Tài liệu :Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Gentraco
Trang 1Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới thì nền kinh tế Việt Nam càng trở nên sôi động và náo nhiệt hơn, vấn đề cạnh tranh cũng trở nên gay gắt hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nổ lực, phấn đấu, phải biết cách kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả để có thể phát triển bền vững Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất các doanh nghiệp phải xác định được phương hướng, biện pháp đầu tư cũng như cách thức sử dụng những năng lực sẵn có Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần phải nắm được các nguyên nhân ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến kết quả kinh doanh của mình thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế để từ đó có thể đánh giá một cách khoa học thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp, nó không những cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà lãnh đạo trong việc ra các quyết định đúng đắn mà còn giúp doanh nghiệp thấy được những thiếu soát, hạn chế, những nhân tố ảnh hưởng cũng như phát hiện thêm những tìm năng sẵn có của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp phù hợp giúp cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn
Công ty cổ phần Gentraco cũng là một trong những doanh nghiệp nằm trong bối cảnh đó nhất là khi Công ty vừa vượt qua những khó khăn do sự biến động lớn
về giá cả nông sản nên mọi quyết định đưa ra trong thời gian này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Công ty vì vậy những vấn đề vừa nêu trên càng trở nên quan trọng đối với tình hình của Công ty hiện nay Qua phân tích kinh doanh có thể giúp cho Công ty tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế
và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh
Trang 2việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty Từ đó, Các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn
Nắm được tầm quan trọng của vấn đề nên em quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Gentraco” làm đề tài luận văn tốt
doanh thông qua công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, có đảm bảo được khả năng thanh toán không bài viết còn xem xét các chỉ tiêu tài chính, quan trọng là chỉ tiêu về khả năng sinh lợi Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:
- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu
- Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản
Ngoài ra, bài viết còn áp dụng phương pháp so sánh để so sánh lợi nhuận của năm hiện hành với lợi nhuận của các năm trước dựa vào đó để đánh giá mức biến động, mức độ thay đổi của lợi nhuận qua các năm đồng thời biết được doanh nghiệp
có phải đang kinh doanh có hiệu quả hơn những năm trước không Cụ thể là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối
1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn
Những năm gần đây Công ty cổ phần Gentraco đang có xu hướng mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh nên vấn đề nhu cầu vốn đầu tư là rất cần thiết mà mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư, các nhà tín dụng là hiệu quả kinh doanh của Công
ty Về bản thân Công ty muốn trụ vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay
Trang 3định Do đó, để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân lực, vật lực Những vấn đề này chỉ có thể được đánh giá trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh Việc phân tích này sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc về doanh nghiệp mình Qua phân tích
sẽ đánh giá được những mặt mạnh, những mặt còn thiếu sót của doanh nghiệp để từ
đó có thể khai thác tối đa mọi tìm năng của doanh nghiệp
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Gentraco qua ba năm: 2006, 2007 và năm 2008 từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Gentraco
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty Cổ phần Gentraco
- Phân tích các chỉ số tài chính để thấy rõ khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và tình hình sử dụng tài sản của Công ty
- Tìm ra những nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời giúp Công ty hạn chế được rủi ro và phát huy những thế mạnh sẵn có của mình
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Doanh thu của Công ty qua từng năm tăng hay giảm? Tốc độ tăng ( giảm) của doanh thu như thế nào?
- Lợi nhuận của Công ty qua ba năm 2006, 2007 và năm 2008 thay đổi như thế nào?
- Công ty có khả năng thanh toán tốt không? Khả năng sinh lời của Công ty cao hay thấp? Công ty đã sử dụng tài sản của đơn vị mình có hiệu quả không?
- Hiệu quả kinh doanh của Công ty chịu sự chi phối của những nhân tố nào?
Trang 4- Qua phân tích thì giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty là gì?
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Qua tìm hiểu về các tài liệu có liên quan đến “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh”, bài viết có tham khảo một số tài liệu đã có kết quả nghiên cứu cụ thể sau:
- Trịnh Khánh Thu (2003) Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty
c ổ phần thương nghiệp tổng hợp và chế biến lương thực Thốt Nốt, Khoa Kinh tế-
Trường Đại học Cần Thơ Bài viết phân tích tình hình thực hiện sản xuất và kết quả tiêu thụ sản phNm năm 2001- 2002 trong đó bài viết đi sâu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua các tỷ số tài chính Đề tài đã sử dụng phương pháp chủ yếu là: phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối
- Nguyễn Như Anh (2006) Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Thơ Kết quả nghiên cứu của đề tài:
+ Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận
+ Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
+ Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Bài viết sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối và phương pháp thay thế liên hoàn
