Hoạt động cho vay không những có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, nó tạo ra lợi nhuận giúp ngân hàng hoàn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng, bù đắp chi phí hoạt động mà còn có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế. Hoạt động tín dụng chứa nhiều rủi ro nhưng ngân hàng phải sử dụng vốn huy động của mình cho các hoạt động này vì nó là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn
Hình chung thì doanh số cho vay ngắn hạn của ACB Cần Thơ chiếm tỷ trọng rất cao, tỷ trọng trung bình của khoản vay ngắn hạn qua 3 năm chiếm gần 90% trong tổng doanh sốcho vay, điều này cho thấy chi nhánh rất chú trọng vào khoản vay ngắn hạn. Còn đối với khoản vay trung và dai hạn chiếm tỷ trọng không nhiều chủ yếu là khách hàng vay để đầu tư xây dựng, mua nhà, đầu tư vào tài sản cố định... nên chiến tỷ trọng không nhiều trong tổng doanh số cho vay. Từ đó cho thấy tín dụng ngăn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng.
Hình chung thì số liệu qua 3 năm của ACB Cần Thơ biến động không đồng nhất, tăng vào năm 2011 và giảm đột biến vào năm 2012. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn có ưu thế hơn doanh số cho vay trung – dài hạn, đặc biệt là vào năm 2011 thì doanh số cho vay tăng rất nhanh trong đó tốc độtăng của khoản vay trung – dài hạn tăng rất thấp cụ thể.
Doanh số cho vay ngắn hạn
Trong năm 2011 thì khoản vay ngắn hạn tăng 14,97%, trong khi đó khoản vay trung – dài hạn chỉ tăng 3,47% so với năm 2010. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 tăng 1.106.870 triệu đồng so với năm 2010 tăng tương đương 14,97% các khoản vay ngắn hạn tăng do nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho thấy chi nhánh đầu tư cao trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn chủ yếu là cho vay bổ sung vốn lưu động cho các thành phần kinh tế và nguồn vốn ngắn hạn cũng dùng để bù đắp thiếu hụt tạm thời với các doanh nghiệp hoặc cá nhân. Sang năm 2012 doanh số cho vay giảm một cách đột biến cụ thể là giảm 4.257.781 triệu đồng tương ứng 46,02%, trong đó cho vay ngắn hạn giảm 4.294.675 triệu đồng tương đương 50,51% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do tình hình kinh tế trong năm 2012 nước ta bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho lượng hàng hoá của các doanh nghiệp bị
39
tồn đọng và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị trì truệ dẫn đến doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng thêm vào đó trong năm 2012 thì nợ xấu của ngân hàng bắt đầu tăng lên nên ngân hàng cũng thận trọng trong việc cho vay các dự án lớn, do vậy làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của giảm đáng kể.
Doanh số cho vay trung – dài hạn
Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay những cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay qua các năm của ngân hàng cụ thể năm 2011 là 748.292 triệu đồng tăng 25.098 triệu đồng tương đương 3,47% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì doanh số cho vay ngắn hạn giảm mạnh nhưng doanh số cho vay trung – dài hạn lại tăng lên nhưng tăng không nhiều cụ thểnăm 2012 là 785.186 triệu đồng tăng 36.894 triệu đồng tương đương 4,93% so với năm 2011. Khách hàng vay trung – dài hạn chủ yếu với mục đích xây dựng cơ sở, đầu tư máy móc thiết bị... vì vậy thời gian tương đối dài nhưng rui ro tiềm ẩn cao. Cộng thêm thời gian dài thu hồi vốn lâu sẽ làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng nên Ngân hàng cũng khá thận trọng trong hình thức tín dụng này. Ngoài ra nguồn vốn huy động trung – dài hạn cũng chiếm tỷ lệ thấp trong ngân hàng làm cho doanh số cho vay trung – dài hạn của ngân hàng ở mức hạn chế. Do đó mà doanh số cho vay trung – dài hạn của ngân hàng tăng không mạnh qua các năm.
Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng đang có xu hướng giảm qua các năm. Doanh số cho vay của ngân hàng tăng mạnh vào năm 2011 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2012 điều này cho thấy năm 2011 thì nền kinh tếnước ta ổn định các doanh nghiệp làm ăn có lãi nên sự tiếp cận các doanh nghiệp và cho vay của ACB Cần Thơ dễ dàng hơn. Sang năm 2012 thì nước ta bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả, hàng tồn kho nhiều và dẫn đến nợ xấu của ngân hàng tăng cao nên ngân hàng rất thận trọng trong việc cho vay các dự án lớn.
40
Bảng 03: Tình hình cho vay theo thời gian của ACB Cần Thơ từnăm 2010 - 2012
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền ( Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) % Số tiền (Tr. đồng) % Ngắn hạn 7.396.307 91,1 8.503.177 91,91 4.208.502 84,28 1.106.870 14,97 (4.294.675) (50,51) Trung – dài hạn 723.194 8.9 748.292 8,09 785.186 15,72 25.098 3,47 36.894 4,93 Tổng 8.119.501 100 9.251.469 100 4.993.688 100 1.131.968 13,94 (4.257.781) (46,02)
42
4.2.1.2. Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư
Trong bối cảnh các ngành kinh tế phát triển đa dạng, mỗi ngành đều có một vị trí và thế mạnh riêng của mình, toàn hệ thống ACB nói chung và chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã đa dạng hoá đầu tư và mở rộng cho vay đa ngành, đa lĩnh vực, do đó ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ bên cạnh cho vay sản xuất kinh doanh, thuỷ sản, thương mại và tiêu dùng...Tuy nhiên vốn vay tập trung nhiều nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thuỷ sản, thương mại, tiêu dùng.
Đối với Sản xuất kinh doanh
Nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng ngày càng tăng. Cần Thơ là thành phố trọng điểm của Đồng bằng sông cửu long nên hoạt động sản xuất kinh doanh nơi đây phát triển mạnh. Vì vậy doanh số cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay.
Nguyên nhân trong năm 2011 doanh số cho vay ngành sản xuất kinh doanh tăng lên là do trong năm này thì kinh tế nước ta ổn định các doanh nghiệp làm ăn có lãi nên tăng cường vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá bán ra thị trường và trong năm này thì với việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất nên làm cho doanh sốcho vay SXKD tăng hơn 21,73% so với năm 2010.
Nhìn chung doanh số cho vay SXKD tăng trưởng không đều qua ba năm. Năm 2010 doanh số cho vay đạt 3.347.670 triệu đồng, năm 2011 đạt 4.075.272 triệu đồng tăng 727.602 triệu đồng tương đương 21,73% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay giảm đáng kể, cụ thể trong năm 2012 doanh số cho vay SXKD của ACB Cần Thơ chỉđạt 1.803.720 triệu đồng giảm 2.271.552 triệu đồng tương đương 55,74% so với năm 2011.
Nguyên nhân doanh số cho vay SXKD giảm là do trong năm 2012 thì kinh tế gặp nhiều khó khăn nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và lạm phát tăng cao nên hàng hoá của các doanh nghiệp không thể bán ra thị trường còn tồn đọng nhiều từ đó có nhiều doanh nghiệp yếu kém phải đứng trước bờ vực phá sản. Vì vậy làm cho việc cho vay vốn đối với SXKD của ngân hàng gặp nhiều khó khăn và hạn chế cho vay lại để hạn chế nợ xấu mà chỉ cho vay các doanh nghiệp có uy tín nên làm cho doanh số cho vay SXKD năm 2012 giảm đáng kể so với năm 2011.
