ngân sách Nhà nước: Công ty luôn thực hiện tôt nghĩa vụ nộp Ngân sách và các khoản nộp Ngân sách của Công ty hàng năm là rất lớn. Tóm lại, qua bảng số liệu trên ta thấy một số kết quả mà Công ty đạt được trong ba năm qua là khả quan, qua đây cũng thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm qua đang trên đà đi lên.
Vì vậy nó chịu ảnh hưởng của sự biến động về giá cả thị trường, tỷ giá, thuế tài nguyên khoáng sản…dẫn đến giá vốn hàng tiêu thụ tăng theo là điều không tránh khỏi. Trong các khoản mục của chi phí nghiệp vụ kinh doanh thì chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng dần qua ba năm về mặt giá trị nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng. Nguyên nhân chủ yếu của chi phí dịch vụ mua ngoài tăng là do trong những năm gần đây giá điện, nước, cướ phí vận chuyển tăng cao mà điện, nước và vận chuyển hàng hoá Công ty lại chưa tự sản suất ra được và không có đủ phương tiện để vận chuyển hàng hoá từ Công ty đến khách hàng hết được.
Xét về mặt tỷ trọng trong các khoản mục của chi phí nghiệp vụ kinh doanh, ta thấy có sự tăng giảm thất thường về mặt tỷ trọng của các khoản mục. Mặt khác Công ty cần chú trọng trong việc khai thác, tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ, đảm bảo chất lượng nhằm giảm giá vốn hàng tiêu thụ, có như vậy thì Công ty mới thu được lợi nhuận tối đa.
Sở dĩ lợi nhuận từ mặt hàng là Phân super téc mô giảm mạnh là do xu hướng sử dụng phân bón của các nông hộ làm cho sản lượng tiêu thụ giảm, mặt khác nữa là do chi phí nghiệp vụ kinh doanh của mặt hàng này năm 2005 cao hơn (68 triệu đồng) so với năm 2004. Như vậy ta thấy năm 2005 so với năm 2004, Công ty đã cố gắng làm tôt công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng giá bán phân bón; bên cạnh đó một số công tác khác về giá vốn hàng bán, chi phí nghiệp vụ kinh doanh thì Công ty làm chưa được tôt. + Hạ giá thành sản phẩm hàng bán bằng cách tìm kiếm, khai thác và tổ chức hợp lý nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời tiết kiệm thêm các chi phí không cần thiết, tránh tình trạng hàng hoá tồn kho lớn làm tăng các chi phí khác.
Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh tế khác ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính (như thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ, các khoản nợ không xác định được chủ, thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế,…; chi về thanh lý nhượng bán, giá trị còn lại khi thanh lý,…). Bởi lẽ lợi nhuận không những phản ánh hiệu quả kinh doanh mà còn là điều kiện tiền đề để Công ty mở rộng quy mô kinh doanh cũng như nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty.
Qua bảng 12 ta thấy: Trong ba năm qua lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh đều tăng; lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường tăng, giảm bất thường qua các năm. Trong thời gian tới, Công ty cần có những biện pháp thích hợp để tăng lợi nhuận hơn nữa. Nghĩa là quy mô sản xuất càng lớn thì sẽ tạo ra tổng mức lợi nhuận ngày càng nhiều và ngược lại.
Khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” phải được nhận thức sâu sắc, thấm đậm vào nếp nghĩ và hành động của mỗi một cán bộ công nhân viên trong Công ty; thái độ phục vụ của nhân viên phải lịch sự, ân cần với khách hàng; nếu xét thấy cần thiết thì Công ty có thể xây dựng tiêu thức chuẩn mực trong giao tiếp với khách hàng. ● Để giảm chi phí dịch vụ mua ngoài: Là khoản chi phí có tỷ trọng lớn nhất trong chi phí lưu thông, Công ty cần xây dựng một kế hoạch hợp lý nhằm giảm khoản chi này như điện, nước…Đồng thời phải nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn điện nước… Công ty cũng cần sử dụng các máy móc thiết bị. Chính vì thế Công ty cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể như: Tăng chất lượng đạm, lân, có thể cải tiến phân super téc mô thành một mặt hàng khác với công dụng và chất lượng hơn so với đối thủ cạnh tranh về loại phân bón này; áp dụng các chính sách bán hàng nhằm kích thích người tiêu dùng.
* Từ đó, tiếp tục phấn đấu tăng nhanh khả năng tiêu thụ bằng các biện pháp: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, mặt khác phải có chính sách phân phối phù hợp thích ứng với tình hình của Công ty và sự cạnh tranh trên thị trường nhằm đảm bảo lợi ích của chính Công ty và các thành viên trong kênh phân phối, khách hàng, tăng mối quan hệ giữa các đại lý bán hàng và khách hàng cuối cùng. * Về bộ máy quản lý: Công ty không ngừng có những cải tiến tốt, tích cực hoàn thiện bộ máy tổ chức, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, thay thế dần đội ngũ cán bộ không đủ năng lực, trình độ bằng nhiều cán bộ có trình độ trong kinh doanh, có chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được tình hình hoạt động trong cơ chế mới.
* Một số nhân viên bán hàng chưa thực sự nhận thức đầy đủ về nền kinh tế thị trường, do đó thái độ phục vụ khách hàng còn mang tích bao cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Trong khi đó các mặt hàng khác có tốc độ sản lượng tiêu thụ chưa tương ứng với tốc độ tăng của nhu cầu thị trường làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và kết quả chung của Công ty. *Nghiên cứu đưa ra những biện pháp loại bỏ sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong Tổng Công ty để giảm thiệt hại cho toàn ngành và tạo sự cạnh tranh một cách dân chủ và văn minh.
* Kiến nghị Nhà nước xem xét chính sách giá cho một số vật tư nguyên liệu đầu vào mang tính độc quyền: Như than, điện, nước, cước vận tải đường sắt để ổn định giá phân bón. * Xem xét lại chính sách thuế hợp lý đối với sản xuất phân bón vì để thực sự nông dân được mua giá phân bón thấp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo sân chơi bình đẳng cho các đơn vị cá nhân tham gia cung ứng vật tư phân bón cho dân thì nên có chính sách thuế nhập khẩu phân bón thoả đáng và giảm thuế suất VAT đối với sản xuất kinh doanh phân bón mức 0%.