Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
650,37 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN TẤN PHÁT
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
Tháng 12-Năm 2014
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN TẤN PHÁT
MSSV: 4114287
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
TỈNH SÓC TRĂNG
CHUYÊN ĐỀ NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. Nguyễn Tuấn Kiệt
Tháng 12-Năm 2014
ii
LỜI CẢM TẠ
Trãi qua 03 tháng thực tập vừa qua, tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến
thức bổ ích cho bản thân mình. Để hoàn thành được bài báo cáo này đó là nhờ
sự giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ cũng như các anh chị
nhân viên Ngân Hàng Nông Ngiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Sóc Trăng.
Đầu tiên, tôi muôn gửi lời cám ơn đến trường Đại Học Cần Thơ, là nơi
đã đào tạo và cung cấp nguồn kiến thức vững chắc, hữu ích cho tôi để tôi có
thể áp dụng vào môi trường làm việc thực tế tại ngân hàng.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Tuấn
Kiệt, giảng viên trường Đại Học Cần Thơ, người thầy đã luôn tận tình giúp đỡ,
giải đáp mọi vấn đề khó khăn mà tôi gặp phải. Thầy đã chỉ dạy và hướng dẫn
tôi trong suốt kì thực tập này.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ngân Hàng Nông Ngiệp và
Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Sóc Trăng, đã tin tưởng giao công việc cho tôi, để
tôi có dịp tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế năng động, chuyên nghiệp
tại ngân hàng. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn ông Phạm Khải Hoàng- cán bộ phòng
Tín Dụng tại Ngân Hàng Nông Ngiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Sóc
Trăng, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ dạy cho tôi hiểu được hoạt động
tín dụng của ngân hàng.
Tôi xin cảm ơn tất cả tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài
báo cáo này. Thời gian thực tập là khoảng thời gian vô cùng quý báu, nó giúp
tôi góp nhặt được những kiến thức quan trọng, góp phần hoàn thiện kiến thức
trên giảng đường và cho công việc tương lai.
iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
iv
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện
v
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU............................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung...............................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..............................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................2
1.4 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................4
2.1.1 Khái niệm về tín dụng ....................................................................4
2.1.2 Vai trò của tín dụng .......................................................................4
2.1.3 Chức năng của tín dụng ................................................................4
2.1.4 Phân loại tín dụng .........................................................................5
2.1.5 Rủi ro tín dụng ...............................................................................5
2.1.5.1 Khái niệm rủi ro tín dụng..........................................................5
2.1.5.2 Phân loại rủi ro tín dụng...........................................................6
2.1.5.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng ......................................6
2.1.5.4 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra .............................................7
2.1.6 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tín dụng của ngân hàng..................8
2.1.6.1 Các chỉ tiêu về tình hình tín dụn................................................8
2.1.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân
hàng......................................................................................................8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................11
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG...................12
vi
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH...................................................................12
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC...........................................................................13
3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH........................................................15
3.4 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH .................17
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG..............20
4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ........................................................20
4.2 TÌNH HÌNH CHO VAY.....................................................................25
4.2.1 Tổng quan hoạt động tín dụng ....................................................25
4.2.2 Phân tích doanh số cho vay..........................................................28
4.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế...............29
4.2.2.2 Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế ......................32
4.2.3 Phân tích tình hình thu nợ...........................................................37
4.2.3.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ..................37
4.2.3.2 Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế..........................40
4.2.4 Phân tích tình hình dư nợ ............................................................44
4.2.4.1 Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế..................44
4.2.4.2 Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế..........................48
4.2.5 Phân tích nợ xấu ..........................................................................51
4.2.5.1 Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế ................................52
4.2.5.2 Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế........................................55
4.3PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG....
..................................................................................................................58
4.3.1 Phân tích ......................................................................................58
4.3.1.1 Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động.............................................58
4.3.1.2 Vòng quay vốn tín dụng .........................................................59
4.3.1.3 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ.......................................................60
4.3.1.4 Hệ số thu nợ...........................................................................61
4.3.2 Đánh giá ......................................................................................62
4.3.2.1 Thành tựu ..............................................................................62
vii
4.3.2.2 Tồn tại ....................................................................................63
4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC
TRĂNG .....................................................................................................64
4.4.1 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung và dài hạn .............................64
4.4.2 Đẩy mạnh hoạt động huy động ....................................................65
4.4.3 Nâng cao chất lượng nhân sự ......................................................66
4.4.4 Nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng..............................66
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................71
viii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2011-2013 ..............17
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn T6.2013-T6.2014 ...........18
Bảng 4.1: Tình hình vốn huy động giai đoạn năm 2011-2013........................23
Bảng 4.2: Tình hình vốn huy động giai đoạn T6.2013-T6.2014 .....................24
Bảng 4.3: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT Sóc Trăng giai đoạn năm 20112013 ..............................................................................................................25
Bảng 4.4: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT Sóc Trăng giai đoạn T6.2013T6.2014.........................................................................................................26
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn năm 2011-2013
......................................................................................................................30
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn T6.2013T6.2014.........................................................................................................31
Thành phần kinh tế........................................................................................31
Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn năm 2011-2013....35
Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014.36
Bảng 4.9: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn năm 2011-2013
......................................................................................................................38
Bảng 4.10: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn T6.2013T6.2014.........................................................................................................39
Bảng 4.11: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn năm 2011-2013....42
Bảng 4.12: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014.43
Bảng 4.13: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn năm 2011-2013
......................................................................................................................46
Thành phần kinh tế........................................................................................46
ix
Bảng 4.14: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn T6.2013T6.2014.........................................................................................................47
Thành phần kinh tế........................................................................................47
Bảng 4. 15: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn năm 2011-2013 ...49
Bảng 4.16: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014..50
Ngành kinh tế................................................................................................50
Bảng 4.17: Nợ xấu giai đoạn năm 2011-2013................................................52
Bảng 4.18: Nợ xấu giai đoạn T6.2013-T6.2014.............................................52
Bảng 4.19: Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế giai đoạn năm 20112013 ..............................................................................................................53
Đơn vị tính: Triệu đồng.................................................................................54
Bảng 4.21: Tình hình nợ xấu theo thành ngành kinh tế giai đoạn năm 20112013 ..............................................................................................................56
Bảng 4.23: Dư nợ trên tổng vốn huy động giai đoạn 2011-2013 ....................59
Bảng 4.24: Dư nợ trên tổng vốn huy động giai đoạn T6.2013-T6.2014 .........59
Bảng 4.25: Vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2011-2013 .............................60
Bảng 4.26: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn giai đoạn 2011-2013 .......61
Bảng 4.27: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn giai đoạn T6.2013-T6.2014
......................................................................................................................61
Bảng 4.28: Hệ số thu hồi nợ giai đoạn 2011-2013 .........................................62
Bảng 4.29: Hệ số thu hồi nợ giai đoạn T6.2013-T6.2014...............................62
x
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc
Trăng.............................................................................................................13
xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp trong nước phát triển. Bên cạnh các doanh nghiệp lớn càng
ngày mở rộng quy mô, số lượng doanh nghiệp mới thành lập cũng tăng trưởng
không ngừng ở các ngành nghề khác nhau và bộ phận kinh tế cá thể cũng có
nhiều cơ hội gia tăng sản xuất. Chính vì thế nhu cầu về vốn là rất lớn. Vốn là
một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển, chuyển địch cơ
cấu kinh tế mà đặc biệt đối với nền kinh tế nhỏ và khoa học kỹ thuật còn yếu
kém như nước ta hiện nay.
Trong bối cảnh phát triển như vậy của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng
ngày càng lớn mạnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng đang phải nỗ lực đối mặt với
nhiều rủi ro và thách thức. Ngân hàng thực hiện huy động vốn và cho vay
phục vụ sản xuất kinh doanh, không ngừng thực hiện chủ trương “đi vay để
cho vay” tập trung mọi nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi hay tích lũy của công
chúng và của các tổ chức kinh tế để làm cầu nối dẫn vốn đến các đối tượng
tạm thời thiếu hụt vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư tài sản… đồng thời
mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng tuy có thể thu lợi từ vai trò làm
cầu nối giữa hai bên dư thừa và thiếu hụt vốn tạm thời nhưng song hành là
những rủi ro tiềm ẩn (rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành, rủi ro thanh khoản, rủi
ro lãi suất…). Một tron những vấn đề mà các nhà quản trị ngân hàng phải đau
đầu chính là làm sao để hạ thấp được tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng? Các nhà
quản trị cần phải có những thông tin cụ thể và chính xác về tình hình từng
nhóm nợ trong từng giai đoạn để từ đó có thể đo lường được những tổn thất nợ
xấu mang lại. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp tối ưu phòng tránh cũng
như giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn.
Mặt khác, qua việc phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng giúp cho
ngân hàng tìm ra các biện pháp sát thực tế để có thể hạ thấp tỷ lệ nợ xấu, nâng
cao chất lượng tín dụng và nó còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự
đoán, dự báo xu thế phát triển của ngân hàng. Để từ đó các nhà quản trị sẽ đưa
ra những quyết định kinh doanh hiệu quả cho cả ngân hàng và khách hàng.
Một số nghiên cứu trước đó về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được triển khai trước đó. Đề tài “Phân tích
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện
Châu Thành A” do Lê Thiện Phúc thực hiện đã phân tích, đánh giá hoạt động
1
tín dụng và đưa ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng của
ngân hàng trong thời gian tới. Đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng trung dài
hạn đối với hộ nông dân ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Tân Thạnh” do Nguyễn Ngọc Sinh thực hiện với mục tiêu nghiên cứu
của đề tài này là nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của
ngân hàng đối với hộ nông dân sản xuất nông nghiệp.
Các nghiên cứu trên được thực hiện từ các năm trước với đặc điểm của
nền kinh tế và thị trường tài chính có sự khác biệt rõ rệt với giai đoạn hiện tại.
Người viết quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng” làm đề tài cho
bài khóa luận tốt nghiệp trên cơ sở phân tích dữ liệu cập nhật, đưa ra các giải
pháp thiết thực hơn gắn với giai đoạn hiện nay.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng giai đoạn năm 2011-T6.2014
Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, rút ra những nguyên nhân tồn tại. Từ đó
đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc
Trăng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Sóc Trăng
Số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu của Ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng giai đoạn năm 2011-T6.2014
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng giai đoạn năm 2011-T6.2014
2
1.4 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng
Chương 3: Phân tích hiệu quả hoạt đông tín dụng tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1
Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật,
trong đó người đi vay phải trả cho người vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất
định. Quan hệ này được thể hiện qua ba đặc điểm cơ bản như sau:
-
Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang
người khác.
-
Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời
-
Khi hoàn lại giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một
lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức
2.1.2
Vai trò của tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng góp phần quan
trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì vậy tín dụng có các vai trò
chủ yếu sau:
-
Đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì sản xuất được liên tục
-
Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất
-
Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế phát triển
-
Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
2.1.3
Chức năng của tín dụng
Chức năng phân phối lại tài nguyên
Tín dụng là sự chuyển nhượng từ chủ thể này sang chủ thể khác, thông
qa sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện
ở chỗ: Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua
tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay. Ngược lại,
người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên
phân phối lại.
Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất:
Nhờ tín dụng mà quá trình lưu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị
nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung được thể hiện một cách bình
thường và liên tục.
4
2.1.4
Phân loại tín dụng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng được xác
định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách
hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các ngân hàng thương mại. Tín
dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn
lưu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60
tháng dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ
thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên
được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có
quy mô lớn.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn
lưu động như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất.
- Tín dụng cố định: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn cố
định, loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài
hạn. Tín dụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ cho việc đầu tư mua
sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng
các xí nghiệp và công trình mới.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp cho
các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng.
2.1.5
Rủi ro tín dụng
2.1.5.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một nhóm khách hàng không thực hiện được
nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng. Hay nói cách khác rủi ro tín
dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do
nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho
ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến
hoạt động và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản.
5
2.1.5.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có thể được phân loại theo nhiều cách tùy mô hình hoạt
động và tiêu thức phân loại của mỗi ngân hàng:
- Phân loại theo đối tượng vay: Rủi ro khách hàng cá thể, rủi ro công ty,
rủi ro quốc gia.
- Phân loại theo sản phẩm: Rủi ro sản phẩm nội bảng (cho vay, thấu chi,
chiết khấu), rủi ro các sản phẩm ngoại bảng trong tài trợ thương mại (trong
thanh toán L/C, bảo lãnh…)
- Phân loại theo giai đoạn phát sinh rủi ro: Rủi ro phát sinh trong giai
đoạn thẩm đinh, rủi ro phát sinh trong giai đoạn giải ngân và rủi ro phát sinh
trong giai đoạn quản lý khoản vay của khách hàng.
2.1.5.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn
Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ
trả nợ, vốn bị ứ đọng khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các
khoản lãi chưa thu hồi ngày càng gia tăng… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này là:
- Đối với khách hàng cá nhân: Thu nhập không ổn định, bị sa thải, thất
nghiệp, bị tai nạn lao động, hỏa hoạn, lũ lụt, hoàn cảnh gia đình khó khăn, sử
dụng vốn sai mục đích, thiếu năng lực pháp lý.
- Đối với khách hàng doanh nghiệp: Năng lực chuyên môn và uy tín của
người lãnh đạo đơn vị giảm thấp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp bị
giảm do lỗ trong kinh doanh. Sử dụng vốn sai mục đích, những tai nạn bất
ngờ: hỏa hoạn, động đất, công nhân đình công, chiến tranh…
Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
-
Vi phạm các nguyên tắc tín dụng của ngân hàng
-
Phân tích, đánh giá sai khách hàng
-
Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố không chính xác.
Nguyên nhân khách quan:
-
Tình hình trong nước:
o Khi nền kinh tế bị suy thoái thường xuất hiện những doanh nghiệp thua
lỗ và phá sản từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không trả được sẽ làm
6
cho nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng và tác động sâu sắc đến
tình hình kinh tế xã hội của quốc gia.
o Khi nền kinh tế có lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn
đến rủi ro tín dụng vì người gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị
mất giá khi gửi trong ngân hàng. Trong khi người đi vay thì muốn gia tăng
nhu cầu vay vốn và tìm cách kéo dài thời gian đi vay. Điều này sẽ gây ảnh
hưởng không nhỏ đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, làm cho những
khoản đầu tư của ngân hàng không hiệu quả và có thể dẫn đến nguy cơ ngân
hàng bị phá sản.
- Tình hình thế giới: Trong quá trình hội nhập kinh tế như hiện nay, mỗi
quốc gia là một tế bào của kinh tế thế giới. Hoạt động kinh tế của nước này có
tác động và ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước khác. Sự xuất hiện các khu
vực kinh tế và các khu mậu dịch tự do như NAFTA, AFTA… cho thấy rõ hơn
sự ảnh hưởng của các nước trong khu vực cũng như thế giới đối với các nước
thành viên. Chính vì vậy, khi có sự biến động về kinh tế, chính trị, quân sự xảy
ra ở bất kỳ nước nào sẽ ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới, sẽ dẫn đến
biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến ngân hàng.
Nguyên nhân liên quan đến đảm bảo tín dụng
Đảm bảo đối nhân: Nếu người bảo lãnh gặp phải tình huống không may
dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng thực hiện cam kết của mình.
Đảm bảo đối vật: Rủi ro tín dụng xảy ra khi đánh giá tài sản thế chấp hay
cầm cố không chính xác.
- Tài sản thế chấp, cầm cố không tiêu thụ được
- Tài sản thế chấp, cầm cố không thực hiện được đầy đủ quyền sở hữu
hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật
- Tài sản thế chấp, cầm cố bị hỏa hoạn hay thiệt hại do các nguyên nhân
khách quan.
2.1.5.4 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
- Đối với ngân hàng: Rủi ro tín dụng tác động trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh của ngân hàng như: Ngân hàng thiếu vốn chi trả cho khách hàng,
lợi nhuận ngân hàng càng giảm đi đến thua lỗ và mất khả năng thanh toán cuối
cùng ngân hàng đi vào con đường phá sản
- Đối với kinh tế xã hội: Hoạt động ngân hàng liên quan đến toàn bộ xã
hội, nền kinh tế, đến tất cả các đơn vị nhỏ, vừa và kể cả những doanh nghiệp
lớn khác. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân
7
hàng, sự phá sản này có khả năng phát triển lây lan đến các ngân hàng khác,
tạo cho dân chúng tâm lý sợ hãi sẽ đua nhau rút tiền trước thời hạn. Điều đó có
thể làm đổ vỡ cả hệ thống tiền tệ của khu vực khi đó nền kinh tế sẽ đi vào
khủng hoảng.
2.1.6
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tín dụng của ngân hàng
2.1.6.1 Các chỉ tiêu về tình hình tín dụng
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, bao gồm vốn đã thu
hồi hay chưa thu hồi. Doanh số cho vay thể hiện được quy mô hoạt động tín
dụng của ngân hàng và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định.
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định dư nợ ngân hàng sẽ so sánh
giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn trả nợ mà khách hàng
không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển tài
khoản dư nợ sản tài khoản nợ xấu.
2.1.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng
Chỉ tiêu huy động vốn trên tổng nguồn vốn
Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với
ngân hàng thương mại nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân
hàng càng lớn
Vốn huy động
x 100
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn =
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn =
x 100
Tổng nguồn vốn
Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ tập trung nguồn vốn của ngân hàng vào
hoạt động tín dụng. Tỷ lệ này càng cao thì kết luận ngân hàng tập trung vốn tốt
cho hoạt động tín dụng.
8
Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động trong
hoạt động tín dụng. Giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của
ngân hàng với nguồn vốn huy động.
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ/Vốn huy động =
x 100
Nguồn vốn huy động
Nợ xấu trên tổng dư nợ
Nợ xấu
x 100
Nợ xấu/Tổng duy nợ =
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, chỉ số này
càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao.
Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
x 100
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu nợ của ngân hàng. Chỉ số này càng
cao phản ánh hoạt động thu nợ của ngân hàng càng có hiệu quả, đồng thời thể
hiện ý thức trả nợ của người vay cao, đồng vốn cho vay được sử dụng đúng
mục đích và có hiệu quả.
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng
quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân
chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
x 100
Dư nợ bình quân
Trong đó dư nợ bình quân bằng trung bình cộng dư nợ tại một số thời
điểm được chọn.
9
Thu nhập lãi/ Chi phí lãi
Chỉ tiêu này cho thấy số tiền lãi thu được so với chi phí lãi bỏ ra cho hoạt
động tín dụng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng
tốt các khoản chi phí lãi trong hoạt động tín dụng để mang lại thu nhập.
Thu nhập lãi
x 100
Thu nhập lãi/Chi phí lãi =
Chi phí lãi
Thu nhập lãi/Tổng thu nhập
Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng trong
tổng thu nhập của ngân hàng. Từ đó thấy được vai trò của hoạt động cho vay
trong việc tạo ra thu nhập cho ngân hàng.
Thu nhập lãi
x 100
Thu nhập lãi/Tổng thu nhập =
Tổng thu nhập
Lợi nhuận ròng/Tổng thu nhập
Chỉ số này cho biết hiệu quả một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu
quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Cụ thể chỉ số này cao chứng tỏ ngân
hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập
của ngân hàng
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng/Tổng thu nhập =
x 100
Thu nhập
Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản
Chỉ số này cho thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc
tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, chỉ số này giúp cho nhà phân tích
xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản, chỉ số này lớn chứng tỏ
hiệu quả của ngân hàng tốt tuy nhiên quá lớn sẽ dẫn đến rủi ro cao.
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản =
x 100
Tổng tài sản
10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Sóc Trăng về kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm (2011-2013),
doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ xấu và định hướng phát
triển của ngân hàng trong giai đoạn tới. Ngoài ra số liệu còn được thu thập từ
các giáo trình, các bài nghiên cứu trên sách báo, thông tin internet, tạp chí có
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.1.7
Phương pháp phân tích số liệu
-
Phương pháp tỷ trọng: nghiên cứu kết cấu của những chỉ tiêu phân tích.
-
Phương pháp so sánh:
o Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữ trị
số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng
để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến
động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề
ra biện pháp khắc phục.
o Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa
trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này
dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào
đó nhằm so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh
tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp
khắc phục.
11
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
-
Tên gọi trong giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Sóc Trăng.
-
Tên viết tắt: NHNo & PTNT Sóc Trăng.
-
Tên gọi trong giao dịch quốc tế: Agribank Soc Trăng.
-
Trụ sở chính: số 20B Trần Hưng Đạo, Phường 2, Thành phố Sóc Trăng,
Tỉnh Sóc Trăng.
Chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng được thành lập theo Quyết định số
30/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1992,
trên cơ sở nhận bàn giao 6 chi nhánh NHNo & PTNT huyện của Chi nhánh NHNo
& PTNT Hậu Giang cũ nay thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng, bao gồm các Chi nhánh:
Kế Sách, Mỹ Tú, Long Phú, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên và Thạnh Trị.
Thực hiện định hướng của NHNo & PTNT Việt Nam về mở rộng mạng
lưới hoạt động ở những nơi có môi trường kinh doanh, trước hết là ưu tiên các
vùng dân cư ở tập trung, các cụm kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn nông thôn.
Trong thời gian ngắn NHNo & PTNT Sóc Trăng đã mở thêm các chi nhánh
trực thuộc tỉnh. Việc mở thêm mạng lưới chi nhánh chân rết ở địa bàn nông
thôn đã mang lại những lợi ích thiết thực không chỉ đối với bản thân Ngân
hàng mà đặc biệt người được hưởng lợi nhiều nhất là bà con nông dân - những
khách hàng cần sự hỗ trợ vốn cùng các dịch vụ ngân hàng khác kịp thời và
hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó NHNo & PTNT Sóc Trăng không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ. Do vậy, từ 1996 mặc dù các tổ chức tín dụng lần lượt
mở ra nhưng NHNo & PTNT Sóc Trăng vẫn chiếm thị phần cao nhất. Từ năm
1997 đến nay, nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của NHNo & PTNT Sóc
Trăng luôn giữ tỷ trọng trên 50% so tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho
vay của các Ngân hàng thương mại và các Quỹ tín dụng trên địa bàn.
Hiện nay với mạng lưới Chi nhánh rộng khắp toàn tỉnh (bao gồm Hội sở
và 19 Chi nhánh, PGD trực thuộc) cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo
bài bản, chuyên nghiệp và hệ thống máy móc ngân hàng hiện đại NHNo &
PTNT tỉnh Sóc Trăng sẽ phục vụ tốt nhất các nhu cầu đa dạng của khách hàng.
12
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Giám đốc
Phó Giám
đốc phụ trách
Phòng
Tín
dụng
Phòng
Kinh
doanh
ngoại
hối
Phó Giám
đốc phụ trách
Phòng
Thẩm
định
Phòng
Kế
toán
tổng
hợp
Phòng
Hành
chính
nhân
sự
Phòng
Kiểm
tra
kiểm
soát
nội bộ
Phó Giám
đốc phụ trách
Phòng
Điện
toán
Phòng
Dịch
vụ &
Marke
- ting
Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự NHNo & PTNT Sóc Trăng
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sóc Trăng
Chức năng của từng bộ phận:
Giám đốc: Lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, đề ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh
cũng như xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị, tổ chức hạch toán kinh tế, phân
phối tiền lương, thưởng và phúc lợi… đến người lao động theo kết quả kinh
doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quy định khác của ngân hàng.
Có thể nói Giám đốc là đầu não quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, đồng
thời chịu trách nhiệm về mọi hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình.
Phó giám đốc:
o Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt
(theo văn bản ủy quyền của Giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám
đốc có mặt tại đơn vị.
o Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp
vụ của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ Thủ trưởng.
o Giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đôn đốc việc thực
hiện đúng quy chế đã đề ra.
13
Phòng
Kế
toán
Phòng Tín dụng:
o Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng
làm hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám đốc ký Hợp đồng tín dụng.
o Kiểm tra và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phương pháp cấp
tín dụng.
o Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm
tra tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Phòng Kế toán - Ngân quỹ:
Kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảo vận động vốn
đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao, có trách nhiệm theo dõi những tài
khoản phát sinh từ hoạt động hàng ngày chủ yếu là về nghiệp vụ thanh toán
kinh doanh trong và ngoài ngân hàng.
Phòng thẩm định:
o Thu thập, quản lý, cung câp những thông tin phục vụ cho việc thẩm
định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
o Thẩm định các khoản cho vay theo quy định và thẩm định các món cho vay
vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh, Phòng giao dịch phụ thuộc.
o Thẩm định các món cho vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc NHNo &
PTNT tỉnh, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT Việt Nam theo phân cấp ủy quyền.
o Phối hợp các phòng nghiệp vụ khác phân loại nợ, trích lập dự phòng, phân
tích nợ xấu, xác định nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Phòng Kinh doanh Ngoại hối:
o Khai thác, huy động các nguồn ngoại tệ, phát hành các chứng từ có giá.
o Kinh doanh ngoại tệ (thu hồi, mua bán ngoại tệ,…)
o Thực hiện tín dụng (cho vay, bão lãnh các thành phần kinh tế, các doanh
nghiệp, bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn)
o Thực hiện các dịch vụ: chi trả kiều hối, tư vấn, ngân quỹ, đại lý mua bán
chứng khoán,…
Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ:
Kiểm tra kiểm toán nội bộ bao gồm các công việc sau: kiểm tra kiểm
toán nội bộ tuyến cơ sở, giải quyết đơn thư có liên quan đến nội bộ. Giải quyết
tranh chấp giữa nội ngành với khách hàng và các ngành, các địa phương. Quản
lý và xử lý công việc các dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổ xây dựng cơ
14
bản, phụ trách tuyến cơ sở gồm các chi nhánh Long Phú, Ngã Năm, Cù Lao
Dung, Trần Đề.
Phòng Hành chính Nhân sự:
Không có chức năng kinh doanh nhưng lại có trách nhiệm quản lý về mặt
nhân sự và các công việc khác như: bảo vệ, văn thư, đánh máy,…
Phòng Dịch vụ & Marketing:
o Hoạch định chiến lược tiếp thị của ngân hàng.
o Thiết lập ngân sách Marketing, trình Ban lãnh đạo duyệt.
o Hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng.
o Xác định các yêu cầu của khách hàng và đáp ứng các yêu cầu này, đồng
thời đảm bảo toàn bộ tổ chức nhận thức các yêu cầu mới của khách hàng về
sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Phòng Điện toán:
o Quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả thông tin theo
đúng định hướng, mục đích, chức năng hoạt động của ngân hàng.
o
Quảng bá thông tin về ngân hàng trên mạng Internet.
o Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiểu theo hướng hiện đại. Cập
nhật thông tin thường xuyên, tổ chức giới thiệu thông tin mới, thông tin chuyên đề.
o Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và phương
tiện, thiết bị được ngân hàng giao.
Phòng Kế hoạch tổng hợp:
Lập kế hoạch kinh doanh toàn chi nhánh, tham mưu cho Giám đốc về
chiến lược và định hướng kinh doanh.
3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Nhận tiền gửi vào tài khoản, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng
Việt Nam và ngoại tệ.
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Sản phẩm tiền vay: Ngân hàng cấp tín dụng dưới nhiều hình thức
đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho khách hàng.
o Theo thời hạn vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng
Việt Nam và ngoại tệ.
o Theo phương thức cho vay:
15
Cho vay từng lần
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo dự án đầu tư
Cho vay hợp vốn
Cho vay trả góp
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Cho vay theo hạn mức thấu chi
Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm; phù hợp
với điều kiện hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam và đặc
điểm của khách hàng vay.
Nghiệp vụ bảo lãnh: Bảo lãnh là một trong những dịch vụ mà
NHNo & PTNT Việt Nam đã thực hiện nhiều năm và ngày càng khẳng định
chất lượng và uy tín đối với khách hàng
o Bảo lãnh vay vốn: Bảo lãnh vay vốn trong nước và bảo lãnh vay
vốn nước ngoài.
o Bảo lãnh thanh toán.
o Bảo lãnh dự thầu.
o Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
o Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.
o Bảo lãnh hoàn thanh toán.
o Bảo lãnh bảo hành.
o Bảo lãnh bảo dưỡng.
o Các loại bảo lãnh khác.
Dịch vụ thẻ ATM: Thẻ ghi nợ nội địa (Success card), Thẻ quốc tế
(Visa card)… và dịch vụ chấp nhận thẻ qua POS/EDC tại tất cả các điểm giao
dịch NHNo & PTNT và các đơn vị chấp nhận thẻ như: cửa hàng, siêu thị, nhà
hàng, khách sạn, đại lý bán vé máy bay...
Thanh toán quốc tế: NHNo & PTNT Sóc Trăng cung cấp cho khách
hàng các dịch vụ thanh toán quốc tế như: mở L/C nhập khẩu, tiếp nhận và
kiểm tra L/C xuất khẩu...
16
Mobile Banking: Với chùm dịch vụ Mobile Banking: ATranfer,
SMS Banking, VnTopup sẽ giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng
trên điện thoại một cách tiện lợi nhất.
Dịch vụ Internet Banking: cung cấp cho khách hàng các tiện ích như
truy vấn số dư tài khoản (tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền vay, thông tin thẻ tín
dụng, lãi suất, tỷ giá và các thông tin khác do NHNo & PTNT Sóc trăng cung cấp);
thanh toán hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ với nhà cung cấp có liên kết với NHNo
& PTNT Sóc trăng; chuyển khoản, chuyển tiền trong hệ thống NHNo & PTNT và
các dịch vụ khác: các dịch vụ Internet Banking khác mà NHNo & PTNT Sóc trăng
cung cấp từng thời kỳ
Dịch vụ chuyển tiền: NHNo & PTNT Sóc Trăng cung cấp dịch vụ
chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài, chuyển tiền từ nước ngoài về,..
Chứng khoán: NHNo & PTNT Sóc Trăng là đại lý nhận lệnh của công
ty chứng khoán NHNo & PTNT Việt Nam (Agriseco).
Kinh doanh vàng, trang sức: NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng là đại
lý của Công ty Vàng bạc đá quý Thành Phố Hồ Chí Minh - chuyên kinh doanh
vàng miếng "AAA" và các loại vàng trang sức với mẫu mã được thiết kế sang
trọng, cao cấp, hợp thời trang.
3.4 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Để có thể có cái nhìn tổng quát về hoạt động của NHNo & PTNT Sóc
Trăng trong những năm qua, căn cứ vào các số liệu về tình hình hoạt động
kinh doanh của ngân hàng giai đoạn năm 2011-2014, ta theo dõi các biến động
trong những năm qua thông qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
So sánh năm
2012/2011
So sánh năm
2013/2012
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Doanh thu
1.232.275
1.625.765
1.651.289
393.490
31,93
25.524
1,57
2. Chi phí
1.103.789
1.468.805
1.471.570
365.016
33,07
2.765
0,19
3. Lợi nhuận
128.486
156.960
179.719
28.474
22,16
22.759
14,5
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
17
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn T6.2013-T6.2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
T6.2013
T6.2014
So sánh
T6.2013/T6.2014
Số tiền
%
1. Doanh thu
990.773
1.138.036
147.262
14,86
2. Chi phí
897.658
1.042.852
145.194
16,17
3. Lợi nhuận
93.116
95.184
2.068
2,22
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động của ngân hàng không
ngừng tăng trưởng qua các năm. Lợi nhuận năm 2012 là 156.960 triệu đồng –
tăng 22,16% so với năm 2011 (28.474 triệu đồng). Năm 2013, lợi nhuận của
ngân hàng đạt 179.719 triệu đồng – tăng lên 14,5% tương đương số tiền
22.759 triệu đồng so với năm 2012. Tại T6.2014, lợi nhuận của ngân hàng đạt
95.184 triệu đồng – tăng lên 2,22% tương đương số tiền 2.068 triệu đồng so
với T6.2013. Cụ thể:
Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng lên từ 1.232.275 triệu đồng
đến 1.625.765 triệu đồng – tăng 31.93% tương đương với 393.490 triệu đồng.
Năm 2013 doanh thu đạt 1.651.289 triệu đồng – tăng 1,57% so với năm 2012.
T6.2014 doanh thu đạt 1.138.036 triệu đồng – tăng 14,86% so với T6.2013.
Nguyên nhân là do trong những năm qua ngân hàng đã mở rộng mạng lưới,
không ngừng đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng cũng như tổ chức các hoạt động
ưu đãi, tặng quà, rút thăm trúng thưởng, … thu hút ngày càng nhiều khách
hàng. Điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn này đang
trên đà phát triển ổn định. Tuy nhiên để đánh giá hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thì doanh thu tăng vẫn chưa đủ để đưa ra kết luận.
Song song với doanh thu thì chi phí cũng tăng đều qua các năm, tổng chi
phí của ngân hàng năm 2012 là 1.468.805 triệu đồng – tăng 33,07% tương
đương 365.016 triệu đồng so với năm 2011. Tại năm 2013, chi phí tiếp tục
tăng lên 1.471.570 triệu đồng- tăng 0,19% tương đương 2.765 triệu đồng. Chi
phí của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 16,17% so với cùng kỳ
năm trước. Chi phí này bao gồm chi phí trả lãi cho khách hàng về các khoản
trả tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, trả lãi
vốn vay..., chi phí quản lý và các khoản chi phí khác: phí công tác cho nhân
viên, chi điện nước hoạt động... Trong đó nguồn chi chủ yếu tại ngân hàng là
chi trả lãi cho việc sử dụng vốn huy động và vốn vay. Nguyên nhân là do ngân
18
hàng có nhu cầu lớn về huy động vốn dài hạn nhưng thị trường tiền tệ chưa ổn
định, người gửi tiền ít gửi kỳ hạn dài (trên 3 tháng) nên ngân hàng phải ấn
định lãi suất huy động ở mức cao để tăng khả năng huy động vốn. Việc ngân
hàng tăng cường huy động vốn ngày càng nhiều cùng với các hoạt động
khuyến mãi nên khoản chi phí này tăng lên, bên cạnh đó việc mở rộng các sản
phẩm dịch vụ cũng góp phần làm cho chi phí tăng.
19
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG
4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động với phương thức “đi vay
để cho vay” do vậy nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ thiết yếu của
ngân hàng. Thiếu vốn, ngân hàng không thể đáp ứng được các nhu cầu vay
của khách hàng, điều đó làm cho hoạt động của ngân hàng bị trì trệ, làm giảm
lợi nhuận và làm chậm sự phát triển của ngân hàng. Trong đó, vốn huy động
tại chỗ luôn là một yếu tố góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng vì lãi
suất vốn huy động tại chỗ bao giờ cũng nhỏ hơn lãi suất tái cấp vốn của ngân
hàng cấp trên. Do đó trong những năm vừa qua, NHNo & PTNT Sóc Trăng đã
luôn chú trọng và tập trung phấn đấu nhằm có thể huy động được tối đa nguồn
vốn nhàn rỗi tại địa phương để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế
và giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động đầu tư, cấp tín dụng của
ngân hàng.
Tiền gửi kho bạc: là tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng.
Nhóm tiền gửi này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của ngân
hàng (2,03% năm 2011) và giảm dần qua các năm, đến năm 2013 chỉ còn
1,04% trong tổng vốn huy động. Về số tiền, trong năm 2012 nhóm tiền gửi
này là 149.398 triệu đồng – giảm 0,21% tương đương 321 triệu đồng so với
năm 2011 và tiếp tục giảm 27,9% ở năm 2013 tương đương 41.678 triệu đồng.
Tại thời điểm T6.2014 nhóm tiền gửi này là 113.606 triệu đồng, giảm 25,26%
so với cùng kỳ năm trước. Tiền gửi của kho bạc giảm dần qua các năm là do
trong những năm gần đây ngân hàng thực hiện chuyển tiền gửi của kho bạc về
ngân hàng Nhà nước.
Tiền gửi dân cư: là tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình bao gồm các
khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi cá nhân. Đây là nguồn vốn huy động chủ
yếu thứ hai của ngân hàng (sau vốn điều chuyển), chiếm tỷ trọng cao trong
tổng vốn huy động và có chiều hướng tăng dần, cụ thể là năm 2012 nhóm tiền
gửi này chiếm 39,46%, đến năm 2013 chiếm 38,52%. Năm 2011 ngân hàng
huy động tiền gửi dân cư được 2.970.820 triệu đồng. Năm 2012 nguồn vốn
này là 3.426.372 triệu đồng – tăng 15,33% tương đương 455.552 triệu đồng so
với năm 2011. Tại năm 2013 tiền gửi cư dân tiếp tục tăng lên 3.978.068 triệu
đồng, tăng 16,10% so với năm 2012. Tại thời điểm T6.2014 nhóm tiền gửi này
là 4.079.099 triệu đồng, tăng 14,51% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân
20
là do người dân đã có ý thức đối với lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng;
lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nên đã thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng.
Tiền gửi TCTD: là tiền gửi của các TCTD khác nhằm mục đích đảm bảo
nhu cầu chuyển tiền dịch vụ, thanh toán liên ngân hàng... chiếm tỷ trọng rất
nhỏ trong tổng vốn huy động, chỉ tiêu này đã giảm qua các năm. Trong năm
2012, ngân hàng huy động được 9.864 triệu đồng từ các TCTD – giảm 0,97%
tương đương 96 triệu đồng so với năm 2011. Sang đến năm 2013, tiền gửi
TCTD tiếp tục giảm mạnh 3,57% so với năm 2012 tương đương 349 triệu
đồng. Tại thời điểm T6.2014 nhóm tiền gửi này là 21.971 triệu đồng, tăng
12,75% so với cùng kỳ năm trước cho thấy các hoạt động thanh toán, chuyển
tiền giữa các tổ chức tín dụng có sự biến động mạnh mẽ.
Tiền gửi tổ chức khác: ngoài tiền gửi kho bạc, tiền gửi cá nhân, tiền
gửi tổ chức tín dụng NH còn huy động được lượng vốn lớn từ các tổ chức
khác. Đây cũng là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn của ngân hàng tuy
nhiên có xu hướng giảm, năm 2011 nhóm tiền gửi này chiếm 7,15% trong
tổng nguồn vốn huy động, giảm còn 5,39% năm 2012 và còn 5,27% vào năm
2013. Về số tiền, trong những năm qua, chỉ tiêu này tăng giảm không ổn định.
Năm 2011 là 526.752 triệu đồng. Đến năm 2012 giảm còn 467.580 triệu đồng
– giảm 11,23% tương đương 59.172 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm
2011 vừa qua cuộc khủng hoảng nhiều doanh nghiệp ồ ạt ra đời, chủ doanh
nghiệp còn non trẻ chưa có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh dẫn đến
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, năng suất hoạt động giảm, hàng hóa tiêu thụ
chậm. Do đó nguồn thu hàng ngày của doanh nghiệp cũng ít đi tiền gửi thanh
toán vào NH cũng giảm theo. Năm 2013, tiền gửi các tổ chức khác lại tăng lên
544.423 triệu đồng- tăng 16,43% tương đương 76.843 triệu đồng so với năm
2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các tổ chức khác gửi tiền vào
NH chủ yếu là những khoản tiền không kì hạn nhằm để thanh toán cho các đối
tác giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt
là trong năm 2013, mô hình kinh doanh qua mạng Internet phát triển mạnh,
nhu cầu thanh toán qua NH cũng tăng cao, từ đó thu hút được lượng vốn lớn
từ những đối tượng trên. Tại thời điểm T6.2014 nhóm tiền gửi này là
1.144.098 triệu đồng, tiếp tục xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước.
Vốn điều chuyển: là nguồn tiền được chi nhánh lấy từ hội sở chính để
phục vụ các hoạt động sử dụng vốn của đơn vị (cho vay…) khi nguồn tiền huy
động từ chi nhánh không đủ. Đây là nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân
hàng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động và có chiều hướng tăng dần,
cụ thể là năm 2012 nguồn tiền này chiếm 53,32%, đến năm 2013 chiếm
55,07%. Năm 2011 ngân hàng tiếp nhận điều chuyển 3.705.025 triệu đồng.
21
Năm 2012 nguồn vốn này là 4.629.035 triệu đồng – tăng 0,25% tương đương
924.011 triệu đồng so với năm 2011. Tại năm 2013 chi nhánh tiếp tục nhận
vốn điều chuyển tăng lên 1.058.645 triệu đồng, tăng 0,23% so với năm 2012.
Tại thời điểm T6.2014 nguồn tiền này là 7.021.502 triệu đồng, tăng 320.031
triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung nguồn vốn huy động tại ngân hàng tăng trưởng ổn định dù
vẫn có chỉ tiêu giảm nhưng không đáng kể. Năm 2012 tăng 17,93% so với
2011. Đến năm 2013 tăng 18,95% so với năm 2012. Tính đến T6.2014 tổng
nguồn vốn huy động là 12.380.276 triệu đồng tăng 6,97% so với cùng kỳ năm
trước. Số liệu cho thấy công tác mở rộng huy động vốn của ngân hàng đã thực
sự có hiệu quả, góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
22
Bảng 4.1: Tình hình vốn huy động giai đoạn năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
2011
Chỉ tiêu
2012
So sánh năm
2012/2011
2013
So sánh năm
2013/2012
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tiền gửi kho bạc
149.719
2,03
149.398
1,72
107.720
1,04
-321
-0,21
-41.678
-27,9
2. Tiền gửi dân cư
2.970.820
40,35
3.426.372
39,46
3.978.068
38,52
455.552
15,33
551.696
16,1
3. Tiền gửi TCTD
9.864
0,13
9.768
0,11
9.419
0,09
-96
-0,97
-349
-3,57
4. Tiền gửi TC khác
526.752
7,15
467.580
5,39
544.423
5,27
-59.172
-11,23
76.843
16,43
5. Vốn điều chuyển
3.705.025
50,33
4.629.035
53,32
5.687.680
55,07
924.011
24,94
1.058.645
22,87
Tổng cộng
7.362.180
100
8.682.153
100
10.327.310
100
1.319.974
17,93
1.645.157
18,95
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
23
Bảng 4.2: Tình hình vốn huy động giai đoạn T6.2013-T6.2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
T6.2013
T6.2014
So sánh T6.2013/T6.2014
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
%
1. Tiền gửi kho bạc
151.994
1,31
113.606
0,92
-38.388
-25,26
2. Tiền gửi dân cư
3.562.123
30,78
4.079.099
32,95
516.976
14,51
3. Tiền gửi TCTD
19.486
0,17
21.971
0,18
2.485
12,75
4. Tiền gửi TC khác
1.138.009
9,83
1.144.098
9,24
6.090
0,54
5. Vốn điều chuyển
6.701.470
57,91
7.021.502
56,72
320.031
4,78
Tổng cộng
11.573.082
100
12.380.276
100
807.193
6,97
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
24
Có được kết quả này là do ngân hàng đã ưu tiên phát triển nguồn vốn
huy động cùng với các chính sách như: đa dạng các sản phẩm huy động (sản
phẩm "Đầu tư tự động - Lợi ích tự động", khách hàng tiết kiệm được thời gian
giao dịch, sử dụng có hiệu quả Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nhưng vẫn đảm
bảo tính linh hoạt vốn Tiền gửi thanh toán. Sản phẩm được dành cho các tổ chức
kinh tế, có tài khoản tiền gửi thanh toán tại hệ thống NHNo & PTNT và đăng ký
mở, sử dụng tài khoản Đầu tư tự động - Lợi ích tự động, ngoài ra ngân hàng còn
huy động vốn với nhiều mức kỳ hạn và các mức lãi suất khác nhau…), miễn phí
phát hành thẻ ATM, tổ chức các hoạt động, tặng quà, tổ chức các chương trình
tiết kiệm dự thưởng... phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của khách hàng, đồng thời
phổ biến tên tuổi, sản phẩm - dịch vụ của ngân hàng ngày càng rộng rãi, nâng
cao uy tín và thương hiệu của ngân hàng. Từ đó giúp thu hút được nguồn vốn
khá lớn phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
4.2 TÌNH HÌNH CHO VAY
4.2.1
Tổng quan hoạt động tín dụng
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động với phương thức “đi vay để cho
vay” do vậy nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ thiết yếu của ngân hàng. Thiếu
vốn, ngân hàng không thể đáp ứng được các nhu cầu vay của khách hàng, điều đó làm
cho hoạt động của ngân hàng bị trì trệ, làm giảm lợi nhuận và làm chậm sự
Bảng 4.3: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT Sóc Trăng giai đoạn năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
2011
Chỉ tiêu
Số tiền
2012
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
2013
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
1. Doanh số cho vay
13.571.358
100
16.211.626
100
13.603.997
100
Ngắn hạn
12.909.076
95,12
15.185.430
93,67
12.961.888
95,28
662.282
4,88
1.026.196
6,33
642.109
4,72
2. Doanh số thu nợ
12.437.671
100
14.909.770
100
11.979.598
100
Ngắn hạn
11.754.844
94,51
13.991.328
93,84
11.551.926
96,43
682.828
5,49
918.442
6,16
427.672
3,57
3. Tổng dư nợ
7.289.532
100
8.591.388
100
10.215.787
100
Ngắn hạn
6.267.540
85,98
7.461.642
86,85
8.871.604
86,84
Trung & dài hạn
1.021.992
14,02
1.129.746
13,15
1.344.184
13,16
Trung & dài hạn
Trung & dài hạn
25
4.Tổng nợ xấu
104.488
100
93.199
100
60.118
100
Ngắn hạn
69.962
66,96
79.856
85,68
46.867
77.96
Trung & dài hạn
34.525
33,04
13.343
14,32
13.252
22,04
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
Bảng 4.4: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT Sóc Trăng giai đoạn
T6.2013-T6.2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
T6.2013
Chỉ tiêu
Số tiền
T6.2014
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
1. Doanh số cho vay
7.686.258
100
7.916.846
100
Ngắn hạn
7.408.016
96,38
7.419.668
96,38
278.243
3,62
497.178
3,62
2. Doanh số thu nợ
6.648.677
100
7.513.005
100
Ngắn hạn
5.912.668
88,93
6.298.152
88,93
736.009
11,07
1.214.853
11,07
3. Tổng dư nợ
11.441.681
100
12.242.599
100
Ngắn hạn
10.210.557
89,24
11.013.442
89,96
Trung & dài hạn
1.231.125
10,76
1.229.157
10,04
4.Tổng nợ xấu
60.779
100
62.603
100
Ngắn hạn
48.873
80,41
54.859
87,63
Trung & dài hạn
11.907
19,59
7.744
12,37
Trung & dài hạn
Trung & dài hạn
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
Trong những năm gần đây, NHNo & PTNT Sóc Trăng đã không ngừng
đổi mới để hòa nhập với nền kinh tế và tăng trưởng tín dụng ở mọi lĩnh vực và
thành phần kinh tế. Trước khi tìm hiểu về tình hình tín dụng ngắn hạn của ngân
hàng ta sơ lược qua cơ cấu cho vay ngắn hạn trong tổng cho vay của ngân hàng
trong những năm qua. Thông qua bảng số liệu ta thấy:
Doanh số cho vay: doanh số cho vay có sự biến động rõ nét qua các
năm, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể:
doanh số cho vay ngắn hạn trong giai đoạn năm 2011-T6.2014 chiếm trên 93%
tỷ trọng tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2013 là
26
12.909.076 triệu đồng giảm khá nhiều so với năm 2012 (15.185.430 triệu đồng).
Trong khi đó, doanh số cho vay trung và dài hạn có sự biến động không ổn định
và chỉ chiếm tỷ trong thấp trong tổng doanh số cho vay. Năm 2011 doanh số cho
vay trung và dài hạn chiếm 4,88%, năm 2012 tăng lên 6,33%, đến năm 2013 chỉ
còn 4,72%. Nguyên nhân doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2011 còn thấp
là do tỉnh Sóc Trăng vẫn còn tập trung sản xuất nông nghiệp, đa số các doanh
nghiệp là DNVVN nên nhu cầu vay vốn chủ yếu của khách hàng là vay vốn
ngắn hạn, tuy nhiên doanh số cho vay trung và dài hạn đến năm 2012 đã tăng lên
dần và cải thiện tỷ trọng so với năm 2011, cho thấy ngân hàng đã có sự chuyển
dịch cơ cấu cho vay theo chủ trương của NHNo & PTNT Việt Nam. Tuy nhiên,
đến năm 2013 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn lại giảm sút rõ rệt. Nguyên nhân
là do tình hình kinh tế thế giới gặp khó khăn dẫn đến hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp giảm sút, thua lỗ kéo dài. Về phía ngân hàng thì cẩn trọng hơn
khi cho vay nhầm tránh nợ xấu. Đến nửa đầu T6.2014, tình trạng này được cải
thiện với sự tăng trưởng của doanh số cho vay và tín dụng trung dài hạn so với
cùng kỳ năm trước.
Doanh số thu nợ: cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ ngắn
hạn cũng giữ vai trò chủ yếu trong tổng doanh số thu nợ và tăng lên trong giai
đoạn năm 2012 – năm 2013, doanh số thu nợ năm 2012 đạt 14.909.770 triệu
đồng. Nhìn chung tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn có sự thay đổi qua các năm,
cụ thể là năm 2011 là 94,51% do năm 2011 thời tiết nắng hạn kéo dài làm cho
hơn 15% hộ sản xuất nông nghiệp và thủy sản bị thiệt hại; bên cạnh đó, doanh số thu
nợ trung và dài hạn năm 2011 giảm mạnh nên tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn
không có nhiều biến động. Năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt tỷ trọng 93,84%.
Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2012 tăng lên đáng kể (13.991.328 triệu
đồng) so với năm 2011 (11.754.844 triệu đồng). Nguyên nhân là do người dân làm ăn
có hiệu quả nên trả những khoản vay ngắn hạn làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn
tăng lên. Ngoài ra, doanh số thu nợ tăng cùng với doanh số cho vay cho thấy công tác
thẩm định tín dụng của ngân hàng tốt và người dân có ý thức trả nợ cao. Đến năm
2013, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt tỷ trọng 96,43%. Tuy nhiên, tổng doanh số thu
nợ cũng giảm xuống cùng với tổng doanh số cho vay cụ thể là giảm từ 14.909.770
triệu đồng (2012) xuống còn 11.979.598 triệu đồng (2013). Sự giảm sút trên cho thấy
một năm hoạt động kém hiệu quả của cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Trong nửa đầu
năm 2014, doanh số thu nợ được cải thiện, đặc biệt là tín dụng trung dài hạn so với
cùng kỳ năm trước.
Dư nợ: năm 2011, các đơn vị trong tỉnh hoạt động có lợi nhuận nên
ngân hàng đã thu hồi được các khoản nợ trung và dài hạn làm cho tỷ trọng dư nợ
trung và dài hạn giảm xuống (14,02%); bên cạnh đó, dư nợ ngắn hạn tăng lên
27
cùng với doanh số cho vay ngắn hạn làm cho tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng lên.
Sang năm 2012, vì ngân hàng đã có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay các ngành
kinh tế nên doanh số cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng lên, dẫn đến
dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn cũng tăng lên là điều tất yếu. Thêm vào
đó, vì cho vay ngắn hạn có chu kỳ trả nợ ngắn nên cũng góp phần làm cho dư nợ
ngắn hạn đạt tỷ trọng 86,85%. Đến năm 2013, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn vẫn duy
trì ồn định ở mức 86,84%. Về số tiền, dư nợ ngắn, trung và dài hạn tiếp tục tăng
so với năm 2011 và năm 2013. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn năm 2011 là 6.267.540
triệu đồng, năm 2012 là 7.461.642 triệu đồng và năm 2013 là 8.871.604 triệu
đồng. Về dư nợ trung và dài hạn thì năm 2011 là 1.021.992 triệu đồng, năm
2012 là 1.129.746 triệu đồng và năm 2013 là 1.344.184 triệu đồng. Tại T6.2014,
dư nợ ngắn hạn là 11.013.442 triệu đồng, dư nợ trung và dài hạn là 1.229.157
triệu đồng, tăng lên đáng kể so với dữ liệu tại thời điểm T6.2013.
Nợ xấu: nhìn chung các khoản nợ xấu đều giảm dần trong giai đoạn năm
2011-2013 cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản lý và thu hồi nợ.
Tuy nợ xấu ngắn hạn qua các năm đã giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng nợ xấu. Năm 2011 tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn là 66,96%, năm 2012
tăng lên 85,68% và đến năm 2013 là 77,96%. Sang năm 2014, nợ xấu vẫn có xu
hướng gia tăng, song tốc độ tăng thấp. Nguyên nhân là dù nền kinh tế vẫn còn
ảm đạm nhưng trong năm 2014, các chính sách kích cầu của Chính phủ (hỗ trợ
lãi suất 4% năm, miễn, giảm, giãn thuế…) đã giúp cho các ngành vượt qua
những tác động của suy thoái kinh tế, từng bước phục hồi và đẩy mạnh sản xuất,
kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh có lợi
nhuận ưu tiên thanh toán các khoản nợ xấu cho ngân hàng; bên cạnh đó, ngân
hàng đã tăng cường quản lý, thu hồi và xử lý một số khoản nợ xấu (theo yêu cầu
của Thạc sĩ Nguyễn Tấn Bửu – Giám đốc NHNo & PTNT Sóc Trăng) góp phần
làm giảm đáng kể tổng nợ xấu của ngân hàng, trong đó có cả các khoản nợ xấu
trung và dài hạn làm cho tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn tăng lên.