43
Đối với ngành thuỷ sản
Ngành thuỷ sản đang rất được chú trọng ở các tỉnh Đồng bằng sông cửu long do đó ngân hàng cũng rất quan tâm đến việc cho vay trong ngành này cụ thể ACB Cần Thơ cho vay qua các năm như sau. Năm 2010 doanh số cho vay đạt 1.879.664 triệu đồng chiếm 23,15% doanh số cho vay của Ngân hàng, sang năm 2011 thì doanh số cho vay này giảm xuống nhưng không đáng kể cụ thể là năm 2011 đạt 1.795.710 triệu đồng giảm 83.954 triệu đồng tương đương 4.47% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì doanh số cho vay theo ngành thuỷ sản giảm đột biến từ 1.795.710 triệu năm 2011 giảm còn 1.212.967 triệu đồng năm 2012 giảm 582.743 triệu đồng tương đương 32,45% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số cho vay ngành thuỷ sản giảm qua các năm là do có nhiều ngân hàng thương mại cho vay trong lĩnh vực này, trong năm 2012 giá cả ngành thuỷ sản biến động không ổn định và dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên các hộ nuôi cá vì vậy họ không có nhu cầu mở rộng diện tích nuôi cá. Mặc khác thì Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng quốc doanh hộ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản vay vốn với lãi suất thấp để thu mua cá tra, cá basa nguyên liệu nên cũng đã góp phần làm cho doanh số cho vay của ACB Cần Thơ giảm mạnh trong năm 2012.
Đối với ngành thương mại
Hình chung thì doanh số cho vay của thương mại chiếm một phần tỷ trọng không nhỏ góp phần làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng cụ thể là năm 2010 doanh số cho vay đạt 1.734.325 triệu đồng và doanh số này tăng lên vào năm 2011 là 1.788.309 triệu đồng tăng 53.984 triệu đồng tương đương 3.11% so với năm 2010. Tuy năm 2011 tăng không đáng kể nhưng cũng nói lên được sự duy trì ổn định trong việc cho vay của ACB Cần Thơ đối với ngành thương mại. Nhưng đến năm 2012 thì doanh số cho vay của ngành thương mại đạt 1.027.202 triệu đồng giảm đến 20,57% so với năm 2011. Trong năm 2012 thì hầu hết các lĩnh vực cho vay của ngân hàng đều giảm nguyên nhân là do sựảnh hưởng chung của nền kinh tếnước ta.
Đối với tiêu dùng
Trong doanh số cho vay thì tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp nhất, lĩnh vực cho vay tiêu dùng đa phần là dành cho khách hàng đầu tư vì mục đích mua xe, đầu tư xây nhà, cho vay đi du học và tiêu dùng khác... cụ thể trong năm 2010 doanh sốcho vay đạt 1.157.841 triệu đồng và cho vay tiêu dùng tăng lên 37,51% trong năm 2011. Nguyên nhân trong năm 2011 doanh số cho vay tiêu dùng tăng là do người dân làm ăn có lãi và công việc dễ kiếm tiền hơn nên họ mạnh dạng
44
vay vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu như: mua xe, sửa nhà, xây nhà mới, đi du học... Sang năm 2012 thì doanh số cho vay tiêu dụng giảm mạnh từ 1.592.178 triệu đồng năm 2011 giảm còn 949.799 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng bạn như Sacombank, Dongabank, Vietcombank bởi lĩnh vực an toàn nên các ngân hàng bạn đang đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó do tình trạng nợ xấu tăng cao nên Chi nhánh phần nào siết chặc hơn vì vậy mà một số khách hàng cũ đã chuyển hướng vay vốn sang các ngân hàng khác.