Trang 5Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bài viết hay tác giả nào nghiên cứu cụ thể về kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Gentraco năm 2008 Vì vậy, dựa trên cơ sở lược khảo tài liệu có liên quan và các số liệu thực tế tại Công ty em tiến hành thực hiện đề tài này
Trang 6Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Gentraco
2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
a Khái niệm hoạt động kinh doanh
Là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế diễn ra trong quá trình kinh doanh được
phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế và các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
b Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh được hiểu theo nghĩa chung nhất là các lợi ích KT, XH đạt được từ quá trình HĐKD mang lại Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả KT (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của DN hoặc của XH để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả XH (phản ánh những lợi ích về mặt XH đạt được từ quá trình HĐKD), trong đó hiệu quả KT có ý nghĩa quyết định
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Gentraco nhằm làmrõ chất lượng hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1.1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có kế hoạch của doanh nghiệp, là những nhân tố phát sinh bên trong hoặc bên ngoài đơn vị kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 72.1.1.3 Vai trò và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
a Vai trò
- Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn thấy được sức mạnh, khả năng cũng như những hạn chế, khó khăn của doanh nghiệp mình một cách đúng đắn
- Là công cụ cung cấp thông tin quan trọng giúp nhà Quản trị điều hành hoạt động kinh doanh tại đơn vị một cách hiệu quả
- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế mà đơn vị đã đề ra
- Cung cấp những thông tin quan trọng cho các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp
b Nhiệm vụ
- Đánh giá một cách toàn diện tình hình thực hiện các kế hoạch về vật tư, lao động, tiền vốn Tình hình chấp hành các thể lệ và chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
- Khai thác và động viên mọi khả năng tìềm tàng để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh
2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính
2.1.2.1 Khái niệm doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và hoạt động tài chính của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Doanh thu bao gồm
ba loại chính: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phNm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu
Trang 8- Doanh thu hoạt động tài chính: là những khoản tiền thu được từ lãi tiền cho vay, cho thuê tài sản, cổ tức, lợi nhuận được chia, mua bán chứng khoán, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chuyển nhương vốn,…
- Doanh thu khác: là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu không mang tính thường xuyên
2.1.2.2 Khái niệm chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phNm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch
vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận
2.1.2.3 Khái niệm về lợi nhuận
Là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung; nó là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Lợi nhuận là mục tiêu cần hướng đến của các đơn vị kinh tế, lợi nhuận bao gồm: lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác
2.1.2.4 Khái niệm báo cáo tài chính
a Bảng cân đối kế toán
Bảng Cân đối kế toán là một phương pháp kế toán, là một Báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị Tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước
Trang 9Bảng cân đối kế toán được lập vào thời điểm cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm) hay được lập khi giải thể, chia tách, sáp nhập, thay đổi hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp và được lập vào thời điểm quyết toán kế toán
* Nội dung Bảng cân đối kế toán:
- Bảng cân đối kế toán gồm hai phần (hai bên) (xét về mặt hình thức) được phản ánh theo hai chỉ tiêu cơ bản
- Số đầu năm: là số cuối năm trước chuyển sang, số đầu năm không đổi trong suốt kỳ kế toán năm
- Số cuối kỳ:là số dư cuối kỳ của các tài khoản tương ứng của kỳ báo cáo
- Mã số: ký hiệu dòng cần phản ánh
b Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hay còn gọi là báo cáo thu nhập) là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ảnh thu nhập qua một thời kỳ kinh doanh Riêng Việt Nam, báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Ngân sách Nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng Báo cáo thu nhập là một nguồn thông tin quan trọng cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp nó cho thấy được kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của Công ty
Báo cáo thu nhập chỉ tập trung vào chỉ tiêu lợi nhuận, nội dung của nó là chi tiết hóa các chỉ tiêu của đẳng thức tổng quát quá trình kinh doanh:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Kết quả kinh doanh của một Công ty gồm:
- Hoạt động kinh doanh chính
- Hoạt động kinh doanh khác: hoạt động kinh doanh tài chính và hoạt động kinh doanh bất thường
Nội dung của bảng báo cáo thu nhập gồm hai phần: Kết quả lãi lỗ của hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
Trang 10
ra các giải pháp quản lý tối ưu trong những trường hợp cụ thể
a 2.Nguyên t ắc so sánh
* Tiêu chuNn so sánh
+ Các chỉ tiêu kế hoạch của kì kinh doanh
+ Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh
+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác
* Điều kiện so sánh
+ Cùng nội dung phản ảnh
+ Cùng phương pháp tính toán
+ Cùng một đơn vị đo lường
+ Cùng trong khoảng thời gian tương xứng
b Phương pháp so sánh cụ thể
b.1 Ph ương pháp số tuyệt đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước
b.2.Phương pháp số tương đối
Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
Trang 112.1.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính
a Phân tích tình hình thanh toán
a.1 H ệ số thanh toán ngắn hạn (tỷ số lưu động)
Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn, hoặc có thể
là do hàng tồn kho ứ đọng…
a.2 Hệ số thanh toán nhanh (tỷ số thanh toán nhanh)
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuNn đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán Nó phản ánh nếu không bán hết hàng tồn kho thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp ra sao? Bởi vì, hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán
b Đánh giá các tỷ số về quản trị tài sản
Đây là chỉ tiêu kinh doanh quan trọng bởi sản xuất, dự trữ hàng hoá và tiêu thụ nhằm đạt được mục đích doanh số và lợi nhuận mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều vòng hơn và ngược lại
Kỳ thu tiền bình quân đo lường tốc độ luân chuyển những khoản nợ cần phải
Trang 12Hệ số này trên nguyên tắc càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm hay thời kì cụ thể
Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn ta sử dụng chỉ tiêu:
Số vòng quay toàn bộ vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta sử dụng chỉ tiêu:
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân đem lại mấy đồng doanh thu và cho biết vốn cố định quay được mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng và ngược lại
c Phân tích chỉ tiêu sinh lợi
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn
Số vòng quay
toàn bộ vốn
Doanh thuTổng số vốn
Số vòng quay
vốn lưu động
Doanh thuVốn lưu động
Số vòng quay
vốn cố định
Doanh thuVốn cố định
Lợi nhuận trên tài sản Lợi nhuận
Tài sản
Trang 13c.2 L ợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao
2.1.3.3 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định bằng cách đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước để xác định chính xác mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích
Tác dụng của phương pháp là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của Công ty Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Từ đó xem xét mà có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Trang 14Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 b0 c0
Suy ra: Q1 – Q0 = Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích
Q = Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0
* Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):
= Q: đối tượng phân tích
Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau
Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau :
n
i
T C
C Zi Pi Qi
=1
L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 15Pi: Giá bán sản phNm hàng hóa loại i
Zi: Giá vốn hàng bán sản phNm hàng hóa loại i
CBHi: Chi phí bán hàng đơn vị sản phNm hàng hóa loại i
CQLi: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phNm hàng hóa loại i
Ti : Thuế suất đơn vị sản phNm
Dựa trên cơ sở lý luận trên quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện như sau:
- Xác định đối tượng phân tích:
∆L = L1 – L0
L1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích)
L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc)
1: kỳ phân tích
0: kỳ gốc
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
(1) Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng hàng hóa đến lợi nhuận
∆Q = ( L0 x Hoàn thành kế hoạch tiêu thụ) – L0
0 1
P Q
P Q
i
n
i i
(2) Ảnh hưởng bởi kết cấu khối lượng sản phNm đến lợi nhuận
Trang 16(7) Ảnh hưởng bởi nhân tố thuế suất đơn vị sản phNm
∆T = ∑Q1i(T1i – T0i)
- Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp:
∆L = ∆Q + ∆K + ∆P + ∆Z + ∆CBH + ∆CQL + ∆T
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Số liệu của đề tài chủ yếu được thu thập từ phòng kế toán Bên cạnh đó, bài viết còn thu thập thêm một số thông tin về thị trường xuất khNu từ phòng kinh
doanh
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Bài viết thu thập số liệu sơ cấp bằng cách xin ý kiến của các cô chú trong Công ty thông qua một số câu hỏi phỏng vấn và số liệu thứ cấp tại Công ty như: số liệu thu thập từ Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ phòng kế toán, Bảng cơ cấu thị trường xuất khNu từ Phòng kinh doanh Bên cạnh, bài viết còn thu thập thêm một số thông tin từ tạp chí, các website phục vụ thêm cho việc phân tích
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Bài viết sử dụng hai phương pháp chủ yếu để phân tích là: phương pháp thay
thế liên hoàn và phương pháp so sánh
- Phương pháp thay thế liên hoàn: dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận từ đó giúp Công ty đưa ra các giải pháp hợp lý
- Phương pháp so sánh: là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong các đề tài phân tích kinh doanh để xác định xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, bao gồm:
* Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
Trang 17Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
* Phương pháp so sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế
Trang 18CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO
3.1 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO 3.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Gentraco
3.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Gentraco được thành lập vào năm 1980 và được cổ phần hóa năm
1998 với tên gọi là Công ty Cổ Phần Thương Nghiệp Tổng Hợp và Chế Biến Lương Thực Thốt Nốt Công ty đã đạt được chứng nhận ISO 9001:2000 và HACCP vào tháng 11.2006 Vào ngày 08.01.2006, Công ty được đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Gentraco như sau :
- Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Gentraco
- Địa chỉ Trụ sở chính: 121 Nguyễn Thái Học, Huyện Thốt Nốt, Thàn phố Cần Thơ, Việt Nam
- Điện thoại: 07103.008471 - 07103.851246 - 07103.851879
- Fax: 07103.008471 - 07103.852118
- Email: gentracohead@hcm.vnn.vn
- Website: www.gentraco.com.vn
- Vốn đầu tư: 71.888.800.000 VNĐ năm 2008
