Phân tích dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 59)

Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ tín dụng là phần sinh lời lớn là yếu tố hết sức quan trọng trong ngân hàng thương mại vì dư nợ là số tiền mà ngân hàng còn phải thu của khách hàng trong thời điểm nhất định. Trên thực tế một ngân hàng kinh doanh có hiệu quả là không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh giá khách hàng có đủ năng lực trả nợhay không để nhằm giảm rui ro tín dụng.

4.2.3.1. Dư nợ theo thời hạn

Dư nợ ngắn hạn

Trong 3 năm gần đây dư nợ của ACB Cần Thơ giảm dần qua các năm, đó cũng là tình hình chung của các ngân hàng thương mại hiện nay, khi mà tình hình huy động vốn cũng như cho vay hiện nay không còn thuận lợi như trước. Cụ thể năm 2010 chiếm 68,22% trong tổng dư nợđạt 869.753 triệu đồng. Năm 2011 chỉ đạt 763.235 triệu đồng giảm 106.518 triệu đồng tương ứng 12,25% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì dư nợ tiếp tục giảm chỉ đạt 723.685 triệu đồng chiếm 71,70% trên tổng dư nợ giảm 39.550 triệu đồng tương ứng 5,18% so với năm 2011. Nguyên nhân trong năm 2011 dư nợ giảm là do lãi suất cho vay trong năm 2011 là khá cao nên các doanh nghiệp cũng như cá nhân tranh thủ trả nợ trước hạn cho ngân hàng để nhằm tránh gánh nặng về lãi suất nên làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2011 cao hơn doanh số cho vay của ngân hàng, làm cho dư nợ trong năm này giảm. Trong năm 2012 do việc thận trọng trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém để tránh các khoản nợ qua hạn nên doanh số cho vay giảm khá nhiều, khi doanh số cho vay không đạt như những năm trước nữa thì dư nợ cũng có phần giảm đáng kể.

Dư nợ trung – dài hạn

Với dư nợ ngắn hạn giảm qua các năm thì dư nợ trung và dài hạn cũng giảm liên tục qua các năm. Dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ thấp trong tổng dư nợ. Cụ thể là trong năm 2011 đạt 358.840 triệu đồng chiếm tỷ trọng 31,98% trong tổng dư nợ giảm 46.196 triệu đồng tương ứng 11,41% so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ trung và dài hạn chỉ đạt 285.670 triệu đồng giảm tương ứng73.170 triệu đồng tương ứng 20,39% so với năm 2011. Trong 3 năm thì doanh số cho vay trung và dài hạn tăng dần qua các năm nhưng tăng không cao, trong khi đó doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng tăng nhanh hơn doanh số cho vay trung và dài hạn, khi mà doanh số thu nợ tăng cao hơn doanh số cho vay thì việc dư nợ giảm là đều đương nhiên.

60

Bảng 09: Tình hình dư nợ theo thời gian của ACB Cần Thơ từnăm 2010 - 2012

(Nguồn : Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) % Số tiền (Tr. đồng) % Ngăn hạn 869.753 68,22 763.235 68,02 723.685 71,70 (106.518) (12,25) (39.550) (5,18) Trung – dài hạn 405.036 31,78 358.840 31,98 285.670 28,30 (46.196) (11,41) (73.170) (20,39) Tổng 1.274.789 100 1.122.075 100 1.009.355 100 (152.714) (11,98) (112.720) (10,05)

62

4.2.3.2. Dự nợ theo lĩnh vực đầu tư

Sản xuất kinh doanh:

Dư nợ cho vay với mục đich này giảm nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ là 525.044 triệu đồng, năm 2011 đạt dư nợ là 365.612 triệu đồng giảm 159.432 triệu đồng tương ứng 30,37% so với năm 2010. Đến năm 2012 dự nợ là 327.451 triệu đồng giảm 38.161 triệu đồng tương ứng 10,44% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ giảm dần qua 3 năm là do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả nên và lượng hàng tồn kho nhiều nên họ không có nhu cầu vay vốn để tiếp tục sản xuất. Thêm vào đó là giá cả các yếu tố đầu vào không ổn định và tăng cao làm ảnh hưởng đển lợi nhuận và khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ta thấy rằng dư nợ của sản xuất kinh doanh giảm nhanh qua 3 năm điều này cho thấy việc tiếp cận để cho khách hàng vay sản xuất trong kinh doanh trong năm 2012 là rất khó khăn nên đã góp phần làm cho dư nợ giảm qua 3 năm gần đây của ACB chi nhánh Cần Thơ.

