1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ

86 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 705,74 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN VĂN THẮNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 Năm 2013 1 LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập trên giảng đường Đại học Cần Thơ, nhờ sự quan tâm sâu sắc và chỉ dẫn nhiệt tình của thầy cô, đặc biệt là sự ân cần chỉ bảo của các thấy cô trong khoa kinh tế và quản trị kinh doanh qua các bài giảng lý thuyết và bài tập thực hành đã trang bị cho em kiến thức cơ bản về chuyên ngành. Cùng với hơn 3 tháng thực tập tại ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với thực tế và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, các thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là các thầy cô Bộ môn tài chính Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báo để làm hành trang bước vào đời. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ và các anh chị tại phòng Tín dụng khách hàng doanh nghiệp đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế với những vẫn đề nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn thầy Quan Minh Nhựt là người hướng dẫn giúp em sửa chữa những thiếu sót và đóng góp ý kiến để em hoàn thành bài luận văn. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên bài luận không tránh những thiếu sót mong quý thầy cô cũng như các anh chị tại chi nhánh ngân hàng thông cảm và góp ý kiến để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khoẻ đến quý thầy cô cùng toàn thể các anh chị tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ./. Cần Thơ, ngày .....tháng......năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Văn Thắng 2 TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứu luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ......tháng........năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Văn Thắng 3 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Cần Thơ, ngày.....tháng......năm 2013 Thủ trưởng đơn vị 4 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2013 Giáo viên hướng dẫn TS. Quan Minh Nhựt 5 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................ 2 1.3.1. Không gian ............................................................................................ 2 1.3.2. Thơi gian ............................................................................................... 2 1.3.3. Đối tượng .............................................................................................. 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 3 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................... 3 2.1.1. Khái quát về tín dụng ............................................................................ 3 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng ............................................................................. 3 2.1.1.2. Nguyên tắc tín dụng............................................................................ 3 2.1.1.3. Chức năng của tín dụng ...................................................................... 3 2.1.1.4. Phân loại tín dụng ............................................................................... 4 2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng ................. 6 2.1.2.1. Dư nợ trên tổng nguồn vốn ................................................................. 6 2.1.2.2. Hệ số thu nợ ....................................................................................... 6 2.1.2.3. Vòng quay vốn tín dụng ..................................................................... 6 2.1.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn ................................................................................. 7 2.1.2.5. Tỷ suất lợi nhuận ................................................................................ 7 6 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 7 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 7 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 8 2.2.2.1. Phương pháp so sánh số tuyệt đối ....................................................... 8 2.2.2.2. Phương pháp so sánh số tương đối ...................................................... 8 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ .............................................................. 9 3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU .. 9 3.1.1. Vốn điều lệ ............................................................................................ 9 3.2.2. Mạng lưới hoạt động ............................................................................. 8 3.2.3. Tình hình nhân sự .................................................................................. 8 3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÂN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................................................ 11 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................... 11 3.2.2. Tổng quan về 9 tháng đầu năm 2013 ..................................................... 11 3.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý .......................................................................... 13 3.3.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ..................................................... 13 3.3.4. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ từ năm 2010 – 2012 .................................................................................................... 16 3.3.5. Thuận lợi và khó khăn của ACB Cần Thơ ............................................. 19 3.3.6. Phương hướng hoạt động của ACB Cần Thơ ......................................... 20 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 - 2012 ........................................................................................ 22 4.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm ............................. 21 4.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng qua 3 năm ............................ 26 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay.................................................................... 26 7 4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời gian ......................................................... 26 4.2.1.2. Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư ............................................... 29 4.2.1.3. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế .......................................... 33 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ ...................................................................... 36 4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời gian ........................................................... 35 4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo lĩnh vực đầu tư.................................................. 38 4.2.2.3. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ............................................ 41 4.2.3. Phân tích dư nợ...................................................................................... 44 4.2.3.1. Dư nợ theo thời gian .......................................................................... 44 4.2.3.2. Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư ................................................................. 46 4.2.3.3. Dư nợ theo thành phần kinh tế ............................................................ 49 4.2.4. Phân tích nợ quá hạn ............................................................................. 52 4.2.4.1. Nợ quá hạn theo thời gian ................................................................... 52 4.2.4.2. Nợ quá hạn theo lĩnh vực đầu tư ......................................................... 54 4.2.4.3. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế .................................................... 57 4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại ACB chi nhánh Cần Thơ ..... 60 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ ...................................................................................................................... 63 5.1. Giải pháp về doanh số cho vay ................................................................. 63 5.2. Giải pháp về doanh số thu nợ ................................................................... 63 5.3. Giải pháp về nợ quá hạn ........................................................................... 64 5.4. Giải pháp khác ......................................................................................... 64 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 65 6.1. Kết luận.................................................................................................... 65 6.2. Kiến nghị.................................................................................................. 65 8 Tài liệu tham khảo........................................................................................... 67 9 DANH MỤC BIỂU BẢNH Trang Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 -2012 ........................... 19 Bảng 02: Tình hình huy động vốn từ năm 2010 – 2012 ................................... 25 Bảng 03: Tình hình cho vay theo thời gian từ năm 2010 – 2012 ...................... 28 Bảng 04: Tình hình cho vay theo lĩnh vực đầu tư từ năm 2010 – 2012 ............ 32 Bảng 05: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế từ năm 2010 – 2012 ....... 35 Bảng 06: Tình hình thu nợ theo thời gian từ năm 2010 – 2012 ........................ 37 Bảng 07: Tình hình thu nợ theo lĩnh vực đầu tư từ năm 2010 – 2012............... 40 Bảng 08: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế từ năm 2010 – 2012 ......... 43 Bảng 09: Tình hình dư nợ theo thời gian từ năm 2010 – 2012 ......................... 45 Bảng 10: Tình hình dư nợ theo lĩnh vực đầu tư từ năm 2010 – 2012 ............... 48 Bảng 11: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế từ năm 2010 – 2012 .......... 51 Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian từ năm 2010 – 2012 ................. 53 Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn theo lĩnh vực đầu tư từ 2010 – 2012 ............... 56 Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế từ năm 2010 – 2012 .. 59 Bảng 15: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng qua 3 năm ................... 60 10 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý .......................................... 13 11 DANH MỤC VIẾT TẮT DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước DN: Doanh nghiệp NN: Nhà nước SXKD: Sản xuất kinh doanh TCTD: Tổ chức tín dụng 12 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù đã và đang bị tác động không nhỏ bởi sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang duy trì đà tăng trưởng với tốc độ khá lạc quan, tiềm lực phát triển kinh tế ở thị trường nội địa khá lớn. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần đưa nước ta phát triển sang một giai đoạn mới với mục tiêu đặt ra là sẽ rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp phát triển. Do đó đầu tư vào các dự án kinh tế được xem là chiếc chìa khóa quan trọng để đi đến cánh cửa thành công. Hệ thống Ngân hàng tài chính là kênh dẫn vốn quan trọng vào các dự án đầu tư thông qua chức năng trung gian tài chính NHTM đã gắn kết các chủ thể xã hội góp phần phân bổ hợp lý các nguồn vốn trong khu vực và cả quốc gia, tạo điều kiện cân đối nền kinh tế nhằm đảm bảo cho các đơn vị kinh doanh hoạt động hiệu quả. Tuy không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhưng Ngân hàng góp phần phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính. Và mục tiêu hoạt động của Ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Từ khi nước ta gia nhập vào tổ chức kinh tế mới thì các lĩnh vực hợp tác đầu tư và nhu cầu vốn ngày càng tăng, thêm vào đó các tập đoàn tài chính Ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư lớn, có đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp, năng động và kinh nghiệm hơn. Như vậy sức ép cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại ngày càng gây gắt tạo cho nền kinh tế trở nên sôi nổi, các Ngân hàng thương mại muốn tồn tại bền vững thì yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay là việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả tín dụng. Ngân hàng TMCP Á Châu là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng thời góp phần hiện chính sách tiền tệ của Nhà Nước kiềm chế lạm phát, nhắm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Từ đó cho thấy được tâm quan trọng to lớn của NH, cũng như kiến thức trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ. Đề tài” Phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ” được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 2012, để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho Ngân hàng. 13 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 2012.  Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn, thu nhập,chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng.  Phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và lợi nhuận của Ngân hàng.  Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2. Thời gian Số liệu được thu thập từ năm 2010 đến 2012 Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 – 25/11/2013. 1.3.3. Đối tượng Nghiên cứu về tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 2012. 14 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái quát về tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng Theo Thái Văn Đại, (2010) khái niệm tín dụng được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau như: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Mặt khác tín dụng còn được hiểu là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. 2.1.1.2. Nguyên tắc tín dụng Theo Thái Văn Đại, (2010) có 2 nguyên tắc tín dụng: Thứ nhất là Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Thứ hai là Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. [Điều 6, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN]. 2.1.1.3. Chức năng của tín dụng  Tập trung vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối lại vốn tiền tệ trên nguyên tắc hoàn trả Trong nền kinh tế luôn có sự tồn tại vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân đồng thời cũng có nhiều chủ thể trong nền kinh tế tạm thời thiếu hụt vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Vì vậy nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội để đưa vào sử dụng cho sản xuất hoặc tiêu dùng.  