1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng

91 146 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Luận văn, khóa luận, kinh tế, quản trị, thương mại

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Năm 2010 dưới tác động của các chủ trương thắt chặt tiền tệ hơn năm 2009, tăng trưởng dư nợ tín dụng được kiểm soát ở mức 25%, diễn biến tỷ giá còn khó dự báo, chỉ tiêu lợi nhuận được các Ngân hàng cân nhắc rất kỹ. Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đã rộng hơn khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với khoản vốn vay trung - dài hạn, nhưng do kiểm soát tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ở mức 25% (so với mức thực hiện cả năm trước là gần 38%), nên mục tiêu tăng trưởng tín dụng của nhiều Ngân hàng sẽ thấp hơn năm trước; qua đó tác động không nhỏ khi đặc điểm chung là nguồn thu từ tín dụng là chủ đạo. Ngoài ra năm 2010, khả năng huy động vốn của các Ngân hàng vẫn sẽ bị cạnh tranh khốc liệt với các kênh đầu tư khác do sự thiếu hấp dẫn của lãi suất huy động. Cũng như áp lực huy động vốn trong năm 2010 sẽ khiến việc cho vay không còn dễ dàng. Hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng trong năm 2010, nhưng lợi nhuận sẽ không có nhiều đột biến, một số ngân hàng phụ thuộc quá mức vào hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Mục tiêu phát triển thận trọng, ổn định và bền vững luôn được đặt lên hàng đầu. Vậy nên các Ngân hàng cần phải làm gì để có thể tồn tại và phát triển? Đây thực sự là một vấn đề khá khó khăn cho tất cả các Ngân hàng. Một trong những câu trả lời cho vấn đề này chính là: "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng". Bởi vì, thông qua việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thì các Ngân hàng mới có thể hiểu rõ được tình hình hiện tại của Ngân hàng mình. Từ đó các Ngân hàng mới có thể đưa ra các định hướng, chính sánh và giải pháp phù hợp cho tình hình hiện tại và trong tương lai. Ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế tiền thân là một phòng giao dịch ở Huế nay được nâng cấp thành Chi nhánh (năm 2009) cho nên hoạt động của Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn. Để hoạt động ngày càng phát triển, việc phân tích tình hình hoạt động của chi nhánh để đưa ra các giải pháp hợp lý là rất vô cùng cần thiết. Từ những vấn đề trên, tôi nhận thấy được rằng công tác phân tích hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng là một yếu tố quan trọng và cấp thiết trong các Ngân hàng hiện nay. Từ đó tôi SVTH: Nguyễn Đăng Hiếu – K40 Quản trị thương mại Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi chọn đề tài: "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu chung về việc phân tích hiệu quả tín dụng tại Chi nhánh nhằm phản ánh thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể như: Phân tích doanh số cho vay nhằm xác định vị trí của Ngân hàng Đông Á trong hệ thống tín dụng trên cùng địa bàn, đồng thời phản ánh mức tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh có phù hợp với mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng Đông Á, cũng như phù hợp với phương hướng phát triển chung của nền kinh tế địa phương. Phân tích doanh số thu nợ để nói lên hiệu quả của công tác thu nợ tại Ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế so với tình hình thu nợ chung của hệ thống tín dụng trên địa bàn; đồng thời phản ánh hiệu quả thật sự của công tác thu nợ khi so sánh với mức tăng trưởng qua các kỳ. Phân tích dư nợ nhằm xác định mức tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh có theo kịp mức tăng của hệ thống NHTM CP trên địa bàn, đồng thời phản ánh mức tăng trưởng này có phù hợp với tình hình tăng trưởng chung của các TCTD và có phù hợp với kế hoạch mà Ban lãnh đạo Ngân hàng Đông Á đặt ra. Phân tích nợ quá hạn nhằm đánh giá công tác quản lý, kiểm soát nợ qúa hạn tại Chi nhánh có đạt hiệu quả cao hơn hay chỉ tương đồng so với tình hình chung của hệ thống tín dụng trên địa bàn, đồng thời phản ảnh hiệu quả thật sự của hoạt động tín dụng thông qua so sánh số liệu tăng trưởng nợ quá hạn qua các năm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng đối với khách hàng của NHTMCP Đông Á – Chi Nhánh Huế. Phạm vi nghiên cứu: -Thời gian: Phân tích hoạt động tín dụng qua các năm 2007 - 2009, đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng của NHTMCP Đông Á – Chi Nhánh Huế. SVTH: Nguyễn Đăng Hiếu – K40 Quản trị thương mại Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi -Không gian: Ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế (DAB) -Hạn chế: Do chi nhánh ngân hàng cũng mới chỉ có mặt tại Huế chưa lâu cùng với thời gian thực tập còn ít nên tôi chỉ sử dụng số liệu về tình hình của hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2007, 2008 và 2009 để làm cơ sở phân tích cho đề tài khóa luận của mình. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp chung Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá các đối tượng nghiên cứu một cách logic, khách quan. Đây là phương pháp chung nhất, chi phối toàn bộ hoạt động nghiên cứu của đề tài. 4.2 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thu thập được nhờ vào các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán của công ty hàng năm, ngoài ra có thể thu thập số liệu thứ cấp từ báo chí, internet, truyền thanh, truyền hình… Thu thập số liệu sơ cấp: Dựa trên danh sách khách hàng do Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế cung cấp để chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Tức là từ danh sách khách hàng ta sắp xếp theo thứ tự vần của tên khách hàng, bao gồm 1.023 khách hàng. Ta chọn ra một mẫu có 85 mẫu. Vậy khoảng cách chọn là: k =1.023/85=12, có nghĩa là cứ cách 12 khách hàng thì ta chọn một khách hàng vào mẫu. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 85 khách hàng đã sử dụng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng Đông Á Huế thông qua bảng hỏi. Tuy nhiên kết quả thu được 81 phiếu, còn 4 phiếu bị loại. 4.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Được tiến hành bằng cách ứng dụng phần mềm SPSS 15.0 với kỹ thuật sử dụng thống kê mô tả và kiểm định giá trị trung bình của mỗi mẫu (One Sample - T test). Giả thuyết cần kiểm định: H 0 : μ = Giá trị kiểm định (Test value) H 1 : μ ≠ Giá trị kiểm định (Test value) SVTH: Nguyễn Đăng Hiếu – K40 Quản trị thương mại Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi Gọi α là mức ý nghĩa của kiểm định, với độ tin cậy là 95% thì α = 5%. Xác suất bác bỏ H o là: Nếu: Sig >0,05: chấp nhận giả thuyết H 0 Sig <0,05: bác bỏ giả thuyết H 0 Ngoài ra còn có các phương pháp sau: 4.3.1 Phương pháp so sánh Là phương pháp dựa vào số liệu có sẵn để tiến hành so sánh đối chiếu. Thường là so sánh giữa 2 năm để đưa ra được sự tăng giảm của một chỉ tiêu nào đó. Từ đó giúp cho quá trình phân tích kinh doanh. 4.3.2 Phương pháp quan sát Là phương pháp được thực hiện nhờ vào việc quan sát các hoạt động diễn ra hằng ngày tại ngân hàng về việc vay vốn, tư vấn cho khách hàng về các điều kiện để được vay vốn, các thủ tục vay vốn, thông báo thu lãi hàng tháng của phòng quan hệ khách hàng. 4.3.3 Phương pháp tổng hợp Tổng hợp lại những nội dung cụ thể, từng đề mục từ các số liệu mà ngân hàng cung cấp qua đó diễn giải sự biến động và đưa ra nguyên nhân của sự biến động đó. 5. Kết cấu khóa luận Trên cơ sở những mục tiêu giải quyết, nội dung của khóa luận gồm: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2. Tình hình cơ bản của Ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế Chương 3. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế SVTH: Nguyễn Đăng Hiếu – K40 Quản trị thương mại Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi Chương 4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đông Á – chi nhánh Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị SVTH: Nguyễn Đăng Hiếu – K40 Quản trị thương mại Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU A. Cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu 1.1 Khái quát về NHTM 1.1.1 Khái niệm về NHTM Khái niệm ngân hàng thương mại trong luật các “Tổ chức tín dụng” được Quốc hội khóa X thông qua năm 1997 như sau: “Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ của ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán với trách nhiệm hoàn trả”. Như vậy, ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. 1.1.2 Các chức năng của NHTM 1.1.2.1 Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng Là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM, nó không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM. NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế, .) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. SVTH: Nguyễn Đăng Hiếu – K40 Quản trị thương mại Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi Thu nhận Cấp tiền gửi tiết kiệm tín Phát hành kỳ phiếu dụng trái phiếu Hình 1: Chức năng trung gian tín dụng Nhờ nguồn vốn tín dụng lớn và luân chuyển liên tục, thông qua việc thực hiện chức năng nói trên mà sẽ làm cho nền kinh tế được cung ứng vốn ngày càng đầy đủ để phát triển. 