Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
483,47 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THANH LÂM
PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM
PHÒNG GIAO DỊCH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
9-2013
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THANH LÂM
MSSV: 4104439
PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM
PHÒNG GIAO DỊCH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
BÙI LÊ THÁI HẠNH
9-2013
2
LỜI CẢM TẠ
Tôi tên là Phạm Thanh Lâm, sinh viên lớp Tài chính – Ngân hàng K36.
Trong suốt quá trình tôi thực hiện Luận văn tốt nghiệp Đại học được cô Bùi Lê
Thái Hạnh hướng dẫn tận tình. Tôi chân thành cảm tạ Khoa Kinh tế – Quản trị
kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi thực hiện Luận
văn tốt nghiệp Đại học và chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ dẫn của cô Bùi
Lê Thái Hạnh.
Cần thơ, ngày…tháng…năm 2013
Người thực hiện
Phạm Thanh Lâm
3
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Người thực hiện
Phạm Thanh Lâm
4
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
5
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................ 13
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 14
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................ 14
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 14
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 14
1.3.1 Phạm vi về thời gian ........................................................................ 14
1.3.2 Phạm vi về không gian .................................................................... 14
1.3.3 Phạm vi về nội dung ........................................................................ 14
1.3.4 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 14
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................................. 15
2.1 Phương pháp luận ............................................................................... 15
2.1.1 Ngân hàng thương mại .................................................................... 15
2.1.2 Hoạt động tín dụng của NHTM ....................................................... 18
2.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ............................................... 19
2.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ................................. 22
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 24
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 24
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 24
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM – PGD CẦN
THƠ ......................................................................................................... 26
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................... 26
3.2 Chức năng Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ......................... 26
3.2.1 Huy động vốn .................................................................................. 26
3.2.2 Cấp tín dụng .................................................................................... 26
3.2.3 Thực hiện các nghiệp vụ khác.......................................................... 27
6
3.3 Cơ cấu tổ chức.................................................................................... 27
3.3.1 Tổ chức nhân sự .............................................................................. 27
3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban ..................................... 28
3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Phương Nam –
PGD Cần Thơ qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ............. 30
3.5 Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2013 ................................. 39
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG PHƯƠNG NAM – PGD CẦN THƠ............................................. 41
4.1 Khái quát tình hình huy động vốn ....................................................... 41
4.2 Thực trạng hoạt động tín dụng ............................................................ 44
4.2.1 Doanh số cho vay ............................................................................ 44
4.2.2 Doanh số thu nợ .............................................................................. 52
4.2.3 Tình hình dư nợ ............................................................................... 59
4.2.4 Tình hình nợ xấu ............................................................................. 66
4.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng.............................. 72
4.3.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%) ....................................... 72
4.3.2 Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%) ..................................................... 73
4.3.3 Hệ số thu nợ .................................................................................... 73
4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng .................................................................. 73
4.3.5 Nợ xấu trên tổng dư nợ .................................................................... 74
4.3.6 Số khách hàng được vay vốn ........................................................... 75
4.3.7 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ......................................................... 75
4.3.8 Khả năng bù đắp rủi ro .................................................................... 76
4.4 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ............... 76
4.4.1 Tỷ lệ thu lãi ..................................................................................... 76
4.4.2 Thu nhập từ hoạt động tín dụng ....................................................... 77
4.4.3 Thu nhập lãi trên chi phí lãi ............................................................. 77
4.4.4 Lãi suất bình quân đầu ra trên lãi suất bình quân đầu vào ................ 78
7
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM PGD CẦN THƠ
................................................................................................................. 79
5.1 Những tồn tại và nguyên nhân ............................................................ 79
5.1.1 Những tồn tại................................................................................... 79
5.1.2 Những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng Phương Nam – PGD
Cần Thơ ................................................................................................... 80
5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ.......................................................... 81
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................. 83
6.1 Kết luận .............................................................................................. 83
6.2 Kiến nghị............................................................................................ 83
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương ...................................................... 83
6.2.2 Đối với Ngân hàng Phương Nam ..................................................... 84
Tài liệu tham khảo .................................................................................... 85
8
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả động kinh doanh qua 3 năm (2010 – 2012) .................... 30
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6T ĐN 2013 so với 6T ĐN 2012.32
Bảng 3.3 Kết cấu các chỉ tiêu trong thu nhập trong giai đoạn 2010 – 2012 và
6T ĐN 2013 ..................................................................................................... 33
Bảng 3.4 Thu nhập trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013 ............... 34
Bảng 3.6 Chi phí trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2012 và 2013 .... 37
Bảng 4.1 Nguồn vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2012 và 2013
.......................................................................................................................... 41
Bảng 4.2 Nguồn vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2012 và 2013
.......................................................................................................................... 43
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T
ĐN 2013 ........................................................................................................... 47
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và
6T ĐN 2013 ..................................................................................................... 49
Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2010 –
2012 và 6T ĐN 2013 ....................................................................................... 51
Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo thời hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T
ĐN 2013 ........................................................................................................... 54
Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và
6T ĐN 2013 ..................................................................................................... 56
Bảng 4.8 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2010 –
2012 và 6T ĐN 2013 ....................................................................................... 58
Bảng 4.9 Dư nợ theo thời hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
.......................................................................................................................... 61
Bảng 4.10 Dư nợ theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN
2013 ................................................................................................................ 63
Bảng 4.11 Dư nợ theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T
ĐN 2013 ........................................................................................................... 65
9
Bảng 4.12 Nợ xấu theo thời hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
.......................................................................................................................... 67
Bảng 4.13 Nợ xấu theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN
2013 ................................................................................................................. 69
Bảng 4.14 Nợ xấu theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T
ĐN 2013 ........................................................................................................... 71
Bảng 4.15 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động.......................................... 72
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013 ................................................ 72
Bảng 4.16 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động.......................................... 73
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013 ................................................ 73
Bảng 4.17 Hệ số thu nợ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013 ...... 73
Bảng 4.18 Vòng quay vốn tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
................................................................................................................. 74
Bảng 4.19 Nợ xấu trên tổng dư nợ trong giai đoạn 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
................................................................................................................. 74
Bảng 4.20 Số khách hàng được vay vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T
ĐN 2013 .................................................................................................. 75
Bảng 4.21 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T
ĐN 2013 .................................................................................................. 75
Bảng 4.22 Khả năng bù đắp rủi ro trong giai đoạn 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
................................................................................................................. 76
Bảng 4.23 Tỷ lệ thu lãi trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013......... 76
Bảng 4.24 Thu nhập từ hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T
ĐN 2013 ........................................................................................................... 77
Bảng 4.25 Thu nhập lãi trên chi phí lãi trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN
2013 ......................................................................................................... 77
Bảng 4.26 Lãi suất bình quân đầu ra trên lãi suất bình quân đầu vào trong giai
đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013 ............................................................ 78
10
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ
................................................................................................................. 27
Hình 3.2 Kết quả động kinh doanh qua 3 năm (2010 – 2012) ................... 31
Hình 4.1 Tổng doanh số cho vay .............................................................. 45
Hình 4.2 Tổng doanh số thu nợ giai đoạn 2010 – 2012 ............................. 52
Hình 4.3 Tổng dư nợ giai đoạn 2010 – 2012............................................. 59
Hình 4.4 Tổng nợ xấu giai đoạn 2010 – 2012 ........................................... 66
11
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM
:
Ngân hàng thương mại
PGD
:
Phòng giao dịch
6T ĐN
:
6 tháng đầu năm
TCKT
:
Tổ chức kinh tế
TGTK
:
Tiền gửi tiết kiệm
DSCV
:
Doanh số cho vay
DSTN
:
Doanh số thu nợ
NLNN
:
Nông, lâm, ngư nghiệp
CTN
:
Công thương nghiệp
DNTN
:
Doanh nghiệp tư nhân
CTY CP, TNHH
:
Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn
NHNN
:
Ngân hàng Nhà nước
12
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn,
cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. NHTM đã khẳng định mình là
tổ chức trung gian tài chính rất quan trọng trong nền kinh tế. Tín dụng, nghiệp
vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
chung của nền kinh tế, là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận nhưng cũng là
hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đe dọa hoạt động kinh doanh và lợi nhuận
của ngân hàng. Do vậy, phân tích và nâng cao hiệu quả tín dụng là việc rất
quan trọng, giúp NHTM phát triển ổn định, đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận và
giảm thiểu rủi ro.
Thành phố Cần Thơ, trung tâm kinh tế – văn hóa của các tỉnh miền Tây
Nam Bộ, là nơi tập trung nhiều dân cư, các cở sở sản xuất kinh doanh, các xí
nghiệp, doanh nghiệp… có nhu cầu cung cấp tín dụng. Trong thời gian qua,
Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ đã góp phần vào sự phát triển của
nền kinh tế địa phương thông qua việc cung cấp tín dụng cho các thành phần
kinh tế. Do đó, hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam –
PGD Cần Thơ được nâng cao sẽ góp phần làm cho nền kinh tế địa phương
thêm phát triển.
Năm 2012, một năm hết sức khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung
và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Phương Nam – PGD Cần Thơ gặp không ít khó khăn và thử thách làm ảnh
hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của PGD. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của các cán bộ, nhân viên PGD. Đề
tài “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam –
Phòng giao dịch Cần Thơ” sẽ giúp ta hiểu rõ về thực trạng và hiệu quả hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ trong giai đoạn
2010 – 2012 và 6T ĐN 2013. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng tại PGD trong thời gian tới. Qua đó, góp phần
tăng lợi nhuận cho PGD và thúc đẩy nền kinh tế địa phương thêm phát triển.
13
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần
Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam –
PGD Cần Thơ.
• Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Phương Nam – PGD Cần Thơ.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về thời gian
Số liệu nghiên cứu là số liệu thu thập trong các năm 2010, 2011, 2012 và
6 tháng đầu năm 2013.
1.3.2 Phạm vi về không gian
Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ.
1.3.3 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Phương Nam – PGD Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
1.3.4 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ.
14
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Ngân hàng thương mại
2.1.1.1 Khái niệm
Theo Luật các TCTD năm 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình
ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.”
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một
hoặc một số các nghiệp vụ:
•
Nhận tiền gửi
•
Cấp tín dụng
•
Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản
2.1.1.2 Hoạt động của NHTM
Theo Luật các TCTD năm 2010, ngoài các hoạt động ngân hàng, NHTM
được phép thực hiện các hoạt động như vay vốn của NHNN, TCTD, tổ chức
tài chính, mở tài khoản, tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán, góp vốn,
mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại
hối và sản phẩm phái sinh, nghiệp vụ ủy thác và đại lý và các hoạt động kinh
doanh khác theo quy định của luật này.
Trong đó nổi bật lên đó là hai hoạt động cơ bản:
- Thứ nhất: Hoạt động huy động vốn
- Thứ hai: Hoạt động sử dụng vốn
a) Huy động vốn
Luật các TCTD có quy định: Ngân hàng được nhận tiền gửi của các tổ
chức, cá nhân và các TCTD khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn,
tiền gửi có kỳ hạn và các loại giấy tờ có giá và các loại tiền gửi khác.
Thực tế ở Việt Nam, các NHTM huy động vốn từ các nguồn chủ yếu sau
đây:
o Vốn chủ sở hữu
Để bắt đầu hoạt động, ngân hàng cần phải có một lượng vốn nhất định.
Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên cở sở vật
15
chất ban đầu cho ngân hàng và cũng là điều kiện để ngân hàng có thể hoạt
động theo quy định của pháp luật (vốn pháp định). Vốn chủ sở hữu có thể hình
thành từ các nguồn sau đây:
• Nguồn vốn hình thành ban đầu
• Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
• Các quỹ
• Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
o Nguồn tiền gửi
Tiền gửi của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế
Tiền gửi từ nhóm khách hàng này là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ
các đơn vị kinh tế khác để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch của họ
(để thanh toán). Tuy nhiên, cũng có những lúc họ gửi tiền vào ngân hàng với
mục đích sinh lời ở dạnh tiền gửi có kỳ hạn. Do đó, nhóm khách hàng này có
thể gửi tiền vào ngân hàng dưới hình thức Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao
dịch) hay Tiền gửi theo kỳ hạn.
Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình
Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình bao gồm:
+ Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình được gửi
vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác định trên thẻ tiết kiệm, được hưởng
lãi theo quy định của ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo
quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Mặc dù món tiền này thường là
nhỏ nhưng do ngân hàng huy động từ số đông cá thể và hộ gia đình nên cũng
đem lại cho ngân hàng nguồn vốn lớn để kinh doanh.
+ Tài khoản tiền gửi cá nhân: Là loại tiền gửi mà từng cá nhân mở tài
khoản tại ngân hàng để sử dụng các tiện ích do ngân hàng cung cấp như sử
dụng các loại thẻ ATM, thanh toán bằng thẻ, dịch vụ trả lương vào tài khoản,
thanh toán khấu trừ tự động tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước… Bằng cách
này, ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn rất lớn từ tiền nhàn rỗi của cá
nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán của họ.
+ Tiền gửi khác: Ngoài hai loại tiền gửi trên, tại các NHTM còn có các
khoản tiền gửi như tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các TCTD khác,
tiền gửi của Kho bạc Nhà nước
“Tóm lại, nguồn vốn huy động tiền gửi đối với các NHTM có ý nghĩa rất
lớn trong việc tạo lập nguồn vốn để kinh doanh. Ngân hàng huy động được
16
vốn cũng có nghĩa là ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn giá rẻ để cho
vay và đầu tư. Ngoài ra, nguồn thông tin từ tiền gửi của khách hàng còn giúp
ngân hàng thấu hiểu được điều kiện kinh tế của người dân, để từ đó ngân hàng
có thể đưa ra chiến lược cho vay và cung cấp dịch vụ tài chính ngược trở lại
cho công chúng một cách có hiệu quả.
Ngoài ra, việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng còn có ý nghĩa quan
trọng trong việc ổn định lưu thông tiền tệ, góp phần ổn định giá trị đồng tiền,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.” (Thái Văn Đại, 2012)
o Nguồn đi vay
Trong những trường hợp cần vốn gấp với số lượng lớn hoặc cần thiết để
bù đắp những thiếu hụt tạm thời thì buộc NHTM phải đi vay của các ngân
hàng khác hoặc của ngân hàng Trung ương. Nguồn vốn đi vay bao gồm:
Vay của các TCTD
Trong trường hợp không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản, ngân hàng
buộc phải đi vay các TCTD và các ngân hàng khác. Ngược lại trường hợp
ngân hàng thừa ngân quỹ, khi đó ngân hàng có thể cho các TCTD khác vay để
hạn chế thiệt hại chi phí trả lãi. Nguồn vốn đi vay này giúp ngân hàng tận
dụng được nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn nhưng phải trả lãi suất cao hơn
vốn huy động.
Vay của Ngân hàng Trung ương
Trong trường hợp thiếu vốn, ngoài các TCTD, NHTM còn có thể vay
của Ngân hàng Trung ương dưới nhiều hình thức như tái cấp vốn, chiết khấu
các chứng từ có giá giá trị ngắn hạn…
“Ngoài các hình thức cho vay trên, Ngân hàng Trung ương còn thực hiện
cho vay bổ sung thanh toán bù trừ giữa các NHTM. Trong trường hợp đặc
biệt, khi được chính phủ chấp thuận, Ngân hàng Trung ương còn cho vay đối
với các TCTD tạm thời mất khả năng thanh toán.” (Thái Văn Đại, 2012)
Nguồn vốn khác
Ngoài vay của các TCTD, vay của Ngân hàng Trung ương, ngân hàng
còn có thể tận dụng các nguồn vốn hình thành trong thanh toán, do ủy thác đầu
tư, tài trợ của chính phủ hoặc của nước ngoài để đầu tư tài trợ các dự án phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
o Vốn huy động bằng các chứng từ có giá
“Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn
trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất
17
định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD và người
mua. Ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân
hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi.
Đối với ngân hàng nguồn vốn có được từ việc phát hành các giấy tờ có
giá thì rất ổn định nhưng ngân hàng thường phải trả một mức lãi suất lớn hơn
nhiều và ngân hàng chỉ phát hành các loại giấy tờ có giá khi đã có kế hoạch về
nguồn vốn cụ thể. Đặc biệt là khi phát hành giấy tờ có giá phải được NHNN
chấp thuận.” (Thái Văn Đại, 2012)
b) Sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng
Theo Điều Luật các TCTD năm 2010: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận
để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng
một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ
cấp tín dụng khác.”
Hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mục tài sản sinh lời của
NHTM, là hoạt động kinh doanh chủ chốt để tạo ra lợi nhuận, chỉ có lãi suất
thu được từ hoạt động tín dụng mới bù nổi chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh
và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư…
Nó phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng là hoạt động tín dụng.
Hoạt động đầu tư
So với hoạt động tín dụng thì hoạt động đầu tư có quy mô và tỷ trọng
nhỏ hơn trong mục tài sản sinh lời của Ngân hàng thương mại. Hoạt động đầu
tư chủ yếu của NHTM là góp vốn vào doanh nghiệp hay mua bán chứng
khoán trên thị trường. Hoạt động đầu tư mang lại thu nhập cao nhưng rủi ro
hơn vì thu nhập từ hoạt động đầu tư không được xác định trước vì phải phụ
thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà ngân hàng đầu tư vào.