Phân phối vốn tín dụng được thực hiện bằng hai cách - Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn nhàn rỗi sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu dùng được thực hiện thông qua hình thức tín dụng thương mại và phát hành chứng khoán công ty. - Phân phối gián tiếp: được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung gian như ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân… Cả hai hình thức phân phối vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả. Vì vậy tín dụng vừa kích thích tập trung vốn đồng thời thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của tín 15 dụng, mà phần lớn nguồn vốn nhàn rỗi được huy động và sử dụng cho các nhu cầu của nền kinh tế, tăng hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội.  Kiểm soát các hoạt động kinh tế Hoạt động tín dụng là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế dựa trên nguyên tắc có hoàn trả, vì vậy bản thân quan hệ tín dụng bao gồm nhiều mối quan hệ như quan hệ về huy động vốn, quan hệ cho vay… thông qua các hoạt động tín dụng này mà hoạt động kinh tế của các chủ thể được kiểm soát chặt chẽ, phản ánh một cách tổng hợp mức độ phát triển của nền kinh tế. Nguồn vốn mà các TCTD dùng để cho vay nền kinh tế phần lớn hình thành từ nguồn vốn huy động của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Để dọng vốn luân chuyển nhanh và có hiệu quả, các khoản cho vay phải được hoàn trả đúng hạn. Để đạt được yêu cầu đó tín dụng kiểm soát các đơn vị vay vốn là cần thiết khách quan. Mục đích của kiểm tra, giám sát là nhằm đạt hiệu quả cao trong sử dụng vốn tín dụng, đảm bảo an toàn về nguồn vốn, an toàn trong hoạt động hệ thống tín dụng. Thông qua nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ thanh toán, các tổ chức tín dụng có điều kiện nhìn tổng quát vào hoạt động kinh tế, vào cấu trúc tài chính của các tổ chức kinh doanh, từ đó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những vi phạm về chế độ quản lý kinh tế, quản lý tài chính tín dụng của Nhà nước. 2.1.1.4. Phân loại tín dụng  Phân loại cho vay dựa vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngăn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chỉ tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Từ trên 12 tháng đến 60 tháng, được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Trên 60 tháng, được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.  Phân loại cho vay dựa vào mục đích sử dụng vốn Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp Cho vay tiêu dùng cá nhân Cho vay mua bán bất động sản Cho vay sản xuất nông nghiệp 16 Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…  Phân loại cho vay dựa vào tính chất có bảo đảm của khoản vay. - Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Đây là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba. Để xác lạp và thực hiện việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay (hoặc có thể liên quan đến người thứ ba trong trường hợp bảo đảm tiền vay bằng biện pháp bảo lãnh) phải ký kết cả hai hợp đồng, bao gồm hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay ( hợp đồng cầm cố, hợp động thế chấp, hợp đồng bão lãnh). Tuy nhiên do pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận lập một hợp đồng chung nên trong trường hợp này các thỏa thuận về bảo đảm tiền vay được xem là một bộ phận hợp thành của hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản. - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Đây là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể, xác định của khách hàng vay hoặc của người thứ ba. Để thực hiện việc cho vay theo hình thức này, thông thường các bên chỉ cần giao kết một hợp động duy nhất là hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp tổ chức tín dụng cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp thì mặc dù khoản vay này không thể coi là khoản vay có bảo đảm bằng tài sản nhưng người bảo lãnh bằng tín chấp vẫn phải xác lập một văn bản cam kết bảo lãnh bằng uy tín của mình và gửi cho tổ chức tín dụng để khách hàng vay có thể được tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay.  Phân loại cho vay theo phương thức cho vay Cho vay theo món vay Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay theo hạn mức thấu chi  Phân loại cho vay theo phương thức hoàn trả nợ vay Cho vay chỉ một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một làn khi đáo hạn Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy vào khả năng tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng 2.1.2.1. Dư nợ trên tổng nguồn vốn Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng hay nói cách khác chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng của Ngân hàng. 17 Dư nợ = Dư nợ/Tổng nguồn vốn Vốn huy động 2.1.2.2. Hệ số thu nợ Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng. Nếu hệ số này càng lớn, chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng cao. Doanh số thu nợ Hệ sô thu nợ = Doanh số cho vay 2.1.2.3. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ cho vay là nhanh hay chậm. Doanh số thu nợ = Vòng quay vốn tín dụng Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = 2 2.1.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn 18 Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khi đến hạn thanh toán khách hàng không có khả năng trả cho Ngân hàng lãi và vốn. Tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ đánh giá khả năng quản lý khoản vay của tổ chức tín dụng cũng như hiệu quả trong việc nhắc thúc, thu nợ của nhân viên tín dụng. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy công tác quản lý, thu nợ của Ngân hàng càng cao. Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = *100 Tổng dư nợ 2.1.2.5. Tỷ suất lợi nhuận Là tỷ số tính theo % giữa lợi nhuận và số vốn đầu tư của Ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận sẽ chỉ cho Ngân hàng biết đầu tư vào đâu thì có hiệu quả. Lĩnh vực đầu tư nào có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì càng có hiệu quả. Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận = * 100 Dư nợ bình quân 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ trong thời gian năm 2010 đến 2012. Thu thập số liệu, thông tin liên quan đến đề tài qua sách, báo, internet, tạp chí. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp so sánh số tuyệt đối Δy Trong đó: = y1 – y0 y1 : chỉ tiêu năm sau y0 : chi tiêu năm trước Δy : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chi tiêu Phường pháp so sánh tuyệt đối dùng để so sánh số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc có biến động hay không, lương biến động tuyệt đối là bao nhiêu. 19 2.2.2.2. Phương pháp so sánh số tương đối y1 – y0 Δy = Trong đó: * 100 y0 y1: chỉ tiêu năm sau yo: chỉ tiêu năm trước Δy: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chi tiêu. Phương pháp so sánh tương đối dùng để so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tôc độ phát triển, mức độ biến động của các chi tiểu kinh tế. 20 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu được thành lập theo giấy phép số 0032/NH – GP do ngân hàng nhà nước cấp ngày 24/04/1993 và giấy phép số 533/GP – UB do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. 3.1.1. Vốn điều lệ Kể từ ngày 31/12/2012 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng). 3.2.2. Mạng lưới hoạt động Theo báo cáo của ACB đến ngày 30/6/2013 hệ thống gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc - Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh: 1 sở giao dịch và 147 chi nhánh và phòng giao dịch. - Tại khu vực miền Bắc: 23 chi nhánh và 72 phòng giao dịch - Tại khu vực miền Trung: 20 chi nhánh và 34 phòng giao dịch - Tại khu vực miền Tây: 13 chi nhánh và 16 phòng giao dịch - Tại khu vực miền Đông: 5 chi nhánh và 27 phòng giao dịch - Có trên 2000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động và gẩn 1000 đại lý chi trả của trung tâm chuyển tiền nhanh ACB – Western Union. 3.2.3. Tình hình nhân sự Số lượng nhân viên - Tính đến ngày 30/06/2013 tổng nhân viên của ACB là 9.114 người cắt giảm 568 nhân sự từ đầu năm 2013 đến nay. Cán bộ có trình độ đại học chiếm trên 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Chính sách đào tạo: - Để đảm bảo cho chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực tiếp tục đạt hiệu quả cao, ACB đã thực hiện tái đào tạo nhân viên chuyển đổi công việc tại 21 các kênh phân phối nhằm giúp nâng cao năng suất làm việc và định biên tại các kênh phân phối được hợp lý và hiệu quả hơn. - Tiếp tục nổ lực không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, ACB đã triển khai tập huấn kỹ năng phục vụ khách hàng với niềm đam mê cho tất cả nhân viên và quản lý tại tất cả các đơn vị nhằm đảm bảo khách hàng ở mọi điểm giao dịch đều nhân được sự phục vụ ân cần và tốt nhất. - Bên cạnh hoạt động tự học qua hình thức e-learning, hệ thống e-learning được mở rộng chức năng và áp dụng cho việc tổ chức thi, kiểm tra kiến thức nghiệp vụ của nhân viên trong toàn hệ thống, hội thi nhân viên giỏi cũng như phục vụ cho hoạt động tuyển dụng, chuyển đổi công việc một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện. Chính sách khen thưởng: ACB luôn xây dựng và duy trì chính sách khen thưởng hấp dẫn dành cho nhân viên gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng phục vụ khách hàng: lương kinh doanh, lương hiệu suất công việc, lương thánh 13, lương hoàn thành công việc, khen thưởng nhân viên xuất sắc, nhân viên giỏi nghiệp vụ và phục vụ tốt khách hàng, nhân viên có sáng kiến cải thiện nâng cao chất lượng nghiệp vụ khách hàng, nhân viên bán hàng xuất sắc.... Chiến lược Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là: - Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng. - Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững. - Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thử thách trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam. - Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả. - Xây dựng "văn hóa ACB" trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn bộ hệ thống một cách xuyên suốt. ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng và đa dạng hóa. - Chuyển đổi từ chiến lược các nguyên tắc đơn giản sang chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa, định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ). 22 3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 16/09/1994 theo giấy phép thành lập số 52/QĐUBT của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ. Giấy chứng nhận cho phép mở chi nhánh trong nước thuộc ngân hàng TMCP do NHNN Việt Nam cấp số 002/QTC ngày 21/11/1994 và giấy phép kinh doanh số 063984 do Ủy ban Kế hoạch tỉnh Cần Thơ cấp ngày 19/06/1995. Trước đây trụ sở của chi nhánh đặt tại số 17 -19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ. Từ ngày 21/06/2010 đến nay trụ sở của chi nhánh ngân hàng Á Châu Cần Thơ được dời về Tòa nhà Hòa Bình tại địa chỉ số 14 – 16B, Đại Lộ Hòa Bình, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. 3.2.2. Tổng quan về 9 tháng đầu năm 2013 - Tình hình chung của ACB trong 9 tháng đầu năm 2013  Kết quả hoạt động kinh doanh Theo báo cáo tài chính của ACB trong quý III thì doanh thu đạt 11.953.775 triệu đồng giảm 32,81% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế của ACB trong 3 quý năm 2013 đạt 1.479.565 triệu đồng tăng 4,41% so với cùng kỳ năm 2012.  Tình hình huy động vốn và cho vay Theo báo cao tài chính thì tình hình huy động vốn khách hàng của ACB trong 9 tháng đầu năm đạt 133.674.054 triệu đồng tăng 6,7% nhưng cho vay khách hàng chỉ đạt 102.699.889 triệu đồng tăng 1,37%so với cùng kỳ năm 2012. Chất lượng nợ của ACB cũng đang xấu đi khi tỷ lệ nợ xấu thời điểm này là 3,34% trên tổng dư nợ, so với 2,5% tại thời điểm cuối năm 2012. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trong 9 tháng năm 2013 là 1.757.383 triệu đồng tăng 17% so với cùng kỳ năm 2012. - Tình hình chung về ACB chi nhánh Cần Thơ 9 tháng đầu năm 2013  Về tình hình nhân sự Ngân hàng ACB trong 9 tháng đầu năm đã cắt giảm 568 nhân viên, riêng ACB Cần Thơ cắt giảm 8 nhân sự: 3 nhân viên phòng khách hàng doanh nghiệp, 2 phòng khách hàng cá nhân, 1 phòng nhân sự, 1 phòng giao dịch.  Về cơ sở vật chất Trong 9 tháng đầu năm 2013 do ngân hàng hạn chế tối thiểu chi phí nên ACB Cần Thơ không được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất. 23  Định hướng phát triển - Mục tiêu phát triển trong năm 2013 ACB Cần Thơ đặt mục tiêu là tăng trưởng huy động vốn khoảng 15 – 20% và tín dụng khoảng 10 – 15%. Mục tiêu của ACB cũng như ACB Cần Thơ là đặt an toàn lên hàng đầu chứ không tham lợi nhuận. Giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn nhỏ hơn 2% trong năm 2013 Tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩn dịch vụ, phù hợp với nhu cầu khách hàng và tiếp tục tập trung vào các sản phẩm cá nhân. Nâng cao chất lượng quản trị tài sản có, tài sản nợ. - Chiến lược trong năm 2013 ACB Cần Thơ tiếp tục tập trung phát triển các sản phẩm ngân hàng giao dịch, nâng cáo tính chuyên nghiệp, chất lượng về tín dụng và phát huy được hiệu quả quan hệ đa dạng với các nhóm khách hàng trên địa bàn. Rà soát các chỉ tiêu tăng trưởng của ngân hàng để phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế, theo hướng tăng trưởng phù hợp, an toàn, hiệu quả. Trong năm 2013 ACB cũng như ACB Cần Thơ tập trung phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ với các phân đoạn khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Tuân thủ các yếu tố cần thiết để đảm bảo khả năng phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả của Ngân hàng trong giai đoạn sắp tới 3.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý 24 BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG HỔ TRỢ VÀ NGHIỆP VỤ BỘ PHẬN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG BỘ PHẬN TÍN DỤNG CÁ NHÂN BỘ PHẬN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG BỘ PHẬN PFC BỘ PHẬN PHÁP LÝ CHỨNG TỪ BỘ PHẬN CA* PHÒNG GIAO DỊCH VÀ NGÂN QUỶ BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH KẾ TOÁN BỘ PHẬN NGÂN QUỸ BỘ PHẬN GIAO DỊCH Hình 3.2.3: Sơ đồ cơ cấu bộ máy và tổ chức quản lý 3.3.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban  Ban Giám Đốc Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. Có quyền đề xuất, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng. Thực hiện các công việc khác theo ủy quyền của Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.  