Nhìn chung công tác cho vay của NHNo & PTNT Sóc Trăng đã đạt
được kết quả khả quan trong giai đoạn năm 2011-T6.2014. Và ta cũng thấy rõ tín
dụng chính là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Để tiếp tục
tìm hiểu về hoạt động tín dụng của ngân hàng ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu
có liên quan.
4.2.2 Phân tích doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cấp tín dụng cho
khách hàng dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một khoảng thời
28
gian xác định thường được tính theo tháng, quý, năm. Doanh số cho vay phản
ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng.
Khi muốn đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cúa một ngân hàng thì
doanh số cho vay luôn là chỉ tiêu đầu tiên được đưa ra để phân tích vì đó là yếu
tố khởi đầu và thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng trong công tác cấp tín dụng của
ngân hàng. Để tìm hiểu rõ hơn, đề tài sẽ lần lượt phân tích chỉ tiêu này theo
thành phân kinh tế và theo ngành kinh tế.
4.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Trước hết chúng ta phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế để
xác định thành phần kinh tế nào là khách hàng chủ yếu của ngân hàng, từ đó có
những chính sách phù hợp để giữ nhóm khách hàng này cũng như có kế hoạch thu
hút các thành phần kinh tế khác đến với dịch vụ cấp tín dụng của ngân hàng.
Nhóm khách hàng vay vốn chủ yếu tại NHNo & PTNT Sóc Trăng là các
doanh nghiệp, tổ chức trong địa bàn tuy nhiên doanh số cho vay các khách hàng
cá nhân, hộ gia đình cũng không nhỏ và có xu hướng tăng qua các năm.
Nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình: Nhóm khách hàng này thường
là những hộ sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, chăn nuôi bò, thủy sản,... Doanh số
cho vay năm 2011 là 4.615.710 triệu đồng, năm 2012 là 5.424.068 triệu đồng –
tăng 17,51% tương đương 808.357 triệu đồng. Năm 2013 là 5.734.294 triệu
đồng - tăng 5,72% tương đương 310.226 triệu đồng. Doanh số cho vay 6 tháng
đầu năm 2014 là 3.864.213 triệu đồng – tăng 24,10% tương đương 750.509 triệu
đồng so với cùng kỳ năm trước. Ta thấy doanh số cho vay cá nhân, hộ gia đình
tăng dần qua các năm với tốc độ ổn định. Nguyên nhân là do người dân đã biết
xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả (mô hình xen canh tôm
– lúa, luân canh 1 vụ lúa – 1 vụ tôm,…) và áp dụng công nghệ vào sản xuất để
tăng cao lợi nhuận (nuôi tôm công nghiệp,…); bên cạnh đó, họ bắt đầu tham gia
vào kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: shop thời trang, tiệm
internet,... góp phần xây dựng diện mạo của Sóc Trăng.
29
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
2011
Thành phần kinh tế
5.424.068
4.999.255
424.813
5.734.294
5.668.893
65.401
Tỷ trọng
(%)
100
98,86
1,14
8.955.648
8.748.475
207.173
100 10.787.558
97,69 10.186.175
2,31
601.383
100
94,43
5,57
7.869.703
7.292.995
576.708
Tổng cộng
13.571.358
100 16.211.626
100 13.603.997
4.615.710
4.160.601
455.109
Tỷ trọng
(%)
100
90,14
9,86
So sánh năm
2012/2011
2013
Tỷ trọng
(%)
100
92,17
7,83
Số tiền
1. Cá nhân, hộ gia đình
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
2. Doanh nghiệp và các tổ
chức khác
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
2012
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
808.357
838.653
-30.296
17,51
20,16
-6,66
310.226
669.638
-359.412
5,72
13,39
-84,60
100
92,67
7,33
1.831.911
1.437.701
394.210
20,46
16,43
190,28
-2.917.855
-2.893.180
-24.675
-27,05
-28,40
-4,10
100
2.640.268
19,45
-2.607.629
-16,08
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
30
%
So sánh năm
2013/2012
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
T6.2013
Thành phần kinh tế
Số tiền
1. Cá nhân, hộ gia đình
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
2. Doanh nghiệp và các tổ chức khác
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
3.113.703
2.962.688
151.015
4.572.555
4.445.328
127.227
Tổng cộng
7.686.258
So sánh
T6.2013/T6.2014
T6.2014
Tỷ trọng
(%)
100
95,15
4,85
100
97,22
2,78
3.864.213
3.716.600
147.613
4.052.633
3.703.068
349.565
Tỷ trọng
(%)
100
96,18
3,82
100
91,37
8,63
100 7.916.846
100
Số tiền
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
31
Số tiền
%
750.510
753.912
-3.402
-519.922
-742.260
222.338
24,10
25,45
-2,25
-11,37
-16,70
174,76
230.588
3,01
Nhóm khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức khác: đây là nhóm
khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Năm
2011 doanh số cho vay là 8.955.648 triệu đồng. Doanh số cho vay năm 2012 là
10.787.558 triệu đồng – tăng 20,46% tương đương 1.831.911 triệu đồng so với
năm 2011. Sang đến năm 2013, doanh số cho vay của đối tượng này lại giảm
xuống 7.869.703 triệu đồng - giảm 27,05% so với năm 2012 tương đương
2.917.855 triệu đồng. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 là 4.052.633 triệu
đồng – giảm 11,37% tương đương 519.922 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù xác định lĩnh vực “tam nông” là lĩnh vực ưu tiên cho vay tại ngân hàng
nhưng trong bối cảnh Sóc Trăng vừa được nâng lên là thành phố trực thuộc tỉnh,
nên cơ cấu kinh tế dần thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn
tỉnh bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, mở rộng
cung cấp các dịch vụ: du lịch, giải trí... từng bước phát triển nền kinh tế tỉnh nhà.
Cũng vì lý do đó mà trong những năm qua, các tổ chức, doanh nghiệp không
ngừng mở rộng mạng lưới sản xuất, kinh doanh hoặc tham gia vào các lĩnh vực
kinh doanh mới để có thể chiếm lĩnh thị trường mới đầy tiềm năng này (riêng
năm 2012 có 206 doanh nghiệp đăng ký thành lập trong đó có 119 doanh nghiệp
đăng ký trong lĩnh vực thương mại dịch vụ), đây chính là lý do doanh số cho vay
của nhóm khách hàng này không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong
tổng doanh số cho vay.
Trong những năm qua, cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với các thành phần
kinh tế tại ngân hàng có xu hướng nghiêng về phía các doanh nghiệp. ngân hàng
cần có những biện pháp thu hút các doanh nghiệp cũng như những chính sách
khuyến khích người dân sử dụng vốn vay đầu tư vào hoạt động sản xuất để đẩy
mạnh chất lượng sản xuất kinh doanh và phù hợp với xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.
4.2.2.2 Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Tỉnh Sóc Trăng từ xưa chủ yếu phát triển nông nghiệp, nên trước đây
việc cho vay các ngành nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ yếu. Tuy nhiên trong
những năm gần đây việc thực hiện theo chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước nên cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều thay đổi. Việc phân
tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế là để tìm hiểu những nhóm
ngành kinh tế nào là chủ yếu trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng
trong giai đoạn hiện nay. Bảng số liệu ở dưới cho thấy tình hình cho vay theo
ngành kinh tế trong năm 2012 tăng lên so với năm 2011, nhưng sang năm 2013
thì doanh số cho vay giảm đáng kể, sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay
có cải thiện nhưng chậm cụ thể là:
32
Ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản: doanh số cho vay năm 2011 là
2.441.050 triệu đồng, năm 2012 là 2.941.792 triệu đồng – tăng 20,51% tương
đương 500.742 triệu đồng. Sang năm 2013, doanh số cho vay ngành nông-lâm
nghiệp giảm xuống chỉ còn 2.392.092 triệu đồng- giảm 18,69% tương đương
549.700 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay của ngành
giảm 3,21% so với cùng kỳ năm trước còn 1.233.445 triệu đồng. Trong những
năm gần đây, người dân đã có nhận thức và niềm tin đối với ngân hàng nên mỗi
khi cần vốn họ không tìm đến thị trường “chợ đen” nữa mà tìm đến ngân hàng;
bên cạnh đó, ngân hàng còn áp dụng các chính sách hỗ trợ người dân như: chính
sách cho vay hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; các chính
sách gia hạn, giảm lãi suất, cho vay bổ sung dối với các khách hàng cũ. Cùng với
các chính sách khích của tỉnh, người dân ngày càng mở rộng sản xuất đồng thời
áp dụng công nghệ vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm nên nhu cầu vay
vốn cũng tăng lên. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh tôm sú diễn ra trên diện
rộng vào năm 2013 vừa qua, phía NH đã chủ động hạn chế cho vay nuôi tôm sú
nhầm tránh nợ xấu tăng cao. Vì vậy doanh số cho vay ngành nông-lâm nghiệp và
thủy sản giảm đáng kể.
Ngành công nghiệp và xây dựng: đây là nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng doanh số cho vay năm 2011 (43,03%) tuy nhiên lại giảm dần
đến năm 2013 chỉ còn 22,28 %. Về số tiền, năm 2011 doanh số cho vay là
5.839.716 triệu đồng, năm 2012 là 4.305.906 triệu đồng – giảm 26,27% tương
đương 1.533.810 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 là 3.031.013 triệu
đồng- giảm 29,61% tương đương 1.274.893 triệu đồng so với năm 2012. Trong 6
tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay của ngành tăng nhẹ 2,78% so với cùng kỳ
năm trước lên 2.226.217 triệu đồng. Do năm 2011, toàn tình đẩy mạnh xây dựng
cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các ngành này đẩy mạnh phát triển, đến năm
2012 và 2014, các ngành công nghiệp và xây dựng phải đối mặt với nhiều khó
khăn: giá cả của nhiều nhóm hàng đầu vào quan trọng tăng lên cùng với việc tỷ
giá tăng cao; bên cạnh đó lãi suất cho vay cao làm cho tốc độ phát triển của
ngành này chậm lại. Bên cạnh đó, sau vụ vỡ nợ của các công ty Bianfishco (Cần
Thơ), DNTN Vạn Hưng (Sóc Trăng), công ty chế biến thủy sản Phương Nam
(Sóc Trăng), ngân hàng siết chặt cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến thủy
sản để hạn chế rủi ro.
Ngành thương mại và dịch vụ: Nhóm ngành này chiếm tỷ trọng cao thứ
hai năm 2011 về doanh số cho vay (28,77%), và tăng cao vào năm 2012 đạt
46,77%, tuy có giảm đi nhưng không đáng kể vào năm 2013 với tỷ trọng
46,06%. Về số tiền, năm 2011 doanh số cho vay là 3.898.337 triệu đồng. Năm
2012 là 7.581.862 triệu đồng – tăng 94,49% tương đương 3.683.525 triệu đồng
33
so với năm 2011. Đến năm 2013 là 6.266.250 triệu đồng- giảm 40,97% tương
đương 2.567.330 triệu đồng so với năm 2012. Doanh số cho vay có sự gia tăng
mạnh mẽ vào năm 2012 là do ảnh hưởng của việc thị xã Sóc Trăng nâng lên
thành phố trực thuộc tỉnh Sóc Trăng cùng với các dự án được thực hiện gần đây
như dự án 9 cầu trên đường Quốc lộ 1 ngang qua tỉnh Sóc Trăng thúc đẩy đầu tư
các địa điểm du lịch nhằm phát triển ngành du lịch Sóc Trăng đã làm cho các
ngành dịch vụ kèm theo phát triển đã góp phần tạo điều kiện cho các ngành này
ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, doanh số cho vay lại giảm mạnh vào năm 2013,
điều này là do tình hình lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp kinh doanh khó
khăn và tỷ lệ phá sản cũng tăng cao nên NH đã hạn chế cho vay đề phòng rủi ro.
Sang năm 2014, tình hình sáng sủa hơn thể hiện qua doanh số cho vay của ngành
tăng mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay của ngành tăng
10,97% so với cùng kỳ năm trước lên 3.804.836 triệu đồng.
Các ngành khác: Bên cạnh các ngành nghề nêu trên, NHNo & PTNT Sóc
Trăng còn cho vay tiêu dùng, mua sắm, phục vụ đời sống cá nhân... Năm 2011,
doanh số cho vay là 1.403.765 triệu đồng. Năm 2012 là 1.382.066 triệu đồng –
giảm 1,55% tương đương 21.698 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 thì
tăng lên 1.914.642 triệu đồng- tăng 38,53% tương đương 532.576 triệu đồng so
với năm 2012. Nguyên nhân là do việc nhu cầu vốn gấp của khách hàng trong vài
tuần hoặc vài tháng, họ có sở hữu giấy tờ có giá hay vàng nhưng không muốn
bán vì nhiều lý do như: sợ giảm giá, mất giá... nên đến NH vay vốn thông qua
cầm cố và hiện ngân hàng cũng mở rộng thêm doanh số cho vay cho những đối
tượng này trong những năm qua. Nhìn chung doanh số cho vay của NH qua 3
năm có xu hướng tăng. Đạt được thành tích như vậy là do sự chỉ đạo sâu sát của
Ban Giám đốc, sự cố gắng của đội ngũ nhân viên NH từ khâu tìm kiếm khách
hàng, mở rộng đầu tư tín dúng trong nhiều ngành, cho vay đa dạng các đối tượng,
cung cấp kịp thời cho các hộ sản xuất, hướng dẫn người dân sử dụng vốn đúng
mục đích, kinh doanh có hiệu quả, tạo niềm tin ở người dân. Tuy nhiên, đến 6
tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay của các ngành còn lại chỉ đạt 652.348
triệu đồng, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung trong giai đoạn năm 2011-T6.2014, cơ cấu cho vay ngắn hạn
đối với các ngành kinh tế có sự thay đổi là do tỉnh Sóc Trăng dần dần có sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cân bằng giữa các khu vực I, II, III. Tuy
nhiên trong năm 2012, 2014 doanh số cho vay đối với các ngành công nghiệp và
xây dựng giảm mạnh, đặc biệt là ngành thủy sản trong năm 2013. Ngân hàng cần
phải có những giải pháp thích hợp để khuyến khích các đơn vị ngành này yên
tâm hoạt động sản xuất.
34
Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn năm 2011-2013
2011
Ngành kinh tế
Số tiền
1 Ngành nông - lâm
nghiệp và thủy sản
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
2. Ngành công
nghiệp và xây dựng
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
3. Ngành thương
mại và dịch vụ
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
4. Các ngành khác
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
Tổng cộng
2012
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh năm
So sánh năm
2012/2011
2013/2012
2013
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
%
Số tiền
%
2.441.050
100
2.941.792
100
2.392.092
100
500.742
20,51
-549.700
-18,69
2.373.433
67.617
97,23
2,77
2.889.134
52.658
98,21
1,79
2.352.622
39.470
98,35
1,65
515.701
-14.959
21,73
-22,12
-536.511
-13.189
-18,57
-25,05
5.830.436
100
4.305.906
100
3.031.013
100
-1.524.530
-26,15
-1.274.893
-29,61
5.554.657
275.780
95,27
4,73
4.037.217
268.689
93,76
6,24
2.795.200
235.813
92,22
7,78
-1.517.439
-7.091
-27,32
-2,57
-1.242.017
-32.876
-30,76
-12,24
3.898.337
100
7.581.862
100
6.266.250
100
3.683.525
94,49
-1.315.612
-17,35
3.840.252
58.085
1.401.534
1.140.734
260.800
13.571.358
98,51
1,49
100
81,39
18,61
100
7.474.958
106.904
1.382.066
784.121
597.945
16.211.626
98,59
1,41
100
56,74
43,26
100
6.114.607
151.643
1.914.642
1.699.459
215.183
13.603.997
97,58
2,42
100
88,76
11,24
100
3.634.706 94,65
48.819 84,05
-19.468
-1,39
-356.613 -31,26
337.145 129,27
2.640.268 19,45
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
35
-1.360.351 -18,20
44.739 41,85
532.576 38,53
915.338 116,73
-382.762 -64,01
-2.607.629 -16,08
Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
T6.2013
Ngành kinh tế
Số tiền
T6.2014
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
So sánh T6.2013/T6.2014
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
%
1 Ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản
1.274.382
100,00
1.233.445
100,00
-40.937
-3,21
Ngắn hạn
1.251.825
98,23
1.217.780
98,73
-34.045
-2,72
Trung & dài hạn
2. Ngành công nghiệp và xây dựng
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
3. Ngành thương mại và dịch vụ
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
4. Các ngành khác
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
22.557
2.165.988
2.118.769
47.219
3.428.840
3.377.750
51.090
817.049
659.671
157.378
1,77
100,00
97,82
2,18
100,00
98,51
1,49
100,00
80,74
19,26
15.665
2.226.217
2.157.650
68.567
3.804.836
3.767.168
37.668
652.348
277.070
375.278
1,27
100,00
96,92
3,08
100,00
99,01
0,99
100,00
42,47
57,53
-6.892
60.229
38.880
21.349
375.996
389.418
-13.422
-164.701
-382.601
217.900
-30,55
2,78
1,84
45,21
10,97
11,53
-26,27
-20,16
-58,00
138,46
Tổng cộng
7.686.258
100
7.916.846
100
230.588
3.01
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
36
4.2.3 Phân tích tình hình thu nợ
Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn chú ý đến doanh số thu nợ
cũng giống như doanh số cho vay. Vì ngân hàng có thể thông qua doanh số thu
nợ để đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Công tác thu hồi nợ tốt giúp cho
ngân hàng sử dụng vốn tối đa và linh hoạt trong hoạt động đầu tư của. Việc phân
tích doanh số thu nợ sẽ góp phần định hướng cho vay tại ngân hàng.
