Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận, rủi ro

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc (Trang 42)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.4. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận, rủi ro

4.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận

4.4.1.1. Hệ số lãi ròng

Hệ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, hay nói cách khác là trong một đồng thu nhập sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó.

Bảng 7: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

ĐVT:Tiệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Lãi ròng 8.871 11.068 13.442 Thu nhập 39.872 44.398 50.596 Thu nhập lãi 37.795 41.874 46.739 Chi phí lãi 26.347 28.203 31.308 Tổng tài sản 417.072 441.098 478.611

Tổng tài sản sinh lời 375.365 396.988 430.750

Nợ xấu 12.918 15.141 19.089 Tổng dư nợ 375.365 396.988 430.750 Vốn chủ sở hữu 70.786 75.954 83.106 HSLR (%) 22,25 24,93 26,57 ROA (%) 2,13 2,51 2,81 Rủi ro tín dụng (%) 3,44 3,81 4,43

Mức lợi nhuận biên tế (%) 3,05 3,44 3,58

Thu nhập lãi/Chi phí lãi 1,43 1,48 1,49

ROE (%) 12,53 14,57 16,17

Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

Qua bảng trên, ta thấy hệ số lãi ròng của NHCT Bạc Liêu qua ba năm đều tăng và tăng với mức khá đều nhau (khoảng trên dưới 2%). Cụ thể, năm 2005 hệ số này là 22,25%, sang năm 2006 thì hệ số này là 24,93% và đến năm 2007 thì hệ số này là 26,57%. Hệ số lãi ròng qua ba năm luôn giữ ở mức khá cao (trên 22%) là tương đối tốt. Chứng tỏ Ngân hàng đã kiểm soát chi phí và làm tăng thêm thu nhập là khá tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thu nhập thì tăng (tăng 11,35%/năm ở năm 2006 và ở năm 2007 tăng lên 13,96%/năm) trong khi đó tốc độ tăng trưởng

còn 21,45%/năm). Điều này chứng tỏ chi phí đã tăng với tốc độ khá cao. Nguyên nhân chính là do Ngân hàng phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Mặt khác, do lãi suất huy động ngày càng tăng dẫn tới lãi suất cho vay cũng phải tăng theo mà còn tăng khá cao. Từ đó, khách hàng thà chịu đóng lãi suất phạt chứ không muốn vay mới vì lãi suất phạt còn thấp hơn lãi suất vay mới.

4.4.1.2. Suất sinh lời của tài sản (ROA: Return on asset)

Chỉ số này cho ta thấy được khả năng bao quát của Ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản hay một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Qua bảng 7, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Năm 2005, tỷ suất này là 1,91%. Năm 2006, tỷ suất này là 2,23% (tăng 0,32% so với năm 2005). Năm 2007, tỷ suất này là 2,50% (tăng 0,27% so với năm 2006). Điều này cho thấy Ngân hàng đã nâng cao được hiệu quả kinh doanh, cơ cấu hợp lý và có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Tỷ số này luôn tăng như vậy là do lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thì cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng tài sản.

Nhìn chung, ROA của Ngân hàng như vậy là còn ở mức thấp chứng tỏ Ngân hàng còn do dự, thận trọng trong việc phân bổ vào các tài sản sinh lời cao vì lợi nhuận luôn song hành cùng rủi ro.

4.4.1.3. Mức lợi nhuận biên tế

Qua bảng 7, mức lợi nhuận biên tế của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Tức là mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi ngày càng tăng. Nguyên nhân là Ngân hàng đã kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp. Như vậy chỉ số này tăng là tốt, thể hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, ngân hàng đã tận dụng tốt được nguồn vốn với chi phí thấp và đầu tư vốn với suất sinh lời cao.

4.4.1.4. Thu nhập lãi trên chi phí lãi

Qua bảng 7, thu nhập lãi trên chi phí lãi của ngân hàng qua ba năm đều tăng và ở mức khá cao (trên 1,4 lần). Nguyên nhân là ngân hàng đã kiểm soát tốt chi phí trả lãi dẫn tới chi phí trả lãi có tăng nhưng tăng không đáng kể so với sự tăng lên của thu nhập từ lãi.

4.4.1.5. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Qua bảng 7, cho thấy tình hình hoạt động của ngân hàng Công thương Bạc Liêu qua các năm còn thấp nhưng có sự chuyển biến đáng kể theo chiều hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chính sách quản lý hoạt động kinh doanh tốt, đạt hiệu quả cao. Lợi nhuận ròng luôn tăng khá cao trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của NHCT Bạc Liêu lại tăng không đáng kể. Và do ngân hàng Công thương Bạc Liêu là ngân hàng thương mại nhà nước vào thời điểm phân tích nên nguồn vốn chủ sở hữu của NHCT Bạc Liêu chủ yếu là do Nhà nước cấp. Do đó, chỉ số ROE của NHCT Bạc Liêu chưa mang một ý nghĩa quan trọng về khả năng sinh lời và triển vọng phát triển như ở các ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên, khi phân tích lợi nhuận của NHCT Bạc Liêu ta không thể bỏ qua chỉ số này vì nó phản ảnh hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn của nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh. Và trong tiến trình cổ phần hoá, NHCT Bạc Liêu tiếp tục duy trì và nâng cao chỉ số này sẽ góp phần làm tăng giá trị thị trường của ngân hàng nhằm mang lại kết quả cổ phần hoá thành công hơn. Nếu so sánh với chỉ số ROA thì chỉ số ROE đều lớn hơn rất nhiều qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng NHCT Bạc Liêu hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn huy động và vốn điều hòa, vốn chủ sở chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn và rủi ro từ hoạt động kinh doanh cũng khá cao.

