Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
1,65 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THỤY MẪN THI
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH
HUYỆN TRÀ ÔN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 52340101
Cần Thơ – 8/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THỤY MẪN THI
MSSV: 1065782
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH
HUYỆN TRÀ ÔN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 52340101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S HUỲNH NHỰT PHƯƠNG
Cần Thơ – 8/2013
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, để có kiến
thức như ngày hôm nay, ngoài sự nổ lực của bản thân, sự động viên của gia
đình, bạn bè, em còn sự chỉ dạy tận tình của các Thầy, Cô. Được sự giới thiệu
của Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh và sự đồng ý hướng
dẫn thực tập của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
Thôn – Chi nhánh huyện Trà Ôn đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có cơ hội
tiếp xúc thực tế giúp em bổ sung những kiến thức mà mình đã được học tập.
Qua đó đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh đặc biệt là cô Huỳnh Nhựt Phương đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các Anh, Chị, Cô, Chú các
phòng ban của Ngân hàng NHNO & PTNT – Chi nhánh huyện Trà Ôn đã nhiệt
tình giúp đỡ và chỉ dẫn em suốt thời gian thực tập.
Sau cùng em xin chúc Quý thầy, cô dồi dào sức khỏe, luôn đóng góp tích
cực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Kính chúc Ban Giám đốc và toàn thể
cán bộ trong chi nhánh Ngân hàng tại huyện Trà Ôn lời chúc tốt đẹp nhất.
Chúc Ngân hàng ngày càng phát triển và thịnh vượng.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phạm Thụy Mẫn Thi
~i~
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phạm Thụy Mẫn Thi
~ ii ~
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………
Ngày …. tháng …. năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
~ iii ~
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2
1.3.3 Phạm vi nội dung ..................................................................................... 2
1.4 Lược khảo tài liệu ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................ 4
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4
2.1.1 Khái quát về tín dụng ................................................................................ 4
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ............................................................................... 4
2.1.1.2 Các hình thức tín dụng cơ bản ............................................................... 4
2.1.1.3 Chức năng của tín dụng ......................................................................... 5
2.1.1.4 Vai trò và ý nghĩa của tín dụng .............................................................. 6
2.1.2 Một số khái niệm khác ............................................................................. 6
2.1.2.1 Hiệu quả tín dụng................................................................................... 6
2.1.2.2 Doanh số cho vay................................................................................... 6
2.1.2.3 Doanh số thu nợ ..................................................................................... 7
2.1.2.4 Dư nợ ..................................................................................................... 7
2.1.2.5 Nợ quá hạn và nợ xấu ............................................................................ 7
2.1.2.6 Vốn huy động......................................................................................... 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 8
~ iv ~
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 8
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 8
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.............. 9
2.3.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay ......................................................... 9
2.3.2 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ ............................................................................ 9
2.3.3 Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn ................................................ 10
2.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ............................................................. 10
2.3.5 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ............................................................ 10
2.3.6 Hệ số thu nợ ............................................................................................ 10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ ÔN .................... 11
3.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Trà Ôn ............ 11
3.1.1 Giới thiệu tổng quan về Agribank Trà Ôn .............................................. 11
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................... 12
3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận tại Agribank Trà Ôn...... 12
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................... 12
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.............................................. 13
3.3 Tổng quan về tình hình kinh doanh của Agribank Trà Ôn giai đoạn 20106/2013 .............................................................................................................. 15
3.4 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của NHNo & PTNT
Huyện Trà Ôn .................................................................................................. 18
3.4.1 Thuận lợi ................................................................................................. 18
3.4.2 Khó khăn ................................................................................................. 19
3.4.3 Phương hướng phát triển ........................................................................ 21
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN HUYỆN TRÀ ÔN................................................................................ 22
4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn ................................................................... 22
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của ............................................................................ 22
4.1.2 Tình hình huy động vốn .......................................................................... 24
~v~
4.2 Phân tích hoạt động tín dụng của Agribank Trà Ôn từ năm 2010 đến tháng
6 năm 2013....................................................................................................... 28
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay .................................................................... 28
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ....................................................................... 38
4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ ........................................................................ 48
4.2.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn ............................................................... 57
4.2.5 Phân tích tình hình nợ xấu ...................................................................... 64
4.3 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank Trà Ôn thông qua các
chỉ số tài chính ................................................................................................. 67
4.3.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn ........................................................ 68
4.3.2 Dư nợ trên vốn huy động ........................................................................ 68
4.3.3 Dư nợ trên tổng nguồn vốn ..................................................................... 68
4.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ............................................................. 69
4.3.5 Hệ số thu nợ ............................................................................................ 70
4.3.6 Vòng quay vốn tín dụng ......................................................................... 70
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN TRÀ ÔN ............................................................................................ 71
5.1 Những mặt còn tồn tại trong hoạt động tín dụng của Agribank Trà Ôn giai
đoạn 2010-6/2013 ............................................................................................ 71
5.1.1 Tồn tại trong hoạt động cho vay ............................................................. 71
5.1.2 Tồn tại trong công tác thu nợ .................................................................. 72
5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ........................... 72
5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu qủa huy động nguồn vốn................................. 72
5.2.2 Đối với hoạt động cho vay ...................................................................... 72
5.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ và hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn 73
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................... 74
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 74
6.2 Đề xuất ....................................................................................................... 75
6.2.1 Đối với Nhà nước ................................................................................... 76
~ vi ~
6.2.2 Kiến nghị đối với địa phương ................................................................. 76
6.2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................. 76
6.2.4 Kiến nghị đối với ngân hàng chi nhánh .................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78
~ vii ~
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình kinh doanh của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
.......................................................................................................................... 16
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6
năm 2013.......................................................................................................... 23
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 20106/2013 .............................................................................................................. 25
Bảng 4.3: Lãi suất huy động vốn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
.......................................................................................................................... 28
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 20106/2013 29 ......................................................................................................... 29
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Agribank Trà Ôn giai
đoạn 2010-6/2013 ........................................................................................... 33
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn giai
đoạn 2010-6/2013 ............................................................................................ 37
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 20106/2013 .............................................................................................................. 39
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Agribank Trà Ôn giai
đoạn 2010-6/2013 ........................................................................................... 44
Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn giai đoạn
2010-6/2013 .................................................................................................... 47
Bảng 4.10: Dư nợ theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
.......................................................................................................................... 50
Bảng 4.11: Dư nợ theo thành phần kinh tế của Agribank Trà Ôn giai đoạn
2010-6/2013 ..................................................................................................... 52
Bảng 4.12: Dư nợ theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn giai đoạn 20106/2013 .............................................................................................................. 56
~ viii ~
Bảng 4.13: Nợ quá hạn theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 20106/2013 .............................................................................................................. 58
Bảng 4.14: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Agribank Trà Ôn giai
đoạn 2010-6/2013 ............................................................................................ 60
Bảng 4.15: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn giai đoạn
2010-6/2013 ..................................................................................................... 62
Bảng 4.16: Nợ xấu theo nhóm nợ của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
.......................................................................................................................... 66
Bảng 4.17: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của
Agribank giai đoạn 2010-6/2013 ..................................................................... 67
DANH MỤC HÌNH
~ ix ~
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank Trà Ôn .................................... 12
Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn tình hình kinh doanh Agribank Trà Ôn giai đoạn
2010-6/2013 ..................................................................................................... 15
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện Doanh số cho vay theo kỳ hạn của Agribank giai
đoạn 2010-6/2013 ............................................................................................ 30
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện Doanh số cho vay theo thành phần Kinh tế của
Agribank giai đoạn 2010-6/2013 .................................................................... 32
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện Doanh số cho vay theo ngành Kinh tế của Agribank
giai đoạn 2010-6/2013 .................................................................................... 35
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn
giai đoạn 2010-6/2013 .................................................................................... 40
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của
Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013........................................................ 43
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Agribank
Trà Ôn giai đoạn 2010-2012 ........................................................................... 45
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện dư nợ theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn giai đoạn
2010-2012 ........................................................................................................ 48
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện dư nợ theo thành phần kinh tế của Agribank Trà Ôn
giai đoạn 2010-6/2013 ..................................................................................... 51
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện dư nợ theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn giai
đoạn 2010-6/2013 ............................................................................................ 55
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện nợ quá hạn và nợ xấu theo kỳ hạn của Agribank
Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013 ......................................................................... 57
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện Nợ quá hạn và nợ xấu theo thành phần kinh tế của
Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013......................................................... 61
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Agribank Trà
Ôn giai đoạn 2010-6/2013 ............................................................................... 61
Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện nợ xấu theo nhóm nợ của Agribank Trà Ôn giai
đoạn 2010-6/2013 ............................................................................................ 65
~x~
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM: Ngân hàng thương mại
~ xi ~
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHNo & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
~ xii ~
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ở Việt Nam, hệ thống Ngân hàng được hình thành rất sớm và nó đã đóng
góp rất nhiều vào quá trình xây dựng đất nước, là bộ phận tiên phong trong sự
nghiệp đổi mới, là động lực góp phần tích tích cực trong công cuộc xây dựng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý
của Nhà nước đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta ngày càng đa dạng, năng
động và phát triển. Để làm được điều đó Nhà nước phải đầu tư rất nhiều.Trong
những năm qua nhờ thực hiện chính sách đổi mới của đất nước, nền kinh tế
nông ngiệp có những bước phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nông
dân được nâng cao. Qua đó ngành ngân hàng đóng góp không nhỏ trong việc
đầu tư cho bà con nông dân thiếu vốn sản xuất nhằm hỗ trợ tín dụng, đưa nền
nông nghiệp phát triển theo con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Nông
nghiệp Nông thôn.
Cùng với các Ngân hàng nông nghiệp trên cả nước, Ngân Hàng Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Trà Ôn cũng góp phần rất lớn vào
quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn trong tỉnh nhà nói riêng và sự phát
triển của đất nước nói chung, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước cải
thiện đời sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần…
Tuy nhiên, nguồn vốn của Ngân hàng lại có hạn nhưng nhu cầu vốn của
nền kinh tế thì rất lớn. Điều quan trọng là làm sao để nguồn vốn của Ngân
hàng đến tận tay người sản xuất một cách kịp thời và đầy đủ, sử dụng đúng
mục đích phát triển sản xuất, luôn áp dụng và cải tiến khoa học kỹ thuật nâng
cao hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn từng bước
nâng cao mức sống của từng người dân, hộ sản xuất, các tổ chức kinh tế…
Từ đó thấy được, tín dụng Ngân hàng nói chung và tín dụng Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói riêng có vai trò quan trọng trong
việc phát triển kinh tế nước nhà.
Chính vì lý do trên nên em chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động
tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà
Ôn” để làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn tốt nghiệp của mình để thấy
được hoạt động tín dụng của ngân hàng và từ đó có được các chính sách phù
hợp để nâng cao hiểu quả tín dụng.
~1~
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1.Mục tiêu tổng quát
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và
Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nói trên đề tài sẽ đi vào phân tích các mục
tiêu cụ thể sau:
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng và đánh giá tình hình hoạt động tín
dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn
giai đoạn 2010-6/2013.
- Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ số tài chính nhằm đánh giả hiệu quả hoạt
động tín dụng.
- Mục tiêu 3: Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà
Ôn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông
Thôn Huyện Trà Ôn.
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài là số liệu thứ cấp qua
các báo cáo tài chính của Ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm
2013.
Thời gian tiến hành đề tài từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Các chỉ số tài chính trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn giai đoạn 2010-6/ 2013. Bao
gồm: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và nợ xấu.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Trần Quốc Thái, Trường Đại học Cần Thơ (2008), “Đánh giá hiệu quả
cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Cái Bè ”. Tác
giả đã phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và tính các chỉ số
~2~
tài chính của Ngân hàng để đánh giá hiệu quả cho vay và các rủi ro tín dụng,
xem xét các yếu tố ảnh hưởng và đã đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả
cho vay và hạn chế các rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
- Lê Thiện Tường, Trường Đại học Cần Thơ (2008), “ Phân tích hoạt
động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Quận Ninh Kiều – TPCT ”. Tác
giả đã đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng khá tốt. Tuy nhiên còn gặp
khó khăn trong công tác huy động vốn do sự canh tranh giữa các Ngân hàng
với nhau trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Sau khi lược khảo một số tài liệu liên quan ta thấy các bài báo cáo đều
tập trung vào phân tích về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá
hạn và nợ xấu theo thành phần, ngành kinh tế và theo thời hạn cho vay. Đây là
việc làm phổ biến để thấy được hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân
hàng. Qua các báo cáo trên ta thấy sự tăng trưởng tốt của các Ngân hàng nông
nghiệp (NHNN) và sự đóng góp của các ngân hàng này đến nền kinh tế đất
nước như thế nào.
Sự quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua
các chỉ tiêu như doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và nợ xấu là điều
cần thiết và rất quan trọng. Chính vì thế em cũng ứng dụng các chỉ tiêu này để
phân tích trong bào báo cáo của mình.
~3~
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái quát về tín dụng
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng xuất phát từ chữ Credit trong tiếng Anh, có nghĩa là sự tin
tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay
mượn.
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị
dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng, sau
đó hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn.[1,tr.28].
Khái niệm tín dụng trên đây thể hiện ba mặt cơ bản:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang
người khác, sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời
- Một lượng giá trị dưới dạng hàng hoá hay tiền tệ
- Khi hoàn lại giá trị chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một
lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức, hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất.
Thiếu một trong ba mặt trên không còn là phạm trù tín dụng nữa.
2.1.1.2. Các hình thức tín dụng cơ bản
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng, phong phú.
Trong quản lý tín dụng, các nhà kinh tế đã dựa vào nhiều cơ sở khác nhau để
phân loại. Cụ thể:
a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là loại những khoản vay có thời hạn dưới 1 năm và
thường được sử dụng để vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: Là loại khoản vay có thời hạn cho vay từ 1 đến 5
năm , nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi
mới kỹ thuật, qui trình công nghệ, sửa chữa nhỏ,… có thời gian thu hồi vốn
nhanh.
- Tín dụng dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn cho vay trên 5 năm,
dùng để đáp ứng nhu cầu vốn cho xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất, đáp ứng
nhu cầu vốn cho những dự án đầu tư có qui mô lớn,…[1,tr.32].
~4~
b) Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: Là loại vốn cho vay được sử dụng để nhằm
hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp. Như: cho vay để dự trữ hàng hóa,
cho vay chi phí sản xuất, cho vay thanh toán các khoản nợ dưới dạng chiết
khấu các giấy tờ có giá,…
- Tín dụng vốn cố định: Là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành
tài sản cố định của doanh nghiệp. Như là: Mua mới máy móc thiết bị, đổi mới
qui trình công nghệ, mở rộng sản xuất,…[1,tr.33].
c) Căn cứ vào mục đích tín dụng
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa : Là loại cấp phát tín dụng
nhằm cung cấp vốn cho các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh, và
lưu thông hàng hóa,…
- Tín dụng học tập: Là hình thức cấp phát tín dụng dùng để phục vụ việc
học tập của sinh viên.
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho các nhân nhằm
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. [1,tr.33].
d) Căn cứ vào chủ thể tham gia
- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được
biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hoá.
- Tín dụng ngân hàng: Là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa các tổ
chức tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân.
- Tín dụng nhà nước: Là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa
nhà nước với nhân dân và các tổ chức khác theo đó nhà nước chủ động vay
tiền để tăng nguồn thu ngân sách.
- Tín dụng quốc tế: Là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa
nước ta với các quốc gia hay tổ chức tín dụng tiền tệ quốc tế.[1,tr.33].
2.1.1.3. Chức năng của tín dụng
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ:
+ Chức năng tập trung vốn tiền tệ: Chuyển hoá để sử dụng các nguồn
vốn đã tập trung, để đáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hoá, cũng như
nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Nhờ chức năng này mà nguồn tiền trong xã
hội là “nhàn rỗi” một cách tương đối đã được huy động và sử dụng cho các
~5~
nhu cầu sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả trong sử dụng vốn trong toàn
xã hội tăng.
+ Phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng,
nhờ chức năng này mà vốn tiền tệ trong xã hội được điều tiết từ nơi “thừa”
sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
- Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Thông qua tín dụng
Ngân Hàng Trung Ương của mỗi quốc gia dựa vào kênh tín dụng để đưa tiền
vào lưu thông và rút tiền ra khỏi lưu thông chủ yếu bằng bút tệ. Khi nghiệp vụ
thực hiện bằng chuyển khoản hay bằng kỳ phiếu tiền tệ, tín dụng góp phần tiết
kiệm giấy bạc ngân hàng, thay thế tiền mặt trong quan hệ mua bán hàng hoá.
- Phản ảnh và kiểm soát đồng tiền đối với mọi hoạt động kinh tế: Thông
qua việc cho vay vốn, các ngân hàng đã kiểm soát được khả năng hoạt động
của các xí nghiệp, giúp các xí nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả nhất, đồng thời
giúp Nhà nước xác định được nhu cầu vay vốn và phát triển của nền kinh
tế.[3,tr.62].
2.1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của tín dụng
- Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp
phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn.
- Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội.
- Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội. [3.tr.63]
2.1.2 Các khái niệm khác
2.1.2.1 Hiệu quả tín dụng
Hiệu quả tín dụng được định nghĩa là hoạt động kinh doanh tiền tệ của
ngân hàng đạt kết quả tốt về gia tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư
nợ được duy trì ở mức tăng trưởng và ổn định, trong đó nợ quá hạn và nợ xấu
chiếm một tỷ lệ chấp nhận được, đảm bảo thu nhập, lợi nhuận.[2,tr.105].
2.1.2.2 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân
hàng cho khách hàng vay, không nói đến khoản vay đó có thu lại được hay
chưa trong một thời gian nhất định.[2,tr.61].
~6~
2.1.2.3 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà Ngân hàng
thu lại được khi đến hạn vào một thời điểm nhất định.[2,tr.61].
2.1.2.4 Dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay mà chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ Ngân hàng sễ so
sánh giữa hai chỉ tiêu là doanh số cho vay và doanh số thu nợ.[2,tr.61].
2.1.2.5 Nợ quá hạn và nợ xấu
Theo Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài
chính quy mô nhỏ do Ngân hàng Nhà nước ban hành:
- Nợ quá hạn: Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi đã
quá hạn được quy định như sau:
Các khoản nợ đã quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
- Nợ xấu: Là các khoản nợ được quy định như sau:
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày
theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến
dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
~7~
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
2.1.2.6 Vốn huy động
Là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng. Gồm:
- Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của của dân cư,…
- Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu.
- Vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác.[2,tr.8].
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo
hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của Ngân
Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Với từng mục tiêu cụ thể sử dụng các phương pháp xử lý số liệu tương
ứng như:
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động tín
dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn
từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 với các phương pháp:
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng
để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến
động hay không và tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó để từ đó đề ra
biện pháp khắc phục.
y = y1 – y0
Trong đó:
yo: chỉ tiêu năm trước
y1: chỉ tiêu năm sau
y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
+ Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị
số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này
dùng để làm rõ tình hình biến động, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế
~8~
trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm
và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và
biện pháp khắc phục.
y = (y1 / yo)*100% - 100%
Trong đó:
yo: chỉ tiêu năm trước
y1: chỉ tiêu năm sau
y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
- Mục tiêu 2: Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để phân tích các chỉ số tài
chính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn.
- Mục tiêu 3: Sau khi phân tích mục tiêu 1 và 2 ta đưa ra các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và
Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn.
2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT – Chi nhánh huyện Trà
Ôn có sử dụng một số chỉ tiêu để thấy rõ hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân
hàng, cụ thể:
2.3.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%):
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để
đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế
hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của
ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó
khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế
hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
DSCV năm nay – DSCV năm trước
Tỷ lệ tăng trưởng DSCV =
x 100%
DSCV năm trước
2.3.2 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%):
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm
để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực
hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động
~9~
của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó
khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế
hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước
Tỷ lệ tăng trưởng DSCV =
x 100%
Dư nợ năm trước
2.3.3 Chỉ tiêu Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động ( % ):
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó
giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với
một nguồn vốn huy động.
2.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu:
Tỷ lệ này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ
này càng cao dẫn đến rủi ro của ngân hàng càng lớn, nó ảnh hưởng đến khả
năng tái đầu tư của ngân hàng trong việc tái tạo lại nguồn vốn cho vay phát
triển kinh tế địa phương và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Tổng số nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
x 100%
Tổng dư nợ
2.3.5 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:
Là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân
hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm thì chỉ tiêu vòng
quay vốn tín dụng được vận dụng một cách hữu hiệu. Vòng quay vốn tín dụng
càng lớn, càng nhanh chóng chứng tỏ hoạt động hiệu quả ngân hàng tốt.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
2.3.6 Hệ số thu nợ: Chỉ số này cho biết một đồng vốn kinh doanh của
ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn trong một thời kỳ kinh doanh nhất
định. Hệ số thu nợ càng cao thì đánh giá càng tốt.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
x 100%
Doanh số cho vay
~ 10 ~
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ ÔN
3.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
AGRIBANK TRÀ ÔN
3.1.1 Giới thiệu tổng quan về Agribank Trà Ôn
Tên giao dịch: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi
nhánh Huyện Trà Ôn.
Tên viết tắt: Agribank Trà Ôn.
Địa chỉ: 30B Gia Long, Khu 1, Thị Trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long.
Điện thoại: 0703.770 314
Fax: 0703.771 074
Agribank Trà Ôn là một trong những Ngân hàng chi nhánh trực thuộc sự
quản lý của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long, được thành lập vào ngày
26/03/1988. Ngân Hàng được đặt tại số 30B Khu 1 đường Gia Long thị trấn
Trà Ôn, bao gồm 3 chi nhánh cấp 3 được đặt tại trung tâm các xã: Vĩnh Xuân,
Hựu Thành và Hòa Bình để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch của
khách hàng tại địa phương. Từ khi thành lập cho đến nay, NHNo&PTNT
huyện Trà Ôn luôn bám sát theo định hướng phát triển của ngành, mục tiêu
phát triển của nền kinh tế địa phương và đã từng bước đi vào phát triển một
cách có hiệu quả và luôn chiếm dược lòng tin của toàn thể người dân trong địa
phương. Ngân hàng không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động nông nghiệp và
phát triển kinh tế xã hội. Song, hiện nay Ngân hàng cũng không ngừng mở
rộng và nâng cao lĩnh vực hoạt động với nhiều hình thức đa dạng khác nhau.
Thông qua Ngân hàng các nguồn vốn đã được sử dụng một cách có hiệu quả
và từng bước được lưu chuyển vào các hoạt động đầu tư sản xuất trên dòng
chảy của nền kinh tế thị trường đầy năng động và chuyển biến mạnh mẽ. Ngân
hàng luôn đồng hành cùng người nông dân và các doanh nghiệp trên suốt chặn
đường xây dựng nền kinh tế của địa phương cùng với phương châm thực hiện:
“Luôn đồng hành cùng mọi người, mọi nhà, mọi thành phần kinh tế” và “Làm
việc nhanh chóng, chính xác, an toàn bí mật, hiệu quả”.
~ 11 ~
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
3.1.2.1 Huy động vốn
Nhận tiền gửi của các cá nhân, pháp nhân bằng đồng Việt nam và ngoại
tệ dưới nhiều hình thức.
Nhận tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn, kỳ phiếu với
nhiều thể thức đa dạng cùng với mức lãi suất phù hợp. Các chứng chỉ tiền gửi
được thế chấp với mức lãi suất ưu đãi.
3.1.2.2 Cho vay
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt nam đối với tất cả
các thành phần kinh tế với mức lãi suất và thời gian cho vay phù hợp. Đối
tượng cho vay đa dạng, phong phú, phương thức cho vay phù hợp với từng
loại hình sản xuất kinh doanh.
3.1.2.3 Hoạt động khác
Dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền nhanh, mua ngoại tệ và chi trả
kiều hối. Ngoài ra còn mua bán các loại trái phiếu kho bạc và bảo hiểm tiền
vay ABIC, bán vé máy bay.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN TẠI
AGRIBANK TRÀ ÔN
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám Đốc
Phó Giám
Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Tín
Dụng
Phòng Kế Toán và
Ngân Quỹ
Tổ Tín Dụng
Tổ Kế Toán và Ngân
Quỹ
Giám Đốc Phòng
Giao dịch
P.Giám Đốc Phòng
Giao dịch
Tổ Tín Dụng
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Trà Ôn)
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank Trà Ôn
~ 12 ~
Kiểm Soát
Tổ Kế Toán và
Ngân Quỹ
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
3.2.2.1 Giám Đốc
Là người trực tiếp chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền
hạn và tiếp cận các chỉ thị của cấp trên về phổ biến lại cho các cán bộ vông
nhân viên Ngân hàng. Có thể nói ban Giám Đốc là bộ phận đấu não không thể
thiếu trong công việc quản lý toàn bộ mọi hoạt động của Ngân hàng, đồng thời
cũng chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của đơn vị quản lý.
3.2.2.2 Phó Giám Đốc
Thay mặt Giám Đốc điều hành các công việc khi Giám Đốc vắng mặt
theo ủy quyền và chịu trách nhiệm báo cáo lại kết quả khi Giám Đốc có mặt
tại đơn vị. Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám Đốc trong việc thực hiện các
nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ
tướng. Ngân hàng có hai Phó Giám Đốc, trong đó một người sẽ chịu trách
nhiệm về mảng tín dụng, người còn lại chịu trách nhiệm về mảng kế toán ngân
quỹ. Cả hai cùng hỗ trợ Giám Đốc trong việc điều hành toàn bộ mọi hoạt động
của Ngân hàng.
3.2.2.3 Các Phòng Giao dịch
Các Phòng giao dịch: Vĩnh Xuân, Hựu Thành và Hòa Bình cũng thực
hiện chức năng nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ khách hàng ở chính địa bàn đó.
Giám Đốc Chi Nhánh Cấp Ba trực thuộc chỉ đạo của Giám Đốc Ngân hàng
huyện.
3.2.2.4 Phòng Tín dụng
a) Trưởng Phòng Tín dụng
Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, kiểm tra đôn đốc các cán
bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các quy chế cho vay theo hướng dẫn của
NHNo&PTNT Việt Nam.
Kiểm tra nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm
định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi. Ghi
ý kiến của mình lên các hồ sơ vay vốn của khách hàng.
b) Cán bộ tín dụng
Là người chịu trách nhiệm về khoản vay do mình thực hiện.
Thu thập thông tin của khách hàng vay vốn, nhu cầu thực vay của
khách hàng.
~ 13 ~
Tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu, đề xuất chiến lược kinh doanh,
các kế hoạch mang tính khả thi và có hiệu quả.
Phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm kiếm nguyên nhân và xuất
phương hướng khắc phục.
Thực hiện nghiệp vụ cho vay các thành phần kinh tế. Đây là hoạt động
hàng đầu của phòng tín dụng.
Tổ chức thực hiện phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Thẩm định dự án, lựa chọn dự án khả thi đề xuất xét duyệt cho vay.
Thực hiện việc điều chuyển vốn giữa các Ngân hàng.
3.2.2.5 Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ
Tổng hợp, thống kê, lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động
của Ngân hàng.
Thực hiện nộp các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước
Thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của NHNo&PTNT Việt
Nam.
Thực hiện dịch vụ thu, chi tiền mặt, quản lý ngân quỹ và các loại giấy
tờ có giá, giấy tờ thế chấp, các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán tiền gửi
cho khách hàng và nhận tiền gửi từ khách hàng.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài
chính, quỹ tiền lương đối với cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng.
Thực hiện việc giải ngân cho khách hàng đi vay.
Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán quyết toán qua các
báo cáo theo quy định tại Ngân hàng.
a) Cán bộ kế toán
Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi.
Lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảo đúng mục đích,
an toàn và đạt hiệu quả cao, theo dõi những tài khoản phát sinh từ hoạt động
hàng ngày.
b) Cán bộ ngân quỹ
Quản lý sự an toàn của kho quỹ tại đơn vị và vận chuyển trên đường đi.
Kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu và các chứng từ có giá trong kho hàng
ngày.
Thực hiện việc thu ngân và giải ngân hàng ngày.
Cuối ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ
ngân quỹ, điều chỉnh số liệu nếu có sai sót.
~ 14 ~
3.2.2.6 Kiểm Soát Viên
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng về đảm
bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quá trình kinh doanh theo quy định
của pháp luật và NHNo&PTNT Việt Nam.
Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán,
việc tuân thủ các nguyên tắc, chế độ về chính sách kế toán theo quy định của
NHNN.
Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nghiệp vụ khác do Giám Đốc,
trưởng ban kiểm tra,kiểm soát nội bộ đã giao.
Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục với
Giám Đốc.
Giải quyết đơn từ, khiếu tố liên quan đến hoạt động của Ngân hàng
trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Giám Đốc.
3.3 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA AGRIBANK
TRÀ ÔN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013
Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Trà Ôn thể hiện ba nét
chính đó là: Tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận ròng. Hoạt động kinh
doanh của Agribank Trà Ôn giai đoạn qua như sau:
Triệu đồng
76,829
69,632
80,000
60,000
95,078
92,816
100,000
53,927
52,865
42,690 40,178
42,695
40,000
31,247
23,184
18,249
11,232
20,000
10,175
8,931
0
2010
2011
Tổng doanh thu
2012
Tổng chi phí
6T/2012
6T/2013
Lợi nhuận
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn tình hình kinh doanh Agribank Trà Ôn giai đoạn
2010-6/2013
~ 15 ~
Năm
Bảng 3.1: Tình hình kinh doanh của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
Tỷ lệ
Số tiền
%
2012/2011
Tỷ lệ
Số tiền
%
Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch
6T đầu 2013/ 6T đầu 2011
2010
2011
2012
6T đầu
2012
6T đầu
2013
Tổng doanh thu
53.927
92.816
95.078
52.865
40.178
38.889
72,11
2.262
2,44
-12.687
-24,00
-Thu từ lãi vay
47.734
82.626
54.462
29.818
22.668
34.892
73,10
-28.16
-34,09
7.150
-23,98
6.193
10.19
40.616
23.047
17.510
3.997
64,54
30.426
298,59
-5.537
-24,02
Tổng chi phí
42.695
69.632
76.829
42.690
31.247
26.937
63,09
7.197
10,34
-11.443
-26,80
-Chi trả lãi
32.928
56.367
61.558
34.054
24.209
23.439
71,18
5.191
9,21
-9.545
-28,91
-Chi khác
9.767
13.265
15.271
8.636
7.038
3.498
35,81
2.006
15,12
-1.598
-18,50
11.232
23.184
18.249
10.175
8.931
11.952
106,41
-4.935
-21,29
-1.244
-12,23
-Thu khác
Lợi nhuận ròng
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
~ 16 ~
Số tiền
Tỷ lệ
%
-
-
Phân tích doanh thu: Doanh thu chủ yếu của Ngân hàng là từ thu lãi
vay. Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm
2010 đến tháng 6 năm 2013, ta thấy doanh thu của Ngân hàng đều tăng
qua các năm. Năm 2010 doanh thu Ngân hàng đạt 53.927 triệu đồng,
đến năm 2011 đạt 92.816 triệu đồng tăng 38.889 triệu đồng về số tuyệt
đối và tăng 72,71% về số tuyệt đối so với năm 2010. Có sự tăng vượt
bậc này là do lãi suất cho vay tăng liên tục trong giai đoạn này. Đến
năm 2012, do thực hiện triển khai chính sách trần lãi suất, giảm lãi suất
tiền vay cho khách hàng từ mức lãi suất 15%/năm xuống dưới mức
15%/năm nên đã làm cho doanh thu của Ngân hàng không tăng nhiều
so với giai đoạn 2010-2011, thậm chí doanh thu từ lãi vay bị giảm đáng
kể, vì thế Ban lãnh đạo Ngân hàng thực hiện giải pháp kinh doanh cho
các khoản thu khác ngoài hoạt động tín dụng để doanh thu của Ngân
hàng không bị giảm, cụ thể thấy được thu nhập từ hoạt động khác tăng
đáng kể trong năm 2012, tăng đến 298,59% về tỷ lệ so với năm 2011.
Vì thế doanh thu của ngân hàng vẫn tăng so với năm 2011, doanh thu
năm 2012 tăng 2.262 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 2,44% về số
tương đối so vơi năm 2011. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2013, doanh
thu của ngân hàng lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm 12.687
triệu đồng về trị số tuyệt đối và giảm 24,00% về số tương đối. Do ngân
hàng đang phải giải quyết các khoản nợ củ đến hạn, không quan tâm
nhiều đến các hoạt động kinh doanh khác.
Phân tích chi phí: Chi phí là một nhân tố không kém phần quan trọng
vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó, để hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả cao thì ngoài việc nâng cao
doanh thu thì Ngân hàng cần phải có biện pháp giảm thiểu tối đa chi
phí. Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2010 đến thag 6 năm 2013, chi phí của
Ngân hàng tăng liên tục. Giai đoạn 2010-2011, chi phí tăng nhiều hơn
so với giai đoạn 2011-2012. Nguyên nhân đẫn đến sự gia tăng nhiều
trong giai đoạn 2010-2011 là do Ngân hàng mở rộng quy mô, tăng
cường công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu, đồng thời cũng
mua sắm thêm máy móc thiết bị, phương tiện giao dịch,… Đến năm
2012, Ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện chính sách trên nhưng không
còn tốn nhiều chi phí nữa. Sáu tháng đầu năm 2013, chi phí của ngân
hàng cũng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể là giảm 11.443
triệu đồng về trị số tuyệt đối và giảm 26,80% về số tương đối.
~ 17 ~
-
Phân tích lợi nhuận: Năm 2010 lợi nhuận ròng của Ngân hàng đạt
11.232 triệu đồng, đến năm 2011 là 23.184 triệu đồng, tăng 11.952
triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 106,41% về số tương đối so với năm
2010. Có sự tăng trưởng mạnh này là do Ngân hàng thực hiện các chiến
chiến lược kinh doanh, các chính sách đổi mới có hiệu quả, có các biện
pháp tích cực xử lý tốt những vấn đề khó khăn trong công tác nhằm tối
đa doanh thu và giảm thiểu chi phí, tuy trong giai đoạn chi phí cũng
tăng mạnh nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn so với doanh thu và
vì thế lợi nhuận đạt được kết quả cao. Đến năm 2012, ảnh hưởng từ
việc thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay, nên tốc độ tăng của
doanh thu chậm lại và chậm hơn tốc độ tăng của chi phí, và vì thế đã
làm cho lợi nhuận ròng giảm 4.935 triệu đồng về số tuyệt đối và giảm
21,29% về số tương đối so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, tốc
độ giảm của doanh thu cao hơn tốc độ giảm của chi phí nên lợi nhuận
của ngân hàng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể là giảm 1.244
triệu đồng về trị số tuyệt đối và giảm 12,23% về số tương đối. Điều này
phần nào cho ta thấy việc sử dụng vốn của ngân hàng trong năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013 là chưa đạt được hiệu quả.
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN
3.4.1 Thuận lợi:
Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn huyện Trà Ôn là ngân
hàng đầu tiên được thành lập trên địa bàn huyện Trà Ôn. Thời gian hoạt động
khá lâu nên rất quen thuộc với người dân và có rất nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Đồng thời, với uy tín và thương hiệu gắn liền với
nông nghiệp, nông dân và nông thôn là Agribank thì ngân hàng được người
dân điạ phương ưu ái chon lựa trong giao dịch, đăc biệt là giao dịch cho vay
phục vụ sản xuất nông nghiệp hay kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn.
Trong những năm qua, vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng
lên do đó đã góp phần giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh
doanh, cũng như trong công tác cấp phát tín dụng thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được đa dạng hóa, đáp ứng
kịp thời nhu cầu hiện tại của khách hàng. Cung cấp nhiều loại hình cho vay để
khách hàng có thể chọn lựa dễ dàng phù hợp với nhu cầu của mình như: cho
vay hộ gia đình và cá nhân, cho vay theo hạn mức tín dụng, chao vay xây
~ 18 ~
dựng – sữa chữa nhà, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay thấu chi tài khoản
cho vay cầm cố các giấy tờ có giá, cho vay thông qua tổ vay vốn ở xã, …
NHNo & PTNT huyện Trà Ôn luôn xác định đối tượng cho vay chủ yếu
của mình là nông nghiệp, nông dân, nông thôn kể từ khi thành lập đến nay.
Đây là đối tượng được các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ để thực hiện xóa
đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vì thế trong quá trình
hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, đó là lợi thế của Agribank Trà
Ôn so với các ngân hàng khác đang hoạt động trên địa bàn huyện.
Mỗi cán bộ tín dụng của ngân hàng phụ trách một địa bàn nhất định, chịu
trách nhiệm trong việc xét duyệt hồ sơ cho vay, theo dõi và đôn đốc khách
hàng trả nợ. Vì thế mặc dù doanh số cho vay của ngân hàng tăng cao qua các
năm nhưng tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng chưa vượt mức cho
phép của ngân hàng cấp trên.
Agribank Trà Ôn không ngừng hiện đại hóa trong quá trình hoạt động tín
dụng, áp dụng phần mềm IPCAS, là phần mềm hỗ trợ cán bộ tín dụng trong
qua trình quản lý, theo dõi tinh hình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách
hàng. Mặc khác, đối với các khoản vay lớn, các bộ tín dụng khuyến khích
khách hàng mua bao hiểm bảo an ABIC. Vì thế giúp ngân hàng hạn chế những
rủi ro từ các khoản vay mang lại.
Trong thời gian vừa qua, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính
sách mới về kinh tế để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với nhiều thế mạnh và mạng lưới rộng khắp.
Từ đó đã tạo ra một bước ngoặc chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực hoạt
động của Ngân hàng Nông Nghiệp.
3.4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì trong quá trình hoạt động kinh
doanh NHNo & PTNT huyện Trà Ôn cũng gặp không ít khó khăn và hạn chế
cần khắc phục như:
- Việc phân công cho các cán bộ tín dụng quản lý mỗi điạ bàn xã có ưu
điểm giúp khách hàng dễ dàng liên hệ với cán bộ tín dụng để vay vốn. Tuy
nhiên mỗi cán bộ phụ trách 1 xã và số lượng ngày càng tăng làm cho việc
quản lý quá tải, công tác tín dụng dần dần mất đi hiệu quả vì khối lượng công
việc quá nhiều, từ giải quyết hồ sơ đến việc thẩm định, theo dõi việc sử dụng
vốn vay, nhắc nhở thu lãi định kỳ và thu hồi nợ,… Mặc khác, do quản lý lâu
và quen với người ở tại địa bàn mình quản lý nên khi quyết định hồ sơ vay có
~ 19 ~
ít nhiều bị ảnh hưởng bởi cảm tính, gây ra thẩm định không chính xác dẫn đến
các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
- Nguồn vốn huy động của Agribank Trà Ôn hàng năm rất cao, những
năm gần đây không cần đến vốn điều chuyển từ hội sở. Tuy nhiên, việc sử
dụng nguồn vốn chưa được hiệu quả, gây lãng phí nguồn vốn.
- Đối tượng vay vốn của Agribank Trà Ôn chủ yếu là nông dân phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp, kết quả sản xuất của họ lại chịu ảnh hưởng lớn từ
các yếu tố khách quan từ thời tiết, dịch bệnh, sự biến động giá cả trên thị
trường,… làm tăng tính rủi ro của các khoản vay này. Bên cạnh đó các đối
tượng là doanh nghiệp thì doanh số cho vay còn hạn chế trong thời gian gần
đây.
- Nợ quá hạn và nợ xấu được ngân hàng hạn chế đến mức cho phép
nhưng vẫn còn. Nguyên nhân chủ yếu từ khâu thẩm định, cán bộ tín dụng đến
thẩm định chưa chuẩn xác.
- Sự cạnh tranh của những NHTM trên địa bàn ngày càng gay gắt. Mặt
khác, giá cả các mặt hàng luôn biến động, đặt biệt là vàng và ngoại tệ. Điều
này dẫn đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
- Sự cạnh tranh về nguồn vốn huy động ngày càng gay gắt. Do đó đòi hỏi
Ngân hàng phải luôn đổi mới về phong cách phục vụ, đa dạng các hình thức
huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Song song đó còn có các kênh
huy động vốn khác như: Bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm bưu điện,…
- Dư nợ chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực cây trồng và vật nuôi. Có nhiều
yếu tố khách quan tác động như: Thiên tai, bão lụt, giá cả,…dễ dẫn đến phát
sinh nợ trả không đúng kỳ hạn nên phải gia hạn, điều chỉnh,...
- Thị trường nông sản khó khăn, giá nông sản có xu hướng tăng giảm
không ổn định, lại bị sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. Do đó đã làm cho
tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn. Thu nhập không bù đắp được chi phí
sản xuất điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ vay của
Ngân hàng, dẫn đến hạn chế khả năng mở rộng tín dụng.
- Thực hiện theo chỉ đạo của chính phủ về việc gia hạn nợ để giúp cho hộ
vay giảm bớt một phần khó khăn về tài chính để vươn lên ổn định đời sống
sản xuất kinh doanh, sớm khôi phục lại bình thường. Nhưng mặt tiêu cực của
nó là nếu nhận thức không đúng, xử lý không đúng sẽ dẫn đến tư tưởng ỷ lại
trong trả nợ, thậm chí không còn ý định trả nợ cho Ngân hàng.
~ 20 ~
3.4.3 Phương hướng phát triển
Bám sát theo nghị quyết định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện
Trà Ôn năm 2013, định hướng kế hoạch kinh doanh của Agribank chi nhánh
tỉnh Vĩnh Long giao năm 2013, chi nhánh đưa ra một số mục tiêu cụ thể như
sau:
Tổng nguồn vốn huy động: 746.000 triệu đồng, tăng 15% so với năm
2012.
Tổng dư nợ: 390.000 triệu đồng, tăng 8,1% so với năm 2012, tỷ lệ
trung và dài hạn chiếm 16,7% tổng dư nợ.
Tỷ lệ nông nghiệp nông thôn chiếm 90% tổng dư nợ.
Nợ xấu: tối đa 1,03% tổng dư nợ.
Thu ngoài tín dụng tăng 20% so với 2012.
Thu nợ ngoại bảng, xử lý rủi ro: 900 triệu đồng.
Để đạt được như vậy cần phấn đấu các chỉ tiêu sau:
Quán triệt toàn thể các cán bộ công nhân viên, đa dạng hóa các hình
thức huy động vốn, mở rộng dịch vụ để thu hút khách hàng. Phải xác định
được nhóm khách hàng tìm năng, địa bàn trọng điểm.
Tăng cường đầu tư vào trang thiết bị và cơ sở vật chất ngày càng hoàn
thiện.
Thực hiện công tác phân loại khách hàng, loại ngay những trường hợp
không đủ điều kiện vay vốn, những dự án kinh doanh không có hiệu quả.
Có chính sách khách hàng hợp lý, không ngừng nâng cao và phát triển
thương hiệu, xây dựng văn hóa cơ quan, phát triển, nâng cao kiến thức cho đội
ngũ công nhân viên để ngày càng đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn. Nâng
cao chất lượng thái độ phục vụ khách hàng.
Tập trung thực hiện tốt các mặt hoạt động kinh doanh do
NHNo&PTNT Việt Nam đề ra, phục vụ có hiệu quả các chương trình mục tiêu
phát triển kinh xã hội ở địa phương.
Thường xuyên cập nhật và thông báo thông tin kinh tế có liên quan đến
rủi ro kinh doanh của Ngân hàng đến từng cán bộ công nhân viên, tăng cường
công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.
Tích cực thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khắc phục các
yếu kém trong việc tổ chức các phong trào thi đua qua các năm. Chú trọng
đúng mức đến công tác kiểm tra, kiểm soát. Ngăn chặn mọi hiện tượng tiêu
cực.
~ 21 ~
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ ÔN
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn
Trong thị trường tài chính mà cụ thể là lĩnh vực Ngân hàng, vốn là một
yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của một Ngân hàng. Việc có
cơ cấu nguồn vốn phù hợp sẽ giúp Ngân hàng giảm bớt các rủi ro phát sinh. Ở
các Ngân hàng chi nhánh nguồn vốn được hình thành từ 2 nguồn chính là vốn
huy động và vốn điều chỉnh. Vốn huy động là vốn của các khách hàng gửi tại
ngân hàng để thu về một khoản lãi nhất định. Vốn điều chuyển là nguồn vốn
được điều chuyển từ hội sở đến các chi nhánh giúp chi nhánh ổn định nguồn
vốn, nâng cao khả năng cho vay. Để thấy được cơ cấu nguồn vốn của
Agribank Trà Ôn ta xem xét bảng 4.1.
Nguồn vốn gắn liền với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn
vốn càng cao khả năng Ngân hàng càng có nhiều cơ hội mở rộng đầu tư tín
dụng và ngược lại. Ở bảng 4.1, trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm
2013 ta thấy tổng nguồn vốn của Agribank Trà Ôn luôn tăng. Năm 2010 là
447.370 triệu đồng, năm 2011 là 534.931 triệu đồng, tăng 87.561 triệu đồng về
giá trị và tăng 19,57% về tỷ lệ so với năm 2010. Năm 2012 tổng nguồn vốn
Ngân hàng đạt 649.334 triệu đồng, tăng đến 21,39% về tỷ lệ tương ứng với
tăng 114.403 triệu đồng so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, nguồn vốn
Ngân hàng cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng 47.201 triệu đồng về
giá trị và tăng 7,10% về tỷ lệ với số tiền đạt được là 644.219 triệu đồng.
~ 22 ~
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010
Chỉ tiêu
Vốn
huy động
Vốn
điều chuyển
Tổng
nguồn vốn
Năm 2011
6T đầu năm
2012
Năm 2012
Chênh lệch
6T đầu năm
2013
2011/2010
2012/2011
6T 2013/ 6T2012
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
412.995
92,32
502.278
93,90 649.334
100
601.518
100
644.219
100
89.283
21,62
147.056
29,28
42.701
7,10
34.375
7,68
32.653
0
0
0
0
0
0
-1.722
-5,01
-32.653
-
-
-
447.370
100
534.931
100 649.334
100
601.518
100
644.219
100
87.561
19,57
114.403
21,39
42.701
7,10
6,10
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010-6/2013)
~ 23 ~
Tỷ lệ
%
Số tiền
Trong cơ cấu nguồn vốn của Agribank Trà Ôn, ta thấy vốn huy động
luôn chiếm tỷ trọng lơn hơn so với vốn điều chuyển. Do ngân hàng luôn cố
gắng kinh doanh bằng nguồn vốn huy động của mình và hạn chế sử dụng vốn
điều chuyện từ Hội sở, vì đây là nguồn vốn có chi phí cao. Cụ thể vốn huy
động năm 2010 đạt 412.995 triệu đồng, chiếm 92,32% trong tổng cơ cấu vốn.
Năm 2011 vốn huy động Ngân hàng đạt 502.278 triệu đồng chiếm 93,90%
tổng cơ cấu vốn, tăng 89.283 triệu đồng về giá trị và tăng 21,62% so với năm
2010. Tuy nhiên năm 2012 nguồn vốn Ngân hàng hoàn toàn là từ vốn huy
động với tỉ lệ 100% ứng với 649.334 triệu đồng, tăng 147.056 triệu đồng về số
tuyệt đối và tăng 29,28% về tương đối so với năm 2011. Qua đó ta thấy được
nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng ngày càng cao qua các năm. Đó là
hiệu quả của các chương trình dự thưởng của ngân hàng cũng như các chiến
dịch quảng cáo. Thời gian gần đây hệ thống Agribank toàn quốc cũng như
Agribank Trà Ôn đã triển khai nhiều chương trình quảng cáo và chương trình
dự thưởng đã thu hút được nguồn vốn huy động rất lớn. Điển hình là “Chương
trình huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng chào mừng Quốc khánh 2/9”
mừng ngày lễ 2/9 hàng năm và gần đây nhất là chương trình “Tiết kiệm dự
thưởng năm 2013” được đông đảo khách hàng và người dân hưởng ứng đã
mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh sự tăng trưởng tỷ trọng vốn huy đồng là sự giảm tỷ trọng vốn
điều chuyển. Năm 2010 tỷ trọng vốn điều chuyển là 7,68% thì năm 2011 là
6,10%, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 là 0%. Có sự chuyển dịch cơ cấu
như vậy là do khả năng huy động vốn của Ngân hàng ngày càng được nâng
cao, khách hàng tin tưởng vào Ngân hàng và gửi tiền ngày càng nhiều.
Thông thường lãi suất từ việc huy động vốn sẽ thấp hơn lãi suất từ việc
vay vốn điều chuyển. Vì thế tỷ trọng vốn huy động ngày một tăng lên sẽ giúp
Agribank Trà Ôn giảm được chi phí lãi vay nhiều hơn khi mà tỷ trọng vốn
điều chuyển lớn hơn. Qua đó còn cho thấy được uy tín của ngân hàng đối với
các khách hàng, tạo lòng tin để khách hàng đầu tư vốn vào Ngân hàng ngày
một nhiều.
4.1.2 Tình hình huy động vốn
Trong cơ cấu ngồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động luôn luôn chiếm
một tỷ trọng rất lớn hàng năm. Nguồn vốn huy động càng lớn thì càng thể hiện
tính chủ động của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Để thấy được tình
hình huy động vốn của Agribank Trà Ôn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013,
ta xem bảng 4.2.
~ 24 ~
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010
Năm 2011
6T đầu năm
2012
Năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
377.093
91,31
481.415
95,85
603.525
92,95
564.585
352.779
85,42
469.205
93,42
511.371
78,75
24.314
5,89
12.210
2,43
92.154
35.902
8,69
20.863
4,15
412.995
100
502.278
100
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
6T 2013/ 6T2012
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
93,86
600.930
93,15
104.322
27,66
122.110
25,36
36.345
6,44
550.276
91,48
422.392
65,57
116.426
33,00
42.166
8,99
-127.884
-23,24
14,19
14.309
2,38
178.358
27,69
-12.104
-49,78
79.944
654,74
164.049
1146,47
45.809
7,05
36.933
6,14
43.289
6,72
-15.039
-41,89
24.946
119,57
6.356
17,21
649.334
100
601.518
100
644.219
100
89.283
21,62
147.506
29,28
42.701
7,10
Số tiền
Tỷ
trọng
%
6T đầu năm
2013
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tiền gửi có
kỳ hạn
- Ngắn hạn
- Trung hạn,
dài hạn
Tiền gửi
không kỳ hạn
Tổng cộng
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010-6/2013)
~ 25 ~
Vốn huy động của Agribank được chia làm 2 nhóm, đó là: Tiền gửi
không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn gồm: Ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn. Tiền gửi có kỳ hạn tăng qua các năm và tương đối ổn định, còn
tiền gửi không kỳ hạn lại có sự biến động theo môi trường kinh tế, đặc biệt là
biến động của giá vàng trong thời gian qua.
Năm 2010, tổng vốn huy động của Ngân hàng là 412.995 triệu đồng,
trong đó thì tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất là 85,42% với số tiền
352.779 triệu đồng, tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 5,89% với số tiền
24.314 triệu đồng và tiền gửi không kỳ hạn chiếm 8,69% với số tiền 35.902
triệu đồng. Nguyên nhân làm cho tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp
vậy là do người dân vùng nông thôn vẫn có thói quen giao dịch với nhau bằng
tiền mặt, nên họ chỉ gửi tiền tiết kiệm vào tài khoản có kỳ hạn để có lãi suất
tiền gửi cao hơn, nhưng đa số lại là ngắn hạn có thời gian nhỏ hơn 12 tháng để
có thể chủ động hơn.
Năm 2011, tổng vốn huy động của Ngân hàng là 502.278 triệu đồng,
tăng 21,62% so với năm 2010. Trong đó, tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng
cao nhất là 93,42% với số tiền 469.205, tăng 33% về tỷ lệ so với năm 2010,
tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 0,24% với số tiền 12.210 triệu đồng,
giảm 49,78% về tỷ lệ so với năm 2010 và tiền gửi không kỳ hạn chiếm 4,15%
với số tiền 20.863 triệu đồng, giảm 41,89% về tỷ lệ so với năm 2010. Lý do
tiền gửi không kỳ hạn giảm là sự biến động kinh tế năm 2011, khách hàng
không có nhiều khoản tiền để vào tài khoản.
Năm 2012, tổng vốn huy động của Ngân hàng là 649.334 triệu đồng,
Trong đó, tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 78,75% với số tiền
511.391 triệu đồng, tăng 8,99% về tỷ lệ so với năm 2011. Tiền gửi trung và
dài hạn chiếm tỷ trọng 14,19% với số tiền 92.154 triệu đồng, tăng 654,74% về
tỷ lệ so với năm 2010 và tiền gửi không kỳ hạn chiếm 7,05% với số tiền
45.809 triệu đồng, tăng 119,57% về tỷ lệ so với năm 2011. Nguyên nhân tiền
gửi không kỳ hạn tăng cao là do năm 2011 Ngân hàng thực hiện các chiến
lược về quảng cáo thương hiệu nên đã thu hút sự quan tâm của người dân
trong huyện và đến năm 2012 thì số lượng khách hàng đến mở tài khoản tăng
cao.
Sáu tháng đầu năm 2012: tổng vốn huy động của Ngân hàng là 601.518
triệu đồng, tiền gửi ngắn hạn có tỷ trọng là 86,88% với số tiền 550.276 triệu
đồng, tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 2,38% với số tiền 14.309 triệu
đồng, và tiền gửi không kỳ hạn chiếm 6,14% với số tiền 36.933 triệu đồng.
~ 26 ~
Sáu tháng đầu năm 2013, tổng vốn huy động của Ngân hàng là 644.219
triệu đồng. Tiền gửi ngắn hạn có tỷ trọng là 6,22% với số tiền 422.392 triệu
đồng, giảm 127.884 triệu đồng về giá trị và giảm 23,24% về tỷ lệ so với 6
tháng đầu năm 2012. Tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 27,69% với số
tiền 178.538 triệu đồng, tăng 164.049 triệu đồng về giá trị và tăng 1146,47%
về tỷ lệ so với 6 tháng đầu năm 2012. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 6,72% với
số tiền 423.289 triệu đồng, tăng 17,21% về tỷ lệ và tăng 6.356 triệu đồng về
giá trị so với 6 tháng đầu năm 2012. Ta thấy có sự tăng mạnh của tiền gửi
trung và dài hạn. Xem bảng 4.3, ta thấy lãi suất huy động tiền gửi trung và dài
hạn tăng so với năm 2012, lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn lại
giảm so với 2012 nên khách hàng chuyển sang gửi tiền vào tài khoản có kỳ
hạn trên 12 tháng.
Nhìn chung, ta thấy vốn huy động được chủ yếu là từ tiền gửi có kỳ hạn
và tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, tuy có xu hướng tăng nhưng
không đáng kể, do thói quen giao dịch của người dân địa phương là vùng nông
thôn, mặc khác do hệ thống máy ATM trên địa bàn huyện còn rất kém, cả địa
bàn huyện chỉ có 4 máy ATM đặt tại trụ sở chi nhánh thị trấn Trà Ôn và ở 3
phòng giao dịch là xã Vĩnh Xuân, xã Hựu Thành và xã Hòa Bình. Điều này rất
bất tiện cho người dân khi mở tài khoản không kỳ hạn, cũng như mở tài khoản
qua thẻ ATM. Hơn nữa, việc huy động vốn chưa được chủ động, chưa có công
tác marketing để tăng cường tìm kiếm khách hàng. Vốn huy động có xu hướng
tăng qua các năm, đạt hiểu quả cao do một phần nhờ vào các chương trình
khuyến mãi sự thưởng được phát động cho toàn hệ thống Agribank trên cả
nước. Tuy nhiên, các chương trình này đều do ngân hàng cấp trên tổ chức và
ngân hàng chi nhánh chỉ áp dụng theo chứ không chủ động được nên cũng còn
hạn chế vì Agribank Trà Ôn hiện tại chưa có phòng Marketing để chuyên phụ
trách lĩnh vực này.
~ 27 ~
Bảng 4.3: Lãi suất huy động vốn của Agribank Trà Ôn giai đoạn
2010-6/2013
ĐVT: %/năm
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6T/2012
6T/2013
-
-
-
-
-
- Ngắn hạn
12,5
13,2
10,5
9
7,5
- Trung hạn, dài hạn
11,2
12
8,5
8,5
9,5
Tiền gửi không kỳ hạn
3,6
3
2
2
1,2
Tiền gửi có kỳ hạn
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010-6/2013)
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK TRÀ ÔN
TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn
Cho vay là nghiệp vụ rất quan trọng của bất cứ ngân hàng nào, doanh số
cho vay thể hiện chất lượng cũng như số lượng cho vay của ngân hàng. Doanh
số cho vay hàng cũng thể hiện được khả năng tạo nguồn thu cho ngân hàng,
doanh số cho vay càng lớn thì khả năng đem lại lợi nhuận càng cao và ngược
lại. Do tầm quan trọng của doanh số cho vay nên ta phải phân tích cụ thể về
doanh số cho vay của Ngân hàng NHNo&PTNT – Chi nhánh Huyện Trà Ôn
để thấy được tình hình và sự biến động của chỉ tiêu này đến các hoạt động của
Ngân hàng.
~ 28 ~
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung và dài
hạn
Tổng cộng
2010
2011
Số tiền
Tỷ
trọng
%
377.270
Chênh lệch
6T đầu 2012
2012
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
90,66
503.152
38.859
9,34
416.122
100
Số tiền
Tỷ
trọng
%
96,58
616.142
96,63
306.182
17.816
3,42
21.462
3,37
520.968
100
637.604
100
6T đầu 2013
2011/2010
2012/2011
6T đầu 2013/
6T đầu 2011
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
97,54
303.400
95,62
125.882
33,37
112.990
22,46
-2.782
-0,91
7.720
2,46
13.902
4,38
-21.043
-54,15
3.646
20,46
6.182
80,08
313.902
100
317.302
100
104.839
25,20
116.636
22,39
3.400
1,08
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010-6/2013)
~ 29 ~
Tỷ lệ
%
Triệu đồng
700,000
637,604
600,000
500,000
400,000
520,968
616,142
503,152
416,129
377,270
313,902
300,000
317,302
306,182 303,400
200,000
100,000
21,462
17,816
38,859
0
2010
Tổng cộng
2011
2012
Ngắn hạn
7,720
6T/2012
13,902
6T/2013
Năm
Trung hạn, dài hạn
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
Hình 4.1 : Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo kỳ hạn của Agribank giai
đoạn 2010-6/2013
Thông qua doanh số cho vay của Agribank Trà Ôn cho thấy doanh số
cho vay tăng qua các năm 2010 đến 6/2013. Năm 2010 là 416.129 triệu đồng,
năm 2011 là 520.928 triệu đồng tăng 125.882 triệu đồng về tuyệt đối và tăng
33,37 % về số tương đối so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay là
616.142 triệu đồng, tăng 112.990 triệu đồng về tuyệt đối và tăng 22,46 % về
số tương đối so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2012, doanh số cho vay
Ngân hàng đạt 313.902 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 317.302 triệu
đồng, tăng 3.400 triệu đồng về tuyệt đối và tăng 1,08% số tương đối so với 6
tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng này là do lãi suất cho vay năm
2013 giảm so với năm 2012, cụ thể là lãi suất cho vay của 6 tháng đầu năm
2012 là 12,4%, 6 tháng đầu năm 2013 giảm còn 10,2%. Doanh số cho vay
tăng liên tục qua các năm được giải thích là do xu hướng trồng cam sành của
địa bàn của huyện, hầu hết các hộ dân đã chuyển từ trồng lúa truyền thống
sang trồng cam sành và đặc tính của ngành này đòi hỏi vốn cao và dài hạn. Vì
thế nhu cầu vốn vay của người dân tăng cao đáng kể.
Bất cứ Ngân hàng nào khi cho vay cũng đều xem phân chia theo kỳ hạn,
có sự phân bổ nguồn vốn cho kỳ hạn cho vay để có các chính sách thu hồi
vốn, bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh phù hợp ở những kỳ tiếp theo. Doanh
số cho vay theo kỳ hạn thể hiện việc tập trung vào việc cho vay chủ yếu của
~ 30 ~
Ngân hàng, cho thấy được cơ cấu của việc phân bổ nguồn vốn vào kỳ hạn nào
là chủ yếu. Cho vay ngắn hạn mang lại rủi ro ít hơn ngắn hạn do thời hạn cho
vay ngắn nên dễ thu hồi vốn hơn. Để thấy được tình hình và sự phân bổ ta
phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn qua 3 năm từ
2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.Cũng như tất cả các ngân hàng khác
trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, Agribank Trà Ôn cũng chia hình thức
cho vay theo kỳ hạn là cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn.
Doanh số cho vay ngắn hạn: tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn
luôn chiếm tỷ trọng rất cao so với doanh số cho vay trung dài hạn, vì phần lớn
khách hàng của Agribank Trà Ôn là nông dân và tiểu thương nên họ chủ yếu
vay vốn theo mùa vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh thường tối đa là 12 tháng
nên họ chọn vay vốn ngắn hạn. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn
đạt 377.270 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,66% tổng doanh số cho vay cả năm.
Năm 2011, đạt 503.152 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 96,58% tổng doanh số cho
vay của năm, tăng 125.882 triệu đồng về giá trị và tăng 33,37% về tỷ lệ so với
năm 2010. Đến năm 2012, doanh số cho vay lại chiếm tỷ trọng rất cao đến
96,63% tương ứng số tiền là 616.142 triệu đồng và tăng so với năm 2011, tăng
112.990 triệu đồng về số tiền và tăng 22,46% về tỷ lệ. Tuy nhiên, do 6 tháng
đầu năm 2013, tình hình khí hậu có chuyển biến nhiều và có nhiều dịch bệnh
bùng phát trên địa bàn huyện, nên khách hàng tạm ngưng giao dịch với ngân
hàng làm cho doanh số cho vay ngắn hạn ở kỳ này thấp hơn so với cùng kỳ
năm trước, cụ thể là đạt 303.400 triệu đồng, giảm 2.782 triệu đồng về số tuyệt
đối và giảm 0,91% về số tương đối. Nhưng qua số liệu ta thấy rằng con số này
giảm không đáng kể.
Doanh số cho vay trung dài hạn: chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu vay
vốn có thời gian thu hồi vốn lâu như: vay để sửa chữa nhà hay xây mới nhà,
vay để mua sắm máy móc cho sản xuất, vay để xuất khẩu lao động,… Qua
bảng 4.4 ta thấy doanh số cho vay trung dài hạn giảm ở năm 2011 và tăng lại ở
những năm tiếp theo, do năm 2011 lạm phát của nền kinh tế rất cao nên ngân
hàng đã hạn chế cho vay trung và dài hạn và lãi suất cho vay trung dài hạn tại
thời điểm này cũng rất cao nên người dân cũng khó tiếp cận. Cụ thể, năm 2010
đạt 38.859 triệu đồng, năm 2011 đạt 17.816 triệu đồng giảm 21.043 triệu đồng
tương ứng giảm 54,15% so với năm 2010, năm 2012 đạt 21.462 triệu đồng
tăng 3.646 triệu đồng tương ứng tăng 20,46% so với năm 2011. Sáu tháng đầu
năm 2013 đạt 13.902 triệu đồng tăng 6.182 triệu đồng tương ứng tăng 80,08%
so với 6 tháng đầu năm 2012.
~ 31 ~
Nhìn chung, Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn và hạn chế cho
vay trung dài hạn. Do một phần là đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng chưa
có chuyên môn cao trong công tác thẩm định nên để hạn chế rủi ro tín dụng
ngân hàng đã hạn chế cho vay trung dài hạn.
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Triệu đồng
700,000
637,604
600,000
500,000
400,000
520,968
416,129
364,993
477,777
423,570
159,827
200,000
100,000
317,302
313,902
300,000
97,398
51,136
255,627
229,369
84,533
61,675
0
2010
Tổng cộng
2011
2012
Hộ cá nhân, gia đình
6T/2012
6T/2013
Năm
Doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
Hình 4.2 : Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của
Agribank giai đoạn 2010-6/2013
Để thấy khách hàng mục tiêu của ngân hàng và sự phân bổ nguồn vốn
cho vay vào khách hàng như thế nào ta phân tích doanh số cho vay của ngân
hàng theo loại thành phần kinh tế để thấy được điều đó.
Bảng 4.5 và hình 4.2 cho ta thấy được doanh số cho vay theo loại thành
phần kinh tế. Việc phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp
xác định được thành phần kinh tế nào chiếm tỷ trọng cao nhất mà có các chính
sách ưu đãi đối với thành phần kinh tế đó, các thành phần kinh tế có doanh số
cho vay khiêm tốn cũng cần có các chiến lược phát triển như thế nào cho xứng
tầm với quy mô ngân hàng. Qua hình 4.2 ta thấy doanh số cho vay đối với
thành phần kinh tế Hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn doanh nghiệp.
~ 32 ~
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
Chênh lệch
6T đầu 2012
2012
Số tiền
Tỷ
trọn
g%
Doanh nghiệp
51.136
12,29
97.938 18,70
Hộ gia đình, cá
nhân
364.993 87,71
423.570 81,30
477.777 74,93 229.369
Tổng cộng
416.129
520.968
637.604
100
Số tiền
Tỷ
trọn
g%
100
Số tiền
Tỷ
trọn
g%
159.827 25,07
Tỷ
trọng
%
Số tiền
84.533
100 313.902
26,93
6T đầu 2013
Số tiền
Tỷ
trọng
%
2011/2010
Số tiền
Tỷ lệ
%
2012/2011
Số tiền
Tỷ lệ
%
6T đầu 2013/ 6T
đầu 2011
Số tiền
Tỷ lệ
%
61.675
19,44
46.262
90,47
62.429
64,10
-22.858
-27,04
73,07 255.627
80,56
58.577
16,05
54.207
12,80
26.258
11,45
100 317.302
100
104.839
25,19 116.636
22,39
3.400
1,08
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010-6/2013)
~ 33 ~
Hộ gia đình và cá nhân: năm 2010 có doanh số cho vay là 364.993 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 87,71%. Năm 2011 là 423.570 triệu đồng, chiếm
81,30%, tăng so với năm 2010 về số tuyệt đối là 58.577 triệu đồng và tăng
16,05% về số tương đối. Năm 2012, doanh số cho vay của thành phần kinh tế
Hộ gia đình, cá nhân đạt 477.777 triệu đồng, chiếm 74,93% tỷ trọng, tăng
54.207 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 12,80% về số tương đối so với năm
2010. Sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay của thành phần kinh tế Hộ
gia đình, cá nhân đạt 255.627 triệu đồng, chiếm 80,56% tỷ trọng, tăng 26.258
triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 11,45% về số tương đối so với năm 6 tháng
đầu năm 2012. Ta thấy rằng tỷ trọng của thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ
trọng rất cao do huyện Trà Ôn là vùng nông thôn, đa số là thành phần hộ gia
đình và cá nhân nên được Ngân hàng chú trọng.
Tuy nhiên, khi so sánh giữa doanh số cho vay của thành phần kinh tế Hộ
gia đình, cá nhân và Doanh nghiệp thì tốc tăng doanh số cho vay của Doanh
nghiệp nhanh hơn của Hộ gia đình, cá nhân. Doanh nghiệp là những khách
hàng có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là vật liệu xây dựng, vật tư nông
nghiệp,… nên nhu cầu vốn của họ là chi phí tam thời chờ giải ngân của chủ
đầu tư và nhu cầu vốn này rất cao so với hộ gia đình cá nhân, nên khi doanh số
cho vay của thành phần doanh nghiệp tăng thì tốc độ tăng sẽ nhanh hơn hộ gia
đình cá nhân. Cụ thể năm 2011, doanh số cho vay của Doanh nghiệp đạt
97.938 triệu đồng, tăng đến 90,47% về số tương đối so với năm 2010. Đến
năm 2012 là đạt 159.857 triệu đồng, tăng 62.429 triệu đồng về số tương đối và
64,10% về số tương đối so với năm 2011. Điều này cho ta thấy rằng doanh
nghiệp sẽ là khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng phát triển trong thời gian
tới nữa. Sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay của thành phần kinh tế
Doanh nghiệp đạt 61.675 triệu đồng, chiếm 19,44% tỷ trọng, giảm 22.858
triệu đồng về số tuyệt đối và giảm 27,04% về số tương đối so với năm 6 tháng
đầu năm 2012.
Nhìn chung, Doanh số cho vay của hộ gia đình các nhân vẫn tăng đều và
ổn định qua các năm. Doanh nghiệp sẽ là khách hàng tiềm năng cần hướng tới
của ngân hàng vì nhu cầu vay vốn của họ trong mỗi giao dịch là rất cao sẽ
mang lại doanh thu lớn cho ngân hàng.
4.2.1.3 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn chủ yếu cho vay để phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện, đây là mục tiêu chính
của Ngân hàng từ khi thành lập cho đến nay. Vì thế doanh số cho vay với
ngành kinh tế tổng hợp (VAC) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất tổng doanh số cho
~ 34 ~
vay mỗi năm. Để thấy rõ sự biến động doanh số cho vay của các ngành kinh tế
như thế nào trong giai đoạn 2010-6/2013 ta xem bảng 4.6 và hình 4.3.
Triệu đồng
400,000
353,041
350,000
300,000
250,000
267,757
211,854
200,000
150,000
115,243
100,000
50,000
56,747
175,240
179,371
94,890
45,021
44,011
48,011
29,960
161,250
66,566
0
2010
2011
2012
Thương mại dịch vụ
Máy nông nghiệp
158,937
97,634
33,316
27,415
26,124
13,517
6T/2012
6T/2013 Năm
Kinh tế tổng hợp (VAC)
Khác
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
Hình 4.3 : Biểu đồ thể hiện Doanh số cho vay theo ngành Kinh tế của
Agribank giai đoạn 2010-6/2013
Kinh tế tổng hợp (VAC) bao gồm các ngành liên quan đến nông nghiệp
và trồng trọt, chăn nuôi. Năm 2010, ngành này đạt doanh số cho vay là
211.854 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 50,91% tổng doanh số cho vay của năm.
Năm 2011, đạt 267.757 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 51,40%, , tăng 55.903
triệu đồng về số tương đối và 26,39% về số tương đối so với năm 2010. Năm
2012, đạt 353.401 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 55,37%, tăng 85.284 triệu
đồng về số tương đối 31,85% về số tương đối so với năm 2011. Đến 6 tháng
đầu năm 2013, doanh số cho vay của kinh tế tổng hợp (VAC) đạt 158.937
triệu đồng, giảm 20.430 triệu đồng về số tương đối và 11,39% về số tương đối
so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân giảm là do 6 tháng đầu năm 2013,
điều kiện thiên nhiên không thể canh tác tốt như năm 2012, khí hậu biến đổi
nên nông dân e dè trong việc đầu tư, vì thế doanh số cho vay ngành tế tổng
hợp bị giảm.
~ 35 ~
Thương mại dịch vụ là ngành có tỷ trọng doanh số cho vay cao thứ hai
của năm. Năm 2010, ngành này đạt doanh số cho vay là 115.243 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng là 27,69% tổng doanh số cho vay của năm. Năm 2011, đạt
175.240 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 33,64%, , tăng 59.977 triệu đồng về số
tương đối và 52,06% về số tương đối so với năm 2010. Năm 2012, đạt
161.250 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 25,29%, giảm 13.990 triệu đồng về số
tương đối 7,98% về số tương đối so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm
2013, doanh số cho vay của thương mại dịch vụ đạt 94.461 triệu đồng, tăng
2.774 triệu đồng về số tương đối và tăng 2,89% về số tương đối so với 6 tháng
đầu năm 2012.
Máy nông nghiệp là các ngành thuộc tiểu thủ công nghiệp, là ngành có tỷ
trọng tương đối thấp, tốc độ tăng doanh số cho vay tương đối ổn định qua các
năm. Năm 2010, đạt 45.021 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 48.011 triệu đồng,
tăng 2.990 triệu đồng về số tiền và tăng 6,64% về tỷ lệ so với năm 2010. Năm
2012, đạt 56.747 triệu đồng, tăng 8.736 triệu đồng về số tiền và tăng 18,20%
về tỷ lệ so với năm 2011. Ta thấy trong thời gian này doanh sô cho vay của
ngành này tăng liên tục và tăng ngày cang mạnh, do các ngành này mang lại
hiệu quả kinh tế cao nên thu hút nhiều đối tượng bỏ vốn vào đầu tư, trong đó
chủ yếu là các ngành nghề truyền thống của địa phương như: làm gạch, gốm,
các ngành phục vụ xử lý hàng hóa nông sản, thủ công mỹ nghệ là nghề đan lục
bình đang phát triển tại địa phương.
Cho vay khác như: cho vay xây dựng nhà ở, lao động nước ngoài,…Nhìn
chung qua các năm thì doanh số cho vay của nhóm này giảm năm 2011, tăng ở
giai đoạn còn lại. Do nhu cầu vay vốn cải thiện cuộc sống vật chất của người
dân ngày càng cao, nhu cầu vay vốn thể chấp để xuất khẩu cũng tăng dần, Hơn
nữa với sự hội nhập nền kinh tế thế giới, sự phát triển của khoa học công nghệ
hiện đại ngày càng mạnh thì các ngành như: điện tử, viễn thông, công nghệ
thông tin,… đang phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu của người dân địa
phương.
Nhìn chung, ngành kinh tế tổng hợp là ngành có doanh số vay cao nhất
so với các ngành khác, do đặc tính của địa bàn huyện là vùng nông thôn, tăng
trưởng qua các năm và ổn định, kế tiếp là ngành thương mại dịch vụ cũng có
doanh số cho vay cao. Ngành khác có xu hướng tăng cao trong các năm gần
đây, do tình hình kinh tế khó khăn, mùa màng thất thu nên người dân chuyển
hướng sản xuất sang các ngành có thu nhập ổn định hơn.
~ 36 ~
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
115.243
6T đầu 2012
2012
Số tiền
Tỷ
trọng
%
27,69
175.240
211.854
50,91
45.021
Khác
Tổng cộng
Thương mại
dịch vụ
Kinh tế tổng
hợp ( VAC )
Máy nông
nghiệp
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
33,64
161.250
25,29
94.890
267.757
51,40
353.041
55,37
10,82
48.011
9,22
56.747
44.011
19,58
29.960
5,75
416.129
100
520.968
100
6T đầu 2013
2011/2010
2012/2011
6T đầu 2013/ 6T
đầu 2011
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
30,23
97,634
30,77
59.977
52,06
-13.990
-7,98
2.774
2,89
179.371
57,14
158,937
58,09
55.903
26,39
85.284
31,85
-20.434
-11,39
8,90
26.124
8,32
27,415
8,64
2.990
6,64
8.736
18,20
1.291
4,94
66.566
10,44
13.517
4,31
33,316
2,50
-14.021
-31,93
36.606
122,1
8
637.604
100
313.902
100
317.302
100
104.839
25,19
116.636
22,39
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010,6/2013)
~ 37 ~
19.799 146,47
3.400
1,08
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ
Một chỉ tiêu khác của hoạt động tín dụng đó là hoạt động thu nợ. Sau khi
cho vay Ngân hàng sẽ thực hiện hoạt động thu nợ để thu lại nguồn vốn mà
mình đã cho khách hàng vay. Phân tích chỉ số thu nợ để thấy được khả năng
thu hồi vốn của ngân hàng là như thế nào qua các năm. Do đó, doanh số thu
nợ là vấn đề mà ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện khả năng đánh
giá khách hàng của cán bộ tín dụng có chính xác và đầy đủ không, phản ánh
mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, một ngân hàng
muốn hoạt động tốt không phải chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn
phải để ý đến công tác thu nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có khả năng thu hồi
đúng hạn, nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Doanh số thu nợ của năm 2010 là 377.102 triệu đồng, năm 2011 là
515.309 triệu đồng, tăng 138.207 triệu đồng về tuyệt đối và tăng 36,65% về
tương đối so với năm 2010. Có sự tăng trưởng như vậy là do năm 2011 doanh
số cho vay ngắn hạn của Agribank Trà Ôn đạt khá cao. Bên cạnh đó ngân
hàng có các chính sách thu hồi vốn tích cực, các khách hàng của Agribank Trà
Ôn có là những khách hàng có uy tín nên việc thu nợ diễn ra tốt đẹp. Năm
2012 doanh số thu nợ của ngân hàng đạt 605.928 triệu đồng, tăng 90.619 triệu
đồng về giá trị và tăng 17,59% về tỷ lệ so với năm 2011. Do trong năm 2012
doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng so với năm 2011 nên doanh số thu
nợ cũng tăng. Sáu tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ đạt 290.235 triệu
đồng, tăng 71.155 triệu đồng về giá trị tăng 32,48% về tỷ lệ so với 6 tháng đầu
năm 2012. Điều đó tiếp tục cho thấy Agribank Trà Ôn luôn có chính sách thu
nợ hợp lý và các cán bộ tín dụng có khả năng thẩm định tốt.
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn
Khi cho vay ta thường xếp tín dụng theo kỳ hạn, bao gồm cho vay ngắn
hạn và cho vay trung, dài hạn. Vấn đề thu nợ cũng vậy, được xét trên kỳ hạn
để thấy được doanh số thu nợ theo kỳ hạn có đáp ứng theo doanh số cho vay
theo kỳ hạn hay không, những gì đạt được và chưa đạt được để có các biện
pháp xử lý tốt hơn.
~ 38 ~
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Ngắn hạn
338.669
89,81 499.948
Trung hạn
và dài hạn
38.433
Tổng cộng
377.102
10,19
Số tiền
15.361
100 515.309
Chênh lệch
6T đầu 2012
2012
Tỷ
trọng
%
Số tiền
97,01 585.707
2,99
20.221
100 605.928
Tỷ
trọng
%
6T đầu 2013
2011/2010
2012/2011
6T đầu 2013/
6T đầu 2011
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
96,66 216.041
98,61
278.723
96,03
161,279
47.62
85,759
17.15
62.682
29,01
3.039
1,39
11.512
3,97
-23,072
-60.03
4,860
31.64
8.413
378,81
100 219.080
100
290.235
100
138.207
36,65
90.619
17,59 71.155
32,48
3,34
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010-6/2013)
~ 39 ~
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Triệu đồng
700,000
605,928
600,000
500,000
400,000
585,707
515,309 499,948
377,102
338,669
290,235
300,000
278,723
219,080 216,041
200,000
100,000
38,433
20,221
15,361
11,512
3,039
0
2010
2011
Tổng cộng
2012
Ngắn hạn
6T/2012
6T/2013
Trung hạn, dài hạn
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo kỳ hạn của Agribank
Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
Qua bảng 4.7 và hình 4.4 ta thấy được doanh số thu nợ của ngân hàng
chủ yếu đến từ hoạt động thu nợ ngắn hạn. Hoạt động thu nợ trung và dài hạn
đóng góp một phần nhỏ vào tổng doanh số thu nợ của Agribank Trà Ôn.
Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm ở khoảng 90% tổng doanh số thu nợ của
ngân hàng. Ta giải thích dựa vào doanh số cho vay của ngân hàng ở bảng 4.4,
vì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên doanh số thu nợ cũng
tương tự chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số thu nợ trung dài hạn và một phần do
công tác quản lý nợ của cán bộ tín dụng còn hạn chế nên xảy ra tình trạng
khách hàng trả nợ không đúng hạn. Điều này thấy được việc thu hồi nợ trung
dài hạn của ngân hàng còn gặp khó khăn.
- Doanh số thu nợ ngắn hạn: Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn của
Agribank Trà Ôn đạt 338.669 triệu đồng, chiếm 89,81% tổng doanh số thu nợ
của ngân hàng. Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn là 499.948 triệu đồng,
chiếm 97,01% tổng doanh số thu nợ của năm, tăng 161.279 triệu đồng về giá
trị và tăng 47,62% về tỷ lệ so với năm 2010. Doanh số thu nợ ngắn hạn của
năm 2011 tăng so với năm 2010 là do trong năm 2011 ngân hàng chủ yếu cho
~ 40 ~
Năm
vay ngắn hạn nên thu nợ từ ngắn hạn cũng được tăng lên. Điều này phù hợp
với doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Đến năm 2012 doanh số thu nợ
ngắn hạn của Agribank Trà Ôn là 585.707 triệu đồng, chiếm 96,66% tổng
doanh số thu nợ của năm. So với năm 2011 doanh số này tăng 85.759 triệu
đồng về số tuyệt đối và tăng 17,15% về số tương đối. Sáu tháng đầu năm
2013, doanh số cho vay ngắn hạn giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng
doanh số thu nợ ngắn hạn lại tăng, do trong 6 tháng đầu năm nay ngân hàng
chú trọng đến công tác thu nợ bằng cách thực hiện việc sao kê các danh sách
khách hàng đến hạn để giao cho cán bộ tín dụng gọi điện thông báo hay gửi
giấy báo đến nhà khách hàng nên vì thế mà doanh số thu nợ tăng đáng kể so
với cùng kỳ năm trước. Cụ thể tăng 62.682 triệu đồng về giá trị và tăng
29,01% về tỷ lệ so với 6 tháng đầu năm 2012.
- Doanh số thu nợ trung và dài hạn: So với doanh số thu nợ ngắn hạn thì
doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số
thu nợ của các năm. Năm 2010 tỷ trọng doanh số thu nợ trung và dài hạn
chiếm 10,19% với số tiền là 38.433 triệu đồng. Đến năm 2011 doanh số thu nợ
trung và dài hạn đạt 15.361 triệu đồng, giảm 23.072 triệu đồng về giá trị và
giảm 60,03% về tỷ lệ so với năm 2010. Tuy nhiên năm 2012 doanh số thu nợ
trung và dài hạn của ngân hàng là 20.221 triệu đồng, tăng 4.860 triệu đồng
tương ứng với tăng 31,64% so với năm 2011. Sự tăng giảm của doanh số thu
nợ ứng với sự tăng giảm của doanh số cho vay. Sáu tháng đầu năm 2013, do
doanh số cho vay trung dài hạn tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 nên doanh
số thu nợ trung dài hạn cũng tăng theo. Cụ thể tăng 8.413 triệu đồng về giá trị
và tăng 378,81% về tỷ lệ so với 6 tháng đầu năm 2012.
Tóm lại: Khi phân tích doanh số thu nợ theo kỳ hạn của Agribank Trà
Ôn qua 3 năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy thực tế rằng: doanh số
thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu doanh số thu nợ của
ngân hàng. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua các năm. Do việc thu hồi nợ
ngắn hạn ít gặp khó khăn hơn trung dài hạn. Doanh số thu nợ trung và dài hạn
chiếm tỷ trọng nhỏ và chỉ giảm ở năm 2011, sau đó tăng từ năm 2012 đến 6
tháng đầu năm 2013, so sánh sự tăng giảm này tương ứng với doanh số cho
vay trung dài hạn ta thấy được năm 2011, do sự khó khăn chung của nền kinh
tế nên doanh số cho vay trung dài hạn của ngân hàng giảm kéo theo doanh số
thu nợ cũng giảm. Tuy nhiên, ngân hàng cần nâng cao công tác thu nợ hơn
nữa, đặc biệt là với nợ trung và dài hạn.
~ 41 ~
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Sự phân tích này là cần thiết để thấy được thành phần kinh tế nào đóng
góp vào tình hình thu nợ là lớn nhất, qua đó ta có các hình thức cho vay và
chính sách thu nợ phù hợp với thành phần kinh tế đó.
Trong cơ cấu theo thành phần kinh tế, Agribank Trà Ôn chia làm các
thành phần kinh tế là Hộ gia đình, cá nhân và Doanh nghiệp. Ở bảng 4.8, ta
thấy thành phần kinh tế là Hộ gia đình và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng rất cao
so với thành phần kinh tế là Doanh nghiệp, điều này được giải thích là do
doanh số cho vay của Hộ gia đình và cá nhân có tỷ trọng cũng rất cao.
- Doanh số thu nợ của thành phần kinh tế là Hộ gia đình và cá nhân:
Năm 2010, doanh số thu nợ là 346.702 triệu đồng, chiếm 91,94% tổng doanh
số thu nợ. Năm 2011 là 417.861 triệu đồng, chiếm 81,19% tổng doanh số thu
nợ, tăng 81.159 triệu đồng về giá trị và tăng 20,53% về tỷ lệ. Năm 2011,
doanh số thu nợ của hộ gia đình và cá nhân tăng về giá trị nhưng giảm về tỷ
trọng là do sự tăng trưởng của thành phần kinh tế khác và sự tăng lên của tổng
thể doanh số thu nợ của cả năm 2011 so với năm 2010. Năm 2012 là 456.234
triệu đồng, chiếm 75,30% tổng doanh số thu nợ, tăng 38.373 triệu đồng về giá
trị và tăng 9,18% về tỷ lệ. Sáu tháng đầu năm 2013, đạt 234.783 triệu đồng ,
tăng 44.539 triệu đồng về giá trị và tăng 23,41% về tỷ lệ so với 6 tháng đầu
năm 2012. Doanh số thu nợ với thành phần kinh tế là hộ gia đình và cá nhân
luôn tăng ổn định và dường như ít biến động vì thành phần kinh tế này thường
vay với số tiền ít và đầu tư nhỏ lẻ nên cũng không bị ảnh hưởng nhiều từ biến
động của thị trường kinh tế.
- Doanh số thu nợ của thành phần kinh tế là Doanh nghiệp: Qua hình 4.5
và bảng 4.8, ta thấy rằng doanh số thu nợ tăng qua các năm, đặc biệt tăng
mạnh vào năm 2011, tăng 187,66% về tỷ lệ và tăng 57.048 triệu đồng về giá
trị. Năm 2012, đạt 149.964 triệu đồng, tăng 52.246 triệu đồng về giá trị và
tăng 53,89% về tỷ lệ. Điều này được giải thích dựa vào doanh số cho vay của
thành phần là Doanh nghiệp, tại đây giá trị này cũng biến động tương ứng với
doanh số cho vay. Riêng sáu tháng đầu năm 2013, mặc dù danh số cho vay của
doanh nghiệp là giảm nhưng doanh số thu nợ doanh nghiệp lại tăng, do chênh
lệch giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong kỳ 6 tháng đầu năm
2012, doanh số thu nợ rất nhỏ so với doanh số cho vay nên ở kỳ 6 tháng đầu
năm 2013 mặc dừ doanh số cho vay co giảm so với cùng kỳ năn trước nhưng
do công tác thu nợ tốt nên doanh số thu nợ vẫn tăng, cụ thể tăng 26.616 triệu
đồng về giá trị và tăng 92,30% về tỷ lệ so với 6 tháng đầu năm 2012.
~ 42 ~
Triệu đồng
700,000
605,928
600,000
500,000
400,000
515,309
377,102
417,861
456,234
346,702
290,235
300,000
200,000
97,448
100,000
234,783
219,080
190,244
149,694
28,836
30,400
55,452
0
2010
Tổng cộng
2011
2012
Hộ cá nhân, gia đình
6T/2012
6T/2013
Doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010-6/2013)
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của
Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
Tóm lại, trong cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế thì doanh
số thu nợ từ thành phần kinh tế là hộ gia đình và các nhân luôn luôn chiếm
một tỷ trọng rất lớn do trong cơ cấu cho vay của ngân hàng phần lớn là hộ gia
đình và ác nhân, và sự tăng lên của doanh số thu nợ thành phần kinh tế là
doanh nghiệp là điều đáng quan tâm trong những năm tiếp theo.
~ 43 ~
Năm
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Doanh
nghiệp
Hộ gia đình,
cá nhân
Tổng cộng
2010
2011
Chênh lệch
6T đầu 2012
2012
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
30.400
8,06
97.448
18,91
149.964
24,70
28.836
13,16
346.702
91,94
417.861
81,19
456.234
75,30
190.244
377.102
100
515.309
100
605.928
100
219.080
6T đầu 2013
2011/2010
2012/2011
6T đầu 2013/
6T đầu 2011
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
55.452
19,11
67.048
187,66
52.246
53,89
26.616
92,30
86,84
234.783
80,89
81.159
20,53
38.373
9,18
44.539
23,41
100
290.235
100
138.207
90.619
17,59
71.155
32,48
Số tiền
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010-6/2013)
~ 44 ~
36,65
4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Triệu đồng
700,000
605,928
600,000
515,309
500,000
400,000
377,102
300,000
200,000
100,000
200,819
102,206
38,611
35,466
350,324
290,235
266,100
219,080
173,797
46,713
28,699
138,482
52,042
65,080
0
2010
2011
2012
Tổng cộng
Kinh tế tổng hợp (VAC)
Khác
157,178
80,759
101,865
24,466
11,990
84,545
21,258
27,254
6T/2012
6T/2013
Thương mại dịch vụ
Máy nông nghiệp
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của
Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
Kinh tế tổng hợp (VAC) bao gồm các ngành liên quan đến nông nghiệp
và trồng trọt, chăn nuôi. Đây là lĩnh vực được Ngân hàng cho vay rất nhiều
trong tổng cơ cấu cho vay. Vì thế tình hình doanh số thu nợ của ngành này có
vai trò quan trọng với Ngân hàng. Năm 2010, đạt 102.819 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng là 53,25% tổng doanh số thu nợ của năm. Năm 2011, đạt 266.100 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng là 51,64%, , tăng 65.281 triệu đồng về số tương đối và
32,51% về số tương đối so với năm 2010. Năm 2012, đạt 350.324 triệu đồng
và chiếm tỷ trọng 52,82%, tăng 84.224 triệu đồng về số tương đối 31,65% về
số tương đối so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ
của kinh tế tổng hợp (VAC) đạt 157.178 triệu đồng, tăng 55.313 triệu đồng về
số tương đối và tăng 54,30% về số tương đối so với 6 tháng đầu năm 2012. Do
các phương án sản xuất kinh doanh của ngành đạt hiệu quả tốt nên doanh số
thu nợ của ngành đạt kết quả cao và tăng ổn định qua các năm.
~ 45 ~
Năm
Doanh số thu nợ của ngành thương mại dịch vụ tăng mạnh năm 2011 và
giảm năm 2012. Do doanh số cho vay của ngành giảm vào năm 2012 nên kéo
theo doanh số thu nợ của ngành giảm theo. Năm 2011, đạt 173.797 triệu đồng,
tăng 71.591 triệu đồng về số tương đối và 70,05%% về số tương đối so với
năm 2010. Năm 2012, đạt 138.482 triệu đồng, giảm 35.315 triệu đồng về số
tương đối và 20,32% về số tương đối so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm
2013, doanh số thu nợ của thương mại dịch vụ đạt 84.545 triệu đồng, tăng
3.786 triệu đồng về số tương đối và tăng 4,69% về số tương đối so với 6 tháng
đầu năm 2012.
Máy nông nghiệp là các ngành thuộc tiểu thủ công nghiệp, là ngành có tỷ
trọng tương đối thấp, tăng trong giai đoạn 2010-2012, riêng 6 tháng đầu năm
2013 giảm so với cùng kỳ năm trước do công tác thu nợ trong 6 tháng đầu
năm nay gặp khó khăn. Năm 2010 đạt 38.611 triệu đồng, đến năm 2011 tăng
20,98% tương ứng với số tiền 8.152 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012,
đạt 52.042 triệu đồng, tăng 3.592 triệu đồng tương ứng tăng 11,41% so với
năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 đạt 21.258 triệu đồng, giảm 3.208 triệu
đồng tương ứng giảm 13,11% so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua số liệu cho ta
thấy cần đẩy mạnh công tác thu nợ với ngành này trong 6 tháng còn lại của
cuối năm cũng như trong thời gian tới.
Tình hình thu nợ ngành khác lại giảm vào năm 2011 và tăng trong giai
đoạn còn lại. Năm 2010 đạt 35.466 triệu đồng, đến năm 2011 giảm 19,08%
tương ứng với số tiền 6.767 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, đạt
65.080 triệu đồng, tăng 36.381 triệu đồng tương ứng tăng 126,77% so với năm
2011. Do bị sụt giảm doanh số thu nợ năm 2011 nên ngân hàng đẩy mạnh
công tác thu nợ cho đối tương vay này và một phần là do ảnh hưởng của
doanh số cho vay trong kỳ này cũng giảm so với năm 2011. Sáu tháng đầu
năm 2013 đạt 27.254 triệu đồng, tăng 15.264 triệu đồng tương ứng tăng
127,26% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nhìn chung, ngành kinh tế tổng hợp là ngành có doanh số thu nợ ổn
định nhất. Ngành thương mại dịch vụ và máy nông nghiệp có xu hướng giảm
từ năm 2012, cần được ngân hàng quan tâm trong thời gian tới và đề ra các
biện pháp tích cực để tránh tình trang nợ quá hạn và nợ xấu. Ngành khác có xu
hướng tăng mạnh, đây là dấu hiệu tốt cần được duy trì và phát triển.
~ 46 ~
Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Thương mại
dịch vụ
Kinh tế tổng
hợp (VAC)
Máy nông
nghiệp
Khác
Tổng cộng
2010
2011
Số tiền
Tỷ
trọng
%
102.206
Chênh lệch
6T đầu 2012
2012
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
27,10
173.797
33,73
138.482
22,85
80.759
200.819
53,25
266.100
51,63
350.324
57,82
38.611
10,25
46.713
9,07
52.042
35.466
9,40
28.699
5,57
377.102
100
515.309
100
6T đầu 2013
2011/2010
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
36,86
84.545
29,13
71.591
101.865
46,50
157.178
54,16
8,59
24.466
11,17
21.258
65.080
10,74
11.990
5,47
605.928
100
219.080
100
Tỷ lệ
%
6T đầu 2013/ 6T
đầu 2011
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
70,05
-33.315
-20,32
3.786
4,69
65.281
32,51
84.424
31,65
55.313
54,30
7,32
8.102
20,98
5.329
11,41
-3.208
-13,11
27.254
9,39
-6.767
-19,08
36.381
126,77
15.264
127,26
290.235
100
138.207
36,65
90.619
17,59
71.155
32,48
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010-6/2013)
~ 47 ~
2012/2011
Số tiền
4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ
Một chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng là dư nợ của
ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng là kết quả của hoạt động cho vay và thu nợ.
Dư nợ là phần tài sản lớn nhất của ngân hàng, dư nợ ngày càng tăng càng thể
hiện quy mô tín dụng ngân hàng ngày càng được mở rộng. Bên cạnh việc quan
tâm dư nợ ngân hàng phải quan tâm đến chất lượng tín dụng để nâng cao uy
tín và giảm rủi ro từ hoạt động này.
Chỉ tiêu dư nợ của ngân hàng được tính bằng công thức sau:
Dư nợ = Dư nợ đầu kỳ + ( Doanh số cho vay - Doanh số thu nợ )
Với dư nợ đầu kỳ năm 2010 là 314.124 (triệu đồng)
4.2.3.1 Dư nợ theo kỳ hạn
Triệu đồng
500,000
450,000
400,000
350,000
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
0
453,632
353,151
358,810
247,426
105,725
2010
340,771
250,630
108,180
2011
Tổng cộng
417,553
390,486
281,065
109,421
2012
Ngắn hạn
305,742
112,861
6T/2012
111,811
6T/2013 Năm
Trung hạn, dài hạn
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010-6/2013)
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện dư nợ theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn giai
đoạn 2010-6T/2013
Năm 2010 dư nợ của Agribank Trà Ôn là 353.151 triệu đồng. Năm 2011,
do doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay nên làm cho dư nợ năm 2011
giảm, đạt 358.810 triệu đồng, tăng 5.659 triệu đồng về tuyệt đối và tăng 1,60%
về tương đối so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay kéo theo dư nợ
năm 2012 cũng tăng mạnh đạt 390.486 triệu đồng, tăng 8,83% về tỷ lệ ương
ứng với 31.676 triệu đồng về giá trị so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm
2013 dư nợ giảm so với 6 tháng năm 2012, do doanh số cho vay tăng chậm
~ 48 ~
hơn doanh số thu nợ trong kỳ, cụ thể đạt 417.553 triệu đồng, giảm 36.079 triệu
đồng về giá trị và giảm 7,95% về tỷ lệ. Phân tích dư nợ theo kỳ hạn cho chúng
ta thấy được cơ cấu dư nợ của ngân hàng qua các năm là như thế nào, và xu
hướng trong các năm tới sẽ ra sao.
Qua bảng 4.10 và hình 4.7 ta thấy dư nợ ngắn hạn của Agribank Trà Ôn
luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng, do doanh
số cho vay của ngắn hạn chung chiếm tỷ trọng cao tổng cơ cấu doanh số cho
vay và tăng qua các năm, riêng 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ của ngân hàng
giảm do doanh số cho vay ngắn hạn trong kỳ này giảm so với kỳ 6 tháng đầu
năm 2012 . Cụ thể năm 2010 dư nợ ngắn hạn của Agribank Trà Ôn là 247.426
triệu đồng, chiếm 70,06% tổng dự nợ. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn tăng 3.204
triệu đồng về tuyệt đối và tăng 1,29% về tương đối so với năm 2010, với số
tiền đạt được 250.630 triệu đồng và chiếm 69,85% tổng dư nợ của năm 2011.
Năm 2012, dư nợ ngắn hạn của Agribank Trà Ôn là 281.065 triệu đồng, chiếm
71,98 % và tăng so với năm 2011 về giá trị là 30.435 triệu đồng về giá trị
tương ứng với tăng 12,14% về tỷ lệ. Đến 6 tháng đầu năm 2013, đạt 305.742
triệu đồng, giảm 35.029 triệu đồng về tuyệt đối và giảm 10,28% về tương đối
so với 6 tháng đầu năm 2012.
Dư nợ trung và dài hạn của Agribank Trà Ôn cũng tương tự như dư nợ
của ngắn hạn là tăng qua các năm và chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2013 là giảm
so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể năm 2010 dư nợ trung và dài hạn của
ngân hàng là 105.725 triệu đồng, năm 2011 dư nợ trung và dài hạn tăng lên
108.180 triệu đồng, tăng 2.455 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 2,32% về
tương đối so với năm 2010. Năm 2012 đạt 109.421 triệu đồng, tăng so với
năm 2011 là 1.241 triệu đồng về giá trị tương ứng với tăng 1,15% về tỷ lệ.
Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ trung và dài hạn giảm 1.050 triệu
đồng về giá trị và giảm 0,93% về tỷ lệ so với 6 tháng đầu năm 2012, điều này
được giải thích là vì doanh số cho vay trung dài hạn trong kỳ có tốc độ tăng
chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh số thu nợ trung dài hạn trong kỳ, cụ
thể là doanh số cho vay chỉ tăng 80,08% mà tốc độ tăng của doanh số thu nợ
đến 378,81%.
Tóm lại, ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn có tỷ trọng cao hơn dư nợ của trung
dài hạn, điều này phù hợp với cơ cấu cho vay của ngân hàng. Dư nợ ngắn hạn
và trung dài hạn đều tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên ở 6 tháng đầu năm
2013 lại giảm so với 6 tháng 2012, đây là điều ngân hàng cần quan tâm để
nâng cao dư nợ trong 6 tháng còn lại để nâng cao được thu nhập cho ngân
hàng.
~ 49 ~
Bảng 4.10: Dư nợ theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
Chênh lệch
6T đầu 2012
2012
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Ngắn hạn
247.426
70,06
250,630
69.85
281,065
71.98
340,771
75.12
Trung hạn
và dài hạn
105.725
29,94
108,180
30.15
109,421
28.02
112,861
Tổng cộng
353.151
100 358.810
100
390.486
100 453.632
6T đầu 2013
2011/2010
2012/2011
6T đầu 2013/ 6T
đầu 2011
Tỷ
trọng
%
Số tiền
305,742
73.22
3,204
1.29
30,435
12.14
-35,029
-10.28
24.88
111,811
26.78
2,455
2.32
1,241
1.15
-1,050
-0.93
100
417.553
100
5.659
1,60
31.67
6
8,83
-36.079
-7,95
Số tiền
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010-6/2013)
~ 50 ~
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
4.2.3.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế
Mức độ ảnh hưởng của các loại hình kinh tế đến dư nợ của của Agribank
Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013 được thể hiện ở bảng 4.11 và hình 4.8 sau:
Triệu đồng
453,632
500,000
400,000
300,000
353,151
353,151
353,151
323,265
328,974
350,517
368,099
417,553
371,361
200,000
100,000
85,533
29,886
29,836
2010
2011
46,192
39,969
0
Tổng cộng
2012
Doanh nghiệp
6T/2012
6T/2013 Năm
Hộ cá nhân, gia đình
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010,6/2013)
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện dư nợ theo thành phần kinh tế của Agribank
Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
Dư nợ phản ánh khả năng tạo nguồn thu của một Ngân hàng. Qua bảng
4.11 và hình 4.8 ta thấy rằng dư nợ từ các thành phần kinh tế là không đồng
đều. Nhìn chung dư nợ hộ gia đình và cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng lớn so
với dư nợ doanh nghiệp. Do doanh số cho vay của hộ gia đình chiếm tỷ trọng
cao hơn doanh số cho vay của doanh nghiệp nên doanh số thu nợ cũng chiếm
tỷ trọng cao hơn của doanh nghiệp. Điều này phù hợp với cơ cấu cho vay của
ngân hàng.
- Năm 2010: tổng dư nợ của Agribank Trà Ôn là 353.151 triệu đồng,
trong đó dư nợ từ thành phần kinh tế là hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ trọng
rất lớn với 91,54% với số tiền là 323.265 triệu đồng, dư nợ từ thành phần kinh
tế là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 8,46% với số tiền là 29.886 triệu đồng.
~ 51 ~
Bảng 4.11: Dư nợ theo thành phần kinh tế của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
Số tiền
2011
Chênh lệch
6T đầu 2012
2012
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
8,46
29,836
8.32
39,969
10.24
85,533
18.86
6T đầu 2013
2011/2010
2012/2011
6T đầu 2013/ 6T
đầu 2011
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
46,192
11.06
-50
-0.17
10,133
33.96
-39,341
-46.00
Số tiền
Doanh
nghiệp
Hộ gia đình,
cá nhân
29.886
323.265
91,54
328,974
91.68
350,517
89.76
368,099
81.14
371,361
88.94
5,709
1.77
21,543
6.55
3,262
0.89
Tổng cộng
353.151
100
358.810
100
390.486
100
453.632
100
417.553
100
5.659
1,60
31.676
8,83
-36.079
-7,95
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ô,2010-6/2013)
~ 52 ~
- Năm 2011: Tổng dư nợ của ngân hàng là 358.810 triệu đồng, dư nợ từ
thành phần kinh tế là hộ gia đình và cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn với
91,68% với số tiền là 328.974 triệu đồng, tăng 5.709 triệu đồng về giá trị và
tăng 1,77% về tỷ lệ so với năm 2010. Tuy doanh số cho vay doanh nghiệp
năm 2011 tăng nhưng dư nợ từ thành phần kinh tế lại giảm là do doanh số thu
nợ trong kỳ có tốc độ tăng rất nhanh đến 187,66% trong khi đó doanh số cho
vay doanh nghiệp chỉ tăng với tốc độ là 90,47%. Cụ thể dư nợ doanh nghiệp
chiếm tỷ trọng 8,32% với số tiền là 29.836 triệu đồng, giảm 50 triệu đồng về
giá trị và giảm 0,17% về tỷ lệ so với năm 2010.
- Năm 2012: Tổng dư nợ của ngân hàng đạt 360.486 triệu đồng, dư nợ từ
thành phần kinh tế là hộ gia đình cá nhân và dư nợ từ thành phần kinh tế là
doanh nghiệp đều tăng, dư nợ từ thành phần kinh tế là hộ gia đình và cá nhân
vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn với 89,76% với số tiền 350.517 triệu đồng, tăng
21.543 triệu đồng về giá trị và tăng 6,55% về tỷ lệ so với năm 2011, dư nợ từ
thành phần kinh tế là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 8,32% với số tiền là 29.836
triệu đồng, tăng 10.133 triệu đồng về giá trị và tăng 33,96% về tỷ lệ so với
năm 2011. Do trong năm này doanh số cho vay tăng trưởng.
Sáu tháng đầu năm 2013: Dư nợ của ngân hàng tiếp tục tăng, dư nợ của
thành phần kinh tế là hộ gia đình cá nhân cũng tăng nhưng doanh nghiệp lại
giảm do doanh số cho vay của doanh nghiệp trong kỳ này bị giảm. Cụ thể là
dư nợ doanh nghiệp giảm 39.341 triệu đồng tương ứng 46,00% so với 6 tháng
đầu năm 2012. Dư nợ hộ gia đình và cá nhân tăng 3.262 triệu đồng, tương ứng
0,89% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nhìn chung có xu hướng rõ ràng trong cơ cấu dư nợ của Agribank Trà
Ôn. Luôn chiếm tỷ trọng cao nhất là thành phần kinh tế là hộ gia đình và cá
nhân. Bên cạnh đó xu hướng thành phần kinh tế là hộ gia đình là tăng ổn định
qua các năm, nhưng doanh nghiệp giảm trong năm 2011 giảm so với năm
2010 nhưng tăng lại vào năm 2012 và đến 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm.
Agribank Trà Ôn cần có những điều chỉnh hợp lý để nâng cao dư nợ để tăng
nguồn thu cho ngân hàng.
4.2.3.3 Dư nợ theo ngành kinh tế
- Thương mại dịch vụ: Thương mại dịch vụ là ngành có dư nợ chiếm tỷ
trọng khá cao so với các ngành còn lại. Năm 2010, dư nợ của ngành thương
mại dịch vụ chiếm 44,03% tổng dư nợ của năm, với số tiền là 155.500 triệu
đồng. Năm 2011, tỷ trọng dư nợ chiếm 43,74% tổng dư nợ, với số tiền là
156.943 triệu đồng, tăng 1.443 triệu đồng về giá trị và tăng 0,93% về tỷ lệ so
~ 53 ~
với năm 2010. Đến năm 2012, tỷ trọng dư nợ ngành chiếm 46,02% tổng dư
nợ, với số tiền là 179.711 triệu đồng, tăng 22.768 triệu đồng về giá trị và tăng
14,51% về tỷ lệ so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, dư nợ của ngành
đạt 192.800 triệu đồng, tăng 21.726 triệu đồng tương ứng giảm 12,70% so với
6 tháng đầu năm 2012. Sự tăng trưởng qua các năm của dư nợ chịu ảnh hưởng
từ doanh số cho vay.
- Kinh tế tổng hợp ( VAC ): Kinh tế tổng hợp cũng là ngành có dư nợ
chiếm tỷ trọng khá cao so với các ngành còn lại. Dư nợ tăng qua các năm
nhưng 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, do dịch
bệnh bùng phát trên vật nuôi như dịch heo tai xanh, dịch cúm gia cầm nên nhu
cầu tín dụng người dân trở nên giảm kéo theo dư nợ của ngành cũng giảm
theo. Cụ thể, năm 2010 dư nợ của ngành kinh tế tổng hợp chiếm 45,13% tổng
dư nợ của năm, với số tiền là 159.365 triệu đồng. Năm 2011 tỷ trọng dư nợ
chiếm 44,88% tổng dư nợ, với số tiền là 161.022 triệu đồng, tăng 1.657 triệu
đồng về giá trị và tăng 1,04% về tỷ lệ so với năm 2010. Đến năm 2012, tỷ
trọng dư nợ chiếm 41,93% tổng dư nợ, với số tiền là 163.739 triệu đồng, tăng
2.717 triệu đồng về giá trị và tăng 1,69% về tỷ lệ so với năm 2011. Sáu tháng
đầu năm 2013, dư nợ ngành giảm 73.030 triệu đồng tương ứng 30,62% so với
6 tháng đầu năm 2012.
- Máy nông nghiệp: đây là ngành chiếm tỷ trọng dư nợ thâp nhất trong
các ngành. Năm 2010, dư nợ của ngành chiếm 2,32% tổng dư nợ của năm, với
số tiền là 8.192 triệu đồng. Năm 2011, tỷ trọng dư nợ chiếm 2,64% tổng dư
nợ, với số tiền là 9.490 triệu đồng, tăng 1.298 triệu đồng về giá trị và tăng
15.84% về tỷ lệ so với năm 2010. Đến năm 2012, tỷ trọng dư nợ chiếm 3,64%
tổng dư nợ, với số tiền là 14.195 triệu đồng, tăng 4.705 triệu đồng về giá trị và
tăng 49,58% về tỷ lệ so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013: Dư nợ của
ngân hàng tiếp tục tăng, dư nợ của từng ngành kinh tế cũng tăng. Cụ thể là dư
nợ máy nông nghiệp tăng 9.204 triệu đồng tương ứng 82,56% so với 6 tháng
đầu năm 2012.
- Các ngành khác tăng qua các năm. Năm 2011, tăng 1.261 triệu đồng về
số tuyệt đối tương ứng giảm 4,19% về số tương đối so với năm 2010. Đến
năm 2012 thì tăng 1.486 triệu đồng tương ứng tăng 4,74% so với năm 2011.
Sáu tháng đầu năm 2013, dư nợ doanh nghiệp tăng 6.021 triệu đồng tương ứng
18,31% so với 6 tháng đầu năm 2012.
~ 54 ~
Triệu đồng
500,000
453,632
450,000
400,000
350,000
417,553
390,486
358,810
353,151
300,000
238,528
250,000
200,000
150,000
155,500
159,365
156,943
161,022
100,000
50,000
8,192
30,094
9,490
31,355
179,711
163,739
14,195
32,841
171,074
11,148
32,882
192,800
165,498
20,352
38,903
0
2010
2011
2012
Tổng cộng
Thương mại dịch vụ
Máy nông nghiệp
Khác
6T/2012
6T/2013
Kinh tế tổng hợp (VAC)
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện dư nợ theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn giai
đoạn 2010-6/2013
Nhìn chung, ta thấy ngành thương mại dịch vụ và kinh tế tổng hợp có dư
nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, tăng qua các năm tuy nhiên tăng
không đáng kể, do những ngành này chủ yếu họ vay ngắn hạn nên vòng vay
dư nợ ngắn, ngân hàng cần phát triển nhóm ngành này với cho vay kỳ hạn dài
hơn để nâng cao nguồn thu cho ngân hàng.
~ 55 ~
Năm
Bảng 4.12: Dư nợ theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Thương mại
dịch vụ
Kinh tế tổng
hợp (VAC)
Máy nông
nghiệp
Khác
Tổng cộng
2010
2011
Chênh lệch
6T đầu 2012
2012
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
155.500
44,03
156,943
43.74
179,711
46.02
171,074
37.71
159.365
45,13
161,022
44.88
163,739
41.93
238,528
8.192
2,32
9,490
2.64
14,195
3.64
30.094
8,52
31,355
8.74
32,841
353.151
100
358.810
100
390.486
6T đầu 2013
2011/2010
2012/2011
Tỷ
trọng
%
Số tiền
192,800
46.17
1,443
0.93
22,768
52.58
165,498
39.64
1,657
1.04
11,148
2.46
20,352
4.87
1,298
8.41
32,882
7.25
38,903
9.32
100
453.632
100
417.553
100
Số tiền
Số tiền
Tỷ lệ
%
14.51
21,726
12.70
2,717
1.69
-73,030
-30.62
15.84
4,705
49.58
9,204
82.56
1,261
4.19
1,486
4.74
6,021
18.31
5.659
1,60
31.676
8,83
-36.079
-7,95
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
~ 56 ~
6T đầu 2013/
6T đầu 2011
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
4.2.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn
Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng còn đến từ tình hình nợ quá
hạn của ngân hàng đó. Một ngân hàng tồn tại nhiều nợ quá hạn thì rủi ro càng
cao, do nợ quá hạn là các khoản nợ có khả năng là sẽ không hoàn trả. Khách
hàng đã không còn phương án kinh doanh để đạt hiệu quả, buộc các ngân hàng
phải áp dụng các biện pháp cứng rắn như: gửi thư đòi nợ, gặp mặt trực tiếp
thương lượng và cuối cùng là các hình thức kiện tụng. Điều đó ảnh hưởng rất
lớn đến một gân hàng vì liên quan đến các vấn đề pháp lý, tốn kém thời gian
của cán bộ ngân hàng và đặc biệt là khả năng thu hồi vốn gặp nhiều rủi ro.
4.2.4.1 Nợ quá hạn theo kỳ hạn
Để thấy được tình hình nợ quá hạn của Agribank Trà Ôn ta thông qua
bảng 4.13 và hình 4.9 sau:
Triệu đồng
10,000
9,000
8,000
7,000
6,000
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
0
9,413
8,288
8,256
6,834
1,872
1,172
1,454
2,292
1,625
700
2,938
1,157
1,294
1,644
667
2010
2011
Tổng cộng
2012
Ngắn hạn
6T/2012
6T/2013 Năm
Trung hạn, dài hạn
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010,6/2013)
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện nợ quá hạn theo kỳ hạn của Agribank Trà
Ôn giai đoạn 2010-6/2013
~ 57 ~
Bảng 4.13: Nợ quá hạn theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
Chênh lệch
6T đầu 2012
2012
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Ngắn hạn
1.172
62,61
1454
17,54
667
29,10
1.157
12,29
Trung và
dài hạn
700
37,39
6.834
82,61
1.625
70,90
8.256
1.872
100
8.288
100
2.293
100
9.413
Tổng cộng
6T đầu 2013
2011/2010
Tỷ
trọng
%
Số tiền
1.294
44,04
282
87,71
1.644
55,96
100
2.938
100
Số tiền
~ 58 ~
6T đầu 2013/
6T đầu 2011
Số
tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
24,06
-787
-54,13
137
11,84
6.134
876,29
-5.209
-76,22
-6.612
-80,09
6.416
342,74
-5.996
-72,35
-6.475
-68,79
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
Tỷ lệ
%
2012/2011
Qua bảng 4.13 ta thấy tình hình nợ quá hạn của Agribank Trà Ôn như
sau: Năm 2010 nợ quá hạn của Ngân hàng là 1.872 triệu đồng. Với sự khủng
hoảng của nền kinh tế năm 2011 làm ảnh hưởng đến sự trả nợ của khách hàng
kéo theo nợ quá hạn năm 2011 tăng lên 6.416 triệu đồng về giá trị và tăng đến
342,74% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012, có sự ổn định trở lại của
nền kinh tế, nên nợ quá hạn cũng vì thế mà giảm theo, cụ thể là giảm đến
72,75% về số tương đối tức giảm 5.996 triệu đồng về số tuyệt đối so với năm
2011. Sáu tháng năm 2013, nợ quá hạn giảm 6.475 triệu đồng về số tuyệt đối
và giảm đến 68,79% về số tương đối so với 6 tháng năm 2012. Ta tiến hành
phân tích để làm rõ nguyên nhân của việc tăng nợ quá hạn qua các năm.
Trong giai đoạn 2010-6/2013, ta thấy chỉ năm 2010 thì tỷ trọng của nợ
quá hạn ngắn hạn là cao hơn so với tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn. Năm
2011, cả hai kỳ hạn đều tăng mạnh. Tuy nhiên năm 2011, tốc độ tăng của nợ
quá hạn ở kỳ hạn trung dài hạn nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của nợ quá
hạn ở kỳ hạn ngắn hạn. Cụ thể, nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên 282 triệu đồng
về giá trị và tăng 24,06% về tỷ lệ so với năm 2010, nợ quá hạn trung và dài
hạn tăng 6.134 triệu đồng về giá trị và tăng 876,29% về tỷ lệ so với năm 2010.
Đến năm 2012, nợ quá hạn ngắn hạn giảm 787 triệu đồng về giá trị và giảm
54,13% về tỷ lệ so với năm 2011, nợ quá hạn trung và dài hạn giảm 5.209
triệu đồng về giá trị và giảm 76,22% về tỷ lệ so với năm 2011. So sánh giữa 6
tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn ngắn hạn tăng, tuy
nhiên tăng không cao, cụ thể là tăng 137 triệu đồng tương ứng 11,84%, nợ quá
hạn trung hạn và dài hạn giảm mạnh, giảm 6.612 triệu đồng về giá trị và giảm
80,79% về tỷ lệ so với 6 tháng đầu năm 2013.
Nhìn chung, nợ quá hạn ngắn hạn tương đối ổn định và có xu hướng
giảm. Nợ quá hạn trung dài hạn tăng mạnh năm 2011, do công tác quản lý nợ
và thu nợ của ngân hàng còn lỏng lẻo, sang những năm gần đây thì con số này
có xu hướng giảm. Tuy nhiên ngân hàng cần siết chặc công tác quản lý nợ và
thu nợ chặt chẻ hơn nữa để tránh những rủi ro.
4.2.4.1 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Qua bảng 4.14 ta thấy nợ quá hạn của thành phần kinh tế là doanh
nghiệp không có. Do những năm gần đây doanh nghiệp không có tình trạng nợ
quá hạn. Do ngân hàng chia thành phần kinh tế làm 2 nhóm là Doanh nghiệp
và Hộ gia đình, cá nhân nên sự biến động của nợ quá hạn của thành phần kinh
tế Hộ gia đình và cá nhân cũng chính là sự biến động của tổng thể nợ quá hạn
qua các năm đã phân tích ở trên.
~ 59 ~
Bảng 4.14: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Doanh
nghiệp
Hộ gia đình,
cá nhân
Tổng cộng
2010
2011
Chênh lệch
6T đầu 2012
2012
6T đầu 2013
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
-
-
-
-
-
-
-
-
1.872
100
8.288
100
2.293
100
9.413
1.872
100
8.288
100
2.293
100
9.413
2011/2010
Tỷ
trọng
%
Số tiền
-
-
-
100
2.938
100
100
2.938
100
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
-
-
-
-
-
6.416
342,74
-5.996
-72,35
-6.475
-68,79
6.416
342,74
-5.996
-72,35
-6.475
-68,79
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
~ 60 ~
6T đầu 2013/
6T đầu 2011
2012/2011
Số
tiền
Triệu đồng
10,000
9,000
8,000
7,000
6,000
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
0
9,413 9,413
8,288 8,288
2,938 2,938
2,292 2,292
1,872 1,872
0
0
0
0
0
2010
2011
2012
6T/2012
6T/2013
Tổng cộng
Doanh nghiệp
Năm
Hộ cá nhân, gia đình
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của
Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
4.2.4.1 Nợ quá hạn theo ngành kinh tế
Triệu đồng
7000
5,910
5,733
6000
5000
4000
3000
2000
1000
1,680
1,151
270
1,065
194 257
697 793
1,773
1,644
883 976
277
225 110
550
294 321
0
2010
2011
2012
Thương mại dịch vụ
Máy nông nghiệp
6T/2012
6T/2013
Kinh tế tổng hợp (VAC)
Khác
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện Nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Agribank Trà
Ôn giai đoạn 2010-6/2013
~ 61 ~
Năm
Bảng 4.15: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
Khác
Tổng cộng
6T đầu 2012
2012
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
270
14,42
1.065
12,85
277
12,09
1.644
17,47
1.151
61,49
5.733
69,17
1.650
73,30
5.910
194
10,36
697
8,41
225
9,82
257
13,73
793
9,57
110
1.872
100
8.288
100
2.293
Số
tiền
Thương mại
dịch vụ
Kinh tế tổng
hợp (VAC)
Máy nông
nghiệp
2011
Chênh lệch
6T đầu 2013
2011/2010
Tỷ
trọng
%
Số tiền
550
18,72
795
294,44
62,79
1.773
60,35
4.582
883
9,38
294
10,01
4,80
976
10,37
321
100
9.413
100
2.938
Số tiền
6T đầu 2013/
6T đầu 2011
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
-788
-73,99
-1.094
-66,55
398,09
-4.053
-70,70
-4.137
-70,00
503
259,28
-472
-67,72
-589
-66,70
10,93
536
208,56
-683
-86,13
-655
-67,11
100
6.416
342,74
-5.996
-72,35
-6.745
-68,79
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
~ 62 ~
2012/2011
Tỷ lệ
%
Số tiền
Qua hình 4.12 và bảng 4.15, ta thấy ngành kinh tế tổng hợp là ngành gây
ra nợ quá hạn rất cao trong cơ cấu nợ quá hạn theo ngành, luôn chiếm tỷ trọng
rất cao và tăng qua các năm, gây ra biến động cho tổng nợ quá hạn của năm.
Cụ thể năm 2010 số tiền nợ quá hạn của ngành là 1.151 triệu đồng chiếm
61,49% tỷ trọng tổng nợ quá hạn năm 2010, năm 2011 là 5.733 triệu đồng
chiếm 69,17% tỷ trọng tổng nợ quá hạn năm 2011, tăng 4.572 triệu đồng về
giá trị và tăng 398,09% về tỷ lệ so với năm 2010. Do sự tăng mạnh của nợ quá
hạn ngành kinh tế tổng hợp năm 2011, năm 2012 Ngân hàng tăng cường công
tác thu hồi nợ trong ngành, vì thế tổng nợ quá hạn của ngành giảm vào năm
2012, giảm số tiền là 4.053 triệu đồng, giảm tỷ lệ 70,70% so với năm 2011.
Sáu tháng đầu năm 2013 nợ quá hạn của ngành cũng giảm đáng kể so với 6
tháng đầu năm 2012, cụ thể là giảm 4.137 triệu đồng về số tiền và giảm
70,00% về tỷ lệ.
Ngành thương mại dịch vụ là ngành ít gây nợ cho ngân hàng, chỉ tăng
cao trong năm 2011, do trong thời gian qua ngân hàng đẩy mạnh công tác cho
vay để góp phần phát triển kinh tế đia phương nhưng do thị trường kinh tế
biến động phức tạp trong thời gian này, mà đối tượng kinh doanh trong ngành
thương mại dịch vụ chủ yếu là hộ gia đình, họ không đủ kinh nghiệp kinh
doanh và bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế, làm tăng nợ trong ngành này.
Cụ thể năm 2010 số tiền nợ quá hạn của ngành là 270 triệu đồng chiếm
14,12% tỷ trọng tổng nợ quá hạn năm 2010, năm 2011 là 1.065 triệu đồng
chiếm 12,85% tỷ trọng tổng nợ quá hạn năm 2011, tăng 795 triệu đồng về giá
trị và tăng 294,44% về tỷ lệ so với năm 2010. Năm 2012, nợ quá hạn của
ngành thương mại dịch vụ là 277 triệu đồng, giảm 788 triệu đồng về số tuyệt
đối và giảm 73,99% về số tương đối so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm
2013 nợ quá hạn của ngành cũng giảm đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2012,
cụ thể là giảm 1.094 triệu đồng về số tuyệt đối và giảm 66,55% về số tương
đối.
Ngành máy nông nghiệp và ngành nghề khác có doanh số cho vay không
cao nên nợ quá hạn cũng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng cơ cấu nợ quá hạn.
Và có sự biến động giống với sự biến động của tổng nợ quá hạn của năm.
Tăng cao vào năm 2011 và giảm dần từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2013.
Tháng 6 năm 2013, nợ quá hạn ngành máy nông nghiệp là 294 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 10,01% tổng nợ quá hạn, ngành nghề khác có nợ quá hạn là
321 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 10,93% tổng nợ quá hạn của ngành trong
năm.
~ 63 ~
Qua phân tích trên, ta thấy nợ quá hạn của ngành kinh tế tổng hợp
(VAC) là có tỷ trọng cao so với các ngành khác trong cơ cấu, tăng mạnh năm
2011, tuy có xu hướng giảm trong những năm tiếp theo nhưng không đáng kể.
Vì vậy ngân hàng cần có chính sách quản lý và thu nợ với ngành này sao cho
phù hợp để con số này giảm hơn nữa trong tương lai.
4.2.5 Tình hình nợ xấu
Một món vay tín dụng được phân thành 5 nhóm nợ: nhóm 1 (nợ đủ tiêu
chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi
ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 được coi
là nợ xấu. Tỷ lệ bị mất vốn cao nhất là nợ nhóm 5, không chỉ báo động phải
phát sinh khoản vay thanh lý lớn trong tương lai mà còn thể hiện sự sụt giảm
của thu nhập ở hiện tại do các khoản nợ nợ này không mang lại lợi nhuận hoặc
rất ít không đáng kể. Đối với các khoản nợ bị xếp loại thì ngân hàng sẽ buộc
phải thành lập quỹ dự phòng. Nếu quỹ dự phòng này không đủ bù đắp tài sản
bị rủi ro, thì ngân hàng phải lấy lợi nhuận và thậm chí cả vốn tự có để trang
trải. Giải pháp này nhằm đảm bảo nguyên tắc: ngân hàng phải lãnh chịu rủi ro
trong kinh doanh, ngân hàng không được phép dùng nguồn tiền gửi của khách
hàng để bù đắp tổn thất. Điều này giúp cho nguồn tài chính của ngân hàng
được lành mạnh hơn đồng thời buộc cho ngân hàng chú trong hơn trong công
tác cấp phát tín dụng cho khách hàng. Để thấy sự biến động của nợ xấu qua
các năm ta xem bảng 4.16 và hình 4.13 bên dưới.
Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn là nhóm nợ có tỷ trọng thấp nhất trong tổng
nợ xấu cả năm. Có biến động không đều qua các năm, cụ thể là: năm 2010 nợ
xấu nhóm 3 là 145 triệu đồng, năm 2011 là 631 triệu đồng, tăng 335,17% về tỷ
lệ so với năm 2010, sang năm 2012 thì nhóm nợ này không con nữa, nguyên
nhân là do Ngân hàng thực hiện chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long về
việc siết chặt quản lý tín dụng và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, nên đã
đánh giá lại các khoản nợ của khách hàng. Đến tháng 6 năm 2013, nợ xấu
nhóm 3 giảm manh so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm 88,89 % tương ứng số
tiền là 48 triệu đồng.
Nợ xấu nhóm 4: nợ nhóm 4 có sự biến động như nhóm 3, cụ thể là năm
2010 là 172 triệu đồng. Năm 2011, tăng lên 2.693 triệu đồng tương ứng tăng
2.521 triệu đồng so với năm 2010, nhưng đến năn 2012 giảm chỉ còn 56 triệu
đồng tương ứng giảm 2.637 triệu đồng so với 2011. Tháng 6 năm 2013 giảm
652 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân cũng là do ngân
hàng đã tiến hành đánh giá lại các khoản nợ.
~ 64 ~
Triệu đồng
4,173
4,259
4,500
4,000
3,442
3,500
3,000
2,693
2,500
2,000
1,500
2,056 2,112
1,375
1,058
1,000
500
631
935
145 172
677
0 56
0
2010
2011
Nhóm 3
2,017 2,048
54
2012
Nhóm 4
Nhóm 5
6 25
6T/2012
Tổng cộng
6T/2013
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện nợ xấu theo nhóm nợ của Agribank Trà Ôn giai
đoạn 2010-6/2013
Nợ xấu nhóm 5: Khi các khoản nợ đã được chuyển xuống nhóm 5 thì khả
năng lấy lại vốn là rất thấp. Phần lớn các khoản nợ bị xếp vào nhóm 5 là các
khoản nợ do kinh doanh thua lỗ, sử dụng vốn vay sai mục đích, khách hàng
qua đời, mất tích hay bỏ trốn. Cùng với việc mở rộng quy mô tín dụng của
ngân hàng thì ngân hàng cũng phải gánh chịu những mức rủi ro tương ứng. Nợ
xấu không thể không có ở bất kỳ ngân hàng nào vì các rủi ro đều xảy ra sau
hợp đồng tín dụng, những món vay này có thu hồi được hay không là điều mà
không biết trước được, nó có thể chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan
như: thiên tai, bệnh dịch, suy thoái kinh tế,…
Tình hình nợ xấu nhóm 5 như sau: năm 2010 là 1.058 triệu đồng, năm
2011 là 935 triệu đồng, giảm 11,63% so với năm 2010, nguyên nhân giảm là
do ngân hàng tiến hành xử lý các khoản nợ này bằng cách pát mãi các tài sản
đảm bảo. Đến năm 2012, nợ xấu nhóm năm lại tăng cao lên đến 2.056 triệu
đồng, tăng 119,89% về tỷ lệ so với năm 2011, tăng là do ngân hàng đánh giá
lại các khoản nợ và chuyển xuống nhóm này. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu
nhóm 5 có tỷ trọng cao nhất trong các nhóm nợ, chiếm tới 98,49% tổng nợ xấu
của kỳ, do ngân hàng đã đánh giá lại nhưng chưa xử lý các khoản nợ này. Ta
thấy nợ xấu của nhóm 5 cả năm 2012 có giá trị nhỏ hơn cuối năm, là do đến
cuối năm 2012 cán bộ tín dụng tiến hành các thủ tục xử lý các khoản nợ đã
không còn khả năng trả nợ nên giá trị giảm xuống ở giai đoạn cuối năm.
~ 65 ~
Năm
Bảng 4.16: Nợ xấu theo nhóm nợ của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
Chênh lệch
6T đầu 2012
2012
6T đầu 2013
2011/2010
2012/2011
6T đầu 2013/
6T đầu 2011
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Nhóm 3
145
10,55
631
14,82
0
0
54
1,29
6
0,29
486
335,17
-631
-100
-48
-88,89
Nhóm 4
172
12,51
2.693
63,23
56
2,65
677
16,22
25
1,22
2.521
1.465,70
-2.637
-97,92
-652
-96,31
Nhóm 5
1.058
76,95
935
21,95
2.056
97,35
3.442
82,48
2.017
98,49
-123
-11,63
1.121
119,89
-1.425
-41,40
Tổng cộng
1.375
100
4.259
100
2.112
100
4.173
100
2.048
100
2.884
209,75
-21,47
-50,41
-2.125
-50,92
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
~ 66 ~
Tỷ lệ
%
Số
tiền
Tỷ lệ
%
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
AGRIBANK TRÀ ÔN THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Để thấy rõ hơn việc hiệu quả tín dụng của Agribank Trà Ôn trong giai
đoạn 2010-6/2013 ta phân tích các chỉ tiêu tài chính sau:
Bảng 4.17: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của
Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
TÍNH
NĂM
2010
2011
2012
6/2012
6/2013
Doanh số cho vay
Triệu đồng
416.126
520.968
632.604
313.902
317.302
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
377.102
515.309
605.928
219.080
290.235
Dư nợ
Triệu đồng
353.151
328.811
360.487
323.632
387.553
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
333.638
340.981
344.649
326.222
374.020
Nợ quá hạn
Triệu đồng
1.872
8.288
2.293
9.143
2.938
Nợ xấu
Triệu đồng
1.375
4.259
2.112
4.173
2.048
Vốn huy động
Triệu đồng
412.995
502.278
649.334
601.518
644.219
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
447.370
534.931
649.334
601.518
644.219
Vốn huy động/
Tổng nguồn vốn
%
92,32
93,90
100,00
100,00
100,00
78,94
67,08
60,14
75,41
64,82
85,51
71,44
60,14
75,41
64,82
90,62
98,91
95,03
69,79
91,47
0,53
2,31
0,59
2,08
0,70
0,39
1,19
0,54
0,92
0,49
1,13
1,45
1,62
0,54
0,72
Tỷ lệ Dư nợ/
%
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ Dư nợ/
Vốn huy động
%
Hệ số thu nợ
%
Tỷ lệ nợ quá hạn
%
Tỷ lệ nợ xấu
%
Vòng quay vốn tín
dụng
Vòng
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
~ 67 ~
4.3.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng là mạnh hay
yếu, chiếm bao nhiêu phần trăm tổng nguồn vốn của ngân hàng. Qua bảng
4.17 tổng hợp ta thấy tỉ lệ vốn huy động / tổng nguồn vốn của Agribank Trà
Ôn tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2010 là 92,31%, năm 2011 là
93,90%, từ 2012 đến tháng 6 năm 2013 thì tỷ lệ này là 100%. Tỷ lệ ngày một
tăng chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng ngày càng tốt hơn. Khả
năng tạo vốn của ngân hàng đến chủ yếu từ vốn huy động. Nguồn vốn
Agribank Trà Ôn đến từ vốn huy động và vốn điều chuyển từ hội sở. Tỷ lệ vốn
huy động ngày một tăng cho thấy Agribank Trà Ôn ngày càng chủ động được
nguồn vốn của mình. Bên cạnh đó lãi suất vốn huy động thấp hơn so với lãi
suất vốn điều chuyển nên tỉ lệ này tăng giúp Agribank Trà Ôn giảm chi phí lãi
vay, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
4.3.2 Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn
vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng,
thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ vốn huy
động hay chưa. Chỉ tiêu này quá thấp hay quá lớn đều là không tốt, bởi vì nếu
lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu thấp thì
ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Qua bảng tổng hợp 4.17 ta thấy tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động Agribank
Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013 luôn ở mức trung bình là từ 50%-89% và có xu
hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2010 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của
Agribank Trà Ôn là 85,51%, năm 2011 giảm còn 71,44% và năm 2012 tiếp tục
giảm xuống còn 60,14%. Sáu tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ này cũng giảm so
với 6 tháng đầu năm 2012, giảm từ 75,81% còn 64,82%. Tỷ lệ này ở mức
không cao trong các năm qua cho thấy ngân hàng thực hiện tốt việc huy động
vốn, và vốn huy động tham gia vào hoạt động cho vay rất tốt.
4.3.3 Dư nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. So
với dư nợ trên vốn huy động thì chỉ tiêu này giúp xác định hoạt động cho vay
như thế nào với số vốn của ngân hàng, cho thấy khả năng sử dụng vốn để hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 4.17 cho thấy năm 2010 tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn của
Agribank Trà Ôn là 78,94%, năm 2011 là 67,28% và năm 2012 là 60,14%.
~ 68 ~
Sáu tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ này cũng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012,
giảm từ 75,81% còn 64,82%. Ta thấy tỷ lệ này giảm qua các năm, điều đó cho
thấy được Agribank Trà Ôn có được nguồn vốn rất mạnh, ngoài việc sử dụng
nguồn vốn để vay thì ngân hàng còn sử dụng để đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ chưa cao chứng tỏ nguồn vốn của ngân
hàng còn bị lãng phí, chưa tận dụng hết khả năng của nguồn vốn mà ngân
hàng có được để đầu tư cho hoạt động kinh doanh để có thể thu được nhiều lợi
nhuận từ khoản tiền nhàn rỗi này. Sáu tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này tăng lên
cho thấy ngân hàng đang tận dụng nguồn vốn của mình.
4.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu
Chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân
hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu
cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Chỉ tiêu
này còn cho thấy được mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Trong những năm qua Agribank Trà Ôn luôn khống chế tỷ lệ nợ quá hạn
ở mức tối đa là 3% theo sự chỉ đạo chung của NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long.
Tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank Trà Ôn trong giai đoạn 2010-6/2013 có sự biến
động nhưng vẫn nằm trong mức cho phép của ngân hàng cấp trên. Cụ thể năm
2010 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,53%, năm 2011 là 2,31%, năm 2012 là 0,59%, sáu
tháng đầu năm 2013 là 0,70%, giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là 2,08. Do
biến động chung của nền kinh tế nên nợ quá hạn tăng cao trong năm 2011.
Nhưng sau đó đã giảm lại trong các năm kế tiếp, cho thấy khả năng quản lý tín
dụng của ngân hàng tốt, và ngày càng phát triển tốt hơn.
Bảng 4.17 cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của Agribank Trà Ôn năm
2010 là 0,39%, tăng khá cao trong năm 2011 là 1,19% và giảm lại trong năm
2012 là 0,54%, và 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu cũng giảm mạnh so
với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể giảm từ 0,92 còn 0,49%. Năm 2011, tình
hình kinh tế biến động nên hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế phát
triển không tốt nên tỷ lệ này tăng cao. Các năm còn lại thì tỷ lệ này thấp do
khâu cho vay của Agribank Trà Ôn được chọn lọc khá kỹ, quá trình thẩm định
thực hiện tốt cùng việc giám sát, đôn đốc của cán bộ tín dụng nên làm tỷ lệ
này thấp. Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của Agribank Trà Ôn là rất tốt.
Do nợ xấu của năm 2011 cao nên ngân hàng phải cơ cấu lại nguồn cho vay,
thời gian dành cho các hoạt động thu hồi nợ hay chuẩn bị các văn bản pháp lý
làm mất thời gian của cán bộ ngân hàng rất nhiều. Do đó giảm tỷ lệ này ngân
hàng sẽ giảm được các chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động.
~ 69 ~
4.3.5 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ hay tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay. Chỉ tiêu
này phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, ngân hàng thu được bao
nhiêu vốn trên doanh số cho vay của mình. Với bất kỳ ngân hàng nào thì tỷ lệ
này càng cao càng tốt, cho thấy được hiệu quả tín dụng của một NHTM. Hệ số
này càng lớn càng tốt.
Qua bảng tổng hợp ta thấy được hệ số thu nợ của Agribank Trà Ôn trong
giai đoạn 2010-6/2013 là rất cao tương đối ổn định. Năm 2010 hệ số thu nợ là
90,62%, tức ngân hàng thu được 90,62% số tiền cho vay, số còn lại được
chuyển thành dư nợ của năm sau. Do đó mà năm 2011 hệ số thu nợ của
Agribank Trà Ôn tăng lên 98,91%. Năm 2012 hệ số thu nợ giảm còn 95,03%.
Sáu tháng đầu năm 2013 hệ số thu nợ là 91,47%, tăng so với 6 tháng đầu năm
2012. Việc tăng trưởng hệ số thu nợ qua các năm và đạt cao cho thấy được khả
năng thu hồi vốn tốt của ngân hàng. Tuy nhiên nếu tăng trưởng lớn hơn 100%
như vậy sẽ làm mất nguồn lợi đáng kể đến từ dư nợ, điều đó lại làm giảm rủi
ro trong hoạt động, do dư nợ thấp nên khả năng nợ xấu cũng thấp theo.
4.3.6 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
thời gian thu hồi vốn của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Chỉ số này càng lớn
càng tốt tức là khả năng thu hồi nợ tốt.
Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tỷ lệ thuận với doanh số thu nợ
và tỷ lệ nghịch với dư nợ bình quân. Qua bảng 4.17 ta thấy dư nợ bình quân
năm 2010 là 377.102 triệu đồng, năm 2011 là 355.981 triệu đồng và năm 2012
là 374.648 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2012 là 406.221 triệu đồng, 6 tháng
đầu năm 2013 là 404.020 triệu đồng. Qua đó vòng quay vốn tín dụng của
Agribank Trà Ôn qua lần lượt là 1,13 vòng vào năm 2010, còn năm 2011 là
1,45 vòng và 1,62 vòng vào năm 2012, sáu tháng đầu năm 2012 là 0,54 vòng,
sáu tháng đầu năm 2013 là 0,72 vòng. Ta thấy vòng quay vốn tín dụng của
Agribank Trà Ôn tăng liên tục trong các năm qua. Nếu năm 2010 doanh số thu
nợ lớn hơn so với dư nợ thì bình quân thì đến năm 2011, năm 2012 là ngược
lại. Điều đó cho thấy khả năng thu nợ của Agribank Trà Ôn cũng chưa cải
thiện vào những năm gần đây.
~ 70 ~
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN HUYỆN TRÀ ÔN
5.1 NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA AGRIBANK TRÀ ÔN GIAI ĐOẠN 2010-6/2013
Như đã phân tích, hoạt động tín dụng của ngân trong thời gian qua chịu
ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khách quan cũng như môi trường kinh tế và
Chính sách vĩ mô của Nhà nước. Tuy nhiên đối với các yếu tố khách quan này
ta không thể ngăn chặn mà chỉ có dự đoán để từ đó có giải pháp phòng ngừa
và hạn chế rủi ro. Mặc khác, ở phía ngân hàng chi nhánh còn nhiều hạn chế
trong hoạt động tín dụng:
5.1.1 Tồn tại trong công tác huy động vốn
Vốn huy động được chủ yếu là ngắn hạn sẽ làm hạn chế công tác cho
vay, vì như thế nguồn vốn ngân hàng không đủ đảm bảo để cho vay dài hạn.
Hệ thống thông tin điện tử của ngân hàng còn quá kém, cụ thể là hệ
thống máy ATM, cả địa bàn huyện chỉ có 4 máy ATM để phục vụ cho khách
hàng. Như vậy sẽ làm hạn chế rất nhiều đến việc tạo thêm nguồn vốn nhỏ lẻ từ
người dân trên địa bàn. Mặc khác, với công nghệ hiện đại như ngày nay mà
ngân hàng lại không có các dịch vụ liên kết với internet, đây là một sự thiếu
sót rất lớn của ngân hàng trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.
Tuy nguồn vốn huy động tăng cao qua các năm, nhưng ta thấy được ngân
hàng chưa có sự chủ động. Chưa có các hoạt động tìm kiếm khách hàng hay
gia tăng thêm lượng tiền gửi từ khách hàng của mình.
5.1.2 Tồn tại trong hoạt động cho vay
Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung dài
hạn do sự hạn chế trong nghiệp vụ thẩm định của cán bộ tín dụng.
Hiện tại khách hàng chủ yếu của ngân hàng là hộ gia đình và các nhân,
theo như phân tích doanh nghiệp sẽ là khách hàng tiềm năng mà ngân hàng
cần hướng tới để tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.
Khi phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế thì thấy được ngành
kinh tế tổng hợp (VAC) là ngành có doanh số cho vay cao nhất, nhưng gần
đây lại có xu hướng giảm do việc sản xuất canh tác của người dân địa phương
gặp khó khăn nên nhu cầu về vay của họ giảm hơn trước. Ngân hàng cần có
~ 71 ~
biện pháp khắc phục và đặc biệt là hạn chế những rủi ro mang lại từ nguyên
nhân này.
Nhìn chung khách hàng của ngân hàng còn cục bộ, chưa đa dạng do ngân
hàng còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng.
5.1.3 Tồn tại trong công tác thu nợ
Doanh số thu nợ tăng giảm không ổn định do tình hình chung của kinh
tế. Mặc khác, công tác thu nợ của ngân hàng gặp khó khăn, cụ thể là đối với
các khoản vay trung dài hạn.
Nợ quá hạn tuy vẫn duy trì được ở mức cho phép nhưng vẫn còn, thậm
chí tăng ở một số đối tượng. Cụ thể là các khoản vay trung dài hạn, kinh tế
tổng hợp. Do công tác thẩm định và thu nợ của ngân hàng chưa hiệu quả để
khắc phục được tình trạng này.
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn còn cao do các nguyên nhân sau:
+ Công tác từ khâu thẩm định đến thu nợ của cán bộ tín dụng của ngân
hàng chưa đạt hiệu quả, chưa theo sát các hợp đồng tín dụng cũng như quá
trình sản xuất của khách hàng để phát hiện những rủi ro sớm nhất.
+ Khách hàng của ngân hàng đa số là nông dân nên việc quên ngày đến
hạn nợ là thường xuyên xảy ra với họ.
+ Các khoản nợ do thiên tai, bệnh dịch là khó tránh khỏi nên cần co biện
pháp để hạn chế và khắc phục đến mức thấp nhất có thể.
5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
AGRIBANK TRÀ ÔN
Để nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng cần có các giải pháp nâng
cao hiệu quả cho từng hoạt động tín dụng đưa ra từ những hạn chế phân tích
như trên.
5.2.1 Đối với hoạt động cho vay
Qua phân tích doanh số cho vay của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010 –
6/2013 qua ta thấy được vốn hoạt động cho vay của ngân hàng diễn ra khá tốt.
Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn còn hạn chế,
cho vay theo ngành kinh tế thì chủ yếu là ngành kinh tế tổng hợp (VAC) và
theo thành phần kinh tế là hộ gia đình cá nhân. Ngân hàng cần nâng cao hơn
nữa hiệu quả cho vay để tạo nguồn lợi nhuận tăng trưởng và ổn định.
~ 72 ~
+ Đào tạo cán bộ chuyên môn về công tác thẩm định. Thành lập bộ phận
thẩm định tại chi nhánh và thường xuyên có các khóa huấn luyện về nghiệp vụ
thẩm định đối với các cán bộ tín dụng để thường xuyên cập nhật về tình hình
kinh tế, về giá cả tài sản để nắm bắt kịp thời và có sự linh hoạt hơn.
+ Hiện tại ngân hàng chỉ cho vay tập trung vào một nhóm đối tượng,
điều này thấy được qua sự chênh lệch tỷ trọng rất cao trong cơ cấu doanh số
cho vay. Vì vậy ngân hàng nên cho vay phân tán, không cho vay tập trung vào
một nhóm khách hàng cụ thể nào, không tập trung vào vốn loại hình nào mà
quan trọng là xem xét hiệu quả sử dụng như thế nào, nguồn tài chính và kế
hoạch kinh doanh có đảm bảo không. Bên cạnh đó ngân hàng cần đẩy mạnh
hoạt động cho vay qua thẻ. Sau khi hoàn tất quy trình liên kết với các NHTM
khác và để hoàn thiện việc thanh toán điện tử ngân hàng cần đây mạnh hoạt
động cho vay qua thẻ với để đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ của mình.
+ Sau khi cho vay ngân hàng cần có sự theo dõi chặt chẽ việc sử dụng
nguồn vốn của khách hàng. Tránh tính trạng sử dụng vốn sai mục đích gây
lãng phí nguồn vốn ngân hàng và tăng rủi ro tín dụng. Với hững khoản vay lớn
cần có kế hoạch trả nợ ngắn hạn, cụ thể để giảm bớt rủi ro.
5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ và hạn chế nợ xấu, nợ
quá hạn
Xét về hiệu quả hoạt động thu nợ của Agribank Trà Ôn ta thấy công tác
thu nợ của ngân hàng trong thời gian qua đạt được kết quả tích cực, ta thấy
được qua hệ số thu nợ đạt rất cao. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu vẫn
còn cao, điều đó đòi hỏi ngân hàng phải có các chính sách thiết thực để nâng
cao hơn hiệu quả thu nợ và giảm thiểu nợ xấu trong tương lai khi ngân hàng
đang có chính sách mở rộng địa bàn tín dụng của mình:
- Đối với thu nợ theo kỳ hạn, sau khi cho vay cán bộ tín dụng cần thường
xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõi tình hình
sản xuất kinh doanh của khách hàng, cập nhật tin tức về giá cả cũng như nhu
cầu của thị trường trong và ngoài nước.
- Cán bộ tín dụng cần theo dõi hợp đồng tín dụng để tiến hành thu nợ
theo đúng kế hoạch đã đề ra để. Tiến hành thu nợ sau khi khách hàng kết thúc
mùa vụ (Đối với khách hàng vay sản xuất nông nghiệp, thủy sản) hay kết thúc
một chu kỳ hoạt động kinh doanh (với các doanh nghiệp sản xuất) để tránh
tình trạng khách hàng sử dụng vốn đó vào mục đích đầu tư khác gây rủi ro.
~ 73 ~
- Các khách hàng của ngân hàng đa số là nông dân, họ sản xuất hàng
ngày ở ruộng vườn nên đôi khi quên thời hạn trả nợ. Do đo cán bộ tín dụng
cần gửi giấy báo đến khách hàng trước khi đến hạn trả nợ hay đóng lãi để nhắc
nhở họ tránh tình trạng nợ quá hạn do quên thời gian trả nợ.
- Tích cực xử lý các khoản nợ đến hạn, quá hạn, xử lý nợ rủi ro theo
đúng quy định của NHNN.
- Đối với các khoản nợ quá hạn và nợ xấu do thiên tai, bệnh dịch, các
trường hợp ngoài ý muốn thì ngân hàng cần gia hạn thêm thời gian trả nợ để
họ có thêm thời gian thực hiện các phương án trả nợ hiệu quả. Bên cạnh đó có
thể xét các hồ sơ để cho vay bổ sung với những dự án hiệu quả nhưng thiếu
vốn.
~ 74 ~
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
6.1 KẾT LUẬN
Mặc dù nền kinh tế những năm gần đây gặp nhiều khủng hoảng, bên
cạnh đó lĩnh vực ngân hàng ngày càng có sự cạnh tranh quyết liệt nhưng
Agribank Trà Ôn luôn luôn nổ lực để mang đến cho khách hàng chất lượng
dịch vụ tốt nhất. Tuy gặp khó khăn về hoạt động kinh doanh nhưng ngân hàng
luôn phấn đấu để vượt qua khó khăn này. Bên cạnh đó là sự tận tâm của tất cả
cán bộ nhân viên ngân hàng, không lùi bước trước khó khăn để xây dựng ngân
hàng vững mạnh. Qua phân tích trên ta có thể rút ra một số kết luận về
Agribank Trà Ôn:
- Về hoạt động huy động vốn: hoạt động huy động vốn của Agribank Trà
Ôn ngày càng tăng về tỷ trọng và tỷ trọng vốn điều chuyển đang có xu hướng
giảm trong thời gian gần đây chứng tỏ Agribank Trà Ôn luôn chủ động tìm
kiếm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của mình. Tuy nhiên vẫn chưa đa dạng
hóa được nguồn vốn huy động. Lãi suất từ vốn điều chuyển cao hơn so với lãi
suất huy động nên tỷ trọng vốn huy động ngày càng cao giúp ngân hàng giảm
chi phí từ lãi vay, tăng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
- Về hoạt động tín dụng: Đây là hoạt động chủ yếu và mang lại lợi nhuận
cao nhất. Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhìn chung có xu hướng tăng qua
các năm, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 thì tăng chậm lại rất nhiều so với
trước. Do hoạt động chủ đạo là hoạt động cho vay giảm nên kéo theo các hoạt
động khác giảm theo.
+ Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn làm vòng luân chuyển vốn tín
dụng khá cao, đều đó giúp ngân hàng tạo vòng quay vốn dễ dàng, có nhiều
khách hàng và vốn sử dụng hiệu quả. Ngân hàng chú trọng cho vay vào nhiều
loại hình kinh tế nhưng do đặc thù nền kinh tế vùng nông thôn là hộ gia đình
cá nhân chủ yếu nên hoạt động tín dụng cũng đánh chủ yếu vào đối tượng này.
Tuy nhiên những năm gần đây ngân hàng cũng chú trọng đến tín dụng với các
loại hình kinh tế khác đang có xu hướng gia tăng là doanh nghiệp.
+ Về nợ xấu ngân hàng: tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Agribank
Trà Ôn không để vượt khỏi giới hạn cho phép và có xu hướng giảm những
năm gần đây.
~ 75 ~
- Về hoạt động kinh doanh: Ta thấy doanh thu của Agribank Trà Ôn tăng
qua hàng năm, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu giảm, tinh hình kinh
doanh của ngân hàng bị trì trệ.
6.2 ĐỀ XUẤT
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu các quy trình nghiệp vụ, tình hình
giao dịch và hoạt động tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, em xin
đưa ra một số đề xuất sau:
6.2.1 Đối với nhà nước
Cần có những biện pháp hữu hiệu trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô,
tạo môi trường pháp lý thông thoáng, an toàn, phù hợp với cơ chế thị trường
và hoàn thiện các bộ luật nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ
chức tín dụng hoạt động thuận lợi.
Duy trì nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc; Khuyến khích hình
thành và phát triển các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng
khoán tạo tiền đề thúc đẩy cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng Việt Nam,
từng bước hội nhập vào nền tài chính thế giới.
Cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc, trước mắt là các doanh nghiệp
lớn và các dự án lớn; cung cấp thông tin giữa ngân hàng và các cơ quan nhà
nước, áp dụng kỷ luật trong lập báo cáo và cung cấp thông tin.
6.2.2 Đối với địa phương
Hỗ trợ tối đa cho chi nhánh trong việc xử lý và thu hồi nợ khó đòi, rút
ngắn thời gian thụ lý hồ sơ để ngân hàng thu hồi sớm vốn đã cho vay, tiếp tục
công việc kinh doanh của mình.
Chính quyền địa phương cần tích cực hợp tác với ngân hàng trong việc
phát hiện ra những dự án kinh doanh manh tính khả thi cao, có khả năng tạo ra
phúc lợi cho xã hội. Tạo điều kiện cho ngân hàng xét duyệt những hồ sơ vay
vốn lớn chính xác và có hiệu quả.
6.2.3 Đối với ngân hàng nhà nước
Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình
thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt
động tín dụng, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại, đưa hoạt động tín
dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp.
Hiện nay ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều và việc cạnh tranh giành
thị phần lẫn nhau trên thương trường là điều không tránh khỏi. Ngân hàng Nhà
~ 76 ~
nước nên thường xuyên quản lý chặt chẽ các ngân hàng thương mại trên địa
bàn huyện Trà Ôn. Thông qua việc quản lý này sẽ hạn chế được một số trường
hợp cạnh tranh không lành mạnh như hạ thấp lãi suất hay nới lỏng điều kiện
cho vay vốn để thu hút khách hàng.
6.2.4 Đối với chi nhánh huyện Trà Ôn
Agribank Trà Ôn nên đưa nhiều thông tin lên trang wed để khách hàng
nắm rõ hơn thông tin về Ngân hàng và các chương trình khuyến mãi mà ngân
hàng đang triển khai để thu hút thêm nhiều nguồn vốn khác. Vì vậy, kiến nghị
với ngân hàng thành lập thêm phòng nghiên cứu Marketing để chuyên hoạt
động lĩnh vực này.
~ 77 ~
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2010). Tiền tệ Ngân hàng, Tủ sách Đại
học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại (2012). Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Tủ sách Đại
học Cần Thơ.
3. Trần Ái Kết, Phan Tùng Lâm, Nguyễn Thị Lương, Đoàn Thị Cẩm Vân,
Phạm Xuân Minh (2006). Tài chính Tiền tệ, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
~ 78 ~
[...]... Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để phân tích các chỉ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn - Mục tiêu 3: Sau khi phân tích mục tiêu 1 và 2 ta đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn 2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG... quát Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn 1.2.2.Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung nói trên đề tài sẽ đi vào phân tích các mục tiêu cụ thể sau: - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013 - Mục tiêu 2: Phân tích các... cáo hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Với từng mục tiêu cụ thể sử dụng các phương pháp xử lý số liệu tương ứng như: - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện. .. số tài chính nhằm đánh giả hiệu quả hoạt động tín dụng - Mục tiêu 3: Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn 1.3.2 Phạm vi về thời gian Số liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu đề... VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ ÔN 3.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK TRÀ ÔN 3.1.1 Giới thiệu tổng quan về Agribank Trà Ôn Tên giao dịch: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Trà Ôn Tên viết tắt: Agribank Trà Ôn Địa chỉ: 30B Gia Long, Khu 1, Thị Trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Điện thoại: 0703.770 314 Fax: 0703.771 074 Agribank Trà Ôn là... tế nông ngiệp có những bước phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nông dân được nâng cao Qua đó ngành ngân hàng đóng góp không nhỏ trong việc đầu tư cho bà con nông dân thiếu vốn sản xuất nhằm hỗ trợ tín dụng, đưa nền nông nghiệp phát triển theo con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Nông nghiệp Nông thôn Cùng với các Ngân hàng nông nghiệp trên cả nước, Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông. .. thời và đầy đủ, sử dụng đúng mục đích phát triển sản xuất, luôn áp dụng và cải tiến khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn từng bước nâng cao mức sống của từng người dân, hộ sản xuất, các tổ chức kinh tế… Từ đó thấy được, tín dụng Ngân hàng nói chung và tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói riêng có vai trò quan trọng trong việc phát. .. phát triển kinh tế nước nhà Chính vì lý do trên nên em chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Trà Ôn để làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn tốt nghiệp của mình để thấy được hoạt động tín dụng của ngân hàng và từ đó có được các chính sách phù hợp để nâng cao hiểu quả tín dụng ~1~ 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1.Mục tiêu tổng quát Phân. .. ta thấy việc sử dụng vốn của ngân hàng trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 là chưa đạt được hiệu quả 3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN 3.4.1 Thuận lợi: Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn huyện Trà Ôn là ngân hàng đầu tiên được thành lập trên địa bàn huyện Trà Ôn Thời gian hoạt động khá lâu nên rất quen thuộc với người dân và có rất nhiều... cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro Tích cực thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Khắc phục các yếu kém trong việc tổ chức các phong trào thi đua qua các năm Chú trọng đúng mức đến công tác kiểm tra, kiểm soát Ngăn chặn mọi hiện tượng tiêu cực ~ 21 ~ CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ ÔN 4.1 PHÂN TÍCH