Doanh số thu nợ cũng là chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh. Thông qua doanh số thu nợ giúp ta đánh giá được tình hình quản lý nguồn vốn, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tình chính xác của khâu thẩm định khi thẩm định để cho khách hàng vay vốn của cán bộ tín dụng. Đểđạt được hiệu quả tốt trong hoạt động tín dụng ngoài việc nâng cao doanh số cho vay cần phải quan tấm đến công tác thu hồi nợ, nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả và gia tăng số vòng quay đồng vốn kinh doanh của chi nhánh, đông thời tối đa hoá lợi nhuận cho ngân hàng.
4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn
Bên cạnh sự biến động của doanh số cho vay theo thời gian, chúng ta cùng nghiên cứu doanh số thu nợ của ACB Cần Thơ qua các năm 2010, 2011, 2012 như sau:
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Qua sự biến động không đồng nhất của doanh số cho vay thì qua doanh số thu nợ cũng biến động không đồng nhất. Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ ngắn hạn tăng mạnh nhất là vào năm 2011 tăng 1.475.542 triệu đồng tương đương 20,68% so với năm 2010. Đạt được kết quả này là do trong năm 2011 khách hàng đầu tư kinh doanh có hiệu quả nên việc trả nợ vay cho ngân hàng đúng hạn ngoài ra cũng phải kể đến nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Sang năm 2012 thì doanh số thu nợ giảm mạnh cụ thể là giảm 4.361.643 triệu đồng giảm tương ứng 50,66% so với năm 2011. Một phần do trong năm 2012 từ việc kinh tếnước ta gặp nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh kém hiệu quả làm cho việc thu hồi nợ vay của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.
Doanh số thu nợ dài hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn biến động mạnh thì trong khi đó doanh số thu nợ dài hạn lại tăng một cách ổn định qua 3 năm. Cụ thể Năm 2011 đạt 794.488 triệu đồng tăng 66.707 triệu đồng tương ứng 9,17% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì doanh số thu nợ dài hạn tăng 63.868 triệu đồng tương đương 8,04% so với năm 2011. Vay trung và dài hạn thường là đối tượng đi vay để mua nhà ở, mua tài sản cố định để phục vụ sản xuất kinh doanh, vay mua xe ôtô...nên cho vay đối với đối tượng này không nhiều và thường là cho vay theo phương thức trả góp. Thường cho vay trung và dài hạn sẽ định nhiều kỳ hạn qua nhiều năm nên khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhưng nhìn chung có được kết quả như vậy cho thấy chi nhánh đạt được hiệu quả trong việc lựa chon khách hàng cũng nhưng trong công tác thẩm định trong việc cho vay trung và dài hạn.
51
Bảng 06: Tình hình thu nợ theo thời gian của ACB Cần Thơ từnăm 2010 - 2012
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đông) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) % Số tiền (Tr. đồng) % Ngắn hạn 7.134.153 90,74 8.609.695 91,55 4.248.052 83,19 1.475.542 20,68 (4.361.643) (50,66) Trung – dài hạn 727.781 9,26 794.488 8,45 858.356 16,81 66.707 9,17 63.868 8,04 Tổng 7.861.934 100 9.404.183 100 5.106.408 100 1.542.249 29,85 (4.297.775) (42,62)
52
4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo lĩnh vực đầu tư
Đối với ngành sản xuất kinh doanh
Qua việc doanh số cho vay biến động và giảm mạnh nhất trong năm 2012 thì doanh số thu nợ cũng giảm đáng kể trong năm 2012 và tăng vào năm 2011. Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Cụ thể năm 2011 đạt 4.234.704 triệu đồng tăng 1.176.411 triệu đồng tương đương 38,47% so với năm 2010 trong năm 2011 thì doanh sốtăng trưởng trong việc thu nợ của ngân hàng là khá tốt do trong năm 2011 thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao bên cạnh đó thì đa số các khoản vay SXKD là những khoản vay ngắn hạn nên việc thu hồi vốn nhanh, trong năm 2011 lãi suất cho vay khá cao nên việc trả nợ sớm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả để bớt gánh nặng về lãi suất của ngân hàng cũng góp phần là tăng doanh số thu nợ của ngân hàng. Sang năm 2012 bên cạnh doanh số cho vay SXKD giảm mạnh thì kéo theo doanh số thu nợ SXKD cũng giảm đáng kể cụ thể là năm 2012 đạt 1.841.881 triệu đồng tương đương giảm 56,51% so với năm 2011. Đặc biệt trong năm 2012 các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả hoặc doanh nghiệp còn lượng hàng tồn khó quá lớn và không thể tung ra thị trường làm cho lượng vốn của doanh nghiệp thu hồi rất chậm nên làm cho việc trả nợ cho ngân hàng cũng khó khăn hơn. Hậu như trong năm 2012 thì các ngân hàng thương mại rất khó khăn trong việc thu nợ và làm cho nợ xấu của các ngân hàng thương mại tăng đáng kể trong năm 2012.
