1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc

57 2,4K 49
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 505,5 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Th.S THÁI VĂN ĐẠI THÁI HÁN BÍCH

Mssv: 4043402

Lớp: Tài chính-Ngân hàng 2_K30

Trang 2

Năm 2008

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh Tế và QTKD trường Đạihọc Cần Thơ, sau hai tháng rưỡi thực tập, em đã hoàn thành xong luận văn tốtnghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công ThươngChi nhánh tỉnh Bạc Liêu” Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự

nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và cácanh chị trong ngân hàng

Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương Chinhánh Bạc Liêu đã tạo cơ hội cho em được tiếp xúc với môi trường làm việc tạingân hàng Em cũng xin chân thành cám ơn các anh chị, đặc biệt là tổ Hànhchánh đã giúp em hiểu biết thêm về các quy chế trong ngân hàng, các anh chịPhòng Khách hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc nghiên cứu thực

tế các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng

Em vô cùng biết ơn quý Thầy Cô của khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanhtrường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cho chúng

em trong 4 năm vừa qua Đặc biệt là Thầy Thái Văn Đại đã giúp em hoàn thànhtốt Luận văn tốt nghiệp cuối khóa này

Kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt!

Kính chúc Ban Giám đốc, các anh chị trong Vietinbank luôn hoàn thànhtốt công tác và những lời chúc tốt đẹp nhất!

Trân trọng!

Sinh viên thực hiện

Thái Hán Bích

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào

Ngày … tháng … năm …… Sinh viên thực hiện

Thái Hán Bích

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Ngày … tháng … năm … Giám đốc chi nhánh

Trang 6

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

 Họ và tên người hướng dẫn:

 Học vị:

 Chuyên ngành:

 Cơ quan công tác:

 Tên học viên:

 Mã số sinh viên:

 Chuyên ngành:

 Tên đề tài:

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

2 Về hình thức:

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

5 Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)

6 Các nhận xét khác

7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

Cần Thơ, ngày…… tháng ……năm 200…

NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể .2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Không gian 3

1.4.2 Thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 Phương pháp luận 5

2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 5

2.1.2 Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh 5

2.1.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh 5

2.1.4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 6

2.1.5 Thu nhập của Ngân hàng 6

2.1.6 Chi phí của Ngân hàng 6

2.1.7 Lợi nhuận của Ngân hàng 7

2.1.8 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 7

2.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu 11

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.2.2 Phương pháp phân tích 11

Trang 8

Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

BẠC LIÊU 12

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu 12

3.2 Lĩnh vực kinh doanh 13

3.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận 13

3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 13

3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 14

3.4 Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua ba năm (2005-2007) 16

3.5 Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu trong những năm qua 17

3.5.1 Thuận lợi 17

3.5.2 Khó khăn 18

3.6 Định hướng phát triển của Ngân hàng Công Thương Bạc liêu 19

Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 21

4.1 Thu nhập 21

4.1.1 Thu nhập từ lãi cho vay 21

4.1.2 Thu từ phí dịch vụ Ngân hàng 24

4.1.3 Thu khác 25

4.2 Chi phí 27

4.2.1 Chi phí lãi vốn huy động 27

4.2.2 Chi trả lãi vốn điều hoà 28

4.2.3 Chi phí khác 29

4.3 Lợi nhuận 30

4.4 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận, rủi ro 31

4.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 31

4.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro 33

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 37

5.1 Giải pháp làm tăng thu nhập 37

Trang 9

5.1.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 38

5.1.2 Giải pháp thu hồi nợ quá hạn 38

5.2 Giải pháp hạn chế chi phí 39

5.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn 40

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

6.1 KẾT LUẬN 42

6.2 KIẾN NGHỊ .42

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương 42

6.2.2 Đối với Hội sở chính .43

6.2.3 Đối với ngân hàng 43

Trang 10

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1 : Khái quát kết quả kinh doanh qua 3 năm 17

Bảng 2: Thu nhập của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu ba năm vừa qua (2005 - 2007) 22

Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ 24

Bảng 4: Chi phí của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu ba năm vừa qua (2005 - 2007) 26

Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động và vốn điều hòa 28

Bảng 6: Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 30

Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 31

Bảng 8: Tỷ trọng nợ quá hạn theo ngành kinh tế 34

Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn 34

Bảng 10: Tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất 35

Bảng 11: Hệ số nhạy cảm lãi suất 36

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu 14Hình 2: Biểu đồ tương quan giữa thu nhập và chi phí 29

