Phân tích nợ quá hạn

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 69)

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

4.2.4.1. Nợ quá hạn theo thời hạn

Quá hạn ngắn hạn:

Nợ quá hạn do cho vay ngắn hạn chiếm đến 72,7% tỷ trọng vào năm 2010, 82,62% vào năm 2011 và 79,48% vào năm 2012. Nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng tương đối lớn qua các năm. Năm 2011 nợ quá hạn ngắn hạn tăng 48,74% hay tăng 3.463 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 thì tỷ lệ này tăng nhanh khá mạnh cụ thể là tăng 20.222 triệu đồng tương đương 191,35% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ quá hạn ngắn hạn tăng nhanh qua 3 năm là do tình hình kinh tếkhó khăn chung, các doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh từ đó làm cho các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Thêm vào đó trong năm 2012 thị trường bất động sản đóng băng và kéo theo nhiều dự án xây dựng nhà chung cư không thể bán để thu vốn vềđược làm cho các khoản vay ngân hàng của các công ty xây dựng hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rất khó trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Do đó trong thời gian tới cán bộ tín dụng cần nâng cao khảnăng dự đoán thị trường tiềm năng để tăng cường tiếp thị góp phần giảm rủi ro tín dụng nhất là trong tình hình kinh tế có diễn biến phức tập như hiện nay.

Nợ quá hạn dài hạn:

Các khoản nợ quá hạn dài hạn của ngân hàng biến động mạnh qua các năm mà trong đó tăng mạnh nhất là vào năm 2012, giảm vào năm 2011 như không đáng kể. Cụ thể là năm 2010 ở mức 2.668 triệu đồng sang năm 2011 giảm còn 2.223 triệu đồng giảm 445 triệu đồng tương ứng 16,68% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì con sốnày tăng lên khá cao ở mức 7.947 triệu đồng tăng 5.524 triệu đồng tương ứng 257,49% so với năm 2011. Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng tác động đến nền kinh tếnước ta nên việc sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gặp rất nhiều khó khăn các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

70

Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian của ACB Cần Thờ từnăm 2010 - 2012

( Nguồn: Phòng khách hàng doang nghiệp ACB Cần Thơ)

Chỉ Tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) % Số tiền (Tr. đồng) % Ngắn hạn 7.105 72,7 10.568 82,62 30.790 79,48 3.463 48,74 20.222 191,35 Trung – dài hạn 2.668 27,3 2.223 17,38 7.947 20,52 (445) (16,68) 5.524 257,49 Tổng 9.773 100 12.791 100 38.737 100 3.018 30,88 25.946 202,85

71

4.2.4.2. Nợ quá hạn theo lĩnh vực đầu tư

Đối với sản xuất kinh doanh:

Ta thấy tình hình nợ xấu của Chi nhánh tăng nhanh qua các năm, đặc biệt nợ xấu của theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng khoảng 49,78% cao nhất trong tổng nợ xấu của Chi nhánh cụ thể: Năm 2010 với việc doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ tăng cao thì tình hình nợ xấu cũng có phần tăng theo với giá trị là 5.750 triệu đồng năm 2011 tăng 4,63% so với năm 2010. Đến năm 2012 với doanh số cho vay giảm hơn 55% so với năm 2011 trong khi đó thì nợ xấu tăng lên đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh là 18.656 triệu đồng tăng tương ứng 224,46% so với năm 2011. Với nợ xấu tăng nhanh qua các năm như vậy cho thấy việc sản xuất kinh doanh ở cảnước nói chung cũng như địa bàn Cần Thơ gặp rất nhiều khó khăn, lượng hàng hóa sản xuất không thể tung ra thị trường vì kinh tế gặp rất nhiều khó khăn làm tăng lượng tồn kho của các doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh không thu hồi vốn nhanh để trả nợ ngân hàng.