1.1.2.2 Ngân hàng thương mại với chức năng tạo tiền Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do NHTW phát hành mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra. 1.1.2.3 Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán của khách hàng Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khác thu khác theo lệnh của họ. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,…Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Chức năng này mô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. SVTH: Nguyễn Đăng Hiếu – K40 Quản trị thương mại Trang 7 Các DN, tổ chức kinh tế, cá nhân Ngân Hàng thương mại Các DN, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi Lệnh Giấy trả tiền báo qua tài khoản có Hình 2: Chức năng trung gian thanh toán 1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM 1.1.3.1 Nghiệp vụ tài sản nợ Nghiệp vụ nợ của NHTM là nghiệp vụ huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau để tạo nguồn vốn hoạt động. Các nguồn cung cấp vốn cho NHTM bao gồm các loại tiền gửi cá nhân, tổ chức kinh doanh, tổ chức phi thương mại, cơ quan chính phủ và các ngân hàng thương mại khác: các loại tiền vay ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức đầu tư và các ngân hàng khác; tiền kỳ phiếu, nhờ thu, trả chậm .Những nguồn huy động vốn:  Vốn huy động từ tiền gửi: Để huy động vốn, các ngân hàng đã cung cấp rất nhiều loại tiền gửi khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Mỗi công cụ huy động tiền gửi mà các ngân hàng đưa ra đều có đặc điểm riêng nhằm làm cho chúng phù hợp hơn với các nhu cầu của khách hàng trong việc tiết kiệm và thực hiện thanh toán. Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn tiền gửi của NHTM bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và tiền gửi khác.  Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá: Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi . Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi là các tổ chức, cá nhân. Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến để mua, trên thực tế đây còn là kênh đầu tư của người có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng và cơ hội đầu tư trực tiếp. Các kỳ phiếu, trái phiếu này có khả SVTH: Nguyễn Đăng Hiếu – K40 Quản trị thương mại Trang 8 Người trả tiền Người mua (công ty, xí nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế) Ngân Hàng thương mại Người thụ hưởng Người bán (công ty, xí nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền khi cần thiết bằng cách bán, chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng. Với việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khả năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng. Hình thức này thường được thực hiện khi ngân hàng đã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn với thời gian giải ngân nhanh của khách hàng, hay sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn hệ thống mà vẫn còn thiếu và được sự đồng ý của thống đốc NHTW.  Vốn đi vay: Trong quá trình kinh doanh của các NHTM luôn có tình trạng tạm thời thừa và thiếu vốn, đó là khi huy động vốn nhưng chưa cho vay hết, hay khi khách hàng có nhu cầu vay lớn nhưng nguồn vốn lại không đủ, hoặc người gửi rút tiền trước kì hạn trong khi đó vốn cho vay chưa đến lúc thu hồi. Khi đó các NHTM có thể gửi vào các tổ chức tín dụng khác để hưởng lãi, hay đi vay vốn để tận dụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán. NHTM có thể vay vốn ở các TCTD khác hoặc vay vốn ở NHTW. 1.1.3.2 Nghiệp vụ tài sản có Là nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn huy động của NHTM vào các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau:  Nghiệp vụ ngân quỹ: là hoạt động của ngân hàng nhằm bảo đảm khả năng thanh toán thường xuyên bao gồm: các quỹ tiền mặt, các khoản tiền gửi thanh toán ở NHTƯ và NHTM khác, các khoản tiền đang trong quá trình thu về.  