2.1.2 Hoạt động tín dụng của NHTM
2.1.2.1 Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao
gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.
18
2.1.2.2 Các hình thức cấp tín dụng của NHTM
o Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho
khách hàng một số tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian thỏa thuận, với
nguyên tắc có sự hoàn trả cả vốn gốc và lãi.
o Chiết khấu là hình thức cấp tín dụng qua đó tổ chức tín dụng mua lại
giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng.
o Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng được thực hiện thông
qua cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có
quyền (bên nhận bảo lãnh) về thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách
hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh phải
nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã trả thay.
o Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, được
thực hiện thông qua một hợp đồng cho thuê tài sản theo đó bên cho thuê
chuyển giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên đi thuê sử dụng.
Bên đi thuê có trách nhiệm hoàn trả tiền thuê (gốc và lãi) trong quá trình thuê.
o Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên
mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy dòi các khoản phải thu
hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
2.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
2.1.3.1 Tổng dư nợ trên vốn huy động (%)
Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó
giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn
vốn huy động, nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện
ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy
đông hay chưa.
2.1.3.2 Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%)
Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của NHTM
hay nói cách khác chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng
của ngân hàng. Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ
tập trung vốn tín dụng của ngân hàng.
19
2.1.3.3 Hệ số thu nợ (%)
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ (%) =
(2.1)
Doanh số cho vay
Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng.
2.1.3.4 Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =
(2.2)
Dư nợ bình quân
Trong đó:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
(2.3)
Dư nợ bình quân trong kỳ =
2
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm.
2.1.3.5 Nợ xấu trên tổng dư nợ (%)
Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, các khoản dư nợ tín dụng khách
hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng với
các loại Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), Nợ cần chú ý (Nhóm 2), Nợ dưới tiêu
chuẩn (Nhóm 3), Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) và Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm
5). Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3-5 được xem là nợ xấu.
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) =
(2.4)
Tổng dư nợ
Tỷ lệ Nợ xấu trên tổng dư nợ đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng
của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín
dụng của ngân hàng này cao. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu
hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong
việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với
các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc
cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các
phân loại nợ.
20
2.1.3.6 Số khách hàng được vay vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời
kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.
2.1.3.7 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
đối với 5 nhóm nợ như sau:
o Nhóm 1: 0%
o Nhóm 2: 5%
o Nhóm 3: 20%
o Nhóm 4: 50%
o Nhóm 5: 100%
Trong đó:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ trong hạn và tổ chức
tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn và các
khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn
còn lại.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến
90 ngày và các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng
là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách
hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần
đầu).
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày
đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu và các khoản nợ
được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo
hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến
360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90
ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời
hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên
360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày
trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ
21
hai, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn và các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Dự phòng rủi ro tín dụng
được trích lập
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
(2.5)
=
Tổng dư nợ
Tỷ lệ này phản ánh tỷ lệ khoản tiền được trích lập dự phòng cho những
khoản tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam
kết.
2.1.3.8 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng
được trích lập
Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
(2.6)
=
Nợ xấu
Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng là khả năng bù đắp những khoản lỗ tiềm
tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng.
2.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Hiệu quả hoạt động tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả
kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động
tín dụng ngân hàng, gồm hai yếu tố: “Mức độ an toàn và khả năng sinh lời của
ngân hàng hoạt động tín dụng mang lại”. Đó là khả năng cung ứng tín dụng
phù hợp với yêu cầu phát triển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của
khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận
cho NHTM từ nguồn tích luỹ do đầu tư tín dụng và do đạt được các mục tiêu
tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững
của ngân hàng.
22
2.1.4.1 Tỷ lệ thu lãi (%)
Tổng lãi đã thu trong năm
Tỷ lệ thu lãi (%) =
(2.7)
Tổng lãi phải thu trong năm
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của
ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế
hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình
thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của ngân hàng càng
tốt, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình
hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu trong ngân hàng tăng
cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh
hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai.
2.1.4.2 Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Lãi từ hoạt động tín dụng
Tỷ trọng thu nhập
từ hoạt động tín dụng
=
(2.8)
Tổng thu nhập
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng
thu nhập của ngân hàng. Từ đó ta có thể biết được mức độ quan tâm của ngân
hàng vào hoạt động tín dụng như thế nào.
2.1.4.3 Thu nhập lãi trên chi phí lãi (%)
Thu nhập lãi
Thu nhập lãi
trên chi phí lãi
(2.9)
=
Chi phí lãi
Tỷ lệ thu nhập lãi trên chi phí lãi là một chỉ số tài chính quan trọng, đặc
biệt trong việc đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ số này cho
thấy được mối tương quan giữa thu nhập lãi và chi phí lãi của ngân hàng. Tỷ
lệ này càng lớn chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng hiệu quả.
23
2.1.4.4 Lãi suất bình quân đầu ra trên lãi suất bình quân đầu vào (lần)
Lãi suất bình quân đầu ra
Lãi suất bình quân đầu ra
trên lãi suất bình quân đầu vào =
(2.10)
Lãi suất bình quân đầu vào
Trong đó:
Thu nhập lãi
Lãi suất bình quân đầu ra
(2.11)
=
Tổng tài sản sinh lời
Chi phí lãi
Lãi suất bình quân đầu vào
(2.12)
=
Vốn huy động
Tài sản sinh lời là những tài sản mang lại lợi nhuận cho ngân hàng như
cho vay khách hàng, các khoản đầu tư, cho vay liên ngân hàng, tiền gửi tại
NHNN. Chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu ra trên lãi suất bình quân đầu vào cho
biết mối tương quan giữa tỷ lệ thu nhập lãi từ tài sản sinh lời và tỷ lệ chi phí
lãi cho vốn huy động của ngân hàng.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Từ những kiến thức đã học, tham khảo những thông tin qua sách, báo,
các tờ báo điện tử phổ biến ở Việt Nam và thu thập thông tin, tài liệu, số liệu
tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1 và Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các kỹ
thuật sau đây:
o Tỷ trọng: nghiên cứu kết cấu của những chỉ tiêu phân tích.
o Tỷ số: xem xét các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.
o Đồ thị: sử dụng các đồ thị để mô tả khái quát các chỉ tiêu phân tích.
o So sánh số tuyệt đối: là hiệu giữa hai chỉ tiêu (chỉ tiêu kỳ phân tích và
kỳ gốc hay chỉ tiêu năm sau và chi tiêu năm trước). Biểu hiện mức độ quy mô,
khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế ở thời điểm cụ thể. Dùng kỹ thuật
24
so sánh số liệu thực tế năm nay so với năm trước để xem mức độ tăng giảm
như thế nào từ đó tìm ra nguyên nhân sự thay đổi đó.
Công thức: ∆Y = Y1 − Y0
Trong đó:
∆Y : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Y1 : Chỉ tiêu năm sau hay chỉ tiêu kỳ phân tích.
Y0 : Chỉ tiêu năm trước hay chỉ tiêu kỳ gốc.
o So sánh số tương đối: là phương pháp so sánh dựa trên kết quả của
phép chia giữa trị số của năm sau so với năm trước hay của kỳ phân tích so
với kỳ gốc, từ đó biết được số phần trăm thay đổi của năm sau so với năm
trước hoặc của kỳ phân tích so với kỳ gốc.
Công thức:
∆Y =
Y1
*100
Y0
Trong đó:
∆Y : Là tốc độ tăng trưởng của chi tiêu kinh tế.
Y1 : Chỉ tiêu năm sau hay chỉ tiêu kỳ phân tích.
Y0 : Chỉ tiêu năm trước hay chỉ tiêu kỳ gốc.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng.
25
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM – PGD CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) được thành lập vào ngày
19/05/1993, với vốn ban đầu 10 tỷ đồng. Ngân hàng Phương Nam ra đời trong
điều kiện năng lực tài chính còn nhỏ bé so với nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội. Năm 1993, Ngân hàng Phương Nam chỉ mới đạt tổng vốn huy động 31,2
tỷ đồng, dư nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258 triệu đồng với chức năng chính là
huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác nhằm phát
triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngân hàng Phương Nam có trụ sở chính đặt tại số 279 Lý Thường Kiệt,
phường 5, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, Ngân hàng Phương
Nam có vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 74.000 tỷ đồng, tổng
mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch đạt trên 135 điểm tọa lạc tại các vị trí
thuận lợi cho việc giao dịch và phục vụ khách hàng hoạt động rộng khắp từ
Bắc vào Nam.
Ngân hàng Phương Nam – Phòng giao dịch Cần Thơ trực thuộc Ngân
hàng Phương Nam – Chi nhánh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tọa lạc tại số
110 Lý Tự Trọng, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Điện
thoại 0710.3832439. Fax 0710.3832166.
3.2 CHỨC NĂNG NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM – PGD CẦN THƠ
3.2.1 Huy động vốn
o Huy động vốn ngắn hạn, trung, dài hạn của các tổ chức, cá nhân và
các thành phần kinh tế khác theo quy định của NHNN và Ngân hàng Phương
Nam.
o Phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để
huy động vốn.
o Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN và Ngân
hàng Phương Nam.
3.2.2 Cấp tín dụng
o Cho vay đối với các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân... có nhu
cầu theo đúng quy định của pháp luật và Ngân hàng Phương Nam.
o Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá trong phạm vi
quy định của Ngân hàng Phương Nam.
26
o Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định về tín dụng của
NHNN và Ngân hàng Phương Nam.
o Nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư phù hợp với khả năng của
PGD hoặc kết hợp với Sở giao dịch hoặc Chi nhánh mà PGD phụ thuộc.
o Mức phán quyết tín dụng của PGD thực hiện theo quy định hiện hành
của Ngân hàng Phương Nam trong từng thời kỳ.
3.2.3 Thực hiện các nghiệp vụ khác
o Kinh doanh ngoại tệ, vàng khi được NHNN và Ngân hàng Phương
Nam cho phép.
o Dịch vụ đại lý chi trả kiều hối.
o Các dịch vụ khác theo quy định của Ngân hàng Phương Nam (dịch vụ
bảo lãnh, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán tiền gửi, thanh toán quốc tế, ngân
hàng trong tầm tay (gồm 3 dịch vụ Phone Banking, Mobile Banking, Internet
Banking), thẻ ATM, dịch vụ chi trả lương, dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt...)
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1 Tổ chức nhân sự
Trưởng PGD
Phó PGD
Bộ phận
Kinh doanh
Bộ phận
Hành chánh
Bộ phận
Kế toán Ngân quỹ
Nguồn: Phòng kinh doanh
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ
27
3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban
3.3.2.1 Trưởng PGD
o Trưởng PGD phụ tiếp điều hành mọi hoạt động của PGD theo đúng
pháp luật của Nhà nước, theo các quy định của NHNN và Ngân hàng Phương
Nam.
o Trưởng PGD được ủy quyền ký các văn bản liên quan đến nghiệp vụ
theo quy định của Ngân hàng Phương Nam.
o Thực hiện thỉnh thị ý kiến cấp trên bằng văn bản khi giải quyết các
vấn đề vượt thẩm quyền quyết định của mình.
o Được quyền ký cấp tín dụng theo quy định của NHNN và Ngân hàng
Phương Nam.
o Chịu trách nhiệm trước pháp luật; trước Chủ tịch Hội đồng quản trị,
Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc Sở giao dịch hoặc Giám đốc
Chi nhánh mà PGD phụ thuộc về các quyết định và ý kiến đề xuất trong việc
quản lý điều hành mọi hoạt động của PGD do mình phụ trách.
3.3.2.2 Phó PGD
o Phó PGD là người giúp việc cho Trưởng PGD trong công tác điều
hành và được Trưởng PGD ủy quyền quản lý một số mặt hoạt động của PGD
theo quy định của Ngân hàng Phương Nam.
o Phó PGD chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng PGD, về
mọi quyết định và ý kiến đề xuất của mình trong việc thực hiện các nghiệp vụ
được phân công.
3.3.2.3 Bộ phận Kinh doanh
o Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch cho vay, kế hoạch kinh
doanh của PGD.
o Tìm kiếm và tiếp cận với khách hàng mới để mở rộng hoạt động, quan
hệ tốt với khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đúng quy trình
nghiệp vụ tín dụng. Nhanh chóng thẩm định, giải quyết hồ sơ cho khách hàng
theo đúng quy định.
o Tham gia Hội đồng tín dụng của PGD.
o Tổ chức, theo dõi, đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn,
đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, cầm cố, thu hồi nợ.
28
o Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng đầy đủ, cẩn thận kết hợp với
kế toán, kho quỹ để quản lý, bảo quản tài sản và hồ sơ tài sản cầm cố, thế
chấp, bảo lãnh, chiết khấu…
o Thực hiện công tác báo cáo thống kê, tổ chức thực hiện đầy đủ công
tác thông tin tín dụng, công tác thông tin phòng ngừa rủi ro theo quy định của
NHNN và Ngân hàng Phương Nam.
o Nghiên cứu đề xuất phương pháp quản lý, bổ sung đào tạo nghiệp vụ,
đề bạt, khen thưởng nhân viên và đề xuất trang bị các phương tiện phục vụ
công việc của Phòng kinh doanh.
o Thực hiện các nghiệp vụ khác do Trưởng PGD giao.
3.3.2.4 Bộ phận Kế toán – Ngân quỹ
o Thiết lập, lưu trữ, bảo quản sổ sách, chứng từ báo biểu theo quy định
của NHNN và Ngân hàng Phương Nam.
o Kiểm tra chứng từ gốc, lập chứng từ kế toán, nhập số liệu kế toán một
cách chính xác và truyền số liệu về Sở giao dịch hoặc Chi nhánh trong ngày để
hạch toán.
o Thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước theo
quy định của NHNN và Ngân hàng Phương Nam.
o Theo dõi phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính,
các khoản thu nhập, chi phí và tham mưu cho Trưởng PGD các biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động của PGD.
o Thực hiện việc thu, chi, kiểm đếm tiền mặt, các loại séc tuyệt đối
chính xác, kiểm quỹ cuối ngày.
o Việc tồn quỹ của PGD thực hiện theo thông báo định mức tồn quỹ của
Ngân hàng Phương Nam trong từng thời kỳ.
o Thực hiện nghiêm túc chế độ an toàn giao dịch, an toàn kho quỹ theo
quy định của NHNN và Ngân hàng Phương Nam.
o Tổ chức giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, cất
giữ hồ sơ thế chấp, cầm cố theo quy định của Ngân hàng Phương Nam.
o Dự trù các khoảng chi tiêu nội bộ, mua sắm tài sản cố định, công cụ
lao động, tạm ứng theo quy định của Ngân hàng Phương Nam.
o Bảo quản, sử dụng con dấu của PGD đúng quy định.
o Thực hiện các nghiệp vụ khác do Trưởng PGD giao.
29
3.3.2.5 Bộ phận Hành chánh
o Tổ chức thực hiện công tác hành chánh, văn thư.
o Quản lý tài sản, công cụ lao động được phân phối sử dụng.
o Thực hiện tốt phòng cháy chữa cháy và bảo đảm vệ sinh cơ quan.
o Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng PGD giao.
3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG PHƯƠNG NAM – PGD CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Như ta đã biết, NHTM là chủ thể kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi
nhuận. Vì vậy, lợi nhuận là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
ngân hàng. Tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và chi phí là mục tiêu hàng
đầu của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ
nói riêng. Đây cũng là mục tiêu trong suốt quá trình hoạt động của PGD. Lợi
nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và chịu sự tác động và ảnh hưởng của hai nhân tố. Đó là thu nhập và chi
phí. Để hiểu rõ kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2010 – 2012) của
PGD, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Kết quả động kinh doanh qua 3 năm (2010 – 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %
Thu nhập 6.897 9.036 13.107 2.139 31,01 4.071 45,05
Chi phí
5.837 8.165 11.768 2.328 39,88 3.603 44,13
Lợi nhuận 1.060 871 1.339 -189 -17,83
468 53,73
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012
Bảng số liệu trên cho thấy ba nét chính trong hoạt động kinh doanh của
PGD: thu nhập, chi phí và lợi nhuận.
Nhìn chung, lợi nhuận của PGD tăng giảm không đều qua 3 năm. Ta có
thể thấy rõ, lợi nhuận năm 2011 chỉ đạt 871 triệu đồng, thấp nhất trong 3 năm
2010 – 2012, đã giảm 189 triệu đồng hay 17,83% so với năm 2010 (lợi nhuận
năm 2010 đạt 1.060 triệu đồng). Nguyên nhân là do chi phí năm 2011 tăng quá
cao so với tỷ lệ tăng của thu nhập, cụ thể là chi phí tăng 39,88% nhưng thu
30
nhập chỉ tăng 31,01%. Nhưng qua năm 2012, lợi nhuận của PGD đã tăng
mạnh đạt 1.339 triệu đồng, tăng 468 triệu đồng hay 53,73% so với năm 2011.
