Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 66 - 74)

Phân tích nợxấu theo ngành kinh tế giúp chúng ta biết được ngành nào gây ra các khoản nợ xấu nhiều để NH có các kế hoạch cho vay phù hợp nhằm tránh rủi ro hình thành nợxấu trong tương lai.

Ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản: năm 2012nợ xấu là 66.323 triệu đồng, giảm 18.073 triệu đồng, ứng với 27,25% so với năm 2011, nợ xấu tập trung nhiều nhất ởlĩnh vực cho vay sản xuất theo mô hình kinh tếtổng hợp. Đến năm 2013 tình hình nợxấu lại tiếp tục giảm xuống còn 26.940 triệu đồng, tương đương 21.310 triệu đồng, ứng với 44,16% so vớinăm 2012. Nguyên nhân của sự giảm sút nợxấu đối với ngành nông – lâm và thủy sản thì nền kinh tế tổng hợp chiếm tỷtrọng lớn, chủyếu ngân hàng cho vay ngắn hạn, được đảm bảo bằng tài sản thế chấp quyền sửdụng đất, và không cho vay vượt quá 15% vốn tựcó. Tại thời điểm T6.2014, nợxấu của ngành này là 25.548 triệu đồng, giảm nhẹ 0,54% so với cùng kỳ năm trước.

56

Bảng 4.21: Tình hình nợxấu theo thành ngành kinh tế giai đoạnnăm 2011-2013

Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng

Chỉtiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch năm 2012/2011 Chênh lệchnăm 2013/2012 Sốtiền Tỷtrọng (%) Sốtiền Tỷ trọng (%) Sốtiền Tỷtrọng (%) Sốtiền Tỷ trọng (%) Sốtiền Tỷtrọng (%) 1.Ngành nông-lâm nghiệpvà thủy sản 66.323 63,02 48.250 51,77 26.940 44,81 -18.073 -27,25 -21.310 -44,17 2.Ngành công nghiệp và xây dựng 656,4 0,62 15.588 16,73 7.152 11,9 14.932 2274,77 -8.436 -54,12 3.Ngành thương mại và dịch vụ 25.756 24,47 15.841 17 15.576 25,91 -9.914 -38,49 -265 -1,67 4.Các ngành khác 12.509 11,89 13.520 14,51 10.451 17,38 1.012 8,09 -3.070 -22,7 Bán buôn 5.508 5,24 5.967 6,40 4.865 8,09 459 8,33 -1.102 -18,47 Bán lẻ 3.957 3,76 4.152 9,61 3.117 5,18 195 4,93 -1.035 -24,93 Vận tải kho bãi 3.044 2,89 3.401 3,65 2.469 4,11 357 11,73 -932 -27,40 Tổng cộng 105.244 100 93.199 100 60.119 100 -12.044 -11,44 -33.080 -35,49

Bảng 4.22: Tình hình nợxấu theo thành ngành kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014 Chỉtiêu T6.2013 T6.2014 So sánh T6.2013/T6.2014 Sốtiền Tỷtrọng (%) Sốtiền Tỷtrọng (%) Sốtiền Tỷtrọng (%) 1. Ngành nông-lâm nghiệpvà thủy sản 25.412 41,81 25.548 40,81 136 0,54

2. Ngành công nghiệp và xây dựng 8.570 14,1 11.832 18,9 3.262 38,06

3. Ngành thương mại và dịch vụ 14.690 24,17 15.726 25,12 1.035 7,05 4. Các ngành khác 12.107 19,92 9.497 15,17 -2.610 -21,56 Bán buôn 5.364 8,83 4.589 7,33 -775 -14,45 Bán lẻ 3.786 6,23 3.026 4,83 -760 -20,07 Vận tải kho bãi 2.957 4,87 1.882 3,01 -1075 -36,35 Tổng cộng 60.779 100 62.603 100 1.823 3,02

Ngành công nghiệp và xây dựng: năm 2012 nợxấu tăng 14.932 triệu đồng, so với năm 2011. Đến năm 2013 giảm khá nhanh 7.152 triệu đồng, tương đương với 8.436 triệu đồng, ứng với 54,12% so với năm 2012. Tại thời điểm T6.2014, nợxấu của ngành này là 11.832 triệu đồng, tăng mạnh 38,06% so với cùng kỳ năm trước. Do biến động của nền kinh tế, nhiều công ty và xí nghiệp làm ăn kém hiệu quả nên nhu cầu vốn đểmở rộng sản xuất kinh doanh cũng bị hạn chếnên việc thu nợcủa NH không được thuận lợi, vì vậy nợxấu trong ngành này giảm.

