Đối với các khoản vay trung – dài hạn do kinh tế diễn biến phức tạp nên cần phải chọn lựa đối tượng khách hàng có uy tính cao khi cho vay. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Đối với thành phần kinh tế cần chú ý đối với khách hàng doanh nghiệp vì tình hình khủng hoảng kinh tế hiện này làm cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ngân hàng cần có biện pháp chủtrương gia hạn nợ nhằm tạo điều kiện cho những khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng tạm thời đang gặp khó khăn trong kinh doanh để họ yên tâm trong sản xuất kinh
83
doanh, một phần mang lại hiệu quả cho chính khách hàng, một phần tạo thu nhập cho ngân hàng.
Đối với khách hàng cá nhân thì cần tăng cường giám sát mục đích sử dụng vốn để nhằm mang giảm thiểu khó khăn khi thu nợ.
5.3. Giải pháp về nợ quá hạn
Nợ quá hạn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng nước ta trong 2 năm gần đây. Đây là hệ thông ngân hàng nước ta nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng bắt buộc phải chấp nhận vì ngân hàng không thể triệt tiêu nợ quá hạn được mà chỉ có thể hạn chế nó ở mức tối thiểu có thể:
- Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay cho đến khi thu nợ, không để tình trạng khách háng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm trả tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên hơn. Thông qua đó theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như: sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, lượng hàng tồn kho nhiều... để có biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời.
- Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ Chi nhánh muốn hoạt động tốt thì cần có sự nổ lực của nhân viên tín dụng trong việc phân loại khách hàng, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với Chi nhánh. Tích cực thông báo, đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng.
- Đối với khách hàng cá nhân cho vay để sản xuất, cán bộ tín dụng nên kết hợp với chính quyền địa phương trực tiếp xuống từng hộđể thẩm định xem xét dự án có khả thi hay không. Nếu dựán đầu tư khả thi cán bộ tín dụng mới đưa đơn xin vay vốn cho khách hàng làm thủ tục vay vốn.
5.4. Giải pháp khác
- Đổi mới tang thiết bị công nghệ, nâng cao cơ sở vật chất hiện đại hơn,...
- Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến phản hồi của họ về các hoạt động hiện tại của Ngân hàng.
- Đa dạng hóa các hình thức cho vay hơn nữa để tăng doanh số cho vay trong những năm tới từđó tăng thêm thu nhập cho Chi nhánh, thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cá nhân, doanh nghiệp tạo thuận lợi mở rộng thị phần.
- Cần đẩy mạnh công tác Marketing bằng các hình thức khuyến mãi, quảng cáo, quảng bá sản phẩm, thương hiệu trên thông tin đại chúng, tài trợ các chương trình và các hoạt động xã hội...
- Ngân hàng ngày nay có xu hướng tự động hóa, vì thế Ngân hàng cần mở rộng
84
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua phân tích ta thấy được tình hình hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại từnăm 2012 gặp rất nhiều khó khăn vì vậy nghiệp vụ tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Đây là nghiệp vụcơ bản và đặc trưng nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng vững chắc đồng nghĩa với hoạt động ngân hàng vững chắc. Bên cạnh đó nghiệp vụ tín dụng còn có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực thi chính sách của NHNN. Hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân góp phần an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tếđất nước.
Qua phân tích kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ nhìn chung hoạt động tín dụng chưa được tốt như những năm trước đây. Doanh sốcho vay đang có xu hướng giảm mạnh vào năm 2012, dư nợ cũng giảm, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có sự tăng mạnh trong năm 2012 nhưng so với nợ xấu toàn hệ thống thì vẫn còn ở tỷ lệ thấp và nằm trong tầm kiểm soát.
Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng như hiện nay với kết quảđạt được như trên là từ sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên ACB Cần Thơ cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho ACB Cần Thơ làm tròn nhiệm vụ của mình trong việc cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động của nền kinh tếtrên địa bàn.
6.2. KIẾN NGHỊ
Đối với Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần có sự kiểm tra, giám soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng và ngân hàng Nhà nước cũng cần có biện pháp quản lý vĩ mô để giải quyết tình trạng hàng tồn kho của các doanh nghiệp từ đó góp phần làm giảm nợ xấu của các NHTM.
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nên thường xuyên, định kỳ sàng lọc và xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp từ đó tạo kênh thông tin hiệu quả để tổ chức tín dụng thảm khảo trong việc đánh giá khách hàng.
Xem xét chỉnh sửa các quy đinh về đảm bảo nợ vay, tránh thủ tục phức tạp, rườm rà, thời gian chờđợi lâu.
85
Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát.
Đối với ACB
Hỗ trợ tích cực cho chi nhánh trong việc nâng cao nguồn nhân lực, đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất hiện đại đế góp phần cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác.
Cần có chính sách khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc nhằm tạo động lực cho nhân viên phát triển, hoàn thành tốt chỉtiêu được giao.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị Ngân hàng, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
3. Trần Ái Kết, Phan Tùng Lâm, Đoàn Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thị Lương, Phạm Xuân Minh (2008). Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, Tủsách Đại học Cần Thơ.