Năm 2013, Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ quyết tâm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình để góp phần giúp Ngân hàng Phương Nam hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Bước sang năm 2013, kinh tế trong nước được dự báo tiếp tục còn nhiều khó khăn, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2013; NHNN cũng đã ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 với những giải pháp chủ yếu nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, giảm hàng tồn kho, tích cực xử lý nợ xấu, kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn và tăng trưởng GDP
ở mức cao hơn năm 2012. Để thực hiện chủ trương của Chính phủ và của NHNN cũng nhưđể vượt qua khó khăn, thử thách, Ngân hàng Phương Nam sẽ
tập trung phấn đấu thực hiện mục tiêu ổn định bền vững dựa trên các tiêu chí sau:
o Củng cố cơ cấu tổ chức và hoàn thiện hóa các quy trình nghiệp vụ; o Tăng cường hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ;
o Công tác quản trị rủi ro;
o Đảm bảo phát huy hiệu quả kiểm toán nội bộ và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của Ngân hàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ;
o Thường xuyên phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụđa tiện ích;
o Nâng cao công tác phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, đào tạo lại chuyên sâu và thực tế cho toàn thể nhân viên đáp ứng yêu cầu mở rộng mạng lưới;
o Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thương hiệu đồng bộ
rộng khắp, khẳng định thương hiệu 20 năm của Ngân hàng Phương Nam trong năm tới.
Củng cố nội lực, lấy hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả làm trọng tâm trong năm 2013 với việc tập trung xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm soát rủi ro, chú trọng công tác huy động vốn cùng với việc mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ phi tín dụng, công tác đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá, tiếp thị tiếp tục được tăng cường, Ngân hàng Phương Nam sẽ quyết tâm đạt được một số chỉ tiêu cơ bản sau:
o Tổng tài sản: 85.000 tỷđồng, tăng 12,9% so với năm 2012.
o Vốn điều lệ đến ngày 31/12/2013: 4.500 tỷ đồng, tăng 12,5 % so với năm 2012.
o Nguồn vốn huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư: 75.000 tỷđồng, tăng 18,7% so với năm 2012.
o Dư nợ cấp tín dụng: 47.573 tỷđồng, tăng 5% so với năm 2012. o Nợ xấu: dưới 5% tổng dư nợ.
o Lợi nhuận trước thuế: 560 tỷđồng, tăng 359% so với năm 2012. o Tỷ lệ chia cổ tức tối thiểu: 8%.
o Lợi nhuận bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập của người lao động phù hợp với phương hướng cải cách chếđộ tiền lương của Nhà nước, của Ngân hàng Phương Nam và không thấp hơn năm 2012.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM – PGD CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Nó quyết định khả năng hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn, vốn huy động thường chiếm tỷ lệ rất cao và nó quyết định đến quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Nếu vốn huy động lớn thì ngân hàng có thể có các khoản đầu tư và cho vay đa dạng, phạm vi và khối lượng cho vay cũng sẽ lớn giúp ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận. Nhưng nguồn vốn này quá lớn và không cân bằng với nhu cầu sử dụng vốn thì sẽ làm
ảnh hưởng đến độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, nếu nguồn vốn này nhỏ thì ngân hàng sẽ bị giới hạn trong phạm vi hẹp. Mặt khác do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàng sẽ không phản ứng nhạy bén
được với sự biến động về chính sách, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn
đầu tư từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Ngoài ra, vốn huy
động còn quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế. Vì vậy, để tồn tại và ngày càng mở
rộng quy mô hoạt động thì ngân hàng phải huy động được nguồn vốn lớn để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.
Hiểu rõ tầm quan trọng của vốn huy động nên trong suốt quá trình hoạt
động, vấn đề huy động vốn luôn được PGD quan tâm. Để hiểu rõ tình hình huy động vốn của PGD, ta xem xét bảng số liệu:
Bảng 4.1 Nguồn vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 75.690 104.539 127.461 28.849 38,11 22.922 21,93 Vốn điều chuyển 0 0 0 0 0,00 0 0,00 Tổng nguồn vốn 75.690 104.539 127.461 28.849 38,11 22.922 21,93
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012
Qua bảng trên, ta thấy được PGD không cần nhận vốn điều chuyển từ
PGD rất tốt, đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này còn giúp cho PGD tiết kiệm được chi phí vì chi phí của vốn điều chuyển cao hơn vốn huy động và thu được lãi từ việc điều chuyển vốn nội bộ. Nhìn chung, nguồn vốn của PGD tăng qua các năm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng cũng như đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Năm 2011, PGD huy động được 104.539 triệu đồng, tăng 28.849 triệu đồng hay 38,11% so với năm 2010 (75.690 triệu đồng). Giá trị này tiếp tục tăng 22.922 triệu đồng hay 21,93% và đạt 127.461 triệu đồng vào năm 2012. 6T ĐN 2013 so với 6T ĐN 2012 đã tăng từ 138.406 triệu đồng lên 150.764 triệu đồng hay tăng 2.358 triệu đồng, tương đương 8,93%. Để biết cụ thể về tình hình huy động vốn của PGD, ta xem xét bảng 4.2.
