1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc

73 862 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ

Trang 1

Chương 1

GIỚI THIỆU1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu:

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển lên một cấp độ mới, nền kinh tếhội nhập Điều đó đang đặt ra cho các chủ thể kinh doanh của nền kinh tế phải đốimặt với những thách thức mới Đó là làm thế nào để có thể tồn tại, đứng vững vàphát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh như vậy, hoạt động tín dụng ngân hàng được xem như là mộtmắt xích trọng yếu trong hoạt động kinh tế Với vai trò trung gian tài chính của nềnkinh tế, thông qua ngân hàng, các nguồn lực được phân bổ sử dụng một cách hợp lívà hiệu quả Thông qua việc cung ứng nguồn vốn, tín dụng ngân hàng có tác dụngrất lớn tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi hộitụ đầy đủ các yếu tố về phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, giao thông vận tải…Kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp ngày càng muốn trang bị cho mình một sứcmạnh cạnh tranh, cũng như cần có đủ vốn để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình.

Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ với vai trò là ngânhàng thương mại đã và đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động, khẳng định vịthế của mình đối với kinh tế địa phương Làm thế nào để bổ sung được vốn cho nềnkinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động là điều mà các ngân hàng quan tâm,Ngân Hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ Ngàytừng bước khẳnh định là cầu nối giữa nơi cần vốn và nơi thiếu vốn, đáp ứng kịp thờinhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Hoạtđộng tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, đã góp phần quan trọng vào việctạo thu nhập cho ngân hàng cũng như hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế củatỉnh nhà

Trang 2

Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng, chonên em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Phân tích hiệu quả hoạt độngkinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:1.2.1 Mục tiêu chung:

- Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Liên DoanhINDOVINA chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm gần đây và đề ra các giải pháp cụthể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín của ngân hàng trong tương lai.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Liên DoanhINDOVINA chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2004-2006) để thấy được sự biến độngcủa kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm vừa qua.

- Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhằm thấy được thưc trạng huyđộng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, tìm ra được những mặt mạnh vàmặt yếu của ngân hàng.

- Qua việc phân tích hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra một số biện pháp nângcao hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:

- Ngân hàng trong thời gian qua làm ăn có hiệu quả không?

- Có đủ vững chắc trước bất kỳ chấn động chính trị, kinh tế, xã hội nàokhông?

- Kết quả tài chính(lỗ, lãi), tài sản Có và các rủi ro có thể của tài sản Có, khảnăng thanh toán tiền mặt, vốn tự có, sự tăng trưởng hoạt động của ngân hàngnhằm đánh giá tiềm năng và năng lực của NH.

Trang 3

Tình hình nguồn vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng.Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Trang 4

Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng tình hình thựchiện kế hoạch.

Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dàihạn.

Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích.

Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạtđộng của doanh nghiệp.

Trang 5

Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất kế toán quản trị.

2.1.1.4 Nội dung :

Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trìnhhướng đến kết quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng,được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế Nó không chỉ đánh giá biến động mà cònphân tích các nhân tố phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân tố với chỉ tiêuphân tích.

Vậy trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế cùng với việc xácđịnh mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu Xây dựng mốiliên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh được tính phức tạp đa dạng của nộidung phân tích.

2.1.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.2.1 Thế nào là ngân hàng thương mại :

_ Ngân hàng Thương mại là tổ chức tài chính nhận gửi tiền và cho vay tiền._ Ngân hàng Thương mại là tổ chức tài chính có giấy phép kinh doanh củachính phủ để cho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi, kể cả các tài khoản tiền gửimà dựa vào đó có thể dùng các tờ séc.

_ Ngân hàng Thương mại là nơi trực tiếp giao dịch với công chúng để nhận kýthác cho vay và cung ứng những dịch vụ tài chính.

_ Điều 1 của pháp lệnh Ngân hàng Việt Nam: Ngân hàng Thương mại là tổchức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi củakhách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó cho vay Thực hiện nghiệpvụ chiết khấu thương phiếu và làm phương tiện thanh toán.

Tóm lại, Ngân hàng Thương mại có thể định nghĩa như sau: Ngân hàngThương mại là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, huy độngvốn cho vay chiết khấu bảo lãnh dịch vụ thanh toán và cung cấp các dịch vụ khác.

2.1.2.2 Chức năng của ngân hàng thương mại : a/Tạo tiền :

Một trong những chức năng chủ yếu của Ngân hàng Thương mại là khả năngtạo tiền và huỷ tiền Tạo tiền cùng với chức năng khác của Ngân hàng Thương mại

Trang 6

hợp thành một hệ thống các chức năng, phản ánh bản chất của các Ngân hàngThương mại Chức năng này được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng vàđầu tư, trong mối quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng Trung Ương của mỗi nước Nếutín dụng Ngân hàng được mở ra để tạo điều kiện cho quá trinh sản xuất kinh doanhvà những hoạt động của nó thì trong những trường hợp sản xuất không thực hiệnđược và nguồn tích luỹ khác sẽ bị hạn chế Hơn nữa, các đơn vị sản xuất có thể bị ứđọng vốn, không sản xuất được vào quá trình sản xuất ở mọi thời điểm, nhưng lạithiếu vốn kinh doanh ở thời điểm khác.

Trong nền kinh tế, bao giờ và lúc nào cũng phải tôn trọng một nguyên tắc quantrọng là cung tiền tệ phải vừa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, với tốc độ pháttriển kinh tế dự kiến Nếu tiền cung ứng tăng quá nhanh tất yếu lạm phát sẽ xuấthiện và những hậu quả của nó đương nhiên nền kinh tế phải gánh chịu Các Ngânhàng Thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách này,trong mối quan hệ với Ngân hàng Trung Ương của mỗi nước Tín dụng Ngân hàng,trong trường hợp này, thực hiện vai trò của nó như là kênh dẫn để thông qua đó, tiềncung ứng tăng lên hoặc giảm xuống phù hợp với chính sách tiền tệ quốc gia.

b/Cơ chế thanh toán:

Bên cạnh chức năng tạo tiền, các Ngân hàng Thương mại còn thực hiện mộtchức năng khác là đưa ra cơ chế thanh toán, hay nói cách khác, sự vận động vốn làmột trong những chức năng quan trọng do các Ngân hàng Thương mại thực hiện Ởcác nước phát triển và đang phát triển phần lớn công tác thanh toán được thực hiệnthông qua séc và thẻ thanh toán.

Phần lớn séc thanh toán trong nước được thực hiện bằng thanh toán bù trừ,thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại Việc phát hành séc để rút tiền từ tàikhoản tiền gửi và ký thác trong cùng một Ngân hàng thật ra đó là sự chuyển vốn từtài khoản này sang tài khoản khác, và nếu giữa hai Ngân hàng trong cùng một địabàn sẽ tiến hành trao đổi séc trực tiếp, nhưng nếu xảy ra một trong số Ngân hàngtrong cùng một địa bàn, buộc phải tiến hành thông qua thanh toán bù trừ Quá trìnhsẽ trở nên phức tạp, mất thời gian và tốn kém khi việc thanh toán bù trừ diễn ra giữacác Ngân hàng thuộc các địa bàn khác nhau trong nước

Trang 7

c/Huy động tiết kiệm :

Các Ngân hàng thực hiện các dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả dân cư trongnước thuộc các khu vực của nền kinh tế bằng cách đáp ứng những điều kiện và cáccông cụ thuận lợi cho việc chuyển tiền và rút tiền tiết kiệm một cách dễ dàng, nhằmthực hiện các mục đích có tính chất xã hội rộng lớn Do đó, huy động tiết kiệm đãtrở thành một chức năng quan trọng của Ngân hàng Thương mại.

d/Mở rộng tín dụng :

Chức năng chủ yếu và quan trọng bậc nhất của Ngân hàng Thương mại là mởrộng tín dụng đối với các Ngân hàng đáng tin cậy Chức năng tín dụng được hìnhthành từ rất sớm Ngay từ khi hình thành những người tổ chức các Ngân hàng luôntìm kiếm cơ hội để thực hiện cho vay.

e/Tạo điều kiện để tài trợ ngoại thương :

