Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phương nam phòng giao dịch cần thơ (Trang 72)

DỤNG

4.3.1 Tổng dư nợ trên vốn huy động (%)

Bảng 4.15 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động

trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 2013 Tổng dư nợ Triệu đồng 52.352 39.349 41.804 42.576 43.243 Vốn huy động Triệu đồng 75.690 104.539 127.461 138.406 150.764 Tổng dư nợ trên vốn huy động % 69,17 37,64 32,80 30,76 28,68

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013

Nhìn chung, tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động trong giai đoạn trên tương đối thấp và có có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2010 tỷ lệ

này là 69,17%, có nghĩa là PGD chỉ sử dụng 69,17 đồng trong 100 đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ. Sang năm 2011, tỷ lệ này giảm mạnh và chỉ còn 37,64%, có nghĩa là PGD chỉ sử dụng 37,64 đồng trong 100 đồng vốn huy

động tham gia vào dư nợ. Đến năm 2012, tỷ lệ này chỉ còn 32,80%. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013, tỷ lệ này giảm 2,08% và đạt 28,68%. Tỷ lệ

này là cho chi phí của PGD gia tăng. Vì thế, PGD cần nỗ lực hơn nữa trong công tác cho vay để có thể tận dụng hiệu quả của nguồn vốn huy động, đồng thời tăng lợi nhuận cho PGD.

4.3.2 Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%)

Bảng 4.16 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động

trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6T ĐN 2013 Tổng dư nợ Triệu đồng 52.352 39.349 41.804 43.243 Tổng tài sản Triệu đồng 77.608 106.520 130.007 152.989 Tổng dư nợ trên tổng tài sản % 67,46 36,94 32,16 28,27

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013

Nhìn chung, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản của PGD có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ này là 67,46% và giảm mạnh vào năm sau. Năm 2011, tỷ lệ này chỉ còn 36,94% và năm 2012 là 32,16%. 6T ĐN 2013, tỷ

lệ này là 28,27%. Điều này cho thấy, mức độ đầu tư vào hoạt động tín dụng của PGD giảm qua các năm do ảnh hưởng của nền kinh tế nên PGD thu hẹp hoạt động tín dụng lại để hạn chế rủi ro hay nợ xấu cho PGD.

4.3.3 Hệ số thu nợ

Bảng 4.17 Hệ số thu nợ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 DSTN Triệu đồng 78.307 93.207 84.968 43.232 42.883 DSCV Triệu đồng 98.875 80.204 87.423 46.459 44.322 Hệ số thu nợ % 79,20 116,21 97,19 93,05 96,75

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013

Năm 2010, hệ số thu hồi nợ là 79,20%. Mặc dù, hệ số thu hồi nợ như thế

là khá cao nhưng PGD vẫn không ngừng ra sức kiểm tra, theo dõi các món vay cũng nhưđôn đốc, nhắc nhở thu hồi các khoản lãi và gốc đến hạn. Do đó, năm 2011, hệ số thu nợ tăng rất cao và đạt 116,21%. Và con số này đạt 93,05% vào năm 2012. Hệ số thu nợ 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt là 93,05% và 96,75%. Hệ số thu nợ của PGD ở giai đoạn trên là khá cao, chứng tỏ cán bộ

tín dụng của PGD đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các món vay. 4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 4.18 Vòng quay vốn tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2012, 6T ĐN 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 DSTN Triệu đồng 78.307 93.207 84.968 43.232 42.883 Dư nợđầu kỳ Triệu đồng 31.784 52.352 39.349 39.349 41.804 Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 52.352 39.349 41.804 42.576 43.243 Dư nợ bình quân Triệu đồng 42.068 45.851 40.577 40.963 42.524 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,86 2,03 2,09 1,06 1,01

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013

Qua bảng trên ta thấy, vòng quay vốn tín dụng của PGD tăng giảm không đều qua các năm. Vòng quay vốn tín dụng của PGD năm 2010, năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 1,86 vòng, 2,03 vòng và 2,09 vòng. So với cùng kỳ năm trước, vòng quay vốn tín dụng của PGD cũng chỉ giảm nhẹ từ 1,06 vòng xuống 1,01 vòng. Vòng quay vốn tín dụng tăng rồi lại giảm là do thị

trường bất động sản đóng băng nên một số món vay chưa thể thu hồi mặc dù

đã quá hạn nên làm cho đồng vốn của PGD xoay vòng chậm đi qua các năm. 4.3.5 Nợ xấu trên tổng dư nợ

Bảng 4.19 Nợ xấu trên tổng dư nợ trong giai đoạn 2010 – 2012, 6T ĐN 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Tổng dư nợ Triệu đồng 52.352 39.349 41.804 42.576 43.243 Nợ xấu Triệu đồng 571 870 910 1.209 1.241 Tỷ lệ nợ xấu

trên tổng dư nợ % 1,09 2,21 2,18 2,84 2,87

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của PGD trong giai đoạn trên

đều không vượt quá 5%. Điều này chứng tỏ PGD đã làm tốt công tác thẩm

định và thu hồi nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của PGD tăng giảm không

