1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm cửu long.pdf

140 3,1K 43
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm cửu long

Trang 1

Cần Thơ - 2010

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

-

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

DƢỢC PHẨM CỬU LONG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Lớp: Ngoại thương 1 K33

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Sau 3 năm học tập và nghiên cứu dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, được sự hướng dẫn và giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, đã giúp em có được những kiến thức quý báu Với những kiến thức đã học được ở trường, và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Nhân quyển luận văn này, em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:

Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến Cô Lê Thị Thu Trang, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng các cô, chú, anh, chị trong Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long đã tạo điều kiện cho em thực tập, giúp em có điều kiện hoàn thành luận văn của mình

Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn, nên bài luận văn của em không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô, Quý Công Ty để bài luận văn hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn

Cuối cùng, em xin chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, cùng các Quý cô, chú, anh, chị tại Công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long được nhiều sức khỏe, hạnh phúc, vui vẻ, thành đạt trong cuộc sống

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2010 Sinh viên thực hiện

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2010 Sinh viên thực hiện

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 5

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

 Họ và tên người hướng dẫn: LÊ THỊ THU TRANG  Học vị:

 Chuyên ngành:

 Cơ quan công tác: Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh  Tên học viên: Nguyễn Trung Tiến

 Mã số sinh viên: 4074695 ● Chuyên ngành: Kinh Tế Ngoại Thương  Tên đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Giáo viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm tạ i

Lời cam đoan ii

Nhận xét của cơ quan thực tập iii

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iv

Nhận xét của giáo viên phản biện v

Mục lục vi

Danh mục biểu bảng ix

Danh mục hình xi

Danh mục sơ đồ xii

Danh sách từ viết tắt xiii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.5 Lược khảo tài liệu 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1 Phương pháp luận 4

2.1.1 Khái quát chung về phân tích hoạt động kinh doanh 4

2.1.2 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh 5

2.2 Phương pháp nghiên cứu 13

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG 15

3.1 Quá trình hình thành và phát triển 15

3.1.1 Quá trình hình thành công ty 15

Trang 8

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chính 16

3.1.3 Mạng lưới phân phối 17

3.1.4 Qui mô sản xuất 17

3.1.5 Trình độ công nghệ 18

3.1.6 Hệ thống quản lý và đảm bảm chất lượng sản phẩm 18

3.2 Tổ chức và nhân sự công ty 20

3.2.1 Cơ cấu quản lý và bộ máy tổ chức 20

3.2.2 Nguồn nhân lực của công ty 23

3.3 Định hướng phát triển 25

3.3.1 Phương hướng mục tiêu năm 2010 25

3.3.2 Định hướng phát triển trong những năm tới 25

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG 27

4.1 Phân tích tình hình doanh thu 27

4.1.1 Phân tích tình hình tổng doanh thu 27

4.1.2 Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 31

4.1.3 Phân tích doanh thu tài chính 45

4.2 Phân tích chi phí 47

4.2.1 Phân tích tình hình tổng chi phí 47

4.2.2 Phân tích giá vốn hàng bán 50

4.2.3 Phân tích chi phí bán hàng 55

4.2.4 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp 59

4.2.5 Phân tích chi phí hoạt động tài chính 60

4.3 Phân tích lợi nhuận 62

4.3.1 Lợi nhuận thuần bán hàng 62

4.321 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 66

4.3.3 Lợi nhuận sau thuế 68

4.4 Phân tích các chỉ số tài chính 73

4.4.1 Tỷ số thanh toán 73

4.4.2 Tỷ số hoạt động 76

4.4.3 Tỷ số quản trị nợ 80

Trang 9

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG 88

5.1 Thuận lợi và khó khăn 88

5.1.1 Thuận lợi 88

5.1.2 Khó khăn 89

5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 91

5.2.1 Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển tại thị trường nội địa, gia tăng xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài 91

5.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm 93

5.2.3 Bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất 93

5.2.4 Phát triển chiến lược R&D 94

5.2.5 Xây dựng nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao 95

Phụ lục 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2007 100

Phụ lục 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂN 2008 104

Phụ lục 3: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2009 110

Phụ luc 4: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 115

Phụ lục 5: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 120

Phụ lục 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2007, 2008 VÀ 2009 125

Phụ lục 7: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009, 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 126

Trang 10

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang Bảng 1 Ma trận SWOT 14

Bảng 2 Trình độ nhân viên của công ty 23

Bảng 3 Tổng doanh thu của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 27

Bảng 4 Tổng doanh thu của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 29

Bảng 5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty từ năm 2007 đến

Bảng 9 Doanh thu hoạt động tài chính của công ty từ năm 2007 đến 2009 45

Bảng 10 Doanh thu hoạt động tài chính trong 6 tháng đầu năm 2010 46

Bảng 11 Tổng chi phí của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 47

Bảng 12 Tổng chi phí của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 49

Bảng 13 Giá vốn hàng bán của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009 50