4.2.3.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Xem xét doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế sẽ giúp ngân hàng thấy
được những biến động trong công tác thu nợ đối với các thành phần kinh tế, phân
tích nguyên nhân để có những chính sách thu nợ hợp lý hơn. Nhìn chung doanh
số thu nợ của ngân hàng có những thay đổi tích cực trong giai đoạn năm 2011T6.2014. Bảng số liệu dưới đây cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn thuộc thành
phần cá nhân và hộ gia đình đến năm T6.2014 đã có xu hướng tăng. Nhưng
doanh số thu nợ của các doanh nghiệp và tổ chức khác trong năm 2013 thì giảm
đáng kể so với năm 2012, và tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2014.
Nhìn chung trong giai đoạn năm 2011-T6.2014 ngân hàng thực hiện
công tác thu nợ tương đối hiệu quả. Có được kết quả này chính là do sự cố gắng,
nỗ lực không ngừng của các cán bộ tín dụng ngân hàng trong công tác thẩm định,
kiểm tra tín dụng. Không những tìm kiếm mở rộng tín dụng ngắn hạn mà còn chú
ý kiểm tra các khoản vay, giám sát việc sử dụng vốn vay, thường xuyên đôn đốc
khách hàng trả nợ khi đến hạn.
Cụ thể như sau:
Nhóm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: tỷ trọng doanh số thu nợ của
nhóm này có xu hướng tăng dần, năm 2011 chiếm 32,85% doanh số thu nợ, năm
2012 là 29,01% tuy có giảm nhưng không nhiều, đến năm 2013 là 41,84%. Về số
tiền, doanh số thu nợ năm 2011 đạt 4.085.846 triệu đồng. Năm 2012, doanh số
thu nợ đạt 4.007.654 triệu đồng – tăng 17,70% tương đương 723.338 triệu đồng.
Đến năm 2013, đạt 5.011.961 triệu đồng- tăng 4.22% so với năm 2012 tương
đương 202.776 triệu đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ
nhóm khách hàng này đạt 3.111.887 triệu đồng- tăng 6,84% so với cùng kỳ năm
trước tương đương 199.101 triệu đồng. Có được kết quả này là do trong những
năm qua các Ban ngành đã quan tâm giúp đỡ người dân trong sản xuất: từ đầu
vụ, Sở ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với địa phương chỉ đạo bố
trí thời vụ xuống giống, khuyến cáo và cung ứng bộ giống có năng suất, chất
lượng cao, chống chịu tốt sâu bệnh, mặn, hạn). Mức sống người dân ổn định đã
tạo thuận lợi cho công tác thu nợ của ngân hàng.
37
Bảng 4.9: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
2011
Thành phần kinh tế
Số tiền
1. Cá nhân, hộ gia đình
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
2. Doanh nghiệp và các
tổ chức khác
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
Tổng cộng
4.085.846
3.735.280
350.566
8.351.825
8.019.564
332.261
12.437.671
2012
Tỷ
trọng
(%)
100
91,42
8,58
Tỷ
Số tiền
trọng
(%)
4.809.185
100
4.465.328 92,85
343.857
7,15
100 10.100.585
So sánh năm
2012/2011
2013
Tỷ
Số tiền
trọng
(%)
5.011.961
100
4.660.121 92,98
351.840
7,02
Số tiền
%
So sánh năm
2013/2012
Số tiền
%
723.339
730.048
-6.709
17,70
19,54
-1,91
202.776
194.793
7.983
4,22
4,36
2,32
100
6.967.637
100 1.748.760
20,94
-3.132.948
-31,02
9.526.000
574.585
94,31
5,69
6.891.805
75.832
98,91 1.506.436
1,09
242.324
18,78
72,93
-2.634.195
-498.753
-27,65
-86,80
100 14.909.770
100
11.979.598
100 2.472.098
19,86
-2.930.172
-19,65
96,02
3,98
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
38
Bảng 4.10: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
T6.2013
Thành phần kinh tế
1. Cá nhân, hộ gia đình
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
2. Doanh nghiệp và các tổ chức khác
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
2.912.785
2.791.904
120.881
3.735.892
3.120.764
615.128
Tỷ trọng
(%)
100
95,85
4,15
100
83,53
16,47
Tổng cộng
6.648.677
100
Số tiền
So sánh
T6.2013/T6.2014
T6.2014
3.111.887
3.045.293
66.594
4.401.118
3.252.859
1.148.259
Tỷ trọng
(%)
100
97,86
2,14
100
73,91
26,09
7.513.005
100
Số tiền
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trãng
39
Số tiền
%
199.102
253.388
-54.286
665.226
132.096
533.130
6,84
9,08
-44,91
17,81
4,23
86,67
864.328
13,01
Nhóm khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức khác: tương ứng với
doanh số cho vay thì đây vẫn là nhóm có doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng lớn
(trên 60%) trong tổng doanh số thu nợ. Về số tiền, doanh số thu nợ năm 2011 đạt
8.351.825 triệu đồng. Năm 2012, doanh số thu nợ tăng mạnh đạt 10.100.585 triệu
đồng – tăng 20,94% tương đương 1.748.760 triệu đồng. Đến năm 2013, doanh số
giảm mạnh còn 6.967.637 triệu đồng- giảm 31,02% so với năm 2012, tương
đương 3.132.948 triệu đồng. Ta thấy doanh số thu nợ tăng lên do các doanh
nghiệp đã mở rộng sản xuất và đạt hiệu quả; thêm vào đó, ngân hàng chú trọng
hơn đến các dự án đầu tư khả thi cùng với việc thường xuyên kiểm tra, giám sát
thường xuyên của các cán bộ tín dụng mới có kết quả tốt như vậy. Nhưng đến
năm 2013, doanh số thu nợ giảm sút mạnh, thấp hơn cả năm 2011, điều này cho
thấy các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả dẫn đến ngân hàng không thể thù
hồi được các khoản nợ này. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ
nhóm khách hàng này đạt 4.401.118 triệu đồng- tăng mạnh 17,81% so với cùng
kỳ năm trước tương đương 665.227 triệu đồng.
4.2.3.2 Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Bên cạnh việc phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế thì việc
phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế giúp ngân hàng thấy được hiệu quả
trong công tác thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế, thấy được những biến động
để có những giải pháp nâng cao hiệu quả thu nợ. Bảng số liệu cho thấy tình hình
thu nợ theo ngành kinh tế có những biến động như sau:
Ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản: ngành này không chiếm tỷ trọng
cao trong tổng doanh số thu nợ, trong những năm qua tỷ trọng doanh số thu nợ
ngành này giảm đều, năm 2011 doanh số thu nợ ngành này chiếm 17,86%, năm
2012 lại giảm xuống còn 16,11%, đến năm 2013 thì còn 15,41%. Về số tiền,
doanh số thu nợ năm 2011 là 2.220.971 triệu đồng, năm 2012 đạt 2.401.259 triệu
đồng– tăng 8,12% tương đương 180.288 triệu đồng. Đến năm 2013 đạt 1.846.151
triệu đồng- giảm 23,12% tương đương 555.108 triệu đồng so với năm 2012.
Doanh số thu nợ đối với ngành này không ổn định qua các năm. Dịch bệnh heo
tai xanh vào tháng 7/2012, dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng ở heo, bò
vào đầu năm 2012 và dịch bệnh trên tôm sú năm 2013 đã làm ảnh hưởng không
ít đến hoạt động của nhóm ngành này. Tuy nhiên nhờ có sự can thiệp của các Sở,
Ban ngành thực hiện phòng chống, kiểm tra, giám sát đã khắc phục được các
dịch bệnh, hạn chế thiệt hại và giúp cho người dân hoạt động sản xuất, chăn nuôi
trở lại. Bên cạnh đó, các hộ sản xuất tôm bước đầu nuôi thẻ chân trắng đạt những
kết quả khả quan, người dân đã có mô hình sản xuất thích hợp: 1 vụ tôm – 1 vụ
lúa, nuôi cá trên ruộng lúa… đã đạt hiệu quả góp phần ổn định lại doanh số thu
nợ của ngân hàng đối với nhóm ngành này. Sự sụt giảm vào năm 2013 là do sau
40
đợt dịch cúm gia cầm, biến động của nền kinh tế đã làm ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống của người dân, và các doanh nghiệp chế biến thủy sản làm ăn thua lỗ
dẫn đến phá sản, giá cả mặt hàng lúa gạo tăng cao từ đó làm cho việc trả nợ của
khách hàng cho NH không đúng hạn, làm cho việc thu hồi nợ của NH trở nên rất
khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ của ngành đạt
1.157.754 triệu đồng, tăng 32,82% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành công nghiệp và xây dựng: tương ứng với doanh số cho vay thì
đây cũng là ngành có doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2011
(45,72%), đến năm 2013 còn 22,60% đứng thứ hai sau ngành thương nghiệp và
dịch vụ. Về số tiền, doanh số thu nợ năm 2011 là 5.686.610 triệu đồng, năm 2012
đạt 4.470.152 triệu đồng – giảm 21,39% so với năm 2011 tương đương
1.216.458 triệu đồng. Đến năm 2013, doanh số thu nợ là 2.707.688 triệu đồnggiảm 39,43% tương đương 1.762.464 triệu đồng. Do các biến động không ổn
định của nền kinh tế cùng với các nguyên liệu đầu vào không ổn định làm ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngành này trong năm 2011 và 2013.
Nhìn chung trong năm 2011-2013, các ngành này chẳng những không mở rộng
sản xuất mà còn có phần bị thu hẹp, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất
và xây dựng làm ăn thua lỗ không có hiệu quả nên việc thu nợ không được thuận
lợi làm cho doanh số thu nợ giảm đáng kể. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm
2014, doanh số thu nợ của ngành biến động khả quan đạt 1.698.690 triệu đồng,
tăng 11,57% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành thương nghiệp và dịch vụ: trong năm 2011 doanh số thu nợ ngành
này chiếm tỷ trọng 27,00% trong tổng doanh số thu nợ, đứng thứ hai sau ngành
công nghiệp và xây dựng, đến năm 2012 và 2014 đứng đầu với tỷ trọng lần lượt
là 44,27% và 48,31%. Về số tiền, doanh số thu nợ năm 2011 là 3.358.334 triệu
đồng. Nguyên nhân là do giá xăng tăng đột biến kéo theo chi phí đầu vào tăng
lên làm giảm lợi nhuận của các ngành này. Đến năm 2012 doanh số thu nợ đạt
6.599.995 triệu đồng – tăng 96,53% tương đương 3.241.661 triệu đồng. Du lịch
Sóc trăng tuy đã được xác định ưu tiên phát triển từ lâu nhưng hầu như vẫn chưa
có những hoạt động thu hút khách du lịch, đến năm 2012 du lịch Sóc Trăng mới
thật sự thể hiện những tiềm năng của mình. Festival Lúa gạo lần II tổ chức tại
Sóc Trăng trong năm 2012 tạo điều kiện cho du lịch Sóc Trăng thu hút hàng triệu
lượt khách du lịch: tổng lượng khách đến Sóc Trăng năm 2012 đạt 899.504 lượt
người (vượt 153% kế hoạch). Trong đó, khách quốc tế là 10.450 lượt người;
khách lưu trú là 93.300 lượt người (có 6.780 khách quốc tế), tổng doanh thu du
lịch đạt gần 7,9 tỷ đồng (tăng so năm trước trên 2 tỷ đồng) góp phần làm cho các
ngành thương mại dịch vụ có liên quan ngày càng mở rộng và kinh doanh có
hiệu quả nên ngân hàng có nhiều thuận lợi trong công tác thu hồi nợ.
41
Bảng 4.11: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
2011
Ngành kinh tế
Số tiền
1 Ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản 2.220.971
Ngắn hạn
2.173.220
Trung & dài hạn
47.751
2. Ngành công nghiệp và xây dựng
5.686.610
Ngắn hạn
5.446.066
Trung & dài hạn
240.544
3. Ngành thương mại và dịch vụ
3.358.334
Ngắn hạn
3.316.355
Trung & dài hạn
41.979
4. Các ngành khác
1.171.756
Ngắn hạn
819.203
Trung & dài hạn
352.554
Tổng cộng
12.437.671
2012
Tỷ
trọng
(%)
100
97,85
2,15
100
95,77
4,23
100
98,75
1,25
100
69,91
30,09
100
Số tiền
2.401.259
2.359.717
41.542
4.470.152
4.201.049
269.103
6.599.995
6.526.735
73.260
1.438.363
903.827
534.537
14.909.770
2013
Tỷ
trọng
(%)
100
98,27
1,73
100
93,98
6,02
100
98,89
1,11
100
62,84
37,16
100
Số tiền
1.846.151
1.819.751
26.400
2.707.688
2.537.645
170.043
5.787.853
5.661.099
126.754
1.637.905
1.533.431
104.475
11.979.598
So sánh năm
2012/2011
Tỷ
trọng
Số tiền
(%)
100
180.288
98,57
186.497
1,43
-6.209
100 -1.216.458
93,72 -1.245.018
6,28
28.560
100 3.241.661
97,81 3.210.380
2,19
31.281
100
266.607
93,62
84.624
6,38
181.983
100 2.472.098
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
42
%
8,12
8,58
-13,00
-21,39
-22,86
11,87
96,53
96,80
74,51
22,75
10,33
51,62
19,86
So sánh năm
2013/2012
Số tiền
-555.108
-539.966
-15.142
-1.762.464
-1.663.404
-99.060
-812.142
-865.636
53.494
199.542
629.604
-430.062
2.930.172
%
-23,12
-22,88
-36,45
-39,43
-39,59
-36,81
-12,31
-13,26
73,02
13,87
69,66
-80,46
-19,65
Bảng 4.12: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
T6.2013
Ngành kinh tế
Số tiền
T6.2014
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
So sánh T6.2013/T6.2014
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
%
1 Ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản
871.642
100
1.157.754
100
286.112
32,82
Ngắn hạn
860.572
98,73
1.139.577
98,43
279.005
32,42
11.070
1,27
18.177
1,57
7.107
64,20
2. Ngành công nghiệp và xây dựng
1.522.547
100
1.698.690
100
176.143
11,57
Ngắn hạn
1.490.117
97,87
1.639.576
96,52
149.459
10,03
Trung & dài hạn
3. Ngành thương mại và dịch vụ
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
4. Các ngành khác
Ngắn hạn
Trung & dài hạn
Tổng cộng
32.430
2.735.931
2.697.081
38.850
1.518.558
864.898
653.659
6.648.677
2,13
100
98,58
1,42
100
56,96
43,04
100
59.114
3.165.229
3.070.589
94.640
1.491.331
448.410
1.042.922
7.513.005
3,48
100
97,01
2,99
100
30,07
69,93
100
26.684
429.298
373.508
55.790
-27.227
-416.488
389.263
864.328
82,28
15,69
13,85
143,60
-1,79
-48,15
59,55
Trung & dài hạn
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
43
13,01
Sang đến năm 2013, tuy ngành thương nghiệp và dịch vụ vẫn chiếm tỷ
trọng cao nhưng vẫn có sự suy giảm so với năm 2012. Cụ thể, doanh số thu nợ
trong năm này chỉ đạt 5.787.853 triệu đồng-giảm 12,29% tương đương 811.290
triệu đồng. Sự suy giảm này một phần là do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn
trong năm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả do giá một số hàng hóa,
dịch vụ, nhất là điện, xăng, dầu, gas, nước, dịch vụ y tế... tăng lên, làm cho chi
phí kinh doanh đẩy lên cao dẫn đến những doanh nghiệp này không trả được nợ
cho NH đúng hạn, đồng thời cũng là do NH áp dụng chính sách siết chặt tín
dụng. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ của ngành biến
động khả quan đạt 3.165.229 triệu đồng, tăng 15,69% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ngành khác: chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng
dần tỷ trọng qua các năm. Năm 2011, doanh số thu nợ ngành nay chiếm 9,42%,
năm 2012 đạt 9,64% , đến năm 2013 chiếm 13,68% trong tổng doanh số thu nợ.
Cụ thể: doanh số thu nợ năm 2011 là 1.171.756 triệu đồng; năm 2012 đạt
1.438.363 triệu đồng– tăng 22,75% tương đương 266.608 triệu đồng năm 2013
đạt 1.637.905 triệu đồng- tăng 13,87% tương đương 199.542 triệu đồng. Do sự
nỗ lực của các CBTD thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của
khách hàng, nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và có
những biện pháp kịp thời trong việc thu hồi vốn nên doanh số thu nợ các ngành
khác cũng tăng qua các năm. Trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ của
ngành đạt 1.491.331 triệu đồng, giảm nhẹ 1,79% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn chung, trong ba năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công
tác thu nợ tín dụng tại ngân hàng vẫn tiến triển khá tốt, cũng là do có sự giúp đỡ
của các Ban ngành cùng với kinh nghiệm trong kinh doanh nên khách hàng làm
ăn có hiệu quả, trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Doanh số thu nợ qua các
năm tuy có nhiều biến động nhưng nguyên nhân của những biến động đó chủ yếu
là do doanh số cho vay trong năm tương ứng tăng hay giảm dẫn đến doanh số thu
nợ cũng tăng hay giảm như vậy.
4.2.4 Phân tích tình hình dư nợ
Dư nợ là số tiền mà khách hàng còn thiếu ngân hàng. Dư nợ cho biết tình
hình cho vay, thu nợ như đạt hiệu quả như thế nào, dư nợ còn cho biết qui mô tín
dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, dư nợ quá lớn thì có tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nợ
xấu đòi hỏi CBTD phải tăng cường công tác quản lý, thu nợ gốc và lãi dúng hạn.
4.2.4.1 Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế
Việc phân tích tình hình dư theo thanh phần kinh tế là để thấy được
những biến động về dư nợ của các thành phần kinh tế qua các năm, đồng thời so
sánh với tình hình cho vay theo các thành phần kinh tế để nhận xét dư nợ như
44
vậy là đã hợp lý hay không, và lấy đó làm cơ sở tìm ra phương hướng cho vay
hợp lý hơn. Bảng số liệu cho thấy dư nợ theo thành phần kinh tế trong giai đoạn
năm 2011-T6.2014 đều tăng lên. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng tín dụng
làm cho doanh số cho vay các thành phần kinh tế tăng lên đáng kể, tuy công tác
thu nợ hiệu quả làm doanh số thu nợ cũng tăng lên nhưng luôn ít hơn doanh số
cho vay.
