Nâng cao chất lượng nhân sự

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 77)

Lực lượng và năng lực CBTD còn hạn chế mà địa bàn cho vay rộng, do đó sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, thiếu thời gian đi kiểm tra, kiểm soát việc sửdụng vốn vay, đảm bảo nợvay dẫn đến rủi ro tiềm ẩn phát sinh.

Ngân hàng cần phải biết rằng, đểcho vay tốt cần có một đội ngũ CBTD tốt do đó phải thu hút, thuê, giữlại những cán bộcho vay vừa có kỹ năng vừa có năng lực về trình độ chuyên môn. Do đó, cần tạo môi trường làm việc tốt và có chính sách tuyển dụng cán bộ một cách công bằng và hợp lý để có thể thu hút được những người thực sự giỏi về làm việc cho ngân hàng. Ngoài ra cần có các chính sách về đãi ngộhấp dẫn, thưởng phạt nghiêm minh đểgiữcán bộ.

Cán bộ tín dụng phải năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao khi xem xét cho vay; trong cho vay cần lập chữ“tín” làm đầu để gắn chặt ngân hàng với khách hàng của mình. Đồng thời, phải có phong cách tiến bộ, tếnhị, thân thiện với khách hàng có nghĩa là không thực hiện biện pháp hành chính cứng nhắc đối với người vay, nên tạo cho khách hàng có một cảm giác thoải mái, thấy được sự giúp đỡ của ngân hàng, tạo điều kiện cho họsản xuất tốt, ngược lại họsẽlàm tròn trách nhiệm cho ngân hàng.

Thường xuyên đưa các cán bộ đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nghiệp vụtín dụng đểgóp phần làm tốt công tác tín dụng tại ngân hàng, tiết liệm được thời gian, chi phí trong công tác thẩm định, giám sát khoản vay… Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn thông qua hình thức đào tạo tại nước ngoài. Tham gia các chương trình đào tạo do các tổ chức quốc tếtổchức tại Việt Nam, học tập kinh nghiệm quản lý điều hành.

Đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho các bộ phận đồng thời tổ chức các phong trào thi đua giữa các cán bộ tín dụng theo định kỳ 3 tháng hay 6 tháng để tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ và cũng để tự hoàn thiện bản thân, nghiệp vụ chuyên môn củacán bộtín dụng.

4.4.4 Nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng

Giá cảcác nguyên liệu đầu vào chưa ổn định làm cho hoạt động sản xuất còn bấp bênh gây bất lợi trong việc thu hồi nợ. Đối với những ngành, những lĩnh vực sản xuất sản phẩm có tính mùa vụ, giá cả biến động sẽ rất khó xác định kỳ hạn và hiệu quảcủa phương án sản xuất kinh doanh nên dễdẫn đến mức vốn cho vay bịsai lệch, nợquá hạn sẽ phát sinh. Nợxấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng hiện đang được kiểm soát hiệu quả, song

việc nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng cần được tiến hành một cách liên tục.

Ngân hàng cần có những chính sách nhằm kiên quyết xử lý nợxấu bao gồm các khoản nợhạch toán nội bảng đủ điều kiện xửlý và nợ đã được xửlý từ quỹ dự phòng rủi ro hạch toán ngoại bảng. Rà soát, phân loại toàn bộcác khoản nợ đã xuất toán ngoại bảng đểxây dựng kếhoạch tận thu hồi nợ. Tận thu và xử lý các món nợtrên nguyên tắc hạn chế thấp nhất chi phí cho việc xử lý nợ quá hạn bằng cách thuyết phục khách hàng tìm nguồn vốn đểtrảnợ.

Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợxấu hoặc đã có nợxấu, nên tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng, khi đã tìm ra nguyên nhân ngân hàng có thể tùy theo từng trường hợp cụthể đểcó những biện pháp thích hợp:

 Đối với các doanh nghiệp có nợsắp đến hạn nhưng chưa có nguồn thanh toán, thì ngân hàng tiến hành nhắc nhở, xúc tiến ngay thủtục gia hạn nợnếu có lý do chính đáng.

 Đối với doanh nghiệp mới phát sinh nợquá hạn, ngân hàng yêu cầu gửi ngay kế hoạch trảnợkhả thi và thường xuyên đốc thúc doanh nghiệp tìm nguồn trảnợ.

 Đối với doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không đủtiền trảnợ, nhưng có thiện chí trảnợ, ngân hàng có thể đềnghị người vay thanh lý bớt tài sản không sửdụng, giải phóng hàng tồn kho, tổchức lại sản xuất ðể phục hồi khảnãng trảnợcủa khách hàng. Hay ngân hàng có thểhýớng dẫn cho khách hàng lập kế hoạch trảdần. Trýờng hợp khách hàng không bán ðýợc tài sản, ngân hàng buộc phải ðem tài sản ði phát mãi đểthu hồi nợvay.

 Trường hợp khách hàng lừa đảo, cố tình lẩn tránh, sử dụng vốn sai mục đích, không còn sản xuất kinh doanh, mất khả năng trả nợ… lúc này ngân hàng cần nhanh chóng phong tỏa tài sản, tiến hành khởi kiện ra tòa và tập trung hồ sơ liên hệvới các Ban ngành liên quan, tiến hành phát mãi tài sản đểthu hồi nợgốc và lãi.

Đối với các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường, dù là món vay lớn hay nhỏ, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ hơn nhằm thu hồi nợcũ và đồng thời thực hiện phân loại đánh giá khách hàng đểtránh phát sinh nợquá hạn mới.

Ưu tiên cho vay đối với những khách hàng truyền thống, thường xuyên quan hệ giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên cũng nên định kỳ thay đổi cán bộ thẩm định, giám sát nợ đối với nhóm khách hàng này đểhạn chếnhững rủi ro do chủquan của CBTD.

Có các chương trình cụ thể, các chính sách ưu đãi đối với các ngành, lĩnh vực linh tế mới, các ngành ưu tiên phát triển của tỉnh(ví dụ: xuất khẩu hàng thủ công, mỹ nghệ, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường, du lịch…) với các thểthức cho vay linh hoạt nhằm mởrộng đối tượng khách hàng vay, qua đó phân tán rủi ro trong tín dụng.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện rủi ro tiềm ẩn, bất ổn, thiếu sót trong hoạt động tín dụng của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Cán bộtín dụng nên thực hiện đầy đủquy trình cho vay kết hợp với thường xuyên giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng để hạn chếnhững rủi ro có thểphát sinh từtín dụng.

Cần xây dựng hệ thống thông tin chuyên môn phục vụ cho công tác tín dụng. Chẳng hạn như xây dựng hệthống thông tin đầy đủvề những khách hàng có liên hệvới ngân hàng và sửdụng hiệu quảnhững thông tin trên trong công tác thẩm định sẽ giảm bớt được yếu tố chủ quan và giảm chi phí trong việc thẩm định khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng công tác tín dụng đồng thời khắc phục được nhược điểm do thiếu nguồn nhân lực đểquản lý lượng khách hàng lớn trên địa bàn cho vay rộng.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong những năm qua, NHNo & PTNT Sóc Trăng với vai trò trung gian tài chính đã làm tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi để cho khách hàng vay sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần làm cho nền kinh tếphát triển và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Trong hoạt động của ngân hàng thì tín dụng là hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Trong đó, tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng (trên 90%). Tuy vẫn còn những tồn tại trong hoạt động tín dụng nhưng trong những năm qua ngân hàng cũng đã đạt được những thành tựu nhất định.

Về huy động vốn: Công tác huy động vốn không ngừng tăng trưởng qua các năm . Có được kết quả này là do ngân hàng không ngừng thực hiện những hoạt động quảng bá uy tín cùng với việc cung cấp các sản phẩm huy động ngày càng đa dạng và phù hợp với các thành phần kinh tế.

Về hoạt động tín dụng ngắn hạn: công tác cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn đạt hiệu quảcao. Doanh sốcho vay, thu nợ và dư nợ của ngân hàng có sự tăng trưởng. Tuy nhiên tỷ lệ nợxấu vẫn nằm trong mức an toàn và thậm chí còn thấp hơn so với toàn ngành. Chất lượng tín dụng ngắn hạn luôn được đảm bảo. Trong thời gian qua tín dụng ngắn hạn đã cung cấp kịp thời vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra liên tục và không ngừng mở rộng. Góp phần thay đổi diện mạo tỉnh Sóc trăng từ một tỉnh có nền nông nghiệp lạc hậu trởnên hiện đại hơn với sựchuyển dịch cơ cấu sang các ngành công nghiệp và thương mại. Bên cạnh đó người dân sản xuất nông nghiệp cũng đã nắm bắt những tiến bộ kỹthuật vào trong hoạt động sản xuất và đạt hiệu quảcao.

Về hoạt động kinh doanh: Việc đa dạng các sản phẩm cung cấp thu hút khách hàng không những làm tăng qui mô tín dụng mà còn làm cho doanh thu của ngân hàng tăng lên không ít. Nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng không ngừng tăng lên trong giai đoạn năm 2011–T6.2014. Đó là điều đáng mừng cho ngân hàng. Có được kết quảnày cũng là do sựcốgắng của toàn thểcán bộ, nhân viên trng ngân hàng cùng với hệthống quản lý hiệu quảcủa ngân hàng.

triển của nền kinh tế nước nhà. Đồng thời, thông qua việc phân tích còn giúp cho tôi thấy được những khó khăn trong hoạt động tín dụng. Thông qua đềtài này, tôi mong rằng những giải pháp nâng cao hiệu quảtín dụng được đềxuất có thể đóng góp cho các nhà quản trị của chi nhánh trong quá trình điều hành đạt được kết quả tốt hơn, góp phần vào sựphát triển chung của ngành và không ngừng đóng góp vào sựphát triển của nền kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các văn bản nội bộ liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có liên quan.

2. Huỳnh Thanh Giới, 2006. Phân tích hoạt động tín dụng và các giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện U Minh – Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

3. Nguyễn Thị Hoài Phương, 2007. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. PGS Nguyễn Đăng Dờn, 1998. Tín dụng và nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Tài chính

5. Ths Thái Văn Đại, 2005. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ

6. Ths Nguyễn Thanh Nguyệt và Ths Thái Văn Đại, 2004. Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 77)