Ngành thương mại – dịch vụ: năm 2012 nợ xấu giảm rõ rệt so với năm 2011, nguyên nhân là do sự biến động giá cả của thị trường theo hướng leo thang, đặc biệt là giá cả nguyên vật liệu đã làm cho các ngành nghề giảm hiệu quảkinh doanh thậm chí thua lỗ, khách hàng có thiện chí trảnợvà tìm nguồn thu khác trảnợcho NH. Năm 2013nợxấu tiếp tục lại giảm xuống còn 15.576 triệu đồng, ngân hàng tích cực thu hồi nợ, tiến hành theo dõi nợvà có kếhoạch xửlý thu hồi nợ trong thời gian tới. Tại thời điểm T6.2014, nợ xấu của ngành này là 15.726 triệu đồng, tăng nhẹ7,05% so với cùng kỳ năm trước.

Các ngành khác: năm 2012 nợ xấu là 13.520 triệu đồng, giảm tương đương 1.012 triệu đồng, ứng với 8,09% so vớinăm 2011. Đến năm 2013nợxấu tiếp tục giảm xuống còn 10.451 triệu đồng, tương đương 3.070 triệu đồng, ứng với 22,70% so vớinăm 2012. Tại thời điểm T6.2014, nợxấu của các ngành khác là 9.497 triệu đồng, giảm mạnh 21,56% so với cùng kỳ năm trước.

4.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC TRĂNG

Để đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng của ngân hàng thì việc xem xét các chỉ tiêu liên quan đến tín dụng: doanh số cho vay, doanh sốthu nợ, dư nợ... là chưa đủ mà còn cần có sựhỗtrợcủa các chỉ sốtài chính mới có thểcó những nhận xét khách quan đúng nhất về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dưới đây là các chỉ số tài chính phản ánh hiệu quảhoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

4.3.1 Phân tích

4.3.1.1 Tổng dư nợ/Tng vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện tính hiệu quả của việc sử dụng vốn huy động vào cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá cao thì có nghĩa là khả năng tự huy động vốn của ngân hàng chưa đủ để đáp ứng cho công tác cấp tín dụng tại ngân hàng; ngược lại nếu chỉtiêu này quá thấp tức là ngân hàng đã sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Thông thường chỉ tiêu này trong khoảng từ 70% đến 100% là tốt.

Bảng 4.23: Dư nợ trên tổng vốn huy động giai đoạn 2011-2013

Chỉtiêu Đơn vị 2011 2012 2013

Tổng dư nợ Triệu đồng 7.289.532 8.591.388 10.215.787 Nguồn vốn huy động Triệu đồng 3.657.155 4.053.118 4.639.631

Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động % 199,32 211,97 220,19

Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng

Bảng 4.24:Dư nợ trên tổng vốn huy động giai đoạn T6.2013-T6.2014

Chỉtiêu Đơn vị T6.2013 T6.2014

Tổng dư nợ Triệu đồng 11.441.681 12.242.599 Nguồn vốn huy động Triệu đồng 4.871.613 5.358.774

Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động % 234,86 228,46

Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng

Bảng sốliệu cho thấy vì tốc độ tăng trưởng của dư nợ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của vốn huy động nên Tỷlệtổng dư nợ/ tổng vốn huy động qua các năm đều tăng lên và luôn vượt quá 190%. Trong năm 2011 cứ 199,32 đồng cho vay thì có sự tham gia của 100 đồng vốn huy động, năm 2012 trong 211,97 đồng cho vay thì có sự tham gia của 100 đồng vốn huy động. Đến năm 2013, cứ 220,19 đồng cho vay mới có sự tham gia của 100 đồng vốn huy động. Tại thời điểm T6.2014 chỉ tiêu tổng dư nợ/Tổng vốn huy động là 228,46 biến động giảm không đáng kểso với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây giá vàng không ngừng tăng cao, người dân có xu hướng trữvàng nên gây ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng, trong khi tình hình nền kinh tếtỉnh Sóc Trăng ngày càng mởrộng; bên cạnh đó, tỷgiá không ổn định cùng với mức lạm phát cao dẫn đến chi phí sản xuất cũng tăng theo góp phần làm cho nhu cầu vay vốn của nền kinh tế cũng tăng lên không ít. ngân hàng cần có kếhoạch để tăng cường huy động vốn đểgiúp ngân hàng chủ động hơn trong cho vay vốn, bên cạnh đó, tăng vốn huy động sẽ hạn chế được việc sửdụng vốn điều chuyển giúp tiết kiệm chí phí góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

