Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc (Trang 25)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận

3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động

Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu đã xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hài hoà để phát huy tối đa nguồn lực và lợi thế của mình nhằm hoạt động có hiệu quả.

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

3.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả hay không, không chỉ nhờ vào phương thức kinh doanh của Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào năng lực điều hành cũng như nổ lực của các nhân viên trong ngành Ngân hàng. Chính vì thế mà nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận, kết cấu tổ chức của Ngân hàng cũng rất quan trọng.

Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Đây là ban

lãnh đạo và điều hành trung tâm ra quyết định thực hiện, thiết lập các chính sách, đề ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh cũng như xét duyệt mọi hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

Phòng Kế Toán

Giám đốc

Phó Giám Đốc KD Phó Giám Đốc -Kế toán

Phòng Khách hàng Phòng Giao dịch Phòng KD

Đối ngoại Phòng Tiền tệ - Kho quỹ

Phòng Giao dịch Hộ Phòng Phòng Giao dịch Trung Tâm Tổ Thông tin - Điện toán Phòng Tổ Chức -Hành Chánh Quỹ Tiết Kiệm Tổ tiếp thị Phòng

kiểm soát Tổ Quản lý rủi ro

Phòng kiểm soát

Gồm một kiểm soát trưởng và một kiểm soát viên, có trách nhiệm kiểm tra giám sát mọi hoạt động của phòng, ban khác nhằm mục đích tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, trung thực, nhắc nhở và hướng dẫn các phòng, ban thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ do Nhà nước quy định.

Phòng tổ chức – hành chánh

Gồm một trưởng phòng và các nhân viên. Phòng này không có chức năng kinh doanh mà có trách nhiệm tham mưu cho ban Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh, đề xuất thực hiện các công việc liên quan đến công tác nhân sự và các công việc khác như: bảo vệ, văn thư…. Tóm lại, Phòng tổ chức - hành chánh quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của Ngân hàng, an toàn cho hoạt động.

Phòng giao dịch

Gồm trưởng phòng và các nhân viên. Có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, thu đổi ngoại tệ, cầm cố, thanh toán theo uỷ quyền của giám đốc. Nói chung, phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.

Phòng khách hàng (phòng kinh doanh)

Thực hiện các công việc kinh doanh giao dịch trực tiếp với khách hàng có nhu cầu vay vốn, phân công cán bộ thẩm định, hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục cần thiết để vay vốn.

Kiểm tra giám sát các hồ sơ, thủ tục, điều kiện vay vốn trình giám đốc ký hợp đồng tín dụng.

Trực tiếp điều tra theo dõi các khoản nợ trong suốt thời gian cho vay kể từ khi phát sinh cho tới khi kết thúc hợp đồng.

tiếp nhận các thông tin báo cáo Trung ương, theo dõi tình hình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng nhu cầu cần thiết từ đó trình ban Giám đốc để có kế hoạch cụ thể.

Tóm lại, đây là phòng ban lớn nhất và quan trọng nhất trong đơn vị, là nơi xét cấp tín dụng, thu hồi nợ, lập kế hoạch kinh doanh toàn chi nhánh. Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo định hướng của Ban Giám Đốc.

Phòng kinh doanh - đối ngoại

Thực hiện chức năng mua bán chuyển đổi ngoại tệ.

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động thanh toán quốc tế như cho vay ngoại tê., thanh toán tín dụng ( L/C ), theo dõi các khoản tiền tê của các đơn vị nhập khẩu để thu nợ chi trả kiều hối.

Thực hiện kiểm soát quá trình sử dụng các món vay của khách hàng, thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua.

Phòng kế toán

Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến các hoạt động thanh toán quốc tế như thu tiền theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các khoản chi phí trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng. Hạch toán chuyển khoản giữa Ngân hàng với khách hàng, giữa Ngân hàng với Ngân hàng.

Có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảo vận dộng vốn đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao.

Phòng tiền tệ - ngân quỹ

Nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ thu chi phát sinh trong ngày. Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, quản lý ngân phiếu thanh toán, bảo quản giấy tờ quan trọng, giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng.

Quỹ tiết kiệm

Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, của mọi tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế dưới dạng tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu…

3.4. Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua ba năm (2005-2007) qua ba năm (2005-2007)

Qua ba năm, thu nhập của ngân hàng đều tăng và đạt ở mức khá cao (tối thiểu là trên 39 tỷ đồng). Theo đó, chi phí của ngân hàng cũng tăng qua các năm (đặc biệt ở năm 2007). Nhưng thu nhập luôn tăng nhiều hơn so với chi phí nên lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước.