Đối với ngành thủy sản
Việc cho vay trong ngành thủy sản cũng góp phần quan trọng trong doanh số cho vay của ngân hàng, qua đó thì ngành thủy sản cũng biến động tương tự như ngành sản xuất kinh doanh cụ thểlà năm 2011 đạt 1.839.458 triệu đồng tăng 136.563 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 từ việc doanh số cho vay đối với ngành thủy sản giảm thì từđó cũng kéo theo doanh số thu nợ của ngành này giảm đáng kể cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ chỉ đạt 1.202.048 triệu đồng giảm 637.410 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân trong năm 2012 ngành này giảm là do yếu tố giá cả thất thường trên thị trường, người nuôi cá không có được lợi nhuận, thậm chí lỗ, nên việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.
53
Nhìn chung từ việc doanh sốcho vay trong 3 năm của ngân hàng thì năm 2012 là năm có tỷ trọng cho vay thấp nhất nên việc kéo theo doanh số thu nợ giảm và dư nợ giảm mạnh. Trong năm 2012 thì hầu hết các ngân hàng thương mại trên địa bàn Cần Thơ rất khó khăn trong việc cho vay cũng như thu nợ. Năm 2011 doanh số thu nợ ngành thương mại của ngân hàng tăng 232.430 triệu đồng tương đương 14,77% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì doanh số ngành này giảm đáng kể cụ thể là 724.066 triệu đồng tương đương 40,10% so với năm 2011. Khách hàng ở ngành này chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân đây là thành phần kinh tế kinh doanh độc lập chủ yếu dựa vào vốn tự có và vốn vay của ngân hàng. Trong năm 2011 kết quả hoạt động kinh doanh của họ có lợi nhuận cao và cũng trong năm 2011 thì lãi suất cho vay của ngân hàng cao nên việc họ trả nợ ngân hàng trước thời hạn để nhằm giảm bớt gánh nặng về lãi vay của ngân hàng là đều tất yếu làm cho năm 2011 doanh số thu nợ của ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ tăng lên. Sang năm 2012 là khó khăn chung của tất cả các ngành và việc họ không thể duy trì được kết quả hoạt động kinh doanh như năm 2011 do ảnh hưởng các chính sách vĩ mô của Nhà nước và kèm theo đó là khó khăn chung của nền kinh tế làm cho việc thu nợ của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.
Đối với cho vay tiêu dùng:
Doanh số thu nợ của cho vay tiêu dùng giảm liên tục qua 3 năm nhưng giảm mạnh nhất là vào năm 2012. Cụ thể năm 2011 đạt 1.524.418 triệu đồng giảm 3.156 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 0,21% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 16,21% trong doanh số thu nợ của ngân hàng. Đến năm 2012 doanh số thu nợ giảm đáng kể, chỉ đạt 980.941 triệu đồng giảm 543.477 triệu đồng tương ứng 35,65% so với năm 2011. Trước năm 2012 thì tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ tăng cao, người dân buôn bán ổn định và thu nhập người dân trong thành phố tăng lên nên kéo theo nhu cầu cũng tăng lên người dân bắt đầu có nhu cầu mua sắm nhiều hơn, xây dựng, sửa nhà cửa cũng tăng cao... và buôn bán đạt lợi nhuận cao nên đồng vốn trong nền kinh tế quay vòng nhanh. Do đó góp phần vào công tác thu nợ của ngân hàng cũng dễ dàng hơn. Sang năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn người dân buôn bán hàng hóa khó khăn hơn kèm theo lạm phát tăng cao nên giá cảhàng hóa tăng cao làm cho người tiêu dùng phải hạn chế trong việc chi tiêu của mình từđó làm cho cá nhân hạn chế việc vay vốn ngân hàng để mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhà... nên doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng giảm mạnh trong năm 2012 và cũng kéo theo doanh số thu nợ giảm.