Phòng khách hàng doanh nghiệp 25 BỘ PHẬN XỬ LÝ NỢ Nhân sự gồm trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp , trưởng bộ phận và các bộ phận tín dụng doanh , bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Nhiệm vụ gồm có: + Tìm kiếm khách hàng thông qua công tác tiếp thị bán hàng + Tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát của khách hàng tiềm năng + Lập kế hoạch tiếp thị, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng + Hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ cần thiết cho khách hàng khi đến ngân hàng giao dịch + Thu thập thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, năng lực và uy tín doanh nghiệp + Thẩm định khách hàng, lập tờ trình, phối hợp các chuyên viên phân tích tín dụng và các vấn đề liên quan + Củng cố phát triển mối quan hệ khách hàng nhằm khai thác tối đa nhu cầu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Phòng khách hàng cá nhân Nhân sự gồm có Trưởng phòng khách hàng cá nhân, Trưởng bộ phận và bộ phận tín dụng cá nhân, bộ phận tư vấn tài chính cá nhân. Nhiệm vụ gồm có: + Chủ động tìm kiếm khách hàng mục tiêu có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ thuộc đối tượng khách hàng cá nhân. + Duy trì khách hàng tìm năng bằng cách cung cấp thông tin, tiện ích sản phẩm đến từng khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng, tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm và các điều kiện liên quan cho hợp lý. + Tiến hành thẩm định và lập hồ sơ thẩm định + Thẩm định và phân tích các thông tin đã thu thập + Nhận xét và đưa ra đề xuất đối với nhu cầu tín dụng của khách hàng + Thu thập thông tin và các chúng từ liên quan đến hồ sơ tín dụng của khách hàng.  Phòng hỗ trợ nghiệp vụ Nhân sự gồm có: Trưởng phòng hỗ trợ nghiệp vụ, Trưởng phòng bộ phận và các bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận xử lý chứng từ. Nhiệm vụ gồm có: 26 Bộ phận dịch vụ và khách hàng: + Thực hiện các công việc mang tính chất hành chánh tại đơn vị + Hỗ trợ công việc cho các phong nghiệp vụ tại đơn vị + Quản lý hồ sơ tín dụng , thực hiện giải ngân thu nợ + Thực hiện các nhiệm vụ bao thanh toán, bão lãnh + Theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn + Quản lý, lưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định + Thực hiện các thủ tục công chứng hợp đồng đảm bảo nợ vay và đăng ký tài sản đảm bảo + Thực hiện các thủ tục bão lãnh trong nước, bao thanh toán Bộ phận pháp lý chứng từ + Trực tiếp thực hiện hoạt động phê duyệt của hội đồng tín dụng, Ban tín dụng, hay cấp có thẩm quyền xét duyệt khác. + Thực hiện thủ tục công chứng và đăng ký tài sản đảm bảo + Hướng đẫn khách hàng ký kết các hợp đồng tín dụng, các thỏa thuận, các cam kết sau khi đã soạn thảo + Thực hiện phê duyệt của cấp có thẩm quyền liên quan đến tài sản đảm bảo, trong thời gian tài sản đảm bảo đang được đảm bảo tại ACB Cần Thơ. + Tư vấn cho các trưởng đợn vị những việ liên quan đến nghiệp vụ pháp lý chứng từ.  Phòng giao dịch và ngân quỹ Nhân sự gồm có Trưởng phòng Giao dịch ngân quỹ, Trưởng bộ phận và bộ phận giao dịch, bộ phận ngân quỹ. Nhiệm vụ gồm có: + Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện các giao dịch gởi và rút tiền trên tài khoản chuyên dùng của khách hàng. + Thực hiện ký quỹ chờ thanh toán thu tín dụng, mua bán bất động sản, thanh toán séc bảo chi … + Thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay, thu các loại phí dịch vụ theo biểu phí ban hành , nhận ký quỹ nghiệp vụ đầu ngày và kết quỹ cuối ngày,… + Lưu trữ hồ sơ phụ, phiếu thu tiết kiệm ( đối với sổ tiết kiệm của khách hàng, phòng giao dịch có một phiếu lưu riêng để phục vụ cho việc theo dõi lãi, so sánh đối chiếu chữ ký, tất toán sổ,…) 27 Ngoài ra ACB Cần Thơ còn có bộ phận xử lý nợ và bộ phận hành chánh – kế toán nghiệp vụ: Bộ phận xử lý nợ + Tiếp nhận, nghiên cứu, phân loại hồ sơ nợ quá hạn khó đòi + Thẩm định, đánh giá nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, khó đòi + Đề xuất biện pháp, hướng xử lý thích hợp đạt hiệu quả cao nhất + Lập hồ sơ khởi kiện, tham gia vào quá trình tố tụng để thu hồi nợ Bộ phận hành chánh kế toán + Hạnh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, và soạn thảo các báo cáo tài chính + Rà soát, lên kế hoạch quản lý chi phí của ngân hàng để báo cáo cho cấp lãnh đạo + Thực hiện quản lý nhân sự, tiền lương của nhân viên + Hỗ trợ thực hiện công tác hành chánh quản trị của ngân hàng. 3.3.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ từ năm 2010 - 2012. Đối với ngân hàng kết quả hoạt động kinh doanh luôn được quan tâm hàng đầu, vì nó nói lên sự phát triển hay suy giảm của ngân hàng đó. Trong những năm gần đây hệ thống ngân hàng nước ta chịu sự ảnh hưởng mạnh của quá trình khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Với ngân hàng Á Châu Cần Thơ lợi nhuận của ngân hàng luôn biến động liên tục qua các năm cụ thể ta xem tình hình biến động như sau: 28  Doanh thu Doanh thu của ngân hàng bao gồm doanh thu từ hoạt động tín dụng, từ hoạt động dịch vụ và doanh thu khác. Trong đó doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhât, vì hoạt động tín dụng là chủ yếu của ngân hàng. Doanh thu của ngân hàng tăng không đều qua các năm cụ thể như sau: Năm 2011 doanh thu đạt 233.778 triệu đồng tăng 145.065 triệu đồng tương đương 62,05% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu đạt 293.922 triệu đồng giảm 22.41% so với năm 2011 (tăng 25.57% so với năm 2010). Doanh thu năm 2011 tăng là do ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động tín dụng từ đó làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng từ 8.119.501 triệu đồng năm 2010 lên 9.251.469 triệu đồng năm 2011 thêm vào đó lãi suất cho vay năm 2011 từ 17% - 25%/ năm nên đã góp phần làm tăng doanh thu của ngân hàng. Năm 2011 giá vàng lên đến 49,2 triệu động một lượng và ngân hàng Nhà nước cho phép 5 ngân hàng thương mại được bán vàng với giá bình ổn là ACB, Sacombank, DongABank, Eximbank,Techcombank với lượng vàng bán ra khi đó đạt trên 10 tấn trong vòng 2 tuần. Điều này cũng góp phần làm cho doanh thu của ACB Cần Thơ tăng lên đáng kể. Doanh thu năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 nguyên nhân là do năm 2012 nước ta bị ảnh hưởng từ khủng hoàng kinh tế toàn cầu nên dẫn đến các doanh nghiệp phải đứng trước thềm phá sản từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên Chính phủ và Ngân hàng nhà nước cũng đã có những chính sách, quyết đinh kịp thời và quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng. Cũng trong năm 2012 ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất huy động làm cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, người gửi tiền chuyển sang đầu tư và các kênh khác như vàng, bất động sản ... Và lãi suất cho vay giảm mạnh xuống còn khoảng 12% - 13%/ năm dẫn đến việc thu nhập từ lãi vay không tăng cao như những năm trước. Từ những nguyên trên làm cho doanh thu của ACB Cần Thơ giảm mạnh so với năm 2011, từ đó thì ACB Cần Thơ chú trọng đầu tư vào hoạt động khác nhằm sinh lời khi mà hoạt động tín dụng trong năm gặp nhiều khó khăn nên ACB đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vàng.  Chi phí Chi phí của ngân hàng bao gồm chi phí từ hoạt động, chi phí dịch vụ, chi phí khác. Trong đó chi phí hoạt động là các khoản như trả lãi tiền gửi, chi nộp thuế, phí, lệ phí, chi phí cho nhân viên, chi về tài sản, chi cho hoạt động quản lý, 29 chi phí bảo hiểm tiền gửi khách hàng. Chi phí dịch vụ là các khoản như dịch vụ thanh toán, cước phí bưu điện, mạng viễn thông và chi về ngân quỹ. Chi phí khác bao gồm kinh doanh ngoại hối, chi phí dự phòng... Trong giai đoạn năm 2010 – 2012 đi đôi với doanh thu thì chi phí cũng tăng giảm không ổn định cụ thể là năm 2011 là 340.233 triệu đồng tăng 124.391 triệu đồng tương đương 57,63% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì chi phí bắt đầu giảm cụ thể năm 2012 là 277,895 triệu đồng giảm 62.338 triệu đồng tương đương 18,32% so với năm 2011. Năm 2011 chi phí hoạt động tín dụng tăng cao do lãi suất huy động trong năm 2011 là khác cao với mức lãi suất trung bình là từ 13% - 19%/năm. Bên cạnh đó thì các khoản chi phí dịch vụ và khác cũng tăng do ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động. Chi phí về lương nhân viên và quản lý ngân hàng trong năm 2011 cũng góp phần làm tăng chi phí của ngân hàng lên đáng kể. Năm 2012 ta thấy chi phí của ngân hàng giảm như không nhiều, nguyên nhân là do năm 2012 ngân hàng Nhà nước áp dụng trần lãi suất nên trả lãi tiền gửi giảm xuống và trong khoảng cuối năm 2012 thì hệ thống ngân hàng ACB nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng đã cơ cấu lại bộ phận nhân sự và cắt giảm chi phí cho nhân viên cũng phần nào góp phần làm giảm chi phí của ngân hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn. Nhưng cũng trong năm 2012 các khoản chi phí khác của ACB tăng mạnh do ACB mở rộng đầu tư và thị trường vàng và ngoại hối trong khi hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn. Từ những yếu tố trên đã làm cho chi phí của ngân hàng giảm so với năm 2011.  Lợi nhuận Bất kỳ một ngân hàng, một tổ chức kinh tế hay tổ chức tin dụng nào muốn tồn tại và phát triển đều bắt buộc phải làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu. Trong ba năm qua lợi nhuận của ACB Cần Thơ tăng trương không đều, dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy trong năm 2011 là lợi nhuận đạt cao nhất do trong năm 2011 thì việc hoạt động tín dụng dễ dàng các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn nhiều hơn nên làm cho lợi nhuận của ACB Cần Thơ trong năm 2011 tăng 115,26% so với năm 2010. Tăng từ 17.936 triệu đồng năm 2010 lên 38.610 triệu đồng năm 2011. Sang năm 2012 ta thấy lợi nhuận của ngân hàng đạt thấp nhất trong ba năm từ 38.610 triệu đồng năm 2011 giảm còn 16.027 triệu đồng giảm 58,49% so với năm 2011 (giảm 10,64% so với năm 2010). Năm 2011 lợi nhuận tăng là do tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB Cần Thơ tăng mạnh việc cho vay và huy động vốn dễ dàng hơn trong năm này. Trong 30 khi lãi suất cho vay trong năm 2011 là khác cao từ 18% - 24%/năm cũng đã góp phần vào việc tăng doanh thu cho ngân hàng, trong năm 2011 thì chi phí của ngân hàng cũng tăng khá cao cho thấy ngân hàng tích cực trong việc hoạt động tín dụng. Từ đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng đột biến so với năm 2010. Năm 2012 lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể trong năm 2012 thì ngân hàng Nhà nước áp dụng mức trần lãi suất làm cho lãi suất cho vay năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 làm cho thu nhập từ lãi của ngân hàng phần nào giảm đi đáng kể và thêm vào đó là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng của nước ta, từ đó làm cho việc huy động vốn cũng như cho vay gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2012 thì doanh số cho vay của ngân hàng giảm từ 9.251.469 triệu đồng năm 2011 xuống còn 4.993.688 triệu đồng năm 2012 từ đó cho thấy được việc hoạt động tín dụng trong năm này gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng đây cũng là tình hình chung ở các Ngân hàng trong năm 2012 là nợ xấu tăng cao nên các ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro cụ thể nợ xấu trong năm 2012 của ACB Cần Thơ là 38.373 triệu đồng năm 2012 trong khi năm 2011 là 12.791 triệu đồng tăng tương đương 202.84% so với năm 2011. Từ những yếu tố trên đã góp phần làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm trong năm 2012. Bảng 01: Tình hình kết hoạt động hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ từ năm 2010 -2012. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Số tiền Doanh thu Chi phí 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch 2012/2011 % Số tiền % 233.778 378.843 293.922 145.065 62,05 (84.921) (22,41) 215.842 340.233 277.895 124.391 57,63 (62.338) (18,32) Lợi nhuận 17.936 38.610 16.027 20.674 115,26 (22.583) (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) (58,49) 3.3.5. Thuận lợi và khó khăn của ACB Cần Thơ  Thuận lợi Nằm trên Đại lộ Hoà Bình trong trung tâm thành phố Cần Thơ nên rất dễ dàng cho khách hàng đến giao dịch và cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong khi kinh tế các tỉnh Đông Bằng Sông Cửu Long thì Cần Thơ là thành 31 phố phát triển nhất nên ACB Cần Thơ là nơi có đầy đủ cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin hiện đại... Đội ngủ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên dự các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, khi nguồn nhân lực có trình độ cao sẽ giúp công việc của ngân hàng diễn ra thuận lợi, họ sẽ có đủ khả năng để ứng phó với những tình huống xấu, giúp ngân hàng vượt qua những giai đoạn khó khăn và hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển. Quá trình hoạt động thì ngân hàng có một lượng khách hàng quen đáng kể và ngân hàng ACB cũng là một trong những ngân hàng hàng đầu của nước ta nên từ đó cũng tạo được lòng tin của khách hàng và đễ dàng hơn trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng cũng đã tích cực trong việc đầu tư và áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cho ra nhiều dịch vụ mới để áp ứng dịch vụ cho khách hàng, từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ ... từ đó làm cho hoạt động của ngân hàng ngày một thuận lợi hơn.  Khó khăn Kinh tế nước ta nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do biến động của giá cả thị trường, chính sách vĩ mô của Nhà nươc thay đổi và biến động giá cả về vàng và bất động sản cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Trong nền kinh tế hiện nay thì các ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, và vơi sự gia nhập thị trường của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài họ có lợi thế về vốn và khả năng quản lý tốt. Trước sự cạnh tranh này về huy động vốn cũng như cho vay thì ACB Cần Thơ cần phải thực hiện các biện pháp, chính sách huy động sao cho có hiệu quả nhất. Nền kinh tế nước ta những năm gần đây với mức lạm phát cao cũng gây không ít khó khăn cho các ngân hàng trong việc huy động vốn. Đặc biệt với việc áp dụng trần lãi suất huy động của ngân hàng Nhà nước cũng làm cho việc gửi tiền vào ngân hàng không phải là kênh ưu tiên hàng đâu nữa. Còn khó khăn về phía người dân họ vẫn có thói quen giữ tiền ở nhà hoặc đầu tư và kênh vàng thay vì đem gửi ngân hàng nên cũng gây không ít cản trở trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. 