4.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro4.4.2.1. Rủi ro tín dụng 4.4.2.1. Rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó được các nhà phân tích và các nhà quản trị Ngân hàng rất quan tâm. Chỉ số này càng thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng an toàn hay Ngân hàng cho vay càng có hiệu quả, thu hồi được vốn, lãi và tránh được rủi ro mất vốn.

là 3,44%, năm 2006 là 3,81%, năm 2007 đã là 4,43%. Hệ số này như vậy là khá cao. Nguyên nhân là phần đông khách hàng vay vốn để nuôi tôm, trồng lúa, làm muối không trả được nợ do thời tiết khắc nghiệt dẫn đến tôm chết hàng loạt, lúa năng suất thấp hoặc nếu có năng suất thì giá rẽ, muối cũng tương tự như vậy. Cũng có một số ít khách hàng không có thiện chí trả nợ hay có ý định vay rồi không trả nợ. Những người này có rất nhiều thủ đoạn rất tinh vi để qua mặt cán bộ kiểm định khi thẩm định điều kiện vay vốn của khách hàng. Cộng với việc cán bộ tín dụng đa số không phải là người ở tại nơi khách hàng muốn vay vốn. Mặt khác, do lực lượng cán bộ tín dụng còn thiếu nên không thể giám sát chặt chẽ khách hàng vay vốn dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng với mục đích xin vay.

Bảng 8: TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu

Nợ quá hạn

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng (%) tiềnSố Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1. CN, TTCN, TM, dịch vụ 4647 35.97 3130 20.67 4325 22.66 2. NN, LN, thủy sản 7480 57.90 10774 71.16 13419 70.30 3. Khác 791 6.12 1237 8.17 1345 7.05 Tổng 12918 100.00 15141 100.00 19089 100.00

Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

Bảng 9: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NỢ QUÁ HẠN

ĐVT:Tiệu đồng

Chỉ tiêu Dư nợ 2006/2005 2007/2006

2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %

1. CN, TTCN,

thương mại, dịch vụ 4.647 3.130 4.325 -1.517 -32,64 1.195 38,18 2. Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 7.480 10.774 13.419 3.294 44,04 2.645 24,55

Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

Qua bảng 8 và bảng 9, ta thấy phần đông khách hàng nông dân không trả

được nợ khi đến hạn. Điều này dẫn đến tình trạng nợ quá hạn trong cho vay ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khá nhanh và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ quá hạn. Tổng khi đó, theo bảng trên thì tỷ trọng dư nợ trong cho vay ngành nông, lâm và thủy sản chiếm không quá 43% tổng dư nợ và con số này lại giảm đáng kể ở những năm sau. Cụ thể là 42,97% ở năm 2005 thì sang năm 2006 thì con số này là 36,67% và đến năm 2007 thì chỉ còn 31,84%. Điều này nói lên trong số dư nợ cũ đã có một phần lớn đã chuyển sang nợ quá hạn. Hay nói cách khác thì đây là lĩnh vực mà Ngân hàng kinh doanh không được hiệu quả. Qua hai bảng dưới đây sẽ cho tháy rõ hơn vấn đề này.

4.4.2.2. Rủi ro lãi suất

Tài sản và nguồn vốn nhạy cảm là tài sản và nguồn vốn mà thu nhập hay chi phí về lãi biến đổi theo sự biến động của lãi suất hiện tại.

Tài sản nhạy cảm với lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (= Tất cả các khoản ký thác) là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.

Bảng 10: TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Hệ

số

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

TSNC NVNC TSNC NVNC TSNC NVNC

Cho vay

khách hàng 0,4 150.146 158.795 172.300

Tiền gửi của

doanh nghiệp 0,6 20.021 25.517 31.450

Tiền gửi

tiết kiệm 0,4 67.374 72.826 77.809

Vốn điêu hòa 0,4 76.330 78.274 83.357

Tổng 150.146 163.725 158.795 176.618 172.300 192.616

Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tài sản nhạy cảm với lãi suất 150.146 158.795 172.300 Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất 163.725 176.618 192.616

Hệ số nhạy cảm lãi suất 0,92 0,90 0,89

GAP -13.579 -17.823 -20.316

Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

Qua ba năm, hệ số nhạy cảm lãi suất luôn nhỏ hơn 1và có xu xướng ngày càng giảm (năm 2005 hệ số này là 0,92 lần, năm 2006 thì hệ số này còn 0,9 lần và đến năm 2007 thì còn 0,89 lần) dẫn đến hệ số độ lệch âm (năm 2005 là -13.579 triệu đồng, năm 2006 là -17.823 triệu đồng và năm 2007 là -20.316 triệu đồng). Điều này phản ánh thực trạng là khi lãi suất tăng thì thu nhập hay lợi nhuận của Ngân hàng sẽ bị giảm và ngược lại khi lãi suất giảm thì lợi nhuận của Ngân hàng sẽ tăng. Nguyên nhân là do Ngân hàng chỉ có cho khách hàng vay vốn chứ không có đầu tư vào chứng khoán hay không có gửi tại các NHTM khác (chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn). Nên hai khoản mục này có độ thanh khoản rất cao hay rất nhảy cảm với lãi suất. Mặt khác, ngân hàng huy động được nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn nhưng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng nên tài sản nhạy cảm ngày càng ít hơn nguồn vốn nhạy cảm. Hiện nay lãi suất có xu hướng ngày càng tăng nên rủi ro lãi suất Ngân hàng sẽ ngày càng xấu.

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

5.1. Giải pháp tăng thu nhập

Trước hết,Ngân hàng cần phát huy hơn nữa công tác mở rộng tăng cường cho vay và công tác kiểm tra, đôn đốc thu lãi các khoản vay đúng hạn. Ngoài ra, Ngân hàng cần đơn giản hơn nữa thủ tục hồ sơ vay vốn nhưng phải đảm bảo an toàn. Có như vậy, thu nhập của ngân hàng mới ngày càng tăng góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Ngân hàng cần thực hiện triệt để việc kinh doanh theo đúng định hướng ban đầu mà Ngân hàng Công Thương đã định ra. Từ đó Ngân hàng mới phát huy được hết thế mạnh và năng lực chuyên môn của mình.

Giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ, đồng thời hướng dẫn rõ các điều kiện và nêu bật những tiện ích mà dịch vụ mang lại, nhấn mạnh những điểm khác biệt giữa ngân hàng mình với các ngân hàng khác.

Phát huy tốt các sản phẩm hiện có và là thế mạnh của chi nhánh, nhất là sản phẩm chuyển tiền trong nước, thanh toán, thẻ. Không ngừng trao dồi nghiệp vụ thanh toán quốc tế để phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đồng thời phát triển và triển khai sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm hiện có theo một quy trình đã định trước.nhằm cân bằng các mục tiêu kinh doanh với nhu cầu thị trường có xem xét các rủi ro liên quan.

Áp dụng chính sách ưu đãi về lãi suất cũng như các dịch vụ khác nhằm duy trì mối quan hệ với các khách hàng tốt đem lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng và thu hút thêm những khách hàng tiềm năng.

Ngân hàng cần phát huy hơn nữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ. Nhưng phải luôn đặt mục tiêu “Tăng trưởng tín dụng đi liền với chất lượng tín dụng” lên hàng đầu. Mạnh dạn đầu tư vào tài sản sinh lời. Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế nhưng phải thẩm định kỹ và xem xét khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng thì giải pháp thu hồi nọ quá hạn cũng rất quan trọng.

5.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng

Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền không bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.Tín dụng là một bộ phận rất quan trọng và là bộ phận tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (chiếm trên 90% tổng thu nhập). Do đó cần phải nâng cao hiệu quả tín dụng nhằm hạn chế và giảm nợ quá hạn (nợ xấu) để làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:

- Tiến hành phân loại khách hàng chính xác và xem đó là công tác quan trọng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng để cho vay phù hợp, tuỳ theo loại đối tượng khách hàng mà Ngân hàng có phương thức cho vay cũng như điều tra giám sát nhằm hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất.

- Tiếp cận, lôi kéo và chào mời các khách hàng kinh doanh hiệu quả, ngành nghề mũi nhọn, sử dụng nhiều dịch vụ NH. Cũng cần chú ý đến khách hàng trên địa bàn tỉnh nhà, vì đây là lượng khách hàng chủ yếu và nhiều tiềm năng đối với NH.

- Tăng cường công tác thẩm định và quản lý tín dụng trước và sau khi giải ngân. Tái thẩm định lại các dự án lớn trung dài hạn…Thường xuyên cập nhật các thông tin về KT – kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, các loại sản phẩm,v.v… để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.

5.1.2. Giải pháp thu hồi nợ quá hạn

Nợ quá hạn làm giảm trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng vì Ngân hàng phải trích từ lợi nhuận để lập dự phòng rủi ro phải thu nợ khó đòi đúng bằng dư nợ quá hạn đó. Vì vậy khi nợ quá hạn tăng thì lợi nhuận lại giảm tương ứng và ngược lại. Từ đó, thu hồi nợ quá hạn là biện pháp được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng tăng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt hiệu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w