đều qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 1,09%, năm 2012 là 2,21%, năm 2013 là 2,18%. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013, tỷ lệ

4.3.6 Số khách hàng được vay vốn Bảng 4.20 Số khách hàng được vay vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013 ĐVT: Khách hàng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Số khách hàng được vay vốn 107 86 91 48 41

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013

Số lượng khách hàng được vay vốn tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể là năm 2010 là 107 khách hàng, năm 2011 chỉ còn 86 khách hàng, sang năm 2012 tăng lên 91 khách hàng. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 số

lượng khách hàng được vay vốn giảm 7 khách hàng và đạt 41 khách hàng. Số

lượng khách hàng được vay vốn tăng giảm không ổn định là do tình hình kinh tế bất ổn nên việc thu hút khách hàng rất khó khăn hoặc khách hàng không đủ điều kiện vay vốn. Nhưng với quy mô của PGD, thu hút được số lượng khách hàng như thế là rất đáng được khích lệ. 4.3.7 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Bảng 4.21 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 2013 Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập Triệu đồng 14 24 31 26 19 Tổng dư nợ Triệu đồng 52.352 39.349 41.804 42.576 43.243 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng % 0,03 0,06 0,07 0,06 0,04

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của PGD có xu hướng tăng trong giai

đoạn trên. Tỷ lệ này năm 2010 là 0,03%, năm 2011 là 0,06%, năm 2012 là 0,07%. So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này giảm 0,02% và đạt 0,04%. Tỷ lệ

này có xu hướng tăng ở giai đoạn sau là do ảnh hưởng của thị trường bất động sản và tình hình chung của nền kinh tế. Vì thế, PGD phải tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đểđảm bảo an toàn.

4.3.8 Khả năng bù đắp rủi ro Bảng 4.22 Khả năng bù đắp rủi ro trong giai đoạn 2010 – 2012, 6T ĐN 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 2013 Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập Triệu đồng 14 24 31 26 19 Nợ xấu Triệu đồng 571 870 910 1.209 1.241 Khả năng bù đắp rủi ro % 2,45 2,76 3,41 2,15 1,53

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013

Nhìn chung, khả năng bù đắp rủi ro của PGD tương đối ổn định trong giai đoạn này. Năm 2010 tỷ lệ này là 2,45%, năm 2011 là 2,76%, năm 2012 là 3,41%. 6T ĐN 2012 và 6T ĐN 2013 lần lượt là 2,15% và 1,53%. Việc tạo chỉ

số này ở mức an toàn và ổn định giúp cho PGD giảm thiểu rủi ro và tạo lòng tin đối với khách hàng của mình rằng ngân hàng luôn có khả năng bù đắp khi rủi ro tín dụng xảy ra.

4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG TÍN DỤNG 4.4.1 Tỷ lệ thu lãi

Bảng 4.23 Tỷ lệ thu lãi trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6T ĐN

2012 2013 Tổng lãi đã thu trong năm Triệu đồng 4.720 5.739 7.764 3.364 3.250 Tổng lãi phải thu trong năm Triệu đồng 5.278 6.583 8.647 3.694 3.761 Tỷ lệ thu lãi % 89,43 87,18 89,79 91,07 86,41

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013

Tỷ lệ thu lãi của PGD tương đối ổn định trong giai đoạn trên. Năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 89,43%, 87,18% và 89,79%. So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này cũng chỉ giảm nhẹ từ 91,07% xuống 86,41%. Tỷ lệ này là tương đối thấp, tất cả đều dưới 95%. Từ đó, PGD cần nâng cao công tác thu hồi lãi và nợ như đôn đốc khách hàng, kiểm tra, theo dõi món vay để chắc chắn khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích. Tỷ lệ này thấp cũng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế làm cho khách hàng kinh doanh thua lỗ nên không

4.4.2 Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Bảng 4.24 Thu nhập từ hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 2013 Thu nhập từ lãi Triệu đồng 6.285 7.911 11.463 5.212 5.503 Tổng thu nhập Triệu đồng 6.897 9.036 13.107 5.899 7.137 Tỷ trọng thu nhập

từ hoạt động tín dụng % 91,13 87,55 87,46 88,35 77,11

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm. Tỷ trọng này năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 91,13%, 87,55% và 87,46%. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013 tỷ trọng này cũng giảm từ

88,35% xuống còn 77,11%. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm dần là do gần đây PGD hạn chế cho các khách hàng vay vốn với mục đích dài hạn như mua nhà, đầu tư bất động sản, dự án sản xuất, kinh doanh dài hạn vì tình hình kinh tế vẫn chưa được phục hồi, thị trường bất động sản vẫn còn đóng băng. Trước tình hình đó PGD đã chuyển dần qua các hoạt động phi tín dụng như dịch vụ ngân hàng trong tầm tay…

4.4.3 Thu nhập lãi trên chi phí lãi

Bảng 4.25 Thu nhập lãi trên chi phí lãi trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 2013 Thu nhập từ lãi Triệu đồng 6.285 7.911 11.463 5.212 5.503 Chi phí lãi Triệu đồng 4.592 6.603 9.952 4.530 5.370 Thu nhập lãi

trên chi phí lãi lần 1,37 1,20 1,15 1,15 1,02

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013

Thu nhập lãi trên chi phí lãi của PGD giảm dần trong giai đoạn này. Năm 2010 là 1,37 lần, sang năm 2011 giảm xuống còn 1,20 lần và năm 2012 là 1,15 lần. So với cùng kỳ năm trước, 6T ĐN 2013, tỷ lệ này cũng giảm từ 1,15 lần xuống còn 1,02 lần. Điều này cho thấy, chi phí của PGD phát sinh không đem

lại hiệu quả kinh tế, cũng với một đồng chi phí nhưng giai đoạn sau lại đem lại thu nhập thấp hơn giai đoạn trước.