Đối với ngành thủy sản

Năm 2010, nợ xấu của ngành thủy sản là 1.668 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,07%, năm 2011 nợ xầu ngành này tăng 47,21% so với năm 2010 và ở mức 2.456 triệu đồng. Đến năm 2012 thì nợ xấu của ngành này tăng mạnh 238,18% so với năm 2011 ở mức 8.305 triệu đồng. Đây là cũng là biến động đáng chú ý của hoạt động tín dụng đối với ngành thủy sản, nguyên nhân do một phần hoạt động kém hiệu quả của ngành này và với lạm phát tăng cao trong khi đó giá cảđối với ngành thủy sản thì không tăng nên dẫn tới việc chậm trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy tình trạng nợ xấu của ngành này cũng tăng nhanh qua các năm, do đó cán bộ ngân hàng nên thẩm định kỹ khi cho vay trong ngành này để tránh tình trạng nợ xấu tiếp tục tăng trong các năm tới.

Đối với ngành thương mại

Trong xu hướng nợ xấu của ngân hàng tăng nhanh thì ngành thương mại cũng không ngoại lệ, nợ xấu của ngành thương mại chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng nợ xấu của ngân hàng, Năm 2010 nợ xấu của ngành thương mại là 1.924 triệu đồng, năm 2011 nợ xấu tăng lên cao ở mức 3.140 triệu đồng. Đến năm 2012 thì nợ xấu của ngành thương mại tiếp tục tăng cao ở mức 9.859 triệu đồng tăng 6.718 triệu đồng tương ứng 213,95% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu của ngành này tăng nhanh ngoài việc kinh tế nước ta bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới và bên cạnh đó cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng chưa làm tốt trong việc thẩm định khảnăng trả nợ của khách hàng.

Đối với tiêu dùng

Nợ xấu đối với lĩnh vực này tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu của Chi nhánh. Nhưng nhìn chung nợ xấu đối với lĩnh vực này có xu hướng tăng dần

72

qua 3 năm. Năm 2010 nợ xấu đối với tiêu dùng ở mức 685 triệu đồng chiếm 7,01% tổng nợ xấu của ngân hàng, năm 2011 nợ xấu đối với tiêu dùng tăng ở mức 1.445 triệu đồng tăng 760 triệu đồng tương ứng 110,94% so với năm 2010. Đến năm 2012 nợ xấu đối với lĩnh vực này tiếp tục tăng lên ở mức 1.917 triệu đồng tăng 472 triệu đồng tương ứng 32,69% so với năm 2011. Cho vay tiêu dùng thường là khách hàng cá nhân nên khi kinh tếđất nước gặp khó khăn thì đời sống của họ cũng bị ảnh hưởng không ít như: thất nghiệp, lạm phát tăng cao, bị giảm lương... với thu nhập không ổn định nên khi đi vay nợngân hàng thi khó khăn lại càng khó khăn hơn nhất là lãi suất vay luôn biến động ở mức cao trong thời gian qua nên khảnăng xảy ra nợ quá hạn là rất cao.

73

Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn theo lĩnh vực đầu tư của ACB Cần Thơ từnăm 2010 – 2012

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ)

Chỉ Tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lêch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) % Số tiền (Tr. đồng) % SXKD 5.495 56,23 5.750 44,95 18.656 48,16 254 4,63 12.906 224,46 Thủy sản 1.668 17,07 2.456 19,20 8.305 21,44 788 47,21 5.849 238,18 Thương mại 1.924 19,69 3.140 24,55 9.859 25,45 1.216 63,19 6.718 213,95 Tiêu dùng 685 7,01 1.445 11,30 1.917 4,95 760 110,94 472 32,69 Tổng 9.773 100 12.791 100 38.737 100 3.018 30,88 25.946 202,85

75

4.2.4.3. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Đối với doanh nghiệp Nhà nước