Bảng 1 : KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH QUA 3 NĂM

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

I. THU NHẬP 39.872 44.398 50.596

1. Lãi cho vay 37.795 41.874 46.739

Từ cho vay ngắn hạn 32.126 34.337 37.391 Từ cho vay trung, dài hạn 5.669 7.537 9.348

2. Thu từ dịch vụ 1.864 2.176 3.215

3. Thu khác 213 348 642

II. CHI PHÍ 31.001 33.330 37.154

1. Chi trả lãi vốn huy động 13.693 14.328 16.543 Vốn huy động ngắn hạn 10.270 10.287 11.029 Vốn huy động trung, dài hạn 3.423 4.041 5.514 2. Chi trả lãi vốn điều hòa 12.654 13.875 14.765

3. Chi khác 4.654 5.127 5.846

III. LỢI NHUẬN 8.871 11.068 13.442

Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

3.5. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu trong những năm qua trong những năm qua

3.5.1. Thuận lợi

Ngân hàng đặt trụ sở ở một vị trí thuận lợi, ngay trung tâm thị xã, gần chợ và trụ sở của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và lại là Ngân hàng quốc doanh nên được nhiều khách hàng tín nhiệm.

Được sự chỉ đạo và quan tâm giúp đở của tỉnh uỷ, chính quyền địa phương, Ngân hàng Công Thương Việt Nam và sự hổ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan đã giúp cho NHCTBL hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

NHCT là một hệ thống rộng khắp cả nước và là loại hình Ngân hàng phát triển mạnh mẽ nhất nên chủ động được nguồn vốn dồi dào, có thể điều hoà vốn cho các chi nhánh trong cả nước. Đó chính là thuận lợi của NHCTBL trong việc đảm bảo khả năng thanh toán của mình, nâng cao uy tín và được nhiều khách hàng tín nhiệm.

Được sự quan tâm của Ngân hàng Công Thương Việt Nam cụ thể là ban hành các văn bản và chỉ đạo kịp thời phù hợp với tình hình thực tế. Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động Ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Lãnh đạo Ngân hàng

đã đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn và chỉ đạo thực hiện sát sao, tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ và đạt vượt kế hoạch của cấp trên giao.

Tình hình kinh tế - chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả của Ngân hàng.

Trụ sở làm việc được nâng cấp, đặc biệt là Phòng giao dịch Trung Tâm đã được nâng cấp, cải tạo trong năm 2006 với những trang thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến.

Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và đoàn kết giúp đở nhau trong công việc; ban lãnh đạo tận tâm, kỷ cương và có trách nhiệm, giúp đở nhân viên tạo nên một khối đoàn kết vững mạnh giữa lãnh đạo và nhân viên góp phần cho hoạt động chi nhánh hiệu quả cao, Ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.

Các khách hàng của NHCTBL đa số là khách hàng truyền thống, có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh và ổn định, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và luôn gắng bó với Ngân hàng.

Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh đều mở tài khoản và có quan hệ giao dịch với NHCT Bạc Liêu như: Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản, Công ty cổ phần thương mại du lịch, Công ty dịch vụ vật tư kỹ thuật nông nghiệp.

Lãi suất cho vay thấp, nguồn vốn dồi dào nên luôn chủ động trong kinh doanh. Chi nhánh NHCT Bạc Liêu đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá ổn định về nguồn vốn, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận tăng lên theo thời gian....

3.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, NHCTBL còn gặp phải những khó khăn như:

Thiên tai, dịch bệnh,việc áp dụng khoa học kỹ thuật kém phát triển trong nông nghiệp, thủy sản cũng gây ảnh hưởng cho Ngân hàng. Tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, nên một số mặt hoạt động không đạt được kết quả theo kế hoạch đề ra như vấn đề kiểm soát giá cảvà kiềm chế lạm phát.

Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay theo nghị định 178 của chính phủ còn nhiều khó khăn, đối với những dự án trung, dài hạn có nhu cầu vốn lớn phải có

vốn tự có tối thiểu là 30%, Ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo, trong khi đó thực tế khách hàng vay vốn có giá trị tài sản đảm bảo ở mức thấp nên khách hàng vay không đủ tiền mở rộng sản xuất kinh doanh.

Sự xuất hiện của nhiều NHTM khác trên đại bàn tỉnh Bạc Liêu và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã gây sức ép mạnh đến hiệu quả hoạt động của NHCT Bạc Liêu. Chính vì vậy Ngân hàng phải hoàn thiện hơn để thu hút khách hàng.

Các địa phưong chưa có chính sách quy định cụ thể về việc xử lý nợ, đồng thời ý thức trả nợ của người dân chưa cao, có nhiều trường hợp cố tình không chịu trả nợ nên Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ này.

Do địa bàn hoạt động được mở rộng nhưng đội ngũ cán bộ còn thiếu, từ đó cán bộ tín dụng luôn trong tình trạng quá tải về quản lý. Hơn nửa, khách hàng vay vốn là nông dân còn khá cao nên việc cán bộ tín dụng xuống thẩm định còn gặp nhiều khó khăn.

3.6. Định hướng phát triển của Ngân hàng Công Thương Bạc liêu

Mở rộng việc huy động vốn, quan tâm giữ vững quan hệ với khách hàng truyền thống. Xem xét để thiết lập thêm các Phòng giao dịch tại những nơi thích hợp để có thể huy động nguồn vốn của những hộ có thu nhập cao tại các vùng nông thôn. Tranh thủ các nguồn vốn điều hoà từ trung ương để cân đối đủ nguồn vốn tín dụng đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Mở rộng mạng lưới kinh doanh ở những khu vực trọng điểm, đẩy mạnh tiến độ cho vay các dự án phát triển sản xuất kinh doanh.

Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung thu hồi nợ quá hạn, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, phối hợp các cấp, các ngành có liên quan để thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ tồn động. Thường xuyên chỉ đạo phân loại nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

Thực hiện việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng như: công tác thanh toán chuyển tiền điện tử, công tác thanh toán quốc tế, đặc biệt công tác thanh toán trực tiếp với người nước ngoài....Nhằm phục vụ tốt công tác thanh toán, chuyển tiền trong nước cũng như quốc tế. Phát triển các hình thức bảo lãnh nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng tham gia cả quốc doanh và ngoài quốc doanh.

Chương 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU 4.1. Thu nhập

Phân tích thu nhập là một phần không thể thiếu mà còn rất quan trọng trong việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.Vì thu nhập là một chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận hay đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc phân tích thu nhập sẽ giúp chúng ta thấy được tình hình, cơ cấu thu nhập và đặc biệt là giúp chúng ta tìm hiểu, xác định được những nguyên nhân tác động đến thu nhập của ngân hàng. Từ đó, chúng ta sẽ có những biện pháp để làm tăng thu nhập, góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

Qua bảng 2 ta thấy được thu nhập của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu khá cao qua ba năm và năm sau lại tăng cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2006 tăng trưởng với tốc độ là 11,35% so với năm 2005. Với mức tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 13,96% (tăng 2,61%). Thu nhập của Ngân hàng gồm các khoản thu từ lãi cho vay, phí dịch vụ và thu khác.

4.1.1. Thu nhập từ lãi cho vay

Cũng như tất cả các ngân hàng thương mại khác thì khoản thu chủ yếu và luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 90%) trong tổng thu nhập của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu chính là thu từ hoạt động tín dụng mà cụ thể là thu từ lãi cho vay. Do đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập ở khoản mục này cũng sắp sĩ với tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập.

Bảng 2: THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005 - 2007) ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chênh lệch

2006/2005 2007/2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Thu từ lãi cho vay 37.795 94,79 41.874 94,32 46.739 92,38 4.079 10,79 4.865 11,62 Từ cho vay NH 32.126 85,00 34.337 82,00 37.391 80,00 2.211 6,88 3.054 8,89 Từ cho vay TDH 5.669 15,00 7.537 18,00 9.348 20,00 1.868 32,95 1.811 24,03 2. Thu từ dịch vụ 1.864 4,67 2.176 4,90 3.215 6,35 312 16,74 1.039 47,75 3. Thu khác 213 0,53 348 0,78 642 1,27 135 63,38 294 84,48 Tổng thu nhập 39.872 100,0 0 44.398 100,0 0 50.596 100,0 0 4.526 11,3 5 6.198 13,96

Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.

Qua bảng trên, tỷ trọng thu từ lãi cho vay trong tổng thu nhập của Ngân hàng qua ba năm thì có giảm nhưng giảm không đáng kể và vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2005 thì tỷ trọng của khoản mục này chiếm 94,79% trong tổng thu nhập tức đạt được 37.795 triệu đồng. Năm 2006, con số này tăng lên 41.874 triệu đồng, chiếm 94,32% (giảm 0,47% so với năm 2005) và so với cùng kỳ năm trước tăng 4.079 triệu đồng tức tăng 10,79%. Vẫn chưa dừng lại ở đó, sang năm 2007, thu lãi cho vay tiếp tục tăng trưởng 11,62% (tăng 0,83%) so với năm 2006, đạt 46.739 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,38% (giảm 1,94% so với cùng kỳ năm trước) tổng thu nhập. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi cho vay tăng khá cao như vậy là do Ngân hàng đã kết hợp thành công giữa công tác mở rộng tăng cường cho vay và công tác kiểm tra, đôn đốc thu lãi các khoản vay đúng hạn.

Ngoài ra, trong thu từ cho vay thì thu từ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng giảm (năm 2005 chiếm 85,00%, sang năm 2006 thì chiếm 82,00% và đến năm 2007 thì chỉ còn 80,00%) trong thu từ lãi cho vay. Còn về tốc độ tăng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w