Việc tài trợ này góp phần vào tự do ngoại thương giữa các nước với nhau vàvới một phí tổn thấp hơn Do quá trình hợp tác và phân công lao động có tính quốctế, nghiệp vụ Ngân hàng đối ngoại của các Ngân hàng Thương mại cũng tăng khôngngừng.

f/Dịch vụ uỷ thác :

Các văn phòng uỷ thác có trách nhiệm đầu tư quản lý số vốn này và phân phốithu nhập theo các điều khoản của hợp đồng uỷ thác.

g/Bảo quản an toàn vật có giá :

Chức năng bảo quản an toàn vật có giá chỉ diễn ra ở các Ngân hàng lớn, nơi cóđiều kiện hình thành các kho đặc biệt Bảo quản an toàn và chắc chắn.

h/Dịch vụ kinh kỷ :

Phần lớn Ngân hàng Thương mại đều cung cấp dịch vụ kinh kỷ - đó là việcmua và bán các chứng khoán cho khách hàng - Mặc dù quyền hạn trong dịch vụ tàichính của các Ngân hàng được nâng lên nhưng không vượt quá giới hạn các hoạtđộng bảo lãnh hoặc cung ứng các dịch vụ nghiên cứu và vốn đầu tư thông thường,kết hợp với các hoạt động môi giới Việc cho phép tiến hành cung cấp những dịchvụ này được thực hiện trước năm 1983 nhưng vẫn chưa hội đủ những kinh nghiệmcần thiết để đánh giá khả năng tiềm tàng của chúng

Trang 8

2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng :

Ngân hàng Thương mại cổ phần được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.Cổ đông của Ngân hàng Thương mại cổ phần bao gồm nhiều thế nhân và pháp nhân.Cổ đông được sở hữu số cổ phần của Ngân hàng theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà Nướcquy định Mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập Ngân hàng Thương mại cổ phần(Nghị định 141/2006/NĐ - CP ngày 22/11/2006) như sau:

Bảng 1: Quy định vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại cổ phần:

(Nguồn: Tạp chí ngân hàng).

Ngân hàng Thương mại được xem như một doanh nghiệp họat động trên lĩnhvực kinh doanh tiền tệ, với chức năng là trung gian tín dụng, các Ngân hàng Thươngmại vừa là người đi vay vừa là người cho vay, từ đó nghiệp vụ hoạt động chủ yếucủa Ngân hàng bao gổm 3 lĩnh vực: Huy động vốn, cho vay, môi giới trung gian.

a/Hoạt động huy động vốn:

Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàngThương mại Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn củaNgân hàng Thương mại Vì vậy, nếu huy động được nhiều vốn thì có thể mang lại

Loại hình tổ chức tín dụng

Mức vốn pháp định áp dụng cho đếnnăm

Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồngQuỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Công ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồngCông ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng 150 tỷ đồng

Trang 9

lợi nhuận cao cho Ngân hàng cũng như có thể mở rộng hoạt động và cung cấp vốncho hoạt động kinh tế.

Trên thị trường có rất nhiều loại khách hàng khác nhau, trong đó gồm có hailoại chính: Khách hàng là cá nhân và khách hàng là đơn vị kinh tế, doanh nghiệpNhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân Vì thế các hìnhthức hoạt động vốn cũng rất đa dạng để thích hợp với từng loại khách hàng Hiệnnay tại các Ngân hàng Thương mại các nước có những hình thức huy động vốn như

sau:

-Tiền gởi thanh toán:

Ngân hàng thương mại từ khi mở cửa hoạt động thì không ngừng động viênkhuyến khích khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng Tiền gửi thanh toán là loạitiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà cũng không cần báo trướccho Ngân hàng và Ngân hàng phải đáp ứng được yêu cầu đó của khách hàng

Tài khoản được sử dụng cho tiền gửi thanh toán được coi là tài khoản giao dịchhay gọi là tài khoản Sec Tài khoản Sec ngày nay chia ra hai loại: Tài khoản thanhtoán dùng cho các tổ chức kinh tế và tài khoản thanh toán dùng cho cá nhân.

Đặc điểm nổi bật của loại tiền gửi này là khách hàng gửi tiền vào ngân hàng đãhình thành một khế ước mặc nhiên, trong đó ngân hàng phải thỏa mãn nhu cầu chitrả của khách hàng bất cứ lúc nào Nếu vi phạm Ngân hàng sẽ bị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật

Mục đích của loại tiền gửi này nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện cáckhoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tiêu dùng, tiện lợi trongviệc thanh toán bằng tiền mặt Đối với ngân hàng loại tiền gửi thanh toán thường cósự dao động lớn, do đó Ngân hàng chỉ áp dụng một tỉ lệ nhất định để cho vay nênNgân hàng thường áp dụng với lãi suất thấp

Trong việc sử dụng tiền gởi thanh toán, khách hàng thường dùng các công cụthanh toán để chi trả như: séc, lệnh chuyển tiền… trong đó séc được coi là công cụthanh toán chủ yếu vì sử dụng séc một mặt bảo đảm an toàn về ngân quỹ mặt khácséc là hình thức chi trả đơn giản và tiện lợi.

Trang 10

động lớn, do đó Ngân hàng chỉ áp dụng một tỉ lệ nhất định để cho vay nênNgân hàng thường áp dụng với lãi suất thấp

Trong việc sử dụng tiền gởi thanh toán, khách hàng thường dùng các công cụthanh toán để chi trả như: séc, lệnh chuyển tiền… trong đó séc được coi là công cụthanh toán chủ yếu vì sử dụng séc một mặt bảo đảm an toàn về ngân quỹ mặt khácséc là hình thức chi trả đơn giản và tiện lợi.

-Tiền gởi có kỳ hạn:

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân sau khi thu được lợinhuận mà tạm thời chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định nào đó có thể kýthác vào Ngân hàng một cách có kỳ hạn Đối với loại tiền gởi này, người gởi tiền chỉđược rút ra khi đáo hạn Tuy nhiên, trên thực tế do áp lực cạnh tranh, các Ngân hàngcho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện là người gởi tiền không đượctrả lãi hoặc chịu một mức lãi suất thấp hơn lãi suất trả cho tiển gởi có kỳ hạn, điềukiện tuỳ thuộc vào chính sách huy động của Ngân hàng và loại tiền gởi định kỳ.

Tiền gởi định kỳ có nhiều loại khác nhau, thông thường có kỳ hạn 3 tháng, 6tháng, 12 tháng Khác với tiền gởi thanh toán tiền gởi định kỳ là tiền gởi tạm thờichưa sử dụng hoặc tiền gởi để dành của các nhân Vì vậy, mục đích gởi tiền vàoNgân hàng là nhằm kiếm lợi tức Do đó thường dùng biện pháp lãi suất để huy độngnguồn vốn này chủ là yếu.

Hiện nay, các Ngân hàng Thương mại đang áp dụng hai loại tiền gởi định kỳ:tiền gởi định kỳ theo tài khoản và tiền gởi định kỳ với hình thức phát hành kỳ phiếu.Nguồn tiền gởi định kỳ là nguồn tiền gởi có tính chất ổn định ở Ngân hàng Thươngmại Do vậy, nó có thể dùng để cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao hơn lãi suấttiền gởi thanh toán không kỳ hạn Ngân hàng áp dụng nguyên tắc kỳ hạn càng dài lãisuất càng cao.

-Tiền gởi tiết kiệm:

Ở Việt Nam, tiền gởi tiết kiệm hết sức đa dạng và phong phú được chia ra làmnhiều loại:

Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gởi không có thời gian đáo hạn,

khi nào người gởi muốn rút tiền thì phải thông báo cho Ngân hàng một thời gian, tuy

Trang 11

nhiên ngày nay Ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền ra không cần thông báotrước Đây là hình thức hoạt kỳ mà đối tượng gởi chủ yếu là người tiết kiệm, dànhdụm hầu trang trãi những chi tiêu cần thiết đồng thời có một khoản lãi góp phần vàoviệc chi tiêu hàng tháng Ngoài ra, đối tượng gởi tiền có thể là những người thừa tiềnnhàn rỗi muốn gởi vào Ngân hàng để thu hoạch lợi tức đồng thời đảm bảo an toànhơn tiển gởi ở nhà.

