1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định

91 1,2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 720,18 KB

Nội dung

Luận văn, thạc sỹ, tiến sĩ, cao học, kinh tế, nông nghiệp

Trang 1

1 Mở đầu 1.1 Đặt vấn đề

Nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, Nam Định là một trong những tỉnh trọng điểm nông nghiệp của miền Bắc Với tổng diện tích đất gieo trồng hàng năm là 202.642 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm trên 80% Có tới hơn 80% dân số Nam Định sống bằng nghề nông, vì vậy để tăng thu nhập của người dân trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác, tỉnh Nam Định đã đẩy mạnh việc thay đổi cơ cấu giống, đưa các giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, phù hợp với sinh thái của tỉnh để thay thế một phần diện tích lúa

Đồng thời để đảm bảo an ninh lương thực, Nam Định đã đi đầu trong việc đưa

giống lúa lai vào gieo cấy với diện tích lớn Tính đến năm 2003, diện tích lúa lai của tỉnh đã chiếm 64% cơ cấu tạo ra bước nhảy vọt về sản lượng lúa toàn miền Bắc

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được về năng suất và sản lượng thì việc đưa lúa lai vào gieo cấy với diện tích lớn, với cơ cấu chưa thật hợp lý về sinh thái đã làm nảy sinh những khó khăn trong công tác Bảo vệ thực vật Trong những năm gần đây, một số đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu ngày càng gây hại với phạm vi và mức độ gia tăng Trong đó, nổi lên là sâu

cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) Theo báo cáo của Chi cục

Bảo vệ thực vật tỉnh, hàng năm diện tích lúa bị sâu cuốn lá nhỏ (CLN) gây hại lên tới 69.028 ha [8] gây ra tổn thất lớn cho sản xuất nông nghiệp Sâu CLN gây dịch cả hai vụ lúa trong năm đặc biệt hại nặng vụ lúa xuân Có những năm mật độ sâu lên tới hàng trăm con/m2 khiến cho việc phòng trừ sâu CLN phải

sử dụng một lượng thuốc trừ sâu lớn Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh hàng năm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong tỉnh sử dụng lên tới 300 tấn Bình quân 1 ha dùng 1,6 kg thuốc thương phẩm Việc sử dụng thường

xuyên, liên tục thuốc Bảo vệ thực vật với một lượng lớn trên đơn vị diện tích

-1-

Trang 2

đã làm ô nhiễm trầm trọng môi trường sống đồng thời gây mất cân bằng sinh thái, để lại dư lượng thuốc cao trong nông sản vượt quá giới hạn cho phép, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng

Để khắc phục tình trạng trên, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa cây lúa – sâu hại – thiên địch cũng như nắm bắt được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mỗi đối tượng dịch hại là rất cần thiết, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, duy trì được cân bằng sinh thái, hạn chế sự bùng phát số lượng của một số đối tượng dịch hại gây ra những tổn thất không đáng có

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, việc nghiên cứu sâu CLN là cần thiết, phục vụ đắc lực cho công tác dự tính dự báo và phòng trừ sâu hại ở địa phương Đã có một số tác giả nghiên cứu về sâu CLN, tuy nhiên việc tìm hiểu mối quan hệ giữa sâu CLN và sự thay đổi ký chủ của loài sâu này có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ gây hại của chúng vẫn là một vấn đề chưa

được đề cập nhất là ký chủ đó lại là lúa lai – giống lúa được hình thành qua lai tạo mang nhiều đặc tính quý cho con người như : cho năng suất cao, chịu được thâm canh… Nhưng với khả năng đẻ khoẻ, bản lá to, giàu dinh dưỡng lại là nguồn thức ăn rất phù hợp cho sâu CLN phát sinh gây hại

Với mong muốn tìm hiểu loài sâu này trong điều kiện sinh thái tỉnh Nam Định giúp cho công tác bảo vệ thực vật của tỉnh nhà đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao năng suất của tỉnh, đồng thời đưa ra được khuyến cáo trong việc bố trí cơ cấu giống sao cho hợp lý để giảm áp lực của dịch hại, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và lượng thuốc độc rải trên đơn vị diện tích, giữ môi trường trong sạch, nâng cao vai trò của lực lượng thiên địch sâu hại giữ cân bằng sinh thái, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững Được sự cho phép của bộ môn Côn trùng trường ĐH Nông nghiệp I

Hà Nội, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, sinh

thái học của sâu CLN (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) trên lúa lai và biện

pháp phòng chống, vụ xuân 2004 tại một số điểm thuộc tỉnh Nam Định”

Trang 3

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích

Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu CLN

(Cnaphalocrocis medinalis Guenee) trên lúa lai ở một số điểm thuộc tỉnh

Nam Định từ đó đề xuất một số cải tiến trong biện pháp phòng trừ tổng hợp (PTTH) sâu CLN trên lúa lai

1.2.2 Yêu cầu

- Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học của sâu CLN trên lúa lai

- Nghiên cứu một số đặc tính sinh thái học của sâu CLN trên lúa lai gieo cấy tại một số điểm thuộc tỉnh Nam Định

- Đề xuất một số cải tiến trong biện pháp PTTH sâu CLN trên lúa lai

-3-

Trang 4

2 Tổng quan tài liệu 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Vào thập kỷ 60, sâu CLN là loài sâu hại thứ yếu, hầu như con người không mấy quan tâm bởi mức độ gây hại của chúng không đáng kể [30] Tuy nhiên khi cuộc cách mạng xanh nổ ra, bắt đầu từ châu Mỹ (Mêhicô) lan sang các nước châu á, thành tựu của cuộc cách mạng xanh đã làm thay đổi bộ mặt của sản xuất nông nghiệp trên thế giới Sản lượng lúa gạo tăng lên mạnh mẽ nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học, kỹ thuật Nhờ đó, một số nước nghèo đói, thiếu lương thực đã trở thành đủ ăn và thậm chí có dư để xuất khẩu, trong đó

có Việt Nam Việt Nam là quốc gia có bước nhảy vọt về sản lượng lương thực

Từ 11,2 triệu tấn vào những năm 60, chúng ta đã đưa tổng sản lương lương thực lên tới 19 triệu tấn (1988) và 31,8 triệu tấn (1998) Hàng năm xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo [23] Thành tựu của cách mạng xanh là rất lớn nhưng cũng có những hạn chế nhất định Để giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân loại, nội dung chính của cách mạng xanh là tạo ra những giống cây trồng mới cho năng suất cao, sử dụng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy hết tiềm năng của các giống mới như thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu… và vì vậy đã tác động lớn đến hệ sinh thái nông nghiệp Việc sử dụng quá nhiều năng lượng hoá thạch khiến cho môi trường ô nhiễm, đất đai bị tích luỹ chất độc, nghèo kiệt dinh dưỡng, thoái hoá Cùng với đó là việc gieo cấy các giống lúa mới cho năng suất cao nhưng bố trí cơ cấu không hợp lý là nguyên nhân để một số sâu bệnh trước đây được xem là thứ yếu thì hiện nay đã nổi lên thành dịch hại chủ yếu mà điển hình là sâu CLN Từ thập kỷ 70 cho đến nay sâu

CLN (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) trở thành mối nguy hại cho các

vùng trồng lúa trên thế giới Sâu có mặt thường xuyên và gây hại nghiêm trọng

ở các nước thuộc châu á, châu Phi và quần đảo Thái Bình Dương ở Trung Quốc, sâu CLN được coi là một trong những loài sâu hại lúa nguy hiểm nhất

Trang 5

ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho cây lúa nước phát triển và cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu CLN sinh sản, phát triển Khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long sâu phá hại hầu như tất cả các vùng trồng lúa Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật [9] năm 2002 diện tích nhiễm sâu CLN ở miền Bắc là 748.904 ha trong đó diện tích nhiễm nặng là 270.362 ha (tăng 1,5 lần

so với năm 2001) Sâu CLN tập trung gây hại ở một số tỉnh ven biển Bắc Bộ

và đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh… Mật độ sâu trung bình 30-50 con/m2 cao lên tới 200-300 con/m2 Cá biệt có nơi 500-600 con/m2 Những tỉnh có mật độ sâu cao là: Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh ở các tỉnh miền Nam diện tích nhiễm sâu là 249.415 ha (tăng 1,9 lần so với năm 2001) Trong đó có 5.231 ha bị nhiễm nặng Mật độ sâu phổ biến là 5-10 con/m2, cao là 30-50 con/m2

ở miền Trung, hàng năm mỗi vụ sâu CLN gây hại từ 10.000-100.000

ha lúa Từ Thừa Thiên-Huế cho đến Khánh Hoà và 3 tỉnh Tây Nguyên có hơn 90.000 ha lúa bị giảm năng suất từ 20-30%, có nhiều diện tích bị thất thu [32]

Sự thay đổi về phạm vi, mức độ gây hại của sâu CLN được giải thích là

do con người khi tác động vào hệ sinh thái đồng ruộng bằng những kỹ thuật canh tác: thay đổi giống lúa mới, chế độ thâm canh, việc lạm dụng các loại thuốc trừ sâu có phổ rộng kéo dài hàng mấy chục năm mà không xem xét mối quan hệ giữa cây trồng - sâu hại - thiên địch Hậu quả là môi trường sống bị ô nhiễm, cân bằng sinh thái bị phá vỡ dẫn đến một số loài dịch hại thứ yếu trở lên nguy hiểm trở thành loài dịch hại chủ yếu mà con người phải đối mặt và tốn không biết bao nhiêu tiền của và công sức để đối phó Để hạn chế các tác hại trên, xu hướng ngày nay trong sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới bắt

đầu từ thập kỷ 80 là xây dựng một hệ thống “nông nghiệp bền vững”

-5-

Trang 6

Hội nghị môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCED) họp tại Rio-de-Janeiro (Braxin) năm 1992 đã tập trung chú ý đến vấn đề phòng trừ tổng hợp, coi nó như là một nội dung cơ bản của nông nghiệp bền vững Hội nghị đã thừa nhận những kết quả rộng rãi của phòng trừ tổng hợp và coi đó là một biện pháp để giảm bớt việc sử dụng thuốc ngày càng tăng trong đó các hệ thống sản xuất nông nghiệp thâm canh, dẫn đến các rủi ro đối với sự an toàn của con người, gia súc và môi trường Phòng trừ tổng hợp có thể coi là xuất phát điểm để nâng cao tính ổn định về kinh tế, xã hội và môi trường

Phòng trừ tổng hợp và nông nghiệp bền vững có chung một mục đích và gắn liền với nhau Nguyên lý của phòng trừ tổng hợp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của nông nghiệp bền vững Chính vì vậy mà phòng trừ tổng hợp được coi là thành phần cơ bản của nông nghiệp bền vững

Phòng trừ tổng hợp là biện pháp điều khiển quần thể sinh vật trong hệ sinh thái hay nói cách khác là áp dụng quan điểm sinh thái vào việc phòng chống sâu bệnh Coi ruộng cây trồng là một hệ sinh thái trong đó có mối quan

hệ giữa các cơ thể sống với ngoại cảnh và giữa chúng với nhau Mục đích của phòng trừ tổng hợp là hạn chế quần thể sinh vật gây hại dưới ngưỡng kinh tế

Do đó phòng trừ tổng hợp là một hệ thống các biện pháp: sinh học, hoá học, canh tác, giống chống chịu… Các biện pháp này kết hợp với nhau một cách hài hoà, hợp lý và ít tốn kém nhất phù hợp với đặc điểm về môi trường, trình

độ hiểu biết và khả năng kinh tế của nông dân.Phòng trừ tổng hợp không loại trừ biện pháp hoá học song phải dùng một cách chọn lọc để giảm độc đối với môi sinh

Phòng trừ tổng hợp đã có hơn 30 năm nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất ở nhiều nước trên thế giới Phòng trừ tổng hợp ngày nay đã trở thành chiến lược phòng trừ sâu bệnh ở nhiều nước Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng là một nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ thực vật ở nước ta

Trang 7

[30] Nước ta đã sớm tiếp cận với khái niệm phòng trừ tổng hợp nhờ thông tin

và kinh nghiệm của các nước nông nghiệp phát triển Từ năm 1993 trở lại đây, chương trình phòng trừ tổng hợp đã được áp dụng và triển khai sâu rộng đến từng xã, thôn nhờ các lớp tập huấn, các câu lạc bộ IPM, từ đó nâng cao hiểu biết của người dân trên đồng ruộng của mình về sâu, bệnh và mối quan hệ với các sinh vật khác và môi trường để có những kiến thức cơ bản về sinh thái nhằm thực hiện tốt chương trình IPM giảm thiểu những hậu quả không đáng

có do hoạt động phòng trừ phiến diện mang lại

Nam Định là một tỉnh có sản xuất nông nghiệp truyền thống lâu đời, nông dân cần cù chăm chỉ, giàu kinh nghiệm thâm canh và mạnh dạn tiếp thu những kinh nghiệm khoa học kỹ thuật Là một tỉnh đông dân cư có bình quân ruộng đất là 553 m2/người, vì vậy khi chuyển đổi cơ cấu giống lúa, nhằm tăng sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu của người dân, tỉnh đã gieo cấy lúa lai với diện tích lớn nhằm đạt sản lượng lúa cao như mong muốn mà chưa chú ý

đến đa dạng sinh học Sự nghèo nàn về thành phần các giống lúa trong hệ sinh thái đã dẫn đến sự gia tăng sâu bệnh, kết quả là con người luôn phải đối mặt với những dịch hại luôn có nguy làm tổn thất mùa màng

Để giúp cho công tác phòng trừ sâu bệnh nói chung và sâu CLN nói riêng đạt hiệu quả cao với điều kiện sinh thái tỉnh nhà, chúng tôi tìm hiểu làm

rõ mối quan hệ giữa cây lúa - sâu CLN - thiên địch của chúng trên đồng ruộng tại một số điểm của tỉnh Nam Định để từ đó đề xuất một số cải tiến trong biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu CLN với mục đích làm giảm thiệt hại do loài sâu này gây ra trên đồng ruộng Nam Định

2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

2.2.1 Tên và phân loại sâu cuốn lá nhỏ

Theo nghiên cứu của tác giả Abraham [37] xuất xứ tên gọi và vị trí phân loại của sâu cuốn lá nhỏ như sau:

-7-

Trang 8

- Salbia medinalis Guenee 1854

- Botys rutilalis Walker 1859

- Botys iolealis Walker 1859

- Cnaphalocrocis jolinalis Lederer 1863

- Botys acerrimalis Walker 1865

- Marasmia medinalis castensziana Rothschild

- Botys nurscialis Walker 1859

- Cnaphalocrocis iolealis Walker

2.2.1.4 Mét sè tªn riªng

- N−íc Anh: Rice leaf folder, Rice leaf roller gras, leafroller

- N−íc Ph¸p: Pyrale des herbes

- N−íc §øc: Zuensler – art

- N−íc NhËt: Kobu – nomeiga

- Niu - di - l©n: Rijstmotje, geele

Trang 9

2.2.1.5 Nguồn gốc tên gọi của sâu cuốn lá nhỏ

Giống Cnaphalocrocis được Lederer hệ thống hoá năm 1863 Ông Botys và Walker phát hiện ra nhiều loài thuộc giống này Loài medinalis được

ông Guenee ghi nhận năm 1854 Loài medinalis gây hại phổ biến trên lúa ở

châu á, châu úc, châu Đại Dương Đây là loài phổ biến trên cây trồng cạn trong điều kiện có tưới và trong hệ sinh thái lúa nước.[40]

2.2.2 Sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ

Bản đồ phân bố của sâu CLN được CIE thể hiện năm 1987, sau đó là Khan và cộng sự bổ sung năm 1988 rồi được Barion và cộng sự hoàn chỉnh năm 1991 [51], [42] Qua bản đồ chúng ta có thể thấy sâu CLN có phạm vi phân bố rất rộng Chúng có mặt ở 3 trong 6 châu lục, đó là châu á, châu Phi

và châu Đại Dương ở các châu này sâu CLN xuất hiện và gây hại ở hầu hết các nước trồng lúa

ở châu á: là châu lục có diện phân bố sâu CLN phổ biến và tập trung nhất Hầu như các nước châu á đều thấy sự có mặt của loài sâu này Điển hình là ấn Độ, Trung Quốc, Ap-ga-ni-xtan, Băng-la-đet, Butan, Brunây, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Xril-ca, Việt Nam, Triều Tiên, Papua-niu-ghi-nê-a

ở châu Phi: Sâu xuất hiện ở Ma-đa-ga-xca

+ Châu Đại dương: sâu gây hại ở Ôx-trây-li-a, đảo Ca-rô-lin, Xô-lô-môn, quần đảo Xamoa…

Như vậy, vùng phân bố của sâu CLN chủ yếu là vùng Nam và Đông Nam châu á, thuộc những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cũng là nơi

có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới chiếm 125 triệu ha

-9-

Trang 11

2.2.3 Phạm vi ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ

Ký chủ chính của sâu CLN là cây lúa, bên cạnh đó người ta còn ghi nhận chúng cư trú và gây hại trên rất nhiều ký chủ phụ khác như ngô, lúa mỳ, lúa miến, kê, cao lương, đại mạch, chuối, dứa, thuốc lá, cỏ lồng vực, cỏ lá tre,

cỏ môi, cỏ gà nước, cỏ tranh, cỏ bấc, cỏ đuôi phượng [42] Theo Barrion và

cộng sự (1991) [40] khi nghiên cứu sâu CLN (Cnaphalocrocis medinalis) từ

giai đoạn sâu non đến trưởng thành thì thấy chúng có 19 loại ký chủ khác nhau với phổ ký chủ tương đối rộng, sâu CLN có thể dễ dàng tồn tại khi trên

đồng ruộng thiếu vắng ký chủ chính, sự chu chuyển của chúng qua các mùa

vụ chính là nhờ các ký chủ phụ là các cây trồng hoặc cây dại quanh ruộng lúa

Đây chính là nguồn tích luỹ của sâu CLN mỗi khi chuyển vụ Biện pháp canh tác đối với sâu CLN sẽ rất hiệu quả nếu chúng ta lưu ý điều này

2.2.4 Đặc điểm hình thái sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis G)

Việc tìm hiểu đặc điểm hình thái của sâu CLN (Cnaphalocrocis medinalis G) giúp chúng ta có thể nhận biết, xác định được chúng khi điều tra

phát hiện trên đồng ruộng Các pha phát dục của sâu CLN đã được nghiên cứu rất tỷ mỉ và chi tiết

- Trứng: Loài này trứng được để thành từng quả rải rác hoặc thành cụm 3-8 trứng mặt dưới lá lúa Trong 24 giờ, trứng thành thục dài 0,93 mm màu vàng sáng, trứng hình ôvan, mặt bụng phẳng, mặt trên gồ lên ở đoạn giữa

- Sâu non: Sâu non mới nở có màu trắng sữa, đầu nâu đậm hoặc đen sau

đó chuyển sang màu tráng xám hoặc vàng sáng Trên cơ thể có nhiều lông ngắn Tuổi 1 cơ thể nhỏ dài 2 mm, rộng 0,2 mm Tuổi 2 dài 4,4 mm, rộng 0,68 Tuổi 3 dài 7 mm, rộng 1,2 mm Tuổi 4 cơ thể mập mạp dài 9 - 1mm, rộng 0,68 mm Tuổi 5 đầu nâu sáng, cơ thể được bao phủ bởi các lông cứng màu nâu nhạt Sâu đầy sức dài 16 mm, rộng 1,8 mm Cuối tuổi 5, sâu non nhả

-11-

Trang 12

tơ tạo kén trong tổ cũ Cơ thể chuyển màu vàng nhạt, nằm im 24- 48 giờ, không ăn cơ thể co ngắn gần bằng kích thước nhộng, giai đoạn tiền nhộng chuyển sang màu nâu sáng

- Nhộng: Giai đoạn nhộng nằm ở trong tổ cuốn Màu sắc chuyển từ nâu sáng thành nâu đỏ Nhộng có chiều dài 9-12mm, rộng 1,6-3 mm, nhộng có các rãnh sinh dục rõ ở đốt bụng thứ 8 ở con đực là đốt bụng thứ 9

- Trưởng thành: Màu nâu vàng, vân mép cánh rộng màu nâu đậm, có 3 vân ngang hình lượn sóng ở cánh trước Vân trong và ngoài là vân liền, vân giữa là vân cụt Sải cánh dài 17-20 mm Con đực có túm lông màu nâu nhạt hoặc trắng xám sắp xếp trên mạch C của cánh trước Đặc điểm mô tả chi tiết hơn đã được Kotama (1969) và Barrion cùng cộng sự (1991) thể hiện [40]

2.2.5 Các đặc điểm giống loài cuốn lá nhỏ khác

- Kích thước cơ thể, màu sắc, phần cuối bụng và cánh rất giống với loài

Marasmia patnalis Tuy nhiên đặc điểm của vân cánh và nét đặc trưng của cơ

quan sinh dục là đặc điểm để định danh và phân loại 2 loại sâu cuốn lá này

Loài Cnaphalocrocis medinalis có vân ngang bên trong hoàn chỉnh, vân giữa

là vân cụt Loài Marasmia patnalis có vân giữa là vân không liền, bị đứt quãng Con đực loài Cnaphalocrocis medinalis có thể phân biệt với loài Marasmia patnalis bằng màu sắc nâu vàng và sự sắp xếp những túm lông màu

trắng xám ở trên mạch C của cánh trước Đặc điểm chi tiết về phân loại và các

giai đoạn phát dục của Cnaphalocrocis medinalis đã được Barrion cùng cộng

sự mô tả chi tiết năm 1991 [40]

2.2.6 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ

2.2.6.1 Triệu chứng gây hại

Trước khi bắt đầu hoạt động gây hại, sâu CLN cuốn lá lúa tạo thành tổ bằng cách nhả tơ khâu 2 mép lá lại với nhau Để bảo vệ chính nó, sâu chỉ gặm

Trang 13

ăn phần chất xanh (thịt lá) để lại lớp biểu bì mặt dưới lá màu trắng, trong suốt, chạy dọc theo gân chính Trường hợp cây bị hại nặng, bộ lá trở nên khô xác [59] Do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quang hợp của cây lúa dẫn

đến năng suất lúa bị giảm sút, thậm chí có thể bị mất trắng

Sâu gây hại từ giai đoạn mạ cho đến khi lúa trỗ Từ giai đoạn lúa chín sáp trở đi, sâu không có khả năng gây hại đối với cây lúa do bộ lá đã trở nên cứng, sâu non tuổi nhỏ không có khả năng cuốn tổ

2.2.6.2 Vòng đời và sự hình thành lứa ở các điều kiện sinh thái khác nhau

ở Trung Quốc, Cnaphalocrocis medinalis phân bố ở diện rộng Chang

và cộng sự (1980-1981) cho rằng loài này xuất hiện và gây hại ở phía Bắc Trung Quốc từ mùa xuân đến đầu mùa hè Tại vùng Tây Nam, chúng qua

đông và bắt đầu vào mùa thu Qua nhiều năm nghiên cứu, họ thấy rằng ở quần thể sâu hại này, sức đẻ trứng trung bình là 153 trứng/con cái Theo Gu và Zhang (1987) [42] sâu CLN rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu ở

Trung Quốc Các giai đoạn phát dục của Cnaphalocrocis medinalis ngắn lại

khi nhiệt độ cao Sau khi qua đông, hoạt động sinh sản của con cái trở lại bình thường Có 5 lứa sâu trong một năm ở Trung Quốc (Chang và cộng sự năm 1981) [42] Vào tháng 8 và tháng 9, quần thể sâu hại tạm ngừng sinh trưởng Ngài sống từ 4-7 ngày Theo nghiên cứu của Hirao (1982) [49] tại Trung

Quốc thì sự bùng phát dịch của Cnaphalocrocis medinalis gây ra vào các năm

1967, 1970, 1971, 1974, 1981 Đặc biệt tại tỉnh Jiangsu dịch CLN xảy ra vào các năm 1973, 1977, 1979

Tại Đài Loan: Sâu CLN qua đông ở giai đoạn sâu non và nhộng Sâu gây hại từ tháng 5 đến tháng 6 nhưng cao điểm vào tháng 10 Tại miền Bắc

Đài Loan, người ta ghi nhận có 7 lứa trong một năm Có 3 cao điểm của trưởng thành CLN là vào cuối tháng 6, đầu tháng 10 và giữa tháng 11 Thời gian trưởng thành sống từ 4-11 ngày

-13-

Trang 14

Tại Nhật: vòng đời của sâu CLN thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ Trong khoảng nhiệt độ từ 25-300C vòng đời từ 21-28,6 ngày, ở nhiệt độ 20-22,50C là 35-49,2 ngày Vòng đời kéo dài 72,5 ngày ở nhiệt độ 17,50C Tỷ lệ trứng nở từ 80-100% trong điều kiện nhiệt độ 17,5-300C Ngưỡng nhiệt độ khởi điểm phát dục của trứng là 12,50C

Thông thường sâu non trải qua 5 tuổi, thời gian hoàn thành giai đoạn sâu non còn phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa Giai đoạn lúa đẻ nhánh ở nhiệt độ 250C, thời gian sâu non là 15,5-16,5 ngày Sâu non sống trên lá lúa giai đoạn làm đòng, thời gian phát dục là 18,5-20,5 ngày Thời gian nhộng là 5,3 ngày ở nhiệt độ 300C; 5,8 ngày ở nhiệt độ 27,50C và 7,6 ngày ở nhiệt độ 250C; 9,8 ngày ở nhiệt độ 22,50C và 14,6 ngày ở 200C ở nhiệt độ 17,50C, thời gian nhộng kéo dài tới 24,2 ngày Con trưởng thành sống 2 tuần ở nhiệt độ 250C ở hầu hết các điều kiện nhiệt độ khác nhau, con đực thường sống lâu hơn con cái (Wada và Kobayashi, 1980) [42]

Tại ấn Độ: Cnaphalocrocis medinalis có 5 hoặc 6 lứa trong 1 năm

Thời gian hoàn thành vòng đời là 24-21 ngày Tại Ko-ra-la, trong điều kiện nhân nuôi, giai đoạn trứng là 4 ngày, sâu non có 6 tuổi, thời gian các tuổi trung bình là 3,0; 5,0; 3,8; 4,0; 5,4 ngày từ tháng 10 đến tháng 3 Tổng thời gian phát dục của sâu non, trung bình là 24,2 ngày Giai đoạn nhộng dài nhất

là 7,4 ngày Tại Băng-ga-loc ở vĩ độ 12,590 Bắc và 77,30 kinh đông, thời gian hoàn thành phát dục của sâu non là 20 ngày (ứng với sâu non có 5 tuổi) Giai

đoạn nhộng là 1-2 ngày, có thể là 3 ngày ở điều kiện 20,5-25,60C (tháng 1,2)

và 6,5 ± 0,8 ngày trong điều kiện 26,4-30,50C (tháng 5,6) (Linggappa,1972) [42] ở Cut-tac (20,30 vĩ bắc; 85,50 kinh đông) để hoàn thành các pha phát dục phải mất 24,28 ngày Trong điều kiện nhân nuôi, thời gian trứng là 3- 4 ngày, sâu non là 15-17 ngày, nhộng là 6-7 ngày, trưởng thành sống 2-3 ngày Mỗi con trưởng thành đẻ trung bình là 100 quả (Yadava và cộng sự, 1972) [42]

Trang 15

Theo tác giả Velusamy và Subramanian (1974) [42] Thời gian hoàn thành các pha phát dục là 31-41 ngày Trong điều kiện nhân nuôi trứng hoàn thành từ 6-8 ngày, sâu non từ 19-25 ngày, nhộng từ 7-10 ngày

ở Xrilan-ca: giai đoạn sâu non có 5-6 tuổi Tác giả Fraenkel và Falli (1981)[42] cho rằng sâu non có tập tính nhả tơ cuộn 2 mép lá tạo thành tổ, sống và gây hại trong đó

ở Băng-la-đet: mỗi năm có 5-6 lứa, từ tháng 5-10 có 4 lứa Lứa 1 từ tháng 5 đến tháng 6 Lứa 2 bắt đầu từ tuần cuối tháng 6 đến tuần cuối tháng 8 Lứa 3 kéo dài từ tháng 8 đến tuần thứ 2 của tháng 9 Lứa 4 từ tuần thứ 2 tháng

9 đến giữa tháng 10, lứa 5 là lứa qua đông, kéo dài suốt mùa đông Lứa 6 tồn tại trên các ký chủ phụ từ tháng 3 đến tháng 4 Vòng đời sâu CLN trung bình

là 40,7 ngày, dao động trong khoảng 34-47 ngày Trong điều kiện nhân nuôi thời gian trứng là là 5, 6 ngày, sâu non là 25 ngày, tiền nhộng là 1,5 ngày, nhộng 6,6 ngày và trưởng thành là 1-3 ngày (Alam, 1964) [38]

ở Ma-lai-xia: vòng đời của sâu CLN là 35 ngày, các giai đoạn phát dục trong điều kiện nhân nuôi là: trứng 4 ngày, sâu non 21 ngày, nhộng 7 ngày, thời gian trước đẻ của con trưởng thành là 3-4 ngày

ở Phi-lip-pin: Đặc điểm sinh vật học của sâu CLN đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Olanes và Sison (1941), Lim (1962), Gonzales (1974), Pathak (1977), Barion và cộng sự (1987, 1991) [55] Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian từ trứng đến trưởng thành là 25-52 ngày Thời gian trứng là 3-6 ngày, thời gian sâu non là 15-36 ngày, nhộng là 6-9 ngày Khả năng đẻ của con cái là 15-36 ngày Tuy nhiên theo Gonzales (1974) [47] cho rằng thời gian này từ 2-18 ngày

-15-

Trang 16

2.2.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của sâu cuốn lá nhỏ

Ngoài các yếu tố vô sinh như nhiệt độ, ẩm độ ảnh hưởng đến phát dục của sâu CLN từ đó quyết định sự hình thành lứa trong năm tại một vùng sinh thái nhất định thì các yếu tố sinh thái khác cũng có những ảnh hưởng sâu sắc

đến khả năng gia tăng mật độ sâu CLN

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và bùng phát thành dịch của quần thể sâu CLN Việc sử dụng quá mức lượng phân bón sẽ làm tăng mật độ sâu CLN, đặc biệt là phân đạm Bón phân Kali với liều lượng hợp

lý sẽ làm giảm thiệt hại sâu CLN Theo nghiên cứu của Phaliwal (1979) [42] với thí nghiệm phân bón ở các công thức thí nghiệm là 30, 60, 90, 120 và

150 kgN/ha nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ lá bị hại với chiều tăng của phân đạm Kết quả cho thấy, nhóm lúa ngắn ngày (từ 110-120 ngày) có tỷ

lệ lá hại tăng theo chiều tăng của lượng đạm được bón Nhóm lúa có thời gian sinh trưởng trung bình (từ 135-145 ngày) có tỷ lệ lá bị hại cũng tăng theo tỷ lệ tăng của lượng đạm

Jaswant Singh (1984) [50] cũng rút ra từ nhận xét từ các thí nghiệm

về phân bón như sau: ô không bón đạm có tỷ lệ là bị hại là 10,53%, ô có bón 30kg N/ha có tỷ lệ lá hại là 11,03%, ô bón 60 kg N/ha có tỷ lệ lá bị hại là 15,33% và các ô bón từ 60-150 kg N/ha có tỷ lệ lá bị hại là 15,06 đến 16%

Liang (1984) [53] đã điều tra trứng sâu CLN trên các ruộng có nền phân bón 6, 12, 18 và 24 kgN/ha mẫu thu được số trứng tương ứng như sau:

72, 76, 121, 161 trên cùng một số khóm lá điều tra Trong khi đó ở các ruộng

có bón phân lân và phân Kali thì không thấy có sự khác biệt giữa các ô bón ít

và bón nhiều Tuy vậy ở các ô mà cây lúa phát triển tươi tốt, số lượng trứng của sâu CLN vẫn nhiều hơn các ô khác và trong đó cây lúa kém phát triển

Phương pháp bón phân cho lúa cũng ảnh hưởng tới mật độ sâu CLN ngoài ruộng Bằng các công thức bón lót toàn bộ hay chỉ 1/2 lượng bón lót và

Trang 17

1/2 lượng còn lại bón thúc hoặc bón vãi toàn bộ vào ngày thứ 15 sau cấy hoặc

bón toàn bộ bằng cách vo viên dúi gốc vào ngày thứ 15 sau câý hoặc là 1/2

lượng đạm bón vào ngày thứ 15 sau cấy và 1/2 lượng còn lại vào ngày thứ 35

Tất cả công thức trên đều được theo dõi ở 2 mức phân bón là 76 kgN/ha và

150 kgN/ha Kết quả cho thấy tất cả các công thức bón lót đều bị sâu CLN gây

hại nặng hơn sau đó mới đến bón thúc sớm.Trong cách bón thúc, cách vo viên

dúi gốc có tỷ lệ lá bị hại cao hơn cả Những nhận xét trên của Saroja và Raju

(1981) [58] cho thấy tỷ lệ lá bị hại rõ ràng còn phụ thuộc vào phương pháp

bón phân

Một số tác giả cho rằng mật độ sâu non CLN có liên quan tới mật độ

gieo cấy Ruộng có mật độ gieo cấy dày thì bao giờ mật độ sâu CLN ở đó

cũng cao hơn mật độ sâu non ở ruộng cấy thưa Thangamuthu (1982) tiến

hành một thí nghiệm tại ấn Độ, ruộng được bón với mức là 75 kgN/ha và có

các mật độ gieo cấy là 10x15, 15x20, 22x20 và 30x20 Sau 55 ngày gieo cấy

tiến hành điều tra tổng số lá hại do sâu CLN gây ra trên các ô cho thấy ô cấy với mật độ 10x15 cm có tới 36% lá hại, ô cấy mật độ 15x20cm là 12% lá

hại [61]

Giống lúa khác nhau cũng bị sâu CLN gây hại ở mức độ khác nhau Các

giống mới được lai tạo có năng suất cao, thấp cây, đẻ nhánh khoẻ, chịu phân ở

Đông Nam á thì chưa có giống nào chống được sâu CLN

Trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa thì không phải lúc

nào tác hại của sâu CLN cũng như nhau Nhận xét và đánh giá thiệt hại của

cây lúa trong các giai đoạn phát triển của cây Dyck (1978) [46], Shen và Lu

(1984) [59] cho biết, sản lượng của cây lúa sẽ bị giảm nhiều nhất nếu bị sâu

CLN gây hại vào giai đoạn lúa trỗ, mức thiệt hại trung bình ở giai đoạn lúa đẻ

nhánh và mức độ thiệt hại nhẹ nhất ở giai đoạn lúa chín sữa

-17-

Trang 18

Thời vụ cũng là yếu tố quyết định mức độ tác hại của sâu CLN Gieo cấy sớm, tập trung, cũng có tác dụng giảm nhẹ thiệt hại do sâu CLN gây

ra [59]

Sức sinh sản của trưởng thành và mật độ sâu non phụ thuộc vào cây ký chủ mà sâu non dùng làm thức ăn và cây ký chủ thức ăn của trưởng thành Con trưởng thành cái cần ăn thức ăn tự nhiên, có nhiều đường để đảm bảo đẻ trứng được tốt Theo Waldbauer và cộng sự (1980) [42] chất thải của rầy là nguồn đường chính cho trưởng thành của sâu CLN

2.2.6.4 Kẻ thù tự nhiên của sâu CLN

Greathead (1979) [42] đã công bố danh sách kẻ thù tự nhiên của

C.mediralis tại vùng Đông Nam á Đến năm 1988 Khan và cộng sự tiếp tục

bổ sung danh sách này C.mediralis bị ký sinh, bắt mồi ăn thịt và bệnh tấn

công Số lượng, thành phần của các nhóm thiên địch sâu CLN được thể hiện

ở các bảng 1, 2, 3

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, thiên địch của sâu CLN rất đa dạng

và phong phú Có tới 23 loài thiên địch bắt mồi, 74 loài ong ký sinh các pha và

54 loài virus, nấm… gây bệnh và đượcphát hiện ở hầu hết các nước của châu

á ở Trung Quốc có tới 30 loài ong ký sinh, trong đó loài có khả năng ký sinh

cao nhất là Apenteles cypris (Nixon) và Elasmus sp Lứa thứ 3 của sâu CLN,

tỷ lệ sâu non bị ký sinh do loài Apenteles cypris gây ra chiếm 36,2% lứa thứ 4

là 21,6% còn 31,1% là do ong Elasmus sp [42]

Trang 19

-19-

Trang 21

-21-

Trang 24

Bảng 3: Nhóm vi sinh vật gây bệnh

STT Tên khoa học Giai đoạn gây bệnh Nơi bắt gặp

2 Beauveria bassiana Sâu non ấn Độ, Philippin

thịt và 2 loài nấm bệnh Ong Trichogramma chilonis và Apenteles cypris có

mặt thường xuyên trên đồng ruộng và là những loài giữ vai trò chủ yếu trong việc khống chế số lượng sâu CLN ở Ma-lai-xia có 16 loài ký sinh trong đó

Apenteles opacus và Apenteles cypris là những loài chủ yếu [16]

ở Xri-lan-ca thì ong Apenteles pupicrus, Apenteles flavipes, Elasmuss và Argyrophylax franssemi lại giữ vai trò chủ yếu trong việc khống chế số lượng

sâu CLN

Tại ấn Độ người ta thấy có 2 loài ký sinh là Apenteles sp và Apenteles

angustibasis thường xuyên xuất hiện trên đồng ruộng

ở Phi-lip-pin người ta phát hiện có nhiều loài thiên địch bắt mồi sâu

CLN như: nhện Tetragnatha sp, Lycosa, Oxyopes [39], có 6 loại kiến Những

loại kiến này 1 giờ có thể diệt trừ từ 4-10 sâu non CLN

Trang 25

Vai trò của lực lượng thiên địch các loài sâu hại nói chung và của sâu CLN nói riêng là rất to lớn Không những chúng góp phần điều chỉnh mật độ quần thể sâu CLN phát triển dưới ngưỡng gây hại ở một điều kiện cụ thể nào

đó mà còn giúp con người hạn chế được số lần phun thuốc hoá học trên đồng ruộng, giữ cho môi trường được trong sạch, sinh thái ổn định Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các nhóm thiên địch với sâu CLN có chặt chẽ hay không, vai trò của từng nhóm đó hay với mỗi loài trong các nhóm có ảnh hưởng sâu sắc ra sao với việc điều chỉnh số lượng của sâu CLN thì không như nhau Qua các công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng: trong 3 nhóm thiên địch của sâu CLN là nhóm bắt mồi ăn thịt, nhóm ký sinh và nhóm vi sinh vật gây bệnh thì nhóm ký sinh đặc biệt là các loại ký sinh chuyên chính có mối quan hệ rất chặt chẽ, có vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm mật độ quần thể sâu CLN trên đồng ruộng [42] ở Trung Quốc, nhờ việc nhân nuôi, lây thả ong

mắt đỏ Trichogramma sp., một loài ong ký sinh trứng sâu CLN hại lúa đã

khống chế loại sâu này không phát triển thành dịch Tại ấn Độ, cũng loại ong này đã cho tỷ lệ ký sinh trứng sâu CLN lên tới 60 - 70% [42] Tại Nhật, tỷ lệ

ký sinh của loài ong này là 21%

Ong ký sinh hầu hết các pha phát dục của sâu CLN (trừ pha trưởng thành) Trong đó, ong ký sinh sâu non CLN chiếm tỷ lệ khá lớn (43/74 loài)

Tỷ lệ sâu non CLN bị ký sinh khoảng 12-54% tuỳ loài ong và thời gian ký sinh [42] W.H Reissing và cộng sự (1986) [57] cho biết, trên đồng ruộng vùng nhiệt đới các kẻ thù tự nhiên của sâu CLN hoạt động rất tích cực, chúng tấn công sâu CLN tại mọi pha phát dục

Ngoài nhóm thiên địch bắt mồi và ký sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh cho sâu CLN bao gồm các loại nấm, virus, vi khuẩn… có vai trò không nhỏ trong việc làm tăng tỷ lệ chết tự nhiên của sâu CLN trên đồng ruộng, làm giảm mật độ sâu CLN cùng với các nhóm thiên địch khác Đặc điểm chung

-25-

Trang 26

của nhóm vi sinh vật là đều gây bệnh cho sâu CLN ở giai đoạn sâu non ứng dụng hiểu biết này, con người đã nhân nuôi một số chủng vi khuẩn, nấm có

tác dụng diệt sâu mạnh như chủng vi khuẩn Bacillus, nấm Beauveria rồi điều

chế thành các loại thuốc trừ sâu có hiệu quả tương đối tốt, đặc biệt có tác dụng với các chủng sâu kháng thuốc hoá học Ưu điểm của các loại thuốc này là hạn chế ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến các sinh vật khác

Vai trò rất quan trọng của thiên địch sâu CLN đã được nhiều tác giả đề cập Theo Vincens (1920) [42] thì kẻ thù tự nhiên của sâu CLN có vai trò giữ cho chủng quần của sâu CLN phát triển dưới ngưỡng gây hại mà tại đó không cần sử dụng biện pháp phòng trừ Tác giả Yasumatsu và cộng sự (1976) [42] cho thấy tầm quan trọng của kẻ thù tự nhiên và việc ứng dụng chúng trong hệ thống PTTH, tác giả H.C.Copel, T.W.Mestins (1977) [45] kết luận: các loại côn trùng ký sinh, côn trùng bắt mồi và nhện ăn thịt có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh sinh học Ngày nay, với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, biện pháp đấu tranh sinh học trong đó nguyên lý cơ bản là lợi dụng mắt xích thiên địch của sâu hại để khống chế, điều chỉnh mật độ của chúng phát triển dưới ngưỡng gây hại đang là một biện pháp rất khả thi, được khuyến khích để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, giữ cân bằng sinh học

Tuy nhiên, ứng dụng của biện pháp đấu tranh sinh học để xây dựng một

hệ thống PTTH đang vấp phải một khó khăn lớn đó là việc sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh ngày một gia tăng do trình độ thiếu hiểu biết về sinh thái của người dân Thuốc hóa học bên cạnh có tác dụng diệt sâu, bệnh thì cũng tiêu diệt rất mạnh lực lượng thiên địch của các loài sâu hại nói chung, trong đó có các nhóm thiên địch của sâu CLN Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các loài ong ký sinh rất mẫn cảm với các loại thuốc trừ sâu, đặc biệt là những thuốc có phổ rộng, tính độc hại cao ở Nam Ninh (Trung Quốc) khi điều tra trên ruộng phun thuốc 1 lần/ vụ tỷ lệ trứng sâu CLN bị ký sinh là

Trang 27

3,5%, tỷ lệ ký sinh sâu non là 25,6%,ký sinh nhộng là 17,1% ở ruộng phun thuốc nhiều lần/vụ tỷ lệ ký sinh chỉ còn 13,7% [42]

Hiện nay, ở 15 nước Đông Nam á (trừ Việt Nam) đang sử dụng 1000 thương phẩm của 100 loại hoạt chất trong khoảng 6.000 hoạt chất thuốc BVTV hiện nay trên thế giới (CIRAD, 1991) [1] Số lượng thuốc BVTV sử dụng ngày càng gia tăng do thói quen và hiểu biết còn hạn chế của người nông dân Điều này đã gây ra tác hại rất lớn đến môi sinh, môi trường, gây lãng phí

và đặc biệt tiêu diệt một số lượng lớn thiên địch của sâu hại dẫn đến sự bùng phát của một số loài sâu do cân bằng sinh học bị phá vỡ

Ngày nay, nhiều quốc gia đã và đang sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học trong hệ thống các biện pháp PTTH dịch hại lúa, duy trì, tăng cường lực lượng thiên địch nhằm giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường Việc tìm hiểu thành phần, đặc điểm sinh học của các loài thiên địch và mối quan hệ giữa chúng với sâu hại ở từng vùng sinh thái là rất cần thiết góp phần nầng cao hiệu quả của biện pháp đấu tranh sinh học làm cho chương trình IPM tiến hành được thành công, đem lại sự ổn định về năng suất cây trồng và giữ cho môi trường được trong sạch nhằm tiến tới một nền nông nghiệp bền vững

2.2.7 Các nghiên cứu về ngưỡng phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

Các kết quả nghiên cứu về dự báo thời gian thích hợp để tiến hành phòng trừ sâu CLN bằng thuốc hoá học (Chiang, 1977; Kudagamage, 1983) [44] [52] cho thấy, sau từ 10 đến 20 ngày kể từ khi bướm CLN vũ hoá rộ, sẽ xuất hiện đỉnh cao về thiệt hại lá (lá lúa bị bạc trắng nhiều nhất) và thời điểm thích hợp để trừ sâu CLN là lúa có 70% sâu non tuổi 2 xuất hiện trên đồng ruộng hoặc có 5% số lá bị hại

Việc xây dựng ngưỡng phòng trừ sâu CLN trên cơ sở thiệt hại về kinh tế hay thiệt hại về sản lượng ở hai giai đoạn sinh trưởng của cây là giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn từ làm đòng đến trỗ Vì 2 giai đoạn này sâu CLN thường

-27-

Trang 28

phát sinh với mật độ cao Nhận xét và đánh giá về thiệt hại của cây lúa trong các giai đoạn phát triển Dyck(1978)[46] Shen và Lu (1984) [59] cho biết sản lượng của cây lúa sẽ bị giảm nhiều nhất nếu bị sâu CLN gây hại vào giai đoạn lúa trỗ, mức thiệt hại trung bình ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và mức hại nhẹ nhất giai đoạn lúa chín sữa Kết quả nghiên cứu của Tô Thành Đường (1992) [11] cho thấy khi cây lúa có lá đòng bị hại, năng suất giảm so với đối chứng là 21,06%, nếu lá đòng và một lá nữa bị hại thì năng suất giảm 25,44%, nếu lá

đòng và 2 lá nữa bị hại, năng suất giảm 36,99% Nghiên cứu về mức độ gây hại của sâu CLN có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều cơ quan, nhà nước khác nhau và ngưỡng kinh tế được xác định với sâu CLN đã được Bautista và cộng sự (1984) [41] chỉ ra rằng 1,5 sâu non/khóm hoặc 4% lá bị hại đã làm giảm năng suất của giống IR-36 khoảng 200kg/ ha, như vậy ngưỡng phòng trừ phải ở mức thấp hơn Boling (1978) [15] xác định 25-50% lá bị sâu CLN gây hại sẽ thất thu 3-8% sản lượng (giai đoạn mạ) và 5-10% sản lượng (giai đoạn lúa đẻ nhánh) Rice (1982) [15] chỉ ra rằng 50% lá bị sâu CLN gây hại sẽ làm giảm 40-60% năng suất, 25% lá bị hại sẽ không làm giảm

đến năng suất (giai đoạn lúa đẻ nhánh) Theo một số tác giả khác [42] cho rằng: sâu CLN gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của cây lúa thì không làm thiệt hại đến năng suất do giai đoạn này cây lúa có khả năng tự

đền bù Nếu cây lúa bị hại nặng giai đoạn làm đòng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất Các kết quả nghiên cứu về ngưỡng phòng trừ sâu CLN ở một số nước như sau:

Thái Lan: 20% lá bị hại hoặc 2 lá/dảnh

Phi-lip-pin: 50% lá bị hại (giai đoạn đẻ nhánh), 25% số lá bị hại (giai

đoạn làm đòng - trỗ)

Ma-lai-xia: 15% số lá bị hại (giai đoạn đẻ nhánh), 10% số lá bị hại (giai

đoạn đòng - trỗ)

Trang 29

ấn Độ: từ 1-2 lá chớm bị hại/khóm (giai đoạn lúa trỗ)

Băng-la-đet: 25% số lá bị hại (giai đoạn làm đòng - trỗ)

2.2.8 Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

Có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đều chỉ ra rằng sâu CLN

có thể quản lý bằng các biện pháp như biện pháp canh tác kỹ thuật, đấu tranh

sinh học và sử dụng giống kháng Biện pháp hoá học chỉ nên sử dụng khi thật

cần thiết [42]

2.2.8.1 Biện pháp sử dụng giống kháng

Tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế, người ta đã tìm được 115 giống trong số

17.914 giống có khả năng kháng được với Cnaphlocrocis medinalis G

(Heinrichs và cộng sự, 1985) [48] Có 10 giống lúa dại là nguồn vật liệu cho

việc tạo giống kháng sâu CLN Tại ấn Độ, các giống lúa IET 8710, 8675 kháng

được sâu CLN, ngoài ra giống IET 7776 là giống có triển vọng Funjab Các

giống lúa có khả năng kháng sâu CLN được chọn lọc ở các nước: Trung Quốc,

Băng-la-đet, ấn Độ, In-đô-nê-xia, I-ta-li-a, Ma-lai-xia, Phi-lip-pin, Thái Lan và

Xrilan-ca được nhập vào quỹ gien quốc tế ở IRRI Bộ sưu tập giống lúa dại ở

IRRI có khoảng 1.000 loại, 8 trong số 257 loại được khảo nghiệm là có tính

chống và 3 giống có tính chống ở mức trung bình sâu CLN [42] ở Trung Quốc

các công trình nghiên cứu chọn giống chống chịu sâu CLN đã được tiến hành

(Peng, 1982) [42] Trong khi đó chưa có giống lúa nào của Mỹ latinh chống sâu

CLN, chỉ có 4 trong số 632 dòng là thể hiện tính chống sâu CLN (E.A Heindrichs và cộng sự, 1985) [48] Như vậy, các giống lúa được tạo ra

mang tính chống sâu CLN không phải là nhiều

Để đánh giá khả năng kháng sâu CLN ở các giống lúa, các nhà khoa

học như Subramani, Jayaraman, Velusamy và Chellian (1985) [62] đã dựa trên

cơ sở sự phân cấp lá bị hại bằng cách so sánh số lá bị hại với tổng số lá điều

-29-

Trang 30

tra giống lúa nào đó để từ đó tìm ra những giống “kháng” với sâu CLN Tuy nhiên Jaswant và Dhaliwai (1983)[42] có nhận xét rằng những giống lúa được gọi là “kháng” với sâu CLN chỉ thể hiện tính “kháng” trong từng điều kiện cụ thể của từng địa phương Nếu đem gieo cấy những giống lúa đó ở khu vực khác thì tính “kháng” lại biến mất Cụ thể tại ấn Độ người ta khảo nghiệm

384 giống lúa đối với sâu CLN ở hai địa phương Gurdaspur và Kapurthala Kết quả nhận được 15 giống kháng ở Gurdaspur và 2 giống kháng ở Kapurthala, nhưng chỉ có 1 giống kháng chung cho cả hai địa phương trên, đó

là giống IET 7776 Như vậy, rõ ràng là công việc tuyển chọn giống chống chịu đối với sâu CLN đang còn là một vấn đề khó trong sản xuất

Một số tác giả khác lại cho rằng một số giống lúa được gọi là “kháng” mới thể hiện tính “chịu đựng” của chúng Upadhyay (1981)[42] đã tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa chống chịu tốt đối với sự gây hại của sâu CLN nhưng nếu bón tăng phân đạm thì chúng mất khả năng chống chịu và tỷ lệ thiệt hại sẽ tăng

Majunder và Pathak (1984)[54] có nhận xét chung là những giống lúa

bị sâu CLN gây hại nặng thường là những giống có bản lá to, chiều cao cây và chiều dài lá lớn hơn các giống lúa khác

Việc bố trí trong cơ cấu tỷ lệ hợp lý các giống kháng sâu CLN là một giải pháp nhằm giảm áp lực sâu CLN đồng thời tăng tính đa dạng sinh học trên đồng ruộng nhằm hạn chế thiệt hại do loài sâu này gây ra Đây là một biện pháp chủ động, an toàn sinh thái và rất nên thực hiện trong hệ thống PTTH sâu CLN

2.2.8.2 Biện pháp canh tác

Đối với sâu CLN cần chú ý diệt ký chủ phụ quanh bờ là nơi cư trú của chúng mỗi khi chuyển vụ Bón phân hợp lý, cân đối, không bón đạm quá muộn lúc lúa sắp trỗ Cấy với khoảng cách 22,5 x 20 cm cũng hạn chế thiệt

Trang 31

hại của sâu CLN Việc gieo trồng sớm giúp cho cây thoát khỏi thiệt hại nặng của bộ lá [42]

2.2.8.3 Biện pháp sinh học

Sâu CLN (Cnaphalocrocis medinalis G.) có tập đoàn thiên địch rất

phong phú trong điều kiện ruộng lúa không sử dụng thuốc trừ sâu [42] Tại

Quảng Đông (Trung Quốc) loài ong Trichogramma japonicum Aslimead đã

được sử dụng để diệt trứng sâu CLN trên diện tích 13.200 ha đạt hiệu quả làm giảm tỷ lệ lá lúa bị sâu hại là 92,8% so với đối chứng Lượng ong thả là 15 vạn con/ha nếu mật độ là 5 trứng/khóm Có thể thả liên tục 3-4 lần cách nhau

1-2 ngày Ong Apenteles cypris cũng là loài ong ký sinh chuyên tính trên sâu

non tuổi nhỏ rất phổ biến tại Trung Quốc Việc phun lên cây lúa chất Kairomon và chất tiết từ tuyến nước bọt của sâu non đã làm tăng tỷ lệ ký sinh tới 15-25% (theo Hu và Chen, 1987) [42] Virus có thể gây cho sâu non

Cnaphalocrocis medinalis G chết từ 30-40% tại Quảng Đông (Trung Quốc)

(theo Pang và cộng sự, 1987) [42]

Tại Xrilan-ca sâu non bị ký sinh dao động ở mức 38-70% Có 5 loại ong

ký sinh chính (trong đó 4 loài thuộc bộ Hymenoptera và 1 loài thuộc họ Tachinidae)

Tại Nhật, loài Trathala flavoobitalis có thể giết chết sâu non 34-54%

trong giai đoạn cuối tháng 6 đầu tháng 7 Tính trung bình suốt vụ tỷ lệ này là

12% Có 2 loài ong ký sinh là Itoplectis narganyae và Brachymeria excarinata ký sinh nhộng vào cuối tháng 10, tỷ lệ ký sinh là 11-31%

Tại Phi-lip-pin có 83 loài bắt mồi ăn thịt, 55 loài ký sinh và 6 loài nấm tấn công len tất cả các giai đoạn phát dục của sâu CLN Tuy nhiên, các loài bắt mồi ăn thịt là quan trọng nhất Những loài bắt mồi ăn thịt thuộc giống

Grylidae gồm Metioche và Anaxipha ăn trứng và Ophionea spp ăn sâu non

-31-

Trang 32

Các loài ký sinh quan trọng gồm Copidosomopsis nacoleiae, Cotesia angustibasis, Cardiochiles philippinensis và Macrocentrus cnaphalocrocis, trong suốt mùa mưa nếu lượng mưa vừa phải thì quần thể nấm Zoophthora radicans có thể tiêu diệt toàn bộ quần thể sâu non (Barrion và cộng sự, 1991)

[40]

Vai trò của ký sinh, thiên địch bắt mồi của sâu CLN với việc làm giảm

số lượng quần thể của chúng trên đồng ruộng là rất quan trọng Đấu tranh sinh học là một trong những giải pháp trong hệ thống PTTH đem lại hiệu quả về kinh tế, an toàn môi trường và giữ cân bằng sinh học Việc lợi dụng kẻ thù tự nhiên của sâu CLN để khống chế mật độ của chúng dưới ngưỡng gây hại là một mục tiêu của các nhà BVTV với rất nhiều giải pháp khác nhau như nuôi, lây thả thiên địch, nhập nội, bảo vệ và tăng cường hoạt động của thiên địch bằng cách hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, không sử dụng những loại thuốc có

độ độc cao với thiên địch, tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển Tập quán giữ cỏ trên bờ ruộng, đặc biệt những cây có hoa và không là ký chủ của các loài sâu, bệnh hại tạo ra nơi cư trú cho các kẻ thù tự nhiên của sâu CLN Đấu tranh sinh học là một biện pháp rất khả thi mà con người cần có nhiều nghiên cứu hơn để biện pháp này đạt hiệu quả cao

ít nhất là 30 ngày sau cấy hoặc 40 ngày sau sạ Mức độ thiệt hại trên lá đòng cao hơn 50% từ giai đoạn làm đòng - chín có thể sử dụng các thuốc trừ sâu để phun Ruộng lúa sẽ tránh được thiệt hại do CLN gây ra khi quản lý tốt nước và

Trang 33

dinh dưỡng Nhóm thuốc Pyrethroid và các thuốc trừ sâu có phổ rộng có thể tiêu diệt được sâu non song có thể gây rủi ro cho cây lúa vì sự bùng phát của các loài dịch hại thứ yếu như rầy nâu đó là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh học ở một vài quốc gia, nông dân sử dụng tới 40% số lần phun thuốc để trừ sâu CLN, trong điều kiện nghiên cứu khi nông dân không phun giai đoạn

đầu vụ thì không làm thiệt hại kinh tế, tăng thu nhập từ 15-30% và tiết kiệm

được chi phí thuốc trừ sâu Việc giảm sự phun thuốc có thể giảm ảnh hưởng

đến sức khoẻ người nông dân do thuốc trừ sâu gây ra [71] Có rất nhiều thông tin nghiên cứu về thuốc trừ sâu CLN do Valencia và Heindrich (1979, 1982), Endo và Masuda (1981), Hirao (1982), Saroja và Raju (1982), Endo và cộng

sự (1987) [42]

Ngày nay, xu hướng sử dụng những thuốc trừ sâu có phổ hẹp, ít hoặc không ảnh hưởng đến thiên địch và các loài sinh vật khác Thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh và thảo mộc được chú trọng Theo nghiên cứu của Saxenna

và cộng sự (1980) [42] dầu hạt Neem được sử dụng có hiệu quả để trừ sâu CLN

2.3 Những nghiên cứu ở trong nước

2.3.1 Sự phân bố của sâu cuốn lá nhỏ

Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng ở các tỉnh phía Nam của Viện BVTV (1976) [36] thì sâu CLN có phân bố ở hầu hết các vùng trồng lúa ở nước ta từ Nam ra Bắc từ vùng ven biển đến núi cao Tuy nhiên, thời gian phát sinh và mức độ gây hại của sâu CLN ở mỗi vùng địa lý có sự khác nhau phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, chủ yếu là ôn, ẩm độ của môi trường cũng như điều kiện và tập quán canh tác của mỗi địa phương Song nhìn chung,

ở vùng ven biển sâu CLN thường phát sinh sớm và gây hại nặng hơn cả Cá biệt vùng Lạng Sơn cũng là nơi sâu CLN gây hại nghiêm trọng [9] Các tỉnh đồng

-33-

Trang 34

bằng nơi có mật độ sâu cao thường gây dịch hàng năm như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định [9] Theo báo cáo của Chi cục BVTV tỉnh Nam Định, hàng năm có tới 13.000 ha lúa bị sâu CLN gây hại nặng làm giảm 10% năng suất [4]

2.3.2 Những nghiên cứu về ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ

Theo tác giả Trần Huy Thọ (1983) [28] thì sâu CLN sống trên cả các cây cỏ như cỏ mần trầu, cỏ gà nước, cỏ lông, cỏ trứng ếch Tác giả Vũ Quang Côn (1987) [6] đã tiến hành điều tra sự phân bố mật độ sâu CLN trên một số cây cỏ dại trong thời gian chưa có lúa ngoài đồng Kết quả cho thấy: cỏ môi

có 79,45%, cỏ chỉ có 0,02%, cỏ tranh có 0,01%, cỏ bấc có 10,95%, cỏ lá tre

có 6,04%, cỏ lồng vực có 1,73%, cỏ mần trầu là 1% Theo tác giả Trần Văn Rao (1982) [24] thì sâu CLN qua đông chủ yếu trên các cây cỏ dại, trên ruộng mạ là không đáng kể Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành [12] cho thấy sự có mặt của sâu CLN trên một số ký chủ như sau: lúa chét 1,3%, cỏ mần trầu 53,2%, cỏ gà nước 19,2%, cỏ lồng vực cạn 13,8%, cỏ trứng ếch 12,5%

2.3.3 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ

Trưởng thành CLN dài từ 8-12 mm, sải cánh dài 13-15 mm, màu nâu nhạt, viền mép cánh trước có màu nâu sẫm Cánh trứơc có 3 vân ngang, vân ngoài và vân trong là vân liền, vân giữa cụt Cánh sau chỉ có 2 vân ngang Bướm cái và đực có kích thước giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ: viền mép cánh trước của bướm đực không có “điểm mắt” nhưng có túm lông màu vàng

Đốt cuối bụng của bướm đực nhọn hơn bướm cái [12] Theo dõi sự xuất hiện của bướm CLN trên đồng ruộng, tác giả Nguyễn Văn Hành [12] cho biết bướm CLN ngừng vũ hoá ở nhiệt độ dưới 120C, hiện tượng vũ hóa sẽ tiếp tục nếu nhiệt độ ≥ 160C

Trang 35

Trưởng thành CLN vũ hoá cả ban ngày và ban đêm nhưng tỷ lệ bướm CLN vũ hoá vào ban ngày chiếm 3/4 tổng số Giờ bướm vũ hoá rộ nhất vào

8h30 đến 9h30 sáng và buổi chiều là 3h30 đến 4h40 Ban ngày trưởng thành CLN ẩn nấp trong các khóm lúa, bờ cỏ, ban đêm mới bay ra hoạt động, thời gian hoạt động là lúc chiều tối sau khi tắt ánh mặt trời Bướm đực hoạt động bay tích cực hơn bướm cái, tìm bướm cái để giao phối Bướm đực có thể tiến hành giao phối sau vũ hoá 1-2 giờ Do vậy, khi vợt trưởng thành CLN trên

đồng ruộng thường gặp tỷ lệ bướm đực cao hơn bướm cái Thời gian giao phối

có thể tiến hành từ 2-4h Trong suốt thời gian sống bướm cái chỉ giao phối có 1 lần Bướm CLN có xu tính với ánh sáng Thời gian sống của trưởng thành là 4-

10 ngày [12] Theo nghiên cứu của Cục BVTV thì thời gian đó là 2-6 ngày [8] hoặc 3-5 ngày (Cẩm Phong, 1985) [23], sau ngừng ăn 2-3 hôm bướm mới chết Thời gian sống của bướm cái và bướm đực tương tự nhau

Bướm CLN thường tập trung trên các chân ruộng có mật độ gieo cấy dầy, khóm lúa mập mạp và màu sắc xanh non Đây là đặc điểm mang tính chọn lọc bảo đảm cho sự tồn tại của thế hệ sau Do vậy, tạo nên sự phân bố mật độ không đều của sâu CLN trên đồng ruộng Thường những nơi bón nhiều

đạm, cấy dầy, cấy những giống lúa chịu phân, đẻ khoẻ, bản lá to, màu sắc xanh đậm thì mật độ sâu CLN ở đó thường cao Sau vũ hoá 1 -2 ngày bướm bắt đầu đẻ trứng Trứng đẻ rải rác từng quả ở mặt dưới lá, thường 1 lá có 1 trứng song có khi có tới 2 quả trứng/lá Tác giả Hà Quang Hùng [15] cho biết:

tỷ lệ trứng đẻ mặt trên lá là 19,2%, mặt dưới là là 80,8% Mỗi bướm cái đẻ trung bình 50 quả [8] Có tài liệu cho rằng lượng trứng đẻ trung bình là 76 quả [31] Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành [12] ở nhiệt độ 27-290C

và ẩm độ 85-90% lượng trứng đẻ trung bình một bướm cái là trên dưới 100 quả Khi theo dõi khả năng đẻ trứng của bướm CLN, tác giả Trần Huy Thọ [28] nhận định, nếu cho bướm ăn thêm nước đường hoặc mật ong pha loãng 5-10% thì lượng trứng đẻ tăng rõ rệt Bướm cái ít khi đẻ hết số trứng có trong

-35-

Trang 36

bụng mà vẫn còn một lượng nhỏ trứng còn lại, có khi lượng này chiếm tới 1/5

-1/4 tổng số trứng của bướm Khả năng đẻ trứng của bướm cái phụ thuộc vào

điều kiện thời tiết, khí hậu Theo dõi khả năng đẻ trứng của các cặp bướm

CLN qua các lứa, tác giả Nguyễn Văn Hành [12] cho biết vụ xuân thời gian đẻ

trứng từ 5-8 ngày, vụ mùa là 3-5 ngày Lượng trứng đẻ giảm dần theo số lứa

trong năm Theo dõi trong phòng thí nghiệm tác giả cho biết khi cho bướm ăn

bằng nước đường pha loãng ở nhiệt độ 220C, ẩm độ 90% trung bình mỗi bướm

cái đẻ 374 quả và ở nhiệt độ 300C, ẩm độ 78% bướm chỉ đẻ có 80 trứng Do

vậy ở điều kiện nhiệt độ trung bình của vụ chiêm xuân là 23-240C, ẩm độ

85-90% là thích hợp cho bướm CLN đẻ trứng hơn so với vụ mùa có nhiệt độ

trung bình là 27-280C và ẩm độ ≥ 90% Theo dõi sự đẻ trứng của một bướm

cái theo thời gian tác giả nhận thấy có 83% lượng trứng được đẻ vào ngày thứ

3 đến ngày thứ 7 kể cả ngày bướm vũ hoá Hai ngày có lượng trứng đẻ nhiều

nhất là ngày thứ 4 và ngày thứ 5 chiếm 48,15% tổng số và là đỉnh cao của

bướm

Việc đẻ trứng của bướm CLN cũng mang tính chọn lọc rõ nét Những

ruộng xanh tốt, rậm rạp thường hấp dẫn trưởng thành đến đẻ trứng Giai đoạn

sinh trưởng khác nhau của cây lúa cũng quyết định đến khả năng đẻ trứng nhiều

hay ít của trưởng thành Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hành [13]

thì có khoảng 50,7% lượng sâu non trên các trà lúa thời kỳ đẻ rộ, 35,2% trên trà

lúa làm đòng đến trỗ và 14% ở các giai đoạn sinh trưởng khác của cây lúa Điều

này giải thích tại sao CLN gây hại chủ yếu giai đoạn lúa đẻ nhánh và đứng cái

đến làm đòng

Trứng CLN hình bầu dục, chiều dài 0,7-0,8mm, chiều rộng 0,39-0,45mm Trong quá trình phát dục trứng thay đổi màu sắc từ màu trắng

kem đến màu vàng nhạt, bề mặt trứng có vân hình mạng lưới [12], nhiệt độ và

ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian nở của trứng Theo

Trang 37

26,270C, ẩm độ ≈ 80% thì thời gian trứng nở là 4 ngày Theo Cục BVTV thì thời gian trứng nở là 3-4 ngày [8] Như vậy, các nhận xét trên là hoàn toàn phù hợp Sâu non CLN có 5 tuổi [8] Theo Nguyễn Văn Hành thì vụ chiêm xuân

có 6 tuổi và tỷ lệ này chiếm 92% Các lứa sau tháng 4 trở đi số sâu 6 tuổi chỉ chiếm 26-33% Màu sắc, kích thước sâu non thay đổi theo độ tuổi Lúc mới

nở, sâu có màu vàng nhạt sau trở thành xanh nhạt và tuổi cuối màu xanh vàng Chiều dài cơ thể sâu thay đổi từ 1,5-19mm (Nguyễn Văn Hành, 1988; Vũ Quang Côn, 1985; Chu Cẩm Phong, 1985) [12] [23] Thời gian phát dục của sâu non thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, ôn ẩm độ môi trường của từng vùng sinh thái, từng năm Nhìn chung thời gian phát dục của sâu non là 13,14 ngày đến 19,20 ngày Theo nghiên cứu của Cục BVTV [8] thời gian sâu non là 18-25 ngày Theo chúng tôi có sự sai khác này là do sâu được nuôi ở

điều kiện ôn, ẩm độ và điều kiện nuôi khác nhau

Sâu non mới nở hoạt động rất nhanh nhẹn, linh hoạt Chúng bò khắp nơi trên khóm lúa sau đó chui vào nõn lá hoặc vào tổ cũ ăn lớp thịt lá Sau một thời gian thường là tuổi 2 sâu bò lên ngọn lá nhả tơ kéo 2 mép lá lại với nhau, khâu thành bao Sâu nằm trong bao ăn biểu bì lá Khi ăn hết biểu bì sâu lại tiếp tục khâu bao lá dọc suốt 2/3 chiều dài lá, càng tuổi lớn sức ăn của chúng càng khoẻ Khi hết thức ăn chúng chuyển sang lá khác tiếp tục tạo bao lá mới

để gây hại Sâu di chuyển vào lúc trời râm mát Trong suốt thời kỳ sâu non chúng có thể phá từ 4-6 lá [12] Theo Hồ Khắc Tín [31] số lượng lá bị hại là 4-9 lá Còn theo Nguyễn Trường Thành một đời sâu CLN gây hại 3,2-6,2 lá ứng với 12-15 cm2 Cây lúa bị hại nặng sẽ tăng tỷ lệ lép và giảm số hạt/bông [26]

Khả năng sống và phát triển của sâu non không chỉ phụ thuộc chặt chẽ vào ôn, ẩm độ mà còn phụ thuộc vào thức ăn nơi chúng sinh sống Theo dõi qúa trình sống của sâu non nuôi bằng lá lúa ở các giai đoạn khác nhau Nguyễn Văn Hành cho biết: nếu nuôi bằng lá lúa giai đoạn đẻ nhánh thì thời gian hoàn thành giai đoạn sâu non là 14,1 ngày Nếu thức ăn là lá lúa giai đoạn làm đòng thì

-37-

Trang 38

thời gian này là 15,3 ngày Giai đoạn trỗ là 16 ngày Như vậy, sâu non được nuôi bằng lá lúa giai đoạn đẻ nhánh có tiến độ phát dục nhanh, tỷ lệ sống sót cao hơn Đó là yếu tố quan trọng góp phần tăng nhanh số lượng quần thể sâu CLN trên đồng ruộng

Sâu CLN gây hại từ giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa trỗ xong ảnh hưởng nặng nhất nếu cây lúa bị hại giai đoạn đòng-trỗ [31] Theo nghiên cứu của Đỗ Xuân Bành và cộng tác viên [2] thì cứ 1% lá bị hại thì tỷ lệ giảm năng suất giai

đoạn lúa đẻ nhánh là 0,15-0,18% Giai đoạn lúa đứng cái-làm đòng là 0,8%, giai đoạn đòng già-trỗ là 1,15-1,2% nhưng giai đoạn này ít xẩy ra vì lúc này lá đòng đã cứng sâu không cuốn tổ được Nguyễn Văn Hành cho biết nếu bông lúa có một lá bị hại năng suất giảm 3,7%, 2 lá bị hại năng suất giảm 6%,

0,7-3 lá hại năng suất giảm 15%, 4 lá hại năng suất giảm 0,7-30,7-3% Trường hợp chỉ có lá đòng bị hại, các lá khác còn nguyên thì năng suất giảm 20-30% sản lượng Theo Nguyễn Trường Thành [25] thì trên giống CR203 nếu 20-30% số lá hại sẽ giảm năng suất 1,9-2,3% Giống nếp cái hoa vàng cũng với tỷ lệ hại trên năng suất giảm 4,2-5,2%

Sâu non đẫy sức chuyển sang màu vàng hồng [31] chui ra khỏi tổ tìm

vị trí hoá nhộng Sâu có thể nhả tơ cắn đứt 2 mép lá khâu thành bao kín để hoá nhộng trong đó hoặc bò xuống dưới khóm lúa hoá nhộng trong bẹ lá cách mặt nước ruộng 1,5cm Đôi khi chúng hoá nhộng ở ngay trong bao

cũ Thời gian để hoàn thành giai đoạn nhộng phụ thuộc chặt chẽ vào ẩm độ môi trường thời gian này có thể kéo dài 4-11 ngày, trung bình là 6 ngày [12] Nhiệt độ từ 25-280C, ẩm độ 80-85%, thời gian nhộng là 6 ngày, nhiệt

độ 22-240C, ẩm độ 70-80%, thời gian nhộng là 7 ngày, nếu nhiệt độ dưới

200C và ẩm độ thì thời gian nhộng kéo dài 11-12 ngày Theo Cục BVTV [8] thì thời gian nhộng từ 6-8 ngày Như vậy, những nghiên cứu trên hoàn toàn phù hợp

Trang 39

Sự vũ hoá của nhộng CLN phụ thuộc rất nhiều vào ẩm độ, lượng mưa và tổng nhiệt độ hữu hiệu trong thời gian sống Thường sau 10-15 ngày có mưa phùn thì bướm CLN xuất hiện nhiều Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Hành thì vòng đời của CLN thay đổi từ 25-56 ngày phụ thuộc vào ôn, ẩm độ của môi trường Vòng đời trung bình là 35 ngày và thời gian này thay đổi phụ thuộc vào điều kiện địa lý của từng vùng sinh thái: Lạng Sơn là 39 ngày, Hà Bắc 33 ngày, Yên Bái 35 ngày, Hà Nội 33 ngày, Vĩnh Phú 34 ngày, Nam Định 33 ngày Theo Hồ Khắc Tín [31] thời gian này là 28-36 ngày Theo Cục BVTV thời gian này là 29-43 ngày Sở dĩ có sự không trùng khớp vì theo chúng tôi những nghiên cứu này được thực hiện ở những điều kiện ôn, ẩm độ, thức ăn khác nhau

Cũng giống như các loài sinh vật khác sự sinh trưởng, phát dục, sinh sản của CLN phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh Với CLN là loài động vật biến nhiệt thì sự phụ thuộc này càng chặt chẽ và hầu như sự tăng giảm số lượng quần thể của CLN đều có liên quan đến sự thay đổi thời tiết khí hậu nơi chúng sinh sống Theo Nguyễn Văn Hành, CLN có phạm vi nhiệt độ hoạt

động là 10-320C Trên dưới ngưỡng này, mọi hoạt động của sâu đều bị ức chế nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong Khoản cực thuận cho sự phát triển của sâu là từ 27-29,50C Yếu tố ẩm độ và lượng mưa cũng là những yếu tố quyết định đến khả năng gia tăng mật độ sâu CLN Theo tác giả, ẩm độ 85-88% là cực thuận cho sâu sinh trưởng và phát triển ẩm độ không khí cũng liên quan nhiều đến lượng mưa mỗi vụ, muốn có ẩm độ 85-88% và có liên tục trong thời gian dài đủ để kịp nhân nhanh số lượng quần thể sâu CLN thì vai trò của lượng mưa trong các tháng là rất quan trọng Thường lượng mưa đủ lớn

và rải đều trong các tháng đáp ứng được điều kiện trên Tuy nhiên, nếu mưa quá to trên 100mm sẽ gây tử vong với sâu CLN và hạn chế sự phát tán của trưởng thành

-39-

Trang 40

Với những điều kiện trên thì trong năm, vào tháng 5 hàng năm trở đi

nhiệt độ và ẩm độ rất thuận lợi cho sâu CLN phát triển Vì vậy thường loài sâu

này hay phát dịch vào thời điểm trên

Nhiệt độ và ẩm độ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian hoàn thành

các giai đoạn phát dục của sâu CLN từ đó quyết định vòng đời dài ngắn, tạo

nên số lứa nhiều ít trong năm Do vậy, ở mỗi địa phương để dự tính dự báo

thời gian phát sinh, diễn biến mật độ sâu CLN phải căn cứ vào điều kiện khí

hậu thời tiết từng vụ, từng năm và sinh trưởng phát triển của lúa để kịp thời có

những dự báo chính xác thời điểm phòng trừ sâu CLN mới đạt hiệu quả cao Tuy số lượng trứng sâu CLN được đẻ ra nhiều nhưng tỷ lệ trứng nở lại

phụ thuộc vào ôn, ẩm độ môi trường ở điều kiện nhiệt độ 23,4-24,80C, ẩm độ 90-92%, tỷ lệ ngày mưa là 28,6-63,4% thì tỷ lệ trứng nở biến động từ 71-90% [27]

Ngoài các yếu tố ôn, ẩm độ thì các yếu tố canh tác như lượng phân bón,

mật độ gieo cấy, giống lúa và giai đoạn sinh trưởng của cây cũng có ảnh

hưởng đến quy luật phát sinh gây hại của sâu CLN Sâu CLN thích sinh sống

trên các chân ruộng có mật độ gieo cấy dầy Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn

Hành, ruộng có mật độ cấy từ 15x10cm có mật độ sâu non bình quân gần gấp 3

lần ruộng gieo cấy với mật độ 20x20cm Theo tác giả sở dĩ có sự sai khác về

mật độ CLN trên 2 ruộng đó là vì gieo cấy dầy tạo tiểu khí hậu đồng ruộng có

ôn, ẩm độ cao là điều kiện thích hợp cho sâu CLN sinh trưởng, phát triển Theo

tác giả Nguyễn Văn Hành và Trần Huy Thọ [25] thì ruộng bón nhiều đạm, bón

lai rai thường bị sâu CLN gây hại nặng Đó là do ruộng có nền phân bón cao

hơn, cây lúa sẽ xanh tốt, lá mềm, hấp dẫn trưởng thành đến đẻ trứng và do vậy

mật độ sâu non ở ruộng này thường cao hơn ruộng khác Nguyễn Văn Hành

[12] cho rằng, sở dĩ có sự sai khác giữa mật độ sâu ở trên những chân ruộng

bón nhiều đạm với ruộng bón ít đạm là do trong lá lúa ruộng bón nhiều đạm

Ngày đăng: 08/08/2013, 22:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Nhóm vi sinh vật gây bệnh - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 3 Nhóm vi sinh vật gây bệnh (Trang 24)
Bảng 3: Nhóm vi sinh vật gây bệnh - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 3 Nhóm vi sinh vật gây bệnh (Trang 24)
Bảng 4: Ký chủ phụ của sâu cuốn lá nhỏ - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 4 Ký chủ phụ của sâu cuốn lá nhỏ (Trang 57)
Bảng 4: Ký chủ phụ của sâu cuốn lá nhỏ - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 4 Ký chủ phụ của sâu cuốn lá nhỏ (Trang 57)
Đồ thị 1:Diễn biến mật độ và tỷ lệ hại của sâu CLN trên lúa Nhị Ưu 63 - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
th ị 1:Diễn biến mật độ và tỷ lệ hại của sâu CLN trên lúa Nhị Ưu 63 (Trang 63)
Bảng 10: Số l−ợng và tỷ lệ % các loài thiên địch bắt mồi sâu cuốn lá nhỏ - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 10 Số l−ợng và tỷ lệ % các loài thiên địch bắt mồi sâu cuốn lá nhỏ (Trang 72)
Bảng 10: Số l−ợng và tỷ lệ % các loài thiên địch bắt mồi sâu cuốn lá nhỏ - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 10 Số l−ợng và tỷ lệ % các loài thiên địch bắt mồi sâu cuốn lá nhỏ (Trang 72)
Đồ thị 2: Mật độ sâu CLN trên lúa Nhị Ưu 63 vụ xuân 2004 tại Nam Định - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
th ị 2: Mật độ sâu CLN trên lúa Nhị Ưu 63 vụ xuân 2004 tại Nam Định (Trang 74)
Đồ thị 3: Diễn biến mật độ thiên địch bắt mồi trên lúa lai vụ xuân 2004  tại Nam Định - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
th ị 3: Diễn biến mật độ thiên địch bắt mồi trên lúa lai vụ xuân 2004 tại Nam Định (Trang 74)
Bảng 12: Tỷ lệ sâu CLN bị  ký sinh các lứa vụ xuân 2004 - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 12 Tỷ lệ sâu CLN bị ký sinh các lứa vụ xuân 2004 (Trang 76)
Bảng 13: So sánh hiệu quả kinh tế giữa ruộng IPM - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 13 So sánh hiệu quả kinh tế giữa ruộng IPM (Trang 78)
Bảng 13: So sánh hiệu quả kinh tế giữa ruộng IPM - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 13 So sánh hiệu quả kinh tế giữa ruộng IPM (Trang 78)
Bảng 14: ảnh h−ởng các ng−ỡng mật độ sâu CLN  đến năng suất lúa lai và hiệu quả phòng trừ  - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 14 ảnh h−ởng các ng−ỡng mật độ sâu CLN đến năng suất lúa lai và hiệu quả phòng trừ (Trang 80)
4.3.2. ảnh h−ởng của các ng−ỡng mật độ sâu đến năng suất lúa lai và hiệu quả phòng trừ   - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
4.3.2. ảnh h−ởng của các ng−ỡng mật độ sâu đến năng suất lúa lai và hiệu quả phòng trừ (Trang 80)
Bảng 14: ảnh hưởng các ngưỡng mật độ sâu CLN - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 14 ảnh hưởng các ngưỡng mật độ sâu CLN (Trang 80)
Bảng 17: ảnh h−ởng của số lần phun thuốc trừ sâu đến tỷ lệ sâu non CLN bị ký sinh bởi ong Apenteles liparidis Bouche  - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 17 ảnh h−ởng của số lần phun thuốc trừ sâu đến tỷ lệ sâu non CLN bị ký sinh bởi ong Apenteles liparidis Bouche (Trang 87)
Bảng 17: ảnh hưởng của số lần phun thuốc trừ sâu đến tỷ lệ sâu non - Nghiên cứu một số đăc tính sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống, vụ xuân 2004 ở một số điểm thuộc tỉnh nam định
Bảng 17 ảnh hưởng của số lần phun thuốc trừ sâu đến tỷ lệ sâu non (Trang 87)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w