54
Bảng 07: Tình hình thu nợ theo lĩnh vực đầu tư của ACB Cần Thơ từ năm 2010 - 2012
( Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ)
Chỉ Tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền ( Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền ( Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền ( Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền ( Tr. đồng) % Số tiền ( Tr. đồng) % SXKD 3.058.292 38,9 4.234.704 45,03 1.841.881 36,07 1.174.411 38,47 (2.392.822) (56,51) Thủy sản 1.702.895 21,66 1.839.458 19,56 1.202.048 23,54 136.563 8.02 (637.410) (34,65) Thương mại 1.573.173 20,01 1.805.603 19,20 1.081.537 21,18 232.430 14,77 (724.066) (40,10) Tiêu dùng 1.527.574 19,43 1.524.418 16,21 980.941 19,21 (3.156) (0,21) (543.477) (35,65) Tổng 7.861.934 100 9.404.183 100 4.993.688 100 1.542.249 19,62 (4.410.495) (46,9)
55
4.2.2.3. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Đối với doanh nghiệp Nhà nước
Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước chiếm trung bình khoảng 9,39% trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh. Doanh số này biến động liên tục, tăng 43,50% vào năm 2011 đạt mức 816.734 triệu động chiếm tỷ trọng 8,68% trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh, rồi giảm vào năm 2012 đạt mức 624.936 triệu đồng giảm 191.789 triệu đồng tương ứng 23,48% so với năm 2011. Việc doanh số thu nợ giảm ngoài việc phụ thuộc vào tình hình kinh tế khó khăn mà còn phụ thuộc nhiều vào doanh số cho vay của các năm. Nguyên nhân trong năm 2012 doanh số thu nợ thấp là do doanh số cho vay năm 2012 thấp hơn năm 2010 và 2011.Tương tự ta thấy doanh số thu nợ biến động tương đồng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ giảm vào năm 2012 là do các dự án mới cho vay chưa đến kỳ thu nợ nên chi nhánh không thểthu được.
Đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước
Đây là loại hình doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lớn với ngân hàng, cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này chiếm trung bình khoảng 52,1% doanh số cho vay của ngân hàng. Vì vậy muốn công tác thu nợ đạt nhiều thành công thì ngân hàng nên có chiến lược hợp lý. Tình hình thu nợ các năm diễn biến không đồng đều cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ đạt mức 5.672.853 triệu đồng tăng 2.131.139 triệu đồng tương ứng 60,17% so với năm 2010. Doanh số thu nợ trong năm 2011 là tương đối tốt của cán bộ tín dụng ngân hàng, sở dĩ trong năm 2011 doanh số thu nợ được dễ dàng là do các doanh nghiệp làm ăn có lãi thêm vào đó lãi suất năm 2011 là khá cao từ 16% - 24%/năm nên các doanh nghiệp làm ăn có lãi họ tranh thủ trả các khoản vay ngân hàng trước hạn để giảm thiểu gánh nặng về lãi suất. Sang năm 2012 doanh số thu nợ giảm khá mạnh chỉ đạt mức 2.740.365 triệu đồng giảm 2.932.488 triệu đồng tương ứng 51,69% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số thu nợ trong năm này giảm là do doanh số cho vay đối với thành phần này trong năm 2012 giảm khá mạnh nên kéo theo doanh số thu nợ giảm. Cũng trong năm 2012 nợ xấu của các ngân hàng thương mại tăng cao và ACB cũng không ngoại lệ nên hạn chế việc cho vay đối với các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thêm vào đó một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng là rất khó khăn vì vậy làm cho doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ đối với thành phần doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm mạnh trong năm 2012.
