Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc (Trang 26 - 28)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả hay không, không chỉ nhờ vào phương thức kinh doanh của Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào năng lực điều hành cũng như nổ lực của các nhân viên trong ngành Ngân hàng. Chính vì thế mà nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận, kết cấu tổ chức của Ngân hàng cũng rất quan trọng.

Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Đây là ban

lãnh đạo và điều hành trung tâm ra quyết định thực hiện, thiết lập các chính sách, đề ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh cũng như xét duyệt mọi hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

Phòng Kế Toán

Giám đốc

Phó Giám Đốc KD Phó Giám Đốc -Kế toán

Phòng Khách hàng Phòng Giao dịch Phòng KD

Đối ngoại Phòng Tiền tệ - Kho quỹ

Phòng Giao dịch Hộ Phòng Phòng Giao dịch Trung Tâm Tổ Thông tin - Điện toán Phòng Tổ Chức -Hành Chánh Quỹ Tiết Kiệm Tổ tiếp thị Phòng

kiểm soát Tổ Quản lý rủi ro

Phòng kiểm soát

Gồm một kiểm soát trưởng và một kiểm soát viên, có trách nhiệm kiểm tra giám sát mọi hoạt động của phòng, ban khác nhằm mục đích tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, trung thực, nhắc nhở và hướng dẫn các phòng, ban thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ do Nhà nước quy định.

Phòng tổ chức – hành chánh

Gồm một trưởng phòng và các nhân viên. Phòng này không có chức năng kinh doanh mà có trách nhiệm tham mưu cho ban Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh, đề xuất thực hiện các công việc liên quan đến công tác nhân sự và các công việc khác như: bảo vệ, văn thư…. Tóm lại, Phòng tổ chức - hành chánh quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của Ngân hàng, an toàn cho hoạt động.

Phòng giao dịch

Gồm trưởng phòng và các nhân viên. Có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, thu đổi ngoại tệ, cầm cố, thanh toán theo uỷ quyền của giám đốc. Nói chung, phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.

Phòng khách hàng (phòng kinh doanh)

Thực hiện các công việc kinh doanh giao dịch trực tiếp với khách hàng có nhu cầu vay vốn, phân công cán bộ thẩm định, hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục cần thiết để vay vốn.

Kiểm tra giám sát các hồ sơ, thủ tục, điều kiện vay vốn trình giám đốc ký hợp đồng tín dụng.

Trực tiếp điều tra theo dõi các khoản nợ trong suốt thời gian cho vay kể từ khi phát sinh cho tới khi kết thúc hợp đồng.

tiếp nhận các thông tin báo cáo Trung ương, theo dõi tình hình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng nhu cầu cần thiết từ đó trình ban Giám đốc để có kế hoạch cụ thể.

Tóm lại, đây là phòng ban lớn nhất và quan trọng nhất trong đơn vị, là nơi xét cấp tín dụng, thu hồi nợ, lập kế hoạch kinh doanh toàn chi nhánh. Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo định hướng của Ban Giám Đốc.

Phòng kinh doanh - đối ngoại

Thực hiện chức năng mua bán chuyển đổi ngoại tệ.

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động thanh toán quốc tế như cho vay ngoại tê., thanh toán tín dụng ( L/C ), theo dõi các khoản tiền tê của các đơn vị nhập khẩu để thu nợ chi trả kiều hối.

Thực hiện kiểm soát quá trình sử dụng các món vay của khách hàng, thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua.

Phòng kế toán

Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến các hoạt động thanh toán quốc tế như thu tiền theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các khoản chi phí trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng. Hạch toán chuyển khoản giữa Ngân hàng với khách hàng, giữa Ngân hàng với Ngân hàng.

Có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảo vận dộng vốn đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao.

Phòng tiền tệ - ngân quỹ

Nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ thu chi phát sinh trong ngày. Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, quản lý ngân phiếu thanh toán, bảo quản giấy tờ quan trọng, giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng.

Quỹ tiết kiệm

Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, của mọi tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế dưới dạng tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu…

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w