Nghiệp vụ cho vay: là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Các khoản cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn từ 60 – 80 % tổng số tài sản có của NHTM và đem lại hơn 60 % doanh lợi cho ngân hàng. Đại bộ phận tiền huy động được ngân hàng cho vay theo hai loại chính là cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Tuy nhiên theo thực tế cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và của ngành ngân hàng, các NHTM còn đưa ra nhiều loại hình tín dụng khác, đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng của các thành phần trong nền kinh tế. SVTH: Nguyễn Đăng Hiếu – K40 Quản trị thương mại Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Hà Uyên Thi  Nghiệp vụ đầu tư: hoạt động đầu tư của NHTM diễn ra chủ yếu trên thị trường tài chính thông qua việc mua bán các chứng khoán. Thu nhập của Ngân hàng thu được từ hoạt động này là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể tiến hành đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu hoặc góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp và sẽ được phân chia lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3.3 Nghiệp vụ trung gian Để giúp các ngân hàng phát triển toàn diện và đem lại cho ngân hàng những khoản thu nhập khá quan trọng, NHTM còn tiến hành các nghiệp vụ trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng qua đó làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng đối với 2 loại nghiệp vụ cơ bản kể trên. Các dịch vụ trung gian thường là: dịch vụ chuyển khoản, dịch vụ cung cấp các công cụ thanh toán, dịch vụ thu hộ - chi hộ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kiều hối – thu đổi ngoại tệ, dịch vụ thuê mua và bảo lãnh, dịch vụ tư vấn thông tin .Vai trò của các nghiệp vụ trung gian này là bổ sung thêm vào các nghiệp vụ cơ bản, nó tạo giá trị gia tăng và có thể tạo ra sự khác biệt của các ngân hàng trong cạnh tranh. 1.2 Hoạt động tín dụng ngân hàng 1.2.1 Khái niệm  Quan niệm về tín dụng Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ La tinh: Creditium, có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm, trong tiếng Anh gọi là Credit, theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn. “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng và sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn”. Nó thể hiện ở 03 nội dung: sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác; sự chuyển giao này mang tính tạm thời; khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.  Quan niệm về tín dụng ngân hàng "Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất dịnh với một khoản chi phí nhất SVTH: Nguyễn Đăng Hiếu – K40 Quản trị thương mại Trang 10

Ngày đăng: 11/12/2013, 20:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Chức năng trung gian tín dụng - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình 1 Chức năng trung gian tín dụng (Trang 7)
Hình 1: Chức năng trung gian tín dụng - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình 1 Chức năng trung gian tín dụng (Trang 7)
Hình 2: Chức năng trung gian thanh toán 1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình 2 Chức năng trung gian thanh toán 1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM (Trang 8)
Hình 2: Chức năng trung gian thanh toán  1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình 2 Chức năng trung gian thanh toán 1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM (Trang 8)
Hình 3: Phân chia các loại rủi ro - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình 3 Phân chia các loại rủi ro (Trang 16)
Hình 3: Phân chia các loại rủi ro - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình 3 Phân chia các loại rủi ro (Trang 16)
Hình 5: Số lượng nhân viên của DAB qua các năm 2007-2009 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình 5 Số lượng nhân viên của DAB qua các năm 2007-2009 (Trang 27)
Hình 5: Số lượng nhân viên của DAB qua các năm 2007-2009 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình 5 Số lượng nhân viên của DAB qua các năm 2007-2009 (Trang 27)
2.Theo hình thức huy động - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
2. Theo hình thức huy động (Trang 29)
Hình 8:Quy trình tín dụng DAB Huế - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình 8 Quy trình tín dụng DAB Huế (Trang 36)
Hình 8:Quy trình tín dụng DAB HuếNhân viên tín dụng: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình 8 Quy trình tín dụng DAB HuếNhân viên tín dụng: (Trang 36)
Bảng 3: Tình hình cho vay của DAB Huế qua 3 năm 2007 – 2009 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 3 Tình hình cho vay của DAB Huế qua 3 năm 2007 – 2009 (Trang 37)
Bảng 4: Tình hình cho vay theo kì hạn tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 4 Tình hình cho vay theo kì hạn tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 (Trang 40)