Bảng 14 Giá vốn hàng bán của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 54

Bảng 15 Chi phí bán hàng của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 55

Bảng 16 Chi phí bán hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 57

Bảng 17 Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty từ năm 2007 đến 2009 58

Bảng 18 Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty 6 tháng đầu năm 2010 59

Bảng 19 Chi phí hoạt động tài chính của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 60

Bảng 20 Chi phí hoạt động tài chính của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 61 Bảng 21 Tình hình lợi nhuận thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 62

Bảng 22 Tình hình lợi nhuận thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 65

Trang 11

Bảng 23 Tình hình lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty qua các năm

2007, 2008, 2009 66

Bảng 24 Tình hình lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 67

Bảng 25 Tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty từ năm 2007 đến 2009 68

Bảng 26 Lợi nhuận sau thuế của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 71

Bảng 27 Các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 73

Bảng 28 Các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 73

Bảng 29 Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty từ năm 2007 đến 2009 75

Bảng 30 Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty 6 tháng đầu năm 2010 76

Bảng 31 Các chỉ số về cơ cấu vốn của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 80

Bảng 32 Các chỉ số về cơ cấu vốn của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 81

Bảng 33 Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty từ năm 2007 đến 2009 84

Bảng 34 Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty 6 tháng đầu năm 2010 84

Bảng 35 Ma trận SWOT 90

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1 Tổng doanh thu của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 27 Hình 2 Tổng doanh thu của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 30

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1 Bộ máy tổ chức của công ty 20

Trang 14

GMP – WHO Thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn WHO GLP Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc

GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc R&D Hoạt động nghiên cứu và phát triển ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu TNHH Trách nhiệm hữu hạn

Trang 15

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đầu thế kỉ XX, ngành dược phẩm thế giới được hình thành Trải qua gần 1 thế kỷ, ngành dược phẩm đã có bước phát triển vượt bậc, với số lượng công ty kinh doanh ngày càng nhiều, sản phẩm đa dạng, quy trình sản xuất hiện đại, việc đầu tư phát triển sản phẩm được đẩy mạnh Tuy mới phát triển trong những năm gần đây, ngành Dược Việt Nam cũng không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, nhanh chóng tạo lập thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, cho ra đời nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Tính đến cuối năm 2007, cả nước đã có hơn 178 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, với giá trị sản xuất toàn ngành đạt gần 600 triệu đô la

Từ năm 2008 đến nay, ngành Dược Phẩm Việt Nam tiếp tục có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, song cũng gặp không ít những khó khăn nhất định Khủng hoảng kinh tế đã tác động tiêu cực đến ngành dược, làm cho thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá thuốc sản xuất tăng, nhu cầu nội địa giảm sút… Bên cạnh đó, thị trường dược phẩm trong nước được mở cửa, mức độ cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước với nước ngoài ngày càng cao

Là một trong 10 công ty Dược lớn nhất Việt Nam, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, phấn đấu vượt qua khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất Từ năm 2008 đến nay, trong tình hình chung của ngành Dược, hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty có nhiều điều kiện để phát triển, song khó khăn, thách thức cũng không nhỏ Vì vậy, việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua là rất cần thiết, từ đó đánh giá được tình hình kinh doanh, xác định được tác động của những yếu tố thuận lợi và khó khăn, mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh doanh, đồng thời tìm ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, giúp công ty

nâng cao hiệu quả kinh doanh Vì vậy, em thực hiện đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long”

Trang 16

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long, từ đó đề xuất các giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010

- Mục tiêu 2: Những thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty

- Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của

công ty

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 như thế nào?

- Những thuận lợi và khó khăn gì tác động đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty?

- Giải pháp nào giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian

tới?

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi về không gian: đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công Ty Cổ

Phần Dược Phẩm Cửu Long Số liệu nghiên cứu được thu thập từ phòng kinh

doanh, phòng tài chính – kế toán của công ty

- Phạm vi về thời gian: số liệu nghiên cứu qua các năm 2007, 2008, 2009

và 6 tháng đầu năm 2010 Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 11 năm 2010

- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh như

doanh thu (bao gồm tình hình chung về doanh thu, doanh thu cụ thể của 4 mặt hàng dược phẩm, capsule, dụng cụ y tế, hàng mua ngoài), chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính của công ty

Trang 17

1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

- Lý Thùy An (2007), luận văn tốt nghiệp “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảo Việt Vĩnh Long” Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp chi tiết, tập trung phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và môi trường hoạt động kinh doanh của công ty Bảo Việt, trên cơ sở đó đề ra một

số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

Trang 18

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp phù hợp để thực hiện các định hướng đó