Nhìn chung, nguồn vốn huy động của PGD chủ yếu là từ dân cư. Tiền gửi của cá nhân luôn chiếm trên 90% vốn huy động và tương đối ổn định qua các năm. Năm 2010 là 93,17%, năm 2011 là 91,29% và năm 2012 là 93,52%. Vì vậy, sự tăng giảm của khoản mục tiền gửi của cá nhân ảnh hưởng rất lớn
đến tổng vốn huy động. So với năm 2010, năm 2011, tiền gửi của cá nhân tăng 24.911 triệu đồng hay 35,32% và đạt 95.434 triệu đồng và tiếp tục tăng 24,91% hay 23.771 triệu đồng, đạt 119.205 triệu đồng. So với 6T ĐN 2012, 6T ĐN 2013 tăng từ 124.136 triệu đồng lên 141.872 triệu đồng, tăng 14,29%. Tiền gửi của cá nhân tăng là do PGD có những chương trình khuyến mãi tiền gửi hấp dẫn và chính sách chăm sóc khách hàng rất tốt.
Trong khoản mục tiền gửi của cá nhân, TGTK có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn chiếm trên 90% tổng nguồn vốn, riêng 6T ĐN 2012 là 89,35%. Nhìn chung khoản mục này tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại giảm dần. Năm 2011, TGTK có kỳ hạn đạt 95.287 triệu đồng, tăng 24.932 triệu đồng hay 35,44% so với năm 2010 và tiếp tục tăng 24,88% vào năm 2012 lên 118.995 triệu đồng. 6T ĐN 2013, khoản mục này tăng từ 123.669 triệu đồng lên 140.262 triệu đồng, tăng 13,42%. Vì tiền gửi vào PGD chủ yếu là tiền nhàn rỗi của khách hàng cá nhân nhằm sinh lợi ổn định nên khoản mục TGTK có kỳ
Bảng 4.2 Nguồn vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T ĐN 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi của TCKT 5.167 9.105 8.256 14.270 8.892 3.938 76,21 -849 -9,32 -5.378 -37,69 - Tiền gửi thanh toán 497 650 718 1.218 1.250 153 30,78 68 10,46 32 2,63 - Tiền gửi có kỳ hạn 4.670 8.455 7.538 13.052 7.642 3.785 81,05 -917 -10,85 -5.410 -41,45 Tiền gửi của cá nhân 70.523 95.434 119.205 124.136 141.872 24.911 35,32 23.771 24,91 17.736 14,29 - Tiền gửi thanh toán 102 45 123 380 1.342 -57 -55,88 78 173,33 962 253,16 - TGTK không kỳ hạn 66 102 87 87 268 36 54,55 -15 -14,71 181 208,05 - TGTK có kỳ hạn 70.355 95.287 118.995 123.669 140.262 24.932 35,44 23.708 24,88 16.593 13,42 Tổng vốn huy động 75.690 104.539 127.461 138.406 150.764 28.849 38,11 22.922 21,93 12.358 8,93
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Do thời gian gửi không ổn định và thường xuyên giao dịch nên TGTK không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán tăng giảm rất thất thường. Hai khoản mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên có ảnh hưởng không đáng kể đến tổng nguồn vốn. So với năm 2010, năm 2011, tiền gửi thanh toán đạt 45 triệu đồng, giảm 55,88%, trong khi TGTK không kỳ hạn lại tăng 54,55%, từ 66 triệu đồng lên 102 triệu đồng. Sang năm 2012, tiền gửi thanh toán tăng 173,33%, còn TGTK không kỳ hạn lại giảm 14,71%. So với 6T ĐN 2012, 6T ĐN 2013, cả hai khoản mục này đều tăng mạnh, tiền gửi thanh toán tăng từ 380 triệu đồng lên 1.342 triệu đồng, tăng 253,16%, TGTK không kỳ hạn tăng từ 87 triệu đồng lên 268 triệu đồng hay tăng 208,05%.
Tiền gửi của TCKT chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nên sự
tăng giảm của khoản mục này ảnh hưởng không lớn đến tổng nguồn vốn. Tiền gửi của TCKT tăng mạnh vào năm 2011, từ 5.167 triệu đồng năm 2010 lên 9.105 triệu đồng, tăng 76,21%. Nhưng khoản mục này lại có xu hướng giảm ở
giai đoạn sau. Cụ thể là năm 2012 đã giảm 9,32%, 6T ĐN 2013 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, từ 14.270 triệu đồng xuống còn 8.892 triệu đồng, giảm 37,69%. Tiền gửi của TCKT tăng giảm bất thường như thế là do sựảnh hưởng của khoản mục tiền gửi có kỳ hạn. Khoản mục này tăng mạnh vào năm 2011, tăng 81,05% và đạt 8.455 triệu đồng. Sang năm 2012 tiếp tục giảm 10,85%, 6T ĐN 2013 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, giảm 41,45%, từ 13.052 triệu đồng xuống còn 7.642 triệu đồng. Tiền gửi thanh toán của các TCKT thì tương đối ổn định và tăng qua các năm. Năm 2011 đạt 650 triệu đồng, tăng 153 triệu đồng hay 30,78% so với năm 2010, năm 2012 khoản mục này tăng thêm 10,46%, 6T ĐN 2013 đạt 1.250 triệu đồng, tăng 32 triệu đồng hay 2,63%.
