B ng 6a: Tình hình tiêu th sn ph m theo ẩả ượng c a công ty qua ba n m (2003 2005):ủă
3.4.1. Tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanhcủa Công ty qua ba năm (2003 2005)
ba năm (2003- 2005)
Đối với Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển- Hà Nội, là đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng, mỗi loại sản phẩm có giá bán và lượng chi phí khác nhau. Do đó mà lợi nhuạn thu được của từng loại sản phẩm là khác nhau. Từ những nội dung trên, việc phân tích tình hình lợi nhuận thu được của Công ty có ý nghĩa rất quan trọng. Qua phân tích mới có thể đề ra những biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của Công ty.
Để phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty ta xem xét số liệu ở bảng 10:
Qua bảng số liệu ta thấy:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các mặt hàng mà tự Công ty sản xuất ra (Phân lân nung chảy Văn Điển, Phân super téc mô và Phân đa yếu tố (ĐYT)-NPK). Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của sản phẩm Phân lân nung chảy Văn Điển là lớn nhất.
Năm 2003, lợi nhuận của Phân lân nung chảy Văn Điển là 6.452 triệu đồng chiếm tỷ trọng 58,57%, lợi nhuận của Phân super téc mô là 175 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,58%, lợi nhuận của Phân ĐYT- NPK là 4.390 triệu đồng chiếm 39,85%. Sang năm 2004, lợi nhuận của Phân lân nung chảy Văn Điển tăng lên 7.885 triệu đồng (tăng 1.433 triệu đồng); lợi nhuận của Phân super téc mô tăng 225 triệu đồng (tăng50 triệu đồng); lợi nhuận của Phân ĐYT- NPK lại giảm còn 4.337 triệu đồng (giảm 53 triệu đồng).
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
Năm 2005 lợi nhuận từ mặt hàng Phân lân nung chảy Văn Điển là 8.351 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,02%, lợi nhuận từ Phân ĐYT- NPk là 6.823 triệu đồng (tăng 2.486 triệu đồng so với năm 2004) chiếm tỷ trọng 44,96%, trong khi đó lợi nhuận từ mặt hàng là Phân super téc mô giảm mạnh chỉ đạt 3 triệu đồng chiếm 0,02 về mặt tỷ trọng. Sở dĩ lợi nhuận từ mặt hàng là Phân super téc mô giảm mạnh là do xu hướng sử dụng phân bón của các nông hộ làm cho sản lượng tiêu thụ giảm, mặt khác nữa là do chi phí nghiệp vụ kinh doanh của mặt hàng này năm 2005 cao hơn (68 triệu đồng) so với năm 2004.
Để hiểu hơn về sự tăng, giảm lợi nhuận của Công ty qua ba năm, ta cần xét đến các yếu tố làm tăng, giảm lợi nhuận của Công ty ở phần tính toán dưới đây.
Lợi nhuận từ các mặt hàng của Công ty được tính theo công thức sau:
L = ∑Qi x (Pi – Zi – Ci ) (2)
Trong đó: Qi : Khối lượng mặt hàng i tiêu thụ được
Pi : Giá bánmặt hàng i Zi : Giá vốn mặt hàng i
Ci : Chi phí nghiệp vụ kinh doanh mặt hàng i
Như vậy ta thấy lợi nhuận kinh doanh của Công ty sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: sản lượng tiêu thụ, kết cấu mặt hàng bán và chi phí nghiệp vụ kinh doanh. Từ công thức (2) ta có thể tính được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty như sau:
- Lợi nhuận năm 2003: L2003 = 11.017 triệu đồng. - Lợi nhuận năm 2004: L2004 = 12.447 triệu đồng. - Lợi nhuận năm 2005: L2005 = 15.179 triệu đồng. So sánh giữa hai năm 2003 và 2004, ta có ∆L2004/2003 = L2004 – L2003 = 1.430 triệu đồng.
Như vậy lợi nhuận năm 2004 tăng 1.430 triệu đồng so với năm 2003 chủ yếu là do:
(1). Ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ: ∆LQ = L2003 x ∑ ∑ i i i i xP Q xP Q 2003 2003 2003 2004 - L2003 = 2.754 triệu đồng.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
(2). Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ:
∆LK = [∑ (Q2004i – Q2003i) x (P2003i - Z2003i - C2003i )] - ∆LQ = -9.899 triệu đồng.
(3). Ảnh hưởng của nhân tố giá bán:
∆LP = ∑Q2004i x (P2004i - P2003i ) = 24.708 triệu đồng.
(4). Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn:
∆LZ = - ∑Q2004i x (Z2004i - Z2003i ) = - 13.414 triệu đồng.
(5). Ảnh hưởng của nhân tố chi phí nghiệp vụ kinh doanh: ∆LC = - ∑Q2004i x (C2004i - C2003i ) = - 2.720 triệu đồng.
Tương tự như vậy đối với lợi nhuận của năm 2005, tăng 2.732 triệu đồng so với năm 2004 là do:
(1). Ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ: ∆LQ = 3.983 triệu đồng.
(2). Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ: ∆LK = - 10.787 triệu đồng.
(3). Ảnh hưởng của nhân tố giá bán: ∆LP = 31.458 triệu đồng.
(4). Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn: ∆LZ = - 18.959 triệu đồng.
(5). Ảnh hưởng của nhân tố chi phí nghiệp vụ kinh doanh: ∆LC = - 2.963 triệu đồng.
Từ kết quả tính toán trên ta có thể lập bảng 11 sau: Qua bảng 11 ta có một số nhận xét sau:
* So với năm 2003, sản lượng tiêu thụ các mặt hàng năm 2004 tăng đã làm cho lợi nhuận của Công ty tăng 2.754 triệu đồng (+1,93%).
* So với năm 2003, kết cấu mặt hàng thay đổi đã làm cho lợi nhuận của Công ty giảm 9.899 triệu đồng (-6,92%).
* Do giá bán các mặt hàng năm 2004 tăng so với năm 2003 đã làm cho lợi nhuận của Công ty tăng 24.708 triệu đồng (+17,28%).
* So với năm 2003, giá vố các mặt hàng năm 2004 tăng rất cao đã làm cho lợi nhuận của Công ty giảm 13.414 triệu đồng (-9,38%).
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
Bảng 11 : Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty: ĐVT: Triệu đồng
Các nhân tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng 2004/2003 2005/2004
± % ± %
1. Do SL tiêu thụ thay đổi 2.754 1,93 3.983 1,46 2. Do cơ cấu mặt hàng thay đổi -9.899 -6,92 -10.787 -3,95 3. Do giá bán thay đổi 24.708 17,28 31.458 11,55 4. Do giá vốn thay đổi -13.414 -9,38 -18.959 -6,94 5. Do CPNVKD thay đổi -2.720 -1,90 -2.963 -1,08
Tổng cộng 1.430 0,93 2.732 1,04
* Do chi phí nghiệp vụ kinh doanh năm 2004 tăng so với năm 2003 đã làm cho lợi nhuân của Công ty giảm 2.720 triệu đồng (-1,90%).
Tổng hợp sự ảnh hưởng của năm nhân tố nói trên đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2004 tăng 1.430 triệu đồng hay tăng 0,93% so với năm 2003.
Trong năm nhân tố nêu trên thì có nhân tố sản lượng tiêu thụ và nhân tố giá bán là làm tăng lợi nhuận, các nhân tố còn lại đều ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận của Công ty. Như vậy so với năm 2003, năm 2004 Công ty đã rất cố gắng hoàn thành tỷ lệ tiêu thụ sản lượng và tăng giá bán phân bón. Nhưng mặt khác các công tác hoàn thiện kết cấu mặt hàng và giảm thiểu các chi phí thì thực hiện chưa được tốt.
So sánh năm 2005 với năm 2004, ta thấy: Lợi nhuận của Công ty tăng 2.732 triệu đồng hay tăng 1,04% là do một số nguyên nhân sau:
* Do sản lượng tiêu thụ tăng đã làm cho lợi nhuận tăng 3.983 triệu đồng (+1,46%).
* Do giá bán thay đổi, năm 2005 giá bán tăng lên so với năm 2004 đã làm cho lợi nhuận tăng 31.458 triệu đồng (+11,55%).
* Do kết cấu mặt hàng thay đổi đã làm cho lợi nhuận của Công ty năm 2005 giảm 10.787 triệu đồng (-3,95%) so năm 2004.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế- Huế
* Do giá vốn mặt hàng tăng lên đã làm cho lợi nhuận của Công ty năm 2005 giảm 18.959 triệu đồng (-6,94%) so với năm 2004.
* Do chi phí nghiệp vụ kinh doanh tăng lên đã làm cho lợi nhuận của Công ty năm 2005 giảm 2.963 triệu đồng (-1,08%) so với năm 2004.
Tổng hợp tất cả các nhân tố ảnh hưởng trên đã làm cho lợi nhuận của Công ty tăng 2.732 triệu đồng hay tăng 1,04%.
Như vậy ta thấy năm 2005 so với năm 2004, Công ty đã cố gắng làm tôt công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng giá bán phân bón; bên cạnh đó một số công tác khác về giá vốn hàng bán, chi phí nghiệp vụ kinh doanh thì Công ty làm chưa được tôt.
Trên cơ sở những phân tích trên, để khắc phục những khó khăn hiện tại nhằm tăng lợi nhuận hơn nữa trong thời gian tới, Công ty cần tiến hành làm tốt một số vấn đề sau:
+ Tích cực mở rộng thị trường, đi sâu vào các thị trường hiện có, tăng uy tín, chất lượng để tăng sản lượng bán ra, từ đó có thể tăng lợi nhuận.
+ Hạ giá thành sản phẩm hàng bán bằng cách tìm kiếm, khai thác và tổ chức hợp lý nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời tiết kiệm thêm các chi phí không cần thiết, tránh tình trạng hàng hoá tồn kho lớn làm tăng các chi phí khác.
+ Không ngừng hoàn thiện, nâng cao đọi ngũ cán bộ để tổ chức và thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá nhằm tối đa hoá lợi nhuận.