2.1.1.2 Đối tƣợng phân tích hoạt động kinh doanh

Là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh, cùng với sự tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.1.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh

- Nội dung chủ yếu là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như: doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, lợi nhuận…

- Đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó

2.1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh

- Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kì trước

- Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp

- Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn

- Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp

- Lập báo cáo kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh mới trên kết quả phân tích

Trang 19

2.1.1.5 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh

- Là công cụ quan trọng để đánh giá, phân tích hoạt động kinh doanh

thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng

- Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn sức mạnh và hạn chế, từ đó xác định được mục tiêu và chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả

- Là cơ sở đề các quyết định kinh doanh

- Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra

2.1.2 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Doanh thu

a Doanh thu từ hoạt động kinh doanh

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu chính:  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền)

- Khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ là khối lượng hàng hóa sản phẩm dịch vụ mà người bán đã giao cho người mua, đã được người mua thanh toán ngay hoặc cam kết sẽ thanh toán

- Giá bán được hạch toán: là giá bán thực tế được ghi trên hóa đơn Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm:

- Doanh thu bán hàng hóa: phản ánh tổng số doanh thu của khối lượng hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong 1 kỳ hạch toán

- Doanh thu bán các thành phẩm: phản ánh tổng doanh thu của khối lượng thành phẩm, bán thành phẩm… đã xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo

Trang 20

- Doanh thu cung cấp dịch vụ: phản ánh số tiền đã nhận được và số tiền đã được người mua cam kết thanh toán về khối lượng hàng hóa đã cung cấp hoặc đã thực hiện

 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT thuần BH &

CCDV): phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh

Doanh thu thuần (DT thuần) của doanh nghiệp được xác định theo công thức:

DT thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ

Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm:

+ Giảm giá hàng bán: khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn (tức là sau khi đã có hóa đơn bán hàng) không phản ánh số giảm giá cho phép đã được ghi trên hóa đơn bán hàng

+ Hàng bán bị trả lại: phản ánh doanh thu của hàng hóa thành phẩm đã tiêu thụ bị người mua trả lại do không phù hợp yêu cầu, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại quy cách, do vi phạm hợp đồng kinh tế…

+ Chiết khấu thương mại: khoản tiền giảm trừ cho khách hàng trên tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện trong 1 thời gian nhất định hoăc khoản tiền giảm trừ trên giá bán thông thường vì do mua hàng với khối lượng lớn

+ Các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu  Doanh thu từ hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán…

b Doanh thu từ các hoạt động khác

Là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định bên trên

Các khoản thu này bao gồm thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, các khoản phải trả nhưng không trả được vì lý nguyên nhân từ phía chủ nợ, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho…

2.1.2.2 Chi phí

Chi phí là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt

Trang 21

a Chi phí sản xuất

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng cho việc sản xuất ra sản phẩm của các doanh nghiệp

Chi phí nhân công trực tiếp

Thể hiện về chi phí nhân công: lương trả theo sản phẩm và các khoản phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất Chi phí này bao gồm chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm xã hội…

Chi phí sản xuất chung

Phản ánh những chi phí sản xuất chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp

Bao gồm các khoản mục sau: - Chi phí nhân viên

- Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ - Chi phí dụng cụ sản xuất

- Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác

b Chi phí ngoài sản xuất

Chi phí bán hàng

Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo quản sản phẩm…

Bao gồm các khoản mục: - Chi phí nhân viên

- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ - Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản - Chi phí quảng cáo, tiếp thị

- Chi phí bằng tiền khác

Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của

doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính,

chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp

Trang 22

Bao gồm các khoản mục:

- Chi phí nhân viên quản lý - Chi phí vật liệu quản lý

c Chi phí hoạt động tài chính

Là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Bao gồm các loại chi phí:

- Chi phí liên doanh, liên kết - Chi phí cho thuê tài sản

- Chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu - Dự phòng giảm giá chứng khoán

- Chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp

- Chi phí nghiệp vụ tài chính

2.1.2.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến đầu tư đó, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí

a Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

- Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ: là khoảng chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp)

Trang 23

Công thức xác định lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (LN thuần BH & CCDV):

LN thuần BH & CCDV = DT thuần BH & CCDV – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

=> LN thuần = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp

b Lợi nhuận hoạt động tài chính (LN hoạt động TC)

Là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn

LN hoạt động TC = DT hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính

c Lợi nhuận khác

Là khoản thu nhập khác lớn hơn các chi phí khác, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ, các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi…

Lợi nhuận khác = Doanh thu khác – Chi phí khác

- XÁC ĐỊNH TỔNG LỢI NHUẬN KINH DOANH TRƯỚC THUẾ VÀ SAU THUẾ:

LN thuần kinh doanh = LN thuần BH & CCDV + LN tài chính

Tổng lợi nhuận trước thuế = LN thuần kinh doanh + LN khác Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập 2.1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

a Nhóm chỉ tiêu thanh toán

 Tỷ số thanh toán hiện hành: cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản để chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ của công

ty Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty

Nếu tỷ số này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan

Trang 24

Nếu tỷ số này giảm thì khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước khó khăn tài chính sẽ xảy ra Nếu tỷ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động

Tài sản lưu động Tỷ số thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn

 Tỷ số thanh toán nhanh: đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị

của nó không tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh toán

Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nhanh càng cao Nếu hệ số này bằng hoặc lớn hơn 1, khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao, doanh nghiệp không gặp khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn Nếu hệ số nhỏ hơn 1, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

b Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Vòng quay tổng tài sản: đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình

sản xuất kinh doanh trong 1 thời gian nhất định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Hệ số này càng cao hiệu quả sử dụng vốn càng cao Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản =

Tổng tài sản

Trang 25

Vòng quay tài sản cố định: cho biết 1 đồng tài sản cố định tạo ra bao

nhiêu đồng doanh thu thuần, từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố

định ở doanh nghiệp

Doanh thu thuần Vòng quay tài sản cố định =

Tổng giá trị tài sản cố định ròng bình quân

Kỳ thu tiền bình quân: đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu

Hệ số này cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để thu một khoản phải thu

Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu bình quân một ngày

 Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp Tỷ số này càng lớn, hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

c Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính

 Tỷ số nợ trên tổng tài sản: đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh

nghiệp trong việc tài trợ cho các loại tài sản hiện hữu Tỷ số này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay

Tổng nợ Tỷ số nợ =

Tổng tài sản

Trang 26

 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: đo lường khả năng trả lãi bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của doanh nghiệp Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp

EBIT Khả năng thanh toán lãi vay =

Chi phí lãi vay

d Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận

 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ Tỷ số này cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Nếu ROS cao, doanh nghiệp

hoạt động hiệu quả

Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Doanh thu thuần

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): phản ánh mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

Trang 27

 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, đo lường khả năng sinh lời của tài sản Nếu ROA > 0, doanh nghiệp có lãi trong hoạt động kinh doanh, ROA càng cao, doanh nghiệp làm ăn ngày càng hiệu quả

Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long, cụ thể qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán từ phòng Tài chính – Kế Toán

Ngoài ra, thu thập một số thông tin từ báo, tạp chí, các trang web và website của công ty (www.pharimexco.com.vn)

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1:

+ Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để đối chiếu các chỉ tiêu nghiên cứu để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế

- Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để trình bày những

thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Mục tiêu 3: sử dụng ma trận SWOT để đề ra các chiến lược nâng cao

hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Trang 28

Phân tích ma trận SWOT là phân tích những yếu tố nội bộ của một doanh nghiệp (những điểm mạnh và điểm yếu) cũng như những yếu tố bên ngoài (những cơ hội và đe dọa) tác động đến doanh nghiệp

Bảng 1: MA TRẬN SWOT

Liệt kê những cơ hội

Liệt kê những điểm yếu Các chiến lƣợt W0 Các chiến lƣợc WT

- Các chiến lƣợc SO (điểm mạnh – cơ hội): sử dụng những điểm mạnh

bên trong để tận dụng những cơ hội bên ngoài

- Các chiến lƣợc ST (điểm mạnh – đe dọa): vượt qua các khó khăn, đe

dọa bằng cách tận dụng những điểm mạnh bên trong

- Các chiến lƣợc WO (điểm yếu – cơ hội): hạn chế các điểm yếu bên

trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài

- Các chiến lƣợc WT (điểm yếu – đe dọa): tối thiểu hóa các điểm yếu

bên trong để tránh khỏi các đe dọa bên ngoài

Trang 29

Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (Cuu Long Pharmaceutical Joint – Stock Corporation)

Tên giao dịch: Pharimexco

Năm 1976, hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh được sáp nhập thành tỉnh Cửu Long Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, phân phối dược phẩm, đáp ứng nhu cầu thuốc cho nhân dân, xí nghiệp Dược Phẩm Cửu Long và Công ty Dược Phẩm Cửu Long ra đời

Tháng 4 năm 1984, Xí nghiệp Dược Phẩm Cửu Long và công ty Dược Phẩm Cửu Long sáp nhập thành Xí Nghiệp Liên hiệp Dược Cửu Long Xí nghiệp có nhiệm vụ chính là sản xuất, lưu thông phân phối thuốc, chế biến thuốc và xuất nhập khẩu các mặt hàng dược phẩm