Nhìn chung, tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế có sự tăng trưởng
tích cực và đều đặn qua các năm; bên cạnh đó, khi so sánh với doanh số cho vay
của từng thành phần kinh tế thì ta thấy tình hình dư nợ như trên là hợp lý. Điều
đó chứng tỏ ngân hàng đã xem xét, đánh giá tốt các khoản vay.
Nhóm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: tỷ trọng dư nợ của nhóm
khách hàng này giảm dần qua các năm. Cụ thể là năm 2011, dư nợ của nhóm này
là 42,26%, năm 2012 là 42,05%, đến năm 2013 còn 39,53%. Tuy nhiên về số
tiền thì lại tăng đều. Năm 2011, dư nợ của các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình
là 3.080.318 triệu đồng. Năm 2012 là 3.612.882 triệu đồng – tăng 17,23% tương
đương 532.564 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 là 4.038.353 triệu đồngtăng 11,78% tương đương 425.471 triệu đồng so với năm 2012. Tại thời điểm
T6.2014, dư nợ của nhóm khách hàng này là 5.498.151 triệu đồng, tăng 13,95%
so với cùng kỳ năm trước. Do trong những năm gần đây ngân hàng đã thực hiện
hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân nhằm giúp cho người dân vượt qua khó
khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, tạo điều kiện để họ có vốn
tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Nhóm khách hàng là doanh nghiệp: dư nợ của nhóm khách hàng này
chiếm tỷ trọng cao và có chiều hướng tăng lên. Năm 2011 dư nợ chiếm 57,74%,
năm 2012 tăng lên 57,95%, và đến năm 2013 là 60,47%. Về số tiền, dư nợ của
nhóm khách hàng này năm 2011 là 4.209.214 triệu đồng, năm 2012 dư nợ đạt
4.978.506 triệu đồng – tăng 18,28% tương đương 769.292 triệu đồng so với năm
2011. Đến năm 2013 đạt 6.177.434 triệu đồng- tăng 24,08% tương đương
1.198.928 triệu đồng so với năm 2012. Tại thời điểm T6.2014, dư nợ của nhóm
khách hàng này là 6.744.448 triệu đồng, tăng nhẹ 1,93% so với cùng kỳ năm
trước. Do trong giai đoạn này Sóc Trăng dần thay đổi từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu sang một tỉnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và trở thành một thị
trường mới đầy tiềm năng, thấy được điều đó nên các doanh nghiệp mới bắt đầu
tham gia vào sản xuất, kinh doanh; các doanh nghiệp cũ thì mở rộng qui mô
nhằm chiếm lĩnh thị trường.
45
Bảng 4.13: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
2011
Thành phần kinh tế
Số tiền
2012
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
So sánh năm
2012/2011
2013
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
%
So sánh năm
2013/2012
Số tiền
%
1. Cá nhân, hộ gia đình
3.080.318
42,26 3.612.882
42,05
4.038.353
39,53
532.564
17,23
425.471
11,78
2. Doanh nghiệp và các
tổ chức khác
4.209.214
57,74 4.978.506
57,95
6.177.434
60,47
769.292
18,28 1.198.928
24,08
7.289.532
100 8.591.388
100 10.215.847
100
1.301.856
17,86 1.624.399
18,91
Tổng cộng
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
46
Bảng 4.14: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
T6.2013
Thành phần kinh tế
Số tiền
So sánh
T6.2013/T6.2014
T6.2014
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
%
1. Cá nhân, hộ gia đình
4.824.957
42,17
5.498.151
44,91
673.194
13,95
2. Doanh nghiệp và các tổ chức khác
6.616.724
57,83
6.744.448
55,09
127.723
1,93
Tổng cộng
11.441.681
100 12.242.599
100
800.918
7,01
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
47
4.2.4.2
Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế
Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế để thấy được tình hình dư
nợ của các ngành kinh tế là tốt hay xấu, từ đó sẽ có những biện pháp thích hợp để
cải thiện tình hình thu nợ trong những năm sau. Bảng số liệu cho thấy tình dư nợ
theo các ngành kinh tế năm 2011 hầu như chiếm tỷ trọng gần tương đương nhau
ngoại trừ dư nợ các ngành khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và trong các năm qua
tỷ trọng này có sự thay đổi dần giữa các ngành. Nguyên nhân là do tổng doanh số
cho vay của ngân hàng ngày càng tăng cao, tuy nhiên doanh số cho vay, doanh số
thu nợ theo từng ngành lại có sự biến động về cơ cấu giữa các ngành.
Ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản: chiếm tỷ trọng 29,08% trong tổng
dư nợ năm 2011; đến năm 2012 do dư nợ tăng cao nên tỷ trọng cũng tăng lên
36,60%. Năm 2013, con số đã giảm nhẹ còn 32,26%. Cụ thể là năm 2011, dư nợ
của nhóm ngành này là 2.119.559 triệu đồng, năm 2012 dư nợ đạt 2.712.581
triệu đồng – tăng đến 27,98% tương đương 593.022 triệu đồng. Đến năm 2013,
dư nợ đạt 3.295.570 triệu đồng- tăng 21,49% tương đương 582.989 triệu đồng.
Nguyên nhân là do giá cả các sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thức ăn
tăng cao; thêm vào đó, trong năm 2013, 2014 ngân hàng đã đẩy mạnh thực hiện
chính sách tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn góp phần tạo điều
kiện cho các ngành này có vốn để tiếp tục sản xuất vượt qua khó khăn do dịch
bệnh và thời tiết đã làm cho dư nợ các ngành này tăng lên. Tại thời điểm
T6.2014, dư nợ của ngành này là 4.316.740 triệu đồng, tăng nhẹ 4,42% so với
cùng kỳ năm trước.
Ngành công nghiệp và xây dựng: là ngành có số dư nợ chiếm tỷ trọng
cao, và giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011 là 28,89%, năm 2012 là
21,93% và năm 2013 vào khoảng 22,43%. Về số tiền, năm 2011 dư nợ ngành
này là 2.105.081 triệu đồng, năm 2012 giảm còn 1.884.470 triệu đồng – giảm
10,48% tương đương 220.610 triệu đồng. Đến năm 2013, dư nợ là 2.291.692
triệu đồng- tăng 21,61% tương đương 407.221 triệu đồng. Do Luật Doanh nghiệp
đã làm hàng rào cho các doanh nghiệp phát triển nên dư nợ ngành này tăng lên,
đến năm 2012 tình hình biến động không ổn định nên các doanh nghiệp hạn chế
mở rộng sản xuất cùng với việc ngân hàng siết chặt cho vay đối với ngành này
làm cho dư nợ năm 2012 giảm. Sang đến năm 2013, công nghiệp đóng vai trò
ngày càng quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, chính vì thế
mà tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm ngày càng cao trong cơ cấu ngành kinh tế,
do đó NH rất quan tâm trong công tác cho vay trong lĩnh vực này nên dư nợ
ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng cao. Tại thời điểm T6.2014, dư nợ của
ngành này là 2.982.297 triệu đồng, tăng mạnh 27,58% so với cùng kỳ năm trước.
48
Bảng 4. 15: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
2011
Ngành kinh tế
2012
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
1 Ngành nông - lâm nghiệp và
thủy sản
2.119.559
29,08
2.712.581
2. Ngành công nghiệp và xây
dựng
2.105.081
28,89
3. Ngành thương nghiệp,
thương mại và dịch vụ
2.344.223
4. Các ngành khác
Tổng cộng
So sánh năm
2012/2011
2013
Tỷ
trọng
(%)
So sánh năm
2013/2012
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
36,6
3.295.570
32,26
593.022
27,98
582.989
21,49
1.884.470
21,93
2.291.692
22,43
-220.610
-10,48
407.221
21,61
32,16
3.305.422
38,47
3.783.390
37,04
961.199
41
477.968
14,46
720.670
9,87
688.915
3
845.136
8,27
-31.754
-4,41
156.221
22,68
7.289.532
100
8.591.388
100
10.215.787
100
1.301.856
17,86
1.624.399
18,91
Số tiền
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
49
%
Số tiền
%
Bảng 4.16: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
T6.2013
Ngành kinh tế
T6.2014
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
So sánh T6.2013/T6.2014
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
%
1 Ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản
4.133.880
36,13
4.316.740
35,26
182.861
4,42
2. Ngành công nghiệp và xây dựng
2.337.536
20,43
2.982.297
24,36
644.762
27,58
3. Ngành thương nghiệp, thương mại và dịch vụ
4.005.733
35,01
4.215.127
34,43
209.394
5,23
964.534
8,43
728.435
5,95
-236.099
-24,48
11.441.681
100
12.242.599
100
800.918
7,01
4. Các ngành khác
Tổng cộng
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
50
Ngành thương nghiệp và dịch vụ: dư nợ ngành này năm 2011 chiếm
32,16% tổng dư nợ, tỷ trọng này tăng lên trong năm 2012 (38,47%) và giảm nhẹ
năm 2013 (37,04%). Về số tiền, dư nợ năm 2011 là 2.344.223 triệu đồng, năm
2012 dư nợ đạt 3.305.422 triệu đồng – tăng đến 41,00% tương đương 961.199
triệu đồng so với năm 2011, đến năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng lên 3.783.390
triệu đồng - tăng 14,46% tương đương 477.968 triệu đồng. Tại thời điểm
T6.2014, dư nợ của ngành này là 4.215.127 triệu đồng, tăng 5,23% so với cùng
kỳ năm trước. Trong những năm gần đây, người dân đã thấy được tiềm năng đối
với các ngành thương nghiệp và dịch vụ nên đã tăng cường đầu tư mở rộng các
loại hình kinh doanh như: nhà hàng, khách sạn, karaoke, quán cà phê... Đây là
ngành được coi là kinh doanh hiệu quả nhất và mang lại nhiều phúc lợi cho nền
kinh tế; bên cạnh đó, sự tăng trưởng của ngành du lịch trong những năm gần đây.
Các ngành khác: tỷ trọng dư nợ của ngành này chiếm rất nhỏ trong tổng
dư nợ. Năm 2011, dư nợ các ngành khác chiếm 9,87% tổng dư nợ, năm 2012
giảm xuống 3,00%, đến năm 2013 lại tăng lên 8,27% trong tổng dư nợ. Cụ thể,
dư nợ năm 2011 là 720.670 triệu đồng, năm 2012 dư nợ còn 688.915 triệu đồng –
giảm 4,41% tương đương 31.754 triệu đồng, đến năm 2013 dư nợ tăng lên
845.136 triệu đồng- tăng 22,68% tương đương 156.221 triệu đồng. Tuy về mặt tỷ
lệ thì dư nợ ngành này có sự biến động đáng kể nhưng về số tiền thì thật sự
không đáng kể so với dư nợ của các ngành khác. Nguyên nhân là do người dân
đã có công việc ổn định, mức sống dần được nâng cao nên dư nợ của nhóm
ngành này giảm. Tuy nhiên tại thời điểm T6.2014, dư nợ của ngành này là
728.435 triệu đồng, giảm mạnh 24,48% so với cùng kỳ năm trước.
Ta thấy cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế tuy có sự biến động nhưng vẫn
phù hợp với sự tăng, giảm của doanh số cho vay, doanh số thu nợ theo từng
ngành. Nhìn chung, tình hình dư nợ của ngân hàng tăng dần qua các năm và tỷ
trọng giữa các ngành kinh tế trọng yếu không có sự chênh lệch lớn cho thấy qui
mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng và có sự chuyển dịch theo hướng
cân bằng giữa các ngành kinh tế, góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng.
4.2.5 Phân tích nợ xấu
Nợ xấu là số nợ vay mà ngân hàng nghi ngờ khó thu hồi được đầy đủ
vốn gốc và lãi hoặc thu hồi được nhưng rất ít. Nợ xấu phản ánh chất lượng tín
dụng của ngân hàng. Nợ xấu trong ngân hàng càng nhiều thì rủi ro tín dụng của
ngân hàng càng cao. Việc phân tích nợ xấu giúp ngân hàng có hướng xử lý, thu
hồi nợ để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
51
Bảng 4.17: Nợ xấu giai đoạn năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
Số tiền
Nợ xấu
105.244
93.199
60.119
So sánh năm
2013/2012
So sánh năm
2012/2011
-11.288
%
10,8
Số tiền
%
-33.080
-35,49
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
Bảng 4.18: Nợ xấu giai đoạn T6.2013-T6.2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nợ xấu
T6.2013
60.779
T6.2014
62.603
So sánh
T6.2013/T6.2014
Số tiền
%
1.823
3,02
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
Ta thấy tỷ lệ nợ xấu giảm dần đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011, nợ
xấu là 105.244 triệu, năm 2012 nợ xấu là 93.199 – giảm 10,80% tương đương
11.288 triệu đồng so với năm 2011, đến năm 2013 nợ xấu tiếp tục giảm xuống
còn 60.119 triệu đồng- giảm 35,49% tương đương 33.080 triệu đồng. Nguyên
nhân là nhờ gói hỗ trợ lãi suất kích cầu; bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ của các
Ban ngành đặc biệt là đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện
cho hộ nông dân sản xuất có hiệu quả, các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp
tục kế hoạch kinh doanh để thu hồi vốn trả các khoản nợ vay ngân hàng. Sang
năm 2013, nợ xấu đã giảm đáng kể so với năm 2012, đó là do NH đã thận trọng
hơn trong công tác thẩm định cho vay nhằm hạn chế rủi ro trong điều kiện kinh
tế khó khăn. Đồng thời việc tăng cường công tác thu nợ, xử lý nợ xấu để nâng
cao chất lượng tín dụng ngân hàng theo yêu cầu của Ban lãnh đạo ngân hàng
cũng đã góp phần làm giảm nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tại
thời điểm T6.2014, nợ xấu toàn hàng là 62.603 triệu đồng, tăng nhẹ 3,02% so với
cùng kỳ năm trước.
4.2.5.1
Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế
52
Bảng 4.19: Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế giai đoạn năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
2011
Chỉ tiêu
Số tiền
2012
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
2014
Tỷ trọng
(%)
2012/2011
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Chênh lệch năm
2013/2012
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Cá nhân, hộ gia đình
94.982
90,25
69.415
74,48
48.328
80,39
-25.567
-26,92
-21.088
-30,38
DN & các tổ chức khác
10.261
9,75
23.784
25,52
11.791
19,61
13.523
131,79
-11.993
-50,42
Tổng cộng
105.244
100
93.199
100
60.119
100
-12.044
-11,44
-33.080
-35,49
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
53
Bảng 4.20: Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
T6.2013
Chỉ tiêu
Số tiền
Cá nhân, hộ gia đình
T6.2014
Tỷ trọng
(%)
So sánh T6.2013/T6.2014
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
51.346
84,48
49.074
78,39
-2.272
-4,43
DN & các tổ chức khác
9.433
15,52
13.528
21,61
4.095
43,42
Tổng cộng
60.779
100
62.603
100
1.823
3,02
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
54
Từ bảng số liệu cho thấy, nợ quá hạn của NH qua 3 năm tập trung chủ
yếu là hộ sản xuất và cá nhân, tỷ trọng trung bình chiếm trên 80%. Năm 2011 nợ
xấu đối với hộ sản xuất, cá nhân là 94.982 triệu đồng chiếm tỷ trọng. Năm 2012,
giảm xuống 69.415 triệu đồng- giảm 26,92% tương đương 25.567 triệu đồng so
với năm 2011. Đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp và các tổ chức khác
năm 2012 cũng tăng khá cao là 23.784 triệu đồng, nguyên nhân do năm 2012
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các tổ chức khác gặp nhiều
khó khăn nên việc hoàn trả nợ cho NH không đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp
đồng, làm cho dư nợ tăng cao. Tại thời điểm T6.2014, nợ xấu của nhóm khách
hàng này là 49.074 triệu đồng, giảm nhẹ 4,43% so với cùng kỳ năm trước.
Đến năm 2013, nợ xấu của doanh nghiệp và các tổ chức khác đã được cải
thiện, doanh nghiệp đã hoàn trả được một khoản nợ xấu của năm trước,do hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp khá hơn, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, vốn
không bị ứ động, hàng hóa tiêu thụ mạnh. Các khoản nợ xấu đối với hộ sản xuất
và cá nhân giảm rõ rệt, chỉ còn 48.328 triệu đồng năm 2013, có được kết quả này
là do NH có chiến lược kinh doanh hiệu quả, tích cực thu hồi các khoản vay quá
hạn và tăng cường cho vay mới để tái đầu tư sản xuất. Tuy nhiên tại thời điểm
T6.2014, nợ xấu của nhóm khách hàng này là 13.528 triệu đồng, tăng mạnh
43,42% so với cùng kỳ năm trước. Điều này rất đáng báo động, ngân hàng cần
cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp
để tránh những tổn thất khó lường trong tương lai.
4.2.5.2 Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế
Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế giúp chúng ta biết được ngành nào
gây ra các khoản nợ xấu nhiều để NH có các kế hoạch cho vay phù hợp nhằm
tránh rủi ro hình thành nợ xấu trong tương lai.
Ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản: năm 2012 nợ xấu là 66.323 triệu
đồng, giảm 18.073 triệu đồng, ứng với 27,25% so với năm 2011, nợ xấu tập
trung nhiều nhất ở lĩnh vực cho vay sản xuất theo mô hình kinh tế tổng hợp. Đến
năm 2013 tình hình nợ xấu lại tiếp tục giảm xuống còn 26.940 triệu đồng, tương
đương 21.310 triệu đồng, ứng với 44,16% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự
giảm sút nợ xấu đối với ngành nông – lâm và thủy sản thì nền kinh tế tổng hợp
chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu ngân hàng cho vay ngắn hạn, được đảm bảo bằng tài
sản thế chấp quyền sử dụng đất, và không cho vay vượt quá 15% vốn tự có. Tại
thời điểm T6.2014, nợ xấu của ngành này là 25.548
triệu đồng, giảm nhẹ
0,54% so với cùng kỳ năm trước.