Nguyên nhân là do PGD đã khắc phục được tình trạng tỷ lệ tăng của chi phí
cao hơn tỷ lệ tăng của thu nhập trong năm 2011. Năm 2012, chi phí chỉ tăng
44,13%, trong khi thu nhập tăng đến 45,05%.
Lợi nhuận tăng giảm không đều qua các năm như vậy là do tốc độ tăng
của thu nhập và chi phí không đồng đều qua các năm. Để thấy rõ sự ảnh
hưởng của thu nhập và chi phí đến lợi nhuận, ta xem xét biểu đồ sau:
13.107
11.768
14.000
Triệu đồng
12.000
9.036
10.000
8.000
8.165
6.897
5.837
6.000
4.000
1.060
2.000
1.339
871
0
2010
2011
2012
Năm
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012
Hình 3.2 Kết quả động kinh doanh qua 3 năm (2010 – 2012)
Qua biểu đồ trên, ta thấy:
- Năm 2011, thu nhập của PGD đạt 9.036 triệu đồng, tăng 2.139 triệu
đồng hay 31,01% so với năm 2010 (năm 2010 thu nhập đạt 6.897 triệu đồng).
Trong khi đó, chi phí năm 2011 lên đến 8.165 triệu đồng, tăng 39,88% so với
năm 2010, tương ứng 2.328 triệu đồng. Điều này đã làm cho lợi nhuận của
PGD năm 2011 giảm 17,83%.
- So với năm 2011, năm 2012, thu nhập của PGD tăng 45,05% hay
4.071 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí chỉ tăng 44,13% hay 3.603 triệu đồng
nên làm cho lợi nhuận tăng 53,73%.
Năm 2012 là một năm hết sức khó khăn của ngân hàng nền kinh tế Việt
Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng. Tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm
2012 giảm 48% và nợ xấu có tốc độ tăng cao nhất qua các năm. Thế nhưng,
Ngân hàng Phương Nam đã nỗ lực hoàn thành 100% kế hoạch. Bước sang
31
năm 2013, ngành ngân hàng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Để có thể
tồn tại, các ngân hàng cần phải nỗ lực hết mình. Trong 6T ĐN 2013, PGD
cũng đã phấn đấu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bảng số liệu sau đây
sẽ cho ta thấy rõ những kết quả đó:
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6T ĐN 2013 so với 6T ĐN 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Chênh lệch
Số tiền %
Thu nhập
5.899
7.137 1.238 20,99
Chi phí
5.415
6.322
907 16,75
Lợi nhuận
484
815
331 68,39
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013
Qua bảng số liệu trên, ta thấy 6T ĐN 2013 lợi nhuận của PGD đã đạt 815
triệu đồng. So với 6T ĐN 2012, tăng đến 68,39% hay 331 triệu đồng. PGD đạt
được kết quả khả quan như vậy là do thu nhập 6T ĐN 2013 tăng 20,99% (hay
1.238 triệu đồng), trong khi chi phí chỉ tăng 16,75% (hay 907 triệu đồng) so
với 6T ĐN 2012.
Sau đây là các bảng số liệu chi tiết về thu nhập của PGD trong giai đoạn
2010 – 2012 và 6T ĐN 2013:
32
Bảng 3.3 Kết cấu các chỉ tiêu trong thu nhập trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T ĐN 2012
6T ĐN 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Thu nhập từ lãi
6.285 91,13 7.911 87,55 11.463 87,46 5.212 88,35 5.503 77,11
- Từ lãi cho vay
5.278 76,53 6.583 72,85 8.647 65,97 3.694 62,62 3.761 52,70
- Từ lãi điều chuyển vốn nội bộ
1.007 14,60 1.328 14,70 2.816 21,48 1.518 25,73 1.742 24,41
Thu nhập ngoài lãi
612
8,87 1.125 12,45 1.644 12,54
687 11,65 1.634 22,89
- Từ dịch vụ thanh toán
227
3,29
504 5,58
934 7,13
367 6,22
855 11,98
- Từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
216
3,13
382 4,23
491 3,75
146 2,47
512 7,17
- Thu nhập khác
169
2,45
239 2,64
219 1,67
174 2,95
267 3,74
Tổng thu nhập
6.897 100,00 9.036 100,00 13.107 100,00 5.899 100,00 7.137 100,00
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
33
Bảng 3.4 Thu nhập trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thu nhập từ lãi
- Từ lãi cho vay
- Từ lãi điều chuyển vốn nội bộ
Thu nhập ngoài lãi
- Từ dịch vụ thanh toán
- Từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
- Thu nhập khác
Tổng thu nhập
2010 2011
6.285
5.278
1.007
612
227
216
169
6.897
2012
6T
6T
ĐN ĐN
2012 2013
7.911 11.463 5.212
6.583 8.647 3.694
1.328 2.816 1.518
1.125 1.644 687
504
934 367
382
491 146
239
219 174
9.036 13.107 5.899
2011/2010
Số tiền
5.503 1.626
3.761 1.305
1.742
321
1.634
513
855
277
512
166
267
70
7.137 2.139
% Số tiền
25,87 3.552
24,73 2.064
31,88 1.488
83,82
519
122,03
430
76,85
109
41,42
-20
31,01 4.071
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
34
Chênh lệch
2012/2011
6T ĐN
2013/2012
% Số tiền %
44,90
291
5,58
31,35
67
1,81
112,05
224 14,76
46,13
947 137,85
85,32
488 132,97
28,53
366 250,68
-8,37
93 53,45
45,05 1.238 20,99
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rõ hoạt động chủ yếu của PGD, cũng
như của NHTM là hoạt động tín dụng, cụ thể hơn là hoạt động cho vay. Nhìn
chung, thu nhập từ lãi, cũng như thu nhập từ lãi cho vay đều tăng qua các năm.
Thu nhập từ lãi cho vay của PGD trong giai đoạn trên luôn chiếm khoảng 60%
tổng thu nhập. Năm 2011, lãi cho vay đạt 6.583 triệu đồng, tăng 1.305 triệu
đồng hay 24,73% so với năm 2010. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam
diễn biến rất bất ổn và phức tạp vào năm 2012, nhưng thu nhập từ lãi cho vay
cũng tăng 2.064 triệu đồng hay 31,35% và đạt 8.647 triệu đồng. Do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2012, 6T ĐN 2013, tình hình kinh tế vẫn
còn trong tình trạng khó khăn, riêng ngành ngân hàng phải đối mặt với tốc độ
giải ngân chậm, vốn ứ thừa lên đến cả trăm tỷ đồng, tín dụng khó khăn khiến
kết quả kinh doanh giảm mạnh. Do đó, So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN
2013, thu nhập từ lãi cho vay tăng nhẹ 1,81% hay 67 triệu đồng và đạt 3.761
triệu đồng. Nguyên nhân thu nhập từ lãi cho vay liên tục tăng là do PGD đã
thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ về việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tăng cường đầu
tư trọng điểm vào những vùng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng cho vay
ngắn hạn để chăn nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn…
Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi của PGD tăng nhẹ và tương đối ổn định trong
giai đoạn này. Cụ thể là năm 2010 chiếm 8,87%, năm 2011 chiếm 12,45%,
năm 2012 chiếm 12,54%. Riêng 6T ĐN 2013, thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ
trọng rất lớn, 6T ĐN 2012 là 11,65%, trong khi 6T ĐN 2013 là 22,89%.
Không ngại sự bất ổn của nền kinh tế, thu nhập ngoài lãi tăng rất mạnh trong
giai đoạn này. So với năm 2010, thu nhập ngoài lãi năm 2011 tăng 513 triệu
đồng, tăng tới 83,82%. Thu nhập ngoài lãi tăng cao như thế là do sự tăng
mạnh của thu nhập từ dịch vụ thanh toán. So với năm 2010, năm 2011, thu
nhập từ dịch vụ thanh toán tăng 177 triệu đồng hay 122,03%. Đặc biệt 6T ĐN
2013, thu nhập từ dịch vụ thanh toán đạt 855 triệu đồng, tăng 488 triệu đồng
hay 132,97%. Nên thu nhập ngoài lãi 6T ĐN 2013 đạt 1.634 triệu đồng, tăng
947 triệu đồng hay 137,85% so với 6T ĐN 2012. Nguyên nhân là do PGD đã
mở thêm nhiều dịch vụ kinh doanh chuyển tiền trong và ngoài nước và do có
nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Thu nhập đã phản ánh phần nào lợi nhuận của PGD, để thấy rõ hơn về sự
ảnh hưởng của thu nhập và chi phí đến lợi nhuận, ta xem xét chi phí của PGD
thông qua các bảng số liệu sau:
35
Bảng 3.5 Kết cấu các chỉ tiêu trong chi phí trong giai đoạn 2010 – 2012 và 2013
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
ĐVT: Triệu đồng
6T ĐN 2012
6T ĐN 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Chi từ lãi
4.592 78,67 6.603 80,87 9.952 84,57 4.530 83,66 5.370 84,94
- Trả lãi tiền gửi
4.592 78,67 6.603 80,87 9.952 84,57 4.530 83,66 5.370 84,94
- Trả lãi tiền vay
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0,00
Chi ngoài lãi
1.245 21,33 1.562 19,13 1.816 15,43
885 16,34
952 15,06
- Chi phí hoạt động dịch vụ
9
0,15
21
0,26
25
0,21
11
0,20
16
0,25
11
0,19
14
0,17
17
0,14
8
0,15
8
0,13
- Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối
- Chi phí nộp thuế và phí, lệ phí
14
0,24
18
0,22
26
0,22
11
0,20
15
0,24
- Chi phí cho nhân viên
925 15,85 1.167 14,29 1.350 11,47
673 12,43
721 11,40
- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ
58
0,99
61
0,75
85
0,72
38
0,70
37
0,59
- Chi về tài sản
112
1,92
97
1,19
94
0,80
42
0,78
38
0,60
- Chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi
98
1,68
125
1,53
181
1,54
85
1,57
105
1,66
- Chi phí khác
18
0,31
59
0,72
38
0,32
17
0,31
12
0,19
Tổng chi phí
5.837 100,00 8.165 100,00 11.768 100,00 5.415 100,00 6.322 100,00
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
36
Bảng 3.6 Chi phí trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2012 và 2013
Chỉ tiêu
Chi từ lãi
- Trả lãi tiền gửi
- Trả lãi tiền vay
Chi ngoài lãi
- Chi phí hoạt động dịch vụ
- Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối
- Chi phí nộp thuế và phí, lệ phí
- Chi phí cho nhân viên
- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ
- Chi về tài sản
- Chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi
- Chi phí khác
Tổng chi phí
2010 2011
2012
4.592
4.592
0
1.245
9
11
14
925
58
112
98
18
5.837
9.952 4.530
9.952 4.530
0
0
1.816 885
25
11
17
8
26
11
1.350 673
85
38
94
42
181
85
38
17
11.768 5.415
6.603
6.603
0
1.562
21
14
18
1.167
61
97
125
59
8.165
6T
ĐN
2012
ĐVT: Triệu đồng
6T
Chênh lệch
ĐN
2011/2010
2012/2011
6T ĐN
2013
2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
5.370 2.011 43,79 3.349 50,72
840 18,54
5.370 2.011 43,79 3.349 50,72
840 18,54
0
0 0,00
0 0,00
0 0,00
952
317 25,46
254 16,26
67 7,57
16
12 133,33
4 19,05
5 45,45
8
3 27,27
3 21,43
0 0,00
15
4 28,57
8 44,44
4 36,36
721
242 26,16
183 15,68
48 7,13
37
3 5,17
24 39,34
-1 -2,63
38
-15 -13,39
-3 -3,09
-4 -9,52
105
27 27,55
56 44,80
20 23,53
12
41 227,78
-21 -35,59
-5 -29,41
6.322 2.328 39,88 3.603 44,13
907 16,75
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
37
Như ta đã biết, hoạt động chủ yếu của NHTM nói chung và PGD nói
riêng là hoạt động tín dụng, cụ thể hơn là hoạt động cho vay, nguồn vốn chủ
yếu để cho vay chính là nguồn vốn huy động từ khách hàng nên chi phí chủ
yếu của PGD là chi phí trả lãi tiền gửi. Chi phí này chiếm đến trên 80% tổng
chi phí của PGD trong giai đoạn trên, riêng năm 2010, con số này chỉ ở mức
78,67%. Cụ thể là năm 2011 tỷ trọng chi phí trả lãi tiền gửi là 80,87%. Con số
này được duy trì tương đối ổn định ở giai đoạn sau: năm 2012 là 84,57, 6T ĐN
2013 là 84,94% cũng không có sự thay đổi nhiều so với 6T ĐN 2012 là
83,66%. Chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí nên
sự tăng giảm của khoản mục này ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí của PGD.
Năm 2011, chi phí này là 6.603 triệu đồng, tăng 2.011 triệu đồng hay 43,79%
so với năm 2010 nên làm cho tổng chi phí tăng 2.328 triệu đồng hay 39,88%.
Tốc độ tăng đã tăng lên vào năm 2012. Năm 2012, chi phí này đạt 9.952 triệu
đồng, tăng 3.349 triệu đồng hay 50,72% làm cho tổng chi phí tăng 3.603 triệu
đồng hay 44,13%. Nhưng 6T ĐN 2013, chi phí này đạt 5.370 triệu đồng, tăng
840 triệu đồng hay 18,54% so với 6T ĐN 2012. Nguyên nhân là do PGD tăng
cường công tác huy động vốn để cho vay nên chi phí trả lãi tiền gửi tăng.
Trong khoản mục chi phí ngoài lãi, chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng cao
nhất. Cụ thể là năm 2010, chi phí này chiếm 15,85% tổng chi phí, năm 2011 là
14,29%, năm 2012 là 11,47%, so với 6T ĐN 2012 là 12,43%, tỷ trọng này vào
6T ĐN 2013 đã giảm nhẹ ở mức 11,40%. Từ đó cho thấy, PGD hiểu rõ nhân
tố con người quyết định sự thành công trong mọi lĩnh vực. Chi phí này ngày
một tăng cho thấy PGD rất chú trọng việc quan tam đến nhân viên, tạo tiền đề
cho sự phát triển của PGD. Chi phí này đạt 1.167 triệu đồng vào năm 2011,
tăng 242 triệu đồng hay 26,16% so với năm 2010. Chi phí này tiếp tục tăng
15,68% vào năm 2012. So với 6T ĐN 2012, chi phí này tăng nhẹ 7,13% hay
48 triệu đồng vào 6T ĐN 2013 và đạt 721 triệu đồng. PGD luôn tăng cường
đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên nên chi phí nhân
viên không ngừng gia tăng.
Theo sau chi phí nhân viên, chi phí về tài sản và chi phí dự phòng và bảo
hiểm tiền gửi cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi phí. Chi phí dự
phòng và bảo hiểm tiền gửi có tỷ trọng ổn định qua các năm, cụ thể như sau:
năm 2010 là 1,68%, năm 2011 là 1,53%, năm 2012 là 1,54%, so với 6T ĐN
2012 là 1,57%, 6T ĐN 2013 cũng chỉ tăng nhẹ với 1,66%. Nhìn chung, chi phí
dự phòng và bảo hiểm tiền gửi tăng qua các năm, điều này làm cho tổng chi
phí tăng qua các năm. Cụ thể là so với năm 2010, chi phí này năm 2011 tăng
27,55%, từ 98 triệu đồng lên 125 triệu đồng. Sang năm 2012 chi phí này tiếp
tục tăng mạnh, tăng 44,80% và đạt 181 triệu đồng. So với 6T ĐN 2012, 6T
38
ĐN 2013, tốc độ tăng này đã chậm lại ở 23,53% hay 20 triệu đồng. PGD luôn
tăng cường công tác huy động vốn nên số tiền khách hàng gửi vào tăng lên,
PGD phải tăng chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi.
Chi phí về tài sản chiếm tỷ trọng thấp hơn chi phí dự phòng và bảo hiểm
tiền gửi trong tổng chi phí và giảm qua các năm. Năm 2010 tỷ trọng này là
1,92%, năm 2011 là 1,19%, năm 2012 là 0,80%, 6T ĐN 2012 là 0,78% và 6T
ĐN 2013 là 0,60%. Chí phí này giảm qua các năm, góp phần làm giảm chi phí
của PGD. Năm 2011, chi phí này giảm 13,39% so với năm 2010, từ 112 triệu
đồng xuống còn 97 triệu đồng. Chi phí này tiếp tục giảm 3,09% vào năm
2012, 6T ĐN 2013 giảm 9,52% hay 4 triệu đồng so vơi 6T ĐN 2012. Nguyên
nhân chi phí về tài sản giảm là do PGD có chính sách tiết kiệm chi phí về tài
sản hợp lý và cũng là do chi phí này đã được chi trong các kỳ trước.
Tóm lại, lợi nhuận của PGD đạt được trong giai đoạn trên là rất đáng
khích lệ vì tình hình kinh tế Việt Nam diễn biến rất phức tạp trong thời gian
này, cộng thêm sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng nói chung và các
ngân hàng trên địa bàn nói riêng.