Năm 1992, tỉnh Cửu Long được chia tách thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh Xí Nghiệp Liên Hiệp Dược Phẩm Cửu Long cũng được tách ra làm 2, bao gồm công ty Dược Trà Vinh và Công ty Dược Cửu Long Tháng 11 năm 1992, công ty Dược Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược và Vật tư y tế Cửu Long

Trang 30

(Pharimexco) theo quyết định số 538/QĐ – UBT ngày 20/11/1992 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long và quyết định số 338/HĐBT

Năm 1998, Công ty liên doanh với Hàn Quốc thành lập nhà máy sản xuất dụng cụ y tế Việt – Hàn (gọi tắt là Vikimco), với công nghệ sản xuất thế hệ mới của Hàn Quốc, hàng năm nhà máy cho ra đời khoảng 150 triệu sản phẩm các loại dụng cụ y tế: ống kiêm tim, bơm tiêm, dây truyền dịch truyền mẫu máu… được ngành y tế trong nước hoan nghênh, chất lượng được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm

Năm 2000, Công ty liên doanh với Canada xây dựng nhà máy Vicancap Nhà máy sử dụng công nghệ mới của Canada trong việc sản xuất Capsule (nang rỗng) các loại Hàng năm, nhà máy sản xuất được hơn 2 tỷ sản phẩm, phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia và Myanma

Tháng 8 năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Chính Phủ, công ty bắt đầu chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần Ngày 1 tháng 1 năm 2005, công ty có tên gọi mới là Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long Vốn điều lệ ban đầu là 56 tỷ đồng

Ngày 3 tháng 9 năm 2008, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long chính thức trở thành công ty thứ 159 niêm yết cổ phiếu phổ thông trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch DCL Ngày 17 tháng 9 năm 2008, cổ phiếu DCL chính thức niêm yết và giao dịch trên Sở Giao Dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chính 3.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh

- Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng: dược phẩm, capsule, các loại dụng cụ, trang thiết bị y tế cho ngành dược, ngành y tế, mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, dược liệu, hóa chất, nguyên liệu và các loại dược phẩm bào chế khác

- Sản xuất các loại bao bì dùng trong ngành dược - Nuôi, trồng các loại dược liệu làm thuốc

3.1.2.2 Sản phẩm chính

- Dược phẩm các dạng: viên, bột, cốm, capsule, dung dịch uống, tiêm, truyền, nhũ dịch, thuốc mỡ

Trang 31

- Dụng cụ y tế, ống bơm tiêm, dây truyền dịch, truyền máu và các loại bông băng

- Mỹ phẩm các dạng

3.1.3 Mạng lưới phân phối

Công ty có 45 chi nhánh và phòng giao dịch đặt ở các tỉnh và thành phố trong cả nước, gồm:

- Khu vực phía Bắc: 6 chi nhánh và 12 phòng giao dịch, đặt tại các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An

- Khu vực miền Trung: 1 chi nhánh, 4 phòng giao dịch được đặt tại các tỉnh và thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Ngãi

- Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông: 1 chi nhánh và 9 phòng giao dịch

- Khu vực miền Tây: 6 chi nhánh và 5 phòng giao dịch, đặt tại các tỉnh và thành phố: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau Riêng tại tỉnh Vĩnh Long, ngoài trụ sở chính, công ty còn có 375 đại lý bán lẻ đặt ở khắp các xã, huyện, thị xã trên toàn quốc

- Ngoài ra, công ty còn có Công ty Liên Doanh MSC tại Viêng Chăn (Lào)

3.1.4 Qui mô sản xuất

Công ty có 6 nhà máy đang hoạt động, gồm:

- Nhà máy sản xuất dược phẩm β – Lactam đạt tiêu chuẩn GMP_WHO - Nhà máy sản xuất dược phẩm Non β – Lactam đạt tiêu chuẩn GMP_WHO

- Nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin, đạt tiêu chuẩn GMP_WHO

- Nhà máy sản xuất Capsule 1 - Nhà máy sản xuất Capsule 2

- Nhà máy sản xuất dụng cụ y tế Vikimco

Trang 32

3.1.5 Trình độ công nghệ

Công ty ứng dụng nhiều quy trình sản xuất tiên tiến với máy móc hiện đại theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn ISO 9001:2000, ISO 9001:2008, GMP-WHO Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, viên nén capsule, dụng cụ y tế của công ty khá hiện đại, hoàn chỉnh, trên cơ sở nắm bắt, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ sản xuất của nước ngoài:

- Về kỹ thuật sản xuất dƣợc phẩm: ứng dụng quy trình các dạng sản

xuất thuốc bằng công nghệ, thiết bị nhập từ các nước có nền công nghệ tiên tiến và đã được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, góp phần làm chất lượng sản phẩm luôn ổn định và được đánh giá chính xác, có độ tin cậy cao