Loại tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất thấp do Ngân hàng không chủđộng được nguồn vốn và lãi luôn được nhập vốn và thường tính lãi theo nhóm ngàygửi tiền Còn đối với tiền gửi thanh toán thì lãi nhập vốn vào cuối tháng.

Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: người ký thác tiền ở ngân hàng nhằm mục

đích nhất định như để mua sắm nhà cửa, trang trải chi phí học tập cho con cái… đốivới những người gửi tiền loại này ngân hàng thường cấp thêm tín dụng để bù đắpphần thiếu hụt khi sử dụng theo mục đích của người gửi tiền.

Tiền gửi tiết kiệm định kỳ hiện nay được phân thành 2 loại: tiền gửi tiết kiệmcó kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên

Khách hàng gửi tiết kiệm định kỳ thì được ngân hàng cấp cho một bản kê lúcgửi tiền đầu tiên và theo định kỳ hàng tháng để phản ánh tất cả số phát sinh, kháchhàng quản lý và mang theo bên người khi đến ngân hàng giao dịch

Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút vốn khi đến hạn Nếu rút trước hạnphải được sự đồng ý của Ngân hàng và chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi tiếtkiệm không kỳ hạn hoặc không được hưởng lãi nếu gửi có kỳ hạn mà rút ra chưađược 1 tháng.

-Kỳ phiếu ngân hàng có mục đích:là công cụ để huy động vốn tiết kiệm do

ngân hàng phát hành nhằm mục đích kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định.

-Trái phiếu ngân hàng:là công cụ huy động vốn trung gian và dài hạn vào

ngân hàng và đây là một loại chứng khoán có thể mua bán trên thị trường chứngkhoán Thời hạn trái phiếu thường một năm.

Trang 12

b/Hoạt động tín dụng: * Khái niệm tín dụng:

- Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới dạng tiền tệ hay vật chất màtrong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc lẫn lãi trong thời gian nhấtđịnh

- Đối với ngân hàng thương mại, thì tín dụng có nghĩa là sự cho vay hay ứngtrước tiền do ngân hàng thực hiện, giá cả do ngân hàng ấn định đối với khách hàngđi vay mà chúng ta thường gọi là lãi suất hay những khoản tiền hoa hồng mà ngườivay phải trả trong suốt thời gian sử dụng các khoản ứng trước của ngân hàng.

* Phân loại tín dụng:

Trong nền kinh tế thị trường, thì hiện nay có rất nhiều hình thức tín dụng tronghoạt động của ngân hàng như cho vay đối với doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinhtế, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất….Tín dụng được phân ra làm hai loại: Tíndụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn.

+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời gian cho vay dưới 12 tháng.

Thông thường là 6 tháng chiếm chủ yếu Mục đích của loại tiền gửi này là cho vaybổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động, đồng thời cho vay phục vụ nhu cầu cánhân

+ Tín dụng trung và dài hạn:

Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời gian cho vay từ 1 năm đến 5

năm.Loại tín dụng này cấp cho khách hàng cần vốn để đầu tư mua sắm tài sản cốđịnh, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng xây dựng các công trình có quy mô nhỏ.Thường loại tín dụng này không nằm trong kế hoạch của nhà nước.

Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời gian cho vay trên 3 năm nằm

trong kế hoạch của nhà nước Loại tín dụng này cho vay để đầu tư cơ bản, cải tiến vàmở rộng sản xuất đối với công trình có quy mô lớn Loại này có nhiều rủi ro nênchiếm 1 tỷ lệ rất ít.

*Nguyên tắc tín dụng:

Sử dụng vốn vay phải đúng theo mục đích ghi trên hợp đồng.

Trang 13

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay tạo điều kiện thựchiện việc hoàn trả nợ của đơn vị vay Để thực hiện nguyên tắc này, mỗi lần đi vaykhách hàng phải làm đơn xin vay, trong đơn phải thể hiện rõ mục đích vay và kèmtheo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Đơn vị vay có trách nhiệm sử dụngvốn vay có mục đích nếu ngân hàng phát hiện khách hàng vi phạm thì ngân hàng cóquyền thu hồi nợ trước hạn

Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi:

Phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là nguồn vốn đi vay Do đó ngân hàng yêucầu khách hàng vay vốn phải trả cho khách hàng cả vốn lẫn lãi sau một thời giannhất định Để thực hiện được nguyên tắc này tất cả các khoản vay của ngân hàngđều có định kỳ hạn nợ Khi đáo hạn thì khách hàng chủ động lập giấy trả nợ chongân hàng, nếu không ngân hàng tự động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng đểthu hồi nợ, nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng không đủ số dư thì ngân hàng sẽchuyển sang nợ đáo hạn và tính lãi suất nợ quá hạn.

Tiền vay phải có vật tư, tài sản tương đương làm đảm bảo

Nguyên tắc này xuất phát từ nhu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ nhằm làmcho sự vận động của tiền tệ gắn với sự vận động của vật tư hàng hoá để đảm bảo sứcmua của đồng tiền Để thực hiện được nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi đi vay vàtrong suốt quá trình sử dụng vốn vay khách hàng phải có một lượng giá trị vật tưhàng hoá tương đương làm đảm bảo có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau

+ Tài sản thế chấp và cầm cố là những tài sản trước khi đi vay.+ Tài sản thế chấp và cầm cố là những tài sản hình thành từ vốn vay.

-Bảo đảm tín dụng:

Bảo đảm tín dụng là phương tiện tạo cho chủ Ngân hàng có một sự bảo đảmrằng sẽ có một nguồn vốn khác để hoàn trả nếu công việc cho vay bị phá sản.

Các loại bảo đảm tín dụng:

+ Bảo đảm đối nhân: là hợp đồng qua đó người bảo lãnh cam kết với Ngân

hàng sẽ thực hiện nghiệp vụ trả nợ cho Ngân hàng trong trường hợp khách hàng vayvốn bị mất khả năng thanh toán Những người đứng ra bảo lãnh phải thoã mãn mộtsố điều kiện: có đủ năng lực pháp lý và năng lực tài chính, phải giao cho Ngân hàng

Trang 14

đầy đủ các giấy tờ cần thiết và đưa tài sản ra đảm bảo, việc bảo lãnh được thực hiệnbằng văn bản có chứng nhận của cơ quan công chứng.

+ Bảo đảm đối vật: là hình thức đảm bảo tín dụng trong đó người cho vay

đóng vai trò chủ nợ được thừa hưởng một số quyền lợi nhất định đối với tài sản củakhách hàng-con nợ nhằm làm căn cứ để thu hồi nợ trong trường hợp con nợ khôngtrả nợ hoặc không có khả năng trả nợ.

c/Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Đây là hoạt động kinh doanh sôi nổi của Ngân hàng, đồng tiền kinh doanh trênthị trường là các ngoại tệ mạnh, ngoại tệ tự do chuyển đổi Thời hạn giao dịchthường một năm nhưng đối với một số ngoại tệ như USD, GBP, JPY, DEM thì thời

hạn có thể lên đến 5 năm 2.1.2.4 Lãi suất tín dụng: a/Khái niệm:

Lãi suất tín dụng là giá cả quyền sử dụng vốn của người khác vào mục đích sảnxuất kinh doanh, và được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm trên tiền gửi hoặc tiền vaytrong một thời gian nhất định.

b/Vai trò lãi suất:

Sự vận động của lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay luôn theo xu hướng tráingược nhau theo quy luật cung cầu cụ thể là lãi suất tiền gửi càng cao thì Ngân hànghuy động vốn càng nhiều, ngược lại lãi suất cho vay càng cao thì Ngân hàng cho vayđược càng ít Vì vậy khi giải quyết bài toán lãi suất Ngân hàng phải giải quyết bamục tiêu sau đây:

+ Lãi suất phải giúp Ngân hàng huy động được nhiều tiền nhàn rỗi trong dâncư kể cả tiền nhàn rỗi trong các doanh nghiệp.