Trang 12

HĐKD:Hoạt động kinh doanh

KQKD: Kết quả kinh doanh

NH: Ngân hàng

NHCT: Ngân hàng Công Thương

NHCTBL: Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

NHTM: Ngân hàng thương mại

Trang 13

Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển Đặc biệt

là ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt nam đã trở thành thànhviên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO Chính sự kiện đó đã làmcho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn nữa.Đặc biệt là trong lĩnh vực Ngân hàng khi có các Ngân hàng nước ngoài được mởChi nhánh ở nước ta vì họ thấy nước ta là một nước đầy tiềm năng để phát triển

Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, nó đòi hỏi các Ngân hàng phải tự nỗlực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững

Một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế đó là hiệu quả hoạt độngkinh doanh của chính Ngân hàng Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hếtsức cần thiết đối với mỗi Ngân hàng, Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra,đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh củamình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắcphục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp đểkhông ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Mặt khác, quaphân tích kinh doanh giúp cho các Ngân hàng tìm ra các biện pháp sát thực đểtăng cường các hoạt động kinh doanh và quản lý, nhằm huy động mọi khả năng

về vốn, lao động,… vào quá trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.Ngoài ra, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn là những căn cứ quantrọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển trong tương lai củaNgân hàng Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lượckinh doanh có hiệu quả hơn

Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu

quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Trong thực tế thì đề tài này được phục vụ cho những đối tượng sau: Ngân

Trang 14

Việt Nam, và là cơ sở tham cho các NHTM khác.

Đối với Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu: Đề tài này sẽgiúp cho Ngân hàng thấy được những mặt đã đạt được và những mặt còn hạnchế Từ đó mà Ngân hàng sẽ có những chính sách để phát huy những mặt đã đạtđược và khắc phục những mặt còn hạn chế và làm cho Ngân hàng hoạt độngngày càng hiệu quả hơn Ví dụ như kiểm toán nội bộ sẽ kiểm tra phát hiện nhữngsai sót để khắc phục kịp thời

Đối với Hội sở Ngân hàng Công Thương Việt nam: căn cứ vào kết quảcủa ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu mà Ngân hàng Hội sở sẽ cónhững chính sách để chỉ đạo giúp cho NHCT Bạc Liêu hoạt động có hiệu quả tốt

Ví dụ như việc ngân hàng Hội sở sẽ cấp vốn điều hoà nhiều hay ít thậm chíkhông cấp thì tuỳ vào kết quả hoạt động của NHCT Bạc Liêu

Đối với các NHTM khác: Đề tài này sẽ giúp cho các NHTM khác lấy đólàm cơ sở để tham khảo Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm để cho ngân hàngmình hoạt động có hiệu quả tốt

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Bạc Liêu qua 3 năm 2005-2007 để có những giải pháp làm cho hoạtđộng kinh doanh sắp tới của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao

Trang 15

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài này sẽ trả lời những vấn đề sau:

- Tình hình hoạt động của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu trong nhữngnăm gần đây đã đạt được kết quả như thế nào?

- Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng là gì? Ngân hàng sẽ làm gì

để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn đó?

- Làm gì để NH phát triển trong thời gian tới?

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Các thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

từ năm 2005 đến năm 2007

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Dưới đây là một số tài liệu có liên quan:

1 "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Xuất NhậpKhẩu Việt Nam Chi nhánh Cái Khế" của Trần Trung Hiếu, sinh viên lớp KếToán 02-K29 Trong đề tài này chủ yếu đi sâu vào phân tích hiệu quả tín dụng,còn hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chỉ phân tích một cách khái quát

2 "Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và PhátTriển Hậu Giang" của sinh viên Phạm Thanh Trúc Đề tài này thì đi giới thiệu vềđặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh Hậu Giang Nội dungtrọng tâm được đi sâu phân tích hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn

mà không đi sâu vào hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trang 16

Đề tài của tôi sẽ phân tích sâu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngânhàng chứ không đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và hoạt động huyđộng vốn Qua phân tích sẽ giúp ta thấy được những nguyên nhân ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động kinh doanh Từ đó, có những giải pháp xác với tình hình thực

tế nhằm giúp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn

Trang 17

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp luận

2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứutất cả các đối tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quảhoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bướckhảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thậpthông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các địnhhướng hoạt động tiếp theo

Phân tích đánh giá hiệu quả HĐKD là quá trình nghiên cứu, để đánh giátoàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, nhằm làm rõchất lượng HĐKD và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề

ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD ở ngân hàng

2.1.2 Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh

- Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉtiêu kinh tế mà mình đã đề ra

- Phát hiện khả năng tiềm tàng của ngân hàng

- Giúp NH nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và thấy hạn chế của mình

- Là công cụ quan trọng cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinhdoanh cho các nhà Quản trị ở ngân hàng một cách hiệu quả

- Nhận diện rủi ro và phòng ngừa rủi ro

2.1.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh

Đánh giá quá trình hướng đến kết quả kinh doanh (KQKD), KQKD có thể

là KQKD đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạtđược với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện qua các chỉtiêu kinh tế

Phân tích HĐKD không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quảkinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnhhưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu

Trang 18

2.1.4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh

Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hìnhthực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã xây dựng của ngân hàng

Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gâynên các mức độ ảnh hưởng đó

Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, khắc phụcnhững tồn tại yếu kém của NH, góp phần mang lại hiệu quả KT cho địa phương

Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định

2.1.5 Thu nhập của Ngân hàng

Thu nhập Ngân hàng là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh củangân hàng như: cho vay, đầu tư, cung cấp dịch vụ,

Các khoản thu nhập của Ngân hàng:

Thu từ hoạt động tín dụng: Tín dụng là nguồn tạo ra khoản thu nhập chủyếu, quan trọng nhất cho Ngân hàng, chiếm khoản 80% tổng thu nhập của ngânhàng

Thu từ hoạt động kinh doanh: ví dụ như đầu tư chứng khoán, hùn vốn gópvốn liên doanh,

Thu từ các khoản tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác

Thu từ các dịch vụ ngân hàng

Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này giúp xác định được cơ cấu thunhập, để từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân hàng;đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh

2.1.6 Chi phí của Ngân hàng

Chi phí là toàn bộ tái sản, tiền bạc bỏ ra để thực hiện một quá trình sảnxuất kinh doanh

Các khoản chi phí của ngân hàng:

Chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay: đây là khoản chi phí lớn nhất từ trước đếnnay và sẽ là chi phí lớn nhất trong tương lai và sẽ thay đổi khi lãi suất thay đổi

Tiền lương và các phúc lợi của nhân viên chiếm một phần đáng kể trongtổng chi phí

Các khoản thuế: Ngân hàng cũng phải nộp các khoản thuế như nhữngdoanh nghiệp khác như: thuế thu nhập doanh nghiệp,

Trang 19

Các chi phí khác: Bao gồm tất cả các chi phí khác không được phân loạitrên đây nhưng dù sao cũng cần thiết cho hoạt động của Ngân hàng như: Chi phíbảo hiểm, chi phí quản cáo, chi phí các cuộc thanh tra Đặc biệt là chi phí in ấn

và các thiết bị văn phòng

2.1.7 Lợi nhuận của Ngân hàng

Lợi nhuận của Ngân hàng cũng giống như lợi nhuận của doanh nghiệp.Đây là thu nhập sau khi trừ hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạtđộng kinh doanh

Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Lợi nhuận ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vốnnhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng Lợi nhuận cònkhuyến khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc, giảm chi phí và giatăng các dịch vụ

Tóm lại, việc tạo ra lợi nhuận là cần thiết và quan trọng trong hoạt độngngân hàng, không chỉ nó quyết định sự sống còn của ngân hàng mà nó giúp choNgân hàng có thể dễ dàng huy động vốn trong dân cư, từ sự góp vốn của các cổđông để ngân hàng ngày càng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả hơn

2.1.8 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận

2.1.8.1 Hệ số lãi ròng

Là lợi nhuận sau thuế còn gọi là suất sinh lợi của thu nhập

Thể hiện cứ 1 đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận

Trong đó: HSLR: Hệ số lãi ròng

LR: Lãi ròngTN: Thu nhập

HSLR = LR

TN

Trang 20

2.1.8.2 Suất sinh lời của tài sản (ROA: Return on asset)

Thể hiện 1 đồng tài sản trong thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợinhuận ròng Tỷ số này phản ánh năng lực quản trị cuả ngân hàng về sử dụng tàichính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận Do đó, hệ số này càng caothì càng tốt

Trong đó: ROA: suất sinh lợi của tài sản

LR: Lãi ròngTTS: Tổng tài sảnChỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản hợp

lý và hiệu quả Còn càng thấp thì thể hiện vốn đang được sử dụng càng khônghiệu quả