3.3.6. Phương hướng hoạt động của ACB Cần Thơ Định hướng chiến lược của ACB Cần Thơ trong giai đoạn 2011 – 2015 nhằm đưa ACB phát triển là “ Ngân hàng của mọi nhà” chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt nam. Định hướng chiến lược này gồm có: chiến lược hoạt động kinh doanh, trong đó cốt lõi là tập trung phát triển hoạt động ngân 32 hàng thương mại đa năng với các phân đoạn khách hàng mục tiêu, nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB để tăng cường vị thế trên thị trường và chiếc lược tái cấu trúc, nâng cao năng lực thể chế. Tiếp tục các chương trình nâng cao năng lực quản lý chức năng: quản lý rủi ro, quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực... đồng thời triển khai thực hiện tổ chức và hoạt động mới của khối thị trường tài chính, khối công nghệ thông tin... ACB cũng tiếp tục định hướng tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là hoạt động ngân hàng thương mại ở địa bàn đô thị. Ưu tiên tập trung phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ với các phân đoạn khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động với khách hàng công ty lớn và định chế tài chính một cách có chọn lọc. Ngoài quan hệ tín dụng, ACB cần tập trung phát triển các sản phẩm ngân hàng giao dịch, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ để phát huy được hiệu quả quan hệ đa dạng với nhóm khách hàng này. Ngân hàng tuân thủ các định hướng chiến lược là yếu tố cần thiết để đảm bảo khả năng phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả của Ngân hàng trong giai đoạn sắp tới. Hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra về cho vay, huy động vốn và lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo quản lý tốt chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu. 33 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 - 2012 4.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của Ngân hàng là vốn. Với chức năng trung gian tài chính là “ đi vay để cho vay” nên Ngân hàng cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Với nhận thức vốn là yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì vốn được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành và phát triển. Từ tình hình trên ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gửi tiến kiệm không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi trên địa bàn, ở đây chủ yếu là tiền nhàn rồi trong dân cư. Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ đã sử dụng nhiều biện phát tích cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau, tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế.  Nguồn vốn huy động - Tình hình huy động vốn của tổ chức kinh tế Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng. Loại tiền gửi này bao gồm một phần vốn tiền tạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định. Qua tình hình huy động vốn của ACB Cần Thơ, ta thấy năm 2011 tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm mạnh nhất cụ thể là năm 2011 chỉ là 49.015 triệu đồng giảm 76.218 triệu đồng tương đương giảm 60,86% so với năm 2010. Nguyên nhân trong năm 2011 tiền gửi từ các tổ chức kinh tế giảm là do sự cạnh trạnh gây gắt giữa các ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn trên địa bàn Cần Thơ. Sang năm 2012 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế tăng lên nhưng không đáng kể cụ thể là từ 49.015 triệu đồng năm 2011 tăng lên 69.229 triệu đồng năm 2012 tăng tương đương 41,24% so với năm 2011. Do sự cạnh trạnh mạnh mẽ trong việc huy động vốn trên địa bàn nên sang 34 năm 2012 ngân hàng Á Châu Cần Thơ đã tăng cường phát huy những ưu điểm trong việc huy động vốn của mình và đa dạng hoá các hình thức thanh toán từ đó đã thu hút được tiền gửi từ một số đơn vị sản xuất kinh doanh. - Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm chiếm phần lớn. Trong những năm gần đây Ngân hàng khuyến khích khách hàng gửi tiền tiết kiệm với nhiều hình thức khác nhau như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm dự thưởng... Thêm vào đó thì ngân hàng Á Châu cũng đưa ra nhiều chương trình với hàng loạt các chính sách khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiền. Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm thì nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm biến động không đồng nhất cụ thể là năm 2011 đạt 1.287.648 triệu đồng tăng 161.607 triệu đồng so với năm 2010. Do trong năm 2011 thì ACB Cần Thơ tăng cường công tác huy động vốn từ dân cư trong địa bàn và ngân hàng cũng đa dạng hình thức gửi tiền với nhiều kỳ hạn so với các NHTM khác trên địa bàn thành phố. Sang năm 2012 ta thấy nguồn huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm giảm nhưng không đáng kể cụ thể là năm 2012 đạt 1.110.674 triệu đồng giảm 176.974 triệu đồng so với năm 2011 tương đương 13,74% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do vào cuối năm 2012 thì tình hình kinh tế khó khăn và thêm vào đó là ngân hàng Nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động nên từ làm cho người dân không còn thiết tha với việc gửi tiền vào ngân hàng để kiếm lãi mà họ chuyển sang đâu tư vào vàng hoặc bất động sản... làm cho việc huy động của ngân hàng trong năm 2012 khó khăn vì vậy làm cho tiền gửi tiết kiệm của dân cư giảm trong năm 2012.  Vốn điều chuyển Đây là nguồn vốn do Ngân hàng cấp trên cấp cho chi nhánh nhằm để bổ sung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vốn điều chuyển có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho chi nhánh một cách nhanh chóng, tuy nhiên việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ cấp trên sẽ không tốt cho chi nhánh bởi vì chi phí cho việc vận chuyển vồn này cao hơn vốn huy động tại ngân hàng. Bên cạnh sự biến động không đồng nhất của nguồn vốn huy động thì nguồn vốn điều chuyển lại có xu hướng giảm dần qua các năm cụ thể là năm 2011 nguồn vốn điều chuyển là 15.786 triệu đồng giảm 14.464 triệu đồng tương đương 47.81% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì nguồn vốn này tăng nhẹ cụ thể là trong năm 2012 là 18.363 triệu đồng tăng 2.577 triệu đồng so với năm 2011.Với việc vốn điều chuyển có xu hướng giảm dần qua các năm từ đó cho thấy ACB Cần Thơ có thể duy trì được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản. 35 Nhìn chung tình hình huy động nguồn vốn qua 3 năm tăng giảm không mạnh và nguồn vốn huy động của ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu cho vay nên việc sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trển giảm qua các năm. Với việc vốn điều chuyển giảm qua các năm là tín hiêu đáng mừng cho Chi nhánh bởi vốn điều chuyển quá nhiều sẽ tăng thêm gánh nặng về chi phí cho ngân hàng. Qua đó thì Chi nhánh cũng cần tăng cường hơn nữa trong việc huy động vốn để đáp ứng nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 36 Bảng 02: Tình hình huy động vốn của ACB Cần Thờ từ năm 2010 - 2012 2010 Chỉ Tiêu Vốn huy động - TG của tổ chức kinh tế - TG tiết kiệm của dân cư Vốn điều chuyển Tổng Số tiền (Tr. đồng) 1.251.274 125.233 1.126.041 30.250 1.281.524 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng % % (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (%) (%) (%) 97,64 1.336.663 98,83 1.179.903 98,47 85.389 6,82 (156.760) (11,73) 9,77 49.015 3,62 69.229 5,78 (76.218) (60,86) 20.214 41,24 87,87 1.287.648 95,21 1.110.674 92,69 161.607 14,35 (176.974) (13,74) 2,36 15.786 1,17 18.363 1,53 (14.464) (47,81) (2.577) (16,32) 100 1.352.449 100 1.198.266 100 70.925 5.53 (154.183) (11,40) (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) 37 4.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng qua 3 năm 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay Hoạt động cho vay không những có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, nó tạo ra lợi nhuận giúp ngân hàng hoàn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng, bù đắp chi phí hoạt động mà còn có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế. Hoạt động tín dụng chứa nhiều rủi ro nhưng ngân hàng phải sử dụng vốn huy động của mình cho các hoạt động này vì nó là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. 4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn Hình chung thì doanh số cho vay ngắn hạn của ACB Cần Thơ chiếm tỷ trọng rất cao, tỷ trọng trung bình của khoản vay ngắn hạn qua 3 năm chiếm gần 90% trong tổng doanh số cho vay, điều này cho thấy chi nhánh rất chú trọng vào khoản vay ngắn hạn. Còn đối với khoản vay trung và dai hạn chiếm tỷ trọng không nhiều chủ yếu là khách hàng vay để đầu tư xây dựng, mua nhà, đầu tư vào tài sản cố định... nên chiến tỷ trọng không nhiều trong tổng doanh số cho vay. Từ đó cho thấy tín dụng ngăn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Hình chung thì số liệu qua 3 năm của ACB Cần Thơ biến động không đồng nhất, tăng vào năm 2011 và giảm đột biến vào năm 2012. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn có ưu thế hơn doanh số cho vay trung – dài hạn, đặc biệt là vào năm 2011 thì doanh số cho vay tăng rất nhanh trong đó tốc độ tăng của khoản vay trung – dài hạn tăng rất thấp cụ thể.  Doanh số cho vay ngắn hạn Trong năm 2011 thì khoản vay ngắn hạn tăng 14,97%, trong khi đó khoản vay trung – dài hạn chỉ tăng 3,47% so với năm 2010. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 tăng 1.106.870 triệu đồng so với năm 2010 tăng tương đương 14,97% các khoản vay ngắn hạn tăng do nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho thấy chi nhánh đầu tư cao trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn chủ yếu là cho vay bổ sung vốn lưu động cho các thành phần kinh tế và nguồn vốn ngắn hạn cũng dùng để bù đắp thiếu hụt tạm thời với các doanh nghiệp hoặc cá nhân. Sang năm 2012 doanh số cho vay giảm một cách đột biến cụ thể là giảm 4.257.781 triệu đồng tương ứng 46,02%, trong đó cho vay ngắn hạn giảm 4.294.675 triệu đồng tương đương 50,51% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do tình hình kinh tế trong năm 2012 nước ta bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho lượng hàng hoá của các doanh nghiệp bị 38 tồn đọng và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị trì truệ dẫn đến doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng thêm vào đó trong năm 2012 thì nợ xấu của ngân hàng bắt đầu tăng lên nên ngân hàng cũng thận trọng trong việc cho vay các dự án lớn, do vậy làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của giảm đáng kể.  Doanh số cho vay trung – dài hạn Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay những cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay qua các năm của ngân hàng cụ thể năm 2011 là 748.292 triệu đồng tăng 25.098 triệu đồng tương đương 3,47% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì doanh số cho vay ngắn hạn giảm mạnh nhưng doanh số cho vay trung – dài hạn lại tăng lên nhưng tăng không nhiều cụ thể năm 2012 là 785.186 triệu đồng tăng 36.894 triệu đồng tương đương 4,93% so với năm 2011. Khách hàng vay trung – dài hạn chủ yếu với mục đích xây dựng cơ sở, đầu tư máy móc thiết bị... vì vậy thời gian tương đối dài nhưng rui ro tiềm ẩn cao. Cộng thêm thời gian dài thu hồi vốn lâu sẽ làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng nên Ngân hàng cũng khá thận trọng trong hình thức tín dụng này. Ngoài ra nguồn vốn huy động trung – dài hạn cũng chiếm tỷ lệ thấp trong ngân hàng làm cho doanh số cho vay trung – dài hạn của ngân hàng ở mức hạn chế. Do đó mà doanh số cho vay trung – dài hạn của ngân hàng tăng không mạnh qua các năm. Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng đang có xu hướng giảm qua các năm. Doanh số cho vay của ngân hàng tăng mạnh vào năm 2011 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2012 điều này cho thấy năm 2011 thì nền kinh tế nước ta ổn định các doanh nghiệp làm ăn có lãi nên sự tiếp cận các doanh nghiệp và cho vay của ACB Cần Thơ dễ dàng hơn. Sang năm 2012 thì nước ta bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả, hàng tồn kho nhiều và dẫn đến nợ xấu của ngân hàng tăng cao nên ngân hàng rất thận trọng trong việc cho vay các dự án lớn. 39 Bảng 03: Tình hình cho vay theo thời gian của ACB Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 2010 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung – dài hạn Tổng 2011 Chênh lệch 2011/2010 2012 Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền ( Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) 7.396.307 91,1 8.503.177 91,91 4.208.502 84,28 1.106.870 723.194 8.9 748.292 8,09 785.186 15,72 25.098 8.119.501 Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) 100 9.251.469 100 4.993.688 100 1.131.968 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) 40 % Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) % 14,97 (4.294.675) (50,51) 3,47 36.894 4,93 13,94 (4.257.781) (46,02) 41 4.2.1.2. Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư Trong bối cảnh các ngành kinh tế phát triển đa dạng, mỗi ngành đều có một vị trí và thế mạnh riêng của mình, toàn hệ thống ACB nói chung và chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã đa dạng hoá đầu tư và mở rộng cho vay đa ngành, đa lĩnh vực, do đó ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ bên cạnh cho vay sản xuất kinh doanh, thuỷ sản, thương mại và tiêu dùng...Tuy nhiên vốn vay tập trung nhiều nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thuỷ sản, thương mại, tiêu dùng.  Đối với Sản xuất kinh doanh Nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng ngày càng tăng. Cần Thơ là thành phố trọng điểm của Đồng bằng sông cửu long nên hoạt động sản xuất kinh doanh nơi đây phát triển mạnh. Vì vậy doanh số cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay. Nguyên nhân trong năm 2011 doanh số cho vay ngành sản xuất kinh doanh tăng lên là do trong năm này thì kinh tế nước ta ổn định các doanh nghiệp làm ăn có lãi nên tăng cường vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá bán ra thị trường và trong năm này thì với việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất nên làm cho doanh số cho vay SXKD tăng hơn 21,73% so với năm 2010. Nhìn chung doanh số cho vay SXKD tăng trưởng không đều qua ba năm. Năm 2010 doanh số cho vay đạt 3.347.670 triệu đồng, năm 2011 đạt 4.075.272 triệu đồng tăng 727.602 triệu đồng tương đương 21,73% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay giảm đáng kể, cụ thể trong năm 2012 doanh số cho vay SXKD của ACB Cần Thơ chỉ đạt 1.803.720 triệu đồng giảm 2.271.552 triệu đồng tương đương 55,74% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số cho vay SXKD giảm là do trong năm 2012 thì kinh tế gặp nhiều khó khăn nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và lạm phát tăng cao nên hàng hoá của các doanh nghiệp không thể bán ra thị trường còn tồn đọng nhiều từ đó có nhiều doanh nghiệp yếu kém phải đứng trước bờ vực phá sản. Vì vậy làm cho việc cho vay vốn đối với SXKD của ngân hàng gặp nhiều khó khăn và hạn chế cho vay lại để hạn chế nợ xấu mà chỉ cho vay các doanh nghiệp có uy tín nên làm cho doanh số cho vay SXKD năm 2012 giảm đáng kể so với năm 2011. 