+ Lãi suất phải được thị trường chấp nhận.Lãi suất tín dụng

Lợi tức tín dụng

Vốn tín dụng

Trang 15

+ Lãi suất phải bù đắp chi phí hoạt động của Ngân hàng và bảo đảm lợi nhuậncho Ngân hàng Các yếu tố cần xem xét: Quan hệ cung cầu vốn, lạm phát, lãi suấtdanh nghĩa

Thực vậy, lãi suất có tính hai mặt, khi chế độ lãi suất thích hợp sẽ thúc đẩy nềnkinh tế phát triển và ngược lại sẽ làm ngưng trệ và đình đốn sản xuất, kìm hãm sựphát triển của nền kinh tế Do đó trong từng giai đoạn cụ thể mà áp dụng khung lãisuất thích hợp Lãi suất tín dụng thích hợp có tác dụng vừa mở rộng sản xuất kinhdoanh, tăng lượng hàng hoá cho xã hội, vừa thu được vốn kinh doanh trong dân cư.

c/Nguyên tắc xác định lãi suất:

Gọi R là lãi suất danh nghĩa do Ngân hàng Nhà nước công bố I Tỷ lệ lạm phát.

r Lãi suất thực trong trường hợp không có lạm phát.

p Tỷ lệ lợi nhuận chung nếu loại trừ yếu tố giảm sức mua của đồng tiền P Lợi nhuận chung của nền kinh tế.

Ta có: R = r + IP = p + I

Theo Mark lợi tức Ngân hàng là một bộ phận thặng dư được tạo ra trong quátrình sản xuất kinh doanh do đó:

Trang 16

Hay: Tỷ lệ lạm phát < lãi suất tiền gửi < lợi nhuận bình quân

Trong đó: Lợi nhuận bình quân: lợi nhuận của các ngành sản xuất kinh doanh.

Lãi suất tiền gửi = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát.

Lãi suất cho vay = lãi suất tiền gửi + chi phí + Thuế + lợi nhuận + chi phí rủiro.

Thực tế ở nước ta, đôi lúc lợi nhuận bình quân < lợi nhuận cho vay Điều nàygây ra nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Cho nên thườngNgân hàng Trung Ương ấn định lãi suất cho vay, huy động các Ngân hàng Thươngmại tự xác định lãi suất riêng cho mình theo quan hệ cung cầu tiền tệ trên thị trường.

2.1.2.5 Rủi ro tín dụng: a/Khái niệm:

Trong cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung với hệ thống Ngân hàng độcquyền, rủi ro tín dụng ít được đề cập Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì Ngân hàngthường sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn ngừa như: phát hành thêm tiền,không cho cá nhân và doanh nghiệp rút tiền mặt.

Trong mọi trường hợp nào thì Ngân hàng cũng đối phó với các rủi ro từ mọinguồn gốc: rủi ro tín dụng, rủi ro thiếu vốn khả dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái,rủi ro mất khả năng thanh toán.

* Rủi ro tín dụng: là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quanhệ tín dụng Từ đó làm tác động xấu đến quan hệ Ngân hàng và có thể làm cho Ngânhàng bị phá sản.

Để có những biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa thiệt hại, chúng ta cần phải tìmhiểu những thiệt hại nào có thể xảy ra và nguyên nhân gây ra thiệt hại đó trong hoạtđộng tín dụng Ngân hàng.

b/Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra:

+ Đối với Ngân hàng: Rủi ro tín dụng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng như: Ngân hàng thiếu vốn chi trả cho khách hàng, lợi nhuậnNgân hàng càng giảm đi dẫn đến lỗ lã và mất khả năng thanh toán cuối cùng Ngânhàng đi vào con đường phá sản.

Trang 17

+ Đối với kinh tế - xã hội: Hoạt động Ngân hàng liên quan đến toàn bộ xã hội,

đến hoạt động của nền kinh tế, đến tất cả các đơn vị nhỏ, vừa và kể cả những doanhnghiệp lớn khác, các tầng lớp dân cư Vì vậy khi rủi to tín dụng xảy ra có thể làmphá sản một vài Ngân hàng, sự phá sản này có khả năng phát triển lây lan đến cácngân hàng khác, tạo cho dân chúng tâm lý sợ hãi sẽ đua nhau đến rút tiền trước thờihạn Điều đó có thể làm đổ vỡ cả hệ thống tiền tệ của khu vực khi đó nền kinh tế sẽđi vào khủng hoảng.

c/Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ nhiều khía cạnh, do tính chất tín dụng, doNgân hàng, khách hàng… Nhìn chung, ta có thể thấy rủi ro tín dụng phát sinh từnhững khía cạnh sau:

Từ khách hàng vay vốn:

_ Khách hàng là cá nhân: Ngân hàgn gặp nhiều rủi ro khi người vay vốn bị

tai nạn lao động, hỏa hoạn, lũ lụt, bị sa thải, thất nghiệp, thu nhập không ổn định haysử dụng vốn sai mục đích, thiếu năng lực pháp lý.

_ Khách hàng là doanh nghiệp: Doanh nghiệp không có khả năng trả nợ

Ngân hàng do: lỗ lã trong kinh doanh, thị trường cung cấp vật tư, nguyên vật liệu bịbiến động, không ổn định, mất thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp gặp tai nạn bất ngờ.

Từ những nguyên nhân khách quan:

Do sự biến đổi về tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới hoặc do thiên tailũ lụt hoặc dịch bệnh trong sản xuất.

Rủi ro từ việc bảo đảm tín dụng:

_ Đối với bảo đảm đối vật: Do đánh giá tài sản thế chấp không chính xác bị

mất giá khi bán tài sản thế chấp, hoặc tài sản không được lưu chuyển…

_ Đối với bảo đảm đối nhân: Gặp rủi ro khi người bảo lãnh không khả năng

thực hiện cam kết của mình hoặc bị chết, bị sự cố về chính trị hình sự….

d/Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng:

_ Phải tiến hành phân tích đánh giá khách hàng trước khi cho vay.

Trang 18

_ Kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đánh giá tài sảnthế chấp một cách chính xác, thường dùng các tiêu chuẩn đánh giá tài sản thế chấpvà giá trị thực tế của tài sản đó so với giá cả thị trường hiện tại.

_ Ngân hàng phải quyết định mức cho vay phù hợp với từng khách hàng vìmón vay càng lớn thì người vay càng có nhiều ý muốn thực hiện những hoạt độngmạo hiểm trong kinh doanh, thậm chí Ngân hàng có thể không thu được nợ.

_ Tìm hiểu chính sách của Ngân hàng Trung Ương thông qua chức năng chiếtkhấu, tái chiết khấu, tình hình thị trường hối đoái, thị trường vốn….

_ Trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng.

2.1.2.6 Thu nhập – chi phí - lợi nhuận của ngân hàng: a/Thu nhập:

-Khái niệm:Thu nhập Ngân hàng là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng như: cho vay đầu tư cung cấp dịch vụ….

-Các khoản thu nhập của ngân hàng:

_ Thu từ lãi tiền vay: Cho vay là nguồn gốc tạo ra khoản thu nhập quan trọngnhất cho Ngân hàng Thương mại chiếm 2/3 tổng nguồn thu của Ngân hàng Đâycũng là khoản mục quyết định lãi suất cơ bản ròng - sự chênh lệch giữa mức lãi thuvà mức lãi phải chi.

_ Thu từ hoạt động kinh doanh.

_ Thu từ các khoản tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác.

_ Thu từ dịch vụ ngân hàng: Mặc dù nguồn thu này của Ngân hàng là quantrọng nhưng chúng không lớn khi so sánh lợi tức thu từ các khoản vay và đầu tư.Các khoản này thu từ dịch vụ uỷ thác, các chi phí dịch vụ trên các tài khoản ký thácthu từ các nghiệp vụ khác.

-Các dịch vụ:

Trong những năm qua khoản thu từ dịch vụ uỷ thác tăng chậm Nghiệp vụ uỷthác đã chuyển từ mục đích doanh lợi sang phi doanh lợi Phần nhiều những việc màbộ phận uỷ thác này thực hiện là kết quả mong muốn trở thành các Ngân hàng có

Trang 19

đầy đủ các dịch vụ để cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng các lợi ích cho họ vànhư thế sẽ thu hút được khách hàng.