Nợ xấu đối với doanh nghiệp Nhà nước bắt đầu xuất hiện vào năm 2011 và tăng lên vào năm 2012 đối với Chi nhánh cụ thểlà năm 2011 chỉ ở mức 278 triệu đồng sang năm 2012 tăng lên và ở mức là 495 triệu đồng tăng 78,06% so với năm 2011. Do các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh thường không đạt hiệu quả cao nên việc trả nợ cho ngân hàng thường được hỗ trợ từ nguồn vốn của nguồn ngân sách Nhà nước, khi mà sự hỗ trợ này không được đáp ứng kịp thời thì việc trả nợ cho ngân hàng của các doanh nghiệp Nhà nước gặp khó khăn.

Đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Nhìn chung nợ xấu của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của Chi nhánh và tăng rất nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2010 chỉở mức 7.298 triệu đồng, sang năm 2011 con số này tăng lên 9.357 triệu đồng tăng 32,02% so với năm 2010. Đến năm 2012 nợ xấu của thành phần này tăng một cách đột biến và ở mức 31.748 triệu đồng tăng tương ứng 234,64% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu tăng nhanh qua các năm là do các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tình hình kinh tế vĩ mô và vi mô. Khi mà các doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả thì ngân hàng cũng bị ảnh hưởng xấu và có nhiều khả năng các khoản nợ đó sẽ làm tăng nợ xấu. Tình hình chung thì tất cả các ngân hàng thương mại đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng nợ xấu tăng nhanh trong các năm qua, do tình hình kinh tếkhó khăn các doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả có nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng phá sản. Vì vậy việc trả nợ cho ngân hàng gặp không ít không khăn, trong khi đó lượng hàng tồn kho không thể tung ra thị trường được, thêm vào đó bất động sản đang trong tình trạng đóng băng nên những khoảng cho vay bất động sản của Ngân hàng rất khó thu hồi nợ trong thời gian hiện tại. Những nguyên nhân trên làm cho các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại cảnước nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng là không ngừng tăng lên qua các năm.

Đối với cá thể

Đối với thành phần này thì cũng tương tự như doanh nghiệp ngoài Nhà nước nợ xấu cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2011 nợ xấu của cá thể tăng từ 1.498 triệu đồng năm 2010 lên 1.749 triệu đồng năm 2011 tăng 16,76%. Đến năm 2012 nợ xấu của đối tượng này tăng khá mạnh tăng lên 135,16% so với năm 2011. Cho vay đối với đối tượng này thường là tiêu dùng và hộ sản xuất nhỏ nên nguồn vốn tự có của đối tượng này không cao, nhu cầu vốn

76

của họ hầu như là phụ thuộc và vốn của ngân hàng nên khi thu nhập hoặc sản xuất gặp khó khăn thì họkhông có để vốn để trả nợ cho ngân hàng do vậy mà nợ xấu của đối tượng ngày cũng không ngừng tăng qua các năm.

77

Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của ACB Cần Thơ từnăm 2010 – 2012

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ)

Chỉ Tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) % Số tiền (Tr. đồng) % DNNN - - 278 2,17 495 1,28 278 - 217 78,06 DN ngoài NN 7.298 74,68 9.357 73,16 31.748 81,95 2.337 32,02 22.608 234,64 Cá Thể 1.498 15,33 1.749 13,67 4.113 10,62 251 16,76 2.364 135,16 Khác 977 9,99 1.407 11 2.381 6,15 430 44,01 974 69,23 Tổng 9.773 100 12.791 100 38.737 100 3.018 30,88 25,946 202,85

79

4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ

Bảng 15: Một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng của ACB Cần Thơ