- Về kỹ thuật sản xuất capsule: sử dụng công nghệ chế tạo capsule

hàng đầu thế giới của Mỹ và Canada, năng suất chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Dược điền Mỹ (USP) và Dược điền châu Âu (EUP), máy móc thiết bị quy trình sản xuất capsule được nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Mỹ, Canada và Bungari

- Về kỹ thuật sản xuất ống kiêm tiêm, dây truyền dịch dùng một lần: công ty ứng dụng công nghệ polymer, công nghệ lắp ráp, đóng gói tuyệt

trùng của Hàn Quốc, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất chính được nhập khẩu từ Hàn Quốc, linh kiện phụ tùng, nguyên liệu được nhập từ nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan và Singapore

Tất cả các nhà máy của công ty đều đạt tiêu chuẩn GMP-WHO

Hệ thống kho lạnh bảo quản hàng hóa đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bảo

Trang 33

- GMP – WHO: áp dụng nguyên tắc thực hành tốt sản xuất thuốc theo

khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (GMP – WHO) được Cục quản lý Dược Việt Nam cấp giấy chứng nhận số 194/CN-QLD

- ISO 9001:2000: áp dụng nguyên tắc quản lý và thường xuyên đánh

giá lại hàng năm đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn: TCVN ISO 9001:2000/ISO 9001:2000 được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (Quacert) cấp giấy chứng nhận số: HT.1308.06.13

- ISO/IEC 17025: áp dụng nguyên tắc thực hành tốt, Phòng kiểm tra

chất lượng được đánh giá phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC 17025: 2005 do

văn phòng công nhận chất lượng Việt Nam cấp chứng nhận số Vilas 132 3.1.6.2 Hệ thống đảm bảo chất lƣợng sản phẩm

Hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty được thiết lập ở khắp các khâu của quá trình sản xuất từ cung ứng nguyên vật liệu, vật tư đầu vào cho đến bảo quản, nhằm đảm bảo nguyên liệu đạt yêu cầu cao về chất lượng như đã đăng ký, định chuẩn, phù hợp với nguyên tắc GMP-WHO

Công ty đã tiến hành xây dựng phòng kiểm tra chất lượng QC để đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm Công ty đã trang bị cho phòng QC máy móc hiện đại, bố trí nhiều cán bộ chuyên môn lành nghề, có kinh nghiệm ứng dụng kỹ thuật cao, thực hiện phương pháp kiểm tra chất lượng tiên tiến, để đảm bảo kết quả kiểm nghiệm thu được luôn chính xác, đáng tin cậy

Bên cạnh đó, công ty còn thành lập phòng đảm bảo chất lượng QA để tổ chức một mạng lưới đảm bảo chất lượng, làm nhiệm vụ phối hợp với các bộ phận liên quan cùng hoạt động nhằm đánh giá chất lượng nhà cung cấp, đồng thời kiểm tra, đánh giá nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất và kiểm tra, bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu ở khâu bảo quản Ngoài ra, phòng QA còn thẩm định thiết bị, quy trình, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm

Vì vậy, nhờ hoạt động của Phòng kiểm tra chất lượng QC và Phòng đảm bảo chất lượng QA, sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, tạo uy tín sản phẩm trên thị trường, được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm

Trang 34

3.2 TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY 3.2.1 Cơ cấu quản lý và bộ máy tổ chức

3.2.1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Chú thích: Phòng TC – HC: Phòng tổ chức hành chínhPhòng CNTT: Phòng công nghệ thông tin Phòng TC – KT: Phòng tài chính kế toán Phòng KH – TH: Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng QA: Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm Phòng RD: Phòng nghiên cứu và phát triển

Phòng GLP: Phòng kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bao bì

Trang 35

Nhận xét: Bộ máy tổ chức của công ty được thực hiện theo cơ cấu quản

trị trực tuyến – chức năng, đảm bảo sự hoạt động thông suốt và tính thống nhất cho công ty Đứng đầu là ban giám đốc có trách nhiệm lãnh đạo, điều hành toàn bộ các bộ phận, phòng ban, đảm bảo hoạt động của công ty luôn được thông suốt, hiệu quả Bên cạnh đó, các bộ phận, phòng ban được phân chia trách nhiệm rõ ràng, chịu sự chỉ đạo thống nhất từ Ban giám đốc, vì vậy, công việc luôn được hoàn thành tốt Đây là cơ cấu quản trị phù hợp với công ty, giúp công ty thực hiên tốt khả năng điều hành công việc kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả cao