- Giấy phép thành lập: Quyết định số 3463/1998/QĐ-CT-TCCB ngày 23/12/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Thốt Nốt thành Công ty Cổ phần Thương nghiệp Tổng hợp và Chế biến lương thực Thốt Nốt
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 1800241743 đăng ký lần đầu ngày 21/08/1998, đăng ký cấp lại và thay đổi lần 16 ngày 19/11/2008 do Sở Kês hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp
Cho đến nay, Gentraco đã khẳng định được tên tuổi mình trên thị trường và là thành viên chính thức của Hiệp hội lương thực Việt Nam Trong những năm qua, Gentraco đã cùng những thành viên khác trong Hiệp hội tham gia rất tích cực vào
Trang 192003- 2008 sản lượng gạo xuất khNu hàng năm của Công ty đạt từ 250.000 tấn đến 300.000 tấn Đồng thời, Gentraco còn là doanh nghiệp đứng trong Top 10 doanh nghiệp xuất khNu gạo lớn nhất của cả nước, là doanh nghiệp có uy tín, có cơ sở vật chất kỹ thuật mạnh, Công ty đã xây dựng được một hệ thống xí nghiệp chế biến gạo trực thuộc với dây chuyền sản xuất hiện đại, luôn được cải tiến và hệ thống nuôi trồng thủy sản sạch quy mô lớn Bên cạnh đó, Gentraco còn có các đơn vị trực thuộc khác là các điểm phân phối xăng dầu, phân phối hàng tiêu dùng với các nhãn hiệu nỗi tiếng như: Unilever, Vinamilk, Nokia, Samsung, Motorola và xe ô tô của Isuzu
* Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Gentraco sản xuất tất cả các loại gạo chất lượng cao như gạo trắng hạt dài 5%, 10%, 15%, 25%, 35% , 100% tấm, nếp và gạo thơm với lượng gạo xuất khNu khoảng 30,000 tấn/ tháng Gạo thơm Gentraco hiện đang có mặt tại thị trường Trung
Quốc Bên cạnh đó, gạo thơm mang nhãn hiệu MISS CAN THO và WHITE STORK cũng được bán ở thị trường trong nước Ngoài ra, Gentraco còn mở rông
kinh doanh sang các lĩnh vực như: kinh doanh xăng, dầu, xuất khNu thủy hải sản, kinh doanh bất động sản, điện thoại, thiết bị máy văn phòng, viễn thông, mua bán hàng tiêu dùng, bách hóa,…
3.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Theo quyết định số 3463/1998.QĐ.TTCB ngày 28/12/1998 của UBND Tỉnh
Cần Thơ Công ty Cổ Phần Gentraco có đầy đủ tư cách pháp nhân, phương thức hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng và có các chức năng sau:
- Thu mua lúa, gạo để gia công, chế biến gạo xuất khNu
- Môi giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa; góp vốn, mua cổ phần
- Mua bán thực phNm, thủy sản
- Làm đại lý phân phối xăng dầu và điện thoại di động
Trong các chức năng trên thì chức năng thu mua lúa gạo để gia công, xuất khNu luôn giữ vai trò chủ đạo đối với Công ty Cổ phần Gentraco
Trang 20* Nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Gentraco
Cùng với các chức năng trên, Công ty Gentraco còn có những nhiệm vụ sau:
- Tuân thủ luật pháp của Nhà nước, quy định của Bộ Tài chính trong việc hạch toán và lập các Báo cáo tài chính, Báo cáo kế hoạch
- Cải thiện và chăm lo đời sống của Công nhân viên trong Công ty
- Thực hiện và làm tròn các nghĩa vụ đối với Nhà nước về các khoản thuế, phí,
- Không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng hợp tác trong và ngoài nước để góp phần tích cực vào việc xuất khNu gạo và thủy sản
- Quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách có hiệu quả
- Góp phần tích cực trong việc phân phối lao động xã hội, tiến hành chăm lo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, chuyên môn cho đội ngũ nhân viên trong Công ty,…
Trang 213.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
P
Kinh doanh nội địa
CN
TP HCM
P
Công nghệ thông tin
P Kỹ thuật
P
Hành chính Quản trị
CN chế biến gạo
XK
số 1
P Đầu
tư & Quan
hệ công chúng
TT
Xăng dầu
TT
Điện thoại
PX
Sản xuất 1A
PX
Sản xuất 1B
PX
Chế biến gạo cao cấp
Trang 223.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
a Ban Giám Đốc ( gồm 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc )
- Giám đốc: Công ty được tổ chức điều hành theo chế độ một Thủ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, định hướng các chiến lược kinh doanh
- Phó Giám đốc: là người trực thuộc dưới quyền Giám đốc, là người cộng tác đắc lực phụ trách trực tiếp Phòng Kế toán Tài chính và khâu xây dựng cơ bản khi có nhu cầu Đồng thời, chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc về kết quả công việc được giao
b Phòng Kế toán Tài chính
- Giúp Công ty quản lý toàn bộ hàng hóa, tài sản của Công ty
- Chấp hành các chế độ quản lý và tổng hợp báo cáo tài chính định kỳ
- Theo dõi, phản ánh chính xác tình hình vốn của công ty theo chế độ hiện hành
- Thường xuyên thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra tài chính
- Thực hiện chế độ ngân sách theo quy định của Nhà nước
- Giúp Công ty phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu từ đó đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo qui định của pháp luật
c Phòng kinh doanh
Chức năng của Phòng Kinh doanh là xây dựng và thực hiện khối lượng mua bán hàng hóa, thống kê và phân tích các hoạt động kinh tế, tiếp thị và điều động kinh doanh cụ thể qua việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn, kế hoạch sử dụng vốn, tiến hành điều chỉnh kế hoạch theo tình hình mới, tổng hợp tình hình hoạt động và báo cáo Giám đốc để có quyết định kịp thời Ngoài ra, Phòng Kinh doanh còn có chức năng soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, đề xuất chiến lượt giá nhằm thu hút khối lượng mua vào hay đNy mạnh khối lượng hàng hóa
bán ra
Trang 23d Phòng Hành chính nhân sự
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, có chức năng tổ chức công tác lao động, tiền lương, bảo vệ, văn thư, bảo hiểm,…Trong đó, quan trọng là tổ chức việc tuyển mộ nhân viên, điều động công nhân viên trong nội bộ Công ty, thi hành kỹ luật, khen thưởng và các định mức về lao động, tiền lương…
- Nhà nước có nhiều chính sách kích cầu, hỗ trợ giảm và giãn thuế cho doanh nghiệp Việt Nam trong quí IV năm 2008 tạo thuận lợi cho sự phát triển của Công ty
- Công ty luôn được hỗ trợ tích cực từ UBND Thành phố, các Sở Ban ngành địa phương trong suốt quá trình hoạt động
