Việc phân tích tình hình dư theo thanh phần kinh tế là để thấy được những biến động về dư nợcủa các thành phần kinh tế qua các năm, đồng thời so sánh với tình hình cho vay theo các thành phần kinh tế để nhận xét dư nợ như
vậy là đã hợp lý hay không, và lấy đó làm cơ sở tìm ra phương hướng cho vay hợp lý hơn. Bảng số liệu cho thấy dư nợtheo thành phần kinh tế trong giai đoạn năm 2011-T6.2014đều tăng lên. Nguyên nhân là do ngân hàng mởrộng tín dụng làm cho doanh số cho vay các thành phần kinh tế tăng lên đáng kể, tuy công tác thu nợhiệu quả làm doanh số thu nợ cũng tăng lên nhưng luôn ít hơn doanh số cho vay.
Nhìn chung, tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế có sự tăng trưởng tích cực và đều đặn qua các năm; bên cạnh đó, khi so sánh với doanh số cho vay của từng thành phần kinh tế thì ta thấy tình hình dư nợ như trên là hợp lý. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã xem xét, đánh giá tốt các khoản vay.
Nhóm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng này giảm dần qua các năm. Cụthể lànăm 2011, dư nợcủa nhóm này là 42,26%, năm 2012 là 42,05%, đến năm 2013 còn 39,53%. Tuy nhiên về số tiền thì lại tăng đều. Năm 2011, dư nợcủa các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình là 3.080.318 triệu đồng. Năm 2012 là 3.612.882 triệu đồng –tăng 17,23% tương đương 532.564 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 là 4.038.353 triệu đồng- tăng 11,78% tương đương 425.471 triệu đồng so với năm 2012. Tại thời điểm T6.2014, dư nợ của nhóm khách hàng này là 5.498.151 triệu đồng, tăng 13,95% so với cùng kỳ năm trước. Do trong những năm gần đây ngân hàng đã thực hiện hiệu quảcác chính sách hỗtrợ người dân nhằm giúp cho người dân vượt qua khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, tạo điều kiện đểhọcó vốn tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Nhóm khách hàng là doanh nghiệp: dư nợ của nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng cao và có chiều hướng tăng lên. Năm 2011 dư nợ chiếm 57,74%, năm 2012 tăng lên 57,95%, và đến năm 2013 là 60,47%. Về số tiền, dư nợ của nhóm khách hàng này năm 2011 là 4.209.214 triệu đồng, năm 2012 dư nợ đạt 4.978.506 triệu đồng –tăng 18,28% tương đương 769.292 triệu đồng so vớinăm 2011. Đến năm 2013 đạt 6.177.434 triệu đồng- tăng 24,08% tương đương 1.198.928 triệu đồng so với năm 2012. Tại thời điểm T6.2014, dư nợ của nhóm khách hàng này là 6.744.448 triệu đồng, tăng nhẹ 1,93% so với cùng kỳ năm trước. Do trong giai đoạn này Sóc Trăng dần thay đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang một tỉnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và trở thành một thị trường mới đầy tiềm năng, thấy được điều đó nên các doanh nghiệp mới bắt đầu tham gia vào sản xuất, kinh doanh; các doanh nghiệp cũ thì mở rộng qui mô nhằm chiếm lĩnh thị trường.
46
Bảng 4.13: Tình hình dư nợtheo thành phần kinh tế giai đoạnnăm 2011-2013
Đơn vịtính: Triệu đồng
Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 So sánhnăm 2012/2011 So sánhnăm 2013/2012 Sốtiền Tỷ trọng (%) Sốtiền Tỷ trọng (%) Sốtiền Tỷ trọng (%) Sốtiền % Sốtiền % 1. Cá nhân, hộ gia đình 3.080.318 42,26 3.612.882 42,05 4.038.353 39,53 532.564 17,23 425.471 11,78 2. Doanh nghiệp và các tổchức khác 4.209.214 57,74 4.978.506 57,95 6.177.434 60,47 769.292 18,28 1.198.928 24,08 Tổng cộng 7.289.532 100 8.591.388 100 10.215.847 100 1.301.856 17,86 1.624.399 18,91
Bảng 4.14: Tình hình dư nợtheo thành phần kinh tế giai đoạn T6.2013-T6.2014
Đơn vịtính: Triệu đồng
Thành phần kinh tế T6.2013 T6.2014 So sánh T6.2013/T6.2014 Sốtiền Tỷtrọng (%) Sốtiền Tỷtrọng (%) Sốtiền % 1. Cá nhân, hộ gia đình 4.824.957 42,17 5.498.151 44,91 673.194 13,95 2. Doanh nghiệp và các tổchức khác 6.616.724 57,83 6.744.448 55,09 127.723 1,93 Tổng cộng 11.441.681 100 12.242.599 100 800.918 7,01