3.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

- Hội Đồng Quản Trị: Là cơ quan quản lý cao nhất cũa công ty, có toàn

quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty

- Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc điều hành hoạt động

kinh doanh của Hội đồng quản trị, giám đốc và những người quản lý công ty

- Ban giám đốc: tổ chức, điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách

nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao

- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ xây dựng chiến lược nhân sự

trung hạn, dài hạn, quản lý công tác hành chính văn thư, quản trị tài sản, tổ chức cán bộ, đào tạo huấn luyện nhân sự có trình độ về thông tin liên lạc nhằm phục vụ cho hội họp và công tác nội bộ của công ty

- Phòng công nghệ thông tin: quản lý các hệ thống thông tin trong công ty,

sửa chữa và bảo trì các máy vi tính, khắc phục sự cố khi xảy ra vấn đề về thông tin

- Phòng tài chính kế toán: phụ trách toàn bộ công tác kế toán, thống kê tài

chính, chịu trách nhiệm về việc mở sổ kế toán, ghi chép theo dõi đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý tốt các nguồn vốn, quản lý tiền hàng, giá cả, hạch toán chi phí, lãi - lỗ và lập báo cáo kế toán, tổng kết tài sản, quyết toán tài chính theo quy định của công ty và chế độ kế toán hiện hành

- Phòng xuất – nhập khẩu: xây dựng phương pháp hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty trong năm, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng

Trang 36

trong và ngoài nước, đồng thời phối hợp với chi nhánh thành phố ký hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu, xây dựng chi tiết hàng hoá xuất nhập khẩu trong năm

- Phòng kế hoạch tổng hợp: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chiến lược,

kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trung và dài hạn, đồng thời tổ chức công tác thống kê kế hoạch của công ty

- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ mua bán hàng hóa, trực tiếp liên hệ với

các ngành kinh doanh, cơ sở sản xuất khác để khai thác và cung sản phẩm, tổ chức nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị hiếu về từng loại sản phẩm để nhằm cải tạo và xây dựng mạng lưới mua bán

- Phòng kiểm tra chất lƣợng sản phẩm (QA): thực hiện công tác kiểm

tra chất lượng sản phẩm theo định kỳ, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng kí, xử lý các rủi ro về chất lượng khi phát hiện hoặc khi có vấn đề về chất lượng đã đặt ra

- Phòng nghiên cứu và phát triển (RD): nghiên cứu khoa học công

nghệ, nghiên cứu những mặt hàng đã sản xuất tại thị trường trong nước và trên thế giới; nghiên cứu những mặt hàng mới để đưa vào sản xuất, thực hiện việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm

- Phòng kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu, bao bì: có nhiệm vụ kiểm tra,

giám định chất lượng, nguyên liệu, bao bì trước khi đưa vào sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng

- Phòng kĩ thuật bảo trì: cung cấp máy móc, thiết bị, sửa chữa, các loại

dụng cụ thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh

- Phòng cung ứng vật tƣ: có nhiệm vụ cung cấp bao bì, nguyên vật liệu,

hóa chất phục vụ xưởng sản xuất

- Tổng kho vận: có nhiệm vụ quản lý hàng hóa của công ty, điều động

phương tiện vận tải, bốc xếp, giao nhận hàng hóa tại kho của công ty

- Nhà máy sản xuất dƣợc phẩm: chuyên sản xuất các loại dược phẩm để

cung cấp cho các chi nhánh hoặc tiêu thụ trực tiếp tại công ty

- Nhà máy sản xuất Capsule: sản xuất viên nang rỗng để cung cấp chi

nhánh, đại lý hoặc tiêu thụ trực tiếp tại công ty

- Nhà máy Vikimco: chuyên sản xuất ống tiêm, dây chuyền dụng cụ y tế

Trang 37

- Các chi nhánh, đại lý: là người đại diện cho công ty làm việc trực tiếp

với khách hàng , góp phần quan trọng vào quá trình tiêu thụ sản phẩm, giúp công ty nắm rõ tình hình thị trường

=> Các phòng ban được phân chia nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp, khoa học, đảm bảo việc quản lý và vận hành công việc đạt hiệu quả cao

3.2.2 Nguồn nhân lực của công ty

Công ty luôn nhận thức nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng cho sự phát triển vững chắc và thành công của công ty Trong những năm qua, công ty luôn quan tâm xây dựng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, và có đủ số lượng theo công việc

Bảng 2: TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN CÔNG TY

Trang 38

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của công ty:

Hiện nay, nguồn nhân lực của công ty khá dồi dào Tính đến năm 2009, số cán bộ, công nhân viên làm việc tại công ty là 843 người, trong đó có 136 người làm việc ở khối quản lý (Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế hoạch tổng hợp, Bảo vệ, Kho vận, Phòng cung ứng vật tư, Phòng kỹ thuật bảo trì…), 209 người làm việc ở khối Kinh doanh và 498 người làm việc ở Khối sản xuất