Thủy sản:

Dư nợở lĩnh vực này biến động không lớn qua 3 năm. Cụ thểlà năm 2010 đạt 264.691 triệu đồng sang năm 2011 chỉ đạt 220.943 triệu đồng giảm 43.748 triệu đồng tương ứng 16,53% so với năm 2010. Qua năm 2012 thì dự nợ ngành này bắt đầu tăng nhưng không nhiều chỉ đạt 231.861 triệu đồng tăng 10.918 triệu đông tương ứng 4,94% so với năm 2011. Nguyên nhân biến động qua các năm ở ngành này là do tình hình kinh doanh ở lĩnh vực này có nhiều biến động về giá cả nguyên liệu đầu vào, ở địa bản Cần Thơ cho vay chủ yếu là nuôi cá tra nhưng giá cá xuất khẩu ra nước ngoài bị đánh thuế cao làm cho các hộ nuôi cá không có được lợi nhuận như những năm trước nên làm cho việc vay vốn đế nuôi cá không còn được như trước đây nữa và cũng làm cho doanh số cho vay của ngân hàng đối với ngành thủy sản giảm vào năm 2011 và 2012 từđó làm cho du nợ đối với ngành giảm qua các năm.

Thương mại

Ở lĩnh vực thương mại thì ta thấy dư nợ cho vay giảm qua từng năm. Cụ thểnăm 2010 dư nợ là 354.997 triệu đồng chiếm 27,85% tỷ trọng. Năm 2011 dư nợ giảm 4,87% đạt 337.703 triệu đồng. Đến năm 2012 thì dư nợ tiếp tục giảm chỉ đạt 283.367 triệu đồng giảm 54.336 triệu đồng tương ứng 16,09% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan của kinh tế xã hội trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn.

63

Tiêu dùng

Doanh dự ở lĩnh vực này biến động không đều qua các năm. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao qua từng năm, sức mua tăng và tiêu dùng của dân cư tăng lên, thêm vào trong những năm gần đây ACB Cần Thơ liên tục đưa ra các dịch vụ cho vay tiêu dùng với lãi suất hấp dẫn và cách phục vụ của chi nhánh đã làm hài lòng khách hàng thần thuộc nên việc cho vay tiêu dùng được thuận lợi hơn với ngân hàng. Cụ thểnăm 2011 dư nợ đạt 197.817 triệu đồng tăng 67.760 triệu đồng tương ứng 52,10% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì dư nợ có phần giảm cụ thể chỉ đạt 166.675 triệu đồng giảm 31.142 triệu đồng tương đương 15,74% so với năm 2011.

64

Bảng 10: Tình hình dư nợ theo lĩnh vực đầu tư của ACB Cần Thơ từnăm 2010 - 2012

( Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) % Số tiền (Tr. đồng) % SXKD 525.044 41,19 365.612 32,58 327.451 32,44 (159.432) (30,37) (38.161) (10,44) Thủy sản 264.691 20,76 220.943 19,69 231.861 22,97 (43.748) (16,53) 10.918 4,94 Thương mại 354.997 27,85 337.703 30,10 283.367 28,08 (17.294) (4,87) (54.336) (16,09) Tiêu dùng 130.057 10,20 197.817 17,63 166.675 16,51 67.760 (52,10) (31.142) (15,74) Tổng 1.274.789 100 1.122.075 100 1.009.355 100 (152.714) (11,98) (112.720) (10,05)