3.5 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2013
Năm 2013, Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ quyết tâm thực
hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình để góp phần giúp Ngân hàng
Phương Nam hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Bước sang năm 2013, kinh tế trong nước được dự báo tiếp tục còn
nhiều khó khăn, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 01/NQ-CP ngày
07/01/2013; NHNN cũng đã ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013
với những giải pháp chủ yếu nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, giảm hàng tồn kho,
tích cực xử lý nợ xấu, kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn và tăng trưởng GDP
ở mức cao hơn năm 2012. Để thực hiện chủ trương của Chính phủ và của
NHNN cũng như để vượt qua khó khăn, thử thách, Ngân hàng Phương Nam sẽ
tập trung phấn đấu thực hiện mục tiêu ổn định bền vững dựa trên các tiêu chí
sau:
o Củng cố cơ cấu tổ chức và hoàn thiện hóa các quy trình nghiệp vụ;
o Tăng cường hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ;
o Công tác quản trị rủi ro;
o Đảm bảo phát huy hiệu quả kiểm toán nội bộ và cải tiến những điểm
yếu trong hệ thống quản lý của Ngân hàng, không ngừng nâng cao chất lượng
dịch vụ;
39
o Thường xuyên phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đa tiện
ích;
o Nâng cao công tác phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, đào tạo lại
chuyên sâu và thực tế cho toàn thể nhân viên đáp ứng yêu cầu mở rộng mạng
lưới;
o Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thương hiệu đồng bộ
rộng khắp, khẳng định thương hiệu 20 năm của Ngân hàng Phương Nam trong
năm tới.
Củng cố nội lực, lấy hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả làm trọng
tâm trong năm 2013 với việc tập trung xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín
dụng, tăng cường kiểm soát rủi ro, chú trọng công tác huy động vốn cùng với
việc mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ phi tín dụng, công tác đào tạo
nguồn nhân lực, quảng bá, tiếp thị tiếp tục được tăng cường, Ngân hàng
Phương Nam sẽ quyết tâm đạt được một số chỉ tiêu cơ bản sau:
o Tổng tài sản: 85.000 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2012.
o Vốn điều lệ đến ngày 31/12/2013: 4.500 tỷ đồng, tăng 12,5 % so với
năm 2012.
o Nguồn vốn huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư:
75.000 tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2012.
o Dư nợ cấp tín dụng: 47.573 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012.
o Nợ xấu: dưới 5% tổng dư nợ.
o Lợi nhuận trước thuế: 560 tỷ đồng, tăng 359% so với năm 2012.
o Tỷ lệ chia cổ tức tối thiểu: 8%.
o Lợi nhuận bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập
của người lao động phù hợp với phương hướng cải cách chế độ tiền lương của
Nhà nước, của Ngân hàng Phương Nam và không thấp hơn năm 2012.
40
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM – PGD CẦN THƠ
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Nó quyết định
khả năng hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong tổng
nguồn vốn, vốn huy động thường chiếm tỷ lệ rất cao và nó quyết định đến quy
mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Nếu vốn huy động lớn thì
ngân hàng có thể có các khoản đầu tư và cho vay đa dạng, phạm vi và khối
lượng cho vay cũng sẽ lớn giúp ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận. Nhưng
nguồn vốn này quá lớn và không cân bằng với nhu cầu sử dụng vốn thì sẽ làm
ảnh hưởng đến độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, nếu
nguồn vốn này nhỏ thì ngân hàng sẽ bị giới hạn trong phạm vi hẹp. Mặt khác
do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàng sẽ không phản ứng nhạy bén
được với sự biến động về chính sách, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn
đầu tư từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Ngoài ra, vốn huy
động còn quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân
hàng trên thị trường trong nền kinh tế. Vì vậy, để tồn tại và ngày càng mở
rộng quy mô hoạt động thì ngân hàng phải huy động được nguồn vốn lớn để
đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu
cầu vốn của các thành phần kinh tế.
Hiểu rõ tầm quan trọng của vốn huy động nên trong suốt quá trình hoạt
động, vấn đề huy động vốn luôn được PGD quan tâm. Để hiểu rõ tình hình
huy động vốn của PGD, ta xem xét bảng số liệu:
Bảng 4.1 Nguồn vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2012 và 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động
75.690 104.539 127.461 28.849 38,11 22.922 21,93
Vốn điều chuyển
0
0
0
0 0,00
0 0,00
Tổng nguồn vốn 75.690 104.539 127.461 28.849 38,11 22.922 21,93
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012
Qua bảng trên, ta thấy được PGD không cần nhận vốn điều chuyển từ
cấp trên trong giai đoạn trên. Từ đó cho thấy, khả năng huy động vốn của
41
PGD rất tốt, đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này còn
giúp cho PGD tiết kiệm được chi phí vì chi phí của vốn điều chuyển cao hơn
vốn huy động và thu được lãi từ việc điều chuyển vốn nội bộ. Nhìn chung,
nguồn vốn của PGD tăng qua các năm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng
mở rộng đầu tư tín dụng cũng như đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành
phần kinh tế và dân cư. Năm 2011, PGD huy động được 104.539 triệu đồng,
tăng 28.849 triệu đồng hay 38,11% so với năm 2010 (75.690 triệu đồng). Giá
trị này tiếp tục tăng 22.922 triệu đồng hay 21,93% và đạt 127.461 triệu đồng
vào năm 2012. 6T ĐN 2013 so với 6T ĐN 2012 đã tăng từ 138.406 triệu đồng
lên 150.764 triệu đồng hay tăng 2.358 triệu đồng, tương đương 8,93%. Để biết
cụ thể về tình hình huy động vốn của PGD, ta xem xét bảng 4.2.
Nhìn chung, nguồn vốn huy động của PGD chủ yếu là từ dân cư. Tiền
gửi của cá nhân luôn chiếm trên 90% vốn huy động và tương đối ổn định qua
các năm. Năm 2010 là 93,17%, năm 2011 là 91,29% và năm 2012 là 93,52%.
Vì vậy, sự tăng giảm của khoản mục tiền gửi của cá nhân ảnh hưởng rất lớn
đến tổng vốn huy động. So với năm 2010, năm 2011, tiền gửi của cá nhân tăng
24.911 triệu đồng hay 35,32% và đạt 95.434 triệu đồng và tiếp tục tăng
24,91% hay 23.771 triệu đồng, đạt 119.205 triệu đồng. So với 6T ĐN 2012,
6T ĐN 2013 tăng từ 124.136 triệu đồng lên 141.872 triệu đồng, tăng 14,29%.
Tiền gửi của cá nhân tăng là do PGD có những chương trình khuyến mãi tiền
gửi hấp dẫn và chính sách chăm sóc khách hàng rất tốt.
Trong khoản mục tiền gửi của cá nhân, TGTK có kỳ hạn chiếm tỷ trọng
cao nhất, luôn chiếm trên 90% tổng nguồn vốn, riêng 6T ĐN 2012 là 89,35%.
Nhìn chung khoản mục này tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại giảm dần.
Năm 2011, TGTK có kỳ hạn đạt 95.287 triệu đồng, tăng 24.932 triệu đồng hay
35,44% so với năm 2010 và tiếp tục tăng 24,88% vào năm 2012 lên 118.995
triệu đồng. 6T ĐN 2013, khoản mục này tăng từ 123.669 triệu đồng lên
140.262 triệu đồng, tăng 13,42%. Vì tiền gửi vào PGD chủ yếu là tiền nhàn rỗi
của khách hàng cá nhân nhằm sinh lợi ổn định nên khoản mục TGTK có kỳ
hạn chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng.
42
Bảng 4.2 Nguồn vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2012 và 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T
ĐN
2012
Tiền gửi của TCKT
5.167 9.105 8.256 14.270
- Tiền gửi thanh toán
497
650
718
1.218
- Tiền gửi có kỳ hạn
4.670 8.455 7.538 13.052
Tiền gửi của cá nhân
70.523 95.434 119.205 124.136
- Tiền gửi thanh toán
102
45
123
380
- TGTK không kỳ hạn
66
102
87
87
- TGTK có kỳ hạn
70.355 95.287 118.995 123.669
Tổng vốn huy động
75.690 104.539 127.461 138.406
6T
ĐN
2013
2011/2010
Số tiền
8.892 3.938
1.250
153
7.642 3.785
141.872 24.911
1.342
-57
268
36
140.262 24.932
150.764 28.849
% Số tiền
76,21 -849
30,78
68
81,05 -917
35,32 23.771
-55,88
78
54,55
-15
35,44 23.708
38,11 22.922
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
43
Chênh lệch
2012/2011
6T ĐN
2013/2012
% Số tiền %
-9,32 -5.378 -37,69
10,46
32 2,63
-10,85 -5.410 -41,45
24,91 17.736 14,29
173,33
962 253,16
-14,71
181 208,05
24,88 16.593 13,42
21,93 12.358 8,93
Do thời gian gửi không ổn định và thường xuyên giao dịch nên TGTK
không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán tăng giảm rất thất thường. Hai khoản mục
này chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên có ảnh hưởng không đáng kể đến tổng nguồn
vốn. So với năm 2010, năm 2011, tiền gửi thanh toán đạt 45 triệu đồng, giảm
55,88%, trong khi TGTK không kỳ hạn lại tăng 54,55%, từ 66 triệu đồng lên
102 triệu đồng. Sang năm 2012, tiền gửi thanh toán tăng 173,33%, còn TGTK
không kỳ hạn lại giảm 14,71%. So với 6T ĐN 2012, 6T ĐN 2013, cả hai
khoản mục này đều tăng mạnh, tiền gửi thanh toán tăng từ 380 triệu đồng lên
1.342 triệu đồng, tăng 253,16%, TGTK không kỳ hạn tăng từ 87 triệu đồng lên
268 triệu đồng hay tăng 208,05%.
Tiền gửi của TCKT chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nên sự
tăng giảm của khoản mục này ảnh hưởng không lớn đến tổng nguồn vốn. Tiền
gửi của TCKT tăng mạnh vào năm 2011, từ 5.167 triệu đồng năm 2010 lên
9.105 triệu đồng, tăng 76,21%. Nhưng khoản mục này lại có xu hướng giảm ở
giai đoạn sau. Cụ thể là năm 2012 đã giảm 9,32%, 6T ĐN 2013 giảm mạnh so
với cùng kỳ năm trước, từ 14.270 triệu đồng xuống còn 8.892 triệu đồng, giảm
37,69%. Tiền gửi của TCKT tăng giảm bất thường như thế là do sự ảnh hưởng
của khoản mục tiền gửi có kỳ hạn. Khoản mục này tăng mạnh vào năm 2011,
tăng 81,05% và đạt 8.455 triệu đồng. Sang năm 2012 tiếp tục giảm 10,85%,
6T ĐN 2013 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, giảm 41,45%, từ 13.052
triệu đồng xuống còn 7.642 triệu đồng. Tiền gửi thanh toán của các TCKT thì
tương đối ổn định và tăng qua các năm. Năm 2011 đạt 650 triệu đồng, tăng
153 triệu đồng hay 30,78% so với năm 2010, năm 2012 khoản mục này tăng
thêm 10,46%, 6T ĐN 2013 đạt 1.250 triệu đồng, tăng 32 triệu đồng hay
2,63%.
PGD đạt được những kết quả như thế là do sự nỗ lực, nhiệt tình của toàn
thể cán bộ, nhân viên PGD, cùng với các chính sách huy động vốn linh hoạt và
hợp lý của ban lãnh đạo ngân hàng. Thêm vào đó là các hình thức tiếp thị của
PGD, nhân viên tích cực làm việc, niềm nở nên gây ấn tượng tốt đối với khách
hàng.
4.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
4.2.1 Doanh số cho vay
Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng không
những có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, tạo ra lợi nhuận giúp ngân
hàng hoàn trả gốc và lãi cho hoạt động huy động vốn, bù đắp chi phí hoạt
động và tạo vốn để phục vụ cho các kênh đầu tư khác, mà còn có ý nghĩ to lớn
đối với nền kinh tế. Theo phân tích trên, ta thấy hoạt động cho vay đem lại
44
trên 60% thu nhập cho PGD. Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát
triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân
hàng. Nếu doanh số cho vay tăng qua các năm và phù hợp với nguồn vốn thì
sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, doanh số cho vay giảm qua
các năm và không phù hợp với nguồn vốn thì không những lợi nhuận giảm mà
còn làm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Để biết doanh số cho vay của
PGD trong giai đoạn này như thế nào, ta xem xét biểu đồ sau:
120.000
100.000
98.875
87.423
80.204
Triệu đồng
80.000
60.000
40.000
20.000
0
2010
2011
2012
Năm
Tổng DSCV
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012
Hình 4.1 Tổng doanh số cho vay
Nhìn chung, tổng DSCV của PGD tăng giảm không đều qua các năm. Cụ
thể là năm 2011 là 80.204 triệu đồng, giảm 18.671 triệu đồng, tương đương
18,88% so với năm 2010. Sang năm 2012, DSCV tăng 9% hay 7.219 triệu
đồng. So với 6T ĐN 2012, 6T ĐN 2013 giảm 2.132 triệu đồng hay 4,60%, từ
46.459 triệu đồng xuống 44.322 triệu đồng. Với tình hình kinh tế bất ổn, PGD
đạt được kết quả như trên là do cán bộ, nhân viên PGD chủ động tìm kiếm
khách hàng, áp dụng nhiều chính sách thu hút khách hàng, mở rộng cho vay và
áp dụng nhiều phương pháp cho vay tích cực, nhanh gọn.
45
Với nguồn vốn huy động được, PGD đã đẩy mạnh công tác cho vay đến
các thành phần trong nền kinh tế. PGD đã đưa ra nhiều chính sách cho vay phù
hợp với từng thời kỳ, chủ động tìm kiếm khách hàng để đầu tư cho vay và cho
vay các dự án kinh tế khả thi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để quản lý tốt
công tác cho vay, PGD đã phân DSCV theo từng nhóm như: theo thời hạn cho
vay, theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế. Để hiểu rõ về DSCV của
PGD, trước tiên ta phân tích DSCV theo thời hạn.
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
Qua bảng 4.3, ta thấy DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong
tổng DSCV. Điều này cho thấy, PGD đầu tư cao trong lĩnh vực tín dụng ngắn
hạn. Vì xu hướng phát triển của xã hội hiện nay là vay vốn phục vụ sản xuất,
kinh doanh và bổ sung vốn lưu động. Thêm vào đó, cho vay ngắn hạn có thời
gian thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn nên cán bộ tín
dụng dễ quản lý món vay hơn. Năm 2010, DSCV ngắn hạn chiếm 75,09%
tổng DSCV. Năm 2011 là 79,60%, năm 2012 là 77,69%, 6T ĐN 2012 là
80,26% và 6T ĐN 2013 là 79,02%. Nhìn chung, DSCV ngắn hạn tăng giảm
không ổn định qua các năm. Năm 2011 giảm 10.401 triệu đồng hay 14,01% so
với năm 2010 và đạt 63.840 triệu đồng. Năm 2012 tăng 4.080 triệu đồng hay
6,39% so với 2011 và đạt 67.920 triệu đồng. So với 6T ĐN 2012, 6T ĐN 2013
giảm 2.265 triệu đồng hay 6,07% và đạt 35.025 triệu đồng.
DSCV trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV và cũng
tăng giảm không ổn định như cho vay ngắn hạn. Thấp nhất là năm 2011,
DSCV trung và dài hạn chiếm 20,40% tổng DSCV, trong khi đó năm 2010 và
năm 2012 lần lượt là 24,91% và 22,31%. Xét về giá trị thì năm 2011 DSCV
trung và dài hạn đạt 16.364 triệu đồng, giảm 8.270 triệu đồng hay 33,57% so
với năm 2010. Năm 2012 lại tăng 3.139 triệu đồng hay 19,18% so với năm
2011. So với 6T ĐN 2012, 6T ĐN 2013 tăng từ 9.169 triệu đồng lên 9.297
triệu đồng, tăng 1,40%. Các khoản cho vay này chủ yếu đáp ứng nhu cầu mở
rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư phát triển như xây dựng
nhà máy, kho bãi, mua sắm máy móc, thiết bị…Mặt khác cho vay trung và dài
hạn còn phục vụ cho việc sữa chữa, mua sắm nhà đất…
46
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T ĐN 2012
6T ĐN 2013
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn
74.241 75,09 63.840 79,60 67.920 77,69 37.290 80,26 35.025 79,02
Trung và dài hạn 24.634 24,91 16.364 20,40 19.503 22,31 9.169 19,74 9.297 20,98
Tổng DSCV
98.875 100,00 80.204 100,00 87.423 100,00 46.459 100,00 44.322 100,00
Số tiền
% Số tiền
-10.401 -14,01 4.080
-8.270 -33,57 3.139
-18.671 -18,88 7.219
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
47
6T ĐN
2013/2012
% Số tiền %
6,39 -2.265 -6,07
19,18
128 1,40
9,00 -2.137 -4,60
2012/2011
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Để phân tán rủi ro, PGD cho vay đối với mọi ngành nghề kinh tế. PGD
luôn tìm hiểu thị trường để xác định những ngành nghề chiếc lược có tiềm
năng phát triển để tập trung đầu tư cho vay nhằm tạo ra lợi nhuận cao và hạn
chế rủi ro tín dụng. PGD đầu tư cho vay vào các ngành nghề như NLNN,
CTN, xây dựng và các ngành khác. DSCV phân theo thành phần kinh tế của
PGD được thể hiện qua bảng 4.4.