Chỉ Tiêu ĐVT 2010 2011 2012

Doanh thu Tr. đồng 233.778 378.843 293.922

Lợi nhuận Tr. đồng 17.936 38.610 16.027

Tổng nguồn vốn Tr. đồng 1.281.524 1.352.449 1.198.266 Vốn huy động Tr. đồng 1.251.274 1.336.663 1.179.903 Doanh số cho vay Tr. đồng 8.119.501 9.251.469 4.993.688 Doanh số thu nợ Tr. đồng 7.861.934 9.404.183 5.106.408 Dư nợ Tr. đồng 1.274.789 1.122.075 1.009.355 Dư nợ bình quân Tr. đồng 1.146.006 1.198.432 1.065.715 Nơ quá hạn Tr. đồng 9.773 12.791 38.737 Dư nợ/ vốn huy động % 101,88 83,95 85,55 Hệ số thu nợ % 96,83 101,65 102,26 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 6,86 7,85 4,79 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,767 1,14 3,84 Tỷ suất lợi nhuận % 1,57 3,22 1,5 - Dự nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho thấy khảnăng sử dụng vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp và ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Chỉ tiêu này tăng giảm không ổn đinh qua các năm. Cụ thể năm 2011 đạt 83,95% giảm 17,93% so với năm 2010 đạt 101,88%. Đến năm 2012 thì tăng nhưng không nhiều đạt 85,55% tăng 1,6%, chỉ tiêu này của ACB Cần Thơ có phần giảm qua các. Điều này cho thấy ngân hàng tăng cường trong việc huy động vốn và có thêm những hình thức kinh doanh dịch vụ mới, đa dạng hóa đầu tư chứ không chỉ đơn thuần là cho vay như trước nữa.

- Hệ số thu nợ

Hệ số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cũng như công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Hệ số thu nợ của ACB Cần Thơ có xu hương tăng lên qua các năm, điều này cho thấy sự thể hiện công tác thu nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng khá tốt vá sự tích cực trả nợ của khách hàng. Qua đó cho thấy công tác thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả nên ngay từđầu đã từ chối những khách hàng không đủ điều kiện ( không đủ tài sản

80

đảm bảo, không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt...) để nhằm tránh những khó khăn trong việc thu hồi nợ. Qua hệ số thu nợ cho ta thấy:

Năm 2010 ngân hàng cho vay 100 đồng và thu hồi vềđược 96,83 đồng Năm 2011 ngân hàng cho vay 100 đồng và thu hồi về101,65 đồng Năm 2012 ngân hàng cho vay 100 đồng và thu hồi về102,26 đồng.

- Vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu quan trọng để phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng, vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tổ công tác thu nợ càng hiệu quả và tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh và mang về lợi nhuận càng cao cho ngân hàng.

Vòng quay vốn tín dụng tăng lên trong năm 2011 và giảm mạnh qua năm 2012. Ta thấy trong năm 2010 và 2011 thì vòng quay vốn tín dụng cao từđó cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh là khá tốt, thu hồi nợ lại đạt hiệu quả. Đến năm 2012 ngoài việc doanh số cho vay giảm mạnh thì doanh số thu nợ của chi nhánh cũng giảm đáng kể từđó góp phần làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm.

Năm 2010 vốn tín dụng luân chuyển 6,86 lần trong năm Năm 2011 vốn tín dụng luân chuyển 7,85 lần trong năm

Năm 2012 vốn tín dụng luân chuyển giảm còn 4,79 lần trong năm.

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt, nó đánh giá mức độ rủi ro của món vay, chỉ số nợ quá hạn thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại thi chất lượng tín dụng chưa tốt. Tỷ lệ nợ xấu cũng có phần phụ thuộc và nền kinh tế vĩ mô vì đa phần các thành phần kinh tếđều dễ bịảnh hưởng bởi nên kinh tế. Ngân hàng Nhà nước khuyến cao tỷ lệ nợ xấu dưới 3% là mức an toàn, nên chúng ta có thể so sánh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng với mức 3% để biết được mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của ACB Cần Thơ.

Hình chung tỷ lệ nợ xấu của ACB Cần Thơ trong 2 năm 2010 và 2011 là ở mức

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)