Bảng 4: Tình hình cho vay theo kì hạn tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 4 Tình hình cho vay theo kì hạn tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 (Trang 40)
2. Doanh số thu nợ 36.841 100 176.884 100 239.760 100 140.043 380,13 62.876 35,55 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
2. Doanh số thu nợ 36.841 100 176.884 100 239.760 100 140.043 380,13 62.876 35,55 (Trang 47)
Bảng 5: Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 5 Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 (Trang 47)
Bảng 6: Tình hình cho vay theo loại hình kinh tế tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 6 Tình hình cho vay theo loại hình kinh tế tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 (Trang 51)
Bảng 6: Tình hình  cho vay theo loại hình  kinh tế  tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 6 Tình hình cho vay theo loại hình kinh tế tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 (Trang 51)
Bảng 7: Tình hình cho vay theo hình thức bảo đảm tín dụng tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 7 Tình hình cho vay theo hình thức bảo đảm tín dụng tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 (Trang 58)
Bảng 7: Tình hình  cho vay theo hình thức bảo đảm tín dụng  tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 7 Tình hình cho vay theo hình thức bảo đảm tín dụng tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009 (Trang 58)
Bảng 9: Đặc điểm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tín dụng - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 9 Đặc điểm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tín dụng (Trang 65)
Bảng 9: Đặc điểm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tín dụng - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 9 Đặc điểm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tín dụng (Trang 65)
Hình thức vay vốn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình th ức vay vốn (Trang 66)
Hình  thức vay vốn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
nh thức vay vốn (Trang 66)
Bảng 10: Ý kiến đánh giá của khách hàng về điều kiện vay vốn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 10 Ý kiến đánh giá của khách hàng về điều kiện vay vốn (Trang 70)
Bảng 10: Ý kiến đánh giá của khách hàng về điều kiện vay vốn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 10 Ý kiến đánh giá của khách hàng về điều kiện vay vốn (Trang 70)
Bảng 12: Đánh giá của khách hàng về thời gian để được giải ngân vốn vay - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 12 Đánh giá của khách hàng về thời gian để được giải ngân vốn vay (Trang 72)
Bảng 12: Đánh giá của khách hàng về thời gian để được giải ngân vốn vay - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 12 Đánh giá của khách hàng về thời gian để được giải ngân vốn vay (Trang 72)
Bảng 14: Đánh giá của khách hàng về biện pháp theo dõi và quản lý vốn vay - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 14 Đánh giá của khách hàng về biện pháp theo dõi và quản lý vốn vay (Trang 73)
Bảng 14: Đỏnh giỏ của khỏch hàng về biện phỏp theo dừi và quản lý vốn vay - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 14 Đỏnh giỏ của khỏch hàng về biện phỏp theo dừi và quản lý vốn vay (Trang 73)
3.5.3. Đánh giá của khách hàng đối với nhân viên tín dụng - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
3.5.3. Đánh giá của khách hàng đối với nhân viên tín dụng (Trang 74)
Bảng 15: Đánh giá của khách hàng đối với nhân viên tín dụng - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 15 Đánh giá của khách hàng đối với nhân viên tín dụng (Trang 74)
Bảng 15: Đánh giá của khách hàng đối với nhân viên tín dụng - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 15 Đánh giá của khách hàng đối với nhân viên tín dụng (Trang 74)
Bảng 16: Đánh giá của khách hàng đối với lãi suất cho vay - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Bảng 16 Đánh giá của khách hàng đối với lãi suất cho vay (Trang 77)
Hình 26: Thể hiện yếu tố quyết định hành vi vay vốn của khách hàng - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình 26 Thể hiện yếu tố quyết định hành vi vay vốn của khách hàng (Trang 79)
Hình 26: Thể hiện yếu tố quyết định hành vi vay vốn của khách hàng - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng
Hình 26 Thể hiện yếu tố quyết định hành vi vay vốn của khách hàng (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w