- Năm 2008, Gentraco tiếp tục cải tổ hoạt động kinh doanh với việc sắp xếp lại các bộ phận kinh doanh, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuNn ISO
9001 – 2000, HACCP, công tác nhân sự, đào tạo huấn luyện được đặc biệt chú trọng
- Việc đầu tư mở rộng nâng cao năng lực sản xuất liên tục được thực hiện Công ty thường xuyên cải tiến máy móc, thiết bị, áp dụng các phương pháp quản lý mới hiện đại vào công tác quản lý
- Công tác tiếp thị, Marketing được đầu tư tốt, thương hiệu Gentraco ngày càng phát triển, tạo lập được nhiều kênh thị trường và khách hàng mới; mối quan hệ với
Trang 24khách hàng, nhà cung cấp ngày càng được thắt chặt hơn; uy tín của Gentraco trên thị
trường gạo thế giới cũng như ngành lương thực Việt Nam ngày càng tăng
3.1.3.2 Khó khăn
- Chính sách Nhà nước điều hành hoạt động xuất khNu gạo không ổn định, chủ trương dừng ký hợp đồng xuất khNu mới từ tháng 03/2008 đến hết quý 2/2008 làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
- Khủng hoảng tài chính toàn đã cầu khiến cho nhu cầu tiêu dùng gạo có phần
bị sụt giảm
- Biến động tăng lãi suất và thắt chặt tín dụng trong những tháng đầu năm 2008
đã làm cho Công ty bị động tiền mặt trong thu mua gạo nguyên liệu và khó khăn với phần lớn vốn hoạt động từ nguồn vay ngân hàng trong khi nhu cầu mở rộng, phát triển ngành hàng kinh doanh, xây dựng mạng lưới tiêu thụ chịu áp lực về vốn cao, chi phí lãi vay tăng cao (chi phí tài chính năm 2008 là 172 tỷ đồng)
- Biến động tỷ giá USD liên tục giảm vào đầu năm 2008 cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của một số đơn hàng
- Tình hình chi phí sản xuất, chi phí lưu thông biến động tăng theo lạm phát ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Công ty
Trang 253.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Gentraco qua ba năm 2006, 2007 và năm 2008
Bảng 3.1: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM
Trang 26Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Gentraco, ta nhận thấy rằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đã tăng từ 1.878.809 triệu đồng năm 2006 lên 1.975.605 triệu đồng năm 2007, tức là tăng 96.796 triệu đồng hay tăng 5,15% so với năm 2006 Sang năm 2008, doanh thu của Công ty đã lên rất cao, từ 1.975.605 triệu đồng năm 2007 đã vươn lên đạt mức 3.525.753 triệu đồng tức tăng 1.550.148 triệu đồng hay tăng 78,46% Doanh thu năm 2007 tăng nhưng không cao so với năm 2006 là do chính sách điều hành xuất khNu của nhà nước không ổn định làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khNu của Công ty, chính sách điều hành xuất khNu của Nhà nước chỉ tập trung vào các Hợp đồng cung cấp gạo cho thị
trường Philippines, Indonesia, Malaysia làm giảm sản lượng xuất khNu theo các hợp
đồng thương mại Mặc dù hoạt động xuất khNu của công ty gặp nhiều khó khăn nhưng doanh thu của Công ty vẫn khả quan tăng 5,15% so với năm 2006 là do ngoài những khách hàng truyền thống như Olam, Louis dreyfus, Công ty đã từng bước thâm nhập vào các thị trường mới, khó tính Năm 2007, Công ty đã thành công trong việc mở rộng thị trường ở Đài Loan, EU, Australia, New Zeleand, Mỹ Bên cạnh đó, các mặt hàng gạo chất lượng cao của Gentraco như gạo nếp tách màu, gạo thơm đóng túi nhỏ đã có thị phần tốt ở Đài Loan và Úc Riêng năm 2008, doanh thu của Công ty tăng cao 78,46% so với năm 2007 là do Công ty có nhiều thuận lợi trong hoạt động chế biến và xuất khNu gạo, cụ thể là giá gạo có lúc lên đến 950USD/ tấn làm tăng doanh thu của ngành gạo, ngoài ra chính sách kích cầu, hỗ trợ giảm và giãn thuế cho doanh nghiệp Việt Nam trong quí IV năm 2008 đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của Công ty
Cùng với sự gia tăng của doanh thu thì các khoản mục chi phí của Công ty cũng gia tăng không kém, cụ thể là chi phí giá vốn hàng bán đã gia tăng từ 1.761.098 triệu đồng năm 2006 lên 1.852.087 triệu đồng năm 2007 tức tăng 90.989
triệu đồng hay tăng 5,17% và năm 2008 là 3.186.052 triệu đồng tức tăng 1.333.965
triệu đồng hay tăng 72,02% so với năm 2007 và tăng 80,91% so với năm 2006 Mặc
dù tốc độ gia tăng của chi phí giá vốn hàng thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nhưng chúng ta có thể thấy rằng tốc độ gia tăng của chi phí giá vốn như vậy sẽ
Trang 27của chi phí giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng gia tăng, cụ thể là chi phí bán hàng tăng từ 64.176 triệu đồng năm 2006 lên 64.192 triệu đồng năm 2007 và ở mức 86.133 triệu đồng năm 2008 tức tăng 21.941 triệu đồng hay tăng 34,18% so năm 2007 và tăng so với năm 2006 là 21.957 triệu đồng hay tăng 34,21% và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 là 11.507 triệu đồng tăng lên mức 16.705 triệu đồng năm 2007 tức tăng 5.198 triệu đồng hay tăng 45,17% và năm 2008 ở mức là 32.246 triệu đồng tức tăng 93,03% so với năm 2007
và tăng 180% so với năm 2006 Nguyên nhân của sự gia tăng các khoản mục chi phí của Công ty là do giá thành nguyên vật liệu, chi phí lưu thông tăng theo tốc độ tăng của lạm phát Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu tăng cao là do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh lương thực trong vùng, mở rộng điểm thu mua, công suất sản xuất ngày càng được nâng cao Ngoài ra, sự biến động giá cả nguyên liệu đầu vào còn do ảnh hưởng của những biến động xấu của thị trường mà chủ yếu là cuộc khủng hoảng lương thực đã đNy giá lúa trên thị trường lên đến 7.000 đồng/kg đã đNy chi phí giá vốn của sản phNm gạo lên mức cao Bên cạnh đó, chính sách mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công
ty đã đNy chi phí quản lý doanh nghiệp lên cao với mức 32.246 triệu đồng năm
2008
Qua kết quả phân tích của bảng 3.1 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí giá vốn, cụ thể là tốc độ tăng trưởng của doanh thu năm 2007 so với 2006 là 105,15% và tốc độ tăng trưởng của năm 2008 so với năm 2007 là 178,46% trong khi tốc độ tăng trưởng của chi phí giá vốn hàng bán năm 2007 so vơi năm 2006 là 105% và năm 2008 so với năm 2007 là 172,02%, tốc
