7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
3.6. Định hướng phát triển của Ngân hàng Công Thương Bạc liêu
Mở rộng việc huy động vốn, quan tâm giữ vững quan hệ với khách hàng truyền thống. Xem xét để thiết lập thêm các Phòng giao dịch tại những nơi thích hợp để có thể huy động nguồn vốn của những hộ có thu nhập cao tại các vùng nông thôn. Tranh thủ các nguồn vốn điều hoà từ trung ương để cân đối đủ nguồn vốn tín dụng đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Mở rộng mạng lưới kinh doanh ở những khu vực trọng điểm, đẩy mạnh tiến độ cho vay các dự án phát triển sản xuất kinh doanh.
Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung thu hồi nợ quá hạn, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, phối hợp các cấp, các ngành có liên quan để thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ tồn động. Thường xuyên chỉ đạo phân loại nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
Thực hiện việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng như: công tác thanh toán chuyển tiền điện tử, công tác thanh toán quốc tế, đặc biệt công tác thanh toán trực tiếp với người nước ngoài....Nhằm phục vụ tốt công tác thanh toán, chuyển tiền trong nước cũng như quốc tế. Phát triển các hình thức bảo lãnh nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng tham gia cả quốc doanh và ngoài quốc doanh.
Chương 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU 4.1. Thu nhập
Phân tích thu nhập là một phần không thể thiếu mà còn rất quan trọng trong việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.Vì thu nhập là một chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận hay đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc phân tích thu nhập sẽ giúp chúng ta thấy được tình hình, cơ cấu thu nhập và đặc biệt là giúp chúng ta tìm hiểu, xác định được những nguyên nhân tác động đến thu nhập của ngân hàng. Từ đó, chúng ta sẽ có những biện pháp để làm tăng thu nhập, góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
Qua bảng 2 ta thấy được thu nhập của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu khá cao qua ba năm và năm sau lại tăng cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2006 tăng trưởng với tốc độ là 11,35% so với năm 2005. Với mức tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 13,96% (tăng 2,61%). Thu nhập của Ngân hàng gồm các khoản thu từ lãi cho vay, phí dịch vụ và thu khác.
4.1.1. Thu nhập từ lãi cho vay
Cũng như tất cả các ngân hàng thương mại khác thì khoản thu chủ yếu và luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 90%) trong tổng thu nhập của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu chính là thu từ hoạt động tín dụng mà cụ thể là thu từ lãi cho vay. Do đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập ở khoản mục này cũng sắp sĩ với tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập.
Bảng 2: THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005 - 2007) ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Thu từ lãi cho vay 37.795 94,79 41.874 94,32 46.739 92,38 4.079 10,79 4.865 11,62 Từ cho vay NH 32.126 85,00 34.337 82,00 37.391 80,00 2.211 6,88 3.054 8,89 Từ cho vay TDH 5.669 15,00 7.537 18,00 9.348 20,00 1.868 32,95 1.811 24,03 2. Thu từ dịch vụ 1.864 4,67 2.176 4,90 3.215 6,35 312 16,74 1.039 47,75 3. Thu khác 213 0,53 348 0,78 642 1,27 135 63,38 294 84,48 Tổng thu nhập 39.872 100,0 0 44.398 100,0 0 50.596 100,0 0 4.526 11,3 5 6.198 13,96
Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.
Qua bảng trên, tỷ trọng thu từ lãi cho vay trong tổng thu nhập của Ngân hàng qua ba năm thì có giảm nhưng giảm không đáng kể và vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2005 thì tỷ trọng của khoản mục này chiếm 94,79% trong tổng thu nhập tức đạt được 37.795 triệu đồng. Năm 2006, con số này tăng lên 41.874 triệu đồng, chiếm 94,32% (giảm 0,47% so với năm 2005) và so với cùng kỳ năm trước tăng 4.079 triệu đồng tức tăng 10,79%. Vẫn chưa dừng lại ở đó, sang năm 2007, thu lãi cho vay tiếp tục tăng trưởng 11,62% (tăng 0,83%) so với năm 2006, đạt 46.739 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,38% (giảm 1,94% so với cùng kỳ năm trước) tổng thu nhập. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi cho vay tăng khá cao như vậy là do Ngân hàng đã kết hợp thành công giữa công tác mở rộng tăng cường cho vay và công tác kiểm tra, đôn đốc thu lãi các khoản vay đúng hạn.
