luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh Tế Huế và quý Thầy (Cô) Khoa Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm, những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập ở trường. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Thị Diễm Thư người đã định hướng, chỉ bảo và dìu dắt tôi trong quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phan Thị Mỹ Dung người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất dành cho gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Cuối cùng tôi xin gửi đến mọi người những lời chúc phúc và lời cảm ơn chân thành nhất. Xin chân thành cảm ơn! Phan Lạt GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư i SVTH: Phan Lạt Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế Mục lục Danh mục bảng biểu GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư ii SVTH: Phan Lạt Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế Danh mục hình GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư iii SVTH: Phan Lạt Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với chính sách mở cửa và hội nhập, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều chuyển đổi rõ rệt, cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông lâm nghiệp, mức độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt gần 6,78% với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 101,987 tỉ USD. Bộ mặt nền kinh tế ngày càng thay đổi, việc xác định vị thế của doanh nghiệp là rất cần thiết, và đòi hỏi rất nhiều nổ lực từ phía công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế mới, Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản và được đánh giá là thương hiệu uy tín của ngành. Các chủng loại sản phẩm của Công ty được sản xuất theo công nghệ tiên tiến với quy trình khép kín, đó là điểm mạnh nổi trội giúp Công ty dần dần mở rộng thị phần của mình tại miền trung, miền nam và cả nước. Tuy nhiên, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp vẫn còn khá cao, hoạt động sản xuất phân tán và chịu ảnh hưởng khá lớn bởi yếu tố mùa vụ, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác sắp xếp cơ cấu quản lý phân công lao động, làm tăng chi phí và giá thành sản phẩm, đồng thời làm suy giảm khả năng phát huy của đòn bẩy tài chính và lợi nhuận của doanh nghiêp. Để giải quyết vấn đề trên, việc tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác và đầy đủ mọi hoạt động hiện tại của mình, giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu nội tại từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhất để khắc phục, tăng cường hiệu quả hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý doanh nghiệp, và kết hợp các nguồn lực có hạn sao cho tối ưu nhất. Từ sự cần thiết đó, tôi đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế” để tiến hành nghiên cứu. GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư 1 SVTH: Phan Lạt Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2008-2010. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm 2008 - 2010. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. . Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu, dữ liệu trong Chuyên đề chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp tại doanh nghiệp, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được thu thập từ Phòng kinh tế - tổng hợp để phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được chọn lọc và xử lý chủ yếu bằng phần mềm Microsof Excel và Microsof Word dùng để soạn thảo, vẽ biểu bảng và tính toán. 1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Chuyên đề sử dụng các phương pháp: Phương pháp so sánh. Phương pháp loại trừ. GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư 2 SVTH: Phan Lạt Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế 1.4.3. 1. Phương pháp so sánh a) Khái niệm: “So sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó.” [1, tr15], “Phân tích kinh doanh”, của TS.Trịnh Văn Sơn, nhà xuất bản Đại học Huế 2007. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vi mô. b) Kỹ thuật so sánh: Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số giữa hai trị số của hai chỉ tiêu kinh tế: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. ∆y = y 1 – y 0 Trong đó: y 0 : chỉ tiêu năm trước, y 1 : chỉ tiêu năm sau. ∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp số tương đối: là thương số giữa hai trị số của hai chỉ tiêu kinh tế: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tỷ lệ % hoàn thành, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các đối tượng nghiên cứu. y 1 ∆y = (%) y 0 Trong đó: y 0 : chỉ tiêu năm trước, y 1 : chỉ tiêu năm sau. ∆y: là biểu hiện tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp mức biến động tương đối điều chỉnh theo quy mô: là kết quả so sánh nhưng các trị số của các chỉ tiêu kinh tế đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu phân tích. GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư 3 SVTH: Phan Lạt Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế c) Ý nghĩa: Chuyên đề sử dụng phương pháp so sánh để phân tích sự biến đổi của chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, và các tỷ số tài chính qua ba năm 2008-2010 nhằm xác định nguyên nhân, xu hướng phát triển, từ đó tìm ra biện pháp để củng cố, phát huy, khắc phục, cải tiến quá trình quản lý. 1.4.3. 