6 năm 2013
4.3.3 Dư nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. So với dư nợ trên vốn huy động thì chỉ tiêu này giúp xác định hoạt động cho vay như thế nào với số vốn của ngân hàng, cho thấy khả năng sử dụng vốn để hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 4.17 cho thấy năm 2010 tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn của Agribank Trà Ôn là 78,94%, năm 2011 là 67,28% và năm 2012 là 60,14%.
~ 69 ~
Sáu tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ này cũng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm từ 75,81% còn 64,82%. Ta thấy tỷ lệ này giảm qua các năm, điều đó cho thấy được Agribank Trà Ôn có được nguồn vốn rất mạnh, ngoài việc sử dụng nguồn vốn để vay thì ngân hàng còn sử dụng để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ chưa cao chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng còn bị lãng phí, chưa tận dụng hết khả năng của nguồn vốn mà ngân hàng có được để đầu tư cho hoạt động kinh doanh để có thể thu được nhiều lợi nhuận từ khoản tiền nhàn rỗi này. Sáu tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này tăng lên cho thấy ngân hàng đang tận dụng nguồn vốn của mình.
4.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu
Chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Chỉ tiêu này còn cho thấy được mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Trong những năm qua Agribank Trà Ôn luôn khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ở mức tối đa là 3% theo sự chỉ đạo chung của NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long. Tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank Trà Ôn trong giai đoạn 2010-6/2013 có sự biến động nhưng vẫn nằm trong mức cho phép của ngân hàng cấp trên. Cụ thể năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,53%, năm 2011 là 2,31%, năm 2012 là 0,59%, sáu tháng đầu năm 2013 là 0,70%, giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là 2,08. Do biến động chung của nền kinh tế nên nợ quá hạn tăng cao trong năm 2011. Nhưng sau đó đã giảm lại trong các năm kế tiếp, cho thấy khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng tốt, và ngày càng phát triển tốt hơn.
Bảng 4.17 cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của Agribank Trà Ôn năm 2010 là 0,39%, tăng khá cao trong năm 2011 là 1,19% và giảm lại trong năm 2012 là 0,54%, và 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu cũng giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể giảm từ 0,92 còn 0,49%. Năm 2011, tình hình kinh tế biến động nên hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế phát triển không tốt nên tỷ lệ này tăng cao. Các năm còn lại thì tỷ lệ này thấp do khâu cho vay của Agribank Trà Ôn được chọn lọc khá kỹ, quá trình thẩm định thực hiện tốt cùng việc giám sát, đôn đốc của cán bộ tín dụng nên làm tỷ lệ này thấp. Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của Agribank Trà Ôn là rất tốt. Do nợ xấu của năm 2011 cao nên ngân hàng phải cơ cấu lại nguồn cho vay, thời gian dành cho các hoạt động thu hồi nợ hay chuẩn bị các văn bản pháp lý làm mất thời gian của cán bộ ngân hàng rất nhiều. Do đó giảm tỷ lệ này ngân hàng sẽ giảm được các chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động.
~ 70 ~
4.3.5 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ hay tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, ngân hàng thu được bao nhiêu vốn trên doanh số cho vay của mình. Với bất kỳ ngân hàng nào thì tỷ lệ này càng cao càng tốt, cho thấy được hiệu quả tín dụng của một NHTM. Hệ số này càng lớn càng tốt.
Qua bảng tổng hợp ta thấy được hệ số thu nợ của Agribank Trà Ôn trong giai đoạn 2010-6/2013 là rất cao tương đối ổn định. Năm 2010 hệ số thu nợ là 90,62%, tức ngân hàng thu được 90,62% số tiền cho vay, số còn lại được chuyển thành dư nợ của năm sau. Do đó mà năm 2011 hệ số thu nợ của Agribank Trà Ôn tăng lên 98,91%. Năm 2012 hệ số thu nợ giảm còn 95,03%. Sáu tháng đầu năm 2013 hệ số thu nợ là 91,47%, tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Việc tăng trưởng hệ số thu nợ qua các năm và đạt cao cho thấy được khả năng thu hồi vốn tốt của ngân hàng. Tuy nhiên nếu tăng trưởng lớn hơn 100% như vậy sẽ làm mất nguồn lợi đáng kể đến từ dư nợ, điều đó lại làm giảm rủi ro trong hoạt động, do dư nợ thấp nên khả năng nợ xấu cũng thấp theo.