2.1.8.3 Mức lợi nhuận biên tế

Tỷ số này cho ta biết tất cả tài sản sinh lời của NH có thể tạo ra bao nhiêutiền lãi cho NH Nó phản ánh hiệu quả hoạt động của NH Do đó, hệ số này càngcao càng tốt

Tài sản sinh lời = Tổng tài sản – (Tiền mặt + Tiền dự trữ + TSCĐ và thiếtbị)

Trong đó:

- Tài sản sinh lời là tất cả tài sản đầu tư đem lại tiền lãi

- Thu nhập lãi suất bao gồm: thu lãi cho vay

- Chi phí lãi suất bao gồm: chi trả lãi tiền gửi, chi trả tiền vay

TTS

Mức lãi biên tế

= Thu nhập lãi suất – Chi phí lãi suất

Tài sản sinh lời

Trang 21

2.1.8.4 Thu nhập lãi trên chi phí lãi

cụ thể này

Chi phí lãi suất là khoản chi phí trả cho các khoản tiền gửi, các khoản vayngắn hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác trên từng loại nợ phải trả cụ thể

2.1.8.5 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE: Return on equity)

Thể hiện trong thời gian nhất định cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có, đolường tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có của các Ngân hàng

VCSH

LR ROE 

Trong đó: ROE: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

LR: Lãi ròngVCSH: Vốn chủ sở hữu

2.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro

2.1.9.1 Rủi ro về lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường sẽ dẫn đến tài sảnsinh lời giảm giá trị

Hệ số nhạy cảm lãi suất = Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suấtTài sản nhạy cảm với lãi suất

Trang 22

Ta có: GAP = Tài sản nhạy cảm - Nguồn vốn nhạy cảm

Tài sản nhạy cảm với lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập vềlãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (= Tất cả các khoản ký thác) là cáckhoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãisuất thay đổi

2.1.9.2 Rủi ro về tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thựchiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng hay nói cách khác rủi ro tíndụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được donguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả đươc nợ choNgân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đếnhoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản

và hiệu quả của Ngân hàng có thể bị giảm sút Do vậy, hoạt động kinh doanh củaNgân hàng thương mại luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, nếu lơ là khó có thểduy trì hoạt động của Ngân hàng hay nói cách khác là phá sản

Hệ số độ lệch = Tổng tài sảnGAP

Trang 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu của đề tài được lấy từ số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính củaphòng Khách hàng của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

2.2.2 Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợpphản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện So sánh bằng số tương đối là một chỉtiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần hoặc phần trăm phản ánh tình hình của sựkiện, khi số tuyệt đối không thể nói lên được hoặc không được nói

Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu Do kết quả hoạtđộng kinh doanh được hình thành bởi nhiều yếu tố Phương pháp này giúp đánhgiá chính xác các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu Từ đó, thấy được yếu tố nào tíchcực, yếu tố nào còn hạn chế

Trang 24

Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

Ngày 14/ 07/1988, Thống đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã raquyết định số 58/TCCB về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Công Thươngtỉnh Minh Hải và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1988 Sau khi tách tỉnhMinh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thì chi nhánh Ngân hàng CôngThương Bạc Liêu (NHCTBL) chính thức được thành lập theo quyết định số15/NHCT – QĐ ngày 17/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàngCông Thương Việt Nam và đi vào hoạt động từ đầu tháng 01/1997

Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu có trụ sở đặt tại số 01 – Hai

Bà Trưng, Phường 3, Thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Trong bối cảnh nền kinh tếchuyển sang cơ chế thị trường, các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nhất

là thương mại sôi động đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với nền kinh tế nói chung vàngành Ngân hàng nói riêng Do đó Ngân hàng công thương Bạc Liêu đã nổ lực

đa dạng hoá các mặt hoạt động phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, NHCT BạcLiêu không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo niềm tin cho khách hàng.ngoài ra, NHCT Bạc Liêu còn có hai Phòng giao dịch trực thuộc ở các huyện, thịthuộc tỉnh Bạc Liêu

1 Phòng Giao dịch Trung tâm – Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu Địa chỉ: 29B, Hai Bà Trưng, phường 3, TX Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Điện thoại: 0781.822688

2 Phòng Giao dịch Hộ Phòng – Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu Địa chỉ: 29, Quốc lộ 1A, TT Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu Điện thoại: 0781.850423

Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu là chi nhánh trực thuộc NHCT ViệtNam là một trong những Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn của tỉnh và giữmột vị thế quan trọng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước với chứcnăng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và góp phần quản lý lưuthông tiền tệ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Trong hơn 10 năm hoạt động chi nhánhNgân hàng Công Thương Bạc Liêu đã có những bước trưởng thành khá vững

Trang 25

chắc Mở rộng cho vay đối với các lĩnh vực kinh doanh, thành phần kinh tế Tạomọi điều kiện cho các đơn vị cơ sở kinh tế có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạtđộng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người tại địa phương

3.2 Lĩnh vực kinh doanh

Để đáp ứng nhu cầu về sự phát triển của nền kinh tế thị trường đồng thờinhằm đem lại lợi nhuận, Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu đã mở rộng và đadạng hoá các loại hình hoạt động cụ thể như sau:

Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế

và cá nhân trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam

Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiềngửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước

Vay vốn của các NHTM Việt Nam và các tổ chức tín dụng theo sự ủynhiệm của NHCT VN

Vay vốn ngoại tệ của các tổ chức tiền tệ, Ngân hàng nước ngoài thông qua

sự bảo lãnh của NHCT VN

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ với khách hàngthuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư

Kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ mua bán và chuyển đổi ngoại tệ

Dịch vụ chi trả ngoại hối cho mọi đối tượng

Làm dịch vụ thanh toán chuyển tiền cho mọi khách hàng với tất cả cácnước trên thế giới

Dịch vụ thanh toán tiền Việt Nam qua hệ thống viễn thông ngay trongngày cho khách hàng đến tất cả các chi nhánh NHCT trên toàn quốc

Thực hiện chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu đối với tất cả các

tổ chức kinh tế và cá nhân

Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố tài sản, bảo lãnh, bảo lãnh thanh toán,bảo lãnh dự thầu…

3.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận

3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động

Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu đã xây dựng một cơ cấu tổ chức bộmáy quản lý hài hoà để phát huy tối đa nguồn lực và lợi thế của mình nhằm hoạt

Trang 26

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả hay không, không chỉnhờ vào phương thức kinh doanh của Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào năng lựcđiều hành cũng như nổ lực của các nhân viên trong ngành Ngân hàng Chính vìthế mà nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận, kết cấu tổ chức của Ngân hàngcũng rất quan trọng

Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc Đây là ban

lãnh đạo và điều hành trung tâm ra quyết định thực hiện, thiết lập các chính sách,

đề ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh cũng như xét duyệt mọi hoạtđộng của Ngân hàng Đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanhcủa đơn vị mình

Phòng KDĐối ngoại Phòng Tiền tệ - Kho quỹ

Phòng Giao dịch

Hộ Phòng

Phòng Giao dịch Trung Tâm

TổThông tin

- Điện toán

Phòng

Tổ Chức Hành Chánh

Tổ Quản

lý rủi ro

Trang 27

Phòng kiểm soát

Gồm một kiểm soát trưởng và một kiểm soát viên, có trách nhiệmkiểm tra giám sát mọi hoạt động của phòng, ban khác nhằm mục đích tạo ra môitrường làm việc lành mạnh, trung thực, nhắc nhở và hướng dẫn các phòng, banthực hiện đúng nguyên tắc, chế độ do Nhà nước quy định

Phòng tổ chức – hành chánh

Gồm một trưởng phòng và các nhân viên Phòng này không có chứcnăng kinh doanh mà có trách nhiệm tham mưu cho ban Giám đốc trong việc điềuhành hoạt động của chi nhánh, đề xuất thực hiện các công việc liên quan đếncông tác nhân sự và các công việc khác như: bảo vệ, văn thư… Tóm lại, Phòng

tổ chức - hành chánh quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ côngnhân viên, hoạt động của Ngân hàng, an toàn cho hoạt động

Phòng giao dịch

Gồm trưởng phòng và các nhân viên Có nhiệm vụ huy động vốn, chovay, thu đổi ngoại tệ, cầm cố, thanh toán theo uỷ quyền của giám đốc Nói chung,phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh của Ngân hàng Công Thương BạcLiêu

Phòng khách hàng (phòng kinh doanh)

Thực hiện các công việc kinh doanh giao dịch trực tiếp với khách hàng

có nhu cầu vay vốn, phân công cán bộ thẩm định, hướng dẫn khách hàng làm cácthủ tục cần thiết để vay vốn

Kiểm tra giám sát các hồ sơ, thủ tục, điều kiện vay vốn trình giám đốc ký hợpđồng tín dụng