Ngoài ra, trong thu từ cho vay thì thu từ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng giảm (năm 2005 chiếm 85,00%, sang năm 2006 thì chiếm 82,00% và đến năm 2007 thì chỉ còn 80,00%) trong thu từ lãi cho vay. Còn về tốc độ tăng trưởng thì thu từ cho vay ngắn hạn lại tăng (năm 2006 so với năm 2005 tăng 6,88% tức tăng 2.211 triệu đồng, năm 2007 so với năm 2006 thì tăng tới 8,89% tức tăng 3.054 triệu đồng) còn từ cho vay trung và dài hạn lại giảm (năm 2006 so với cùng kỳ năm trước tăng 32,95%, còn năm 2007 so với năm 2006 thì chỉ tăng 24,03%). Thu từ lãi cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng giảm chứng tỏ rủi ro của ngân hàng sẽ tăng nhưng đổi lại sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nguyên nhân của vấn đề này là do Ngân hàng muốn kinh doanh theo đúng định hướng ban đầu mà Ngân hàng Công Thương đã định ra tức là ngày càng hạn chế cho vay đối với nông dân mà tập chung cho vay đối với các công ty và doanh nghiệp thực hiện sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Kết quả là tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng khá nhanh. Ngược lại thì dư nợ của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đáng kể. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
ĐVT:Tiệu đồng Chỉ tiêu Dư nợ 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1. CN, TTCN, TM, dịch vụ 205.925 232.708 268.611 26.783 13,01 35.903 15,43 2. Nông, lâm và thủy sản 161.280 145.572 137.150 -15.708 -9,74 -8.422 -5,79
Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.
Hiện nay, NHCT Bạc Liêu đã không cho vay đối với nông dân nuôi tôm. Mặt khác, là do đa số khách hàng nông dân vay với số vốn ít (khoản vài triệu đồng) trong khi dó thủ tục lại khá mất thời gian. Do đó, dư nợ cho vay đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản không những tỷ trọng ngày càng giảm mà còn giảm cả về số dư nợ. Ngược lại thì dư nợ cho vay đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng cả về tỷ trọng lẫn số dư nợ.
Tuy tỷ trọng thu từ lãi cho vay có xu hướng giảm và năm sau lại giảm nhiều hơn năm trước nhưng khoản mục này còn chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng vẫn chưa đa dạng và phong phú. Thu nhập chủ yếu từ lãi cho vay.
4.1.2. Thu từ phí dịch vụ Ngân hàng
Như chúng ta đã biết, Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu là một Ngân hàng đã được thành lập từ rất lâu (ngay từ khi mới thành lập tỉnh Bạc Liêu) nên thực hiện khá nhiều dịch vụ cả trong nước lẫn ngoài nước như: chuyển đổi ngoại tệ, dịch vụ thẻ ( ATM, Visa Card, Master Card, ...), chuyển tiền, bão lãnh,....Có thể nói đây là Ngân hàng thực hiện nhiều dịch vụ nhất trên địa bàn. Do đó, đây là một thế mạnh cạnh tranh của NHCT Bạc Liêu với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Chính vì vậy mà tỷ trọng của khoản mục này ngày càng tăng (năm 2005 là 4,67%, sang năm 2006 là 4,90% và đến năm 2007 con số này đã tăng lên 6,35%) trong tổng thu nhập. Cùng với sự gia tăng về tỷ trọng thì tốc độ tăng trưởng tăng đáng kể hơn nhiều (năm 2006 so với năm 2005 chỉ tăng 16,74% và năm 2007 so với năm 2006 đã tăng 47,75%). Đây là một xu hướng tốt cho Ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Song, khoản mục này vẫn còn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập và chưa tương xứng với lợi ích từ những dịch vụ của Ngân hàng mang lại. Tức là, Ngân hàng có nhiều dịch vụ nhưng trong số đó chỉ có một số ít dịch vụ là mang lại thu nhập cho Ngân hàng (ví
dụ như: dịch vụ thẻ, bão lãnh du học,...). Nguyên nhân khách quan là do tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh mới phát triển gần đây nên nhu cầu về dịch vụ ngân hàng là tương đối ít. Còn nguyên nhân chủ quan là Ngân hàng chưa giới thiệu hết tất cả những dịch vụ mà ngân hàng có nên đa số người dân chưa biết đến những dịch vụ của Ngân hàng.
4.1.3. Thu khác
Đây là một khoản thu (ví dụ như thu hoàn nhập dự phòng rủi ro, . . .) chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập. Tuy nhiên, khoản mục này cũng đóng góp một phần nào đó vào lợi nhuận của ngân hàng. Trong ba năm vừa qua thì khoản thu này luôn tăng cao cả về tỷ trọng lẫn tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, năm 2005 khoản thu này chỉ chiếm 0,53% trong tổng thu nhập, sang năm 2006 con số này là 0,78% và so với năm 2005 thì khoản thu này tăng 63,38%, đến năm 2007 thì tỷ trọng đã lên 1,27% và tăng tới 84,48% so với năm 2006.
Nhìn chung, tổng thu nhập của Ngân hàng chủ yếu là từ thu lãi cho vay (chiếm tỷ trọng trên 92% tổng thu nhập). Qua đó, chúng ta thấy rằng các nguồn thu của ngân hàng chưa thật sự đa dạng. Tuy nhiên, tổng thu nhập của Ngân hàng vẫn tăng khá cao qua ba năm do trong thời gian qua Ngân hàng đã và đang tăng cường mở rộng hoạt động cho vay đối với các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ đông thời kiểm soát tốt công tác thu lãi và gốc của các món vay khi đến hạn. Đặc biệt là áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thu về những món vay đã quá hạn thậm chí là những món vay đã quá hạn trong một thời gian dài.
Bảng 4: CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005 - 2007)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Chi trả lãi huy động vốn 13.693 44,17 14.328 42,99 16.543 44,53 635 4,64 2.215 15,46 Vốn huy động ngắn hạn 10.270 75,00 10.287 71,80 11.029 66,67 17 0,17 742 7,21 Vốn huy động trung và dài hạn 3.423 25,00 4.041 28,20 5.514 33,33 618 18,05 1.473 36,45 2. Chi trả lãi vốn điều hòa 12.654 40,82 13.875 41,63 14.765 39,74 1.221 9,65 890 6,41
3. Chi khác 4.654 15,01 5.127 15,38 5.846 15,73 473 10,16 719 14,02
Tổng chi từ HĐKD 31.001 100,00 33.330 100,00 37.154 100,00 2.329 7,51 3.824 11,47
Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu
4.2. Chi phí
Song song với việc phân tích thu nhập thì phân tích chi phí cũng là khâu không kém phần quan trọng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Vì chi phí cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận. Phân tích chi phí sẽ giúp chúng ta biết được kết cấu các khoản mục chi phí để có thể hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý góp phần nâng cao lợi nhuận, mạnh dạn tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược mà Ngân hàng đã đề ra.
Qua bảng 4, ta thấy chi phí của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu chủ yếu là chi trả lãi vốn huy động và chi trả lãi vốn điều hòa (cả hai khoản này luôn chiếm hơn 80% tổng chi phí) và chúng chiếm tỷ trọng cũng gần tương đương với nhau. Do đó, trong phần này chỉ phân tích khoản chi trả lãi vốn huy động, khoản chi trả lãi vốn điều hòa và khoản chi khác (khoản này bao gồm tất cả các khoản chi còn lại ngoại trừ hai khoản chi phí trên như: chi cho nhân viên, chi phí quản lý, chi dự phòng, . . .).
4.2.1. Chi phí lãi vốn huy động
Đây là khoản chi không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng. Vì ngân hàng hoạt động chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn huy động. Nếu ngân hàng mà không huy động được vốn thì không thể hoạt động kinh doanh được. Chính vì tính quan trọng của khoản mục này mà chi trả lãi vốn huy động luôn tăng và tăng khá mạnh ở năm 2007 (tăng lên đến 15,46% so với năm 2006). Đặc biệt là khoản chi trả lãi vốn huy động trung dài hạn tăng một cách nhanh chống (18,05% ở năm 2006 so với năm 2005 và 36,45% ở năm 2007 so với năm 2006). Tuy nhiên, chi lãi vốn huy động trung dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong chi lãi vốn huy động nhưng tăng khá nhanh và năm sau lại tăng cao hơn năm trước. Ngược lại, chi trả lãi vốn huy động ngắn hạn tuy năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ trọng trong tổng chi trả lãi vốn huy động đã giảm và giảm khá nhanh (năm 2005 là 75%, sang năm 2006 là 71,8% và đến năm 2007 còn 66,67%). Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng có hiệu quả và ổn định hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng của chi trả lãi vốn huy động trong tổng chi phí như vậy (thậm chí còn giảm ở năm 2006) là còn khá thấp (dưới 45% tổng chi phí).
Do đó, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nguyên nhân khách quan là do tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh còn nghèo nên lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội thì ít mà lượng nhu cầu vay vốn lại nhiều. Nguyên nhân chủ quan là do NHCT Bạc Liêu là một NHTM quốc doanh nên lãi suất huy động luôn thấp hơn các NHTM Cổ phần mà lãi suất là một công cụ rất nhạy cảm. Từ đó dẫn đến Ngân hàng huy động được ít vốn cộng với lãi suất huy động thấp dẫn đến chi phí cho nguồn vốn huy động cũng khá thấp.
4.2.2. Chi trả lãi vốn điều hoà
Khi Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu huy động vốn không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng thì Ngân hàng không cần phải đi vay để bù thiếu hụt vốn mà nhận điều chuyển vốn nội bộ từ Ngân hàng cấp trên (gọi là vốn điều hòa). Tuy nhận từ Ngân hàng cấp trên nhưng nguồn vốn này cũng phải trả lãi gọi là lãi vốn điều hòa. Lãi vốn điều hòa này thì thấp hơn lãi vốn huy động. Do đó, khoản mục này cũng chiếm tỷ trọng gần bằng với khoản mục chi trả lãi vốn huy động và tốc độ tăng trưởng cũng khá nhanh (năm 2006 tăng 9,65% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 6,41% so với năm 2006). Tốc độ tăng trưởng giảm như vậy là do: muốn nhận được vốn điều hòa thì phải làm đơn xin điều chuyển vốn gởi lên Hội sở, khi nhận được đơn Hội sở còn thẩm định lại xem nhu cầu vốn thực sự của Ngân hàng và xem điều chuyển từ nguồn nào với nhu cầu vốn đó. Như vậy thì phải mất thời gian và chưa chắc nhận được ngồn vốn như đã xin. Ngoài ra, còn do tại Chi nhánh mà có thừa vốn thì đem trả bớt nguồn vốn điều hòa cho Hội sở.
Bảng 5: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VỐN HUY ĐỘNG VÀ VỐN ĐIỀU HÒA ĐVT:Tiệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006/2005 2007/2006
2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %
1.Vốn huy động 201.803 224.595 246.939 22.792 11,29 22.344 9,95 2. Vốn điều hòa 190.825 195.686 208.393 4.861 2,55 12.707 6,49
Nguồn: Phòng Khách hàng Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu
Qua bảng trên, ta thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động giảm còn vốn điều 27
hòa thì tăng. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng chi trả lãi vốn huy động lại tăng còn vốn điều hòa lại giảm. Lý do là Ngân hàng sau khi nhận vốn điều hòa thì lại có