4.3.1.2 Vòng quay vn tín dng

Chỉtiêu này phản ánh hiệu quả của đồng vốn đầu tư thông qua tốc độ luân chuyển của nó. Chỉsốnày càng lớn thì càng tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.25: Vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2011-2013

Chỉtiêu Đơn vị 2011 2012 2013

Doanh sốthu nợ Triệu đồng 12.437.671 14.909.770 11.979.598

Dư nợbình quân Triệu đồng 6.722.688 7.940.460 9.403.588

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,85 1,88 1,27

Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng

Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua các năm tương đối cao tuy nhiên chỉ số này ở năm 2013 có giảm so với năm 2011 & năm 2012. Cụ thể, vòng quay vốn tín dụng năm 2011 & năm 2012 ổn định ở 1,8 vòng, nhưng năm 2013 lại giảm mạnh xuống còn 1,27 vòng. Tại năm 2011 và năm 2012 dư nợ tăng dần làm cho dư nợ bình quân cũng tăng nên mặc dù doanh số thu nợ tăng đáng kể nhưng chỉ số này vẫn ổn định ở mức 1,8. Riêng năm 2013, lại có sự giảm sút mạnh doanh sốthu nợso vớinăm 2012, đồng thời dư nợbình quân tăng cao, dẫn đến vòng quay vốn nhỏ lại. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này khá cao cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn vào công tác cho vay một cách có hiệu quả. Nguyên nhân do sự cố gắng của các CBTD trong khâu thẩm định và người dân có ý thức trả nợ cao; bên cạnh đó, trong những năm qua ngân hàng đã đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý, thu hồi nợvà xửlý các khoản nợtồn đọng.

4.3.1.3 Tlnxu/Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng càng cao. Mức cho phép tối đa của ngân hàng Nhà nước đối vối chỉtiêu này là 5%. Qua bảng phân tích ta thấy tỷ lệnợxấu / tổng dư nợ giảm dần qua các năm. Năm 2011 tỷlệnợ xấu là 1,44%,năm 2012 là 1,08% , đếnnăm 2013chỉcòn 0,59% ta thấy tỷlệnày khá nhỏ. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng không ngừng được nâng cao. Do trong những năm qua, đặc biệt lànăm 2011, người dân sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong tỉnh được sựhỗtrợcủa ngân hàng (chính sách cho vay hỗtrợtổn thất sau thu hoạch, cho vay bổ sung…) giúp người dân yên tâm, tích cực sản xuất. Sau khi hết mùa vụ thu được lợi nhuận đã thực hiện thanh toán các khoản nợ vay đã quá hạn trước đó; bên cạnh đó, công tác thu hồi nợtích cực của các cán bộ ngân hàng đã góp phần làm giảm nợxấu, nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tại thời điểm T6.2014 chỉtiêu Nợxấu/Dư nợ là 0,51 tiếp tục xu hướng giảm của giai đoạn trước.

Bảng 4.26: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn giai đoạn 2011-2013

Chỉtiêu Đơn vị 2011 2012 2013

Tổng nợxấu Triệu đồng 105.244 93.199 60.119

Tổng dư nợ Triệu đồng 7.289.532 8.591.388 10.215.787

Nợxấu/Dư nợ % 1,44 1,08 0,59

Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng

Bảng 4.27: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn giai đoạn T6.2013- T6.2014