Các chi phí dịch vụ trên các tài khoản ký thác:

Để giúp trang trãi chi phí điều hành các tài khoản ký thác không kỳ hạn, hầuhết các Ngân hàng đều đòi hỏi một chi phí dịch vụ Các chi phí dịch vụ thườngkhông áp đặt lên các tài khoản ký thác có kỳ hạn, bởi vì tiền lãi được trả cho các tàikhoản đó có liên quan đến chi phí quản lý tài khoản.

Thu từ nghiệp vụ khác: Thu từ các khoản như hoa hồng đối với việc bán cácđơn bảo hiểm, lệ phí cho việc thu ngân các tấm séc trong nước, trái phiếu và các hốiphiếu, bán các séc bảo chi, dịch vụ thế chấp bất động sản…

b/Chi phí:

-Khái niệm:Chi phí là toàn bộ tài sản, tiền bạc bỏ ra để thực hiện một quá trình

sản xuất kinh doanh.

Nghiệp vụ Ngân hàng là một ngành công nghiệp dịch vụ mang tính nhân vănrất cao, tạo cho chi phí dịch vụ của các Ngân hàng thương mại thực hiện mang tínhổn định, đặc biệt là trong thời gian ngắn.

-Các khoản chi phí của ngân hàng:

_ Tiền lương tiền công lao động và các phúc lợi của nhân viên chiếm một phầntrong các chi phí dịch vụ, với việc tự động hoá các hoạt động và dịch vụ khác đã bùđắp phần nào mức gia tăng khổng lồ về các chi phí Với việc giảm chi phí tiền lươngtối đa, đã phần nào bù đắp cho mức chi phí lãi suất gia tăng của các tài khoản tiềngửi định kỳ và tiết kiệm.

_ Lãi tiền gửi định kỳ và tiết kiệm: Đây là khoản chi lớn nhất từ trước đến nayvà sẽ là chi phí lớn nhất trong tương lai và sẽ thay đổi khi mức lãi dao động.

_ Chi phí liên quan đến tài khoản sở hữu bao gồm lương của nhân viên, hoạtđộng các toàn ngành, khấu hao bảo dưỡng và sữa chữa, bảo hiểm hoả hoạn… Cácchi phí liên quan đến tài sản sở hữu đã gia tăng chủ yếu vì sự lập thêm chi nhánh củaNgân hàng.

_ Các chi phí nghiệp vụ khác: Bao gồm tất cả các chi phí không được phân loạitrên dây nhưng dù sao cũng cần thiết cho hoạt động Ngân hàng như: chi phí bảo

Trang 20

hiểm các loại quảng cáo, chi phí các cuộc thanh tra Một chi phí lớn nhất là in ấn vàcác thiết bị văn phòng.

_ Các khoản thuế: Ngân hàng cũng phải nộp các khoản thuế thông thường khácnhư: thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp.

c/Lợi nhuận:

-Khái niệm:Lợi nhuận của Ngân hàng cũng giống như lợi nhuận của doanh

nghiệp, đây là thu nhập sau khi đã trừ đi hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thựchiện hoạt động kinh doanh.

-Nhu cầu về lợi nhuận thích hợp:

Lợi nhuận Ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vốnnhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng Lợi nhuận Ngân hàngcòn khuyến khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc, giảm chi phí và giatăng các dịch vụ Khi ký thác vốn vào Ngân hàng thì các cổ đông sẽ quan tâm xemxét đến lợi nhuận thích hợp của Ngân hàng.

Tóm lại, việc tạo ra lợi nhuận thích hợp là cần thiết và quan trọng trong hoạtđộng Ngân hàng, ví nó giúp Ngân hàng có thể dễ dàng huy động vốn trong dân cư,từ sự góp của các cổ đông để Ngân hàng ngày càng lớn mạnh hơn, hoạt động hữuhiệu hơn.

2.1.3 NHỮNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINHDOANH:

Trang 21

c/Mức lãi biên tế:mức lãi biên tế của Ngân hàng cũng tương tự như mức lợinhuận, nó là tỷ số của phần chênh lệch thu lãi và chi lãi trên tổng tài sản có sinh lợicủa Ngân hàng Các nhà quản lý của Ngân hàng theo dõi sự tăng giảm của mức lãibiên tế vì nó còn cần thiết cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Bởi vìmức lãi biên tế thể hiện khả năng sinh lãi của Ngân hàng.

d/Mức lợi nhuận biên tế:: được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho tổng

thu nhập của Ngân hàng

e/Khả năng sử dụng tài sản:là tiêu chuẩn để đánh giá một nhà quản lý đã sửdụng tài sản có của mình như thế nào

f/Tài sản có trên vốn tự có:

Lợi nhuận/Vốn tự có

Lợi nhuận ròng

Vốn tự có =

Mức lãi biên tế

Thu lãi – Chi lãi

Tài sản sinh lời=

Mức lợi nhuận biên tế

Tài sản có trên vốn tự có

Tài sản có

Vốn tự có

=

Trang 22

2.1.3.2 Chỉ tiêu về rủi ro: a/Rủi ro tỷ lệ lãi suất:

Trong đó:

+ Tài sản nhạy cảm với lãi suất = Dư nợ cho vay

+ Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất = tất cả các khoản ký thác.

Trong đó: Tài sản có rủi ro = Dư nợ cho vay + đầu tư Chỉ tiêu này đo lường sự

giảm sút vốn tự có của Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

d/Thời gian thu hồi nợ:

2.1.3.3 Các chỉ tiêu cơ cấu huy động vốn:

a/Tổng vốn huy động/ Vốn tự có:Cho biết khả năng huy động của Ngânhàng, đối với Ngân hàng Thương mai tỷ số này lớn hơn 70% là tốt.

b/Số dư từng loại tiền gửi/ Tổng vốn huy động: Đánh giá tính ổn định vững

chắc của nguồn vốn.

Rủi ro tỷ lệ lãi suất

Tài sản nhạy cảm với lãi suất

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất==

Rủi ro tín dụng

Nợ quá hạn

Cho vay ròng=

Rủi ro vốn tự có

Vốn tự cóTài sản có rủi ro

Thời gian thu hồi nợ Dư nợ bình quânDoanh số thu nợ/360

=

Trang 23

c/Vốn vay trên tổng nguồn vốn: Phản ánh mức hổ trợ vốn từ ngân hàng

2.1.3.5 Các chỉ tiêu chuẩn về hoạt động sử dụng vốn: a/Dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Phản ánh tình hình kinh doanh của Ngân hàng Dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ =

b/Dư nợ trên vốn huy động:Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ cho vay trong đócó bao nhiêu đống vốn từ huy động.

c/Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn:Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tập trungcủa Ngân hàng đối với từng loại cho vay.

Dư nợ quá hạn từng loại cho vay

Tổng dư nợ từng loại cho vay

Trang 24

2.2 Phương pháp nghiên cứu:2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Từ việc củng cố lại kiến thức đã học, tiếp thu những thông tin qua các sách báocó liên quan đến hoạt động tín dụng Ngoài ra còn thu thập thông tin và tài liệu, sốliệu tại Ngân Hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ như Bảng báo cáotổng kết hoạt động kinh doanh qua 3 năm, các tài liệu về quá trình thành lập và pháttriển của Ngân hàng… để thực hiện chuyên đề này.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:

- Tổng hợp, phân tích dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối vềhoạt động tín dụng qua 3 năm 2003 - 2005.

- Phân tích các tỷ số liên quan và đánh giá tổng hợp.

Trang 25

IVB Cần Thơ (IVBCT) được thành lập ngày 09/4/1997 Chi nhánh đặt tại 59A PhanĐình Phùng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ Là một chi nhánh ở thành phố lớn nênIVBCT được sự hỗ trợ về tài chính cũng như chiến lược phát triển, các dịch vụ…

Trang 26

luôn được ưu tiên hàng đầu Tuy chỉ hoạt động đơn độc (duy nhất ở Đồng bằng sôngCửu Long) tại Cần Thơ gần 10 năm nhưng IVBCT có được thị trường rộng lớn, cáckhách hàng của IVBCT ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Chẳng hạnmột số khách hàng lớn như: Công ty cổ phần Ximăng Hà Tiên II-Cần Thơ, Công tycổ phần thủy sản Cửu Long (Trà Vinh), Công ty cổ phần du lịch Ang Giang, Côngty thương mại Dầu khí ĐồngTháp, Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng, CTy TNHHCN In Bao Bì Hoàng Lộc, và những khách hàng cá nhân, doanh nghiệp… Từ đó chothấy, IVBCT có đầy đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng cũngnhư khả năng cạnh tranh với các đối thủ khách trên cùng địa bàn.