42  Đối với ngành thuỷ sản Ngành thuỷ sản đang rất được chú trọng ở các tỉnh Đồng bằng sông cửu long do đó ngân hàng cũng rất quan tâm đến việc cho vay trong ngành này cụ thể ACB Cần Thơ cho vay qua các năm như sau. Năm 2010 doanh số cho vay đạt 1.879.664 triệu đồng chiếm 23,15% doanh số cho vay của Ngân hàng, sang năm 2011 thì doanh số cho vay này giảm xuống nhưng không đáng kể cụ thể là năm 2011 đạt 1.795.710 triệu đồng giảm 83.954 triệu đồng tương đương 4.47% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì doanh số cho vay theo ngành thuỷ sản giảm đột biến từ 1.795.710 triệu năm 2011 giảm còn 1.212.967 triệu đồng năm 2012 giảm 582.743 triệu đồng tương đương 32,45% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số cho vay ngành thuỷ sản giảm qua các năm là do có nhiều ngân hàng thương mại cho vay trong lĩnh vực này, trong năm 2012 giá cả ngành thuỷ sản biến động không ổn định và dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên các hộ nuôi cá vì vậy họ không có nhu cầu mở rộng diện tích nuôi cá. Mặc khác thì Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng quốc doanh hộ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản vay vốn với lãi suất thấp để thu mua cá tra, cá basa nguyên liệu nên cũng đã góp phần làm cho doanh số cho vay của ACB Cần Thơ giảm mạnh trong năm 2012.  Đối với ngành thương mại Hình chung thì doanh số cho vay của thương mại chiếm một phần tỷ trọng không nhỏ góp phần làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng cụ thể là năm 2010 doanh số cho vay đạt 1.734.325 triệu đồng và doanh số này tăng lên vào năm 2011 là 1.788.309 triệu đồng tăng 53.984 triệu đồng tương đương 3.11% so với năm 2010. Tuy năm 2011 tăng không đáng kể nhưng cũng nói lên được sự duy trì ổn định trong việc cho vay của ACB Cần Thơ đối với ngành thương mại. Nhưng đến năm 2012 thì doanh số cho vay của ngành thương mại đạt 1.027.202 triệu đồng giảm đến 20,57% so với năm 2011. Trong năm 2012 thì hầu hết các lĩnh vực cho vay của ngân hàng đều giảm nguyên nhân là do sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế nước ta.  Đối với tiêu dùng Trong doanh số cho vay thì tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp nhất, lĩnh vực cho vay tiêu dùng đa phần là dành cho khách hàng đầu tư vì mục đích mua xe, đầu tư xây nhà, cho vay đi du học và tiêu dùng khác... cụ thể trong năm 2010 doanh số cho vay đạt 1.157.841 triệu đồng và cho vay tiêu dùng tăng lên 37,51% trong năm 2011. Nguyên nhân trong năm 2011 doanh số cho vay tiêu dùng tăng là do người dân làm ăn có lãi và công việc dễ kiếm tiền hơn nên họ mạnh dạng 43 vay vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu như: mua xe, sửa nhà, xây nhà mới, đi du học... Sang năm 2012 thì doanh số cho vay tiêu dụng giảm mạnh từ 1.592.178 triệu đồng năm 2011 giảm còn 949.799 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng bạn như Sacombank, Dongabank, Vietcombank bởi lĩnh vực an toàn nên các ngân hàng bạn đang đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó do tình trạng nợ xấu tăng cao nên Chi nhánh phần nào siết chặc hơn vì vậy mà một số khách hàng cũ đã chuyển hướng vay vốn sang các ngân hàng khác. 44 Bảng 04: Tình hình cho vay theo lĩnh vực kinh tế của ACB Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 2010 Chỉ tiêu 2011 Chênh lệch 2011/2010 2012 SXKD Tỷ Số tiền trọng (Tr. đồng) (%) 3.347.670 41,23 4.075.272 Thuỷ sản 1.879.664 23,15 Thương mại Tiêu dùng Tổng 1.734.326 1.157.841 8.119.501 21,36 1.788.309 19,33 1.027.202 20,57 53.983 14,26 1.592.178 17,21 949.799 19,02 434.337 100 9.251.469 100 4.993.688 100 1.131.968 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) Số tiền (Tr. đồng) 1.795.710 Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền trọng trọng (Tr. đồng) (Tr. đồng) (%) (%) 44,05 1.803.720 36,12 727.602 19,41 1.212.967 45 24,29 (83.954) % Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) % 21,73 (2.271.552) (55,74) (4,47) (582.743) (32,45) 3,11 (761.107) 37,51 (642.378) 13,94 (4.257.781) (42,56) (40.35) (46,02) 46 4.2.1.3. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Khách hàng vay vốn của ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng hiểu đặc điểm từng khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, cũng như khách hàng tiềm năng để phát triển.  Đối với doanh nghiệp Nhà nước Đây là những đơn vị kinh tế Nhà nước, ngoài một phần vốn được Nhà nước hỗ trợ để mở rộng quy mô sản xuất thì họ cũng tiến hành đi vay. Do các doanh nghiệp Nhà nước được sự hỗ trợ vốn từ Nhà nước nên việc đi vay các ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng không lớn. Doanh số cho vay đối với thành phần này chiếm tỷ trọng thấp dưới 12,77% vì phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa để hoạt động có hiệu quả hơn. Tình hình cho vay biến động qua các năm như sau. Năm 2011 đạt 728.553 triệu đồng tăng 87.353 triệu đồng tương ứng tăng 13,62% so với năm 2010, lại giảm 90.767 triệu đồng vào năm 2012 giảm tương ứng 12,46% so với năm 2011. Trong năm 2011 nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao làm cho các giá yếu tố đầu vào của doanh nghiệp đẩy lên cao nên từ đó các doanh nghiệp Nhà nước phải tăng thêm nguồn vốn để dùy trì sản xuất kinh doanh, ngoài ra thành phần doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng khá đặc biệt trong các thành phần cho vay, được ưu tiên hơn nhằm đầu tư, phát triển theo định hướng của Nhà nước. Đến năm 2012 do tình hình kinh tế chung nên việc cho vay của các ngân hàng thương mại giảm mạnh, đối với các doanh nghiệp Nhà nước do làm ăn kém hiệu quả nên việc sáp nhập, cổ phần hóa theo hướng phát triển của nền kinh tế thị trường nên hạn chế đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp Nhà nước thường giao dịch với các ngân hàng quốc doanh chính vì vậy mà lượng khách hàng này của chi nhánh có xu hướng giảm dần do đó nên doanh số cho vay đối với thành phần này giảm.  Đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Thành phần ngoài Nhà nước của chi nhánh chủ yếu là: công ty cổ phần, công ty TNHH, đây là những khách hàng mục tiêu mà chi nhánh cũng như ACB nhắm đến chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Năm 2010 ngân hàng cho vay 3.488.378 triệu đồng chiếm 42,96% tổng doanh số cho vay, năm 2011 là 5.747.475 triệu đồng chiếm 62,12% trong tổng doanh số cho vay tăng 2.259.097 triệu đồng tương ứng 64,76% so với năm 2010. Trong nhưng năm qua ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức cho vay mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao công tác tín dụng nhằm cung cấp vốn tín dụng cho các đối tượng doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả từ đó nên trong năm 2011 ngân hàng đã không ngừng tăng doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài Nhà nước Đến năm 2012 thì giảm mạnh chỉ đạt 2.558.174 triệu đồng chiếm 51,23% giảm 3.189.301 triệu đồng tương ứng 55.49% so với năm 2011. Trong 47 năm 2012 ngoài việc các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả làm cho một số doanh nghiệp yếu kém đứng trước bên vực phá sản cũng từ đó ngân hàng càng thận trọng trong việc cho vay vốn để sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu kém.  Đối với cá thể Đây cũng là khách hàng mà ACB quan tâm hàng đầu trong công tác cho vay. Lượng khách hàng này rất lớn và chủ yếu tập trung ở những trung tâm thành phố. Doanh số cho vay đối với thành phần này của ACB chi nhánh Cần Thơ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay. Với các chương trình khuyên khích cho vay đối với khách hàng cá nhân của ACB trong những năm qua luôn thu hút được một lượng khách hàng đáng kể và lượng khách hàng không ngừng tăng lên trong từng năm. Nhưng doanh số cho vay đối với cá thể của ACB Cần Thơ giảm qua 3 năm cụ thể, năm 2010 đạt 3.842.959 triệu đồng sang năm 2011 chỉ đạt 2.590.411 triệu đồng giảm 32,59% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì doanh số cho vay đối với đối tượng này tiếp tục giảm từ 2.590.411 triệu đồng năm 2011 giảm còn 1.672.886 triệu đồng vào năm 2012 giảm 35,42% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số cho vay đối với đối tượng này giảm qua các năm là do trong các năm qua lạm phát tăng cao nên lãi suất cho vay của ngân hàng là khá cao trong năm 2011 và 2012 đã làm phần nào hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn vay của cá thể. 48 Bảng 05: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế của ACB Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 2010 Chỉ Tiêu DNNN DN ngoài NN Cá Thể Khác Tổng Số tiền (Tr. đồng) 641.200 3.488.378 3.842.959 146.964 8.119.501 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng % (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (%) (%) (%) 7,9 728.553 7,87 637.786 12,77 87.353 13,62 42,96 5.747.475 62,12 2.558.174 51,23 2.259.097 64,76 47,33 2.590.411 28,00 1.672.886 33,50 (1.252.548) (32,59) 1.81 185.030 2,01 124.842 2,50 38.066 25,09 100 9.251.469 100 4.993.688 100 1.131.968 13,94 ( Nguồn : Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) 49 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) % (90.767) (3.189.301) (917.525) (60,188) (4.257.781) (12,46) (55,49) (35,42) (32,53) (46,02) 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ Doanh số thu nợ cũng là chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh. Thông qua doanh số thu nợ giúp ta đánh giá được tình hình quản lý nguồn vốn, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tình chính xác của khâu thẩm định khi thẩm định để cho khách hàng vay vốn của cán bộ tín dụng. Để đạt được hiệu quả tốt trong hoạt động tín dụng ngoài việc nâng cao doanh số cho vay cần phải quan tấm đến công tác thu hồi nợ, nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả và gia tăng số vòng quay đồng vốn kinh doanh của chi nhánh, đông thời tối đa hoá lợi nhuận cho ngân hàng. 4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn Bên cạnh sự biến động của doanh số cho vay theo thời gian, chúng ta cùng nghiên cứu doanh số thu nợ của ACB Cần Thơ qua các năm 2010, 2011, 2012 như sau:  Doanh số thu nợ ngắn hạn Qua sự biến động không đồng nhất của doanh số cho vay thì qua doanh số thu nợ cũng biến động không đồng nhất. Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ ngắn hạn tăng mạnh nhất là vào năm 2011 tăng 1.475.542 triệu đồng tương đương 20,68% so với năm 2010. Đạt được kết quả này là do trong năm 2011 khách hàng đầu tư kinh doanh có hiệu quả nên việc trả nợ vay cho ngân hàng đúng hạn ngoài ra cũng phải kể đến nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Sang năm 2012 thì doanh số thu nợ giảm mạnh cụ thể là giảm 4.361.643 triệu đồng giảm tương ứng 50,66% so với năm 2011. Một phần do trong năm 2012 từ việc kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh kém hiệu quả làm cho việc thu hồi nợ vay của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.  Doanh số thu nợ dài hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn biến động mạnh thì trong khi đó doanh số thu nợ dài hạn lại tăng một cách ổn định qua 3 năm. Cụ thể Năm 2011 đạt 794.488 triệu đồng tăng 66.707 triệu đồng tương ứng 9,17% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì doanh số thu nợ dài hạn tăng 63.868 triệu đồng tương đương 8,04% so với năm 2011. Vay trung và dài hạn thường là đối tượng đi vay để mua nhà ở, mua tài sản cố định để phục vụ sản xuất kinh doanh, vay mua xe ôtô...nên cho vay đối với đối tượng này không nhiều và thường là cho vay theo phương thức trả góp. Thường cho vay trung và dài hạn sẽ định nhiều kỳ hạn qua nhiều năm nên khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhưng nhìn chung có được kết quả như vậy cho thấy chi nhánh đạt được hiệu quả trong việc lựa chon khách hàng cũng nhưng trong công tác thẩm định trong việc cho vay trung và dài hạn. 50 Bảng 06: Tình hình thu nợ theo thời gian của ACB Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 2010 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung – dài hạn Tổng 2011 Tỷ trọng (%) 7.134.153 90,74 Số tiền (Tr. đồng) 727.781 7.861.934 2012 Tỷ Tỷ Số tiền trọng trọng (Tr. đông) (%) (%) 8.609.695 91,55 4.248.052 83,19 Số tiền (Tr. đồng) Chênh lệch 2011/2010 Số tiền (Tr. đồng) % Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) % 1.475.542 20,68 (4.361.643) (50,66) 9,26 794.488 8,45 858.356 16,81 66.707 9,17 100 9.404.183 100 5.106.408 100 1.542.249 29,85 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) 63.868 8,04 (4.297.775) (42,62) 51 4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo lĩnh vực đầu tư  Đối với ngành sản xuất kinh doanh Qua việc doanh số cho vay biến động và giảm mạnh nhất trong năm 2012 thì doanh số thu nợ cũng giảm đáng kể trong năm 2012 và tăng vào năm 2011. Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Cụ thể năm 2011 đạt 4.234.704 triệu đồng tăng 1.176.411 triệu đồng tương đương 38,47% so với năm 2010 trong năm 2011 thì doanh số tăng trưởng trong việc thu nợ của ngân hàng là khá tốt do trong năm 2011 thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao bên cạnh đó thì đa số các khoản vay SXKD là những khoản vay ngắn hạn nên việc thu hồi vốn nhanh, trong năm 2011 lãi suất cho vay khá cao nên việc trả nợ sớm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả để bớt gánh nặng về lãi suất của ngân hàng cũng góp phần là tăng doanh số thu nợ của ngân hàng. Sang năm 2012 bên cạnh doanh số cho vay SXKD giảm mạnh thì kéo theo doanh số thu nợ SXKD cũng giảm đáng kể cụ thể là năm 2012 đạt 1.841.881 triệu đồng tương đương giảm 56,51% so với năm 2011. Đặc biệt trong năm 2012 các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả hoặc doanh nghiệp còn lượng hàng tồn khó quá lớn và không thể tung ra thị trường làm cho lượng vốn của doanh nghiệp thu hồi rất chậm nên làm cho việc trả nợ cho ngân hàng cũng khó khăn hơn. Hậu như trong năm 2012 thì các ngân hàng thương mại rất khó khăn trong việc thu nợ và làm cho nợ xấu của các ngân hàng thương mại tăng đáng kể trong năm 2012.  Đối với ngành thủy sản Việc cho vay trong ngành thủy sản cũng góp phần quan trọng trong doanh số cho vay của ngân hàng, qua đó thì ngành thủy sản cũng biến động tương tự như ngành sản xuất kinh doanh cụ thể là năm 2011 đạt 1.839.458 triệu đồng tăng 136.563 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 từ việc doanh số cho vay đối với ngành thủy sản giảm thì từ đó cũng kéo theo doanh số thu nợ của ngành này giảm đáng kể cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ chỉ đạt 1.202.048 triệu đồng giảm 637.410 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân trong năm 2012 ngành này giảm là do yếu tố giá cả thất thường trên thị trường, người nuôi cá không có được lợi nhuận, thậm chí lỗ, nên việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.  