Đối với cá thể
Hình chung doanh số thu nợ đối với cá thể giảm qua các năm. Sự sụt giảm của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng giảm theo. Để thấy được tình hình thu nợ đối với cá thể của chi nhánh như thểnào qua 3 năm ta cần đi vào phân tích số liệu sau: doanh số thu nợ đối với cá thể trung bình chiếm 34,66% trong tổng
56
doanh số thu nợ. Năm 2010 đạt mức 3.456.012 triệu đồng chiếm 43,96% tổng doanh số thu nợ của chi nhánh, năm 2011 thì doanh số thu nợ bắt đầu giảm chỉ đạt mức 2.575.076 triệu đồng chiếm 27,38% tổng thu nợ giảm 880.936 triệu đồng tương ứng 25,49% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh số thu nợ tiếp tục giảm và chỉ đạt 1.667.141 triệu đồng giảm 907.935 triệu đồng giảm tương ứng 35,26% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số thu nợđối với cá nhân giảm qua 3 năm là do doanh số cho vay đối với thành phần này giảm, ngân hàng cho vay đối với cá nhân thường là các doanh nghiệp tư nhân và cá thể nên cán bộ tín dụng thường thẩm định rất kỹ khả năng trả nợ của thành phần này và hạn chế cho vay đối với các cá thể không đảm bảo khảnăng trả nợ nên làm cho doanh số cho vay đối với cá thể giảm qua các năm. Vì vậy doanh số thu nợ cũng không ngừng giảm theo.
57
Bảng 08: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của ACB Cần Thơ từnăm 2010 - 2012
( Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ACB Cần Thơ)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr. đồng) % Số tiền (Tr. đồng) % DNNN 569.149 7.24 816.734 8,68 624.936 12,24 247.585 43,50 (191.789) (23,48) DN ngoài NN 3.541.714 45.05 5.672.853 60,32 2.740.365 53,67 2.131.139 60,17 (2.932.488) (51,69) Cá Thể 3.456.012 43.96 2.575.076 27,38 1.667.141 32,65 (880.936) (25,49) (907.935) (35,26) Khác 295.059 3.75 339.520 3,61 73.966 1,45 44.461 15,07 (265.554) (78,21) Tổng 7.861.934 100 9.404.183 100 5.106.408 100 1.542.249 19,62 (4.297.775) (45,70)
59
4.2.3. Phân tích dư nợ
Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ tín dụng là phần sinh lời lớn là yếu tố hết sức quan trọng trong ngân hàng thương mại vì dư nợ là số tiền mà ngân hàng còn phải thu của khách hàng trong thời điểm nhất định. Trên thực tế một ngân hàng kinh doanh có hiệu quả là không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đánh giá khách hàng có đủ năng lực trả nợhay không để nhằm giảm rui ro tín dụng.
4.2.3.1. Dư nợ theo thời hạn
Dư nợ ngắn hạn
Trong 3 năm gần đây dư nợ của ACB Cần Thơ giảm dần qua các năm, đó cũng là tình hình chung của các ngân hàng thương mại hiện nay, khi mà tình hình huy động vốn cũng như cho vay hiện nay không còn thuận lợi như trước. Cụ thể năm 2010 chiếm 68,22% trong tổng dư nợđạt 869.753 triệu đồng. Năm 2011 chỉ đạt 763.235 triệu đồng giảm 106.518 triệu đồng tương ứng 12,25% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì dư nợ tiếp tục giảm chỉ đạt 723.685 triệu đồng chiếm 71,70% trên tổng dư nợ giảm 39.550 triệu đồng tương ứng 5,18% so với năm 2011. Nguyên nhân trong năm 2011 dư nợ giảm là do lãi suất cho vay trong năm 2011 là khá cao nên các doanh nghiệp cũng như cá nhân tranh thủ trả nợ trước hạn cho ngân hàng để nhằm tránh gánh nặng về lãi suất nên làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2011 cao hơn doanh số cho vay của ngân hàng, làm cho dư nợ trong năm này giảm. Trong năm 2012 do việc thận trọng trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém để tránh các khoản nợ