4.4.4 Lãi suất bình quân đầu ra trên lãi suất bình quân đầu vào

Bảng 4.26 Lãi suất bình quân đầu ra trên lãi suất bình quân đầu vào trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6T ĐN 2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 2013 Lãi suất bình quân đầu ra % 15,3 19,5 20,7 20,4 13,8 Lãi suất bình quân đầu vào % 11,3 14,8 13,8 14,6 8,8 Lãi suất bình quân đầu ra

trên lãi suất bình quân đầu vào lần 1,35 1,32 1,50 1,40 1,57

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2010 – 2012, 6T ĐN 2013

Tỷ lệ lãi suất bình quân đầu ra trên lãi suất bình quân đầu vào tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 1,35 lần, 1,32 lần, 1,50 lần. So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này 6T ĐN 2013 tăng từ 1,40 lần lên 1,57 lần. Từđó cho thấy, PGD chưa cân đối được lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào nên PGD cần có những biện pháp để cải thiện trong thời gian tới. Chênh lệch lãi suất quá nhỏ thì ngân hàng sẽ không có lợi nhuận nhưng nếu chênh lệch lãi suất quá lớn thì rủi ro rất cao vì nếu doanh nghiệp vay vốn quá đắt thì sẽ không có khả năng trả nợ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Vì thế, PGD cần phải cân đối lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào để có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và hạn chế rủi ro, đồng thời giúp các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tếđịa phương thêm phát triển.

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM PGD CẦN THƠ 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

5.1.1 Những tồn tại

5.1.1.1 Thuận lợi

Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ nằm trên địa bàn quận Ninh Kiều, trung tâm của thành phố Cần Thơ là nơi tập trung của các cơ quan Nhà nước, các công ty, doanh nghiệp, khu dân cư và là nơi có nhiều loại hình kinh doanh, đa dạng về khách hàng nên PGD có điều kiện thuận lợi trong hoạt động huy động vốn và cho vay, cũng như các hoạt động cung ứng dịch vụ khác.

Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ có đội ngũ nhân viên năng

động, nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao cũng như tinh thần trách nhiệm và tư cách đạo đức tốt. Ngoài ra, Ngân hàng Phương Nam còn thường xuyên mở

lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ nên trình độ của nhân viên PGD không ngừng được nâng cao.

5.1.1.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, PGD cũng gặp không ít khó khăn. Diễn biến bất thường của nền kinh tế trong những năm qua như lạm phát cao, giá cả

hàng hóa không ổn định, thị trường bất động sản đóng băng… nên nhân viên tín dụng gặp khó khăn trong việc thẩm định khách hàng, dựđoán khả năng tài chính của khách hàng trong tương lai, cũng như công tác thu hồi nợ và lãi.

Lãi suất tăng giảm thất thường nên làm tăng rủi ro tín dụng cho PGD. Hệ

thống máy ATM của ngân hàng chưa nhiều nên PGD chưa thể tận dụng hết nguồn vốn nhàn rỗi từ dịch vụ này. Mặc khác do tâm lý người dân là thích sử

dụng máy ATM của ngân hàng mà họ mở tài khoản, mặc dù Ngân hàng Phương Nam đã liên kết với các ngân hàng khác để sử dụng chung hệ thống máy ATM.

Hệ thống Marketing của Ngân hàng Phương Nam cũng chưa được chú trọng nhiều nên PGD ít được người dân chú ý đến.

5.1.2 Những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng Phương Nam – PGD Cần Thơ Nam – PGD Cần Thơ

5.1.2.1 Nguyên nhân thuộc về khách hàng

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nợ xấu cho PGD là do tình hình kinh tế

bất ổn làm cho khách hàng vay vốn với mục đích sản xuất, kinh doanh làm ăn thua lỗ nên khách hàng không thể trả lãi và nợđúng hạn cho PGD.

Thời tiết thất thường cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu cho PGD. Một số khách hàng vay vốn với mục đích trồng trọt nên khi thời tiết thất thường làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và do đó khách hàng không có đủ tiền

để trả nợ cho PGD.

Khách hàng thường có quan niệm chỉ cần trả nợ đúng hạn cho PGD là

được nên trong một số trường hợp họ có thể sử dụng vốn vay không đúng mục

đích, không mang lại hiệu quả kinh tế nên không có tiền để trả lãi và nợ cho

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phương nam phòng giao dịch cần thơ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)