độ tăng trưởng của chi phí bán hàng năm 2007 là 100,03%, năm 2008 là 134,18% Mặc dù khoản cách giữa tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ so với chi phí giá vốn là không cao nhưng đã bù đắp được các khoản chi phí
mà Công ty đã bỏ ra và kết quả mang lại là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty Gentraco năm 2007 đạt 24.648 triệu đồng tăng 5.595 triệu đồng (tức tăng 29,37%) so với năm 2006 và đến năm 2008 lợi nhuận thuần của Công ty đã lên
Trang 283.1.5 Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế cả nước và nhằm mục tiêu phát triển một cách ổn định và bền vững, Công ty cổ phần Gentraco đã và đang có những bước
đi phù hợp trong những năm qua, mang lại sự phát triển cao cho Công ty cụ thể là tốc độ tăng trưởng của Công ty luôn ở mức cao trên 20% Chiến lược phát triển trung hạn của Công ty sẽ được định hướng một cách cụ thể như: tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiến lược
- Vốn chủ sở hữu tối thiểu đạt 300 tỷ đồng
- Trở thành một tập đoàn lớn kinh doanh nhiều ngành nghề
- Xây dựng văn hóa đặc trưng Gentraco
- Xây dựng thương hiệu Gentraco nằm trong top 50 Công ty lớn nhất Việt Nam
- Đưa thương hiệu gạo thơm “Miss Can Tho” và “White Stork”, quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam
- Hệ thống phân phối với mạng lưới đại lý bao phủ toàn vùng ĐBSCL cung cấp các mặt hàng lương thực và tiêu dùng
- Thương hiệu Gentraco có mặt và phát triển mạnh ở thị trường nội địa cũng như Châu Âu và Mỹ với các sản phNm gạo và nếp cao cấp
3.1.5.2 Sứ mạng
Công ty cổ phần Gentraco cam kết phát triển vì lợi ích cộng đồng, tạo ra giá trị bền vững cho cổ đông, tạo môi trường làm việc lý tưởng
3.1.5.3 Giá trị cốt lỗi
- Lấy chất lượng đẳng cấp Quốc tế làm nền tảng
- Lấy tin thần hợp tác – phát triển làm phương châm hành động
- Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động
Trang 29- Lấy sự khác biệt hóa làm chiến lược cạnh tranh
3.1.5.4 Mục tiêu chiến lược
- Tăng trưởng khoảng 30% hàng năm
- Tỷ lệ chia cổ tức bình quân 20% hàng năm
- Trở thành một trong 50 Công ty đứng đầu ở Việt Nam về môi trường làm việc trong cách ứng xử, giá trị chân thực và tin thần trách nhiệm cao ở tất cả các cấp, các bộ phận
- Niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
3.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GENTRACO
3.2.1 Phân tích tình hình doanh thu của Công ty Cổ phần Gentraco
3.2.1.1 Phân tích doanh thu theo thành phần
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, qua Bảng 3.2 ( xem trang 30) chúng ta nhận thấy tổng doanh thu của Công ty cổ phần Gentraco có nhiều biến động rất khả quan, cụ thể là tổng doanh thu của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng đáng
kể là 106.657 triệu đồng (tức tăng 5,63%)
Trang 30Bảng 3.2: DOANH THU THEO THÀNH PHẦN CỦA CÔNG TY GENTRACO QUA BA NĂM
Trang 31Sự gia tăng của tổng doanh thu năm 2007 chủ yếu là do ảnh hưởng của hai thành phần doanh thu là: doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động tài chính, cụ thể:
- Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007 của Công ty tăng lên một lượng lớn so với năm 2006 là 96.796 triệu đồng tương ứng với mức 5,15% Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do doanh thu từ mặt hàng gạo và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng so với 2006 vì sản lượng gạo cung ra thị không
đủ so với nhu cầu nội địa và xuất khNu đã đNy giá gạo lên khá cao trong khi thị trường xuất khNu của Công ty được mở rộng hơn so với năm 2006, đối với mặt hàng nguyên liệu thức ăn cũng vậy năm 2007 là năm giá nguyên liệu thức ăn dành cho chăn nuôi và thủy sản biến động tăng đã mang về cho Công ty một nguồn thu lớn với giá trị là 267.768 triệu đồng Bên cạnh đó các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty lại không có biến động nhiều so với năm 2006 chỉ tăng 0,428 triệu đồng nên không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần của doanh nghiệp
- Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2007 cũng tăng lên một mức lớn là 10.054 triệu đồng tương ứng với mức 82,84% so với năm 2006 Doanh thu hoạt động tài chính tăng chủ yếu là do Công ty thu được một khoản tiền lớn từ chênh lệch tỷ giá do bán ngoại tệ, cổ tức, lợi nhuận được chia, thu lãi trả chậm Trong đó, đáng chú ý nhất là khoản thu từ lãi đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu và tín phiếu đạt mức 12.731 triệu đồng chiếm 57% trong tổng số doanh thu hoạt động tài chính
Tuy nhiên, qua bảng 3.2 chúng ta thấy: bên cạnh sự gia tăng của doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính thì doanh thu từ hoạt động khác năm 2007 lại bị giảm nhẹ so với năm 2006, cụ thể là doanh thu từ hoạt động khác của Công ty đã giảm 192 triệu đồng so với năm 2006 ( tức giảm 9,53%) Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2007, công ty không có phát sinh các khoản thu từ thanh lý và nhượng bán tài sản cố định
Như vậy, do doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính tăng cao đã bù đắp được sự sụt giảm của doanh thu hoạt động khác và kết quả mang lại là tổng doanh thu năm 2007 đã tăng 106.657 triệu đồng so với năm 2006 Đây
Trang 32Sang năm 2008, tổng doanh thu của Công ty lại tiếp tục tăng cao, cụ thể là tổng doanh thu năm 2008 đã tăng 78,32% (tức tăng 1.566.109 triệu đồng) so với năm 2007 Nguyên nhân là nhờ sự gia tăng đồng loạt của các thành phần doanh thu, trong đó phải kể đến nhiều nhất là sự gia tăng của doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty, cụ thể: doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty đã tăng 1.477.865 triệu đồng (gấp 174,81%) so với năm 2007 Trong đó, nguyên nhân làm cho doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 của công ty tăng cao là