3.1.2.Thị trường, nguồn lực và dịch vụ:

IVB là sự hợp tác liên doanh với 2 đối tác lớn trong và ngoài nước nên cónhiều thuận lợi trong việc mở rộng thị trường và khả năng thu hút nguồn lực Tuychỉ với 5 chi nhánh hoạt động ở các thành phố lớn nhưng IVB lại có được thị trườnglà những đối tác lớn, có nhu cầu về vốn mạnh mẽ và là những khách hàng có uy tín.Thực tế cho thấy, hầu hết các chi nhánh của IVB đều đặt tại những nơi có khu côngnghiệp, những thành phố là nơi thu hút nguồn lực nước ngoài vào đầu tư Mặc dùIVB gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ trong, ngoài nước có uy tín vàtồn tại lâu đời nhưng IVB vẫn phát triển bền vững qua 14 năm hoạt động

Bên cạnh đó, IVB còn được sự ủng hộ về mặt tài chính từ đối tác thành viên làCathay United Bank nên khả năng cạnh tranh về tài chính, về thị trường rất bềnvững Hằng năm, ICBV và Cathay United Bank đều tăng vốn, mở rộng quy môchiến lược kinh doanh cho IVB Vì có nguồn lực về tài chính ổn định, nên IVBCTđã không ngần ngại khi tiếp xúc với các khách hàng là những công ty TNHH, côngty cổ phần,… và cả những khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp tư nhân Mặt khác,nguồn nhân lực IVBCT đa dạng và dày dặn kinh nghiệm, được huấn luyện tốt vềnghiệp vụ, chuyên môn cũng như về khả năng tiếp xúc với khách hàng.

Để có được lượng khách hàng đa dạng như vậy cho thấy IVB có khả năng thuhút khách hàng, có thái độ phục vụ khách hàng rất tốt Đồng thời, xuất phát từ việcliên doanh giữa 2 thành viên có uy tín, chất lượng và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh

Trang 27

vực này nên IVB hưởng thụ được tất cả dịch vụ trong và ngoài nước Trong đó,IVBCT đã cung cấp cho khách hàng các số dịch vụ như:

+ Nhận tiền gởi ngoại tệ và tiền Việt nam.+ Cho vay ngoại tệ và tiền Việt Nam.+ Mở tín dụng thư xuất nhập khẩu.+ Thông báo và xác nhân tín dụng thư + Chuyển tiền trong nước và quốc tế.

+ Dịch vụ ngân hàng đại lý.+ Dịch vụ thẻ ATM

Bên cạnh đó, IVBCT còn đáp ứng một số dịch vụ như: chiết khấu hối phiếu,… Ngoài việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì IVB còn tham giavào các tổ chức như: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV), SWIFT, tổ chức thẻ Visa,Master quốc tế… nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng, khảnăng phục vụ khách hàng nhanh, hiệu quả trong các giao dịch trong nước và quốctế

3.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng:

INDOVINA Cần Thơ được thành lập năm 1997, đến nay tổng số nhân viên của chinhánh là 29 người được phân chia vào các phòng như sau:

Hình 1:Sơ đồ tổ chức của IVB 3.2.1.Chức năng, nhiệm vụ:

3.2.1.1.Giám đốc:

Đại diện pháp nhân của Chi nhánh Ngân hàng INDOVINA tại Cần Thơ.Giám Đốc

P QLý TDP Tín Dụng

Tiếp Thị

PhóGiám Đốc

P Nhân sự P.Ngân quỹ P Kế Toán P TTQT

Trang 28

Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh và việc chi tiêu tàichính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Ban Tổng Giám Đốc.

Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch kinhdoanh.

Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, nguồn vốn, tổ chức và điều hành cán bộcủa Chi nhánh.

Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động và công tác của Chi nhánh.Quyết định đầu tư cho vay, bão lãnh trong giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền.Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động củaChi nhánh.

Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho Chi nhánh.

3.2.1.2.Phó giám đốc:

Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu trách nhiệm giám sáttình hình hoạt động của các bộ phận đó, hổ trợ cùng Giám đốc trong các mặt nghiệpvụ Đồng thời, Phó Giám đốc còn có nhiệm vụ đôn đốc việc thực hiện đúng quy chếđã đề ra.

Nghiên cứu đề xuất chiến lược huy động vốn tại địa phương.

Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo các báo cáo sơkết, tổng kết của Chi nhánh.

Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định 3.2.1.4.Phòng quản lý tín dụng:

Chịu trách nhiệm trực tiếp từ phòng tín dụng và tiếp thị về việc kiểm tra hồ sơvà lưu trữ thông tin khách hàng vay vốn.

Thường xuyên phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuấthướng khắc phục.

Trang 29

Thực hiện nghiệp vụ giải ngân cho khách hàng và thông báo cho phòng tíndụng về những khoản nợ đến hạn.

3.2.1.5.Phòng kế toán – Ngân quỹ:

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy địnhcủa NHNN, ngân hàng hội sở.

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính,quỹ tiền lương.

Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báocáo theo quy định.

Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của ngân hàng Hội sởThực hiện các khoản nộp Ngân sách nhà nước theo luật định.

3.2.1.6.Phòng tổ chức hành chánh:

Là tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ củachi nhánh, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của chi nhánh,ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thi đua khenthưởng và kỷ luật

Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thờigian làm việc, thực hiện các chế độ an toàn lao động, qui định phân phối quỹ tiềnlương, xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động

Ngoài ra, ở đây còn thực hiện công tác mua sắm tài sản và công cụ hoạt độngkinh doanh của chi nhánh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc,và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên

3.2.1.7.Phòng thanh toán quốc tế:

Gồm 2 thành viên, thực hiện các nhiệm vụ sau: thanh toán hàng xuất nhậpkhẩu, công tác quan hệ quốc tế, công tác dịch thuật và thông dịch.

Thực hiện nghiệp vụ mở L/C cho khách hàng…

3.3 Kết quả hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm (2004 - 2006):

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh vàbiết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trang 30

của Ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanhtrong nền kinh tế thị trường Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nàođể có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời vẫnthực hiện được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Đây cũng là mục tiêu hàng đầucủa Ngân hàngINDOVINA Cần Thơ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh củaNgân hàng Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thờigian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNGQUA BA NĂM.

Lợi nhuận sau thuế 4.955,165.442,724.562,64487,569,84-880,08-19,29

(Nguồn: Phòng kế toán NH INDOVINA Cần Thơ)

Hoạt động kinh doanh của INDOVINA Cần Thơ trong những năm qua đã đạtđược những thành công nhất định trong việc tự bảo đảm nguồn vốn cũng như mởrộng thị phần

Về doanh thu: khoản mục này tăng đều qua các năm, do Ngân hàng hoạt độngcó hiệu quả đem lại doanh thu cho đơn vị, cụ thể như tăng cường các dịch vụ chămsóc khách hàng: thu tiền tại chỗ, quảng cáo qua mạng, tư vấn miễn phí, ; Ngoài ra

còn có nhiều hình thức huy động như tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi, Tất cả

những hoạt động này giúp cho doanh thu Ngân hàng tăng lên, thị trường cũng mởrộng hơn tạo tiền đề cho hệ thống Ngân hàng mình phát triển

Về chi phí cũng có xu hướng tăng qua ba năm, do INDOVINA Cần Thơ mởrộng thị trường, gia tăng các dịch vụ nên Ngân hàng phải bỏ ra những khoản chi phíquảng cáo cho đơn vị, tiền quà tặng cho khách hàng trúng thưởng, tiền đầu tư thêmcác thiết bị hiện đại,

Trang 31

Còn lợi nhuận năm 2005 đạt 5.442,72 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 487triệu đồng với tỉ lệ 9,84% Khi dến năm 2006 doanh thu trong năm nay tăng thấphơn chi phí nên lợi nhuận chỉ còn 4.562,64 triệu đồng, giảm so với năm 2005 là880,08 triệu đồng, tương ứng 19,29% Nguyên nhân do doanh thu tuy có tăng nhưngphần chi phí Ngân hàng bỏ ra cao hơn vì Ngân hàng bắt đầu bỏ ra chi phí mở rộng

hoạt động Ngân hàng thời kỳ mới vào năm 2006, Ngân hàng cần mua sắm thêm một

số tài sản và gia tăng thêm chi phí dịch vụ chăm sóc khách hàng như trích thưởng và chi phí quảng cáo đơn vị để bắt đầu bước lên theo đà hiện đại hóa Ngân hàng, trởthành một hệ thống dọc theo Ngân hàng Trung Ương.