Chất lượng nguồn nhân lực của công ty khá cao, với 612 người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trong đó, số người trên đại học và sau đại học chiếm hơn 20%, cao đẳng, trung cấp chiếm hơn 37,72%, công nhân kỹ thuật, dược tá chiếm 14,59% tổng số nhân viên của công ty

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực:

Trong những năm qua, công ty đã đào tạo và đưa đi đào tạo nhiều lượt cán bộ, công nhân viên, nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng chất lượng nguồn nhân lực của công ty

- Đào tạo tại các cơ sở bên ngoài: công ty đã cử nhiều nhân viên học Cao học, Đại học Dược, Đại học Quản trị kinh doanh, Trung cấp nghề Trong thời gian học, công ty hỗ trợ học phí, kinh phí, và cho phép tạm ngưng công việc để cho phép nhân viên có thời gian học tập toàn khóa

- Công ty tổ chức đào tạo tại chỗ về chuyên môn, kỹ năng GMP cho cán bộ, công nhân viên, hướng dẫn các SOP về vận hành thiết bị, quy trình thay đổi trang phục, hướng dẫn về quy trình vệ sinh thiết bị, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xưởng, hướng dẫn kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động

Chính sách đối với người lao động:

- Nâng cao lương cho cán bộ, công nhân viên của công ty qua hàng năm Mức lương trung bình của người lao động của công ty năm 2009 là 4.000.000 đồng

- Công ty luôn thực hiện chế độ khen thưởng đối với người lao động, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật… Bên cạnh đó, công ty thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động, thường xuyên khám sức

Trang 39

khỏe cho người lao động, tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi nghỉ mát, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

=> Đội ngũ nguồn nhân lực của công ty dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực khá cao, đang được nâng dần về chất lượng qua hàng năm, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cũng thực hiện rất tốt chính sách đối với người lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, vì vậy người lao động luôn gắn bó với công ty, hoàn thành tốt công việc, góp phần đưa công ty không ngừng phát triển

3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.3.1 Phương hướng mục tiêu năm 2010

Tập trung khắc phục mọi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tiếp tục phát huy thành quả năm 2009, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đưa doanh thu năm 2010 đạt 700 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2009, lợi nhuận đạt 70 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009 Xây dựng công ty trở thành một đơn vị trong nhóm topten cấp quốc gia về sản xuất – kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, viên nang rỗng, và trang thiết bị, dụng cụ y tế

Tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư phát triển như: nhà máy sản xuất thuốc tiêm, nhỏ mắt đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, dự án đầu tư ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP, dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dự án khu Liên Hiệp Dược phẩm Cửu Long

Củng cố và hoàn thiện hơn các hoạt động marketing, hoạt động điều hành sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, hoạt động quản trị tài chính nhằm đưa lợi nhuận của công ty ngày càng phát triển

3.3.2 Định hướng phát triển trong những năm tới

Nhiệm vụ chiến lược: xây dựng công ty trở thành một trong những công ty Dược phẩm quốc gia phát triển vững mạnh toàn diện, dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, nguyên liệu (capsule) và trang thiết bị, dụng cụ y tế, đạt mức doanh thu 1000 tỷ đồng vào năm 2012 và tăng trưởng mỗi năm từ 30% trở lên cho những năm 2015 và những năm tiếp theo

Trang 40

Để đạt được mục tiêu đó, công ty đã đề ra các phương hướng cụ thể sau:

- Phương hướng đầu tư, mở rộng sản xuất: nghiên cứu và triển khai các

dư án mới như Trung tâm liên hợp dược phẩm Cửu Long, vốn đầu tư hơn 1000 tỷ đồng, Trung tâm nghiên cứu sản phẩm và phát triển sản phẩm (R&D), vốn đầu tư 2 triệu USD, nhà máy sản xuất thuốc tiêm, nhỏ mắt đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, vốn đầu tư 36 tỷ đồng, dự án đầu tư ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP), vốn đầu tư 1,5 triệu USD

- Phương hướng điều hành sản xuất: xây dựng hoàn chỉnh hệ thống

quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, phấn đấu đạt các tiêu chuẩn GMP, GSP, GLP, GPP một cách toàn diện Thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất

- Phương hướng nâng cao nguồn nhân lực: Xây dựng đội ngũ nhân lực

có tay nghề, trình độ, nâng cao tỷ lệ cán bộ - công nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học, thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên có năng lực, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng đầy đủ, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho nhân viên, người lao động

Với những phương hướng phát triển rõ ràng và cụ thể, công ty hoàn toàn có thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng cao trong giai đoạn 2011- 2015, trở thành 1 trong những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành Dược phẩm của cả nước, đóng góp có hiệu quả vào tăng trưởng chung của đất nước

Ngày đăng: 02/10/2012, 15:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w