55
Bảng 4.21: Tình hình nợ xấu theo thành ngành kinh tế giai đoạn năm 2011-2013
2011
Chỉ tiêu
2012
Chênh lệch năm
2012/2011
2013
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
66.323
63,02
48.250
51,77
26.940
44,81
-18.073
-27,25
-21.310
-44,17
656,4
0,62
15.588
16,73
7.152
11,9
14.932
2274,77
-8.436
-54,12
3.Ngành thương mại và dịch vụ
25.756
24,47
15.841
17
15.576
25,91
-9.914
-38,49
-265
-1,67
4.Các ngành khác
12.509
11,89
13.520
14,51
10.451
17,38
1.012
8,09
-3.070
-22,7
Bán buôn
5.508
5,24
5.967
6,40
4.865
8,09
459
8,33
-1.102
-18,47
Bán lẻ
3.957
3,76
4.152
9,61
3.117
5,18
195
4,93
-1.035
-24,93
Vận tải kho bãi
3.044
2,89
3.401
3,65
2.469
4,11
357
11,73
-932
-27,40
105.244
100
93.199
100
60.119
100
-12.044
-11,44
-33.080
-35,49
Số tiền
1.Ngành nông-lâm nghiệpvà thủy sản
2.Ngành công nghiệp và xây dựng
Tổng cộng
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Chênh lệch năm
2013/2012
Số tiền
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
56
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Bảng 4.22: Tình hình nợ xấu theo thành ngành kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014
T6.2013
Chỉ tiêu
So sánh
T6.2013/T6.2014
T6.2014
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
25.412
41,81
25.548
40,81
136
0,54
8.570
14,1
11.832
18,9
3.262
38,06
3. Ngành thương mại và dịch vụ
14.690
24,17
15.726
25,12
1.035
7,05
4. Các ngành khác
12.107
19,92
9.497
15,17
-2.610
-21,56
Bán buôn
5.364
8,83
4.589
7,33
-775
-14,45
Bán lẻ
3.786
6,23
3.026
4,83
-760
-20,07
Vận tải kho bãi
2.957
4,87
1.882
3,01
-1075
-36,35
60.779
100
62.603
100
1.823
3,02
1. Ngành nông-lâm nghiệpvà thủy sản
2. Ngành công nghiệp và xây dựng
Tổng cộng
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
57
Tỷ trọng
(%)
Ngành công nghiệp và xây dựng: năm 2012 nợ xấu tăng 14.932 triệu đồng,
so với năm 2011. Đến năm 2013 giảm khá nhanh 7.152 triệu đồng, tương đương với
8.436 triệu đồng, ứng với 54,12% so với năm 2012. Tại thời điểm T6.2014, nợ xấu
của ngành này là 11.832 triệu đồng, tăng mạnh 38,06% so với cùng kỳ năm trước. Do
biến động của nền kinh tế, nhiều công ty và xí nghiệp làm ăn kém hiệu quả nên nhu
cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng bị hạn chế nên việc thu nợ của NH
không được thuận lợi, vì vậy nợ xấu trong ngành này giảm.
Ngành thương mại – dịch vụ: năm 2012 nợ xấu giảm rõ rệt so với năm
2011, nguyên nhân là do sự biến động giá cả của thị trường theo hướng leo
thang, đặc biệt là giá cả nguyên vật liệu đã làm cho các ngành nghề giảm hiệu
quả kinh doanh thậm chí thua lỗ, khách hàng có thiện chí trả nợ và tìm nguồn thu
khác trả nợ cho NH. Năm 2013 nợ xấu tiếp tục lại giảm xuống còn 15.576 triệu
đồng, ngân hàng tích cực thu hồi nợ, tiến hành theo dõi nợ và có kế hoạch xử lý
thu hồi nợ trong thời gian tới. Tại thời điểm T6.2014, nợ xấu của ngành này là
15.726 triệu đồng, tăng nhẹ 7,05% so với cùng kỳ năm trước.
Các ngành khác: năm 2012 nợ xấu là 13.520 triệu đồng, giảm tương
đương 1.012 triệu đồng, ứng với 8,09% so với năm 2011. Đến năm 2013 nợ xấu
tiếp tục giảm xuống còn 10.451 triệu đồng, tương đương 3.070 triệu đồng, ứng
với 22,70% so với năm 2012. Tại thời điểm T6.2014, nợ xấu của các ngành khác
là 9.497 triệu đồng, giảm mạnh 21,56% so với cùng kỳ năm trước.
4.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG
Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thì việc xem xét
các chỉ tiêu liên quan đến tín dụng: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ...
là chưa đủ mà còn cần có sự hỗ trợ của các chỉ số tài chính mới có thể có những
nhận xét khách quan đúng nhất về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Dưới đây là các chỉ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
của ngân hàng.
4.3.1 Phân tích
4.3.1.1 Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này thể hiện tính hiệu quả của việc sử dụng vốn huy động vào
cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá
cao thì có nghĩa là khả năng tự huy động vốn của ngân hàng chưa đủ để đáp ứng
cho công tác cấp tín dụng tại ngân hàng; ngược lại nếu chỉ tiêu này quá thấp tức
là ngân hàng đã sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Thông thường chỉ tiêu
này trong khoảng từ 70% đến 100% là tốt.
58
Bảng 4.23: Dư nợ trên tổng vốn huy động giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
2011
2012
2013
Tổng dư nợ
Triệu đồng
7.289.532
8.591.388
10.215.787
Nguồn vốn huy động
Triệu đồng
3.657.155
4.053.118
4.639.631
%
199,32
211,97
220,19
Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
Bảng 4.24: Dư nợ trên tổng vốn huy động giai đoạn T6.2013-T6.2014
Chỉ tiêu
Đơn vị
T6.2013
T6.2014
Tổng dư nợ
Triệu đồng
11.441.681
12.242.599
Nguồn vốn huy động
Triệu đồng
4.871.613
5.358.774
234,86
228,46
Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động
%
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
Bảng số liệu cho thấy vì tốc độ tăng trưởng của dư nợ nhanh hơn tốc độ tăng
trưởng của vốn huy động nên Tỷ lệ tổng dư nợ/ tổng vốn huy động qua các năm đều
tăng lên và luôn vượt quá 190%. Trong năm 2011 cứ 199,32 đồng cho vay thì có sự
tham gia của 100 đồng vốn huy động, năm 2012 trong 211,97 đồng cho vay thì có sự
tham gia của 100 đồng vốn huy động. Đến năm 2013, cứ 220,19 đồng cho vay mới có
sự tham gia của 100 đồng vốn huy động. Tại thời điểm T6.2014 chỉ tiêu tổng dư
nợ/Tổng vốn huy động là 228,46 biến động giảm không đáng kể so với cùng kỳ năm
trước. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây giá vàng không ngừng tăng cao,
người dân có xu hướng trữ vàng nên gây ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của
ngân hàng, trong khi tình hình nền kinh tế tỉnh Sóc Trăng ngày càng mở rộng; bên
cạnh đó, tỷ giá không ổn định cùng với mức lạm phát cao dẫn đến chi phí sản xuất
cũng tăng theo góp phần làm cho nhu cầu vay vốn của nền kinh tế cũng tăng lên
không ít. ngân hàng cần có kế hoạch để tăng cường huy động vốn để giúp ngân hàng
chủ động hơn trong cho vay vốn, bên cạnh đó, tăng vốn huy động sẽ hạn chế được
việc sử dụng vốn điều chuyển giúp tiết kiệm chí phí góp phần làm tăng lợi nhuận của
ngân hàng.
4.3.1.2 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của đồng vốn đầu tư thông qua tốc độ luân
chuyển của nó. Chỉ số này càng lớn thì càng tốt.
59
Bảng 4.25: Vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
2011
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
12.437.671
14.909.770
11.979.598
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
6.722.688
7.940.460
9.403.588
1,85
1,88
1,27
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng
2012
2013
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua các năm tương đối cao tuy
nhiên chỉ số này ở năm 2013 có giảm so với năm 2011 & năm 2012. Cụ thể,
vòng quay vốn tín dụng năm 2011 & năm 2012 ổn định ở 1,8 vòng, nhưng năm
2013 lại giảm mạnh xuống còn 1,27 vòng. Tại năm 2011 và năm 2012 dư nợ
tăng dần làm cho dư nợ bình quân cũng tăng nên mặc dù doanh số thu nợ tăng
đáng kể nhưng chỉ số này vẫn ổn định ở mức 1,8. Riêng năm 2013, lại có sự
giảm sút mạnh doanh số thu nợ so với năm 2012, đồng thời dư nợ bình quân tăng
cao, dẫn đến vòng quay vốn nhỏ lại. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của
ngân hàng trong giai đoạn này khá cao cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn vào
công tác cho vay một cách có hiệu quả. Nguyên nhân do sự cố gắng của các
CBTD trong khâu thẩm định và người dân có ý thức trả nợ cao; bên cạnh đó,
trong những năm qua ngân hàng đã đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý, thu hồi
nợ và xử lý các khoản nợ tồn đọng.
4.3.1.3 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này
càng thấp thì chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng càng cao. Mức cho
phép tối đa của ngân hàng Nhà nước đối vối chỉ tiêu này là 5%. Qua bảng phân
tích ta thấy tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ giảm dần qua các năm. Năm 2011 tỷ lệ nợ
xấu là 1,44%, năm 2012 là 1,08% , đến năm 2013 chỉ còn 0,59% ta thấy tỷ lệ này
khá nhỏ. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng không ngừng
được nâng cao. Do trong những năm qua, đặc biệt là năm 2011, người dân sản
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong tỉnh được sự hỗ trợ của ngân hàng
(chính sách cho vay hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch, cho vay bổ sung…) giúp người
dân yên tâm, tích cực sản xuất. Sau khi hết mùa vụ thu được lợi nhuận đã thực
hiện thanh toán các khoản nợ vay đã quá hạn trước đó; bên cạnh đó, công tác thu
hồi nợ tích cực của các cán bộ ngân hàng đã góp phần làm giảm nợ xấu, nâng cao
chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tại thời điểm T6.2014 chỉ tiêu Nợ xấu/Dư nợ
là 0,51 tiếp tục xu hướng giảm của giai đoạn trước.
60
Bảng 4.26: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
2011
2012
2013
Tổng nợ xấu
Triệu đồng
105.244
93.199
60.119
Tổng dư nợ
Triệu đồng
7.289.532
8.591.388
10.215.787
1,44
1,08
0,59
Nợ xấu/Dư nợ
%
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
Bảng 4.27: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn giai đoạn T6.2013T6.2014
Chỉ tiêu
Đơn vị
T6.2013
T6.2014
Tổng nợ xấu
Triệu đồng
60.779
62.603
Tổng dư nợ
Triệu đồng
11.441.681
12.242.599
0,53
0,51
Nợ xấu/Dư nợ
%
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
4.3.1.4 Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Chỉ số này
càng cao thì càng tốt. Bảng dưới cho thấy ngân hàng có hệ số thu hồi nợ rất cao
tuy hệ số này có giảm ở năm 2013 nhưng không đáng kể. Cụ thể: hệ số thu nợ
năm 2011 là 91,65% năm 2012, năm 2013 lần lượt là 92,97% và 88,06%. Chỉ số
này cao một phần là do tín dụng ngắn hạn có thời gian thu hồi nợ khá nhanh,
thêm vào đó trong năm 2011, năm 2012 ngân hàng thu hồi được các khoản nợ
tồn đọng của những năm trước trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản, cùng với sự tăng trưởng của các ngành thương mại dịch vụ cũng tạo điều
kiện cho công tác thu nợ của ngân hàng. Hệ số thu nợ năm 2013 tuy có giảm
nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả tín dụng khá tốt cho thấy ngân hàng đã thực hiện
công tác thu hồi nợ rất hiệu quả trong những năm vừa qua. Tại thời điểm
T6.2014 chỉ tiêu hệ số thu nợ là 94,90. Có được kết quả này phải kể đến sự nỗ
lực của các CBTD trong công tác thẩm định, đánh giá rủi ro, quản lý và thu hồi
nợ đã góp phần làm giảm rủi ro cho ngân hàng, đồng thời thấy được trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của các CBTD ngày càng được nâng cao.
61
Bảng 4.28: Hệ số thu hồi nợ giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
2011
2012
2013
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
12.437.671 14.909.770
11.979.598
Doanh số cho vay
Triệu đồng
13.571.358 16.211.626
13.603.997
Hệ số thu nợ
%
91,65
91,97
88,06
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
Bảng 4.29: Hệ số thu hồi nợ giai đoạn T6.2013-T6.2014
Chỉ tiêu
Đơn vị
T6.2013
T6.2014
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
6.648.677
7.513.005
Doanh số cho vay
Triệu đồng
7.686.258
7.916.846
86,50
94,90
Hệ số thu nợ
%
Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng
Nhìn chung về hoạt động tín dụng của ngân hàng thì rõ ràng là NHNo &
PTNT Sóc Trăng đã thực hiện rất có hiệu quả trong giai đoạn năm 2011T6.2014. Doanh số cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm; bên cạnh đó, ngân
hàng cũng đã thực hiện tốt công tác quản lý, thu hồi nợ góp phần làm cho nguồn
vốn trong ngân hàng luân chuyển nhanh chóng, đạt hiệu quả cao trong sử dụng
vốn. Tình hình huy động vốn của ngân hàng cũng rất tốt, tuy nhiên do tình hình
tỷ giá không ổn định, thị trường vàng thay đổi nhanh và nguy cơ lạm phát cao
nên ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm năng mà ngân hàng có thể huy động để sử
dụng vào cho vay. Hiện nay, nguồn vốn huy động của ngân hàng chưa đủ để đáp
ứng nhu cầu vay nên vẫn còn lệ thuộc vào vốn điều chuyển của ngân hàng cấp
trên với chi phí cao. Trong những năm tới, ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong
công tác khuyến khích các TCKT gửi tiền vào ngân hàng để phục vụ thanh toán
cho các hoạt động giao dịch của mình. Vì bên cạnh nguồn vốn huy động được từ
dân cư thì đây chính là một nguồn vốn rất lớn mà ngân hàng có thể huy động
được từ các TCKT để mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. Cụ thể các
thành tựu và tồn tại của ngân hàng được phân tích dưới đây.
4.3.2 Đánh giá
4.3.2.1 Thành tựu
Trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng huy động vốn nhàn rỗi
trong dân cư để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng góp phần làm tăng khối
62
tiền trong lưu thông. Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định. Với nguồn
vốn nhàn rỗi huy động được, ngân hàng đã cung cấp vốn cho những người cần sử
dụng vốn với chi phí hợp lý hơn. Giúp cho người dân cũng như các doanh nghiệp
có vốn hoạt động sản xuất tạo ra lợi nhuận và góp phần tạo công ăn việc làm cho
người dân trong tỉnh. Phần nào làm cho thu nhập của người dân tăng lên, mức
sống cũng được nâng cao.
Các sản phẩm cho vay tiêu dùng, mua sắm…góp phần cải thiện cuộc
sống người dân, giúp người dân tiếp cận với cuộc sống hiện đại. Các dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng giúp cho việc thanh toán giữa các thành phần kinh tế
được thực hiện nhanh chóng và giảm rủi ro. Bên cạnh đó còn thu hút được các
khoản tiền gửi từ các TCKT. Ngân hàng cùng với đội ngũ các CBTD có trình độ
chuyên môn cao đã thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra các khoản vay, không
ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng trong những năm qua.
Mạng lưới ngân hàng không ngừng trải rộng, đặc biệt tiếp cận với người dân từ
nông thôn đến thành thị nên chiếm ưu thế hơn so với các ngân hàng khác. Góp phần tạo
điều kiện cho ngân hàng phát triển thị phần trong hoạt động tín dụng. Cơ cấu cho vay
ngắn hạn đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay khu vực I sang
khu vực II, III góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng.
4.3.2.2 Tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngân hàng vẫn còn những tồn tại:
Hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng là cho vay ngắn hạn, cho vay
trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khi lãi suất cho vay trung và dài
hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Nếu ngân hàng có thể mở rộng hoạt động
tín dụng trung và dài hạn sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Công tác huy động vốn chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu vay vốn,
ngân hàng vẫn phải nhờ vào vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Tuy nhiên
chi phí vốn điều chuyển cao hơn so với vốn huy động làm tăng chi phí, giảm lợi
nhuận của ngân hàng.
Nguồn vốn huy động được từ các TCKT chiếm tỷ trọng không cao trong
tổng nguồn vốn huy động. Nghĩa là ngân hàng thực hiện chưa hiệu quả công tác
khuyến khích các tổ chức sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
Lực lượng CBTD còn hạn chế mà địa bàn cho vay rộng, do đó sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, thiếu
thời gian đi kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo nợ vay dẫn đến
rủi ro tiềm ẩn phát sinh.
63
Do giá vàng tăng cao nên người dân có xu hướng trữ vàng, gây khó khăn
trong công tác huy động vốn; bên cạnh đó, giá cả các nguyên liệu đầu vào chưa
ổn định làm cho hoạt động sản xuất còn bấp bênh gây bất lợi trong việc thu hồi nợ.
Đối với những ngành, những lĩnh vực sản xuất sản phẩm có tính mùa vụ,
giá cả biến động sẽ rất khó xác định kỳ hạn và hiệu quả của phương án sản xuất
kinh doanh nên dễ dẫn đến mức vốn cho vay bị sai lệch, nợ quá hạn sẽ phát sinh.