Với kết quả kinh doanh đạt được của chi nhánh, thì dịch vụ cũng được mở rộnghơn đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng, tạothêm điều kiện cho các quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cánhân ngày càng phát triển Nhờ sự quản lý năng động sáng tạo của ban lãnh đạo cùngvới sự nỗ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của nhân viên trong INDOVINA CầnThơ nhằm tìm ra một giải pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất cho hoạt động kinh doanhcủa mình và phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế địa phương phát triển.

3.4 Định hướng phát triển của Ngân hàng:

- Giữ vững và nâng cao vị thế, thị phần, giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tưphát triển Đồng thời nâng cao sức mạnh trong điều kiện hội nhập và công nghệ pháttriển

- Tạo chuyển biến về lượng và chất trong việc huy động vốn.-Tăng trưởng ổn định, an toàn phù hợp với nguồn vốn huy động.

- Tăng tổng tài sản- tăng huy động vốn- tăng khách hàng- tăng thu dịch giảm nợ quá hạn.

vụ Hoàn chỉnh cơ cấu lạivụ triển khai hiện đại hóa Ngân hàng

Trang 32

Chương 4:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANHINDOVINA CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2004 - 2006)4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ CƠ CẤUNGUỒN VỐN:

Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp của bảng Cân đối kế toán tại Ngân hàngINDOVINA Cần Thơ qua ba năm, cụ thể là chỉ tiêu về nguồn vốn, tài sản Chúng tasẽ phân tích, so sánh số liệu năm 2004, 2005, 2006 của tài sản cũng như nguồn vốnđể thấy được sự biến động của chúng Mặc dù sự tăng giảm này chưa phản ánh đượcthực chất việc quản lý và sử dụng vốn của đơn vị là tốt hay xấu nhưng nó cũng phảnánh được quy mô vốn mà Ngân hàng đã sử dụng cũng như khả năng tập hợp nguồnvốn.

BẢNG 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA INDOVINA

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán ba năm 2004, 2005, 2006)

4.1.1 Khái quát tình hình tài sản:

Như chúng ta đã biết nghiệp vụ sinh lời của Ngân hàng bao gồm các khoản tiềngửi của Ngân hàng tại các Ngân hàng khác, những khoản đầu tư cho vay nhữngnghiệp vụ này có khả năng mang lại thu nhập lớn cho Ngân hàng Qua số liệu trên ta

Trang 33

có thể thấy được tình hình đầu tư của Ngân hàng có biến động qua ba năm, đượcminh hoạ qua hình 1:

NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006

Hình 1: TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA BA NĂM CỦA INDOVINA.

Nhìn hình 1 ta thấy tổng tài sản tăng trong năm 2005 nhưng đến 2006 lại giảmxuống Để hiểu rõ từng nguyên nhân ta đi sâu vào từng khoản mục Tài sản có nhữngthay đổi như sau:

_ Khoản Tiền mặt của Ngân hàng năm 2005 tăng 46,1% tương ứng với số tiềnlà 4.886 triệu đồng so với 2004, sang năm 2006 giảm đi 42,31% số tiền là 6.551triệu đồng, chứng tỏ lượng tiền luân chuyển khá tốt ít bị tồn đọng trong quỹ nhiều,đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của INDOVINA trong quá trình hoạt động kinh doanhhiện đại hoá Ngân hàng.

_ Tiền gửi tại các Ngân hàng khác tăng nhanh vào năm 2005 do Ngân hànghuy động vốn nhiều nên Ngân hàng ngoài việc cho khách hàng vay để đầu tư, Ngânhàng còn dùng tiền còn đọng lại để gửi tại các Ngân hàng khác vì Ngân hàng chưatìm thêm được nhiều khách hàng có độ tín nhiệm cao để cho vay nên tìm cách gửi đểthu lại phần tiền lãi mà nó có thể bù đắp chi phí trả lãi tiền gửi Mặt khác, đểINDOVINA có thể tạo thêm mối quan hệ giao dịch thanh toán giữa các Ngân hàngvới nhau Nhưng sang năm 2006 lượng tiền này giảm mạnh 22.276 triệu đồng doNgân hàng rút lại khoản này đem cho vay và trang trải những chi phí mở rộng thêmdịch vụ Ngân hàng, chuẩn bị tốt cho quá trình hiện đại hoá.

Tỷ đồng

Trang 34

_ Cho vay khách hàng năm 2005 tăng 75.550 triệu đồng tỷ lệ tăng 11,08% sovới năm 2004 vì trong năm 2005 Ngân hàng nhận được khoản tiền do Trung ươngđiều chuyển xuống cộng với khoản tiền Ngân hàng huy động được từ các tổ chứckinh tế và từ tầng lớp dân cư Khi sang năm 2006 số tiền này cũng giảm đi 91.156triệu đồng, vì khoản cho vay khách hàng chính là dư nợ cho vay trừ đi khoản dựphòng rủi ro tín dụng Hơn nữa Ngân hàng cũng dùng khoản dư nợ này chuyển choHội sở INDOVINA ở TP HCM khoảng 100.000 triệu đồng.

_ Tài sản và các khoản phải thu cũng tăng trong năm 2005 và giảm trong năm2006, nguyên nhân do năm 2005 Ngân hàng còn một số nợ chưa thu hồi được sang2006 Ngân hàng thu lại được nên khoản phải thu giảm làm khoản mục này giảmtheo.

Tất cả những khoản mục Tài sản của Ngân hàng đều tăng rõ rệt chứng tỏ trongnăm 2005 Ngân hàng đã có những chính sách huy động tốt mọi mặt, từ đó Ngânhàng có cơ sở mở rộng qui mô hoạt động Bên cạnh đó, cho vay khách hàng - đây làkhoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của Ngân hàng mặc dù có nhiềubiến động thay đổi nhưng nó lúc nào cũng chiếm tỷ trọng cao Điều này được thểhiện rõ qua bảng 4 cho ta cơ cấu tài sản của INDOVINA qua ba năm 2004-2006.

Bảng 4: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA INDOVINA QUA BA NĂM

(Nguồn từ bảng cân đối ké toán của INDOVINA qua ba năm)

Qua biến động trên cho vay khách hàng giảm đáng kể trong năm 2006 nhưngxét về tỷ trọng vẫn rất cao, đây có thể dự đoán là dấu hiệu báo tình hình biến độngxấu cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bởi vì sự sút giảm của tài sản sinh lờilàm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập hiện tại và trong tương lai của Ngân hàng Để

Trang 35

đưa ra được nhận định đúng và tìm hiểu nguyên nhân của nó ta sẽ tiếp tục phân tíchcơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.

4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn :

Trong cơ cấu nguồn vốn của INDOVINA thì vốn huy động và vốn điều chuyểntừ Trung Ương chiếm tỷ lệ lớn nhất.