Qua bảng 4.4, ta thấy PGD đẩy mạnh cho vay vào ngành CTN để góp
phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. DSCV
ngành CTN luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng DSCV. Cụ thể là năm 2010
chiếm 67,16%, năm 2011 là 73,63%, năm 2012 là 76,57%, 6T ĐN 2012 là
74,51% và 6T ĐN 2013 là 75,48%. Về giá trị, DSCV ngành CTN tăng giảm
không đều qua các năm. Năm 2011 đạt 59.053 triệu đồng, giảm 7.353 triệu
đồng, tương đương 11,07% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, DSCV
này lại tăng 7.886 triệu đồng hay 13,35% và đạt 66.939 triệu đồng. So với
cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013, DSCV ngành CTN giảm từ 34.617 triệu
đồng xuống còn 33.454 triệu đồng, giảm 3,36%. Trong ngành CTN, PGD chủ
yếu cho vay để các doanh nghiệp kết hợp nghiện cứu thị trường, xây dựng
thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm… và cho các công ty mới đi vào
hoạt động mua sắm trang thiết bị, máy móc…
Ngoài ngành CTN, PGD rất chú trọng cho vay vào ngành xây dựng.
DSCV ngành xây dựng chiếm tỷ trọng thấp hơn ngành CTN và có xu hướng
giảm dần trong giai đoạn trên. Cụ thể là năm 2010, DSCV ngành xây dựng
chiếm 10,41% tổng DSCV, năm 2011 là 7,00%, năm 2012 là 4,87%. So với
6T ĐN 2012, 6T ĐN 2013, tỷ trọng này cũng giảm từ 6,07% xuống còn
4,50%. DSCV ngành xây dựng chiếm tỷ lệ tương đối thấp như thế là do đây là
lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao nên chứa đựng rủi ro cũng rất cao. Về giá trị,
DSCV ngành xây dựng giảm mạnh trong giai đoạn trên. So với năm 2010,
DSCV ngành xây dựng giảm 1.351 triệu đồng hay 24,07% và đạt 5.612 triệu
đồng. Sang năm 2012, DSCV ngành xây dựng tiếp tục giảm 1.351 triệu đồng,
tương đương 24,07% và đạt 4.261 triệu đồng. 6T ĐN 2013 giảm từ 2.820 triệu
đồng xuống còn 1.993 triệu đồng, giảm 29,33% so với cùng kỳ năm trước.
DSCV ngành xây dựng giảm liên tục trong giai đoạn trên là do thị trường bất
động sản đóng băng.
48
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
6T ĐN 2012
2012
6T ĐN 2013
2011/2010
NLNN
CTN
Xây dựng
Ngành khác
Tổng DSCV
Số tiền
%
5.385
66.406
10.292
16.792
98.875
5,45
67,16
10,41
16,98
100,00
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
3.399 4,24 2.925 3,35 1.788 3,85 1.014 2,29 -1.986
59.053 73,63 66.939 76,57 34.617 74,51 33.454 75,48 -7.353
5.612 7,00 4.261 4,87 2.820 6,07 1.993 4,50 -4.680
12.140 15,14 13.298 15,21 7.234 15,57 7.861 17,74 -4.652
80.204 100,00 87.423 100,00 46.459 100,00 44.322 100,00 -18.671
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
49
%
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
6T Đ N
2013/2012
Số tiền %
-36,88 -474 -13,95 -774 -43,29
-11,07 7.886 13,35 -1.163 -3,36
-45,47 -1.351 -24,07 -827 -29,33
-27,70 1.158 9,54
627 8,67
-18,88 7.219 9,00 -2.137 -4,60
Ngành có DSCV chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng DSCV là ngành
NLNN và cũng giảm dần qua các năm. Cụ thể là năm 2010 chiếm 5,45%, năm
2011 là 4,24% và năm 2012 là 3,35%. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt là
3,85% và 2,29%. Về giá trị, DSCV ngành này cũng giảm dần qua các năm.
Năm 2011 giảm 6,88%, từ 5.385 triệu đồng xuống 3.399 triệu đồng. Năm
2012 tiếp tục giảm 13,95% hay 474 triệu đồng so với năm 2011. 6T ĐN 2013
đạt 1.014 triệu đồng, giảm 774 triệu đồng hay 43,29% so với cùng kỳ năm
trước. DSCV ngành NLNN giảm qua các năm là do ảnh hưởng của nền kinh tế
khó khăn, thời tiết bất lợi.
4.2.1.3 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu là đa dạng hóa
đối tượng cho vay. Vì vậy, bên cạnh việc phân DSCV theo thời hạn, ngành
nghề, PGD còn phân theo thành phần kinh tế. Để biết DSCV của các thành
phần kinh tế biến động như thế nào ta xem xét bảng 4.5.
Qua bảng 4.5, ta thấy PGD cho vay chủ yếu là cá thể. DSCV cá thể luôn
chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng DSCV: năm 2010 là 69,41%, năm 2011 là
75,55% và năm 2012 là 78,22%. 6T ĐN 2013 tỷ trọng này giảm nhẹ so với
cùng kỳ năm trước, giảm từ 82,23% xuống còn 79,97%. Về giá trị thì DSCV
cá thể lại tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 giảm 11,71% hay
8.034 triệu đồng và đạt 60.591 triệu đồng. Năm 2012 lại tăng so với năm
2011, tăng 12,86% hay 7.793 triệu đồng. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt
đạt 38.205 triệu đồng và 35.444 triệu đồng. Trong những năm qua, PGD đã đa
dạng các sản phẩm dành cho khách hàng cá thể như cho vay tại nhà, cho vay
sinh hoạt tiêu dùng, cho vay mua nhà hay sửa chữa nhà…
PGD cũng rất chú trọng cho vay đối với DNTN. DSCV DNTN chiếm tỷ
trọng rất ổn định qua các năm. Năm 2010 là 14,94%, năm 2011 là 14,04%,
năm 2012 là 14,58% và 6T ĐN 2012, 6T ĐN 2013 lần lượt là 10,57% và
15,64%. Về giá trị, DSCV DNTN giảm vào năm 2011 nhưng lại có xu hướng
tăng trong giai đoạn sau. Cụ thể là năm 2011 giảm 3.507 triệu đồng, tương
đương 23,74% so với năm 2010. Do năm 2011 NHNN thực hiện chính sách
tiền tệ. Năm 2012 lại bắt đầu tăng trở lại, với mức tăng 13,19% hay 1.486 triệu
đồng. 6T ĐN 2013, DSCV DNTN tăng mạnh, tăng 2.024 triệu đồng hay
41,23% so với cùng kỳ năm trước. Giai đoạn sau, DSCV DNTN tăng là do
ngân hàng tung ra các sản phẩm có hiệu quả như: dịch vụ bảo lãnh, cho vay
theo dự án đầu tư… và do nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh của khách
hàng tăng.
50
Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T ĐN 2012
6T ĐN 2013
2011/2010
Số tiền
CTY CP, TNHH 15.480
DNTN
14.770
Cá thể
68.625
Tổng DSCV
98.875
% Số tiền
15,66 8.350
14,94 11.263
69,41 60.591
100,00 80.204
Chênh lệch
2012/2011
% Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
10,41 6.290 7,19 3.345 7,20 1.945 4,39 -7.130 -46,06 -2.060
14,04 12749 14,58 4.909 10,57 6.933 15,64 -3.507 -23,74 1.486
75,55 68.384 78,22 38.205 82,23 35.444 79,97 -8.034 -11,71 7.793
100,00 87.423 100,00 46.459 100,00 44.322 100,00 -18.671 -18,88 7.219
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
51
6T Đ N
2013/2012
% Số tiền %
-24,67 -1.400 -41,85
13,19 2.024 41,23
12,86 -2.761 -7,23
9,00 -2.137 -4,60
DSCV CTY CP, TNHH chiếm 15,66% tổng DSCV và giảm dần qua các
năm. Năm 2011 là 10,41%, năm 2012 là 7,19%. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013
lần lượt là 7,20% và 4,39%. Về giá trị, DSCV CTY CP, TNHH giảm dần qua
các năm. Giảm mạnh nhất là năm 2011, giảm 46,06% hay 7.130 triệu đồng so
với năm 2010 và chỉ đạt 8.350 triệu đồng. Năm 2012 tiếp tục giảm 2.060 triệu
đồng hay 24,67%. So với 6T ĐN 2012, 6T ĐN 2013 giảm 1.400 triệu đồng
hay 41,85% và đạt 1.945. DSCV CTY CP, TNHH giảm trong giai đoạn này là
do ảnh hưởng chung của nền kinh tế như: lạm phát cao, hàng tồn kho lớn…
làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, thậm
chí dẫn đến phá sản.
4.2.2 Doanh số thu nợ
DSCV không đánh giá hoàn toàn được hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng. Vì vậy, cần phải xem xét chỉ tiêu DSTN nhằm đánh giá hiệu quả công
tác thu nợ của ngân hàng. Thông qua DSTN, ta có thể đánh giá được tình hình
quản lý nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là tính chính xác của khâu
thẩm định khách hàng. Sau đây là biểu đồ thể hiện DSTN của PGD:
95.000
93.207
90.000
Triệu đồng
84.968
85.000
80.000
78.307
75.000
70.000
2010
2011
2012
Năm
Tổng DSTN
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012
Hình 4.2 Tổng doanh số thu nợ giai đoạn 2010 – 2012
52
Qua biểu đồ trên, ta thấy DSTN tăng mạnh vào năm 2011. So với năm
2010, năm 2011 tăng 14.900 triệu đồng hay 19,03%. Nhưng sang năm 2012,
DSTN lại giảm 8,84%, tương đương 8.239 triệu đồng so với năm 2011. 6T
ĐN 2013 DSTN đạt 42.883 triệu đồng, giảm 349 triệu đồng hay 0,81% so với
cùng kỳ năm trước. Trong giai đoạn này, nền kinh tế có nhiều bất ổn nên PGD
rất quan tâm đến khâu thẩm định, lựa chọn khách hàng và PGD cũng quản lý
chặt chẽ các món vay như thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn
của khách hàng…
Để tạo thuận lợi trong công tác quản lý, PGD cũng phân DSTN theo từng
nhóm như DSCV.
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn
DSTN phân theo thời hạn của PGD được thể hiện qua bảng 4.6. Nhìn
chung, trong giai đoạn trên, DSTN ngắn hạn và trung và dài hạn có tỷ trọng
tương đối ổn định trong tổng DSTN. DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao
trong tổng DSTN trong giai đoạn trên. Cụ thể, năm 2010 chiếm 76,35%, năm
2011 là 78,76%, năm 2012 là 76,57%, 6T ĐN 2012 là 75,31% và 6T ĐN 2013
là 77,01%. Năm 2011, DSTN ngắn hạn đạt 71.164 triệu đồng, tăng 9.489 triệu
đồng, tương đương 15,39% so với năm 2010. Năm 2012 giảm 6.105 triệu
đồng hay 8,58% so với năm 2011. 6T ĐN 2013 đạt 33.025 triệu đồng, tăng
465 triệu đồng hay 1,43% so với cùng kỳ năm trước. DSTN ngắn hạn tăng
giảm không đều là do tình hình kinh tế bất ổn làm cho các doanh nghiệp gặp
khó khăn trong việc kinh doanh nên việc thu hồi nợ gặp khó khăn.
So với DSTN ngắn hạn, DSTN trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp
hơn trong tổng DSTN. Năm 2010, 2011, 2012, DSTN trung và dài hạn lần
lượt chiếm 21,24%, 23,65% và 23,43% tổng DSTN. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN
2013 lần lượt là 24,69% và 22,99%. DSTN trung và dài hạn tăng giảm không
đều qua các năm. Năm 2011, DSTN trung và dài hạn của PGD tăng mạnh,
tăng 32,53% hay 5.411 triệu đồng so với 2010 và đạt 2.043 triệu đồng. Năm
2012 giảm nhẹ so với năm 2011, giảm từ 22.043 triệu đồng xuống còn 19.909
triệu đồng, giảm 9,68%. 6T ĐN 2013 đạt 9.858 triệu đồng, giảm 814 triệu
đồng hay 7,63% so với cùng kỳ năm trước. DSTN trung và dài hạn tăng giảm
không đều là do ảnh hưởng của thị trường bất động sản làm cho các món vay
trung và dài hạn nhằm mục đích mua nhà, xây dựng… khó thu hồi nợ.
53
Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo thời hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T ĐN 2012
6T ĐN 2013
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
Ngắn hạn
61.675 78,76 71.164 76,35 65.059 76,57 32.560 75,31 33.025 77,01 9.489 15,39 -6.105
Trung và dài hạn 16.632 21,24 22.043 23,65 19.909 23,43 10.672 24,69 9.858 22,99 5.411 32,53 -2.134
Tổng DSTN
78.307 100,00 93.207 100,00 84.968 100,00 43.232 100,00 42.883 100,00 14.900 19,03 -8.239
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
54
6T Đ N
2013/2012
% Số tiền %
-8,58
465 1,43
-9,68 -814 -7,63
-8,84 -349 -0,81
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
DSTN theo ngành kinh tế của PGD được thể hiện qua bảng 4.7. DSTN
ngành CTN chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSTN và có xu hướng tăng
dần qua các năm. Năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 68,97%, 71,55% và
75,15%. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt là 72,88% và 82,25%. Năm
2011, DSTN ngành CTN đạt 66.690 triệu đồng, tăng 12.680 triệu đồng hay
23,48% so với năm 2010. Sang năm 2012 lại giảm 2.834 triệu đồng hay 4,25%
so với năm 2011. 6T ĐN 2013 tăng 3.766 triệu đồng hay 11,95% so với cùng
kỳ năm trước và đạt 35.272 triệu đồng. Trong giai đoạn này, PGD chủ yếu cho
các hộ gia đình, doanh nghiệp, công ty… vay vốn để kinh doanh.
DSTN ngành xây dựng chiếm tỷ trọng thấp hơn ngành CTN trong tổng
DSTN. Lần lượt năm 2010, 2011, 2012 là 8,15%, 10,51%, 6,17%. 6T ĐN
2012 là 8,59% và 6T ĐN 2013 là 4,99%. DSTN ngành xây dựng tăng giảm rất
mạnh nhưng lại không đều qua các năm. Năm 2011 tăng 53,42% hay 3.411
triệu đồng so với năm 2010 và đạt 9.796 triệu đồng. Năm 2012 lại giảm
46,48% hay 4.553 triệu đồng so với năm 2011 và đạt 5.243 triệu đồng. 6T ĐN
2013 giảm 42,37% hay 1.574 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước và đạt
2.141 triệu đồng. Do thị trường bất động sản bị đóng băng nên DSTN ngành
xây dựng có giai đoạn giảm mạnh.
Sau ngành CTN và xây dựng, DSTN ngành NLNN chiếm tỷ trọng tương
đối thấp trong tổng DSTN và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010,
2011, 2012 lần lượt là 5,84%, 4,61%, 3,13%. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần
lượt là 3,61% và 3,36%. DSTN ngành NLNN liên tục giảm qua các năm. Năm
2011 giảm 281 triệu đồng hay 6,14% so với năm 2010 và đạt 4.296 triệu đồng.
Năm 2012 tiếp tục giảm mạnh, giảm 38,11% hay 1.637 triệu đồng so với năm
2011 và chỉ đạt 2.659 triệu đồng. 6T ĐN 2013 giảm 120 triệu đồng hay 7,70%
so với cùng kỳ năm trước và đạt 1.439 triệu đồng. PGD ít cho vay vào ngành
này nên DSTN liên tục giảm là do ngành này chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời
tiết nên có rủi ro cao.
55
Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T ĐN 2012
6T ĐN 2013
2011/2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
NLNN
4.577 5,84 4.296 4,61 2.659 3,13 1.559 3,61 1.439 3,36 -281
CTN
54.010 68,97 66.690 71,55 63.856 75,15 31.506 72,88 35.272 82,25 12.680
Xây dựng
6.385 8,15 9.796 10,51 5.243 6,17 3.715 8,59 2.141 4,99 3.411
Ngành khác 13.335 17,03 12.425 13,33 13.210 15,55 6.452 14,92 4.031 9,40 -910
Tổng DSTN 78.307 100,00 93.207 100,00 84.968 100,00 43.232 100,00 42.883 100,00 14.900
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
56
Chênh lệch
2012/2011
% Số tiền
-6,14 -1.637
23,48 -2.834
53,42 -4.553
-6,82
785
19,03 -8.239
6T Đ N
2013/2012
% Số tiền %
-38,11 -120 -7,70
-4,25 3.766 11,95
-46,48 -1.574 -42,37
6,32 -2.421 -37,52
-8,84 -349 -0,81
4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
DSTN phân theo thành phần kinh tế của PGD được thể hiện qua bảng
4.8. DSTN cá thể luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng DSTN, lần lượt chiếm
69,49%, 74,85%, 77,62% vào năm 2010, 2011, 2012. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN
2013 lần lượt chiếm 74,28% và 77,53%. Về mặt giá trị, DSTN cá thể lại tăng
giảm không đều qua các năm. Năm 2011 đạt 69.769 triệu đồng, tăng 15.357
triệu đồng hay 28,22% so với năm 2010. Năm 2012, DSTN cá thể lại giảm
3.820 triệu đồng hay 5,48% so với năm 2011. So với cùng kỳ năm trước, 6T
ĐN 2013 tăng 1.134 triệu đồng hay 3,53% và đạt 33.246 triệu đồng. DSTN cá
thể tăng giảm không đều là do việc kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn
do ảnh hưởng của tình hình kinh tế.
