Giám Đốc P.GĐ Tổ chức
2.3.3. Tình hình tài sản cố định của Công ty qua ba năm(2003 2005)
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, nó phản ánh
năng lực sản xuất kinh doanh hiện có của doanh nghiệp. Việc trang bị TSCĐ đầy đủ kịp thời phù hợp với tình hình kinh doanh của mình và phù hợp với xu thế của thời đại là điều kiện cơ sở để một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
Số liệu bảng trên cho ta thấy TSCĐ của Công ty trong ba năm qua không ngừng tăng lên: Năm 2003 giá trị của TSCĐ là 17.837 triệu đồng, năm 2004 là 18.044 triệu đồng tăng 207 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng tăng 1,16%. Sự tăng lên này chủ yếu là do giá trị của TSCĐ là phương tiện vận tải tăng lên trong 2004, so với năm 2003 giá trị phương tiện vận tải tăng 883 triệu đồng tức tăng 24,32%. Nguyên nhân là do Công ty đã đầu tư thêm phương tiện vận tải, đó là Công ty đã mua thêm xe chở hàng có trọng tải 8-10 tấn phục vụ cho việc vận chuyển phân bón tới nơi tiêu thụ. Các TSCĐ khác có chiều hướng giảm xuống. Trong đó, TSCĐ là nhà, vật kiến trúc năm 2004 giảm 415 triệu đồng (-6,00%) so với năm 2003; máy móc, thiết bị năm 2004 giảm 211 triệu đồng (-4,73%) so với năm 2003 và TSCĐ là dụng cụ quản lý năm 2004 giảm 50 triệu đồng (-7,63%) so với năm 2003. Nguyên nhân giảm này là do năm 2004 Công ty không đâu tư, mua sắm, xây dựng thêm nên giá trị của chúng đã bị giảm sút so với năm 2003. Qua đây cũng thấy được sự ổn định về tình hình TSCĐ của Công ty trong năm 2004.
Năm 2005, giá trị TSCĐ của Công ty là 20.347 triệu đồng tức tăng 12,76% so với năm 2004 (+2.303 triệu đồng). Sự tăng lên này là do hầu hết các TSCĐ trong tổng TSCĐ của Công ty đều tăng lên. Trong đó, TSCĐ là
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
nhà, vật kiến trúc tăng 702 triệu đồng (+10,79%) là do Công ty đã đầu tư xây dựng thêm một nhà hành chính 2 tầng; TSCĐ là máy móc, thiết bị năm 2005 tăng 1.417 triệu đồng (+33,33%) là do Công ty đã mua thêm hệ thống tuần hoàn nước và pa lăng điện; TSCĐ là phương tiện vận tải năm 2005 tăng 161 triệu đồng (+3,57%) là do Công ty đầu tư mua thêm xe ô tô SuZuKi Window 7 chỗ; TSCĐ là dụng cụ quản lý năm 2005 tăng 23 triệu đồng (+3,80%) so với năm 2004 là do Công ty lắp đặt thêm máy điều hoà General và mua them máy in laze. Còn TSCĐ khác năm 2005 so với năm 2004 không thay đổi về mặt giá trị.
Về cơ cấu TSCĐ của Công ty, ta thấy bộ phận TSCĐ là nhà, vật kiến trúc; máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là ba bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ. Năm 2003 tỷ trọng nhà, vật kiến trúc là 38,81%, năm 2004 là 36,06% và năm 2005 chiếm 35,43% trong tổng TSCĐ. Việc nhà, vật kiến
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
trúc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ của Công ty là điều hợp lý đối với đặc điểm kinh doanh của Công ty; đó là hệ thống nhà hành chính, nhà ăn, nhà trẻ, nhà xưởng và các kho chứa hàng. Tỷ trọng của máy móc, thiết bị trong năm 2003 là 25,02%, năm 2004 là 23,56% và năm 2005 là 27,86%. Tỷ trọng của phương tiện vận tải năm 2003 là 20,36%, năm 2004 tăng lên 25,02% và năm 2005 giảm xuống chỉ còn 22,98%, còn các bộ phận TSCĐ khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng TSCĐ của Công ty.
Tóm lại, giá trị TSCĐ của Công ty có xu hướng tăng lên về mặt giá trị
trong ba năm qua và cơ cấu TSCĐ là khá hợp lý, phù hợp với quy mô kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải không ngừng đầu tư hơn nữa và kết hợp với việc xác định cơ cấu hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của Công ty cũng như của khách hàng để có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác có thế mạnh về vốn trên thị trường hiện nay.
2.3.4.Tình hình vốn của công ty trong ba năm qua (2003- 2005) * Cơ cấu vốn qua ba năm qua (2003- 2005):
Trong nền kinh tế thị trường, tiền đề để một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh là phải có một lượng vốn nhất định. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, khi chuyển sang hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, hoạt động tài chính của doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại, phát triển và hiệu quả của doanh nghiệp. Trong một thời điểm nhất định, vốn ở trạng thái và hình thức khác nhau. Để hiểu hơn về tình hình vốn của Công ty ta xem xét bảng sau:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Vốn của Công ty trong năm 2004 so với năm 2003 tăng 19.556 triệu đồng với tốc độ tăng 20,38%. Sự tăng lên này chủ yếu là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (TSLĐ và ĐTNH) tăng 20.308 triệu đồng tương ứng tăng 22,44%. Sở dĩ TSLĐ và ĐTNH tăng lên là do các khoản mục trong TSLĐ và ĐTNH đều tăng. Có thế nói đây là một dấu hiệu tốt mà Công ty càng phải cố gắng duy trì. Trong khi đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn (TSCĐ và ĐTDH) giảm 752 triệu đồng ứng với tốc độ giảm
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
13,68% là do các nguồn vốn chi phí xây dựng cơ bản (XDCB) dở dang không còn nữa, điều này cho ta biết dấu hiệu của sự ổn định về tình hình cơ sở hạ tầng nhất là việc đầu tư XDCB dở dang đã ổn định. Mặt khác 2004, ta lại thấy Công ty vẫn tiếp tục đầu tư và nâng cấp TSCĐ làm cho TSCĐ tăng 431 triệu đồng hay tăng 9,99% so với năm 2003.
Năm 2005 so với năm 2004, vốn của Công ty tiếp tục tăng 41.915 triệu đồng với tốc độ tăng 36,28%. Sự tăng lên này là do TSLĐ và ĐTNH cùng với TSCĐ và ĐTDH đều tăng lên. Trong đó TSLĐ và ĐTNH tăng 40.383 triệu đồng hay tăng 36,45%, còn TSCĐ và ĐTDH tăng 1.532 triệu đồng hay tăng 32,28%. Sự gia tăng này là điều hoàn toàn phù hợp với điều kiện cũng như quy mô của Công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Xét về mặt kết cấu từng khoản mục trong TSLĐ của Công ty ta thấy tương đối hợp lý: Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng tương đối lớn và ít có sự biến động lớn qua các năm từ 25,93% năm 2003 và 21,97% năm 2004 lên 28,81% năm 2005. Điều này làm tăng khả năng thanh toán của Công ty và tăng mức độ chủ động về mặt tài chính trong kinh doanh. Các khoản phải thu cũng giảm dần về mặt tỷ trọng, từ 36,32% năm 2003 xuống 34,47% năm 2004 và chỉ còn 30,67% năm 2005.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
Điều này chứng tỏ Công ty đã giảm được lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng. Trong khi đó, hàng tồn kho của Công ty lại có tỷ trọng lớn và tăng giảm thất thường qua các năm, từ 31,25% năm 2003 lên 37,74% năm 2004 và giảm xuống 34,92% năm 2005. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi đặc điểm kinh doanh của mặt hàng phân bón là phải cung cấp kịp thời vào các thời điểm khác nhau trong năm cho bà con nông dân. đồng qua đây cũng thấy rằng vào thời điểm nào Công ty cũng có thể chủ động về mặt khối lượng sản phẩm hàng hoá để cung cấp cho khách hàng của mình. Đồng thời đây cũng là dấu hiệu không tôt bởi lẽ hàng tồn kho lớn sẽ làm ứ đọng vốn của Công ty. Cũng về mặt tỷ trọng thì TSCĐ và ĐTDH chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm dần, từ 5,73% năm 2003 xuống 4,11% năm 2004 và chỉ còn 3,99% năm 2005. Điều này giúp Công ty ổn định sản xuất và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
*Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua ba năm (2003- 2005):
Vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay ( Vay ngắn hạn và vay dài hạn). Là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty Phân lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội có nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước là chủ yếu. Ngoài ra trong quá trình kinh doanh, Công ty còn có nguồn vốn tự bổ sung mà chủ yếu là từ phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp, đồng thời để tạo thêm nguồn vốn kinh doanh công ty có thể vay thêm trong và ngoài nước. Nguồn vốn càng lớn thì năng lực hoạt động của doanh nghiệp càng mạnh. Những nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ Ngân sách và do Công ty tự tích luỹ, bổ sung là những khoản vốn được Nhà nước giao cho Công ty quản lý và sử dụng, Công ty có thách nhiệm pháp lý là bảo toàn và phát triển vốn. Để hiểu rõ thêm tình hình nguồn vốn của Công ty ta đi vào phân tích bảng số liệu sau:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2004 tăng 19.556 triệu đồng hay tăng 20,38% so với năm 2003, năm 2005 tăng 41.965 triệu đồng hay tăng 36,28% so với năm 2004. Nhìn chung nguồn vốn của Công ty hiện tăng và có xu hướng tăng lên vào các năm tới. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn nợ phải trả tăng: Năm 2004 so với năm 2003 tăng
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
47,66% (+12.803 triệu đồng, năm 2005 so với năm 2004 tăng 87,73% (+34.796 triệu đồng). Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 so với năm 2003 tăng 9,77% (+6.753 triệu đồng), năm 2005 so với năm 2004 tăng 9,38% (+7.119 triệu đồng). Qua đây ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tương đối ổn định chứng tỏ Công ty rất cố gắng trong việc bảo toàn và phát triển vốn. Còn nguồn vốn nợ phải trả lại tăng cao trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty điều này cho thấy hàng năm Công ty phải chi trả các khoản nợ khá lớn, nhất là đối với khoản nợ ngắn hạn.
Về mặt cơ cấu từng khoản mục trong tổng nguồn vốn, ta lại thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn so với nguồn vốn nợ phải trả nhưng lại có xu hướng giảm dần, từ 72,01% năm 2003 xuống 65,67% năm 2004 và chỉ còn 52,71% năm 2005. Điều có thể nói Công ty làm ăn hiệu quả, nhưng đồng thời cũng là một dấu hiệu không tốt đối với Công ty trong việc bảo toàn và phát
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
triển vốn cũng như chủ động về nguồn vốn tự có của Công ty. Công ty cần có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới, nhất là đối với nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong khi đó, nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng lại có xu hướng tăng, từ 27,99% năm 2003 lên 34,33% năm 2004 và tăng lên