4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC
TRĂNG
Từ việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng đã trình bày ở trên thấy được
hiện ngân hàng vẫn còn những tồn tại bên cạnh những thành tựu đạt được. Một
số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng là:
4.4.1 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung và dài hạn
Hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng là cho vay ngắn hạn, cho vay
trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khi lãi suất cho vay trung và dài
hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Nếu ngân hàng có thể mở rộng hoạt động
tín dụng trung và dài hạn sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Ngân hàng có thể tổ chức một bộ phận nghiên cứu thị trường cung cấp
dịch vụ tư vấn nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng dự án vay vốn trung,
dài hạn cũng như tư vấn cho khách hàng về việc đánh giá, dự báo tình hình phát
triển của doanh nghiệp, tư vấn cho nông dân nên sản xuất gì, kết hợp mô hình ra
sao, nên kinh doanh loại hàng nào để có thể tránh tổn thất do biến động của nền
kinh tế… Như vậy không chỉ khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả mà
ngân hàng còn mở rộng hoạt động cho vay trung dài hạn, đồng thời nâng cao
chất lượng thu nợ. Đây cũng là một biện pháp thu hút khách hàng bền vững đến
với ngân hàng sử dụng các dịch vụ khác, không chỉ tín dụng trung, dài hạn.
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng nhằm nắm bắt được
những nhu cầu vốn, đặc biệt là nhu cầu vay trung dài hạn, những định hướng
trong tương lai để có kế hoạch kịp thời hoặc có những sản phẩm, dịch vụ đón đầu
đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng hiện nay. Khi xây dựng
chiến lược khách hàng, cần đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm, động cơ và mong muốn
của từng nhóm khách hàng.
Thực thi tốt những mối quan hệ với khách hàng thông qua thùng thư góp
ý, xem xét những kiến nghị của khách hàng từ đó thường xuyên đánh giá và xem
64
xét để điều chỉnh hoạt động của mình. Củng cố mối quan hệ với khách hàng bằng
chất lượng sản phẩm cũng như thái độ phụ vụ tận tình chu đáo của nhân viên.
Đưa cán bộ xuống tận những khu vực có nhu cầu vay vốn cao (nhiều
khách hàng tiềm năng) nhưng không thuận tiện khi giao dịch với ngân hàng mình
nhằm giới thiệu sản phẩm phù hợp với điều kiện của từng nhóm khách hàng. Với
cách phục vụ chuyên nghiệp, giải thích rõ ràng những thắc mắc cho khách hàng
hiểu, giúp khách hàng thấy được những ưu đãi khi vay vốn của ngân hàng. Đó
cũng là cách quảng bá thương hiệu của Chi nhánh. Tăng cường thông tin tiếp thị,
tiếp tục củng cố sự tín nhiệm của khách hàng, nâng cao hơn nữa chất lượng phục
vụ như: giảm thiểu thời gian thực hiện giao dịch, thái độ phục vụ tốt của CBTD.
4.4.2 Đẩy mạnh hoạt động huy động
Công tác huy động vốn chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu vay vốn,
ngân hàng vẫn phải nhờ vào vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Tuy nhiên
chi phí vốn điều chuyển cao hơn so với vốn huy động làm tăng chi phí, giảm lợi
nhuận của ngân hàng. Nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ
trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động. Nghĩa là ngân hàng thực hiện
chưa hiệu quả công tác khuyến khích các tổ chức sử dụng các dịch vụ thanh toán
qua ngân hàng.
Cần nhận thức rõ quan điểm “ đi vay để cho vay” là phương châm hoạt
động của ngân hàng, từ đó đề ra chủ trương, chính sách, phương thức và biện
pháp hữu hiệu để khởi tăng nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: gửi tiền tiết
kiệm trúng thưởng (trúng nhà, trúng vàng…) để đảm bảo nguồn vốn cho huy
động. Cần đẩy mạnh công tác Marketing, mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp
thị để người dân biết được về lãi suất cũng như các hình thức huy động vốn đa
dạng của ngân hàng để thu hút ngày càng nhiều khách hàng: treo băng rôn, áp
phích…đồng thời hạn chế được việc trữ tiền, vàng của người dân.
Ngân hàng có thể thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán để khuyến
khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng góp phần tăng
nguồn vốn huy động tại ngân hàng.
Đẩy mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là hệ thống
thanh toán tiền nợ, thanh toán chuyển tiền, củng cố các loại hình dịch vụ ngân hàng
hiện có, nghiên cứu mở rộng các hình thức mới như: nghiệp vụ đầu tư trái phiếu, ( trái
phiếu ngân hàng, trái phiếu chính phủ), nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.
65
4.4.3 Nâng cao chất lượng nhân sự
Lực lượng và năng lực CBTD còn hạn chế mà địa bàn cho vay rộng, do
đó sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong công tác thẩm định, xét duyệt cho
vay, thiếu thời gian đi kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo nợ vay
dẫn đến rủi ro tiềm ẩn phát sinh.
Ngân hàng cần phải biết rằng, để cho vay tốt cần có một đội ngũ CBTD
tốt do đó phải thu hút, thuê, giữ lại những cán bộ cho vay vừa có kỹ năng vừa có
năng lực về trình độ chuyên môn. Do đó, cần tạo môi trường làm việc tốt và có
chính sách tuyển dụng cán bộ một cách công bằng và hợp lý để có thể thu hút
được những người thực sự giỏi về làm việc cho ngân hàng. Ngoài ra cần có các
chính sách về đãi ngộ hấp dẫn, thưởng phạt nghiêm minh để giữ cán bộ.
Cán bộ tín dụng phải năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, có
tinh thần trách nhiệm cao khi xem xét cho vay; trong cho vay cần lập chữ “tín”
làm đầu để gắn chặt ngân hàng với khách hàng của mình. Đồng thời, phải có
phong cách tiến bộ, tế nhị, thân thiện với khách hàng có nghĩa là không thực hiện
biện pháp hành chính cứng nhắc đối với người vay, nên tạo cho khách hàng có
một cảm giác thoải mái, thấy được sự giúp đỡ của ngân hàng, tạo điều kiện cho
họ sản xuất tốt, ngược lại họ sẽ làm tròn trách nhiệm cho ngân hàng.
Thường xuyên đưa các cán bộ đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên
môn, nâng cao nghiệp vụ tín dụng để góp phần làm tốt công tác tín dụng tại ngân
hàng, tiết liệm được thời gian, chi phí trong công tác thẩm định, giám sát khoản
vay… Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn thông qua
hình thức đào tạo tại nước ngoài. Tham gia các chương trình đào tạo do các tổ
chức quốc tế tổ chức tại Việt Nam, học tập kinh nghiệm quản lý điều hành.
Đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho các bộ phận đồng thời tổ chức các phong
trào thi đua giữa các cán bộ tín dụng theo định kỳ 3 tháng hay 6 tháng để tạo
động lực hoàn thành nhiệm vụ và cũng để tự hoàn thiện bản thân, nghiệp vụ
chuyên môn củacán bộ tín dụng.
4.4.4 Nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng
Giá cả các nguyên liệu đầu vào chưa ổn định làm cho hoạt động sản xuất
còn bấp bênh gây bất lợi trong việc thu hồi nợ. Đối với những ngành, những lĩnh
vực sản xuất sản phẩm có tính mùa vụ, giá cả biến động sẽ rất khó xác định kỳ
hạn và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh nên dễ dẫn đến mức vốn cho
vay bị sai lệch, nợ quá hạn sẽ phát sinh. Nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Sóc Trăng hiện đang được kiểm soát hiệu quả, song
66
việc nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng cần được tiến hành một
cách liên tục.
Ngân hàng cần có những chính sách nhằm kiên quyết xử lý nợ xấu bao
gồm các khoản nợ hạch toán nội bảng đủ điều kiện xử lý và nợ đã được xử lý từ
quỹ dự phòng rủi ro hạch toán ngoại bảng. Rà soát, phân loại toàn bộ các khoản
nợ đã xuất toán ngoại bảng để xây dựng kế hoạch tận thu hồi nợ. Tận thu và xử
lý các món nợ trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất chi phí cho việc xử lý nợ quá
hạn bằng cách thuyết phục khách hàng tìm nguồn vốn để trả nợ.
Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu hoặc đã có nợ xấu, nên tìm
hiểu nguyên nhân rõ ràng, khi đã tìm ra nguyên nhân ngân hàng có thể tùy theo
từng trường hợp cụ thể để có những biện pháp thích hợp:
Đối với các doanh nghiệp có nợ sắp đến hạn nhưng chưa có nguồn thanh
toán, thì ngân hàng tiến hành nhắc nhở, xúc tiến ngay thủ tục gia hạn nợ nếu có lý do
chính đáng.
Đối với doanh nghiệp mới phát sinh nợ quá hạn, ngân hàng yêu cầu gửi ngay kế
hoạch trả nợ khả thi và thường xuyên đốc thúc doanh nghiệp tìm nguồn trả nợ.
Đối với doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, không đủ tiền trả nợ, nhưng có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể đề nghị người
vay thanh lý bớt tài sản không sử dụng, giải phóng hàng tồn kho, tổ chức lại sản xuất ðể
phục hồi khả nãng trả nợ của khách hàng. Hay ngân hàng có thể hýớng dẫn cho khách
hàng lập kế hoạch trả dần. Trýờng hợp khách hàng không bán ðýợc tài sản, ngân hàng
buộc phải ðem tài sản ði phát mãi để thu hồi nợ vay.
Trường hợp khách hàng lừa đảo, cố tình lẩn tránh, sử dụng vốn sai mục
đích, không còn sản xuất kinh doanh, mất khả năng trả nợ… lúc này ngân hàng
cần nhanh chóng phong tỏa tài sản, tiến hành khởi kiện ra tòa và tập trung hồ sơ
liên hệ với các Ban ngành liên quan, tiến hành phát mãi tài sản để thu hồi nợ gốc và lãi.
Đối với các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường, dù là món vay lớn hay
nhỏ, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ hơn nhằm thu hồi nợ cũ và đồng thời
thực hiện phân loại đánh giá khách hàng để tránh phát sinh nợ quá hạn mới.
Ưu tiên cho vay đối với những khách hàng truyền thống, thường xuyên
quan hệ giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên cũng nên định kỳ thay đổi cán bộ
thẩm định, giám sát nợ đối với nhóm khách hàng này để hạn chế những rủi ro do
chủ quan của CBTD.
Đối với những khách hàng có nhu cầu vay lớn hoặc chứa đựng nhiều rủi ro
thì ngân hàng có thể phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn cùng cho vay để
phân tán rủi ro.
67
Có các chương trình cụ thể, các chính sách ưu đãi đối với các ngành, lĩnh
vực linh tế mới, các ngành ưu tiên phát triển của tỉnh(ví dụ: xuất khẩu hàng thủ
công, mỹ nghệ, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường, du lịch…)
với các thể thức cho vay linh hoạt nhằm mở rộng đối tượng khách hàng vay, qua
đó phân tán rủi ro trong tín dụng.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện rủi ro tiềm
ẩn, bất ổn, thiếu sót trong hoạt động tín dụng của ngân hàng để đưa ra biện pháp
chấn chỉnh kịp thời. Cán bộ tín dụng nên thực hiện đầy đủ quy trình cho vay kết
hợp với thường xuyên giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng để
hạn chế những rủi ro có thể phát sinh từ tín dụng.
Cần xây dựng hệ thống thông tin chuyên môn phục vụ cho công tác tín
dụng. Chẳng hạn như xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về những khách hàng
có liên hệ với ngân hàng và sử dụng hiệu quả những thông tin trên trong công tác
thẩm định sẽ giảm bớt được yếu tố chủ quan và giảm chi phí trong việc thẩm
định khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng công tác tín dụng đồng thời khắc
phục được nhược điểm do thiếu nguồn nhân lực để quản lý lượng khách hàng lớn
trên địa bàn cho vay rộng.
68
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong những năm qua, NHNo & PTNT Sóc Trăng với vai trò trung gian
tài chính đã làm tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi để cho khách hàng vay sử
dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần làm cho nền kinh tế phát triển
và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trong hoạt động của ngân hàng thì tín dụng là hoạt động chủ yếu tạo ra
lợi nhuận cho ngân hàng. Trong đó, tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao
trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng (trên 90%). Tuy vẫn còn những tồn
tại trong hoạt động tín dụng nhưng trong những năm qua ngân hàng cũng đã đạt
được những thành tựu nhất định.
Về huy động vốn: Công tác huy động vốn không ngừng tăng trưởng qua
các năm . Có được kết quả này là do ngân hàng không ngừng thực hiện những
hoạt động quảng bá uy tín cùng với việc cung cấp các sản phẩm huy động ngày
càng đa dạng và phù hợp với các thành phần kinh tế.
Về hoạt động tín dụng ngắn hạn: công tác cho vay ngắn hạn của ngân
hàng luôn đạt hiệu quả cao. Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của ngân hàng có
sự tăng trưởng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong mức an toàn và thậm chí
còn thấp hơn so với toàn ngành. Chất lượng tín dụng ngắn hạn luôn được đảm
bảo. Trong thời gian qua tín dụng ngắn hạn đã cung cấp kịp thời vốn ngắn hạn
cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh diễn ra liên tục và không ngừng mở rộng. Góp phần thay đổi diện
mạo tỉnh Sóc trăng từ một tỉnh có nền nông nghiệp lạc hậu trở nên hiện đại hơn
với sự chuyển dịch cơ cấu sang các ngành công nghiệp và thương mại. Bên cạnh
đó người dân sản xuất nông nghiệp cũng đã nắm bắt những tiến bộ kỹ thuật vào
trong hoạt động sản xuất và đạt hiệu quả cao.
Về hoạt động kinh doanh: Việc đa dạng các sản phẩm cung cấp thu hút
khách hàng không những làm tăng qui mô tín dụng mà còn làm cho doanh thu
của ngân hàng tăng lên không ít. Nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng không
ngừng tăng lên trong giai đoạn năm 2011–T6.2014. Đó là điều đáng mừng cho
ngân hàng. Có được kết quả này cũng là do sự cố gắng của toàn thể cán bộ, nhân
viên trng ngân hàng cùng với hệ thống quản lý hiệu quả của ngân hàng.
Tóm lại, qua phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh NHNo
& PTNT Sóc Trăng đã cho tôi nhiều kiến thức bổ ích về hoạt động tín dụng của
ngân hàng, giúp tôi thấy được vai trò quan trọng của tín dụng đối với sự phát
69
triển của nền kinh tế nước nhà. Đồng thời, thông qua việc phân tích còn giúp cho
tôi thấy được những khó khăn trong hoạt động tín dụng. Thông qua đề tài này, tôi
mong rằng những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng được đề xuất có thể đóng
góp cho các nhà quản trị của chi nhánh trong quá trình điều hành đạt được kết
quả tốt hơn, góp phần vào sự phát triển chung của ngành và không ngừng đóng
góp vào sự phát triển của nền kinh tế.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản nội bộ liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có liên quan.
2. Huỳnh Thanh Giới, 2006. Phân tích hoạt động tín dụng và các giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện U
Minh – Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
3. Nguyễn Thị Hoài Phương, 2007. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
NHNo & PTNT huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang. Luận văn tốt nghiệp.
Đại học Cần Thơ.
4. PGS Nguyễn Đăng Dờn, 1998. Tín dụng và nghiệp vụ Ngân hàng thương
mại. Nhà xuất bản Tài chính
5. Ths Thái Văn Đại, 2005. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Tủ
sách Đại học Cần Thơ
6. Ths Nguyễn Thanh Nguyệt và Ths Thái Văn Đại, 2004. Giáo trình Quản trị
Ngân hàng Thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ
71
[...]... cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng Số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng giai đoạn năm 2011-T6.2014 Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát. .. động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được triển khai trước đó Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành A” do Lê Thiện Phúc thực hiện đã phân tích, đánh giá hoạt động 1 tín dụng và đưa ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng trung... và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng giai đoạn năm 2011-T6.2014 2 1.4 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Chương 1: Mở đầu Chương 2: Một số lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng Chương 3: Phân tích hiệu quả hoạt đông tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng ... nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng giai đoạn năm 2011-T6.2014 Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng Trên cơ sở phân tích, đánh giá, rút ra những nguyên nhân tồn tại Từ... chọn đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng làm đề tài cho bài khóa luận tốt nghiệp trên cơ sở phân tích dữ liệu cập nhật, đưa ra các giải pháp thiết thực hơn gắn với giai đoạn hiện nay 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng, từ đó... QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - Tên gọi trong giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng - Tên viết tắt: NHNo & PTNT Sóc Trăng - Tên gọi trong giao dịch quốc tế: Agribank Soc Trăng - Trụ sở chính: số 20B Trần Hưng Đạo, Phường 2, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng Chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng được thành lập theo Quyết... của ngân hàng vào hoạt động tín dụng Tỷ lệ này càng cao thì kết luận ngân hàng tập trung vốn tốt cho hoạt động tín dụng 8 Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động trong hoạt động tín dụng Giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động Tổng dư nợ Tổng dư nợ/Vốn huy động = x 100 Nguồn vốn huy động. .. phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng giúp cho ngân hàng tìm ra các biện pháp sát thực tế để có thể hạ thấp tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng và nó còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển của ngân hàng Để từ đó các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả cho cả ngân hàng và khách hàng Một số nghiên cứu trước đó về hoạt động tín. .. PTNT Sóc Trăng Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng Chức năng của từng bộ phận: Giám đốc: Lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đề ra các chi n lược hoạt động phát triển kinh doanh cũng như xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị, tổ chức hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi… đến người lao động theo... uy tín và thương hiệu của ngân hàng Từ đó giúp thu hút được nguồn vốn khá lớn phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng 4.2 TÌNH HÌNH CHO VAY 4.2.1 Tổng quan hoạt động tín dụng Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động với phương thức “đi vay để cho vay” do vậy nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ thiết yếu của ngân hàng Thiếu vốn, ngân hàng không thể đáp ứng được các nhu cầu vay của khách hàng,