65

4.2.3.3. Dự nợ theo thành phần kinh tế

Đối với doanh nghiệp Nhà nước

Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước biến động qua các năm như sau: Năm 2010 dư nợ đạt mức 189.051 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14,83% trong tổng dư nợ của chi nhánh, 100.870 triệu đồng là dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước năm 2011, sang năm 2012 thì dư nợ này có phần tăng hơn so với năm 2011 và đạt mức là 113.720 triệu đồng tăng 12.850 triệu đồng tương ưng 12,74% so với năm 2011. Ta thấy dư nợ đối với thành phần này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ ngân hàng do việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng cho thấy Chi nhánh hạn chế tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước do đây là thành phần kinh tế sử dụng vốn kém hiệu quả, thay vào đó hiện tại các doanh nghiệp Nhà nước đang dần cổ phần hóa để hội nhập và phát triển theo định hướng của nước ta. Mặt khác các doanh nghiệp Nhà nước thường được hỗ trợ vốn từ ngân sách cấp nên việc vay vốn của của các ngân hàng thương mại cũng ít đi. Đó là nguyên nhân làm dư nợ đối với thành phần này có chiều hướng giảm qua các năm.

Đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Dư nợ đối với thành phần này chiếm một phần tỷ trọng không nhỏ trên tổng dư nợ của Chi nhánh, tình hình biến động thuận chiều với doanh số cho vay. Dư nợtăng vào năm 2011 đạt mức 488.809 triệu đồng tương ứng tăng 18,02% so với năm 2010 rồi giảm mạnh vào năm 2012 chỉ còn 306.618 triệu đồng giảm tương ứng 37,27% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng doanh thu dư nợtăng vọt trong năm 2011 là do lạm phát tăng cao giá nguyên vật liệu tăng nên làm cho các doanh nghiệp phải tăng cường lượng vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Trong năm 2012 do tình hình chung của nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động bất ổn gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp, sức tiêu thụ giảm. Do đó tình hình sản xuất có phần chậm lại, lượng hàng hóa tiêu thụ chậm lại làm cho nhu cầu vốn cũng giảm theo kéo theo dư nợđối với thành phần kinh tế này giảm trong năm 2012.

Đối với cá thể

Dư nợ cho vay đối với thành phần này chiếm tỷ trọng trung bình cao nhất trong tổng dư nợ của Chi nhánh chiếm khoảng 42% tỷ trọng. Cụ thể năm 2010 đạt mức 460.012 triệu đồng chiếm 36,09% tỷ trọng dư nợ, năm 2011 dư nợ tăng lên nhưng không nhiều đạt mức 475.347 triệu đồng tăng 15.335 triệu đồng tương ứng 3,33% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì doanh số dư nợ đối với thành

66

phần kinh tế này tiếp tục tăng từ 475.347 triệu đồng năm 2011 lên 481.092 triệu đồng tăng 5.745 triệu đồng tương đương 1,21% so với năm 2011. Trong những năm nay chi nhánh tập trung tăng cường tín dụng đối với thành phần kinh tế tư nhân cá thể nhiều hơn đã làm cho doanh số cho vay tăng mạnh trong năm 2011 nên kéo theo dư nợnày tăng trong năm 2012.

67

Bảng 11: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của ACB Cần Thơ từnăm 2010 – 2012

( Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chệnh lệch 2011/2010 Chệnh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) % Số tiền (Tr. đồng) % DNNN 189.051 14,83 100.870 8,99 113.720 11,27 (88.181) (46,64) 12.850 12,74 DN ngoài NN 414.187 32,49 488.809 43,56 306.618 30,38 74.622 18,02 (182.191) (37,27) Cá Thể 460.012 36,09 475.347 42,37 481.092 47,66 15.335 3,33 5.745 1,21 Khác 211.539 16,59 57.049 5,08 107.925 10,69 (154.490) (73,03) 50.876 89,18 Tổng 1.274.789 100 1.122.075 100 1.009.355 100 (152.714) (11,98) (112.720) (10,05)

69

4.2.4. Phân tích nợ quá hạn

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

4.2.4.1. Nợ quá hạn theo thời hạn

Quá hạn ngắn hạn:

Nợ quá hạn do cho vay ngắn hạn chiếm đến 72,7% tỷ trọng vào năm 2010, 82,62% vào năm 2011 và 79,48% vào năm 2012. Nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng tương đối lớn qua các năm. Năm 2011 nợ quá hạn ngắn hạn tăng 48,74% hay tăng 3.463 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 thì tỷ lệ này tăng nhanh khá mạnh cụ thể là tăng 20.222 triệu đồng tương đương 191,35% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ quá hạn ngắn hạn tăng nhanh qua 3 năm là do tình hình kinh tếkhó khăn chung, các doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh từ đó làm cho các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Thêm vào đó trong năm 2012 thị trường bất động sản đóng băng và kéo theo nhiều dự án xây dựng nhà chung cư không thể bán để thu vốn vềđược làm cho các khoản vay ngân hàng của các công ty xây dựng hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rất khó trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Do đó trong thời gian tới cán bộ tín dụng cần nâng cao khảnăng dự đoán thị trường tiềm năng để tăng cường tiếp thị góp phần giảm rủi ro tín dụng nhất là trong tình hình kinh tế có diễn biến phức tập như hiện nay.

Nợ quá hạn dài hạn:

Các khoản nợ quá hạn dài hạn của ngân hàng biến động mạnh qua các năm mà trong đó tăng mạnh nhất là vào năm 2012, giảm vào năm 2011 như không đáng kể. Cụ thể là năm 2010 ở mức 2.668 triệu đồng sang năm 2011 giảm còn 2.223 triệu đồng giảm 445 triệu đồng tương ứng 16,68% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì con sốnày tăng lên khá cao ở mức 7.947 triệu đồng tăng 5.524 triệu đồng tương ứng 257,49% so với năm 2011. Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng tác động đến nền kinh tếnước ta nên việc sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gặp rất nhiều khó khăn các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

70

Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian của ACB Cần Thờ từnăm 2010 - 2012

( Nguồn: Phòng khách hàng doang nghiệp ACB Cần Thơ)

Chỉ Tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) % Số tiền (Tr. đồng) % Ngắn hạn 7.105 72,7 10.568 82,62 30.790 79,48 3.463 48,74 20.222 191,35 Trung – dài hạn 2.668 27,3 2.223 17,38 7.947 20,52 (445) (16,68) 5.524 257,49 Tổng 9.773 100 12.791 100 38.737 100 3.018 30,88 25.946 202,85

71

4.2.4.2. Nợ quá hạn theo lĩnh vực đầu tư

Đối với sản xuất kinh doanh:

Ta thấy tình hình nợ xấu của Chi nhánh tăng nhanh qua các năm, đặc biệt nợ xấu của theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng khoảng 49,78% cao nhất trong tổng nợ xấu của Chi nhánh cụ thể: Năm 2010 với việc doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ tăng cao thì tình hình nợ xấu cũng có phần tăng theo với giá trị là 5.750 triệu đồng năm 2011 tăng 4,63% so với năm 2010. Đến năm 2012 với doanh số cho vay giảm hơn 55% so với năm 2011 trong khi đó thì nợ xấu tăng lên đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh là 18.656 triệu đồng tăng tương ứng 224,46% so với năm 2011. Với nợ xấu tăng nhanh qua các năm như vậy cho thấy việc sản xuất kinh doanh ở cảnước nói chung cũng như địa bàn Cần Thơ gặp rất nhiều khó khăn, lượng hàng hóa sản xuất không thể tung ra thị trường vì kinh tế gặp rất nhiều khó khăn làm tăng lượng tồn kho của các doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh không thu hồi vốn nhanh để trả nợ ngân hàng.

Đối với ngành thủy sản

Năm 2010, nợ xấu của ngành thủy sản là 1.668 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,07%, năm 2011 nợ xầu ngành này tăng 47,21% so với năm 2010 và ở mức 2.456 triệu đồng. Đến năm 2012 thì nợ xấu của ngành này tăng mạnh 238,18% so với năm 2011 ở mức 8.305 triệu đồng. Đây là cũng là biến động đáng chú ý của hoạt động tín dụng đối với ngành thủy sản, nguyên nhân do một phần hoạt động kém hiệu quả của ngành này và với lạm phát tăng cao trong khi đó giá cảđối với ngành thủy sản thì không tăng nên dẫn tới việc chậm trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy tình trạng nợ xấu của ngành này cũng tăng nhanh qua các năm, do đó cán bộ ngân hàng nên thẩm định kỹ khi cho vay trong ngành này để tránh tình trạng nợ xấu tiếp tục tăng trong các năm tới.

Đối với ngành thương mại

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)