Chỉtiêu Đơn vị T6.2013 T6.2014

Tổng nợxấu Triệu đồng 60.779 62.603 Tổng dư nợ Triệu đồng 11.441.681 12.242.599

Nợxấu/Dư nợ % 0,53 0,51

Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng

4.3.1.4 Hsthu n

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì càng tốt. Bảng dưới cho thấy ngân hàng có hệ số thu hồi nợrất cao tuy hệ số này có giảm ở năm 2013 nhưng không đáng kể. Cụ thể: hệ số thu nợ năm 2011 là 91,65%năm 2012,năm 2013 lần lượt là 92,97% và 88,06%. Chỉsố này cao một phần là do tín dụng ngắn hạn có thời gian thu hồi nợ khá nhanh, thêm vào đó trong năm 2011, năm 2012 ngân hàng thu hồi được các khoản nợ tồn đọng của những năm trước trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cùng với sự tăng trưởng của các ngành thương mại dịch vụ cũng tạo điều kiện cho công tác thu nợ của ngân hàng. Hệ số thu nợ năm 2013 tuy có giảm nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả tín dụng khá tốt cho thấy ngân hàng đã thực hiện công tác thu hồi nợ rất hiệu quả trong những năm vừa qua. Tại thời điểm T6.2014 chỉ tiêu hệ số thu nợ là 94,90. Có được kết quả này phải kể đến sự nỗ lực của các CBTD trong công tác thẩm định, đánh giá rủi ro, quản lý và thu hồi nợ đã góp phần làm giảm rủi ro cho ngân hàng, đồng thời thấy được trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa các CBTD ngày càng được nâng cao.

Bảng 4.28: Hệ số thu hồi nợ giai đoạn 2011-2013

Chỉtiêu Đơn vị 2011 2012 2013

Doanh sốthu nợ Triệu đồng 12.437.671 14.909.770 11.979.598 Doanh sốcho vay Triệu đồng 13.571.358 16.211.626 13.603.997

Hệsốthu nợ % 91,65 91,97 88,06

Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng Bảng 4.29: Hệ số thu hồi nợ giai đoạn T6.2013-T6.2014

Chỉtiêu Đơn vị T6.2013 T6.2014

Doanh sốthu nợ Triệu đồng 6.648.677 7.513.005 Doanh sốcho vay Triệu đồng 7.686.258 7.916.846

Hệsốthu nợ % 86,50 94,90 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Báo cáo thống kê – Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng

Nhìn chung về hoạt động tín dụng của ngân hàng thì rõ ràng là NHNo & PTNT Sóc Trăng đã thực hiện rất có hiệu quả trong giai đoạn năm 2011- T6.2014. Doanh số cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm; bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã thực hiện tốt công tác quản lý, thu hồi nợgóp phần làm cho nguồn vốn trong ngân hàng luân chuyển nhanh chóng, đạt hiệu quả cao trong sử dụng vốn. Tình hình huy động vốn của ngân hàng cũng rất tốt, tuy nhiên do tình hình tỷ giá không ổn định, thị trường vàng thay đổi nhanh và nguy cơ lạm phát cao nên ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm năng mà ngân hàng có thể huy động để sử dụng vào cho vay. Hiện nay, nguồn vốn huy động của ngân hàng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay nên vẫn còn lệ thuộc vào vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên với chi phí cao. Trong những năm tới, ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong công tác khuyến khích các TCKT gửi tiền vào ngân hàng để phục vụthanh toán cho các hoạt động giao dịch của mình. Vì bên cạnh nguồn vốn huy động được từ dân cư thì đây chính là một nguồn vốn rất lớn mà ngân hàng có thể huy động được từ các TCKT để mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. Cụ thể các thành tựu và tồn tại của ngânhàng được phân tích dưới đây.

4.3.2 Đánh giá

4.3.2.1 Thành tu

Trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng góp phần làm tăng khối

tiền trong lưu thông. Tạo điều kiện cho nền kinh tếphát triển ổn định. Với nguồn vốn nhàn rỗi huy động được, ngân hàng đã cung cấp vốn cho những người cần sử dụng vốn với chi phí hợp lý hơn. Giúp cho người dân cũng như các doanh nghiệp có vốn hoạt động sản xuất tạo ra lợi nhuận và góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh. Phần nào làm cho thu nhập của người dân tăng lên, mức sống cũng được nâng cao.

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng, mua sắm…góp phần cải thiện cuộc sống người dân, giúp người dân tiếp cận với cuộc sống hiện đại. Các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng giúp cho việc thanh toán giữa các thành phần kinh tế được thực hiện nhanh chóng và giảm rủi ro. Bên cạnh đó còn thu hút được các khoản tiền gửi từcác TCKT. Ngân hàng cùng với đội ngũ các CBTD có trình độ chuyên môn cao đã thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra các khoản vay, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng trong những năm qua.

Mạng lưới ngân hàng không ngừng trải rộng, đặc biệt tiếp cận với người dân từ nông thôn đến thành thịnên chiếm ưu thế hơn so với các ngân hàng khác. Góp phần tạo

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 66 - 74)