do doanh thu từ sản phNm gạo tăng 91,88%, từ xăng dầu tăng 74,43%, từ điện thoại tăng 48,87% so với năm 2007 Qua bảng 3.3 (xem trang 34), chúng ta có thể thấy rằng: doanh thu của Công ty Gentraco có thể tăng cao hơn tỷ lệ 174,81% so với năm
2007 nếu các khoản thu từ mặt hàng cá, gỗ và mặt hàng khác không bị sụt giảm lần lược giảm 71,07%, 29,82%, 93,63% so với năm 2007 Nguyên nhân của sụt sụt giảm các khoản thu này là do hai thị trường xuất khNu thủy sản chính của Công ty là
Mỹ và Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, các nhà đầu
tư Mỹ lần lược rút vốn đầu tư khỏi Châu Âu nên khiến cho đồng Euro và đồng bảng Anh bị mất giá làm cho các nhà nhập khNu ở Châu Âu bị lỗ nặng Bên cạnh đó, Bộ nông nghiệp Mỹ đang trong quá trình triển khai Dự luật Nông nghiệp 2008 trong đó
có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khNu cá tra của Việt Nam và đưa cá tra vào danh sách thuộc diện quản lý của Bộ nông nghiệp Mỹ từ đó đã làm cho việc xuất khNu các mặt hàng thủy sản của Công ty nói riêng và cả nước nói chung đều gặp phải khó khăn và cuối cùng đã dẫn đến giá cả xuất khNu của mặt hàng thủy sản đồng loạt giảm giá Mặc dù vậy, năm 2008 Công ty Gentraco vẫn có nhiều thuận lợi trong hoạt động chế biến và xuất khNu gạo như: thị trường nông sản thế giới biến động theo hướng cung không đủ cầu đã làm cho giá gạo thế giới có lúc lên đến 900 – 950USD/tấn Bên cạnh đó, thị trường xuất khNu gạo của Công ty đã được mở rộng đến 47 quốc gia điều này cho thấy Công ty Gentraco đang có những bước phát triển tích cực
Đi cùng với sự gia tăng của doanh thu từ hoạt động kinh doanh, năm 2008 cũng là năm Công ty có được một nguồn thu lớn từ hoạt động tài chính, cụ thể:
Trang 33lên mức 66.033 triệu đồng năm 2008 tức tăng 43.843 triệu đồng hay tăng 197,58%
về tỷ lệ so với năm 2007 Trong đó nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do các khoản thu từ lãi tiền gửi tăng 272,94%, thu lãi trả chậm, cho vay tăng 590,20%,
cổ tức và lợi nhuận được chia tăng 14,51 %, thu lãi từ chênh lệch tỷ giá tăng 2.218,86%, doanh thu hoạt động tài chính khác tăng 213,96% so với năm 2007
Không giống như năm 2007, năm 2008 Công ty Gentraco có phát sinh thêm khoản thu từ nhượng bán và thanh lý tài sản cố định với số tiền là 42.510 triệu đồng
đã đNy doanh thu từ hoạt động khác của công ty từ 1.826 triệu đồng năm 2007 lên 46.227 triệu đồng năm 2008 tức tăng 44.401 triệu đồng hay tăng 2,431% so với năm
2007 Bên cạnh khoản thu từ việc phát sinh thêm nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định, khoản thu nhập khác của công ty tăng lên còn do sự gia tăng của các khoản thu từ tiền thưởng giải phóng tàu nhanh, thu từ các chương trình khuyến mãi Tất cả đã góp phần làm cho doanh thu từ thu nhập khác của Công ty tăng 2,431% so với năm
2007
Với những phân tích trên, chúng ta có thể kết luận rằng: tổng doanh thu năm
2008 của Công ty Gen traco tăng 78,32% so với năm 2007 là do sự gia tăng của ba khoản thu lớn là: doanh thu từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác Đồng thời, phân tích này cũng cho thấy Công ty đang có những bước phát triển rất tốt
Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của
Công ty qua ba năm
Trang 343.2.1.2 Phân tích doanh thu theo cơ cấu các mặt hàng chủ yếu
Bảng 3.3 DOANH THU CHI TIẾT THEO CÁC LOẠI SẢN PHẨM
Đơn vị tính: triệu đồng
(Ngu ồn: Phòng kế toán)
Trang 35Qua bảng 3.3 cho thấy doanh thu của công ty theo cơ cấu mặt hàng được thể hiện
như sau:
a Mặt hàng gạo
Trong tất cả các mặt hàng kinh doanh của Công ty cổ phần Gentraco, mặt hàng gạo luôn đóng vai trò quan trọng nhất và là mặt hàng chủ lực của Công ty vì nó luôn chiếm một khoản thu lớn nhất trong tổng doanh thu của Công ty Qua bảng 3.3 chúng ta thấy: doanh thu từ mặt hàng này luôn tăng qua các năm, cụ thể là doanh thu
từ mặt hàng gạo tăng từ mức 1.200.035 triệu đồng năm 2006 lên mức 1.318.644 triệu đồng năm 2007 tức tăng 9,88% và đến năm 2008 doanh thu của gạo đạt 2.530.271 triệu đồng tăng 91,88% so với năm 2007 và tăng 110,85% so với năm
2006 Nguyên nhân là do thị trường lương thực thế giới biến động theo hướng cung không đủ cầu bởi các quốc gia có “quyền lực” có tác động đến thị trường lương thực thế giới đều có những biến động về tình hình cung ứng lương thực, cụ thể: Ấn Độ phải giảm tiến độ xuất khNu gạo và nhập khNu thêm lúa mì để bù đắp lượng gạo thiếu hụt, Inđônêxia trước đây không nhập khNu gạo, năm nay cũng phải nhập khNu hơn 1,3 triệu tấn Đặc biệt, Ôxtrâylia, nước sản xuất lúa mì lớn trên thế giới với sản lượng khoảng 24 triệu tấn/năm, nhưng năm 2007 chỉ thu hoạch được khoảng 9 triệu tấn Ngay cả vụ lúa mì mới năm 2008 của Ôxtrâylia dự kiến cũng chỉ thu hoạch ở khoảng 12-13 triệu tấn và vẫn tiếp tục giảm Song song đó, việc cắt giảm sản lượng ngô từ “túi” lương thực sang “túi” nhiên liệu để sử dụng điều chế ethanol thay cho xăng của Mỹ cũng ảnh hưởng đến thị trường lương thực Những tác động này đã góp phần làm cho cung - cầu lương thực trên thị trường thế giới biến động lớn và làm cho mặt hàng gạo của Việt Nam “lên ngôi” Do nhu cầu tăng mạnh, nên có thể nói xuất khNu gạo năm 2007 luôn ở trong tình trạng không có hàng để bán đã dẫn đến giá gạo bình quân xuất khNu của Việt Nam năm 2007 đạt 295 USD/tấn, tăng 41 USD/tấn so với năm 2006
Sang năm 2008, tình trạng thiếu hụt lương thực ở các nước trên thế giới vẫn còn ở mức cao do tình hình lũ lụt, hạn hán ở nhiều nước vẫn còn tiếp tục xảy ra dẫn đến nông sản sẽ thiếu hụt, đặc biệt là lúa mì bị giảm sản lượng nghiêm trọng nên
Trang 36Lan nước xuất khNu gạo lớn nhất thế giới chỉ dự kiến xuất khNu khoảng 8,7 triệu tấn, giảm so với năm 2007 do tồn kho giảm Ở Ấn Độ do thiếu hụt lúa mì và ngô nên dự kiến xuất khNu khoảng 3,5 triệu tấn sẽ không thực hiện được Trung Quốc có khả năng không xuất khNu và tăng nhập khNu gạo, nông sản Trong khi đó nhu cầu nhập khNu lại tăng cao ở một số nước như Bangladesh dự kiến nhập khNu 1 triệu tấn và Philippines nhập khoảng 2 triệu tấn đã đNy giá gạo xuất khNu của Việt Nam tăng cao, cụ thể: giá của gạo 5% tấm xuất khNu của nước ta đạt 400 USD/tấn, tăng trung bình 105 USD/tấn so với năm 2007, gạo 25% cũng tăng lên đến 370 USD/tấn Đáng chú ý là giá gạo xuất khNu của Việt Nam vào tháng 04 năm 2008 có khi lên đến 1.050 USD/tấn đã tạo nên một nguồn thu khổng lồ cho Công ty trong khi thị trường xuất khNu của Công ty đang mở rộng đến 47 quốc gia và có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai
b Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Bên cạnh mặt hàng gạo, nguyên liệu thức ăn cũng là mặt hàng có sự đóng góp không nhỏ vào tổng doanh thu của Công ty, cụ thể là doanh thu từ nguyên liệu thức ăn năm 2006 đạt 186.400 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,92% trong tổng doanh thu và năm 2007 là 267.768 triệu đồng chiếm 13,55% tổng doanh thu, tăng 43,65%
về tỷ lệ so với năm 2006, năm 2008 là 336.918 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,56% và tăng 25,82% so với năm 2007 Nguyên nhân là do doanh thu từ bã đậu nành tăng từ 233.530 triệu đồng năm 2007 lên mức 322.952 triệu đồng năm 2008, và năm 2008 công ty Gentraco có thêm khoản thu mới từ thức ăn cho cá là 784 triệu đồng Bên cạnh đó, thị trường cung ứng của mặt hàng này đang được mở rộng và giá cả của nó tăng theo sự gia tăng của tốc độ lạm phát và lãi suất ngân hàng
c Xăng dầu
Qua bảng 3.3 cho thấy, doanh thu từ mặt hàng này là không ổn định qua các năm, cụ thể: doanh thu từ xăng dầu năm 2006 là 30.325 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,61% trong tổng doanh thu, tuy nhiên sang năm 2007 doanh thu của mặt hàng này
đã giảm xuống còn 14,138 triệu đồng tức giảm 53,38% so với năm 2006 và chiếm 0,72% trong tổng doanh thu Đến năm 2008, doanh thu từ xăng dầu có khả quan hơn
Trang 37với năm 2007 nhưng nếu so với năm 2006 thì vẫn còn thấp hơn 18,68% Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự biến động của thị trường xăng dầu thế giới, bạo động chiến tranh và chính sách cấm vận của Mỹ ở Trung Đông đã làm giảm sản lượng dầu cung ứng trên thị trường, dẫn đến giá cả xăng dầu tăng đột biến có lúc lên đến 17.000 đồng/lít, giá cả xăng dầu tăng khiến cho người dân có xu hướng tiết kiệm hơn trong việc sử dụng xăng dầu nên đã làm cho sản lượng xăng dầu của Công
ty tiêu thụ tại thời điểm 2007 và năm 2008 rất kém nên đã làm giảm doanh thu của Công ty
d Điện thoại
Đứng thứ hai về tỷ trọng trong tổng doanh thu của Công ty là những khoản thu từ lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động và thẻ nạp tiền điện thoại Tuy nhiên, doanh thu từ mặt hàng này đang có những biến động không tốt, cụ thể là doanh thu của mặt hàng điện thoại, thẻ và dịch vụ điện thoại năm 2006 đạt mức 424.314 triệu đồng chiếm tỷ trọng 22,58% trong tổng doanh thu sang năm 2007 giảm xuống còn 290.504 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14,70% trong tổng doanh thu và giảm 31,54% về
tỷ lệ so với năm 2006 Đến năm 2008 doanh thu từ các mặt hàng này có khả quan hơn năm 2007, cụ thể là đạt mức 432.474 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,27% tổng doanh thu Nguyên nhân khiến cho thu nhập từ mặt hàng này không ổn định và không mấy tốt là do sức ép cạnh tranh từ thị trường vì số lượng cửa hàng điện thoại
di động mọc lên ngày càng nhiều từ đó làm giảm thị phần của Công ty Bên cạnh đó, giá bán sản phNm của Công ty chưa thực sự phù hợp, thường cao hơn khoản 10.000 đồng/chiếc điện thoại so với một số cửa hàng lớn như: Phương Tùng, Ninh Kiều nên không thu hút được khách hàng dẫn đến doanh thu từ mặt hàng này bị sụt giảm 31,54% vào năm 2007 Sang năm 2008, chính sách giá bán đối với mặt hàng này của Công ty có phần cải thiện hơn và công tác quản lý ở bộ phận bán hàng ngày càng được nâng cao, thái độ cư xử của nhân viên cũng niềm nở hơn nên đã làm cải thiện được doanh thu đối với mặt hàng này
e Mặt hàng cá tra
Các mặt hàng từ thủy sản luôn là vấn đề nóng bỏng hiện nay bởi sự thăng
Trang 38công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực trong đó có cá tra nên doanh thu từ mặt hàng này cũng có ảnh hưởng đến tổng doanh thu của Công ty, cụ thể là doanh thu từ cá tra của Công ty năm 2006 đạt 22.155 triệu đồng chiếm 1,18% tỷ trọng trong tổng doanh thu, sang năm 2007 doanh thu của sản phNm này đã tăng lên mức 30,058 triệu đồng, chiếm 1,52% trong tổng doanh thu Tuy nhiên, sang năm 2008 thì doanh thu
từ cá tra đã bị sụt giảm nghiêm trọng chỉ còn 8.696 triệu đồng Nguyên nhân là do thị trường Nga đã siết chặt rào cản về chất lượng đã làm ảnh hưởng tới tốc độ xuất khNu mặt hàng sang Nga trong năm 2007 Một nguyên nhân nữa là do Công ty chưa đáp ứng được đồng bộ về chất lượng cho các thị trường lớn Bên cạnh đó, các ngân hàng Mỹ đang thắt chặt tín dụng khiến cho các nhà nhập khNu của Mỹ không có vốn
để mua hàng,…dẫn đến sản lượng cá tra xuất khNu của công ty nói riêng và cả nước nói chung bị sụt giảm dẫn đến làm giảm doanh thu
f Những mặt hàng khác
Ngoài những mặt hàng trên thì Công ty Gentraco còn có thu nhập từ các mặt hàng như: gỗ, bất động sản, cho thuê văn phòng nhưng tỷ trọng không đáng kể so với tổng doanh thu Đặc biệt là năm 2008 Công ty có kinh doanh thêm hàng tiêu dùng và hàng thực phNm, góp phần làm tăng tổng doanh thu của Công ty thêm 185.904 triệu đồng
3.2.1.3 Phân tích doanh thu theo thị trường
Qua những thông tin từ bảng 3.4 (xem trang 39) cho thấy tổng doanh thu của Công ty Cổ phần Gentraco không những có được từ nguồn thu của thị trường trong nước mà còn bao gồm cả thị trường xuất khNu
a Thị trường nội địa
Những số liệu được cung cấp từ Bảng doanh thu theo cơ cấu thị trường cho thấy: doanh thu từ thị trường nội địa của công ty Gentraco không ngừng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2006 đạt 687.335 triệu đồng chiếm 36,58% về tỷ trọng trong tổng doanh thu, sang năm 2007 mức doanh thu này đã lên đến 717.186 triệu đồng tăng 29.851 triệu đồng (tức tăng 4,16%) so với năm 2006 Sang năm 2008 con số này đã tăng lên đáng kể, đạt mức 2.111.447 triệu đồng tăng 1.394.261 triệu đồng