2. Phương pháp loại trừ a) Khái niệm: “Loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố khi đã loại trừ ảnh hưởng của những nhân tố khác.” [1, tr18], “Phân tích kinh doanh”, của TS.Trịnh Văn Sơn, nhà xuất bản Đại học Huế 2007. b) Kỹ thuật loại trừ: Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố và cố định các nhân tố khác trong các lần thay thế đó. Trong quá trình phân tích, các nhân tố sẽ được sắp xếp theo trình tự của mức độ ảnh hưởng từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, nhân tố được thay thế sẽ được lấy với giá trị thực tế, những nhân tố chưa được thay thế sẽ được giữ nguyên ở kỳ gốc. Cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó, lấy kết quả thay thế trừ đi kết quả thay thế trước, ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đang xử lý. Sau đó, việc tổng hợp tất cả sự ảnh hưởng của các nhân tố ta đã xác định được đối tượng nghiên cứu. Phương pháp số chênh lệch: là một dạng đặt biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Các nhân tố được xác định mức độ ảnh hưởng theo trình tự từ nhân tố quan trọng nhất đến nhân tố ít quan trọng nhất. Những nhân tố đã được thay thế ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế tiếp theo. c) Ý nghĩa: Chuyên đề sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ của doanh nghiệp. GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư 4 SVTH: Phan Lạt Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế Lợi nhuận tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận, Chuyên đề sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nhân tố kết cấu mặt hàng, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận. L = ∑Q i (p i – gv i – cn i )= ∑Q i l i Trong đó: L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Q i : Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i. p i : Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. gv i : Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i. cn i : Chi phí ngoài sản xuất đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. l i : Lãi lỗ đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. Quá trình phân tích được thực hiện như sau: Xác định đối tượng phân tích: ∆L = L 1 – L 0 Trong đó: L 1 : lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích). L 0 : lợi nhuận năm trước (kỳ gốc). Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: (1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm hàng hóa (Q): ∆L Q = L 0 ×T t – L 0 (T t là tỷ lệ phần trăm thực hiện khối lượng tiêu thụ) ∑Q 1i p 0i T t = × 100 ∑Q 0i p 0i (2) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (K) đến lợi nhuận: ∆ L K = ∑Q 1i p 0i – L 0 ×T t GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư 5 SVTH: Phan Lạt Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế (3) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lãi lỗ đơn vị (l)đến lợi nhuận: ∆ L(l) = L 1 – ∑Q 1i p 0i Trong đó nhân tố lãi lỗ đơn vị sản phẩm (l) chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: (a) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị (P). ∆ l p = ∑Q 1i (p 1i – p 0i ) (b) Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đơn vị (Gv). ∆ l Gv = – ∑Q 1i (gv 1i – gv 0i ) (c) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí ngoài sản xuất đơn vị (cn). ∆ l cn = – ∑Q 1i (cn 1i – cn 0i ) Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ của doanh nghiệp: ∆L = ∆L Q + ∆ L K +∆ L(l) hoặc: ∆L = ∆L Q + ∆ L K + ∆ l p + ∆ l Gv + ∆ l cn Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu Tổng mức lợi nhuận, Chuyên đề sẽ đưa ra những kiến nghị và biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1. Không gian Chuyên đề được thực hiện tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế. Địa chỉ: Tân Cảng - Thuận An - huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.5.2. Thời gian Chuyên đề được thực hiện từ ngày 20/01/2011 đến ngày 25/04/2011. Số liệu sử dụng trong Chuyên đề là số liệu từ năm 2008 đến 2010. GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư 6 SVTH: Phan Lạt Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thủy sản Thừa Thiên Huế PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản trị quá trình sản xuất kinh doanh. Theo khái niệm chung nhất: “Phân tích hoạt động kinh doanh (operating activities analysis) là một lĩnh vực nghiên cứu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai” [1, tr9], “Phân tích hoạt động doanh nghiệp”, của Nguyễn Tấn Bình, nhà xuất bản thống kê 2004. 1.1.2. Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là phân tích các hiện tượng kinh tế, quá trình kinh tế đã hoặc sẽ xảy ra trong một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập dưới sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau. Các hiện tượng quá trình này được thể hiện dưới một kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả của từng giai đoạn riêng biệt như chi phí đầu vào, kết quả bán hàng, tình hình lợi nhuận. Nội dung phân tích chủ yếu là các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh như doanh thu bán hàng, chi phí, lợi nhuận. GVHD: Hoàng Thị Diễm Thư 7 SVTH: Phan Lạt