Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong ba năm qua (2003 2005)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển hà nội qua ba năm 2003 2005 (Trang 60 - 67)

2. Chịu ảnh hưởng bởi chất lượng công tác tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp:

3.4.4.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong ba năm qua (2003 2005)

năm qua (2003- 2005)

Sử dụng vốn trong kinh doanh thương mại là một khâu có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên việc sử dụng vốn kinh doanh là kết quả tổng hợp của tất cả các khâu, các bộ phận trong kinh doanh, từ phương thức kinh doanh đến các biện pháp tổ chức thực hiện cũng như sự quản lý, hạch toán theo dõi, kiểm tra, nghệ thuật và cách thức tận dụng các cơ hội kinh doanh.

Mục đích của sử dụng vốn trong kinh doanh là nhằm đảm bảo nhu cầu tối đa về vốn cho việc phát triển kinh doanh hàng hoá trên cơ sở nguồn vốn có hạn được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Vốn lưu động được sử dụng hoàn toàn trong mỗi vòng chu chuyển lưu thông hàng hoá hoặc trong mỗi chu kỳ sản xuất, dịch vụ phụ thuộc. Ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty thông qua các chỉ tiêu đã được tính toán ở bảng số liệu sau:

Từ bảng số liệu 14 ta có nhận xét:

* Về số lần luân chuyển vốn lưu động và số ngày luân chuyển vốn lưu động:

Năm 2004 so với năm 2003 vốn lưu động bình quân tăng 387 triệu đồng đồng thời doanh thu cũng tăng 69.454 triệu đồng dẫn đến số lần luân

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế

chuyển vốn lưu động tăng 8,06 lần nhưng số ngày luân chuyển vốn lưu động lại giảm 3,39 ngày. Nếu ở năm 2003, số lần luân chuyển vốn lưu độnglà 25,52 lần nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được 25,52 đồng doanh thu thuần thì sang năm 2004 lại tạo ra được 33,58 đồng doanh thu thuần, cao hơn 8,06 đồng so với năm 2003. Với số vòng quay không đổi là 25,52 lần như ở năm 2003 thì lượng vốn lưu động bình quân năm 2004 là 7.384 triệu đồng sẽ tạo ra được một giá trị doanh thu bằng:

25,52 x 7.384 = 188.440 (triệu đồng).

Bảng 14 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong ba năm qua (2003- 2005): ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh (±) 2004/2003 2005/2004 1. DT thuần (Tr. đ) 178.539 247.993 312.175 69.454 64.182 2. LN kinh doanh (Tr. đ) 11.017 12.447 15.179 1.430 2.732 3. VLĐbq (Tr. đ) 6.997 7.384 15.650 387 8.266 4. Thời gian phân tích

(ngày) 360,0 360,0 360,0 - -

5. Số lần luân chuyển

VLĐ (lần) 25,52 33,58 19,95 8,06 -13,63 6. Số ngày luân chuyển

VLĐ (ngày/lần) 14,11 10,72 18,05 -3,39 7,33 7. Mức doanh lợi VLĐ

(%) 157,45 168,57 96,99 12,12 -71,58

Nhưng trên thực tế năm 2004, doanh thu thuần lại đạt được 247.993 triệu đồng. Số lần luân chuyển vốn lưu động năm 2004 tăng so với năm 2003 là 8,06 lần làm cho doanh thu tăng một lượng:

247.993 – 188.440 = 59.553 (triệu đồng).

Mặt khác để đạt được doanh thu thuần như ở năm 2004 là 247.993 triệu đồng thì với tốc độ luân chuyển vốn lưu động như ở năm 2003 là 25,52 lần thì Công ty phải cần một lượng vốn lưu động là:

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế

247.993 : 25,52 = 9.718 (triệu đồng).

Nhưng trên thực tế thì Công ty chỉ sử dụng 7.384 triệu đồng vốn lưu động. Điều này cho thấy do sử dụng vốn có hiệu quả so với năm 2003 mà trong năm 2004 Công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn lưu động là:

9.718 – 7.384 = 2.334 (triệu đồng).

Một lượng vốn khá lớn để Công ty có thể sử dụng phát triển các hoạt động kinh doanh khác.

Từ công thức: M =

LD

VD D

Ta có thể xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của số lần luân chuyển vốn lưu động ở Công ty qua ba năm như sau:

+ Ảnh hưởng của doanh thu: ∆M(D) = 2003 2003 2004 LD V D D − = 9,93 (lần) + Ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

∆M(Vlđbq) = LD2004 2004 V D - LD2003 2004 V D = - 1,86 (lần)

Vậy là do doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 69.454 triệu đồng nên tốc độ luân chuyển vốn lưu động bình quân tăng 9,93 lần, đồng thời do vốn lưu động bình quân năm 2004 tăng 387 triệu đồng đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm xuống 1,86 lần.

Sang năm 2005 doanh thu của Công ty tiếp tục tăng lên 64.182 triệu đồng với số vốn lưu động sử dụng nhiều hơn 8.266 triệu đồng so với năm 2004 đã khiến cho số lần luân chuyển vốn lưu động giảm còn 19,95 lần, tức giảm 13,63 lần dẫn đến số ngày luân chuyển vốn lưu động tăng 7,33 ngày so với năm 2004 nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động sử dụng chỉ tạo ra được 19,95 đồng doanh thu thuần, ít hơn 13,63 đồng so với năm 2004.

Tiến hành quá trình phân tích tương tự như trên ta thấy rằng:

Nếu lượng vốn không đổi ở năm 2005 là 15.650 triệu đồng và số vòng quay vốn lưu động là 33,58 lần như ở năm 2004 thì doanh thu năm 2005 sẽ đạt được là:

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế

Điều này có nghĩa là do số lần luân chuyển vốn lưu động năm 2005 giảm 13,63 làn so với năm 2004 đã làm cho doanh thu của Công ty giảm một lượng là:

525.527 – 312.175 = 213.352 (triệu đồng ).

Như vậy doanh thu thuần trên thực tế năm 2005 của Công ty lẽ ra sẽ đạt được lớn hơn nếu như số vòng quay vốn lưu động không giảm xuống hay số ngày luân chuyển không tăng lên 7,33 ngày so với năm 2004.

Nếu như doanh thu đạt được như ở năm 2005 là 312.175 triệu đồng và số vòng quay là 33,58 lần như ở năm 2004 thì số vốn lưu động mà Công ty chỉ cần sử dụng là:

312.175 : 33,58 = 9.296 (triệu đồng).

Nhưng trên thực tế Công ty đã sử dụng 15.649,880 triệu đồng vốn lưu động. Điều này cho thấy do sử dụng vốn kém hiệu quả so với năm 2004 mà trong năm 2005 Công ty đã lãng phí một lượng vốn lưu động là:

15.650 – 9.296 = 6.354 (triệu đồng).

Đây là một lượng vốn không phải là nhỏ để Công ty có thể sử dụng phát triển các hoạt động kinh doanh khác.

Tương tự như ở năm 2004, ta xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động vòng quay vốn lưu động năm 2005:

+ Ảnh hưởng của doanh thu: ∆M(D) = LD2004 2004 2005 V D D − = 8,69 (lần). + Ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân:

∆M(Vlđbq) = LD2005 2005 V D - LD2004 2005 V D = -22,33 (lần).

Vậy là do doanh thu năm 2005 tăng 64.182 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ luân chuyển vốn lưu động bình quân tăng 8,69 lần; đồng thời do vốn lưu động sử dụng lãng phí mất 6.354 triệu đồng đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm 22,33 lần.

* Về mức doanh lợi vốn: Ta thấy năm 2003, cứ một đồng vốn lưu động bình quân đem lại 1,5745 đồng lợi nhuận. Sang năm 2004, do sử dụng vốn có hiệu quả hơn dẫn đến mức doanh lợi vốn lưu động tăng lên, một đồng vốn lưu

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế

động bình quan đã đem lại 1,6857 đồng lợi nhuận, cao hơn 0,1212 đồng so với năm 2003. Năm 2005, mức doanh lợi vốn lưu động của Công ty lại giảm xuống, một đồng vốn lưu động bình quân năm 2005 chỉ tạo ra được 0,9699 đồng lợi nhuận, ít hơn 0,7158 đồng so với năm 2004. Nguyên nhân là do điều kiện kinh doanh gặp nhiều khó khăn bởi sự biến động giá phan bón trên thế giới và sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty sản xuất phân bón trong cả nước.

Nhìn chung ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty ở mức độ khá cao. Điều này chứng tỏ rằng Công ty cũng rất cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Từ sự phân tích trên cho thấy nếu Công ty cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tăng vòng quay của nó thì Công ty sẽ có thể tiết kiệm được một lượng vốn bằng tiền đáng kể và doanh thu cũng như lưọi nhuận của Công ty đạt được sẽ cao hơn nữa.

3.4.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty qua ba

năm (2003- 2005)

Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là hình thái tiền tệ của tài sản cố định. Đặc điểm của vốn cố định là nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Vốn cố định đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư đúng hướng vào vốn cố định sẽ mang lại hiệu quả và năng suất cao trong kinh doanh, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh cũng như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là điều quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn cố định hợp lý và có hiệu quả hơn. Ta có thể thấy được tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty thông qua số liệu ở bảng dưới đây:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế

Bảng 15 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty qua ba năm (2003- 2005): VT: Tri u đ ng Đ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh (±) 2004/2003 2005/2004 1. DT thuần (Tr. đ) 178.539 247.993 312.175 69.454 64.182 2. LN kinh doanh (Tr. đ) 11.017 12.447 15.179 1.430 2.732 3. VCĐ bq (Tr. đ) 88.981 108.150 141.849 19.169 33.699 4. Sức sản xuất VCĐ (lần) 2,01 2,29 2,20 0,28 -0,09 5. Sức sinh lợi VCĐ (%) 12,38 11,51 10,70 -0,87 -0,81 Qua bảng trên ta có nhận xét:

* Tình hình sức sản xuất vốn cố định: Trong ba năm qua ta thấy, vốn cố định bình quân của Công ty không ngừng tăng lên. Từ 88.981 triệu đồng lên 108.150 triệu đồng năm 2004 và năm 2005 là 141.849 triệu đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế kinh doanh hiện nay cũng như việc phát triển quy mô của Công ty. Tuy nhiên sức sản xuất của vốn cố định có biến động không ổn định: Năm 2003, cứ một đồng vốn cố định bình quân mang lại 2,01 đồng doanh thu thuần; năm 2004 tăng lên 0,28 đồng so với năm 2003; nhưng sang năm 2005, cứ một đồng vốn cố định bình quân mang lại 2,20 đồng doanh thu thuần, giảm 0,09 đồng so với năm 2004 mặc dù doanh thu thuần tăng lên. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định đang giảm xuống. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường phân bón làm ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng tài sản cố định; mặt khác có thể nói sự đầu tư vào tài sản cố định còn chưa mang lại hiệu quả cao. Chẳng hạn như phương tiện vận tải, hoặc nhà hành chính hai tầng…

* Tình hình mức doanh lợi vốn cố định: Cùng với sự giảm xuống của sức sản xuất vốn cố định, mức doanh lợi vốn cố định cũng giảm theo. Nếu năm 2003, mức doanh lợi vốn cố định ở mức 0,1238, nghĩa là cứ một đồng vốn cố định sử dụng tạo ra được 0,1238 đồng lợi nhuận thì sang năm 2004 chỉ còn tạo ra được 0,1151 đồng (-0,0087 đòng so với năm 2003); và đến năm

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế

2005 chỉ còn tạo ra được 0,1070 đồng (-0,0081 đồng so với năm 2004). Như vậy tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn đã ảnh hưởng xấu đến mức doanh lợi vốn cố định của Công ty mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và sử dụng vốn cố định.

Tóm lại: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty đang có xu hướng giảm xuống trong vòng ba năm qua, thể hiện sự giảm xuống của sức sản xuất vốn cố định lẫn mức doanh lợi vốn cố định. Tuy nhiên, việc vốn cố định bình quân của Công ty liên tục tăng lên qua ba cho thấy Công ty vẫn luôn chú trọng trong vấn đề đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mình. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp Công ty phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian tới. Với cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ và tiến bộ sẽ giúp Công ty có được công suất sản xuất và phục vụ công tác bán hàng tốt nhất; đồng thời nâng cao chất lượng hàng hoá cũng như năng suất lao động, củng cố uy tín của Công ty trên thị trường. Nếu trong thời gian tới, Công ty có được sự khai thác hợp lý và quản lý chặt chẽ nguồn vốn cố định thì hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh nói chung đạt được sẽ cao hơn nữa.

Để quản lý và sử dụng tốt vốn cố định, Công ty cần tiến hành một số biện pháp sau:

+ Cần có biện pháp tài chính về bảo toàn vốn như: như lựa chọn các phương pháp khấu hao phù hợp, phản ánh đúng giá trị hao mòn thực tế vào giá thành sản phẩm.

+ Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định hnằm xác định giá trị đích thực của chúng.

+ Có các giải pháp sử dụng đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao công suất sử dụng máy móc thiết bị hiện có như chế độ thưởng phạt về bảo quản, sử dụng máy móc thiết bị, khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất kinh doanh.

+ Việc đầu tư thêm trang thiết bị, tài sản cố định phải đồng bộ, hợp lý, phù hợp với quy mô, tình hình kinh doanh của Công ty.

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phân lân nung chảy văn điển hà nội qua ba năm 2003 2005 (Trang 60 - 67)