TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 31 - 36)

Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động với phương thức “đi vay để cho vay” do vậy nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ thiết yếu của ngân hàng. Thiếu vốn, ngân hàng không thể đáp ứng được các nhu cầu vay của khách hàng, điều đó làm cho hoạt động của ngân hàng bị trì trệ, làm giảm lợi nhuận và làm chậm sự phát triển của ngân hàng. Trong đó, vốn huy động tại chỗ luôn là một yếu tố góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng vì lãi suất vốn huy động tại chỗ bao giờcũng nhỏ hơn lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng cấp trên. Do đó trong những năm vừa qua, NHNo & PTNT Sóc Trăng đã luôn chú trọng và tập trung phấn đấu nhằm có thể huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương đểphục vụcho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế và giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động đầu tư, cấp tín dụng của ngân hàng.

Tiền gửi kho bạc: là tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng. Nhóm tiền gửi này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏtrong tổng vốn huy động của ngân hàng (2,03% năm 2011) và giảm dần qua các năm, đến năm 2013 chỉ còn 1,04% trong tổng vốn huy động. Về số tiền, trong năm 2012 nhóm tiền gửi này là 149.398 triệu đồng – giảm 0,21% tương đương 321 triệu đồng so với năm 2011và tiếp tục giảm 27,9% ở năm 2013 tương đương 41.678 triệu đồng. Tại thời điểm T6.2014 nhóm tiền gửi này là 113.606 triệu đồng, giảm 25,26% so với cùng kỳ năm trước. Tiền gửi của kho bạc giảm dần qua các năm là do trong những năm gần đây ngân hàng thực hiện chuyển tiền gửi của kho bạc về ngân hàng Nhà nước.

Tiền gửi dân cư: là tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi cá nhân. Đây là nguồn vốn huy động chủ yếu thứ hai của ngân hàng (sau vốn điều chuyển), chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động và có chiều hướng tăng dần, cụthểlà năm 2012nhóm tiền gửi này chiếm 39,46%, đến năm 2013 chiếm 38,52%. Năm 2011 ngân hàng huy động tiền gửi dân cư được 2.970.820 triệu đồng. Năm 2012 nguồn vốn này là 3.426.372 triệu đồng – tăng 15,33% tương đương 455.552 triệu đồng so vớinăm 2011. Tạinăm 2013 tiền gửi cư dân tiếp tục tăng lên 3.978.068 triệu đồng, tăng 16,10% so vớinăm 2012. Tại thời điểm T6.2014 nhóm tiền gửi này là 4.079.099 triệu đồng, tăng 14,51% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân

là do người dân đã có ý thức đối với lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng; lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nên đã thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng.

Tiền gửi TCTD: là tiền gửi của các TCTD khác nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu chuyển tiền dịch vụ, thanh toán liên ngân hàng... chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động, chỉ tiêu này đã giảm qua các năm. Trong năm 2012, ngân hàng huy động được 9.864 triệu đồng từcác TCTD – giảm 0,97% tương đương 96 triệu đồng so với năm 2011. Sang đến năm 2013, tiền gửi TCTD tiếp tục giảm mạnh 3,57% so với năm 2012 tương đương 349 triệu đồng. Tại thời điểm T6.2014 nhóm tiền gửi này là 21.971 triệu đồng, tăng 12,75% so với cùng kỳ năm trước cho thấy các hoạt động thanh toán, chuyển tiền giữa các tổchức tín dụng có sựbiến động mạnh mẽ.

Tiền gửi tổchức khác: ngoài tiền gửi kho bạc, tiền gửi cá nhân, tiền gửi tổ chức tín dụng NH còn huy động được lượng vốn lớn từ các tổ chức khác. Đây cũng là nguồn vốn huy động chiếm tỷtrọng lớn của ngân hàng tuy nhiên có xu hướng giảm, năm 2011 nhóm tiền gửi này chiếm 7,15% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm còn 5,39% năm 2012và còn 5,27% vào năm 2013. Vềsốtiền, trong những năm qua, chỉ tiêu này tăng giảm không ổn định. Năm 2011 là 526.752 triệu đồng. Đến năm 2012giảm còn 467.580 triệu đồng – giảm 11,23% tương đương 59.172 triệu đồng. Nguyên nhân là do trongnăm 2011 vừa qua cuộc khủng hoảng nhiều doanh nghiệp ồ ạt ra đời, chủ doanh nghiệp còn non trẻ chưa có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh dẫn đến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, năng suất hoạt động giảm, hàng hóa tiêu thụ chậm. Do đó nguồn thu hàng ngày của doanh nghiệp cũng ít đi tiền gửi thanh toán vào NH cũng giảm theo. Năm 2013, tiền gửi các tổchức khác lại tăng lên 544.423 triệu đồng- tăng 16,43% tương đương 76.843 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các tổ chức khác gửi tiền vào NH chủyếu là những khoản tiền không kì hạn nhằm để thanh toán cho các đối tác giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt là trong năm 2013, mô hình kinh doanh qua mạng Internet phát triển mạnh, nhu cầu thanh toán qua NH cũng tăng cao, từ đó thu hút được lượng vốn lớn từ những đối tượng trên. Tại thời điểm T6.2014 nhóm tiền gửi này là 1.144.098 triệu đồng, tiếp tục xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước.

Vốn điều chuyển: là nguồn tiền được chi nhánh lấy từhội sở chính để phục vụcác hoạt động sửdụng vốn của đơn vị (cho vay…) khi nguồn tiền huy động từ chi nhánh không đủ. Đây là nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỷtrọng cao trong tổng vốn huy động và có chiều hướng tăng dần,

Năm 2012nguồn vốn này là 4.629.035 triệu đồng –tăng 0,25% tương đương 924.011 triệu đồng so với năm 2011. Tại năm 2013 chi nhánh tiếp tục nhận vốn điều chuyển tăng lên 1.058.645 triệu đồng, tăng 0,23% so với năm 2012. Tại thời điểm T6.2014 nguồn tiền này là 7.021.502 triệu đồng, tăng 320.031 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung nguồn vốn huy động tại ngân hàng tăng trưởng ổn định dù vẫn có chỉ tiêu giảm nhưng không đáng kể. Năm 2012 tăng 17,93% so với 2011. Đến năm 2013 tăng 18,95% so với năm 2012. Tính đến T6.2014 tổng nguồn vốn huy động là 12.380.276 triệu đồng tăng 6,97% so với cùng kỳ năm trước. Sốliệu cho thấy công tác mởrộng huy động vốn của ngân hàng đã thực sựcó hiệu quả, góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Bảng 4.1: Tình hình vốn huy động giai đoạnnăm 2011-2013

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉtiêu 2011 2012 2013 So sánh2012/2011năm So sánh2013/2012năm Sốtiền Tỷtrọng (%) Sốtiền Tỷtrọng (%) Sốtiền Tỷtrọng (%) Sốtiền % Sốtiền % 1. Tiền gửi kho bạc 149.719 2,03 149.398 1,72 107.720 1,04 -321 -0,21 -41.678 -27,9

2. Tiền gửi dân cư 2.970.820 40,35 3.426.372 39,46 3.978.068 38,52 455.552 15,33 551.696 16,1

3. Tiền gửi TCTD 9.864 0,13 9.768 0,11 9.419 0,09 -96 -0,97 -349 -3,57

4. Tiền gửi TC khác 526.752 7,15 467.580 5,39 544.423 5,27 -59.172 -11,23 76.843 16,43

5. Vốn điều chuyển 3.705.025 50,33 4.629.035 53,32 5.687.680 55,07 924.011 24,94 1.058.645 22,87

Tổng cộng 7.362.180 100 8.682.153 100 10.327.310 100 1.319.974 17,93 1.645.157 18,95

24 Bảng 4.2: Tình hình vốn huy động giai đoạn T6.2013-T6.2014

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉtiêu T6.2013 T6.2014 So sánh T6.2013/T6.2014

Sốtiền Tỷtrọng (%) Sốtiền Tỷtrọng (%) Sốtiền %

1. Tiền gửi kho bạc 151.994 1,31 113.606 0,92 -38.388 -25,26

2. Tiền gửi dân cư 3.562.123 30,78 4.079.099 32,95 516.976 14,51

3. Tiền gửi TCTD 19.486 0,17 21.971 0,18 2.485 12,75

4. Tiền gửi TC khác 1.138.009 9,83 1.144.098 9,24 6.090 0,54

5. Vốn điều chuyển 6.701.470 57,91 7.021.502 56,72 320.031 4,78

Tổng cộng 11.573.082 100 12.380.276 100 807.193 6,97

Có được kết quả này là do ngân hàng đã ưu tiên phát triển nguồn vốn huy động cùng với các chính sách như: đa dạng các sản phẩm huy động (sản phẩm "Đầu tư tự động - Lợi ích tự động", khách hàng tiết kiệm được thời gian giao dịch, sửdụng có hiệu quảTiền gửi thanh toán tại ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt vốn Tiền gửi thanh toán. Sản phẩm được dành cho các tổchức kinh tế, có tài khoản tiền gửi thanh toán tại hệthống NHNo & PTNT và đăng ký mở, sửdụng tài khoản Đầu tư tự động - Lợi ích tự động, ngoài ra ngân hàng còn huy động vốn với nhiều mức kỳ hạn và các mức lãi suất khác nhau…), miễn phí phát hành thẻ ATM, tổchức các hoạt động, tặng quà, tổ chức các chương trình tiết kiệm dự thưởng... phù hợp với yêu cầu và thịhiếu của khách hàng, đồng thời phổ biến tên tuổi, sản phẩm - dịch vụ của ngân hàng ngày càng rộng rãi, nâng cao uy tín và thương hiệu của ngân hàng. Từ đó giúp thu hút được nguồn vốn khá lớn phục vụcho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)