BẢNG 5 : CƠ CẤU NGUỐN VỐN CỦA INDOVINA

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền2004 Số tiền2005 Số tiền2006 Số tiềnSo sánh 05/04%Số tiềnSo sánh 06/05%

Tiền gửi NHNH & TCTD 61.587 1.738 2.957 -59.849 -97,18 1.219 70,14

Trang 36

2% Tien gui NHNN &TCTDVon huy dong

Von dieu chuyentu NHTWVon va quy

2% Tien gui NHNN &TCTDVon huy dong

Von dieu chuyentu NHTWVon va quy

2% Tien gui NHNN &TCTDVon huy dong

Von dieu chuyentu NHTWVon va quy

Hình 2:CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA INDOVINA TRONG BA NĂM2004,2005,2006

BẢNG 6:CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA IVB QUA 3 NĂMĐvt:%

Ngày đăng: 20/09/2012, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ngân hàng Thương mại cổ phần được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Cổ đông của Ngân hàng Thương mại cổ phần bao gồm nhiều thế nhân và pháp nhân - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
g ân hàng Thương mại cổ phần được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Cổ đông của Ngân hàng Thương mại cổ phần bao gồm nhiều thế nhân và pháp nhân (Trang 7)
Bảng 1: Quy định vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại cổ phần: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Bảng 1 Quy định vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại cổ phần: (Trang 7)
Hình 1:Sơ đồ tổ chức của IVB     3.2.1.Chức năng, nhiệm vụ: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Hình 1 Sơ đồ tổ chức của IVB 3.2.1.Chức năng, nhiệm vụ: (Trang 26)
Hình 1:Sơ đồ tổ chức của IVB     3.2.1.Chức năng, nhiệm vụ: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Hình 1 Sơ đồ tổ chức của IVB 3.2.1.Chức năng, nhiệm vụ: (Trang 26)
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Bảng 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (Trang 29)
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG  QUA BA NĂM. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Bảng 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (Trang 29)
Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp của bảng Cân đối kế toán tại Ngân hàng INDOVINA Cần Thơ qua ba năm, cụ thể là chỉ tiêu về nguồn vốn, tài sản - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
h ông qua các chỉ tiêu tổng hợp của bảng Cân đối kế toán tại Ngân hàng INDOVINA Cần Thơ qua ba năm, cụ thể là chỉ tiêu về nguồn vốn, tài sản (Trang 31)
BẢNG 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA INDOVINA - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
BẢNG 3 TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA INDOVINA (Trang 31)
BẢNG 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA INDOVINA - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
BẢNG 3 TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA INDOVINA (Trang 31)
có thể thấy được tình hình đầu tư của Ngân hàng có biến động qua ba năm, được minh hoạ qua hình 1: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
c ó thể thấy được tình hình đầu tư của Ngân hàng có biến động qua ba năm, được minh hoạ qua hình 1: (Trang 32)
Hình 1: TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA BA NĂM CỦA INDOVINA. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Hình 1 TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA BA NĂM CỦA INDOVINA (Trang 32)
Bảng 4: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA INDOVINA QUA BA NĂM - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Bảng 4 CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA INDOVINA QUA BA NĂM (Trang 33)
BẢNG 5: CƠ CẤU NGUỐN VỐN CỦA INDOVINA - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
BẢNG 5 CƠ CẤU NGUỐN VỐN CỦA INDOVINA (Trang 34)
Hình 2:CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA INDOVINA TRONG BA NĂM 2004,2005,2006 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Hình 2 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA INDOVINA TRONG BA NĂM 2004,2005,2006 (Trang 35)
Hình 2:CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA INDOVINA TRONG BA NĂM  2004,2005,2006 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Hình 2 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA INDOVINA TRONG BA NĂM 2004,2005,2006 (Trang 35)
BẢNG 7:CHI TIẾT CƠ CẤU VỐN TRONG VỐN HUYĐỘNG CỦA IVB - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
BẢNG 7 CHI TIẾT CƠ CẤU VỐN TRONG VỐN HUYĐỘNG CỦA IVB (Trang 38)
Vốn huyđộng là nguồn vốn chủ yếu để các Ngân hàng hoạt động được hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau có thể huy động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân  chúng và các doanh nghiệp, từ các tổ chức kinh tế, hoặc phát hành giấy tờ có giá - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
n huyđộng là nguồn vốn chủ yếu để các Ngân hàng hoạt động được hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau có thể huy động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các doanh nghiệp, từ các tổ chức kinh tế, hoặc phát hành giấy tờ có giá (Trang 38)
BẢNG 7:CHI TIẾT CƠ CẤU VỐN TRONG VỐN HUY ĐỘNG CỦA IVB - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
BẢNG 7 CHI TIẾT CƠ CẤU VỐN TRONG VỐN HUY ĐỘNG CỦA IVB (Trang 38)
Hình 3: CƠ CẤU VỐN TRONG VỐN HUYĐỘNG CỦA INDOVINA - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Hình 3 CƠ CẤU VỐN TRONG VỐN HUYĐỘNG CỦA INDOVINA (Trang 39)
Hình 3: CƠ CẤU VỐN TRONG VỐN HUY ĐỘNG CỦA INDOVINA - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Hình 3 CƠ CẤU VỐN TRONG VỐN HUY ĐỘNG CỦA INDOVINA (Trang 39)
(Nguồn: Bảng Cân Đối kế toán và Kết quả hoạt động kinh doanh của INDOVINA ba năm 2004-2006) - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
gu ồn: Bảng Cân Đối kế toán và Kết quả hoạt động kinh doanh của INDOVINA ba năm 2004-2006) (Trang 42)
BẢNG 10: BÁO CÁO DOANH SỐ CHO VAY, DOANH SỐ THU NỢ, DƯ NỢ, NỢ QUÁ HẠN NGẮN, TRUNG DÀI HẠN - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
BẢNG 10 BÁO CÁO DOANH SỐ CHO VAY, DOANH SỐ THU NỢ, DƯ NỢ, NỢ QUÁ HẠN NGẮN, TRUNG DÀI HẠN (Trang 46)
BẢNG 10: BÁO CÁO DOANH SỐ CHO VAY, DOANH SỐ THU NỢ, DƯ NỢ, NỢ  QUÁ HẠN NGẮN, TRUNG DÀI HẠN - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
BẢNG 10 BÁO CÁO DOANH SỐ CHO VAY, DOANH SỐ THU NỢ, DƯ NỢ, NỢ QUÁ HẠN NGẮN, TRUNG DÀI HẠN (Trang 46)
4.3.1.Tình hình Doanh số cho vay: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
4.3.1. Tình hình Doanh số cho vay: (Trang 47)
Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY TRONG NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Hình 4 DOANH SỐ CHO VAY TRONG NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN (Trang 47)
Hình 5: DƯ NỢ CHO VAY NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Hình 5 DƯ NỢ CHO VAY NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN (Trang 49)
Hình 5: DƯ NỢ CHO VAY NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Hình 5 DƯ NỢ CHO VAY NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN (Trang 49)
Hình 6: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Hình 6 DOANH SỐ THU NỢ NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN (Trang 50)
Hình 6: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
Hình 6 DOANH SỐ THU NỢ NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN (Trang 50)
4.3.4.Tinh hình nợ quá hạn: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
4.3.4. Tinh hình nợ quá hạn: (Trang 51)
HÌNH 7:NỢ QUÁ HẠN NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA INDOVINA - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
HÌNH 7 NỢ QUÁ HẠN NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA INDOVINA (Trang 51)
Tóm lại, để tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng quản lý tốt hơn. Để thực hiện được như vậy thì INDOVINA Cần Thơ cần thực hiện tốt khâu thẩm định  khách hàng để đảm bảo thu hồi được nợ, đồng thời với việc mở rộng quy mô và đa  dạng hóa các hình th - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
m lại, để tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng quản lý tốt hơn. Để thực hiện được như vậy thì INDOVINA Cần Thơ cần thực hiện tốt khâu thẩm định khách hàng để đảm bảo thu hồi được nợ, đồng thời với việc mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hình th (Trang 52)
BẢNG 11: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
BẢNG 11 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG (Trang 52)
BẢNG 12: TÌNH HÌNH THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
BẢNG 12 TÌNH HÌNH THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 55)
BẢNG 12: TÌNH HÌNH THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
BẢNG 12 TÌNH HÌNH THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 55)
BẢNG 13: TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
BẢNG 13 TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ (Trang 56)
BẢNG 13: TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên Doanh INDOVINA chi nhánh Cần Thơ.doc
BẢNG 13 TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w