So với DSTN cá thể thì DSTN DNTN chiếm tỷ trọng thấp hơn, lần lượt
chiếm 14,26%, 14,93%, 13,82% vào năm 2010, 2011, 2012. 6T ĐN 2012 và
6T ĐN 2013 lần lượt chiếm 11,77% và 15,40%. Năm 2011, DSTN DNTN đạt
13.918 triệu đồng, tăng 2.753 triệu đồng hay 24,66% so với năm 2010. Năm
2012 giảm 15,66% hay 2.179 triệu đồng so với năm 2011. So với 6T ĐN
2012, 6T ĐN 2013, DSTN DNTN tăng 29,73% hay 1.513 triệu đồng và đạt
6.602 triệu đồng. Do số lượng các DNTN được thành lập trên địa bàn thành
phố Cần Thơ ngày càng nhiều nên sự cạnh tranh trong kinh doanh rất khốc liệt
và thị trường kinh doanh không ổn định làm cho lợi nhuận của các doanh
nghiệp cũng biến đổi thất thường gây ảnh hưởng cho việc thu hồi nợ của PGD.
DSTN CTY CP, TNHH chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSTN và có xu
hướng giảm trong giai đoạn trên. Cụ thể là năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là
16,26%, 10,21%, 8,57%. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt là 13,95% và
7,08%. Không những về mặt tỷ trọng mà về mặt giá trị DSTN CTY CP,
TNHH cũng giảm liên tục qua các năm. Năm 2011 giảm 25,22% hay 3.210
triệu đồng so với năm 2010 và đạt 9.520 triệu đồng. Năm 2012 đạt 7.280 triệu
đồng, giảm 2.240 triệu đồng hay 23,53% so với năm 2011. 6T ĐN 2013 giảm
49,68% hay 2.996 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước và đạt 3.035 triệu
đồng. Do thành phần kinh tế này gặp khó khăn trong kinh doanh nên ảnh
hưởng đến công tác thu hồi nợ của PGD.
57
Bảng 4.8 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T ĐN 2012
6T ĐN 2013
2011/2010
Số tiền
CTY CP, TNHH 12.730
DNTN
11.165
Cá thể
54.412
Tổng DSTN
78.307
%
16,26
14,26
69,49
100,00
Số tiền
9.520
13.918
69.769
93.207
Chênh lệch
2012/2011
% Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
10,21 7.280 8,57 6.031 13,95 3.035 7,08 -3.210 -25,22 -2.240
14,93 11.739 13,82 5.089 11,77 6.602 15,40 2.753 24,66 -2.179
74,85 65949 77,62 32.112 74,28 33.246 77,53 15.357 28,22 -3.820
100,00 84.968 100,00 43.232 100,00 42.883 100,00 14.900 19,03 -8.239
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
58
6T Đ N
2013/2012
% Số tiền %
-23,53 -2.996 -49,68
-15,66 1.513 29,73
-5,48 1.134 3,53
-8,84 -349 -0,81
4.2.3 Tình hình dư nợ
Để đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của PGD thì
cần phải phân tích tình hình dư nợ. Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến cho
vay, nó thể hiện số vốn mà ngân hàng đã giải ngân nhưng chưa thu hồi được
tại thời điểm báo cáo. Sau đây là biểu đồ thể hiện tổng dư nợ của PGD qua ba
năm 2010 – 2012:
60.000
52.352
50.000
41.804
39.349
Triệu đồng
40.000
30.000
20.000
10.000
0
2010
2011
2012
Năm
Tổng dư nợ
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012
Hình 4.3 Tổng dư nợ giai đoạn 2010 – 2012
Qua biểu đồ trên, ta thấy tổng dư nợ của PGD tăng giảm không đều qua
các năm. Năm 2011, tổng dư nợ của PGD đạt 39.349 triệu đồng, giảm 13.003
triệu đồng hay 24,84% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 2.455 triệu đồng hay
6,24% so với năm 2011. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 tăng 667
triệu đồng hay 1,57% và đạt 43.243 triệu đồng. Tổng dư nợ tăng giảm không
đều là do DSCV và DSTN biến động không đều. Để hiểu rõ tình hình dư nợ
của PGD, ta phân tích dư nợ theo thời hạn, theo ngành kinh tế và theo thành
phần kinh tế.
59
4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn
Dư nợ theo thời hạn của PGD được thể hiện qua bảng 4.9. Nhìn chung,
ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của PGD. Dư
nợ ngắn hạn năm 2010, 2011, 2012 lần lượt chiếm 70,26%, 74,86%, 77,31%
tổng dư nợ. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt là 80,30% và 79,36%. Năm
2011, dư nợ ngắn hạn giảm 19,91% hay 7.324 triệu đồng so với năm 2010 và
đạt 29.457 triệu đồng. Năm 2012 tăng 2.861 triệu đồng hay 9,71% so với năm
2011. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 tăng 0,38% hay 131 triệu đồng
và đạt 34.318 triệu đồng. Do PGD chủ yếu cho vay ngắn hạn nên dư nợ ngắn
hạn luôn chiếm tỷ trọng cao.
Dư nợ trung và dài hạn thì chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng dư
nợ. Cụ thể là năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 29,74%, 25,14% và 22,69%.
6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt là 19,70% và 20,64%. Năm 2011 dư nợ
trung và dài hạn giảm mạnh, giảm 36,47% hay 5.679 triệu đồng so với năm
2010 và đạt 9.892 triệu đồng. Năm 2012 giảm nhẹ, giảm 4,10% hay 406 triệu
đồng. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 tăng 536 triệu đồng hay 6,39%
và đạt 8.925 triệu đồng. Dư nợ trung và dài hạn có xu hướng giảm trong giai
đoạn trên là do ảnh hưởng của nền kinh tế như: thị trường bất động sản bị
đóng băng, hàng tồn kho cao… nên PGD hạn chế cho vay trung và dài hạn để
xây nhà, mua nhà, các dự án sản xuất kinh doanh dài hạn…
60
Bảng 4.9 Dư nợ theo thời hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T ĐN 2012
6T ĐN 2013
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
Ngắn hạn
36.781 70,26 29.457 74,86 32.318 77,31 34.187 80,30 34.318 79,36 -7.324 -19,91 2.861
Trung và dài hạn 15.571 29,74 9.892 25,14 9.486 22,69 8.389 19,70 8.925 20,64 -5.679 -36,47 -406
Tổng dư nợ
52.352 100,00 39.349 100,00 41.804 100,00 42.576 100,00 43.243 100,00 -13.003 -24,84 2.455
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
61
6T Đ N
2013/2012
% Số tiền %
9,71
131 0,38
-4,10
536 6,39
6,24
667 1,57
4.2.3.2 Dư nợ theo ngành kinh tế
Dư nợ phân theo ngành kinh tế của PGD được thể hiện qua bảng 4.10.
Nhìn chung, ta thấy dư nợ ngành CTN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư
nợ. Năm 2010, 2011, 2012 lần lượt chiếm 64,79%, 66,79% và 70,24%. 6T ĐN
2012 và 6T ĐN 2013 lần chiếm 69,04% và 63,70%. Dư nợ ngành CTN chiếm
tỷ trọng cao là do PGD đẩy mạnh cho vay vào các ngành này. Năm 2011, dư
nợ ngành CTN giảm 22,52% hay 7.637 triệu đồng so với năm 2010 và đạt
26.282 triệu đồng. Năm 2012 tăng 11,73% hay 3.083 triệu đồng so với năm
2011. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 giảm 6,28% hay 1.846 triệu
đồng và đạt 27.547 triệu đồng. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp đã đẩy
mạnh đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để chế biến nông sản, thủy hải sản xuất
khẩu.
Năm 2010, dư nợ ngành xây dựng chiếm 14,95% tổng dư nợ và giảm
dần trong những năm sau. Năm 2011, 2012 lần lượt chiếm 9,25% và 6,36%.
6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 chiếm lần lượt 6,45% và 5,81%. Không những
về mặt tỷ trọng mà về mặt giá trị dư nợ ngành xây dựng cũng giảm dần qua
các năm. Năm 2011 đạt 3.641 triệu đồng, giảm 4.184 triệu đồng hay 53,47%
so với năm 2010. Năm 2012 giảm 982 triệu đồng hay 26,97% so với năm
2011. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 giảm 8,56% hay 235 triệu đồng
và đạt 2.511 triệu đồng. Nguyên nhân cũng là do thị trường bất động sản đóng
băng nên PGD hạn chế cho vay vào ngành này.
Dư nợ ngành NLNN chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng dư
nợ. Năm 2010, 2011, 2012 lần lượt chiếm 2,80%, 1,45% và 2,00%. 6T ĐN
2012, 6T ĐN 2013 lần lượt chiếm 1,87% và 0,95%. Dư nợ ngành NLNN tăng
giảm không đều trong giai đoạn trên. Năm 2011 đạt 569 triệu đồng, tăng 897
triệu đồng hay 61,19% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 266 triệu đồng hay
46,75% so với năm 2011. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 giảm 388
triệu đồng hay 48,62% và đạt 410 triệu đồng.
62
Bảng 4.10 Dư nợ theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T ĐN 2012
6T ĐN 2013
2011/2010
Số tiền
NLNN
1.466
CTN
33.919
Xây dựng
7.825
Ngành khác 9.142
Tổng dư nợ 52.352
% Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
2,80
569
1,45
835 2,00
798
1,87
410 0,95
64,79 26.282 66,79 29.365 70,24 29393 69,04 27.547 63,70
14,95 3.641 9,25 2.659 6,36 2.746 6,45 2.511 5,81
17,46 8.857 22,51 8.945 21,40 9.639 22,64 12.775 29,54
100,00 39.349 100,00 41.804 100,00 42.576 100,00 43.243 100,00
Số tiền
-897
-7.637
-4.184
-285
-13.003
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
63
Chênh lệch
2012/2011
% Số tiền
-61,19
266
-22,52 3.083
-53,47 -982
-3,12
88
-24,84 2.455
6T Đ N
2013/2012
% Số tiền %
46,75 -388 -48,62
11,73 -1.846 -6,28
-26,97 -235 -8,56
0,99 3.136 32,53
6,24
667 1,57
4.2.3.3 Dư nợ theo thành phần kinh tế
Dư nợ phân theo thành phần kinh tế của PGD được thể hiện qua bảng
4.11. Nhìn chung, dư nợ cá thể luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ.
Cụ thể là năm 2010 chiếm 77,32%, năm 2011 chiếm 79,54% và năm 2012
chiếm 80,70%. Năm 2011, dư nợ cá thể đạt 31.299, giảm 9.178 triệu đồng hay
22,67% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 2.435 triệu đồng hay 7,78% so với
năm 2011. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 giảm 1.460 triệu đồng hay
3,90% và đạt 35.932 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ cá thể giảm rồi lại tăng là
do ảnh hưởng của DSCV và DSTN.
Chiếm tỷ trọng sau dư nợ cá thể là dư nợ DNTN. Năm 2010, dư nợ
DNTN chiếm 13,09%, năm 2011 chiếm 10,67% và năm 2012 chiếm 12,46%
tổng dư nợ. Năm 2011 dư nợ DNTN đạt 4.200 triệu đồng, giảm 2.655 triệu
đồng hay 38,73% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 1.010 triệu đồng hay
24,05%. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 tăng 1.521 triệu đồng hay
37,84% và đạt 5.541 triệu đồng. Dư nợ DNTN tăng ở giai đoạn sau là do đa
phần khách hàng của PGD kinh doanh có hiệu quả, xoay chuyển đồng vốn
nhanh.
Chiếm tỷ trọng thấp nhất là thành phần kinh tế CTY CP, TNHH. Cụ thể
năm 2010 chiếm 9,59%, năm 2011 chiếm 9,78% và năm 2012 chiếm 6,84%.
Năm 2011 dư nợ CTY CP, TNHH đạt 3.850 triệu đồng, giảm 1.170 triệu đồng
hay 23,31% so với năm 2010. Năm 2012 giảm 25,71% hay 990 triệu đồng. So
với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 tăng 606 triệu đồng hay 52,06% và đạt
1.770 triệu đồng.
64
Bảng 4.11 Dư nợ theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T ĐN 2012
6T ĐN 2013
6T Đ N
2013/2012
% Số tiền % Số tiền %
-23,31 -990 -25,71
606 52,06
-38,73 1.010 24,05 1.521 37,84
-22,67 2.435 7,78 -1.460 -3,90
-24,84 2.455 6,24
667 1,57
2011/2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Số tiền
CTY CP, TNHH 5.020 9,59 3.850 9,78 2.860 6,84 1.164 2,73 1.770 4,09 -1.170
DNTN
6.855 13,09 4.200 10,67 5.210 12,46 4.020 9,44 5.541 12,81 -2.655
Cá thể
40.477 77,32 31.299 79,54 33734 80,70 37.392 87,82 35.932 83,09 -9.178
Tổng dư nợ
52.352 100,00 39.349 100,00 41.804 100,00 42.576 100,00 43.243 100,00 -13.003
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
65
Chênh lệch
2012/2011
4.2.4 Tình hình nợ xấu
Triệu đồng
Nợ xấu là vấn đề luôn được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nó thể
hiện việc cho vay không hiệu quả của ngân hàng và việc sử dụng vốn không
hiệu quả của khách hàng. Khi nợ xấu chiếm tỷ lệ quá cao trong tổng dư nợ thì
ngân hàng sẽ mất cân đối trong thanh toán, có thể bị thua lỗ và có nguy cơ phá
sản. Sau đây là biểu đồ thể hiện nợ xấu của PGD qua ba năm 2010 – 2012:
1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
910
870
571
2010
2011
2012
Năm
Tổng nợ xấu
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012
Hình 4.4 Tổng nợ xấu giai đoạn 2010 – 2012
Qua biểu đồ trên, ta thấy tổng nợ xấu của PGD tăng qua các năm. Đây là
dấu hiệu xấu cho hoạt động tín dụng của PGD. Năm 2011, tổng nợ xấu của
PGD là 870 triệu đồng, tăng 52,36% hay 299 triệu đồng so với năm 2010.
Năm 2012 tăng 40 triệu đồng hay 4,60% so với năm 2011. So với cùng kỳ
năm trước, 6T ĐN 2013 tăng 32 triệu đồng hay 2,65% và đạt 1.241 triệu đồng.
Tỷ lệ nợ xấu của PGD tăng qua các năm là do ảnh hưởng chung của nền kinh
tế, cụ thể là ngành ngân hàng.
Để thuận tiện trong việc quản lý nợ xấu, PGD đã phân nợ xấu theo từng
nhóm như: theo thời hạn, theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế.
4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn
Sự biến động của tổng nợ xấu theo thời hạn được thể hiện qua bảng số
liệu sau:
66
Bảng 4.12 Nợ xấu theo thời hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T ĐN 2012
6T ĐN 2013
6T Đ N
2013/2012
% Số tiền % Số tiền %
86,05
57 10,18
128 15,26
14,81
-17 -5,48
-96 -25,95
52,36
40 4,60
32 2,65
2011/2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
Ngắn hạn
301 52,71 560 64,37
617 67,80
839 69,40
967 77,92
259
Trung và dài hạn
270 47,29 310 35,63
293 32,20
370 30,60
274 22,08
40
Tổng nợ xấu
571 100,00 870 100,00
910 100,00 1.209 100,00 1.241 100,00
299
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
67
Chênh lệch
2012/2011
Qua bảng số liệu trên, ta thấy nợ xấu ngắn hạn chiếm chủ yếu trong tổng
nợ xấu. Năm 2010, 2011, 2012, nợ xấu ngắn hạn chiếm lần lượt 52,71%,
64,37% và 67,80% tổng nợ xấu. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 là 69,40% và
77,92%. Nợ xấu ngắn hạn tăng liên tục trong giai đoạn trên. Năm 2011, nợ
xấu ngắn hạn đạt 560 triệu đồng, tăng 259 triệu đồng hay 86,05% so với năm
2010. Năm 2012 tăng 57 triệu đồng hay 10,18% so với năm 2011. So với cùng
kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 tăng 128 triệu đồng hay 15,26% và đạt 967 triệu
đồng. Nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do PGD đẩy mạnh cho vay ngắn
hạn trong giai đoạn trên và có giá trị luôn tăng là do tình hình kinh tế khó khăn
nên các doanh nghiệp kinh doanh không có lãi nên làm trở ngại việc thu hồi
nợ của PGD.
Nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nợ xấu. Cụ
thể là năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 47,29%, 35,63% và 32,20%. 6T ĐN
2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt là 30,60% và 22,08%. Về giá trị, nợ xấu trung
và dài hạn tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 đạt 310 triệu đồng,
tăng 40 triệu đồng hay 14,81% so với năm 2010. Năm 2012 giảm 17 triệu
đồng hay 5,48% so với năm 2011. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013
giảm 25,95% hay 96 triệu đồng và đạt 274 triệu đồng. Nguyên nhân là do gần
đây khách hàng vay để xây nhà, mua nhà, đầu tư bất động sản bị ảnh hưởng
bởi thị trường bất động sản nên không thể trả nợ đúng hạn cho PGD.
4.2.4.2 Nợ xấu theo ngành kinh tế
Nợ xấu theo ngành kinh tế của PGD được thể hiện qua bảng 4.13. Qua
bảng này, ta thấy nợ xấu của PGD tập trung vào ngành CTN và chiếm tỷ trọng
rất cao trong tổng nợ xấu. Năm 2010, 2011, 2012 lần lượt chiếm 84,24%,
66,67% và 68,35%. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt chiếm 51,45% và
89,12%. Nợ xấu ngành này liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 đạt 580 triệu
đồng, tăng 99 triệu đồng hay 20,58% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 42
triệu đồng hay 7,24% so với năm 2011. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN
2013 tăng 484 triệu đồng hay 77,81% và đạt 1.106 triệu đồng.
68
Bảng 4.13 Nợ xấu theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T ĐN 2012
6T ĐN 2013
2011/2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền
NLNN
90 15,76
30 3,45
0 0,00
30
CTN
481 84,24
580 66,67
622 68,35
622
210 23,08
Xây dựng
0 0,00
210 24,14
410
Ngành khác
0
0,00
50 5,75
78 8,57
147
Tổng nợ xấu
571 100,00
870 100,00
910 100,00 1.209
Chênh lệch
2012/2011
% Số tiền % Số tiền % Số tiền
2,48
25 2,01
-60 -66,67
-30
51,45 1.106 89,12
99 20,58
42
33,91
110 8,86
210
x
0
12,16
0 0,00
50
x
28
100,00 1.241 100,00
299 52,36
40
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
69
6T Đ N
2013/2012
%
Số tiền
%
-100,00
-5 -16,67
7,24
484 77,81
0,00 -300 -73,17
56,00 -147 -100,00
4,60
32
2,65
Năm 2010, ngành xây dựng không có nợ xấu nhưng lại chiếm tỷ trọng
tương đối cao vào những năm sau. Năm 2011 và năm 2012 lần lượt chiếm
24,14% và 23,08%. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt chiếm 33,91% và
8,86%. Nợ xấu ngành xây dựng năm 2011 và 2012 là 210 triệu đồng. 6T ĐN
2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt là 410 triệu đồng và 110 triệu đồng. Thị trường
bất động sản đóng băng nên các khách hàng vay vốn để sử dụng vào ngành
xây dựng gặp khó khăn làm nợ xấu của PGD xuất hiện ở những năm sau.
Nợ xấu ngành NLNN chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu, riêng năm
2010 con số này là 15,76%. Năm 2011 là 3,45 và năm 2012 không có nợ xấu ở
ngành này. Về mặt giá trị, nợ xấu ngành này liên tục giảm qua các năm. Năm
2011 đạt 30 triệu đồng, giảm 60 triệu đồng hay 66,67% so với năm 2010. So
với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 giảm 5 triệu đồng hay 16,67% và đạt 25
triệu đồng.
Do ảnh hưởng chung của nền kinh tế nên các ngành kinh doanh không
hiệu quả làm trở ngại việc thu nợ của PGD.
4.2.4.3 Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Nợ xấu theo thành phần kinh tế của PGD được thể hiện qua bảng 4.13.
Nợ xấu của PGD tập trung vào cá thể. Năm 2010, 2011, 2012 nợ xấu của cá
thể chiếm lần lượt là 59,72%, 56,32% và 78,02% tổng nợ xấu. 6T ĐN 2012 và
6T ĐN 2013 lần lượt là 77,67% và 70,99%. Nợ xấu của cá thể tăng mạnh qua
các năm. Năm 2011 đạt 490 triệu đồng, tăng 43,70% hay 149 triệu đồng so
với năm 2010. Năm 2012 tăng 220 triệu đồng hay 44,90% so với năm 2011.
So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 giảm nhẹ 6,18% hay 58 triệu đồng và
đạt mức 881 triệu đồng. Do PGD tập trung cho vay đối với thành phần kinh tế
này. Xuất hiện nợ xấu ở thành phần kinh tế này là do một số khách hàng sử
dụng vốn không đúng mục đích và đời sống người dân gặp khó khăn do ảnh
hưởng của tình hình kinh tế như lạm phát cao, thất nghiệp…
70
Bảng 4.14 Nợ xấu theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T ĐN 2012 6T ĐN 2013
2011/2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
CTY CP, TNHH
230 40,28 180 20,69
0 0,00 120 9,93 210 16,92
-50 -21,74
DNTN
0 0,00 200 22,99
200 21,98 150 12,41 150 12,09
200
x
710
Cá thể
341 59,72 490 56,32
78,02 939 77,67 881 70,99
149 43,70
Tổng nợ xấu
571 100,00 870 100,00
910 100,00 1.209 100,00 1.241 100,00
299 52,36
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
71
Chênh lệch
2012/2011
6T Đ N
2013/2012
Số tiền % Số tiền %
-180 -100,00
90 75,00
0 0,00
0 0,00
220 44,90
-58 -6,18
40 4,60
32 2,65
Năm 2010, DNTN không có nợ xấu nhưng lại chiếm tỷ trọng tương đối
cao ở giai đoạn sau: 22,99% ở năm 2011 và 21,98% ở năm 2012. 6T ĐN 2012
là 12,41% và 6T ĐN 2013 là 12,09%. Nợ xấu của DNTN năm 2011 và năm
2012 là 200 triệu đồng. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 là 150 triệu đồng.
Nguyên nhân xuất hiện nợ xấu ở thành phần kinh tế này là do tình hình kinh tế
bất ổn nên một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không thể trả nợ đúng hạn cho
PGD.
Nợ xấu của CTY CP, TNHH chiếm tỷ trọng cao vào năm 2010 là
40,28% và giảm dần ở giai đoạn sau. Cụ thể là năm 2011 là 20,69% và năm
2012 không có nợ xấu. 6T ĐN 2012 là 9,93% và 6T ĐN 2013 là 16,92%. Nợ
xấu thành phần kinh tế này năm 2011 là 180 triệu đồng, giảm 50 triệu đồng
hay 21,74% so với năm 2010. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 tăng 90
triệu đồng hay 75,00% và đạt mức 210 triệu đồng. Nợ xấu ở thành phần kinh
tế này giảm dần ở giai đoạn sau là do PGD tăng cường công tác quản lý, theo
dõi các món vay, đôn đốc khách hàng trả nợ…
4.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG
4.3.1 Tổng dư nợ trên vốn huy động (%)
Bảng 4.15 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
Vốn huy động
Tổng dư nợ
trên vốn huy động
Đơn vị
Triệu đồng
Triệu đồng
%
6T ĐN
2012
2013
52.352 39.349 41.804 42.576 43.243
75.690 104.539 127.461 138.406 150.764
2010
69,17
2011
37,64
2012
32,80
30,76
28,68
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Nhìn chung, tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động trong giai đoạn trên
tương đối thấp và có có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2010 tỷ lệ
này là 69,17%, có nghĩa là PGD chỉ sử dụng 69,17 đồng trong 100 đồng vốn
huy động tham gia vào dư nợ. Sang năm 2011, tỷ lệ này giảm mạnh và chỉ còn
37,64%, có nghĩa là PGD chỉ sử dụng 37,64 đồng trong 100 đồng vốn huy
động tham gia vào dư nợ. Đến năm 2012, tỷ lệ này chỉ còn 32,80%. So với
cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013, tỷ lệ này giảm 2,08% và đạt 28,68%. Tỷ lệ
này thấp cho thấy tình hình huy động của PGD khá tốt, tuy nhiên hoạt động tín
dụng chưa thật tốt dẫn đến nguồn vốn huy động không được sử dụng hết. Điều
72
này là cho chi phí của PGD gia tăng. Vì thế, PGD cần nỗ lực hơn nữa trong
công tác cho vay để có thể tận dụng hiệu quả của nguồn vốn huy động, đồng
thời tăng lợi nhuận cho PGD.
4.3.2 Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%)
Bảng 4.16 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
Tổng tài sản
Tổng dư nợ
trên tổng tài sản
Đơn vị
Triệu đồng
Triệu đồng
2010
2011
2012
6T ĐN 2013
52.352 39.349 41.804
43.243
77.608 106.520 130.007
152.989
%
67,46
36,94
32,16
28,27
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Nhìn chung, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản của PGD có xu hướng
giảm qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ này là 67,46% và giảm mạnh vào năm sau.
Năm 2011, tỷ lệ này chỉ còn 36,94% và năm 2012 là 32,16%. 6T ĐN 2013, tỷ
lệ này là 28,27%. Điều này cho thấy, mức độ đầu tư vào hoạt động tín dụng
của PGD giảm qua các năm do ảnh hưởng của nền kinh tế nên PGD thu hẹp
hoạt động tín dụng lại để hạn chế rủi ro hay nợ xấu cho PGD.
4.3.3 Hệ số thu nợ
Bảng 4.17 Hệ số thu nợ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
2010
DSTN
Triệu đồng 78.307
DSCV
Triệu đồng 98.875
Hệ số thu nợ
%
79,20
2011
93.207
80.204
116,21
2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013
84.968
43.232
42.883
87.423
46.459
44.322
97,19
93,05
96,75
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Năm 2010, hệ số thu hồi nợ là 79,20%. Mặc dù, hệ số thu hồi nợ như thế
là khá cao nhưng PGD vẫn không ngừng ra sức kiểm tra, theo dõi các món vay
cũng như đôn đốc, nhắc nhở thu hồi các khoản lãi và gốc đến hạn. Do đó, năm
2011, hệ số thu nợ tăng rất cao và đạt 116,21%. Và con số này đạt 93,05% vào
năm 2012. Hệ số thu nợ 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt là 93,05% và
96,75%. Hệ số thu nợ của PGD ở giai đoạn trên là khá cao, chứng tỏ cán bộ
tín dụng của PGD đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các món vay.
4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng
73
Bảng 4.18 Vòng quay vốn tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Chỉ tiêu
DSTN
Dư nợ đầu kỳ
Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân
Vòng quay
vốn tín dụng
Đơn vị
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Vòng
2010
78.307
31.784
52.352
42.068
2011
93.207
52.352
39.349
45.851
1,86
2,03
2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013
84.968
43.232
42.883
39.349
39.349
41.804
41.804
42.576
43.243
40.577
40.963
42.524
2,09
1,06
1,01
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Qua bảng trên ta thấy, vòng quay vốn tín dụng của PGD tăng giảm
không đều qua các năm. Vòng quay vốn tín dụng của PGD năm 2010, năm
2011 và năm 2012 lần lượt là 1,86 vòng, 2,03 vòng và 2,09 vòng. So với cùng
kỳ năm trước, vòng quay vốn tín dụng của PGD cũng chỉ giảm nhẹ từ 1,06
vòng xuống 1,01 vòng. Vòng quay vốn tín dụng tăng rồi lại giảm là do thị
trường bất động sản đóng băng nên một số món vay chưa thể thu hồi mặc dù
đã quá hạn nên làm cho đồng vốn của PGD xoay vòng chậm đi qua các năm.
4.3.5 Nợ xấu trên tổng dư nợ
Bảng 4.19 Nợ xấu trên tổng dư nợ trong giai đoạn 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013
Triệu đồng 52.352 39.349 41.804
42.576
43.243
Tổng dư nợ
Triệu đồng
571
870
910
1.209
1.241
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu
%
1,09 2,21 2,18
2,84
2,87
trên tổng dư nợ
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của PGD trong giai đoạn trên
đều không vượt quá 5%. Điều này chứng tỏ PGD đã làm tốt công tác thẩm
định và thu hồi nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của PGD tăng giảm không
đều qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 1,09%, năm 2012
là 2,21%, năm 2013 là 2,18%. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013, tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dư nợ tăng 0,03% và đạt 2,87%.
74
4.3.6 Số khách hàng được vay vốn
Bảng 4.20 Số khách hàng được vay vốn
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Khách hàng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013
Số khách hàng được vay vốn 107 86 91
48
41
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Số lượng khách hàng được vay vốn tăng giảm không đều qua các năm.
Cụ thể là năm 2010 là 107 khách hàng, năm 2011 chỉ còn 86 khách hàng, sang
năm 2012 tăng lên 91 khách hàng. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 số
lượng khách hàng được vay vốn giảm 7 khách hàng và đạt 41 khách hàng. Số
lượng khách hàng được vay vốn tăng giảm không ổn định là do tình hình kinh
tế bất ổn nên việc thu hút khách hàng rất khó khăn hoặc khách hàng không đủ
điều kiện vay vốn. Nhưng với quy mô của PGD, thu hút được số lượng khách
hàng như thế là rất đáng được khích lệ.
4.3.7 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Bảng 4.21 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
2010
2011
2012
6T ĐN
2012 2013
Dự phòng rủi ro tín dụng
14
24
31
26
19
Triệu đồng
được trích lập
Tổng dư nợ
Triệu đồng 52.352 39.349 41.804 42.576 43.243
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
%
0,03 0,06 0,07 0,06 0,04
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của PGD có xu hướng tăng trong giai
đoạn trên. Tỷ lệ này năm 2010 là 0,03%, năm 2011 là 0,06%, năm 2012 là
0,07%. So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này giảm 0,02% và đạt 0,04%. Tỷ lệ
này có xu hướng tăng ở giai đoạn sau là do ảnh hưởng của thị trường bất động
sản và tình hình chung của nền kinh tế. Vì thế, PGD phải tăng tỷ lệ dự phòng
rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn.
75
4.3.8 Khả năng bù đắp rủi ro
Bảng 4.22 Khả năng bù đắp rủi ro trong giai đoạn 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Chỉ tiêu
Dự phòng rủi ro
tín dụng được trích lập
Nợ xấu
Đơn vị
Triệu đồng
2010 2011 2012
14
24
6T ĐN
2012 2013
31
26
19
Triệu đồng 571 870 910 1.209 1.241
%
2,45 2,76 3,41 2,15 1,53
Khả năng bù đắp rủi ro
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Nhìn chung, khả năng bù đắp rủi ro của PGD tương đối ổn định trong
giai đoạn này. Năm 2010 tỷ lệ này là 2,45%, năm 2011 là 2,76%, năm 2012 là
3,41%. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt là 2,15% và 1,53%. Việc tạo chỉ
số này ở mức an toàn và ổn định giúp cho PGD giảm thiểu rủi ro và tạo lòng
tin đối với khách hàng của mình rằng ngân hàng luôn có khả năng bù đắp khi
rủi ro tín dụng xảy ra.
4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG
4.4.1 Tỷ lệ thu lãi
Bảng 4.23 Tỷ lệ thu lãi trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
2010 2011 2012
6T ĐN
2012 2013
Tổng lãi đã thu trong năm Triệu đồng 4.720 5.739 7.764 3.364 3.250
Tổng lãi phải thu trong năm Triệu đồng 5.278 6.583 8.647 3.694 3.761
Tỷ lệ thu lãi
%
89,43 87,18 89,79 91,07 86,41
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Tỷ lệ thu lãi của PGD tương đối ổn định trong giai đoạn trên. Năm 2010,
2011 và 2012 lần lượt là 89,43%, 87,18% và 89,79%. So với cùng kỳ năm
trước, tỷ lệ này cũng chỉ giảm nhẹ từ 91,07% xuống 86,41%. Tỷ lệ này là
tương đối thấp, tất cả đều dưới 95%. Từ đó, PGD cần nâng cao công tác thu
hồi lãi và nợ như đôn đốc khách hàng, kiểm tra, theo dõi món vay để chắc
chắn khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích. Tỷ lệ này thấp cũng do ảnh
hưởng của tình hình kinh tế làm cho khách hàng kinh doanh thua lỗ nên không
thể trả lãi cho PGD đúng hạn.