Trực tiếp điều tra theo dõi các khoản nợ trong suốt thời gian cho vay

kể từ khi phát sinh cho tới khi kết thúc hợp đồng

tiếp nhận các thông tin báo cáo Trung ương, theo dõi tình hình cân đối giữanguồn vốn và sử dụng nhu cầu cần thiết từ đó trình ban Giám đốc để có kế hoạch

cụ thể

Tóm lại, đây là phòng ban lớn nhất và quan trọng nhất trong đơn vị, lànơi xét cấp tín dụng, thu hồi nợ, lập kế hoạch kinh doanh toàn chi nhánh Thựchiện các hoạt động kinh doanh theo định hướng của Ban Giám Đốc

Trang 28

Phòng kinh doanh - đối ngoại

Thực hiện chức năng mua bán chuyển đổi ngoại tệ

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động thanh toán quốc

tế như cho vay ngoại tê., thanh toán tín dụng ( L/C ), theo dõi các khoản tiền têcủa các đơn vị nhập khẩu để thu nợ chi trả kiều hối

Thực hiện kiểm soát quá trình sử dụng các món vay của khách hàng,thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua

Phòng kế toán

Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến các hoạt động thanh toánquốc tế như thu tiền theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản chokhách hàng, kết toán các khoản chi phí trong ngày để xác định lượng vốn hoạtđộng của Ngân hàng Hạch toán chuyển khoản giữa Ngân hàng với khách hàng,giữa Ngân hàng với Ngân hàng

Có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảovận dộng vốn đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao

Phòng tiền tệ - ngân quỹ

Nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sởchứng từ thu chi phát sinh trong ngày Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, quản lýngân phiếu thanh toán, bảo quản giấy tờ quan trọng, giấy tờ thế chấp tài sản củakhách hàng

Quỹ tiết kiệm

Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, của mọi

tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế dưới dạng tiền gửi tiết kiệm vớinhiều hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tráiphiếu, tín phiếu…

3.4 Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua ba năm (2005-2007)

Qua ba năm, thu nhập của ngân hàng đều tăng và đạt ở mức khá cao (tốithiểu là trên 39 tỷ đồng) Theo đó, chi phí của ngân hàng cũng tăng qua các năm(đặc biệt ở năm 2007) Nhưng thu nhập luôn tăng nhiều hơn so với chi phí nênlợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước

Ngày đăng: 19/09/2012, 17:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ths. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, (2005). “Quản trị ngân hàng thương mại” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Ths. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt
Năm: 2005
2. Sinh viên Phạm Thanh Trúc, (2007). Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Khác
3. Sinh viên Trần Trung Hiếu, (2007). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Cái Khế. Luận văn tốt nghiệp Khác
4. Thông tin Ngân hàng Công Thương Việt Nam, số 1 +2/2008 Khác
5. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công Thương Việt Nam Khác
6. Báo Sài Gòn Giải Phóng, Đầu tư tài chính, số ngày 24/03/2008 Khác
7. Trang web: www.Vietinbank.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Hình 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu (Trang 26)
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Hình 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu (Trang 26)
Bảng 1: KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH QUA 3 NĂM (Trang 29)
Bảng 1 : KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH QUA 3 NĂM (Trang 29)
Bảng 2: THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 2 THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng (Trang 33)
Bảng 4: CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005-2007) - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 4 CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005-2007) (Trang 37)
Bảng 4: CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005 - 2007) - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 4 CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005 - 2007) (Trang 37)
Hình 2: Biểu đồ tương quan giữa thu nhập và chi phí - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Hình 2 Biểu đồ tương quan giữa thu nhập và chi phí (Trang 40)
Hình 2: Biểu đồ tương quan giữa thu nhập và chi phí Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì chi phí cũng tăng theo nhưng - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Hình 2 Biểu đồ tương quan giữa thu nhập và chi phí Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì chi phí cũng tăng theo nhưng (Trang 40)
Bảng 7: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 7 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 42)
Bảng 7: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 7 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ (Trang 42)
Bảng 8: TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 8 TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu (Trang 45)
Bảng 9: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NỢ QUÁ HẠN - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 9 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NỢ QUÁ HẠN (Trang 45)
Bảng 8: TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 8 TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ (Trang 45)
Bảng 9: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NỢ QUÁ HẠN - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 9 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NỢ QUÁ HẠN (Trang 45)
Bảng 10: TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 10 TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT (Trang 46)
Bảng 10: TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc
Bảng 10 TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w