PGD đạt được những kết quả như thế là do sự nỗ lực, nhiệt tình của toàn thể cán bộ, nhân viên PGD, cùng với các chính sách huy động vốn linh hoạt và hợp lý của ban lãnh đạo ngân hàng. Thêm vào đó là các hình thức tiếp thị của PGD, nhân viên tích cực làm việc, niềm nở nên gây ấn tượng tốt đối với khách hàng.
4.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 4.2.1 Doanh số cho vay 4.2.1 Doanh số cho vay
Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng không những có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, tạo ra lợi nhuận giúp ngân hàng hoàn trả gốc và lãi cho hoạt động huy động vốn, bù đắp chi phí hoạt
trên 60% thu nhập cho PGD. Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu doanh số cho vay tăng qua các năm và phù hợp với nguồn vốn thì sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, doanh số cho vay giảm qua các năm và không phù hợp với nguồn vốn thì không những lợi nhuận giảm mà còn làm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Để biết doanh số cho vay của PGD trong giai đoạn này như thế nào, ta xem xét biểu đồ sau:
98.875 80.204 87.423 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2010 2011 2012 Năm T ri ệ u đồ n g Tổng DSCV
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012
Hình 4.1 Tổng doanh số cho vay
Nhìn chung, tổng DSCV của PGD tăng giảm không đều qua các năm. Cụ
thể là năm 2011 là 80.204 triệu đồng, giảm 18.671 triệu đồng, tương đương 18,88% so với năm 2010. Sang năm 2012, DSCV tăng 9% hay 7.219 triệu
đồng. So với 6T ĐN 2012, 6T ĐN 2013 giảm 2.132 triệu đồng hay 4,60%, từ
46.459 triệu đồng xuống 44.322 triệu đồng. Với tình hình kinh tế bất ổn, PGD
đạt được kết quả như trên là do cán bộ, nhân viên PGD chủ động tìm kiếm khách hàng, áp dụng nhiều chính sách thu hút khách hàng, mở rộng cho vay và áp dụng nhiều phương pháp cho vay tích cực, nhanh gọn.
Với nguồn vốn huy động được, PGD đã đẩy mạnh công tác cho vay đến các thành phần trong nền kinh tế. PGD đã đưa ra nhiều chính sách cho vay phù hợp với từng thời kỳ, chủđộng tìm kiếm khách hàng để đầu tư cho vay và cho vay các dự án kinh tế khả thi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để quản lý tốt công tác cho vay, PGD đã phân DSCV theo từng nhóm như: theo thời hạn cho vay, theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế. Để hiểu rõ về DSCV của PGD, trước tiên ta phân tích DSCV theo thời hạn.
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
Qua bảng 4.3, ta thấy DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng DSCV. Điều này cho thấy, PGD đầu tư cao trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn. Vì xu hướng phát triển của xã hội hiện nay là vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và bổ sung vốn lưu động. Thêm vào đó, cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn nên cán bộ tín dụng dễ quản lý món vay hơn. Năm 2010, DSCV ngắn hạn chiếm 75,09% tổng DSCV. Năm 2011 là 79,60%, năm 2012 là 77,69%, 6T ĐN 2012 là 80,26% và 6T ĐN 2013 là 79,02%. Nhìn chung, DSCV ngắn hạn tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 giảm 10.401 triệu đồng hay 14,01% so với năm 2010 và đạt 63.840 triệu đồng. Năm 2012 tăng 4.080 triệu đồng hay 6,39% so với 2011 và đạt 67.920 triệu đồng. So với 6T ĐN 2012, 6T ĐN 2013 giảm 2.265 triệu đồng hay 6,07% và đạt 35.025 triệu đồng.
DSCV trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV và cũng tăng giảm không ổn định như cho vay ngắn hạn. Thấp nhất là năm 2011, DSCV trung và dài hạn chiếm 20,40% tổng DSCV, trong khi đó năm 2010 và năm 2012 lần lượt là 24,91% và 22,31%. Xét về giá trị thì năm 2011 DSCV trung và dài hạn đạt 16.364 triệu đồng, giảm 8.270 triệu đồng hay 33,57% so với năm 2010. Năm 2012 lại tăng 3.139 triệu đồng hay 19,18% so với năm 2011. So với 6T ĐN 2012, 6T ĐN 2013 tăng từ 9.169 triệu đồng lên 9.297 triệu đồng, tăng 1,40%. Các khoản cho vay này chủ yếu đáp ứng nhu cầu mở
rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư phát triển như xây dựng nhà máy, kho bãi, mua sắm máy móc, thiết bị…Mặt khác cho vay trung và dài hạn còn phục vụ cho việc sữa chữa, mua sắm nhà đất…
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T ĐN 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 74.241 75,09 63.840 79,60 67.920 77,69 37.290 80,26 35.025 79,02 -10.401 -14,01 4.080 6,39 -2.265 -6,07