76
4.4.2 Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Bảng 4.24 Thu nhập từ hoạt động tín dụng
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
6T ĐN
Chỉ tiêu
Đơn vị 2010 2011 2012
2012 2013
Thu nhập từ lãi
Triệu đồng 6.285 7.911 11.463 5.212 5.503
Tổng thu nhập
Triệu đồng 6.897 9.036 13.107 5.899 7.137
Tỷ trọng thu nhập
%
91,13 87,55 87,46 88,35 77,11
từ hoạt động tín dụng
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm dần qua các
năm. Tỷ trọng này năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 91,13%, 87,55% và
87,46%. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 tỷ trọng này cũng giảm từ
88,35% xuống còn 77,11%. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm dần
là do gần đây PGD hạn chế cho các khách hàng vay vốn với mục đích dài hạn
như mua nhà, đầu tư bất động sản, dự án sản xuất, kinh doanh dài hạn vì tình
hình kinh tế vẫn chưa được phục hồi, thị trường bất động sản vẫn còn đóng
băng. Trước tình hình đó PGD đã chuyển dần qua các hoạt động phi tín dụng
như dịch vụ ngân hàng trong tầm tay…
4.4.3 Thu nhập lãi trên chi phí lãi
Bảng 4.25 Thu nhập lãi trên chi phí lãi
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
6T ĐN
2012 2013
Thu nhập từ lãi Triệu đồng 6.285 7.911 11.463 5.212 5.503
Chi phí lãi
Triệu đồng 4.592 6.603 9.952 4.530 5.370
Thu nhập lãi
lần
1,37 1,20 1,15 1,15 1,02
trên chi phí lãi
Chỉ tiêu
Đơn vị
2010 2011
2012
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Thu nhập lãi trên chi phí lãi của PGD giảm dần trong giai đoạn này. Năm
2010 là 1,37 lần, sang năm 2011 giảm xuống còn 1,20 lần và năm 2012 là 1,15
lần. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013, tỷ lệ này cũng giảm từ 1,15 lần
xuống còn 1,02 lần. Điều này cho thấy, chi phí của PGD phát sinh không đem
77
lại hiệu quả kinh tế, cũng với một đồng chi phí nhưng giai đoạn sau lại đem lại
thu nhập thấp hơn giai đoạn trước.
4.4.4 Lãi suất bình quân đầu ra trên lãi suất bình quân đầu vào
Bảng 4.26 Lãi suất bình quân đầu ra trên lãi suất bình quân đầu vào
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
Chỉ tiêu
Lãi suất bình quân đầu ra
Lãi suất bình quân đầu vào
Lãi suất bình quân đầu ra
trên lãi suất bình quân đầu vào
Đơn vị 2010 2011 2012
6T ĐN
2012 2013
%
%
15,3 19,5 20,7 20,4 13,8
11,3 14,8 13,8 14,6 8,8
lần
1,35 1,32 1,50 1,40 1,57
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Tỷ lệ lãi suất bình quân đầu ra trên lãi suất bình quân đầu vào tăng giảm
không đều qua các năm. Năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 1,35 lần, 1,32
lần, 1,50 lần. So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này 6T ĐN 2013 tăng từ 1,40 lần
lên 1,57 lần. Từ đó cho thấy, PGD chưa cân đối được lãi suất bình quân đầu ra
và lãi suất bình quân đầu vào nên PGD cần có những biện pháp để cải thiện
trong thời gian tới. Chênh lệch lãi suất quá nhỏ thì ngân hàng sẽ không có lợi
nhuận nhưng nếu chênh lệch lãi suất quá lớn thì rủi ro rất cao vì nếu doanh
nghiệp vay vốn quá đắt thì sẽ không có khả năng trả nợ làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng. Vì thế, PGD cần phải cân đối lãi suất bình quân đầu ra
và lãi suất bình quân đầu vào để có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và
hạn chế rủi ro, đồng thời giúp các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả, góp
phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương thêm phát triển.
78
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM PGD CẦN THƠ
5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
5.1.1 Những tồn tại
5.1.1.1 Thuận lợi
Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ nằm trên địa bàn quận Ninh
Kiều, trung tâm của thành phố Cần Thơ là nơi tập trung của các cơ quan Nhà
nước, các công ty, doanh nghiệp, khu dân cư và là nơi có nhiều loại hình kinh
doanh, đa dạng về khách hàng nên PGD có điều kiện thuận lợi trong hoạt động
huy động vốn và cho vay, cũng như các hoạt động cung ứng dịch vụ khác.
Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ có đội ngũ nhân viên năng
động, nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao cũng như tinh thần trách nhiệm và
tư cách đạo đức tốt. Ngoài ra, Ngân hàng Phương Nam còn thường xuyên mở
lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ nên trình độ của nhân viên PGD không
ngừng được nâng cao.
5.1.1.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, PGD cũng gặp không ít khó khăn. Diễn biến
bất thường của nền kinh tế trong những năm qua như lạm phát cao, giá cả
hàng hóa không ổn định, thị trường bất động sản đóng băng… nên nhân viên
tín dụng gặp khó khăn trong việc thẩm định khách hàng, dự đoán khả năng tài
chính của khách hàng trong tương lai, cũng như công tác thu hồi nợ và lãi.
Lãi suất tăng giảm thất thường nên làm tăng rủi ro tín dụng cho PGD. Hệ
thống máy ATM của ngân hàng chưa nhiều nên PGD chưa thể tận dụng hết
nguồn vốn nhàn rỗi từ dịch vụ này. Mặc khác do tâm lý người dân là thích sử
dụng máy ATM của ngân hàng mà họ mở tài khoản, mặc dù Ngân hàng
Phương Nam đã liên kết với các ngân hàng khác để sử dụng chung hệ thống
máy ATM.
Hệ thống Marketing của Ngân hàng Phương Nam cũng chưa được chú
trọng nhiều nên PGD ít được người dân chú ý đến.
79
5.1.2 Những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng Phương
Nam – PGD Cần Thơ
5.1.2.1 Nguyên nhân thuộc về khách hàng
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nợ xấu cho PGD là do tình hình kinh tế
bất ổn làm cho khách hàng vay vốn với mục đích sản xuất, kinh doanh làm ăn
thua lỗ nên khách hàng không thể trả lãi và nợ đúng hạn cho PGD.
Thời tiết thất thường cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu cho PGD. Một
số khách hàng vay vốn với mục đích trồng trọt nên khi thời tiết thất thường
làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và do đó khách hàng không có đủ tiền
để trả nợ cho PGD.
Khách hàng thường có quan niệm chỉ cần trả nợ đúng hạn cho PGD là
được nên trong một số trường hợp họ có thể sử dụng vốn vay không đúng mục
đích, không mang lại hiệu quả kinh tế nên không có tiền để trả lãi và nợ cho
PGD.
Một số khách hàng thiếu trung thực trong khai báo thông tin với cán bộ
tín dụng về tình hình tài chính, thu nhập và khả năng trả nợ. Điều này làm cho
cán bộ tín dụng thẩm định sai khách hàng và dẫn đến nợ xấu cho PGD.
Nguyên nhân thường ít khi xảy ra là một số khách hàng chưa quen với
việc sử dụng vốn vay của ngân hàng nên có khi quên ngày trả lãi cho PGD.
Khi đó, PGD phải chuyển thành nợ xấu.
5.1.2.2 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
Nguyên nhân nằm trong công tác thẩm định khách hàng là xác định kỳ
hạn trả nợ không phù hợp nên khi đến hạn mà khách hàng vẫn chưa đủ khả
năng tài chính để thanh toán và PGD phải chuyển thành nợ xấu.
5.1.2.3 Nguyên nhân liên quan đến tài sản đảm bảo, thế chấp
Tài sản đảm bảo, thế chấp của khách hàng chủ yếu là bất động sản nên
khi phát mãi phải tốn rất nhiều thời gian vì thủ tục rờm rà, khó khăn, phức tạp
và rất khó khăn trong việc tìm đối tượng mua. Vì thế, món vay phải chuyển
thành nợ xấu trong một thời gian dài.
Tài sản đảm bảo, thế chấp có thể bị hư hỏng và mất giá trị do bị lạc hậu
vì thế khi phát mãi giá trị của tài sản sẽ thấp hơn giá trị đã thỏa thuận trong
hợp đồng và số nợ vẫn không thể thu hồi đủ.
80
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM – PGD CẦN
THƠ
Hoạt động tín dụng là hoạt động quyết định sự tồn tại của ngân hàng nói
chung và PGD nói riêng. Vì thế, hiệu quả hoạt động tín dụng cần phải không
ngừng nâng cao. Sau đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng cho PGD:
o Cán bộ tín dụng cần phải cẩn thận trong việc thẩm định khách hàng,
cần xem xét, điều tra kỹ lưỡng thông tin của khách hàng và cần phải nắm rõ
tình hình tài chính và thu nhập của khách hàng, đồng thời phải có những biện
pháp ứng biến kịp thời với diễn biến của tình hình kinh tế để có thể xác định
chính xác khoản tiền, kỳ hạn cho vay… Qua đó đảm bảo các khoản nợ và lãi
có thể thu hồi đúng hạn, cũng như hạn chế nợ xấu cho PGD. Như thế, đồng
vốn sẽ xoay vòng nhanh hơn góp phần làm tăng lợi nhuận cho PGD.
o PGD cần xây dựng cơ cấu tín dụng phù hợp với nền kinh tế vì tình
hình kinh tế giai đoạn tới còn gặp rất nhiều khó khăn. PGD nên đẩy mạnh cho
vay ngắn hạn để có thể thu hồi vốn nhanh, sẽ ít gặp rủi ro hơn là cho vay trung
và dài hạn. PGD nên hạn chế cho khách hàng vay với mục đích đầu tư bất
động sản (thị trường bất động sản vẫn còn bị đóng băng) và đầu tư vào thị
trường chứng khoán (thị trường chứng khoán chưa phục hồi), dễ phát sinh nợ
xấu ở những khách hàng này. Nhưng lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn
lãi suất cho vay ngắn hạn nên PGD cũng không nên bỏ qua những khách hàng
có khả năng tài chính tốt.
o PGD nên thường xuyên mở các buổi hội thảo, các chương trình như
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để các cán bộ tín dụng
có thể trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tư cách đạo đức.
Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra các món vay để biết chắc
chắn rằng khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, để vốn vay đem lại
hiệu quả kinh tế cho khách hàng cũng như PGD.
o Tình hình huy động vốn của PGD khá tốt nhưng nguồn vốn huy động
lại được sử dụng rất ít vào hoạt động cho vay. Vì thế, để tận dụng hiệu quả
nguồn vốn huy động và tạo ra lợi nhuận, PGD cần tăng cường cho vay ngắn
hạn để hạn chế rủi ro như bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh
doanh, cho vay tiêu dùng… với những ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay,
khuyến mãi, quà tặng…
o PGD cần tăng cường đầu tư cho hoạt động tín dụng để mở rộng quy
mô tín dụng vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại thu nhập cho PGD. Để tăng
81
cường đầu tư cho hoạt động tín dụng, PGD phải có những chương trình tiếp
thị, ưu đãi để thu hút khách hàng như nếu khách hàng của PGD giới thiệu
thêm được khách hàng thỏa điều kiện cấp tín dụng của PGD thì sẽ được hưởng
ưu đãi về lãi suất, có khuyến mãi hay ưu đãi lãi suất cho nhóm khách hàng, ký
hợp đồng và làm thủ tục tín dụng tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng (nhà
riêng của khách hàng, cơ quan…)
o Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, PGD nên sử dụng biện pháp khai
thác khi khách hàng có thiện chí trả nợ như gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp
đồng tín dụng tương ứng với chu kỳ sản xuất của khách hàng, cho phép khách
hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hoàn trả nợ cho PGD càng sớm
càng tốt. Nhưng nếu khách hàng không có thiện chí trả nợ thì PGD mới tiến
hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
82
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của NHTM nói chung và của PGD nói riêng. Nó chiếm gần như toàn bộ
thu nhập, cũng như lợi nhuận của PGD. Với những thuận lợi của PGD như
nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ, có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm,
tư cách đạo đức tốt, nhiệt tình với khách hàng, PGD đã được những kết quả rất
đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng trong thời gian qua. Qua phân tích
DSCV, DSTN, tình hình dư nợ, nợ xấu và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín
dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng, ta thấy kết quả hoạt động tín dụng của
PGD rất khả quan mặc dù tình hình kinh tế diễn biến bất ổn, đặc biệt là thị
trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Đạt được kết quả như trên là
nhờ vào sự quan tâm, nỗ lực của toàn thể nhân viên PGD. Với tinh thần trách
nhiệm cao, họ đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong công tác thẩm định khách
hàng, theo dõi, kiểm tra các món vay, cũng như đôn đốc, nhắc nhở khách hàng
trả lãi và nợ đúng hạn, góp phần làm tỷ lệ nợ xấu của PGD luôn ở mức thấp
(dưới 5%). PGD cũng đã đưa ra những chính sách mang lại hiệu quả kinh tế
như đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi… góp phần
mang lại kết quả kinh doanh như trên.
Bên cạnh những thuận lợi, PGD cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt
động tín dụng. Với tình hình kinh tế bất ổn hiện nay, PGD phải không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn để có thể nắm bắt kịp thời sự biến đổi thất
thường của tình hình kinh tế và có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn và hiệu
quả hoạt động tín dụng.
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, chắn chắc PGD sẽ
khẳng định vị thế của mình trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian tới
và trong hệ thống Ngân hàng Phương Nam.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương
Các cơ quan Nhà nước cần phát huy tốt vai trò cung cấp thông tin khách
hàng, cũng như ký duyệt các hồ sơ, thủ tục có liên quan để cho hoạt động tín
dụng của ngân hàng diễn ra thuận lợi hơn. Các cơ quan chức năng cần tạo
thuận lợi cho ngân hàng trong trường hợp phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố.
83
Các cơ quan chính quyền cần cung cấp thông tin cho PGD về những định
hướng phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ để PGD có thể đưa ra những
chính sách, chiếc lược kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ.
6.2.2 Đối với Ngân hàng Phương Nam
Ngân hàng Phương Nam cần phải nâng cao hiệu quả của hệ thống
Marketing để người dân có thể biết đến cũng như hiểu rõ hơn về Ngân hàng
Phương Nam nói chung và PGD nói riêng.
Ngân hàng Phương Nam cần phải thường xuyên mở các lớp tập huấn,
buổi hội thảo để các nhân viên trong hệ thống ngân hàng có thể trao đổi kinh
nghiệm và có thể hoạt động đồng bộ trong toàn hệ thống, cũng như nâng cao
trình độ nghiệp vụ, chuyên môn.
Ngân hàng Phương Nam cần phải đặt thêm nhiều máy ATM trên địa bàn
thành phố Cần Thơ để thuận tiện cho khách hàng trong việc sử dụng tài khoản
của mình tại ngân hàng, qua đó có thể thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của khách
hàng.
Ngân hàng Phương Nam cần liên tục đổi mới cũng như hoàn thiện bộ
máy, tổ chức để hệ thống ngân hàng có thể hoạt động hiệu quả và nhanh chóng
hơn tạo thuận tiện cho khách hàng. Và không ngừng đa dạng hóa sản phẩm,
dịch vụ để thu hút khách hàng.
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học
Cần Thơ.
85
[...]... pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể • Tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ • Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ • Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ 1.3 PHẠM VI NGHIÊN... Việt Nam nói riêng, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ gặp không ít khó khăn và thử thách làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của PGD Vì thế, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của các cán bộ, nhân viên PGD Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – Phòng giao dịch Cần Thơ sẽ giúp ta hiểu rõ về thực trạng và hiệu quả. .. không gian Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ 1.3.3 Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.4 Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ 14 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Ngân hàng thương... có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng 2.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng Hiệu quả hoạt động tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động tín dụng ngân hàng, gồm hai yếu tố: “Mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng hoạt động tín dụng mang lại” Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu... trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013 Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại PGD trong thời gian tới Qua đó, góp phần tăng lợi nhuận cho PGD và thúc đẩy nền kinh tế địa phương thêm phát triển 13 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng, từ đó đề... Đến nay, Ngân hàng Phương Nam có vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 74.000 tỷ đồng, tổng mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch đạt trên 135 điểm tọa lạc tại các vị trí thuận lợi cho việc giao dịch và phục vụ khách hàng hoạt động rộng khắp từ Bắc vào Nam Ngân hàng Phương Nam – Phòng giao dịch Cần Thơ trực thuộc Ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Đồng Bằng Sông Cửu Long Tọa lạc tại số 110 Lý Tự... các xí nghiệp, doanh nghiệp… có nhu cầu cung cấp tín dụng Trong thời gian qua, Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ đã góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương thông qua việc cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế Do đó, hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ được nâng cao sẽ góp phần làm cho nền kinh tế địa phương thêm phát triển Năm 2012, một năm hết sức... mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ 2.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 2.1.3.1 Tổng dư nợ trên vốn huy động (%) Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động, nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động. .. cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai 2.1.4.2 Thu nhập từ hoạt động tín dụng Lãi từ hoạt động tín dụng Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng = (2.8) Tổng thu nhập Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của ngân hàng Từ đó... của Ngân hàng thương mại Hoạt động đầu tư chủ yếu của NHTM là góp vốn vào doanh nghiệp hay mua bán chứng khoán trên thị trường Hoạt động đầu tư mang lại thu nhập cao nhưng rủi ro hơn vì thu nhập từ hoạt động đầu tư không được xác định trước vì phải phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà ngân hàng đầu tư vào 2.1.2 Hoạt động tín dụng của NHTM 2.1.2.1 Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng