Bám sát theo nghị quyết định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Trà Ôn năm 2013, định hướng kế hoạch kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Long giao năm 2013, chi nhánh đưa ra một số mục tiêu cụ thể như sau:
Tổng nguồn vốn huy động: 746.000 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2012.
Tổng dư nợ: 390.000 triệu đồng, tăng 8,1% so với năm 2012, tỷ lệ trung và dài hạn chiếm 16,7% tổng dư nợ.
Tỷ lệ nông nghiệp nông thôn chiếm 90% tổng dư nợ. Nợ xấu: tối đa 1,03% tổng dư nợ.
Thu ngoài tín dụng tăng 20% so với 2012. Thu nợ ngoại bảng, xử lý rủi ro: 900 triệu đồng. Để đạt được như vậy cần phấn đấu các chỉ tiêu sau:
Quán triệt toàn thể các cán bộ công nhân viên, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, mở rộng dịch vụ để thu hút khách hàng. Phải xác định được nhóm khách hàng tìm năng, địa bàn trọng điểm.
Tăng cường đầu tư vào trang thiết bị và cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện.
Thực hiện công tác phân loại khách hàng, loại ngay những trường hợp không đủ điều kiện vay vốn, những dự án kinh doanh không có hiệu quả.
Có chính sách khách hàng hợp lý, không ngừng nâng cao và phát triển thương hiệu, xây dựng văn hóa cơ quan, phát triển, nâng cao kiến thức cho đội ngũ công nhân viên để ngày càng đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn. Nâng cao chất lượng thái độ phục vụ khách hàng.
Tập trung thực hiện tốt các mặt hoạt động kinh doanh do NHNo&PTNT Việt Nam đề ra, phục vụ có hiệu quả các chương trình mục tiêu phát triển kinh xã hội ở địa phương.
Thường xuyên cập nhật và thông báo thông tin kinh tế có liên quan đến rủi ro kinh doanh của Ngân hàng đến từng cán bộ công nhân viên, tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.
Tích cực thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khắc phục các yếu kém trong việc tổ chức các phong trào thi đua qua các năm. Chú trọng đúng mức đến công tác kiểm tra, kiểm soát. Ngăn chặn mọi hiện tượng tiêu cực.
~ 22 ~
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ ÔN 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn
Trong thị trường tài chính mà cụ thể là lĩnh vực Ngân hàng, vốn là một yếutố rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của một Ngân hàng. Việc có cơ cấunguồn vốn phù hợp sẽ giúp Ngân hàng giảm bớt các rủi ro phát sinh. Ở các Ngânhàng chi nhánh nguồn vốn được hình thành từ 2 nguồn chính là vốn huy động và vốn điều chỉnh. Vốn huy động là vốn của các khách hàng gửi tại ngân hàng để thu về một khoản lãi nhất định. Vốn điều chuyển là nguồn vốn được điều chuyển từ hội sở đến các chi nhánh giúp chi nhánh ổn định nguồn vốn, nâng cao khả năng cho vay. Để thấy được cơ cấu nguồn vốn của Agribank Trà Ôn ta xem xétbảng 4.1.
Nguồn vốn gắn liền với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn càng cao khả năng Ngân hàng càng có nhiều cơ hội mở rộng đầu tư tín dụng và ngược lại. Ở bảng 4.1, trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 ta thấy tổng nguồn vốn của Agribank Trà Ôn luôn tăng. Năm 2010 là 447.370 triệu đồng, năm 2011 là 534.931 triệu đồng, tăng 87.561 triệu đồngvề giá trị và tăng 19,57% về tỷ lệ so với năm 2010. Năm 2012 tổng nguồn vốn Ngân hàng đạt 649.334 triệu đồng, tăng đến 21,39% về tỷ lệ tương ứng với tăng 114.403 triệu đồng so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, nguồn vốn Ngân hàng cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng 47.201 triệu đồng về giá trị và tăng 7,10% về tỷ lệ với số tiền đạt được là 644.219 triệu đồng.
~ 23 ~
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T đầu năm 2012 6T đầu năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T 2013/ 6T2012 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Vốn huy động 412.995 92,32 502.278 93,90 649.334 100 601.518 100 644.219 100 89.283 21,62 147.056 29,28 42.701 7,10 Vốn điều chuyển 34.375 7,68 32.653 6,10 0 0 0 0 0 0 -1.722 -5,01 -32.653 - - - Tổng nguồn vốn 447.370 100 534.931 100 649.334 100 601.518 100 644.219 100 87.561 19,57 114.403 21,39 42.701 7,10
~ 24 ~
Trong cơ cấu nguồn vốn của Agribank Trà Ôn, ta thấy vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lơn hơn so với vốn điều chuyển. Do ngân hàng luôn cố gắng kinh doanh bằng nguồn vốn huy động của mình và hạn chế sử dụng vốn điều chuyện từ Hội sở, vì đây là nguồn vốn có chi phí cao. Cụ thể vốn huy động năm 2010 đạt 412.995 triệu đồng, chiếm 92,32% trong tổng cơ cấu vốn. Năm 2011 vốn huy động Ngân hàng đạt 502.278 triệu đồng chiếm 93,90% tổng cơ cấu vốn, tăng 89.283 triệu đồng về giá trị và tăng 21,62% so với năm 2010. Tuy nhiên năm 2012 nguồn vốn Ngân hàng hoàn toàn là từ vốn huy động với tỉ lệ 100% ứng với 649.334 triệu đồng, tăng 147.056 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 29,28% về tương đối so với năm 2011. Qua đó ta thấy được nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng ngày càng cao qua các năm. Đó là hiệu quả của các chương trình dự thưởng của ngân hàng cũng như các chiến dịch quảng cáo. Thời gian gần đây hệ thống Agribank toàn quốc cũng như Agribank Trà Ôn đã triển khai nhiều chương trình quảng cáo và chương trình dự thưởng đã thu hút được nguồn vốn huy động rất lớn. Điển hình là “Chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng chào mừng Quốc khánh 2/9” mừng ngày lễ 2/9 hàng năm và gần đây nhất là chương trình “Tiết kiệm dự thưởng năm 2013” được đông đảo khách hàng và người dân hưởng ứng đã mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh sự tăng trưởng tỷ trọng vốn huy đồng là sự giảm tỷ trọng vốn điều chuyển. Năm 2010 tỷ trọng vốn điều chuyển là 7,68% thì năm 2011 là 6,10%, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 là 0%. Có sự chuyển dịch cơ cấu như vậy là do khả năng huy động vốn của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, khách hàng tin tưởng vào Ngân hàng và gửi tiền ngày càng nhiều.
Thông thường lãi suất từ việc huy động vốn sẽ thấp hơn lãi suất từ việc vay vốn điều chuyển. Vì thế tỷ trọng vốn huy động ngày một tăng lên sẽ giúp Agribank Trà Ôn giảm được chi phí lãi vay nhiều hơn khi mà tỷ trọng vốn điều chuyển lớn hơn. Qua đó còn cho thấy được uy tín của ngân hàng đối với các khách hàng, tạo lòng tin để khách hàng đầu tư vốn vào Ngân hàng ngày một nhiều.
4.1.2 Tình hình huy động vốn
Trong cơ cấu ngồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động luôn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn hàng năm. Nguồn vốn huy động càng lớn thì càng thể hiện tính chủ động của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Để thấy được tình hình huy động vốn của Agribank Trà Ôn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, ta xem bảng 4.2.
~ 25 ~
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6Tđầu năm 2012 6T đầu năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T 2013/ 6T2012 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tiền gửi có kỳ hạn 377.093 91,31 481.415 95,85 603.525 92,95 564.585 93,86 600.930 93,15 104.322 27,66 122.110 25,36 36.345 6,44 - Ngắn hạn 352.779 85,42 469.205 93,42 511.371 78,75 550.276 91,48 422.392 65,57 116.426 33,00 42.166 8,99 -127.884 -23,24 - Trung hạn, dài hạn 24.314 5,89 12.210 2,43 92.154 14,19 14.309 2,38 178.358 27,69 -12.104 -49,78 79.944 654,74 164.049 1146,47 Tiền gửi không kỳ hạn 35.902 8,69 20.863 4,15 45.809 7,05 36.933 6,14 43.289 6,72 -15.039 -41,89 24.946 119,57 6.356 17,21 Tổng cộng 412.995 100 502.278 100 649.334 100 601.518 100 644.219 100 89.283 21,62 147.506 29,28 42.701 7,10
~ 26 ~
Vốn huy động của Agribank được chia làm 2 nhóm, đó là: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn gồm: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tiền gửi có kỳ hạn tăng qua các năm và tương đối ổn định, còn tiền gửi không kỳ hạn lại có sự biến động theo môi trường kinh tế, đặc biệt là biến động của giá vàng trong thời gian qua.
Năm 2010, tổng vốn huy động của Ngân hàng là 412.995 triệu đồng, trong đó thì tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất là 85,42% với số tiền 352.779 triệu đồng, tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 5,89% với số tiền 24.314 triệu đồng và tiền gửi không kỳ hạn chiếm 8,69% với số tiền 35.902 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp vậy là do người dân vùng nông thôn vẫn có thói quen giao dịch với nhau bằng tiền mặt, nên họ chỉ gửi tiền tiết kiệm vào tài khoản có kỳ hạn để có lãi suất tiền gửi cao hơn, nhưng đa số lại là ngắn hạn có thời gian nhỏ hơn 12 tháng để có thể chủ động hơn.
Năm 2011, tổng vốn huy động của Ngân hàng là 502.278 triệu đồng, tăng 21,62% so với năm 2010. Trong đó, tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 93,42% với số tiền 469.205, tăng 33% về tỷ lệ so với năm 2010, tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 0,24% với số tiền 12.210 triệu đồng, giảm 49,78% về tỷ lệ so với năm 2010 và tiền gửi không kỳ hạn chiếm 4,15% với số tiền 20.863 triệu đồng, giảm 41,89% về tỷ lệ so với năm 2010. Lý do tiền gửi không kỳ hạn giảm là sự biến động kinh tế năm 2011, khách hàng không có nhiều khoản tiền để vào tài khoản.
Năm 2012, tổng vốn huy động của Ngân hàng là 649.334 triệu đồng, Trong đó, tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 78,75% với số tiền 511.391 triệu đồng, tăng 8,99% về tỷ lệ so với năm 2011. Tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 14,19% với số tiền 92.154 triệu đồng, tăng 654,74% về tỷ lệ so với năm 2010 và tiền gửi không kỳ hạn chiếm 7,05% với số tiền 45.809 triệu đồng, tăng 119,57% về tỷ lệ so với năm 2011. Nguyên nhân tiền gửi không kỳ hạn tăng cao là do năm 2011 Ngân hàng thực hiện các chiến lược về quảng cáo thương hiệu nên đã thu hút sự quan tâm của người dân trong huyện và đến năm 2012 thì số lượng khách hàng đến mở tài khoản tăng cao.
Sáu tháng đầu năm 2012: tổng vốn huy động của Ngân hàng là 601.518 triệu đồng, tiền gửi ngắn hạn có tỷ trọng là 86,88% với số tiền 550.276 triệu đồng, tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 2,38% với số tiền 14.309 triệu đồng, và tiền gửi không kỳ hạn chiếm 6,14% với số tiền 36.933 triệu đồng.
~ 27 ~
Sáu tháng đầu năm 2013, tổng vốn huy động của Ngân hàng là 644.219 triệu đồng. Tiền gửi ngắn hạn có tỷ trọng là 6,22% với số tiền 422.392 triệu đồng, giảm 127.884 triệu đồng về giá trị và giảm 23,24% về tỷ lệ so với 6 tháng đầu năm 2012. Tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 27,69% với số tiền 178.538 triệu đồng, tăng 164.049 triệu đồng về giá trị và tăng 1146,47% về tỷ lệ so với 6 tháng đầu năm 2012. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 6,72% với số tiền 423.289 triệu đồng, tăng 17,21% về tỷ lệ và tăng 6.356 triệu đồng về giá trị so với 6 tháng đầu năm 2012. Ta thấy có sự tăng mạnh của tiền gửi trung và dài hạn. Xem bảng 4.3, ta thấy lãi suất huy động tiền gửi trung và dài hạn tăng so với năm 2012, lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn lại giảm so với 2012 nên khách hàng chuyển sang gửi tiền vào tài khoản có kỳ hạn trên 12 tháng.
Nhìn chung, ta thấy vốn huy động được chủ yếu là từ tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, tuy có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, do thói quen giao dịch của người dân địa phương là vùng nông thôn, mặc khác do hệ thống máy ATM trên địa bàn huyện còn rất kém, cả địa bàn huyện chỉ có 4 máy ATM đặt tại trụ sở chi nhánh thị trấn Trà Ôn và ở 3 phòng giao dịch là xã Vĩnh Xuân, xã Hựu Thành và xã Hòa Bình. Điều này rất bất tiện cho người dân khi mở tài khoản không kỳ hạn, cũng như mở tài khoản qua thẻ ATM. Hơn nữa, việc huy động vốn chưa được chủ động, chưa có công tác marketing để tăng cường tìm kiếm khách hàng. Vốn huy động có xu hướng tăng qua các năm, đạt hiểu quả cao do một phần nhờ vào các chương trình khuyến mãi sự thưởng được phát động cho toàn hệ thống Agribank trên cả nước. Tuy nhiên, các chương trình này đều do ngân hàng cấp trên tổ chức và ngân hàng chi nhánh chỉ áp dụng theo chứ không chủ động được nên cũng còn hạn chế vì Agribank Trà Ôn hiện tại chưa có phòng Marketing để chuyên phụ trách lĩnh vực này.
~ 28 ~
Bảng 4.3: Lãi suất huy động vốn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013 ĐVT: %/năm Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Tiền gửi có kỳ hạn - - - - - - Ngắn hạn 12,5 13,2 10,5 9 7,5 - Trung hạn, dài hạn 11,2 12 8,5 8,5 9,5
Tiền gửi không kỳ hạn 3,6 3 2 2 1,2
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn, 2010-6/2013)
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK TRÀ ÔN TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn
Cho vay là nghiệp vụ rất quan trọng của bất cứ ngân hàng nào, doanh số chovay thể hiện chất lượng cũng như số lượng cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay hàng cũng thể hiện được khả năng tạo nguồn thu cho ngân hàng, doanh số cho vay càng lớn thì khả năng đem lại lợi nhuận càng cao và ngược lại. Do tầm quan trọng của doanh số cho vay nên ta phải phân tích cụ thể về doanh số cho vay của Ngân hàng NHNo&PTNT – Chi nhánh Huyện Trà Ôn để thấy được tình hình và sự biến động của chỉ tiêu này đến các hoạt động của Ngân hàng.
~ 29 ~
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo kỳ hạn của Agribank Trà Ôn giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6T đầu 2012 6T đầu 2013 2011/2010 2012/2011 6T đầu 2013/ 6T đầu 2011 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 377.270 90,66 503.152 96,58 616.142 96,63 306.182 97,54 303.400 95,62 125.882 33,37 112.990 22,46 -2.782 -0,91 Trung và dài hạn 38.859 9,34 17.816 3,42 21.462 3,37 7.720 2,46 13.902 4,38 -21.043 -54,15 3.646 20,46 6.182 80,08 Tổng cộng 416.122 100 520.968 100 637.604 100 313.902 100 317.302 100 104.839 25,20 116.636 22,39 3.400 1,08
~ 30 ~
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn,2010-6/2013)
Hình 4.1 : Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo kỳ hạn của Agribank giai đoạn 2010-6/2013
Thông qua doanh số cho vay của Agribank Trà Ôn cho thấy doanh số cho vay tăng qua các năm 2010 đến 6/2013. Năm 2010 là 416.129 triệu đồng, năm 2011 là 520.928 triệu đồng tăng 125.882 triệu đồng về tuyệt đối và tăng