45
Bảng 04: Tình hình cho vay theo lĩnh vực kinh tế của ACB Cần Thơ từnăm 2010 - 2012
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) % Số tiền (Tr. đồng) % SXKD 3.347.670 41,23 4.075.272 44,05 1.803.720 36,12 727.602 21,73 (2.271.552) (55,74) Thuỷ sản 1.879.664 23,15 1.795.710 19,41 1.212.967 24,29 (83.954) (4,47) (582.743) (32,45) Thương mại 1.734.326 21,36 1.788.309 19,33 1.027.202 20,57 53.983 3,11 (761.107) (42,56) Tiêu dùng 1.157.841 14,26 1.592.178 17,21 949.799 19,02 434.337 37,51 (642.378) (40.35) Tổng 8.119.501 100 9.251.469 100 4.993.688 100 1.131.968 13,94 (4.257.781) (46,02)
47
4.2.1.3. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Khách hàng vay vốn của ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng hiểu đặc điểm từng khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, cũng như khách hàng tiềm năng để phát triển.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước
Đây là những đơn vị kinh tế Nhà nước, ngoài một phần vốn được Nhà nước hỗ trợ để mở rộng quy mô sản xuất thì họ cũng tiến hành đi vay. Do các doanh nghiệp Nhà nước được sự hỗ trợ vốn từNhà nước nên việc đi vay các ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng không lớn. Doanh số cho vay đối với thành phần này chiếm tỷ trọng thấp dưới 12,77% vì phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa để hoạt động có hiệu quảhơn. Tình hình cho vay biến động qua các năm như sau. Năm 2011 đạt 728.553 triệu đồng tăng 87.353 triệu đồng tương ứng tăng 13,62% so với năm 2010, lại giảm 90.767 triệu đồng vào năm 2012 giảm tương ứng 12,46% so với năm 2011. Trong năm 2011 nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao làm cho các giá yếu tố đầu vào của doanh nghiệp đẩy lên cao nên từđó các doanh nghiệp Nhà nước phải tăng thêm nguồn vốn để dùy trì sản xuất kinh doanh, ngoài ra thành phần doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng khá đặc biệt trong các thành phần cho vay, được ưu tiên hơn nhằm đầu tư, phát triển theo định hướng của Nhà nước. Đến năm 2012 do tình hình kinh tế chung nên việc cho vay của các ngân hàng thương mại giảm mạnh, đối với các doanh nghiệp Nhà nước do làm ăn kém hiệu quả nên việc sáp nhập, cổ phần hóa theo hướng phát triển của nền kinh tế thị trường nên hạn chếđầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp Nhà nước thường giao dịch với các ngân hàng quốc doanh chính vì vậy mà lượng khách hàng này của chi nhánh có xu hướng giảm dần do đó nên doanh sốcho vay đối với thành phần này giảm.
Đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
Thành phần ngoài Nhà nước của chi nhánh chủ yếu là: công ty cổ phần, công ty TNHH, đây là những khách hàng mục tiêu mà chi nhánh cũng như ACB nhắm đến chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Năm 2010 ngân hàng cho vay 3.488.378 triệu đồng chiếm 42,96% tổng doanh số cho vay, năm 2011 là 5.747.475 triệu đồng chiếm 62,12% trong tổng doanh số cho vay tăng 2.259.097 triệu đồng tương ứng 64,76% so với năm 2010. Trong nhưng năm qua ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức cho vay mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao công tác tín dụng nhằm cung cấp vốn tín dụng cho các đối tượng doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả từ đó nên trong năm 2011 ngân hàng đã không ngừng tăng doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài Nhà nước Đến năm 2012 thì giảm mạnh chỉ đạt 2.558.174 triệu đồng chiếm 51,23% giảm 3.189.301 triệu đồng tương ứng 55.49% so với năm 2011. Trong
48
năm 2012 ngoài việc các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả làm cho một số doanh nghiệp yếu kém đứng trước bên vực phá sản cũng từ đó ngân hàng càng thận trọng trong việc cho vay vốn để sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu kém.
Đối với cá thể
Đây cũng là khách hàng mà ACB quan tâm hàng đầu trong công tác cho vay. Lượng khách hàng này rất lớn và chủ yếu tập trung ở những trung tâm thành phố. Doanh số cho vay đối với thành phần này của ACB chi nhánh Cần Thơ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay. Với các chương trình khuyên khích cho vay đối với khách hàng cá nhân của ACB trong những năm qua luôn thu hút được một lượng khách hàng đáng kể và lượng khách hàng không ngừng