Đối với ngành thương mại 52 Nhìn chung từ việc doanh số cho vay trong 3 năm của ngân hàng thì năm 2012 là năm có tỷ trọng cho vay thấp nhất nên việc kéo theo doanh số thu nợ giảm và dư nợ giảm mạnh. Trong năm 2012 thì hầu hết các ngân hàng thương mại trên địa bàn Cần Thơ rất khó khăn trong việc cho vay cũng như thu nợ. Năm 2011 doanh số thu nợ ngành thương mại của ngân hàng tăng 232.430 triệu đồng tương đương 14,77% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì doanh số ngành này giảm đáng kể cụ thể là 724.066 triệu đồng tương đương 40,10% so với năm 2011. Khách hàng ở ngành này chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân đây là thành phần kinh tế kinh doanh độc lập chủ yếu dựa vào vốn tự có và vốn vay của ngân hàng. Trong năm 2011 kết quả hoạt động kinh doanh của họ có lợi nhuận cao và cũng trong năm 2011 thì lãi suất cho vay của ngân hàng cao nên việc họ trả nợ ngân hàng trước thời hạn để nhằm giảm bớt gánh nặng về lãi vay của ngân hàng là đều tất yếu làm cho năm 2011 doanh số thu nợ của ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ tăng lên. Sang năm 2012 là khó khăn chung của tất cả các ngành và việc họ không thể duy trì được kết quả hoạt động kinh doanh như năm 2011 do ảnh hưởng các chính sách vĩ mô của Nhà nước và kèm theo đó là khó khăn chung của nền kinh tế làm cho việc thu nợ của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.  Đối với cho vay tiêu dùng: Doanh số thu nợ của cho vay tiêu dùng giảm liên tục qua 3 năm nhưng giảm mạnh nhất là vào năm 2012. Cụ thể năm 2011 đạt 1.524.418 triệu đồng giảm 3.156 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 0,21% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 16,21% trong doanh số thu nợ của ngân hàng. Đến năm 2012 doanh số thu nợ giảm đáng kể, chỉ đạt 980.941 triệu đồng giảm 543.477 triệu đồng tương ứng 35,65% so với năm 2011. Trước năm 2012 thì tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ tăng cao, người dân buôn bán ổn định và thu nhập người dân trong thành phố tăng lên nên kéo theo nhu cầu cũng tăng lên người dân bắt đầu có nhu cầu mua sắm nhiều hơn, xây dựng, sửa nhà cửa cũng tăng cao... và buôn bán đạt lợi nhuận cao nên đồng vốn trong nền kinh tế quay vòng nhanh. Do đó góp phần vào công tác thu nợ của ngân hàng cũng dễ dàng hơn. Sang năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn người dân buôn bán hàng hóa khó khăn hơn kèm theo lạm phát tăng cao nên giá cả hàng hóa tăng cao làm cho người tiêu dùng phải hạn chế trong việc chi tiêu của mình từ đó làm cho cá nhân hạn chế việc vay vốn ngân hàng để mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhà... nên doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng giảm mạnh trong năm 2012 và cũng kéo theo doanh số thu nợ giảm. 53 Bảng 07: Tình hình thu nợ theo lĩnh vực đầu tư của ACB Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 2010 Chỉ Tiêu SXKD Thủy sản Thương mại Tiêu dùng Tổng 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng % ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) (%) (%) (%) 3.058.292 38,9 4.234.704 45,03 1.841.881 36,07 1.174.411 38,47 1.702.895 21,66 1.839.458 19,56 1.202.048 23,54 136.563 8.02 1.573.173 20,01 1.805.603 19,20 1.081.537 21,18 232.430 14,77 1.527.574 19,43 1.524.418 16,21 980.941 19,21 (3.156) (0,21) 7.861.934 100 9.404.183 100 4.993.688 100 1.542.249 19,62 ( Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) 54 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % ( Tr. đồng) (2.392.822) (637.410) (724.066) (543.477) (4.410.495) (56,51) (34,65) (40,10) (35,65) (46,9) 4.2.2.3. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế  Đối với doanh nghiệp Nhà nước Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước chiếm trung bình khoảng 9,39% trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh. Doanh số này biến động liên tục, tăng 43,50% vào năm 2011 đạt mức 816.734 triệu động chiếm tỷ trọng 8,68% trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh, rồi giảm vào năm 2012 đạt mức 624.936 triệu đồng giảm 191.789 triệu đồng tương ứng 23,48% so với năm 2011. Việc doanh số thu nợ giảm ngoài việc phụ thuộc vào tình hình kinh tế khó khăn mà còn phụ thuộc nhiều vào doanh số cho vay của các năm. Nguyên nhân trong năm 2012 doanh số thu nợ thấp là do doanh số cho vay năm 2012 thấp hơn năm 2010 và 2011.Tương tự ta thấy doanh số thu nợ biến động tương đồng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ giảm vào năm 2012 là do các dự án mới cho vay chưa đến kỳ thu nợ nên chi nhánh không thể thu được.  Đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước Đây là loại hình doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lớn với ngân hàng, cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này chiếm trung bình khoảng 52,1% doanh số cho vay của ngân hàng. Vì vậy muốn công tác thu nợ đạt nhiều thành công thì ngân hàng nên có chiến lược hợp lý. Tình hình thu nợ các năm diễn biến không đồng đều cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ đạt mức 5.672.853 triệu đồng tăng 2.131.139 triệu đồng tương ứng 60,17% so với năm 2010. Doanh số thu nợ trong năm 2011 là tương đối tốt của cán bộ tín dụng ngân hàng, sở dĩ trong năm 2011 doanh số thu nợ được dễ dàng là do các doanh nghiệp làm ăn có lãi thêm vào đó lãi suất năm 2011 là khá cao từ 16% - 24%/năm nên các doanh nghiệp làm ăn có lãi họ tranh thủ trả các khoản vay ngân hàng trước hạn để giảm thiểu gánh nặng về lãi suất. Sang năm 2012 doanh số thu nợ giảm khá mạnh chỉ đạt mức 2.740.365 triệu đồng giảm 2.932.488 triệu đồng tương ứng 51,69% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số thu nợ trong năm này giảm là do doanh số cho vay đối với thành phần này trong năm 2012 giảm khá mạnh nên kéo theo doanh số thu nợ giảm. Cũng trong năm 2012 nợ xấu của các ngân hàng thương mại tăng cao và ACB cũng không ngoại lệ nên hạn chế việc cho vay đối với các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thêm vào đó một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng là rất khó khăn vì vậy làm cho doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ đối với thành phần doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm mạnh trong năm 2012.  Đối với cá thể Hình chung doanh số thu nợ đối với cá thể giảm qua các năm. Sự sụt giảm của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng giảm theo. Để thấy được tình hình thu nợ đối với cá thể của chi nhánh như thể nào qua 3 năm ta cần đi vào phân tích số liệu sau: doanh số thu nợ đối với cá thể trung bình chiếm 34,66% trong tổng 55 doanh số thu nợ. Năm 2010 đạt mức 3.456.012 triệu đồng chiếm 43,96% tổng doanh số thu nợ của chi nhánh, năm 2011 thì doanh số thu nợ bắt đầu giảm chỉ đạt mức 2.575.076 triệu đồng chiếm 27,38% tổng thu nợ giảm 880.936 triệu đồng tương ứng 25,49% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh số thu nợ tiếp tục giảm và chỉ đạt 1.667.141 triệu đồng giảm 907.935 triệu đồng giảm tương ứng 35,26% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số thu nợ đối với cá nhân giảm qua 3 năm là do doanh số cho vay đối với thành phần này giảm, ngân hàng cho vay đối với cá nhân thường là các doanh nghiệp tư nhân và cá thể nên cán bộ tín dụng thường thẩm định rất kỹ khả năng trả nợ của thành phần này và hạn chế cho vay đối với các cá thể không đảm bảo khả năng trả nợ nên làm cho doanh số cho vay đối với cá thể giảm qua các năm. Vì vậy doanh số thu nợ cũng không ngừng giảm theo. 56 Bảng 08: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của ACB Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 2010 Chỉ tiêu DNNN DN ngoài NN Cá Thể Khác Tổng Số tiền (Tr. đồng) 569.149 3.541.714 3.456.012 295.059 7.861.934 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng % (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (%) (%) (%) 7.24 816.734 8,68 624.936 12,24 247.585 43,50 (191.789) 45.05 5.672.853 60,32 2.740.365 53,67 2.131.139 60,17 (2.932.488) 43.96 2.575.076 27,38 1.667.141 32,65 (880.936) (25,49) (907.935) 3.75 339.520 3,61 73.966 1,45 44.461 15,07 (265.554) 100 9.404.183 100 5.106.408 100 1.542.249 19,62 (4.297.775) ( Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) 57 % (23,48) (51,69) (35,26) (78,21) (45,70) 58 4.2.3. Phân tích dư nợ Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ tín dụng là phần sinh lời lớn là yếu tố hết sức quan trọng trong ngân hàng thương mại vì dư nợ là số tiền mà ngân hàng còn phải thu của khách hàng trong thời điểm nhất định. Trên thực tế một ngân hàng kinh doanh có hiệu quả là không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh giá khách hàng có đủ năng lực trả nợ hay không để nhằm giảm rui ro tín dụng. 4.2.3.1. Dư nợ theo thời hạn  Dư nợ ngắn hạn Trong 3 năm gần đây dư nợ của ACB Cần Thơ giảm dần qua các năm, đó cũng là tình hình chung của các ngân hàng thương mại hiện nay, khi mà tình hình huy động vốn cũng như cho vay hiện nay không còn thuận lợi như trước. Cụ thể năm 2010 chiếm 68,22% trong tổng dư nợ đạt 869.753 triệu đồng. Năm 2011 chỉ đạt 763.235 triệu đồng giảm 106.518 triệu đồng tương ứng 12,25% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì dư nợ tiếp tục giảm chỉ đạt 723.685 triệu đồng chiếm 71,70% trên tổng dư nợ giảm 39.550 triệu đồng tương ứng 5,18% so với năm 2011. Nguyên nhân trong năm 2011 dư nợ giảm là do lãi suất cho vay trong năm 2011 là khá cao nên các doanh nghiệp cũng như cá nhân tranh thủ trả nợ trước hạn cho ngân hàng để nhằm tránh gánh nặng về lãi suất nên làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2011 cao hơn doanh số cho vay của ngân hàng, làm cho dư nợ trong năm này giảm. Trong năm 2012 do việc thận trọng trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém để tránh các khoản nợ qua hạn nên doanh số cho vay giảm khá nhiều, khi doanh số cho vay không đạt như những năm trước nữa thì dư nợ cũng có phần giảm đáng kể.  Dư nợ trung – dài hạn Với dư nợ ngắn hạn giảm qua các năm thì dư nợ trung và dài hạn cũng giảm liên tục qua các năm. Dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ thấp trong tổng dư nợ. Cụ thể là trong năm 2011 đạt 358.840 triệu đồng chiếm tỷ trọng 31,98% trong tổng dư nợ giảm 46.196 triệu đồng tương ứng 11,41% so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ trung và dài hạn chỉ đạt 285.670 triệu đồng giảm tương ứng73.170 triệu đồng tương ứng 20,39% so với năm 2011. Trong 3 năm thì doanh số cho vay trung và dài hạn tăng dần qua các năm nhưng tăng không cao, trong khi đó doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng tăng nhanh hơn doanh số cho vay trung và dài hạn, khi mà doanh số thu nợ tăng cao hơn doanh số cho vay thì việc dư nợ giảm là đều đương nhiên. 59 Bảng 09: Tình hình dư nợ theo thời gian của ACB Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 2010 Chỉ tiêu Ngăn hạn Trung – dài hạn Tổng 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng % % (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (%) (%) (%) 869.753 68,22 763.235 68,02 723.685 71,70 (106.518) (12,25) (39.550) (5,18) 405.036 31,78 358.840 31,98 285.670 28,30 (46.196) (11,41) (73.170) (20,39) 1.274.789 100 1.122.075 100 1.009.355 100 (152.714) (11,98) (112.720) (10,05) (Nguồn : Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) Số tiền (Tr. đồng) 60 61 4.2.3.2. Dự nợ theo lĩnh vực đầu tư  Sản xuất kinh doanh: Dư nợ cho vay với mục đich này giảm nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ là 525.044 triệu đồng, năm 2011 đạt dư nợ là 365.612 triệu đồng giảm 159.432 triệu đồng tương ứng 30,37% so với năm 2010. Đến năm 2012 dự nợ là 327.451 triệu đồng giảm 38.161 triệu đồng tương ứng 10,44% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ giảm dần qua 3 năm là do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả nên và lượng hàng tồn kho nhiều nên họ không có nhu cầu vay vốn để tiếp tục sản xuất. Thêm vào đó là giá cả các yếu tố đầu vào không ổn định và tăng cao làm ảnh hưởng đển lợi nhuận và khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ta thấy rằng dư nợ của sản xuất kinh doanh giảm nhanh qua 3 năm điều này cho thấy việc tiếp cận để cho khách hàng vay sản xuất trong kinh doanh trong năm 2012 là rất khó khăn nên đã góp phần làm cho dư nợ giảm qua 3 năm gần đây của ACB chi nhánh Cần Thơ.  Thủy sản: Dư nợ ở lĩnh vực này biến động không lớn qua 3 năm. Cụ thể là năm 2010 đạt 264.691 triệu đồng sang năm 2011 chỉ đạt 220.943 triệu đồng giảm 43.748 triệu đồng tương ứng 16,53% so với năm 2010. Qua năm 2012 thì dự nợ ngành này bắt đầu tăng nhưng không nhiều chỉ đạt 231.861 triệu đồng tăng 10.918 triệu đông tương ứng 4,94% so với năm 2011. Nguyên nhân biến động qua các năm ở ngành này là do tình hình kinh doanh ở lĩnh vực này có nhiều biến động về giá cả nguyên liệu đầu vào, ở địa bản Cần Thơ cho vay chủ yếu là nuôi cá tra nhưng giá cá xuất khẩu ra nước ngoài bị đánh thuế cao làm cho các hộ nuôi cá không có được lợi nhuận như những năm trước nên làm cho việc vay vốn đế nuôi cá không còn được như trước đây nữa và cũng làm cho doanh số cho vay của ngân hàng đối với ngành thủy sản giảm vào năm 2011 và 2012 từ đó làm cho du nợ đối với ngành giảm qua các năm.  Thương mại Ở lĩnh vực thương mại thì ta thấy dư nợ cho vay giảm qua từng năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ là 354.997 triệu đồng chiếm 27,85% tỷ trọng. Năm 2011 dư nợ giảm 4,87% đạt 337.703 triệu đồng. Đến năm 2012 thì dư nợ tiếp tục giảm chỉ đạt 283.367 triệu đồng giảm 54.336 triệu đồng tương ứng 16,09% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan của kinh tế xã hội trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn. 62  Tiêu dùng Doanh dự ở lĩnh vực này biến động không đều qua các năm. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao qua từng năm, sức mua tăng và tiêu dùng của dân cư tăng lên, thêm vào trong những năm gần đây ACB Cần Thơ liên tục đưa ra các dịch vụ cho vay tiêu dùng với lãi suất hấp dẫn và cách phục vụ của chi nhánh đã làm hài lòng khách hàng thần thuộc nên việc cho vay tiêu dùng được thuận lợi hơn với ngân hàng. Cụ thể năm 2011 dư nợ đạt 197.817 triệu đồng tăng 67.760 triệu đồng tương ứng 52,10% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì dư nợ có phần giảm cụ thể chỉ đạt 166.675 triệu đồng giảm 31.142 triệu đồng tương đương 15,74% so với năm 2011. 63 Bảng 10: Tình hình dư nợ theo lĩnh vực đầu tư của ACB Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 Chỉ tiêu SXKD Thủy sản Thương mại Tiêu dùng Tổng 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (%) (%) (%) 525.044 41,19 365.612 32,58 327.451 32,44 (159.432) 264.691 20,76 220.943 19,69 231.861 22,97 (43.748) 354.997 27,85 337.703 30,10 283.367 28,08 (17.294) 130.057 10,20 197.817 17,63 166.675 16,51 67.760 1.274.789 100 1.122.075 100 1.009.355 100 (152.714) ( Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) 64 % (30,37) (16,53) (4,87) (52,10) (11,98) Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) (38.161) 10.918 (54.336) (31.142) (112.720) % (10,44) 4,94 (16,09) (15,74) (10,05) 4.2.3.3. Dự nợ theo thành phần kinh tế  Đối với doanh nghiệp Nhà nước Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước biến động qua các năm như sau: Năm 2010 dư nợ đạt mức 189.051 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14,83% trong tổng dư nợ của chi nhánh, 100.870 triệu đồng là dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước năm 2011, sang năm 2012 thì dư nợ này có phần tăng hơn so với năm 2011 và đạt mức là 113.720 triệu đồng tăng 12.850 triệu đồng tương ưng 12,74% so với năm 2011. Ta thấy dư nợ đối với thành phần này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ ngân hàng do việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng cho thấy Chi nhánh hạn chế tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước do đây là thành phần kinh tế sử dụng vốn kém hiệu quả, thay vào đó hiện tại các doanh nghiệp Nhà nước đang dần cổ phần hóa để hội nhập và phát triển theo định hướng của nước ta. Mặt khác các doanh nghiệp Nhà nước thường được hỗ trợ vốn từ ngân sách cấp nên việc vay vốn của của các ngân hàng thương mại cũng ít đi. Đó là nguyên nhân làm dư nợ đối với thành phần này có chiều hướng giảm qua các năm.  Đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước Dư nợ đối với thành phần này chiếm một phần tỷ trọng không nhỏ trên tổng dư nợ của Chi nhánh, tình hình biến động thuận chiều với doanh số cho vay. Dư nợ tăng vào năm 2011 đạt mức 488.809 triệu đồng tương ứng tăng 18,02% so với năm 2010 rồi giảm mạnh vào năm 2012 chỉ còn 306.618 triệu đồng giảm tương ứng 37,27% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng doanh thu dư nợ tăng vọt trong năm 2011 là do lạm phát tăng cao giá nguyên vật liệu tăng nên làm cho các doanh nghiệp phải tăng cường lượng vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Trong năm 2012 do tình hình chung của nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động bất ổn gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp, sức tiêu thụ giảm. Do đó tình hình sản xuất có phần chậm lại, lượng hàng hóa tiêu thụ chậm lại làm cho nhu cầu vốn cũng giảm theo kéo theo dư nợ đối với thành phần kinh tế này giảm trong năm 2012.  Đối với cá thể Dư nợ cho vay đối với thành phần này chiếm tỷ trọng trung bình cao nhất trong tổng dư nợ của Chi nhánh chiếm khoảng 42% tỷ trọng. Cụ thể năm 2010 đạt mức 460.012 triệu đồng chiếm 36,09% tỷ trọng dư nợ, năm 2011 dư nợ tăng lên nhưng không nhiều đạt mức 475.347 triệu đồng tăng 15.335 triệu đồng tương ứng 3,33% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì doanh số dư nợ đối với thành 65 phần kinh tế này tiếp tục tăng từ 475.347 triệu đồng năm 2011 lên 481.092 triệu đồng tăng 5.745 triệu đồng tương đương 1,21% so với năm 2011. Trong những năm nay chi nhánh tập trung tăng cường tín dụng đối với thành phần kinh tế tư nhân cá thể nhiều hơn đã làm cho doanh số cho vay tăng mạnh trong năm 2011 nên kéo theo dư nợ này tăng trong năm 2012. 66 Bảng 11: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của ACB Cần Thơ từ năm 2010 – 2012 2010 Chỉ tiêu DNNN DN ngoài NN Cá Thể Khác Tổng Số tiền (Tr. đồng) 189.051 414.187 460.012 211.539 1.274.789 2011 2012 Chệnh lệch 2011/2010 Chệnh lệch 2012/2011 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng % (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (%) (%) (%) 14,83 100.870 8,99 113.720 11,27 (88.181) (46,64) 12.850 32,49 488.809 43,56 306.618 30,38 74.622 18,02 (182.191) 36,09 475.347 42,37 481.092 47,66 15.335 3,33 5.745 16,59 57.049 5,08 107.925 10,69 (154.490) (73,03) 50.876 100 1.122.075 100 1.009.355 100 (152.714) (11,98) (112.720) ( Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) 67 % 12,74 (37,27) 1,21 89,18 (10,05) 68 4.2.4. Phân tích nợ quá hạn Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. 4.2.4.1. Nợ quá hạn theo thời hạn  Quá hạn ngắn hạn: Nợ quá hạn do cho vay ngắn hạn chiếm đến 72,7% tỷ trọng vào năm 2010, 82,62% vào năm 2011 và 79,48% vào năm 2012. Nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng tương đối lớn qua các năm. Năm 2011 nợ quá hạn ngắn hạn tăng 48,74% hay tăng 3.463 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 thì tỷ lệ này tăng nhanh khá mạnh cụ thể là tăng 20.222 triệu đồng tương đương 191,35% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ quá hạn ngắn hạn tăng nhanh qua 3 năm là do tình hình kinh tế khó khăn chung, các doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh từ đó làm cho các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Thêm vào đó trong năm 2012 thị trường bất động sản đóng băng và kéo theo nhiều dự án xây dựng nhà chung cư không thể bán để thu vốn về được làm cho các khoản vay ngân hàng của các công ty xây dựng hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rất khó trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Do đó trong thời gian tới cán bộ tín dụng cần nâng cao khả năng dự đoán thị trường tiềm năng để tăng cường tiếp thị góp phần giảm rủi ro tín dụng nhất là trong tình hình kinh tế có diễn biến phức tập như hiện nay.  Nợ quá hạn dài hạn: Các khoản nợ quá hạn dài hạn của ngân hàng biến động mạnh qua các năm mà trong đó tăng mạnh nhất là vào năm 2012, giảm vào năm 2011 như không đáng kể. Cụ thể là năm 2010 ở mức 2.668 triệu đồng sang năm 2011 giảm còn 2.223 triệu đồng giảm 445 triệu đồng tương ứng 16,68% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì con số này tăng lên khá cao ở mức 7.947 triệu đồng tăng 5.524 triệu đồng tương ứng 257,49% so với năm 2011. Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng tác động đến nền kinh tế nước ta nên việc sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gặp rất nhiều khó khăn các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. 69 Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian của ACB Cần Thờ từ năm 2010 - 2012 2010 Chỉ Tiêu Ngắn hạn Trung – dài hạn Tổng 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (%) (%) (%) 7.105 72,7 10.568 82,62 30.790 79,48 3.463 2.668 27,3 2.223 17,38 7.947 20,52 (445) 9.773 100 12.791 100 38.737 100 3.018 ( Nguồn: Phòng khách hàng doang nghiệp ACB Cần Thơ) Số tiền (Tr. đồng) 70 % 48,74 (16,68) 30,88 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) 20.222 5.524 25.946 % 191,35 257,49 202,85 4.2.4.2. Nợ quá hạn theo lĩnh vực đầu tư  Đối với sản xuất kinh doanh: Ta thấy tình hình nợ xấu của Chi nhánh tăng nhanh qua các năm, đặc biệt nợ xấu của theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng khoảng 49,78% cao nhất trong tổng nợ xấu của Chi nhánh cụ thể: Năm 2010 với việc doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ tăng cao thì tình hình nợ xấu cũng có phần tăng theo với giá trị là 5.750 triệu đồng năm 2011 tăng 4,63% so với năm 2010. Đến năm 2012 với doanh số cho vay giảm hơn 55% so với năm 2011 trong khi đó thì nợ xấu tăng lên đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh là 18.656 triệu đồng tăng tương ứng 224,46% so với năm 2011. Với nợ xấu tăng nhanh qua các năm như vậy cho thấy việc sản xuất kinh doanh ở cả nước nói chung cũng như địa bàn Cần Thơ gặp rất nhiều khó khăn, lượng hàng hóa sản xuất không thể tung ra thị trường vì kinh tế gặp rất nhiều khó khăn làm tăng lượng tồn kho của các doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh không thu hồi vốn nhanh để trả nợ ngân hàng.  Đối với ngành thủy sản Năm 2010, nợ xấu của ngành thủy sản là 1.668 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,07%, năm 2011 nợ xầu ngành này tăng 47,21% so với năm 2010 và ở mức 2.456 triệu đồng. Đến năm 2012 thì nợ xấu của ngành này tăng mạnh 238,18% so với năm 2011 ở mức 8.305 triệu đồng. Đây là cũng là biến động đáng chú ý của hoạt động tín dụng đối với ngành thủy sản, nguyên nhân do một phần hoạt động kém hiệu quả của ngành này và với lạm phát tăng cao trong khi đó giá cả đối với ngành thủy sản thì không tăng nên dẫn tới việc chậm trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy tình trạng nợ xấu của ngành này cũng tăng nhanh qua các năm, do đó cán bộ ngân hàng nên thẩm định kỹ khi cho vay trong ngành này để tránh tình trạng nợ xấu tiếp tục tăng trong các năm tới.  Đối với ngành thương mại Trong xu hướng nợ xấu của ngân hàng tăng nhanh thì ngành thương mại cũng không ngoại lệ, nợ xấu của ngành thương mại chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng nợ xấu của ngân hàng, Năm 2010 nợ xấu của ngành thương mại là 1.924 triệu đồng, năm 2011 nợ xấu tăng lên cao ở mức 3.140 triệu đồng. Đến năm 2012 thì nợ xấu của ngành thương mại tiếp tục tăng cao ở mức 9.859 triệu đồng tăng 6.718 triệu đồng tương ứng 213,95% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu của ngành này tăng nhanh ngoài việc kinh tế nước ta bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới và bên cạnh đó cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng chưa làm tốt trong việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng.  Đối với tiêu dùng Nợ xấu đối với lĩnh vực này tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu của Chi nhánh. Nhưng nhìn chung nợ xấu đối với lĩnh vực này có xu hướng tăng dần 71 qua 3 năm. Năm 2010 nợ xấu đối với tiêu dùng ở mức 685 triệu đồng chiếm 7,01% tổng nợ xấu của ngân hàng, năm 2011 nợ xấu đối với tiêu dùng tăng ở mức 1.445 triệu đồng tăng 760 triệu đồng tương ứng 110,94% so với năm 2010. Đến năm 2012 nợ xấu đối với lĩnh vực này tiếp tục tăng lên ở mức 1.917 triệu đồng tăng 472 triệu đồng tương ứng 32,69% so với năm 2011. Cho vay tiêu dùng thường là khách hàng cá nhân nên khi kinh tế đất nước gặp khó khăn thì đời sống của họ cũng bị ảnh hưởng không ít như: thất nghiệp, lạm phát tăng cao, bị giảm lương... với thu nhập không ổn định nên khi đi vay nợ ngân hàng thi khó khăn lại càng khó khăn hơn nhất là lãi suất vay luôn biến động ở mức cao trong thời gian qua nên khả năng xảy ra nợ quá hạn là rất cao. 72 Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn theo lĩnh vực đầu tư của ACB Cần Thơ từ năm 2010 – 2012 2010 Chỉ Tiêu 2011 SXKD Tỷ Số tiền trọng (Tr. đồng) (%) 5.495 56,23 5.750 Thủy sản Thương mại Tiêu dùng Tổng 1.668 1.924 685 9.773 Số tiền (Tr. đồng) 2012 Chênh lệch 2011/2010 Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền trọng trọng (Tr. đồng) (Tr. đồng) (%) (%) 44,95 18.656 48,16 254 17,07 2.456 19,20 8.305 21,44 788 19,69 3.140 24,55 9.859 25,45 1.216 7,01 1.445 11,30 1.917 4,95 760 100 12.791 100 38.737 100 3.018 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) 73 Chênh lêch 2012/2011 % Số tiền (Tr. đồng) % 4,63 12.906 224,46 47,21 63,19 110,94 30,88 5.849 6.718 472 25.946 238,18 213,95 32,69 202,85 74 4.2.4.3. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế  Đối với doanh nghiệp Nhà nước Nợ xấu đối với doanh nghiệp Nhà nước bắt đầu xuất hiện vào năm 2011 và tăng lên vào năm 2012 đối với Chi nhánh cụ thể là năm 2011 chỉ ở mức 278 triệu đồng sang năm 2012 tăng lên và ở mức là 495 triệu đồng tăng 78,06% so với năm 2011. Do các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh thường không đạt hiệu quả cao nên việc trả nợ cho ngân hàng thường được hỗ trợ từ nguồn vốn của nguồn ngân sách Nhà nước, khi mà sự hỗ trợ này không được đáp ứng kịp thời thì việc trả nợ cho ngân hàng của các doanh nghiệp Nhà nước gặp khó khăn.  Đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước Nhìn chung nợ xấu của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của Chi nhánh và tăng rất nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2010 chỉ ở mức 7.298 triệu đồng, sang năm 2011 con số này tăng lên 9.357 triệu đồng tăng 32,02% so với năm 2010. Đến năm 2012 nợ xấu của thành phần này tăng một cách đột biến và ở mức 31.748 triệu đồng tăng tương ứng 234,64% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu tăng nhanh qua các năm là do các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tình hình kinh tế vĩ mô và vi mô. Khi mà các doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả thì ngân hàng cũng bị ảnh hưởng xấu và có nhiều khả năng các khoản nợ đó sẽ làm tăng nợ xấu. Tình hình chung thì tất cả các ngân hàng thương mại đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng nợ xấu tăng nhanh trong các năm qua, do tình hình kinh tế khó khăn các doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả có nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng phá sản. Vì vậy việc trả nợ cho ngân hàng gặp không ít không khăn, trong khi đó lượng hàng tồn kho không thể tung ra thị trường được, thêm vào đó bất động sản đang trong tình trạng đóng băng nên những khoảng cho vay bất động sản của Ngân hàng rất khó thu hồi nợ trong thời gian hiện tại. Những nguyên nhân trên làm cho các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại cả nước nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng là không ngừng tăng lên qua các năm.  Đối với cá thể Đối với thành phần này thì cũng tương tự như doanh nghiệp ngoài Nhà nước nợ xấu cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2011 nợ xấu của cá thể tăng từ 1.498 triệu đồng năm 2010 lên 1.749 triệu đồng năm 2011 tăng 16,76%. Đến năm 2012 nợ xấu của đối tượng này tăng khá mạnh tăng lên 135,16% so với năm 2011. Cho vay đối với đối tượng này thường là tiêu dùng và hộ sản xuất nhỏ nên nguồn vốn tự có của đối tượng này không cao, nhu cầu vốn 75 của họ hầu như là phụ thuộc và vốn của ngân hàng nên khi thu nhập hoặc sản xuất gặp khó khăn thì họ không có để vốn để trả nợ cho ngân hàng do vậy mà nợ xấu của đối tượng ngày cũng không ngừng tăng qua các năm. 76 Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của ACB Cần Thơ từ năm 2010 – 2012 2010 Chỉ Tiêu DNNN DN ngoài NN Cá Thể Khác Tổng Số tiền (Tr. đồng) 7.298 1.498 977 9.773 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (%) (%) (%) 278 2,17 495 1,28 278 74,68 9.357 73,16 31.748 81,95 2.337 15,33 1.749 13,67 4.113 10,62 251 9,99 1.407 11 2.381 6,15 430 100 12.791 100 38.737 100 3.018 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ) 77 % 32,02 16,76 44,01 30,88 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) 217 22.608 2.364 974 25,946 % 78,06 234,64 135,16 69,23 202,85 78 4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ Bảng 15: Một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng của ACB Cần Thơ Chỉ Tiêu ĐVT Doanh thu Lợi nhuận Tổng nguồn vốn Vốn huy động Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Dư nợ bình quân Nơ quá hạn Dư nợ/ vốn huy động Hệ số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ suất lợi nhuận Tr. đồng Tr. đồng Tr. đồng Tr. đồng Tr. đồng Tr. đồng Tr. đồng Tr. đồng Tr. đồng % % Vòng % % 2010 233.778 17.936 1.281.524 1.251.274 8.119.501 7.861.934 1.274.789 1.146.006 9.773 101,88 96,83 6,86 0,767 1,57 2011 378.843 38.610 1.352.449 1.336.663 9.251.469 9.404.183 1.122.075 1.198.432 12.791 83,95 101,65 7,85 1,14 3,22 2012 293.922 16.027 1.198.266 1.179.903 4.993.688 5.106.408 1.009.355 1.065.715 38.737 85,55 102,26 4,79 3,84 1,5 - Dự nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp và ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Chỉ tiêu này tăng giảm không ổn đinh qua các năm. Cụ thể năm 2011 đạt 83,95% giảm 17,93% so với năm 2010 đạt 101,88%. Đến năm 2012 thì tăng nhưng không nhiều đạt 85,55% tăng 1,6%, chỉ tiêu này của ACB Cần Thơ có phần giảm qua các. Điều này cho thấy ngân hàng tăng cường trong việc huy động vốn và có thêm những hình thức kinh doanh dịch vụ mới, đa dạng hóa đầu tư chứ không chỉ đơn thuần là cho vay như trước nữa. - Hệ số thu nợ Hệ số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cũng như công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Hệ số thu nợ của ACB Cần Thơ có xu hương tăng lên qua các năm, điều này cho thấy sự thể hiện công tác thu nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng khá tốt vá sự tích cực trả nợ của khách hàng. Qua đó cho thấy công tác thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả nên ngay từ đầu đã từ chối những khách hàng không đủ điều kiện ( không đủ tài sản 79 đảm bảo, không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt...) để nhằm tránh những khó khăn trong việc thu hồi nợ. Qua hệ số thu nợ cho ta thấy: Năm 2010 ngân hàng cho vay 100 đồng và thu hồi về được 96,83 đồng Năm 2011 ngân hàng cho vay 100 đồng và thu hồi về 101,65 đồng Năm 2012 ngân hàng cho vay 100 đồng và thu hồi về 102,26 đồng. - Vòng quay vốn tín dụng Đây là chỉ tiêu quan trọng để phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng, vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tổ công tác thu nợ càng hiệu quả và tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh và mang về lợi nhuận càng cao cho ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng tăng lên trong năm 2011 và giảm mạnh qua năm 2012. Ta thấy trong năm 2010 và 2011 thì vòng quay vốn tín dụng cao từ đó cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh là khá tốt, thu hồi nợ lại đạt hiệu quả. Đến năm 2012 ngoài việc doanh số cho vay giảm mạnh thì doanh số thu nợ của chi nhánh cũng giảm đáng kể từ đó góp phần làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm. Năm 2010 vốn tín dụng luân chuyển 6,86 lần trong năm Năm 2011 vốn tín dụng luân chuyển 7,85 lần trong năm Năm 2012 vốn tín dụng luân chuyển giảm còn 4,79 lần trong năm. - Tỷ lệ nợ quá hạn Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt, nó đánh giá mức độ rủi ro của món vay, chỉ số nợ quá hạn thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại thi chất lượng tín dụng chưa tốt. Tỷ lệ nợ xấu cũng có phần phụ thuộc và nền kinh tế vĩ mô vì đa phần các thành phần kinh tế đều dễ bị ảnh hưởng bởi nên kinh tế. Ngân hàng Nhà nước khuyến cao tỷ lệ nợ xấu dưới 3% là mức an toàn, nên chúng ta có thể so sánh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng với mức 3% để biết được mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của ACB Cần Thơ. Hình chung tỷ lệ nợ xấu của ACB Cần Thơ trong 2 năm 2010 và 2011 là ở mức an toàn. Sang năm 2012 thì tỷ lệ nợ xấu này tăng khá cao vươt mức 3%. Tuy nhiên trong bối cảnh nợ xấu bắt đầu tăng vào năm 2011 và tăng mạnh vào năm 2012 (với nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam là 8,6%) thì tỷ lệ nợ xấu của ACB Cần Thơ còn khá thấp cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng vẫn được quản lý khá tốt. 80 Nam 2010 cứ 100 dư nợ thì có 0,767 đồng là nợ nhóm 3, 4, 5. Năm 2011 cư 100 dư nợ thì có 1,14 đồng nợ nhóm 3, 4, 5 tăng 48,63% so với năm 2010. Năm 2012 cứ 100 dư nợ thì có 3,84 đồng nợ nhóm 3, 4 , 5 tăng 236,84% so với năm 2011. - Tỷ suất lợi nhuận Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng được ngân hàng đặc biệt quan tâm, nhìn chung chi tiêu này biến tăng giảm qua 3 năm tăng mạnh nhất là vào năm 2011 điều này cho thấy trong 3 năm gần đây thì năm 2011 là Ngân hàng hoạt động có hiệu quả nhất. Cụ thể năm 2010 đạt 1,57% tăng 1,65% trong năm 2011 đạt 3,22%, sang năm 2012 chỉ số này giảm còn 1,5%. Nguyên nhân giảm trong năm 2012 là lợi nhuận của Ngân hàng phải bù đắp cho phần nợ xấu tăng cao. 81 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1. Giải pháp về doanh số cho vay Qua phân tích ta thấy rằng doanh số cho vay qua các năm biến động mạnh và có chiều hướng giảm mạnh trong năm 2012. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh số cho vay trung – dài hạn, ngân hàng cũng đang đẩy mạnh các hình thức cho vay cá nhân. Nên trong thời gian tới cần tăng cường tiếp tục phát triển hơn nữa đối với cho vay ngắn hạn vì chịu rủi ro thấp hơn. Ngân hàng cũng cần chú trọng đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư mang tính mũi nhọn, đột phá, có ý nghĩa đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế trên địa bàn như: nông nghiệp, xây dựng... để từ đó góp phần tăng doanh số cho vay và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chi nhánh cần tăng cường công tác tiếp thị để phát triển thêm nhiều khách hàng truyền thống, khách hàng có tính hình tài chính tốt, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả để tăng doanh số cho vay của chi nhánh trong các năm tới. Cần tập trung nhiêu hơn vào nguồn vốn trung và dài hạn đối với các dự án xây dụng lớn và nâng cao cơ sở hạ tầng, các dịch vụ trên địa bàn thành phố. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhằm tránh tình trạng khách háng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Qua đó thì Chi nhánh cần phải xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, gắn bó với khách hàng và giữ vững mối quan hệ lâu bền với tất cả các khách hàng. 5.2. Giải pháp về doanh số thu nợ Đối với các khoản vay trung – dài hạn do kinh tế diễn biến phức tạp nên cần phải chọn lựa đối tượng khách hàng có uy tính cao khi cho vay. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đối với thành phần kinh tế cần chú ý đối với khách hàng doanh nghiệp vì tình hình khủng hoảng kinh tế hiện này làm cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ngân hàng cần có biện pháp chủ trương gia hạn nợ nhằm tạo điều kiện cho những khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng tạm thời đang gặp khó khăn trong kinh doanh để họ yên tâm trong sản xuất kinh 82 doanh, một phần mang lại hiệu quả cho chính khách hàng, một phần tạo thu nhập cho ngân hàng. Đối với khách hàng cá nhân thì cần tăng cường giám sát mục đích sử dụng vốn để nhằm mang giảm thiểu khó khăn khi thu nợ. 5.3. Giải pháp về nợ quá hạn Nợ quá hạn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng nước ta trong 2 năm gần đây. Đây là hệ thông ngân hàng nước ta nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng bắt buộc phải chấp nhận vì ngân hàng không thể triệt tiêu nợ quá hạn được mà chỉ có thể hạn chế nó ở mức tối thiểu có thể: - Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay cho đến khi thu nợ, không để tình trạng khách háng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm trả tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên hơn. Thông qua đó theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như: sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, lượng hàng tồn kho nhiều... để có biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời. - Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ Chi nhánh muốn hoạt động tốt thì cần có sự nổ lực của nhân viên tín dụng trong việc phân loại khách hàng, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với Chi nhánh. Tích cực thông báo, đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. - Đối với khách hàng cá nhân cho vay để sản xuất, cán bộ tín dụng nên kết hợp với chính quyền địa phương trực tiếp xuống từng hộ để thẩm định xem xét dự án có khả thi hay không. Nếu dự án đầu tư khả thi cán bộ tín dụng mới đưa đơn xin vay vốn cho khách hàng làm thủ tục vay vốn. 5.4. Giải pháp khác - Đổi mới tang thiết bị công nghệ, nâng cao cơ sở vật chất hiện đại hơn,... - Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến phản hồi của họ về các hoạt động hiện tại của Ngân hàng. - Đa dạng hóa các hình thức cho vay hơn nữa để tăng doanh số cho vay trong những năm tới từ đó tăng thêm thu nhập cho Chi nhánh, thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cá nhân, doanh nghiệp tạo thuận lợi mở rộng thị phần. - Cần đẩy mạnh công tác Marketing bằng các hình thức khuyến mãi, quảng cáo, quảng bá sản phẩm, thương hiệu trên thông tin đại chúng, tài trợ các chương trình và các hoạt động xã hội... - Ngân hàng ngày nay có xu hướng tự động hóa, vì thế Ngân hàng cần mở rộng mạng lưới ATM nhiều hơn. 83 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Qua phân tích ta thấy được tình hình hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại từ năm 2012 gặp rất nhiều khó khăn vì vậy nghiệp vụ tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Đây là nghiệp vụ cơ bản và đặc trưng nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng vững chắc đồng nghĩa với hoạt động ngân hàng vững chắc. Bên cạnh đó nghiệp vụ tín dụng còn có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực thi chính sách của NHNN. Hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân góp phần an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế đất nước. Qua phân tích kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ nhìn chung hoạt động tín dụng chưa được tốt như những năm trước đây. Doanh số cho vay đang có xu hướng giảm mạnh vào năm 2012, dư nợ cũng giảm, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có sự tăng mạnh trong năm 2012 nhưng so với nợ xấu toàn hệ thống thì vẫn còn ở tỷ lệ thấp và nằm trong tầm kiểm soát. Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng như hiện nay với kết quả đạt được như trên là từ sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên ACB Cần Thơ cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho ACB Cần Thơ làm tròn nhiệm vụ của mình trong việc cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động của nền kinh tế trên địa bàn. 6.2. KIẾN NGHỊ  Đối với Ngân hàng nhà nước Ngân hàng Nhà nước cần có sự kiểm tra, giám soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng và ngân hàng Nhà nước cũng cần có biện pháp quản lý vĩ mô để giải quyết tình trạng hàng tồn kho của các doanh nghiệp từ đó góp phần làm giảm nợ xấu của các NHTM. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nên thường xuyên, định kỳ sàng lọc và xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp từ đó tạo kênh thông tin hiệu quả để tổ chức tín dụng thảm khảo trong việc đánh giá khách hàng. Xem xét chỉnh sửa các quy đinh về đảm bảo nợ vay, tránh thủ tục phức tạp, rườm rà, thời gian chờ đợi lâu. 84 Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát.  Đối với ACB Hỗ trợ tích cực cho chi nhánh trong việc nâng cao nguồn nhân lực, đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất hiện đại đế góp phần cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. Cần có chính sách khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc nhằm tạo động lực cho nhân viên phát triển, hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị Ngân hàng, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 3. Trần Ái Kết, Phan Tùng Lâm, Đoàn Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thị Lương, Phạm Xuân Minh (2008). Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 4. Website Ngân hàng TMCP Á Châu: http://www.acb.com.vn 86 [...]... chung Phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 2012, để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho Ngân hàng 13 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 2012  Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn, thu nhập ,chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng. .. phần hiện chính sách tiền tệ của Nhà Nước kiềm chế lạm phát, nhắm thúc đẩy sự phát triển kinh tế Từ đó cho thấy được tâm quan trọng to lớn của NH, cũng như kiến thức trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ Đề tài” Phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 1.2 MỤC TIÊU... tượng Nghiên cứu về tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 2012 14 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái quát về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Theo Thái Văn Đại, (2010) khái niệm tín dụng được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau như: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện... năng phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả của Ngân hàng trong giai đoạn sắp tới Hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra về cho vay, huy động vốn và lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo quản lý tốt chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu 33 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 - 2012 4.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm Yếu tố quan trọng hàng. .. và đa dạng hóa - Chuyển đổi từ chi n lược các nguyên tắc đơn giản sang chi n lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa, định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ) 22 3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 16/09/1994... tăng, giảm của các chi tiêu Phương pháp so sánh tương đối dùng để so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tôc độ phát triển, mức độ biến động của các chi tiểu kinh tế 20 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu được thành lập theo giấy phép số 0032/NH – GP do ngân hàng nhà nước... nguồn vốn, thu nhập ,chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng  Phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và lợi nhuận của Ngân hàng  Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Thời gian Số liệu được thu thập từ năm 2010... quát kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 Đối với ngân hàng kết quả hoạt động kinh doanh luôn được quan tâm hàng đầu, vì nó nói lên sự phát triển hay suy giảm của ngân hàng đó Trong những năm gần đây hệ thống ngân hàng nước ta chịu sự ảnh hưởng mạnh của quá trình khủng hoảng kinh tế toàn cầu Với ngân hàng Á Châu Cần Thơ lợi nhuận của ngân hàng luôn biến động liên tục qua các... của ACB Cần Thơ giảm mạnh so với năm 2011, từ đó thì ACB Cần Thơ chú trọng đầu tư vào hoạt động khác nhằm sinh lời khi mà hoạt động tín dụng trong năm gặp nhiều khó khăn nên ACB đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vàng  Chi phí Chi phí của ngân hàng bao gồm chi phí từ hoạt động, chi phí dịch vụ, chi phí khác Trong đó chi phí hoạt động là các khoản như trả lãi tiền gửi, chi nộp thuế, phí, lệ phí, chi phí... 2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng 2.1.2.1 Dư nợ trên tổng nguồn vốn Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng hay nói cách khác chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng của Ngân hàng 17 Dư nợ = Dư nợ/Tổng nguồn vốn Vốn huy động 2.1.2.2 Hệ số thu nợ Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng Nếu hệ số này

Ngày đăng: 08/10/2015, 07:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN